Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 23 trang )

Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
BÁO CÁO THU HOẠCH
ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM II

Trường Mầm Non Võ Thị Sáu
SƠ YẾU LÍ LỊCH
- Họ, tên sinh viên: ĐOÀN THỊ OANH
- Giới tính: Nữ
- Ngày 01 tháng 3 năm 1987
- Chuyên ngành đào tạo: TCMN
- Lớp: SPMN K10F Khoa: Sư phạm
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Hệ đào tạo: Trung Cấp
- Khoá đào tạo: 2009 – 2011
- Thực tập dạy học lớp: Chồi 1 và nhóm 1C
- Thực tập chủ nhiệm lớp: Chồi 1 và nhóm 1C
- Thực tập tại: Trường mầm non Võ Thị Sáu
- Giáo viên hướng dẫn: Võ Bạch Tuyết
GSTT: Đoàn Thị Oanh 1
1
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
Phần 1: TỔNG QUAN
I. Lý do viết báo cáo thu hoạch đợt thực tập sư phạm năm II:
1.Về mặt nhận thức:
- Giáo dục mầm non là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí
tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em. Và người giáo viên mầm non được xem là
người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới
cho xã hội tương lai. Tuy nhiên, trong những năm trước, giáo dục mầm non
chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cả ở gia đình và xã hội. Các bậc cha
mẹ thường chỉ bắt đầu quan tâm tới việc học của con từ khi vào lớp 1 mà
không biết rằng trẻ được tiếp cận với giáo dục mầm non càng sớm, càng thúc


đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo.
- Chính vì thế, Việt Nam đã và đang chú trọng đến việc đào tạo ra nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất nghề nghiệp để phục
vụ trong ngành Giáo dục mầm non nhằm cải thiện chất lượng đào tạo con
người ngay từ những ngày đầu tiên.
- Để tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc và trải nghiệm với thực tế,
Ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức chuyến đi thực tập
này nhằm giúp chúng em có thêm nhiều kinh nghiệm khi được thực hành
những gì đã được học tại trường thông qua sách vở.Về thực tập tại trường
Mầm non Võ Thị sáu chúng em nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ Ban
giám hiệu –giáo viên và công nhân viện của trường, qua đó tạo cho em và các
bạn có thêm niềm tin và cảm giác thân thiết.
2. Về mặt thực tiễn:
- Thực tập sư phạm là hoạt động giúp chúng em được tiếp cận với nghề
hơn. Thông qua đó, các nội dung, chuyên môn, nghiệp vụ mà chúng em tiếp
thu được đem thử nghiệm vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục. Đây chính là
thời điểm chuyển giao giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiến thức học tập trong
nhà trường và công việc thực tế mà chúng em sẽ làm sắp tới. Do đặc thù của
ngành học mầm non hoàn toàn khác hẳn so với các ngành học
khác về trường lớp, phương pháp dạy, tình cảm của cô và trò,…, nên người
giáo viên mầm non được xem như là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy, thời
gian này tuy ngắn nhưng nó có tác dụng rất lớn không chỉ trên phương diện
GSTT: Đoàn Thị Oanh 2
2
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
chuyên môn nghiệp vụ mà còn giúp xây đắp, phát triển tình cảm nghề nghiệp
cho chúng em, giúp chúng em những cô giáo mầm non còn non trẻ có động
lực, niềm tin, gắn bó và yêu nghề hơn.
- Đoàn thực tập tại trường mầm non Võ Thị Sáu có tổng số 36 sinh
viên chia làm 6 nhóm. Riêng nhóm VI gồm có 6 giáo sinh là:

+ Đoàn Thị Oanh
+ Võ Thị Hồng Hoa
+ Nguyễn Thị Thu Hòa.
+ Phùng Thị Phượng
+ Phạm Thị Tuyết Hà.
+ Huỳnh Thị Kiều Oanh
- Giáo viên hướng dẫn: Võ Bạch Tuyết.
- Qua đợt kiến tập này đã cho em thấy được những thực tế nhiệm vụ cao cả
của mình tuy vất vả nhưng với niềm tin, lòng yêu nghề em tin chắc mình sẽ
vượt qua mọi thử thách , bởi khi tiếp xúc với những khuôn mặt ngây thơ,
trong sáng của các cháu, được tham gia sinh hoạt, cùng vui chơi với các cháu,
em thấy tâm hồn mình như trẻ lại, được vui chơi mà không phải lo nghĩ và
hơn hết là em thấy được vai trò của mình trong việc giáo dục nhân cách cho
trẻ - vừa là mẹ
- GHI NHẬN KẾT QUẢ:
Nghe xong chúng ta có thể quên nhưng nếu ghi chép lại những gì mình
đã nghe, đã thấy thì những điều ấy sẽ được lưu lại làm hành trang cho
chính mình. Chính vì thế em đã viết bài báo cáo này để ghi nhận lại những
kết quả đã đạt được để từ đó có ý thức được rằng phải thường xuyên trao
dồi kiến thức, nổ lực phấn đấu, từng bước hoàn thiện bản thân để cống
hiến hết sức mình cho sự nghiệp “ Trồng người vẻ vang”
II- Nhiệm vụ và phạm vi của báo cáo thu hoạch:
1. Nhiệm vụ:
- Nghe báo cáo của nhà trường.
- Dự giờ giảng mẫu, làm quen với trẻ.
- Làm sổ nhật ký.
- Soạn giáo án tập giảng, chuẩn bị đồ dùng.
- Thi giảng và thực hành công tác chủ nhiệm.
- Viết báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm năm II.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 3

