Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Giáo trình dạy nghề trồng đào lê mận mô đun trồng đào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 107 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG ĐÀO
MÃ SỐ: MĐ 03
NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, LÊ, MẬN
Trình độ: Sơ cấp nghề






1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03



2


LỜI GIỚI THIỆU

Mô đun “Trồng đào” là mô đun quan trọng trong bộ giáo trình nghề “Trồng
đào, lê, mận”. Giáo trình có tổng thời gian là 92 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết,
62 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra.
Giáo trình cung cấp những thông tin về yêu cầu ngoại cảnh của cây đào, thời
vụ trồng, kỹ thuật thiết kế và bố trí cây trồng trong vườn và các nội dung công việc:
chuẩn bị hiện trường, làm đất, cuốc hố, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng,
phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm quả Đào sau thu
hoạch.
Giáo trình gồm 4 bài học:
Bài 1: Đặc điểm sinh học cây đào
Bài 2: Trồng cây đào
Bài 3: Chăm sóc cây đào
Bài 4: Thu hoạch, bảo quản đào
Giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên học nghề trồng Đào,
Lê, Mận và là tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật và hộ gia đình có nhu cầu.
Để hoàn thành bộ giáo trình chúng tôi nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ tổ
chức cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Dạy nghề; Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Trung tâm khuyến nông Quốc gia. Đồng thời nhận được những ý
kiến quý báu của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý khuyến nông và các
hộ gia đình đã cung cấp thông. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu này.
Giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Ban chủ nhiệm và các
tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật và các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Hà Thị Minh Thu: Chủ biên
2. Nguyễn Khắc Quang
3. Đặng Minh Tuấn

4. Phạm Thị Loan
5. Nguyễn Thị Hưng





3
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI GIỚI THIỆU 2
Bài 1. Đặc điểm sinh học cây đào 6
A. Nội dung: 6
1. Giá trị của cây đào 6
1.1. Giá trị dinh dưỡng 6
1.2. Giá trị kinh tế 6
1.3. Giá trị y học 6
2. Đặc điểm thực vật học 7
2.1. Rễ 8
2.2. Thân, cành 8
2.3. Lá 8
2.4. Hoa 8
2.5. Quả 8
2.6. Hạt đào 9
3. Yêu cầu ngoại cảnh 9
3.1. Ánh sáng 9
3.2. Nhiệt độ 9
3.3. Ẩm độ 10

3.4. Đất đai 10
3.5. Dinh dưỡng 10
3.6. Gió 12
4. Một số giống đào trồng ở nước ta 12
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 14
C. Ghi nhớ: 16
Bài 2. Trồng cây đào 17
A. Nội dung 17
1.Thiết kế và xây dựng vườn trồng 17
1.1. Thiết kế 17
1.2. Xây dựng vườn trồng 23
2. Trồng cây 32
2.1. Thời vụ trồng 32
2.2. Làm đất, đào hố 33
2.3. Bón phân 37
2.4. Trồng cây 38
2.5. Chống đổ 38
2.6. Tủ gốc 39



4
2.7. Tưới nước 39
2.8. Trồng xen 40
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 41
C. Ghi nhớ 45
Bài 3: Chăm sóc cây đào 46
A. Nội dung: 46
1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 46
1.1. Phòng, trừ cỏ dại 46

1.2. Xới xáo 47
1.3. Tưới nước 48
1.4. Bón phân 54
1.5. Tạo hình 57
2. Thời kỳ kinh doanh 58
2.1. Phòng, trừ cỏ dại 58
2.2. Xới đất 59
2.3. Tưới nước 59
2.4. Bón phân 60
2.5. Cắt tỉa 62
2.6. Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả 64
3. Thời kỳ già cỗi 66
3.1. Đốn trẻ lại 66
3.2. Chăm sóc sau đốn cây 68
4. Phòng trừ sâu bệnh hại 68
4.1. Kiến thức cơ bản về quản lý dịch hại bằng phương pháp tổng hợp (IPM) 68
4.2. Một số sâu bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng trừ 73
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 79
C. Ghi nhớ: 80
Bài 4. Thu hoạch, bảo quản sản phẩm 80
1.Thu hoạch 80
1.1. Yêu cầu sản phẩm khi thu hoạch 81
1.2. Xác định thời điểm thu hái 82
1.3. Chuẩn bị 83
1.4. Kỹ thuật thu hái 84
2. Bảo quản 84
2.1. Mục đích 85
2.2. Phân loại 85
2.3. Sơ chế 86
2.4. Bảo quản 87