3
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
2. Phạm vi:
- Phạm vi báo cáo trong thời gian thực tập ngày 07/03-26/04/2011 tại
trường mầm non Võ Thị Sáu. Với nội dung công việc lên kế hoạch tổ chức 8
hoạt động (4 nhà trẻ + 4 mẫu giáo) và thực tập công tác chủ nhiệm tại nhóm
1C và lớp Chồi 1.
- Trong thời gian thực tập em cũng đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Nhưng vì kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên vẫn còn nhiều
hạn chế, thiếu sót. Em đã cố gắng khắc phục thông qua sự chỉ dẫn nhiệt tình
của BGH nhà trường, giáo viên hướng dẫn và bạn bè.
3. Lịch trình kiến, thực tập sư phạm:
LỊCH KIẾN TẬP
NHÓM TRẺ 1C VÀ CHỒI 1
Từ ngày 7/3 đến 11/3/2011
Ngày Lớp Môn Đề Tài GV Dạy
7/3
1C
TDS Tập Với quả
Phan
Thị Thúy
Hằng
NBTN Quả nho- quả chuối
HĐNT Quan sát quả nho-quả chuối
8/3
Âm Nhhạc Dạy hát “quả thị “
HĐVC Chủ đề các loại quả
LĐVS Ăn ngủ
9/3
Chồi

1
Đón trẻ- TDS Thở 5-tay 6-lườn 6-chân 5-bật 5

Bùi Thị
Phi Vân
VH Thơ: “khu vườn của bé”
HĐVC Một số loại hoa- quả
HĐNT Quan sát - nói chuyện về 1 số loài
hoa cánh dài
TDGH Đi chạy đổi hướng
10/3
Toán So sánh – xắp xếp chiều cao 3 đối
tượng
LĐVSĂN Ăn – ngủ
11/3
GDÂN Hoa trường em (loại 2)
THNTH Chủ đề 1 số loại hoa
Nêu gương Nêu gương cuối tuần
Phần 2: NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM
VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
GSTT: Đoàn Thị Oanh 4
4
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
I. Đặc điểm tình hình huyện Dĩ An:
- Dĩ An là một huyện của tỉnh Bình Dương. Huyện Dĩ An được tái lập
theo Nghị định 58/1999/NĐ-CP ngày 23/07/1999 của Chính phủ. Dĩ An tiếp
giáp với 2 thành phố là Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh, và là cửa ngõ
quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
- Sau 10 năm được tái lập, huyện Dĩ An đã nhanh chóng vươn lên là 1
địa phương năng động nhất của tỉnh Bình Dương, và là 1 trong số ít địa

phương có tốc độ phát triển thương mại dịch vụ mạnh mẽ nhất.
- Huyện là một trong những nơi tập trung nhiều khu chế xuất, là trái
tim công nghiệp của miền Đông Nam Bộ. Hiện tại phần lớn diện tích huyện
đã dần đô thị hoá rõ rệt. Dĩ An có 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là
Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp
B.
- Dĩ An là nơi tập trung nhiều trường học như THPT Nguyễn An Ninh,
THPT Dĩ An, THCS Võ Trường Toản,v.v , trường Mầm non Võ Thị Sáu
đạt chuẩn quốc gia, Trung học cơ sở Bình Thắng.
II. Đặc điểm tình hình hoạt động trường mầm non Võ Thị Sáu:
1. Đặc điểm tình hình đơn vị:
- Trường mầm non Võ Thị Sáu được chia tách từ trường mầm non Hoa
Hồng 1 từ ngày 19/5/2003.Có 24 phòng, 16 nhóm lớp, 3 phòng chức năng, 2
phòng BGH, 1 phòng hành chính, 1 phòng hội đồng, 1 nhà bếp.
a/ Tổng số học sinh : 817- trong đó nữ :395 ,nam :422.
- Tổng số lớp : 16 lớp
- Nhà trẻ ( 4 nhóm 1) :122 học sinh –Nữ :64
- Mẫu giáo 14 lớp : 695 học sinh – Nữ :331
+ 6 lớp lá : 296 học sinh – Nữ :147
+ 4 lớp chồi :204 học sinh – nữ :95
+ 4 lớp mầm : 191 học sinh – nữ :89
b/ Giáo viên – công nhân viên:
- Tổng số CBGV –CNV : 62
 Trong đó :
+ BGH : 04
+ GV : 34
+ CD : 15
GSTT: Đoàn Thị Oanh 5
5
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu

+ BV : 03
+ KT : 01
+ VT : 01
+ PV : 02
+ BM : 02
- Trường tọa lạc tại trung tâm khu hành chánh huyện Dĩ
An. Trong 8 năm thực hiện nhiệm vụ trường không
ngừng củng cố và phát triển. Đến nay cơ sở nhà trường
thật khang trang và đầy đủ về trang thiết bị, chất lượng
chăm sóc nuôi dạy trẻ ngày được nâng cao, tạo niềm tin
sâu rộng trong xã hội, địa phương và phụ huynh học
sinh, số lượng cháu ra lớp ngày càng đông đến nay đã
tăng 817 cháu , tất cả các cháu đều học bán trú. Trường
được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm
2009.
Bộ máy điều hành của trường
Trường có tổng số Cán bộ - giáo viên, công nhân viên là: 58 người.
Trong đó: - Ban giám hiệu : 4 người (1 hiệu trưởng và 3 hiệu phó)
- Giáo viên : 34 người.
- Công nhân viên : 24 người.
Chi bộ sinh hoạt với 17 Đảng viên.
Đoàn TNCSHCM có 18 đồng chí.
Công đoàn cơ sở có 58 Công đoàn viên.
Trường có 2 nhà giáo ưu tú là: Cô Nguyễn Thị Thu Liễu.
Cô Nguyễn Thị Hoàng Oanh.
2. Thuận lợi và khó khăn của trường:
- Được sự quan tâm của cấp Ủy các cấp, chính quyền địa phương, lực
lượng chính trị xã hội, phụ huynh học sinh, Lãnh đạo phòng giáo dục, Sở
Giáo dục và Đào tạo Bình Dương, bộ phận chuyên môn Phòng và Sở giáo
dục chỉ đạo sâu sát về chuyên môn. Đã hỗ trợ tích cực về kinh phí để bổ sung

cơ sở vật chất, trang thiết bị, khen thưởng học sinh và giáo viên. Sự quan tâm
Lãnh đạo của chi bộ nhà trường, sự gương mẫu của các đảng viên, tinh thần
xung kích của đoàn viên thanh niên, làm lực lượng nồng cốt, hạt nhân tích
cực trong mọi hoạt động của nhà trường.Trường cũng thực hiện tốt công tác
xây dựng đội ngũ giáo viên, đoàn kết thật sự trên dưới một lòng có ý thức
trách nhiệm và trình độ chuyên môn vững vàng. Công đoàn nhà trường động
GSTT: Đoàn Thị Oanh 6
6
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
viên giúp đỡ cho từng công đoàn viên khắc phục khó khăn cùng nhau hoàn
thành nhiệm vụ.Trong các năm học vừa qua, trường luôn đạt danh hiệu tập
thể lao động xuất sắc của ngành học Mầm non.
Từ năm 2005 đến 2011, cơ sở vật chất nhà trường được tu bổ sửa chữa
và bổ sung trang thiết bị hàng năm, trường lớp khang trang 16 phòng nhóm
đều có nhà vệ sinh khép kín, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị giảng dạy
như: bàn ghế, tủ, kệ đúng qui cách; đồ dùng, đồ chơi đầy đủ; máy vi tính, hệ
thống loa, tivi, đầu đĩa… đáp ứng tốt các yêu cầu của hoạt động học tập vui
chơi của trẻ.
Trường nằm gần khu công nghiệp nên nhu cầu gởi cháu quá đông, mỗi
năm số cháu đều vượt chỉ tiêu của phòng giao.Số học sinh ở các lớp đông ảnh
hưởng ít nhiều đến công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ.
3. Hiệu quả đạt được trong các mặt công tác:
 Phát triển số lượng:
Năm học
2005-2006
Năm học
2006-2007
Năm học
2007-2008
Năm học

2008-2009
Năm học
2009-2010
Năm học
2010-2011
16 nhóm
lớp với
708 cháu
16 nhóm
lớp với
703 cháu
18 nhóm
lớp với
791 cháu
18 nhóm
lớp với
805 cháu
18 nhóm
lớp với
753 cháu
18 nhóm
lớp với
817 cháu
Đạt 100%
so với kế
hoạch
Đạt 100%
so với kế
hoạch
Đạt 112%

so với kế
hoạch
Đạt 115%
so với kế
hoạch
Đạt 100%
so với chỉ
tiêu phòng
giao
Đạt trên
100% chỉ
tiêu đưa ra
Nhà trường luôn duy trì sỉ số học sinh từ đầu năm đến cuối năm học do
các nguyên nhân sau:
- Giáo viên “Tận tâm, tận tụy, tận lực” tất cả vì học sinh thân yêu,
chăm sóc nuôi dạy trẻ tốt, luôn gần gũi gắn bó thương yêu trẻ, tạo cho trẻ sự
tin tưởng an toàn về thể chất cũng như về tinh thần, giúp phụ huynh tin tưởng
yên tâm khi đưa cháu đến trường. 100% giáo viên lên lớp đều có đồ dùng dạy
học, đồ dùng đẹp phong phú, hấp dẫn, phù hợp với các nội dung giảng dạy,
ngoài ra cô còn tổ chức cho trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức triển lãm
trưng bày các sản phẩm do trẻ làm ra, để giới thiệu cùng phụ huynh nhằm
tuyên truyền về kết quả học tập của trẻ ở trường để phụ huynh hiểu rõ và có
sự phối hợp trong công tácc giáo dục.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 7
7
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
- Ban giám hiệu trường luôn chú trong trong việc nâng cao chất lượng
chăm sóc nuôi dạy trẻ, luôn cải tiến chất lượng bữc ăn thay đổi thực đơn
thường xuyên phù hợp theo mùa và lượng thực phẩm sẵn có ở địa phương,
giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất, chế dộ dinh dưỡng cao. Đến cuối năm học,

tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm 98%, hàng năm tỉ lệ tăng cân 98.5%. Cuối năm
không có cháu kênh B, kênh C trong trường. Thực hiện tốt công tác xã hội
hóa giáo dục, tham mưu địa phương và nhất là phụ huynh hỗ trợ kinh phí sửa
chữa, xây dựng bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường ngày
càng hoàn thiện tạo một môi trường Xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện,
tạo sự hứng thú, say mê cho trẻ khi đến lớp.
 Công tác chuyên môn:
Nhà trường thực hiện tốt qui chế chuyên môn, nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ. Cải tiến công tác chuyên môn, cô tự học nghiên cứu
tài liệu, cập nhật kịp thời những nội dung giảng dạy Mầm non trên Website
của Bộ để nghiên cứu đưa vào vận dụng hợp lý, dự giờ bạn đồng nghiệp để
rút kinh nghiệm giảng dạy tốt. Thực hiện đầy đủ các loại kế hoạch. Kết quả
chất lượng học sinh đạt cuối năm:
Về kết quả chăm sóc giáo dục trẻ:
+ Tỉ lệ chuyên cần:
 Năm 2004-2005 : 97%
 Năm 2005-2006 : 97%
 Năm 2006-2007 : 89,62%
 Năm 2007-2008 : 98,8%
 Năm 2008-2009 : 98,9%
 Năm 2009-2010 : 99%
+ Tỉ lệ bé ngoan các cấp:
 Năm 2004-2005 : 98%
 Năm 2005-2006 : 89%
 Năm 2006-2007 : 89,5%
 Năm 2007-2008 : 90,67%
 Năm 2008-2009 : 91%
 Năm 2009-2010 : 91,8%
+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng:
 Năm 2004-2005 : Đầu năm 8,07% cuối năm 0,47%