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 94
C. Ghi nhớ 95
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 96



5
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học 96
II. Mục tiêu Error! Bookmark not defined.
III. Nội dung chính của mô đun 96
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 97
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 100
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình………………………….… 105
Danh sách Hội đồng nghiệm thu…………………………………………… 106



6
MÔ ĐUN: TRỒNG ĐÀO
Mã số mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun
Mô đun “Trồng đào” là mô đun thứ 3 trong chương trình dạy nghề trình độ
sơ cấp nghề “Trồng đào, lê, mận” được bố trí giảng dạy sau mô đun: Lập kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chuẩn bị giống. Mô đun có tổng thời gian học tập là
92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra hết mô
đun. Mô đun nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để thực hiện
các công việc: chuẩn bị đất, trồng đào, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, thu
hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm quả đào.
Nội dung của mô đun được biên soạn tích hợp giữa lý thuyết và thực hành

phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở đào tạo. Mô đun có thể được sử dụng để
giảng dạy độc lập trong các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng cho lao
động nông thôn liên quan đến nghề “Trồng đào”.
Phương pháp học tập: người học đọc trước tài liệu, nghe giảng, thảo luận, trả
lời câu hỏi và thực hành từng nội dụng cụ thể. Phần hướng dẫn thực hành ban đầu
cho cả lớp, hướng dẫn thường xuyên theo nhóm và từng học viên thực hành.
Phương pháp đánh giá:
- Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông
qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng
thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua thực hành với thời gian thực hiện là
04 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao, động tác và
kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên.
- Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc
nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 04 giờ:
+ Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp
do giáo viên chuẩn bị trước.
+ Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp
tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng.









7
Bài 1. Đặc điểm sinh học cây đào
Mục tiêu

- Trình bày được giá trị của cây đào ăn quả, đặc điểm thực vật học chung của
cây đào ăn quả.
- So sánh được các nhân tố ngoại cảnh của địa phương với yêu cầu của cây
đào lấy quả. Xác định được giống đào phù hợp với địa phương.
- Bảo vệ cây trồng, tuyên truyền, vận động mọi người trồng đào lấy quả để
phát triển kinh tế.
A. Nội dung
1. Giá trị của cây đào
1.1. Giá trị dinh dưỡng
Quả đào có thành phần dinh dưỡng phong phú, có hàm lượng đường cao,
hàm lượng axit ít hơn mận, mơ.
Mã quả đẹp, thịt quả đào qua phân tích có nhiều loại đường, axit malic, axit
citric và các giống thịt vàng còn chứa nhiều
Vitamin A.
1.2. Giá trị kinh tế
- Quả đào chín chủ yếu được dùng để ăn
tươi. Là một loại quả bổ dưỡng được nhiều
người ưa dùng, có thể chế biến thành mứt, đồ
hộp, nước quả và sấy khô, rượu hoa qủa, si ro.
Bánh mứt kẹo, ô mai, quả muối mặn…
- Cây được trồng làm cây cảnh vì đào
nhiều hoa và hoa đào nở đúng vào dịp tết. Hoa
đào là loại hoa không thể thiếu trong mỗi gia
đình mỗi dịp tết đến, xuân về.
1.3. Giá trị y học Hình 3.1.1: Quả đào
- Quả đào có tác dụng bổ máu, chống ung thư: Theo đông y, đào tính ấm, vị ngọt
chua, tân, dưỡng huyết hoạt huyết, làm đẹp.
- Đào chứa protid, lipid, glucid, chất xơ, vitamin và các nguyên tố vi lượng.
- Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt; chống đông máu.
- Chống xơ gan, lợi mật: Có tác dụng điều trị tốt đối với chai gan, xơ gan.