 Năm 2005-2006 : Đầu năm 11,16% cuối năm 0,56%
GSTT: Đoàn Thị Oanh 8
8
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
 Năm 2006-2007 : Đầu năm 6,45% cuối năm 0,45%
 Năm 2007-2008 : Đầu năm 6,45% cuối năm 0,38%
 Năm 2008-2009 : Đầu năm 4,97% cuối năm 0,75%
Trong từng năm trường không để xảy ra tình trạng ngộ độc hay mất
an toàn cho trẻ.
 Phong trào giáo viên giỏi các cấp tăng theo từng năm
 Năm 2004-2005:
- GVG- CDG Cơ sở: 10. Huyện: 8, không tổ chức thi tỉnh.
 Năm 2005-2006:
- GVG- CDG Cơ sở: 13. Huyện: 10, không tổ chức thi tỉnh.
 Năm 2006-2007:
- GVG- CDG Cơ sở: 14. Huyện: 6, không tổ chức thi tỉnh.
 Năm 2007-2008:
- GVG Cơ sở: 18. Huyện: 6, Tỉnh: 2.
 Năm 2008-2009:
- GVG Cơ sở: 18. Huyện: 11, Tỉnh: 2.
- Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi “Giải thưởng Võ Minh Đức” 2
giáo viên, đạt 1 giải nhất và 1 giải ba.
 Xây dựng Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm ngày càng
phát triển về số lượng và chất lượng:
 Năm học 2004-2005:
+ 12 sáng kiến loại A, B cấp Cơ sở.
+ 6 sáng kiến cấp Tỉnh: 1 xếp loại A; 5 loại B.
 Năm học 2005-2006:
+ 15 sáng kiến xếp loại A, B cấp Trường.
+ 13 sáng kiến xếp loại A, B cấp Huyện.

+ 1 sáng kiến loại B cấp Tỉnh.
 Năm học 2006-2007:
+ 19 sáng kiến xếp loại A, B cấp Trường.
+ 16 sáng kiến xếp loại A, B cấp Huyện.
+ 6 sáng kiến loại B cấp Tỉnh.
 Năm học 2007- 2008:
+ 21 sáng kiến xếp loại A, B cấp Trường.
+ 14 sáng kiến xếp loại A, B cấp Huyện.
+ 6 sáng kiến loại B cấp Tỉnh bảo lưu, chờ kết quả sáng kiến mới.
 Năm học 2008-2009:
GSTT: Đoàn Thị Oanh 9
9
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
+ 18 sáng kiến xếp loại A, B cấp Trường.
+ 17 sáng kiến xếp loại A, B cấp Huyện.
+ 7 sáng kiến xếp loại B cấp Tỉnh được bảo lưu.
 Năm 2010 - 2011:
+ 18 SKKN xếp loại A – B cấp trường và đề nghị cấp huyện
+ Chi bộ trường có 17 đảng viên mỗi năm chi bộ phát triển 2 đảng
viên.
 Các phong trào thi đua khác:
 Năm 2006-2007:
Trường tổ chức hội thi “An toàn giao thông thí điểm” được 7 tỉnh miền
Đông nam bộ, Vụ Mầm non, hướng dẫn nghiệp vụ Tỉnh, Huyện và đông đảo
phụ huynh đến dự hội thi thành công tốt đẹp, được các cấp đánh giá cao.
 Năm 2007-2008:
Trường nhận được Bằng khen của Bộ giáo dục về thánh tích xuất sắc
về việc thực hiện chuyên đề an toàn giao thông.
 Năm 2008-2009:
Trường tổ chức hội thi “Liên hoan khúc hát đồng dao” được Sở giáo

dục, Ban ngành đoàn thể, các đơn vị trường bạn, phụ huynh học sinh đánh
giá cao. Trường được Vụ giáo dục kiểm tra phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực” được đánh giá tốt.
 Năm 2009-2010:
Tham gia hội thi “Liên hoan khúc hát dân ca – trò chơi dân gian” cấp
Tỉnh được đánh giá tốt.
 Phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh, kinh phí xã
hội hoá giáo dục:
 Năm học 2005-2006:
+ Đóng góp xây dựng CSVC : 125.822.000đ
+ Khen thưởng : 42.480.000đ
+ Hỗ trợ đời sống : 159.300.000đ
327.602.000đ
GSTT: Đoàn Thị Oanh 10
10
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
 Năm học 2006-2007:
+ Đóng góp xây dựng CSVC : 76.000.000đ
+ Khen thưởng GV-HS : 42.180.000đ
+ Hỗ trợ đời sống CB-GV-CNV : 158.175.000đ
276.355.000đ
 Năm học 2007-2008:
+ Đóng góp xây dựng CSVC : 172.350.000đ
+ Khen thưởng GV-HS : 43.200.000đ
+ Hỗ trợ đời sống CB-GV-CNV : 241.290.000đ
456.840.000 đ
 Năm học 2008-2009:
+ Đóng góp xây dựng CSVC : 180.103.433đ
+ Mua sắm trang thiết bị : 14.425.584đ
+ Chi khen thưởng GV-HS : 66.248.000đ

+ Hỗ trợ đời sống CB-GV-CNV : 239.275.000đ
500.052.017đ
Năm học 2010-2011:
+Đóng góp xây dựng CSVC : 185.351.000đ
+Mua sắm trang thiết bị : 33.298.000đ
+Chi khhen thưởng GV – HS : 77.985.948đ
+ Hỗ trợ đời sống, CB, GV ,CNV : 239.275.000đ
535.909.000đ
 Các phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo của cô
và trẻ:
 Năm học 2007-2008:
- Thi đạt 1 giải nhất cấp Huyện, 1 giải nhất cấp Tỉnh.
 Năm học 2008-2009:
- Thi đạt 1 giải nhất và 1 giải khuyến khích về làm đồ dùng dạy học
bằng phế liệu, phế phẩm cấp huyện.
- Đạt 4 giải nhất – 1 giải nhì trong các hội thi: văn thể mỹ do Công
đoàn, Đoàn thanh niên các cấp tổ chức.
- Có 2 giáo viên tham gia hội giảng giải thưởng “Võ Minh Đức” đạt 1
giải nhất- 1 giải ba.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 11
11
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
 Có kế hoạch cho giáo viên tham gia học nghiệp vụ nâng cao trình độ
trên chuẩn:
 Năm học 2004 – 2005:
- Có 2 giáo viên học Đại học Mầm non.
 Năm học 2005- 2006:
- Có 5 giáo viên học Cao đẳng Mầm non.
 Năm học 2006- 2007:
- Có 1 học Đại học, 1 học Cao đẳng mầm non.

 Năm học 2007- 2008:
- Có 2 học Đại học, 2 học Cao đẳng mầm non.
 Năm học 2008- 2009:
- Có 2 học Đại học, 2 học Cao đẳng mầm non.
- Hiện nay, 100% giáo viên trường đã đạt chuẩn và trên chuẩn tỉ lệ
60,6%.
- Là một Bí thư chi bộ trong công tác lãnh đạo việc phát triển Đảng viên
luôn được quan tâm. Trong từng năm phát triển từ 2 đến 3 Đảng viên.
 Năm 2006- 2007: Đảng viên chi bộ: 10
 Năm 2007- 2008: Đảng viên chi bộ: 13
 Năm 2008- 2009: Đảng viên chi bộ: 15
Từ năm 2003 đến nay chi bộ luôn đạt trong sạch, vững mạnh.
 Công tác đoàn thể:
Các đoàn thể trong nhà trường tích cực tham gia hoạt động phong trào
và các hội thi đạt một số kết quả cao cụ thể như sau:
+ Đạt 6 giải nhất: văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, bán hàng
rong, cắm hoa, luật giáo dục, đồ dùng dạy học (2).
+ Đạt 2 giải nhì nấu ăn và báo tường.
Thực hiện tốt qui chế dân chủ, đơn vị văn hóa trong nhà trường, xây
dựng tốt nề nếp kỷ cương trong đơn vị, trong nhiều năm qua đơn vị không
xảy ra trường hợp khiếu nại tố cáo.
Tham mưu tốt với phụ huynh học sinh chăm lo đời sống tinh thần cho
đội ngũ, tổ chức tham quan nghỉ mát hàng năm, vận động mọi người thực
hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan, sáng tạo trong công tác chuyên môn, đảm
bảo an toàn thực phẩm phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường. Xây
dựng trường học “Xanh - sạch đẹp -an toàn - thân thiện - học sinh tích cực”.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 12
12
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
 Quá trình khen thưởng của đơn vị:

Năm học 2004-2005 :
- Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc được Bộ Giáo Dục tặng bằng
khen quyết định số 4113, ngày 29/7/2005.
- 1 tổ lao động xuất sắc quyết định số 5411, bằng số 3952, ngày
31/10/2005, 3 tổ lao động giỏi.
- Tháng 7/2005 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo
Dục công nhận.
- Được Uỷ ban nhân dân Tỉnh tặng cờ thi đua.
- Được Bộ giáo dục tặng bằng khen về việc thực hiện xuất sắc chuyên đề
nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 3
năm 2002-2005. Quyết định số 3778.
Năm học 2005-2006:
- Trường đạt lao động tiên tiến, xuất sắc đề nghị Thủ tướng Chính phủ
tặng bằng khen.
- 2 tổ lao động xuất sắc, 4 tổ lao động tiên tiến.
- Trường được Bộ giáo dục tặng bằng khen đạt thành tích xuất sắc về
việc thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng cho trẻ Làm quen văn học,
chữ viết”. Quyết định số 440/QĐ/BGD-ĐT.
Năm học 2006-2007:
- Trường được UBND Tỉnh khen, nhận cờ thi đua đơn vị xuất sắc.
- Thực hiện tốt chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm được BGD và ĐT
tặng bằng khen.
- Sở GD và ĐT Tỉnh khen đơn vị thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng
thường xuyên.
- Một tổ lao động xuất sắc: Tổ khối chồi, đề nghị UBND tỉnh khen.
- Một tổ lao động tiên tiến : Nhà trẻ, đề nghị Sở GD và ĐT khen.
- Bốn tổ: khối lá, khối mầm, tổ nuôi, tổ hành chánh được UBND Huyện
khen.
- Công đoàn được đề nghị Liên đoàn lao động Tỉnh khen.
Năm học 2007-2008:

- Trường được công nhận tập thể lao động xuất sắc và Thủ tướng Chính
phủ tặng bằng khen.
- Trường đựơc Bộ giáo dục tặng bằng khen thực hiện tốt chuyên đề “An
toàn giao thông”.
- Một tổ lao động xuất sắc : Tổ khối lá, đề nghị UBND tỉnh khen.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 13
13
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
- Một tổ lao động tiên tiến : nhà trẻ đề nghị Sở GD và ĐT khen.
- Bốn tổ: khối chồi, khối mầm, tổ nuôi, tổ hành chánh được UBND
Huyện khen.
- Công đoàn được đề nghị Liên đoàn lao động Tỉnh khen.
Năm học 2008-2009:
- Được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo quyết định số:
1507/QĐ-UBND ngày 22/04/2009.
- Trường được đề nghị công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và
được UBND Tỉnh tặng bằng khen.
- Hai tổ lao động xuất sắc : tổ khối lá và nhà trẻ đề nghị Sở GD và đào
tạo khen.
- Hai tổ lao động tiên tiến : khối mầm, tổ Hành chánh đề nghị UBND
Huyện khen.
- Công đoàn được đề nghị Liên đoàn lao động Tỉnh khen.
- Được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen và nhiều năm được Uỷ ban
nhân dân Tỉnh tặng lá cờ đầu ngành học Mầm non và các bằng khen về tập
thể lao động xuất sắc và là đơn vị được Bộ tặng bằng khen về thực hiện tốt
các chuyên đề: “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Làm quen văn học, chữ viết”
và “Giáo dục an toàn giao thông”.
Năm 2009 -2010:
-Được đề nghị lao động xuất sắc UBND tỉnh tặng bằng khen. Theo quyết
định số :4868 QĐ –UBND , ngày 13 tháng 11 năm 2009.