Còn làm cho các hồng cầu tuần hoàn trong gan tăng, thúc đẩy bài tiết dịch mật.
- Có tác dụng trấn tĩnh trên cơ quan hô hấp, giúp trị ho bình suyễn.



8
Quả đào có tác dụng: Nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở,
ho ra đờm, tiêu ứ. Chủ yếu dùng điều trị chứng táo bón, ho, khô mồm, khô lưỡi…
- Chữa kinh nguyệt không đều: Ðào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó bóc vỏ,
bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), cho thêm nước sôi vào ăn.
- Chữa đại tiện, táo bón, khô miệng, khô lưỡi: Ðào tươi rửa sạch, ăn sống,
hoặc dùng đào khô sắc nước uống.
- Trị chứng ra mồ hôi trộm: Ðào chín tươi một quả, rửa sạch, bỏ hạt, xay
nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Mỗi
ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối.
- Chữa phù thũng: Ðào tươi ăn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 -2 quả.
- Thích hợp với các chứng miệng khô, ít nước bọt, bụng nóng, đại tiểu tiện
bí, ứ huyết, người già suy nhược, đầu váng, mệt mỏi.
- Ngoài công dụng chữa bệnh quả đào còn có tác dụng làm đẹp da mặt: Lấy
hai quả đào tươi bỏ vỏ và hạt, giã nát, vắt lấy nước, trộn với một ít nước cơm xoa
lên mặt mỗi ngày một lần.
- Lưu ý: Ăn nhiều thì bị nóng, người mắc bệnh vê nhiệt không nên ăn nhiều.
Do đó, trồng đào mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng trọt. Tuy
nhiên sản lượng đào quả chiếm tỷ lệ còn rất thấp trong tổng sản lượng trái cây của
cả nước. Phần nhiều cây đào ở ta mới chỉ trồng trong vườn gia đình ở miền núi theo
kinh nghiệm cổ truyền mà chưa áp dụng các qui trình kỹ thuật tiên tiến.
2. Đặc điểm thực vật học
Các khu vực sản xuất đào quả quan trọng trong lịch sử là Trung Quốc, Nhật
Bản, Iran và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải, là các khu vực nó đã được trồng
trong hàng ngàn năm qua. Gần đây, Hoa Kỳ (các bang California, South Carolina,

Michigan, Texas, Alabama, Georgia, Virginia), Canada (miền nam Ontario và
British Columbia) và
Australia (khu vực Riverland)
cũng đã trở thành các quốc
gia quan trọng trong trồng
đào. Các khu vực có khí hậu
đại dương như khu vực tây
bắc Thái Bình Dương và
British Isles nói chung không
thích hợp cho việc trồng đào
do không có đủ nhiệt về mùa
hè, mặc dù đào đôi khi cũng
được trồng tại đây. Cây đào là
cây ăn quả, thân gỗ, lâu năm, Hình 3.1.2: Cây đào



9
thuộc nhóm cây hạt cứng, có thể vươn cao 5 -7 m,. Phân cành thấp, cành không
thẳng và nhiều nhánh, tạo ra khung tán hình mâm xôi đường kính tán 5 -7 m.
2.1. Rễ
Rễ cây đào khá phát triển nhưng không ăn sâu và tập trung nhiều ở tầng đất
từ 30 - 40 cm, thường lan rộng hơn đường chiếu thẳng đứng của tán lá. Rễ đào ăn
không sâu xuống đất nên cây đào kém chịu hạn. Vỏ thân và rễ cây đào cũng như
những cây hạt cứng khác, thường rất nhạy cảm với vết thương cơ giới, thể hiện ở
triệu chứng chảy nhựa, nhựa đào khi chảy ra thường chuyển thành dạng keo màu
nâu và đóng cục ở ngoài vỏ.
2.2. Thân, cành
Đào là cây cây thân gỗ, sống nhiều năm cành phân nhánh, thuộc nhóm cây
hạt cứng, có thể vươn cao 5-7 m phân cành thấp, cành không thẳng và nhiều nhánh,