GSTT: Đoàn Thị Oanh 14
14
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
PHẦN 3: NHỮNG KINH NGHIỆM HỌC ĐƯỢC
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Khi được trường Đại học Thủ Dầu Một phân công về thực tập tại
trường mầm non Võ Thị Sáu bản thân em rất lo lắng không biết trường thực
tập sẽ như thế nào vì nhận thấy mình còn thiếu kinh nghiệm trong việc giảng
dạy. Trong trường em được học rất nhiều kiến thức như: tâm lý trẻ em, cấu
trúc tổ chức các hoạt động,…Tuy nhiên, bản thân em nhận thấy những kế
hoạch hoạt động đó có phần rập khuôn với nhau, chưa sinh động, sáng tạo
như: thường dẫn trẻ đến nhà bác gấu chơi nhảy qua con suối hay đi qua
đường hẹp để tích hợp, hoặc mở đầu bất kỳ hoạt động nào em cũng cho trẻ
hát bài hát, rồi hỏi tên bài hát dẫn vào nội dung cần giảng dạy,… Chúng em
có thể học thuộc và nói vanh vách “Tích hợp là gì?”, thế nhưng để hiểu rõ và
áp dụng được vào thực tế là vấn đề khó khăn.
Nhưng em hoàn toàn bị bất ngờ khi đến trường mầm non Võ Thị
Sáu, tuy đây không phải lần đầu tiên em bước vào trường mầm non, cũng
không phải lần đầu em được tham dự một hoạt động do các cô trường mầm
non tổ chức. Thế nhưng các cô không chỉ thoả mãn được những băn khoăn,
suy nghĩ mà còn định hướng em có cách nhìn mới sáng tạo hơn.
I. Kinh nghiệm học được qua những hoạt động do giáo viên mầm non
tổ chức:
1. Cách trang trí lớp học:
- Tuỳ theo tình hình chủ điểm tháng mà cách trang trí lớp sẽ khác nhau. Khi
trang trí lớp, giáo viên luôn hướng đến chủ điểm dạy học trong tháng của trẻ,
trang trí lớp phải phù hợp với chủ đề dạy học.
Ví dụ như: chủ điểm thế giới thực vật cô sưu tầm (hoa, quả, cây…) từ những
tờ lịch, báo cũ để trang trí. Cô còn thiết kế tranh chủ điểm lớn trong đó cô
dán nhiều hình ảnh về chủ điểm hay cô vẽ nhiều hình lên đó,…

- Những sản phẩm trẻ làm ra cô giữ lại lưu vào hồ sơ của bé, cô còn động
viên trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp để trang trí lớp cho bố mẹ xem.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 15
15
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
2. Tổ chức môi trường giáo dục, môi trường hoạt động:
- Môi trường hoạt động của trẻ sạch sẽ, an toàn, không khí lành mạnh,
trong sạch,… đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
- Ở nhà trẻ:
+ Trẻ chưa có khả năng tự phục vụ chủ yếu là nhờ các cô. Hằng ngày
các cô thường xuyên lau bụi trong và ngoài lớp, đồ dùng, đồ chơi của trẻ,…
và điều quan trọng cô luôn nhắc nhở giáo sinh là phải giữ cho nhà vệ sinh
thật sạch sẽ, không bị ướt nước, không bị hôi khai, Ngoài ra, ở lớp có lịch
vệ sinh hằng ngày.
+ Sự an toàn của trẻ được các cô đặt lên hàng đầu do đó để đảm bảo
chất lượng chăm sóc các cô có sự phân công, sắp xếp công việc rõ ràng, cụ
thể cho từng người. Do 2 nhóm 1C, 1D học cùng một lớp đòi hỏi các cô phải
linh hoạt sắp xếp lịch hoạt động cho phù hợp.
+ Ngay từ nhà trẻ các cô đã cho trẻ nhận thức mình là bé trai hay bé
gái như rửa tay cho bạn gái trước, hay trong giờ nêu gương ngồi theo vòng
tròn bạn gái, bạn trai,…
- Ở lớp chồi:
+ Cô luôn chú ý đến sự an toàn của trẻ như không kê bàn gần lan can
để tránh trẻ leo trèo bị té, nhà vệ sinh cô giáo dục trẻ không làm ướt nước ra
sàn,…
+ Trẻ lớn nên tự phục vụ là chủ yếu. Tuy nhiên, cô luôn chú ý giáo dục
môi trường ở trẻ như hoạt động vui chơi trẻ khảm tranh cát cô nhắc trẻ làm
khéo không để rơi cát ra ngoài, hay không làm rơi vãi cơm,…
+ Cô phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng tổ, từng trẻ. Ví dụ: tổ 1 rửa
tay, tổ 2 xếp bàn ghế, tổ 3 lấy nệm,… hay bạn gái phơi khăn, bạn nam khiêng

bàn.
3. Phương pháp tổ chức các hoạt động có chủ đích của giáo viên:
- Các hoạt động của cô diễn ra một cách tự nhiên, linh động, không tạo
cho trẻ sự gò bó, ép buộc khi hoạt động bằng các trò chơi, bài hát, câu đố,…
- Cô thay đổi nét mặt, cử chỉ điệu bộ rất linh hoạt, phù hợp với tình
huống.
- Khả năng xử lý của cô rất nhanh, có tính giáo dục trẻ rất cao.
Ví dụ:
+ Ở nhà trẻ: khi cô đặt câu hỏi trẻ không trả lời được cô mời bạn khác
trả lời, sau đó cô cho trẻ lặp lại câu trả lời của bạn.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 16
16
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
+ Ở lớp chồi khi cô tổ chức hoạt động có đồ chơi mới gây cho trẻ quá
hứng thú cô không la mắng hay đánh trẻ mà nhẹ nhàng nói với trẻ: nếu các
con ngồi ngoan cô trẻ cho các con xem, hay bạn nào ngoan cô sẽ mời bạn đó
lên,…
- Cô có nhiều hình thức đặt câu hỏi khác nhau và những câu hỏi đó
không chứa sẵn câu trả lời, mà nó kích thích cho trẻ suy nghĩ để trả lời, một
câu hỏi nhưng cô hỏi ở nhiều trẻ khác nhau.
- Cô tổ chức hoạt động xen lẫn động tĩnh phù hợp lôi cuốn, hấp dẫn
trẻ.
4. Cách làm đồ dùng đồ chơi:
- Đồ dùng đồ chơi được giáo viên tạo ra từ những vật liệu thiên nhiên
quanh trường hay những vật liệu dễ tìm như chai nhựa, bình sữa, hộp bàn
chải đánh răng,….Trẻ không chỉ đơn thuần được chơi mà còn được nâng cao
trí tưởng, khả năng sáng tạo khi được chơi với những dụng cụ đồ chơi đó.

GSTT: Đoàn Thị Oanh 17
17

Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
GSTT: Đoàn Thị Oanh 18
18
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
II. Kinh nghiệm học được qua tổ chức hoạt động của giáo sinh:
1. Kinh nghiệm cho bản thân:
* Nhà trẻ:
- Giáo dục trẻ “thưa cô, ” khi trả lời cũng như phát triển ngôn ngữ ở
trẻ.
- Giọng nói cô khi dạy trẻ nhỏ chậm, rõ ràng, dứt khoát thu hút trẻ.
- Nhanh nhẹn trong khi xử lý các tình huống.
- Nắm tiến trình tổ chức hoạt động, tự tin, bình tĩnh khi tổ chức hoạt
động.
- Gọi những trẻ lanh lợi nói trước rồi đến những trẻ chậm nói sau.
- Khi trẻ khóc cô dụ trẻ chú ý đến món đồ chơi khác để trẻ quên đi.
- Trẻ ăn chậm cô nhẹ nhàng, động viên trẻ ăn hết suất.
- Những trẻ quậy không tập trung chú ý cô cho trẻ ngồi gần hay gọi trẻ
trả lời câu hỏi của cô. Một câu hỏi nhưng cô có thể thay đổi nhiều hình thức
khác nhau để hỏi trẻ.
- Trẻ thích làm theo ý mình do đó cô không nên ép trẻ theo ý muốn của
cô, tuy nhiên với những đòi hỏi thái quá cô nên nói không với trẻ.
- Khi trẻ không biết làm những chuyện nguy hiểm như bỏ hột hạt vào
mũi, tai,… thì cô giáo dục cho trẻ thấy điều đó sẽ nguy hiểm gây hậu quả như
thế nào.
- Khi tổ chức hoạt động cô không cứng nhắc mà sinh động như diễn
viên đa tài.
* Lớp chồi:
- Giọng nói của cô phải to, sinh động để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, yêu cầu
với trẻ phải rõ ràng, cụ thể.
- Giọng nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ phù hợp để gây sự tò mò cho trẻ

khám phá.
- Luôn quan tâm, yêu thương trẻ nhưng không được nuông chiều trẻ,
rèn luyện nề nếp tốt cho trẻ.
- Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, sử
dụng nhiều phương pháp, thủ thuật khác nhau, xen kẽ giữa động tĩnh,…kích
thích trẻ tham gia hoạt động. Khi tích hợp các hoạt động cho trẻ phải khéo
léo, phù hợp tránh máy móc, rập khuôn.
- Bao quát trẻ, chú ý khoảng cách của cô và trẻ không để trẻ ngồi gần
cô quá sẽ khó quan sát. Cô thực hành mẫu phải đảm bảo cho tất cả trẻ đều
quan sát được.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 19
19
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
- Gọi 3 đối tượng trẻ trả lời.
- Cô nhẹ nhàng xử lý khi trẻ quá hưng phấn với đồ chơi mới bằng cách
nếu trẻ ngoan cô trẻ cho trẻ xem.
- Khi làm đồ dùng cho trẻ mẫu giáo chú trọng cho trẻ tự tạo ra sản
phẩm nhiều hơn là cô làm.
- Khi trẻ đã thực hiện xong yêu cầu cô có thể nâng yêu cầu cao hơn
cho trẻ thực hiện.
2. Đối với công việc và hoạt động nghề nghiệp tương lai:
Qua thực tế giáo dục mới thấy được công tác giáo dục mầm non vất vả
như thế nào, và cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ để kịp thời
đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày nay.
Cũng chính qua đợt kiến tập này chúng em ý thức đầy đủ hơn và
khẳng định được mình hơn về lòng yêu nghề, yêu trẻ của bản thân trong công
tác giáo dục cũng như trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.Từ đó, ý chí phấn
đấu của chúng em được tăng lên, phấn đấu hơn nữa không ngừng nâng cao
trình độ, trau dồi kinh nghiệm để không phụ lòng những người đi trước.
III. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập:

1. Những thuận lợi trong quá trình thực tập:
- Toàn thể sinh viên được chia đều ở các nhóm lớp.
- Hiệu trưởng trường Mầm Non giới thiệu sơ bộ tình hình chung của
trường cho đoàn sinh viên nắm rõ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo sinh
thực tập.
- Giáo viên mầm non ở các nhóm, lớp tận tình hướng dẫn, nhắc nhở,
tạo mọi điều kiện giúp giáo sinh trong quá trình thực tập.
- Trường có đầy đủ các trang thiết bị dạy học.
2. Những khó khăn và phương hướng khắc phục:
* Khó khăn:
- Thiếu kĩ năng soạn giáo án.
- Lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học và chưa thật sự
thuyết phục học sinh trong quá trình dạy học cũng gây trở ngại nhiều.
- Ngoài ra, còn có một số khó khăn khác cũng có ảnh hưởng nhất định,
tuy không ảnh hưởng nhiều đến quá trình thực tập. Ví dụ: chưa làm chủ các
tình huống dạy, ngôn ngữ diễn đạt chưa lưu loát, chưa tự tin trước trẻ,….
* Phương hướng khắc phục:
- Học hỏi thêm kinh nghiệm để bao quát trẻ.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 20
20
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
- Tập đứng trước đám đông để mạnh dạn tự tin hơn.
- Thu thập những trò chơi, bài thơ, câu đố để tổ chức cho trẻ hoạt động
nhằm nâng cao khả năng bao quát trẻ.
- Trao dồi thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, học hỏi
kinh nghiệm hay của các bạn hay tìm hiểu thêm trên Internet.
- Tiếp tục phấn đấu học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, rèn
luyện bản thân tính bền bỉ, kiên trì trong công việc.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 21
21

Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
Phần 4: KẾT LUẬN CHUNG
Khi ngồi tại đây viết những dòng kết luận cho bài báo các thu hoạch
thật sự em không biết phải bắt đầu từ đâu. Ngay từ năm nhất em nghe các chị
năm 2 kể về quá trình thực tập của mình, em chỉ toàn có những suy nghĩ tiêu
cực về ngành về nghề. Thế nhưng sau những lần em đi kiến thực tập em có
thể nói rằng mình thật may mắn và hạnh phúc khi những trường chúng em
đến các cô luôn tận tình giúp đỡ.
Những ngày đầu khi mới xuống trường tiếp xúc với các cô em rất sợ
và nhút nhát, nhưng sau một thời gian em lại thích gắn bó với các cô nhiều
hơn vì ở các cô em không chỉ được học hỏi về chuyên môn mà còn học hỏi
nhiều thứ khác như cách sống, cách ứng xử giao tiếp,… . Như cô Hằng nhóm
nhà trẻ cô rất cẩn thận , chu đáo , tận tình hướng dẫn chúng em cách soạn kế
hoạch, cách thực hiện kế hoạch sao cho đúng phương pháp. Ngoài ra , Cô
hướng dẫn chúng em rất tận tình như em lau nhà cô chỉ cách lau nhà như thế
nào cho sạch, đúng thao tác; trẻ bị té thì phải làm gì, nệm trẻ ngủ thì phải xếp
cho đúng,… Cô Vân lớp chồi điều làm cho em ấn tượng đó chính là chuyên
môn của cô. Khi tham dự hoạt động cô tổ chức bản thân chúng em những
giáo sinh đến dự mà cũng muốn làm trẻ để được tham gia vào trò chơi. Khi
hướng dẫn chúng em lập kế hoạch cô khuyến khích sự sáng tạo nhiều hơn, cô
dạy chúng em làm sao để trẻ nghe mà không cần phải dùng đến đòn roi, cách
cô tổ chức các hoạt động, cô cũng rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn chúng
em lên kế hoạch thực giảng… Điều làm em cảm thấy vui khi thực tập ở
trường mầm non Võ Thị Sáu vì khi gặp bất kỳ ai em cũng được chào đón
bằng nụ cười vui vẻ. Làm sao em quên được hình ảnh của chú Kiệt khi chúng
em ở lại chuẩn bị đồ dùng dạy học cho ngày mai, chú đã mang cho chúng em
một bình nước uống. Làm sao có thể quên những chú bảo vệ mở cổng cho
chúng em ra ngoài vào mỗi buổi trưa nắng, em sẽ nhớ mãi hình ảnh của
những đứa trẻ vô tư nhưng cũng không kém phần nghịch phá, sẽ nhớ lắm câu
hỏi của một cậu bé nhà trẻ hỏi em: sao hôm bữa cô khóc vậy? Và em cảm ơn

cô Vân lớp chồi 1 và cô Hằng lớp nhà trẻ và tất cả các cô đã hướng dẫn em
trong công việc cũng như trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày trong thời gian
em thực tập ở trường MN Võ Thị Sáu. Tuy thời gian thực tập ở trường rất
ngắn ngủi nhưng đã giúp em nhận thấy điều mình cần làm là gì….còn nhiều
GSTT: Đoàn Thị Oanh 22
22
Báo cáo thu hoạch Trường MN Võ Thị Sáu
và nhiều lắm kỉ niệm. Tất cả điều đó đã vun vén cho em niềm tin khi bước
tiếp con đường mình đã chọn.
Em thật sự cảm ơn trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho
sinh viên được tham dự kiến tập, giúp chúng em gần gũi với trẻ, nâng cao kĩ
năng chăm sóc- giáo dục trẻ. Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cô
trường mầm non Võ Thị Sáu đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt
đợt thực tập cuối khóa, nhờ các các cô mà em hiểu được công việc cao quý
của một người giáo viên mầm non như thế nào và có thể tự tin bước tiếp con
đường cao quý mà mình đã chọn “ sự nghiệp trồng người “. . Một lần nữa em
chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô.
Bình Dương, ngày 18 tháng 4 năm 2011
Giáo sinh TH :
Đoàn Thị Oanh.
GSTT: Đoàn Thị Oanh 23
23

×