tạo ra khung tán hình mâm xôi đường kính tán 5-7 m.
2.3. Lá
Lá đào nhọn và dài, có hình
mũi mác, dài 7-15 cm và rộng 2-
3 cm, phiến lá không phẳng, tuổi thọ
của lá chỉ kéo dài 4 - 8 tháng. Đào
bắt đầu phát lộc mùa xuân và được
chia thành nhiều đợt, nhưng sang vụ
thu đông thì lá rụng hàng loạt.
2.4. Hoa
Hoa nở vào đầu mùa xuân,
trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi,
đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với
5 cánh hoa. Lộc xuân thường phát
sinh sau khi hoa tàn.
Hình 3.1.3. Lá và hoa đào
2.5. Quả
Cây đào bắt đầu ra quả ở tuổi thứ 3 - 4 và có thể sống 20 -30 năm hoặc lâu hơn.
Quả đào phát triển từ đầu năm cho tới tháng 6 – 7 thì chín và chín rộ trong tháng 7.



10
Năng suất quả đào ở các địa
phương thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn
mới đạt 5 -6 tấn/ha, rất thấp so với
tiềm năng và năng suất đào ở các
nước khác. Quả đào cùng với quả của
anh đào, mận, mơ là các loại quả
hạch. Quả của nó có một hạt to được

bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng, cùi
thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi
vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ
mềm như nhung.


Hình 3.1.4: Quả và hạt đào Đà Lạt
2.6. Hạt đào
Hạt đào được bao bọc bởi một lớp gỗ cứng, chắc chắn vì vậy muốn hạt
nhanh nhảy mầm phải xử lý quả trước khi gieo.
3. Yêu cầu ngoại cảnh
Cây đào có thể sinh trưởng ở vùng khí hậu từ ôn đới đến nhiệt đới, song để có năng
suất và chất lượng thơm ngon cần trồng đào ở khí hậu mát về mùa hè và lạnh về mùa đông.
Vùng núi cao của nhiều tỉnh biên giới phía Bắc nước ta như: Vùng Sapa (Lao Cai), Lạng
sơn, Cao Bằng, Hà giang, Lai châu… có những điều kiện phù hợp để sản xuất đào.
3.1. Ánh sáng
Đào là cây ưa sáng, do đó cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự
thông thoáng gió tốt trong giai đoạn nở hoa nuôi quả cần ánh sáng trung bình và
không khí khô, mát.
Đào không thích hợp với bóng râm nên phải chú ý cắt tỉa cành và tạo tán cho cây.
3.2. Nhiệt độ
- Cây đào là cây trồng có nguồn gốc từ vùng ôn đới lạnh.
- Ở nước ta, trong những tháng mùa đông, thời tiết càng lạnh càng tốt cho
đào sinh trưởng. Nhiệt độ thích hợp cho cây đào bình quân năm 18
0
C, mùa hè 22 -
24
0
C, mùa đông 2- 8
0

C, cũng như cây mận cây đào có thể chịu rét.
Để có năng suất và chất lượng thơm ngon thì cần trồng đào ở vùng khí hậu
mát về mùa hè và lạnh về mùa đông.
3.3. Ẩm độ
- Đào ưa độ ẩm không khí thấp (thời tiết khô lạnh).



11
- Đối với lượng mưa cả năm thì cây đào cần từ 1700 – 1800 mm và độ ẩm trong
đất, trong không khí cao, do bộ rễ ăn không sâu trong đất nên đào kém chịu hạn.
- Ở Việt Nam, miền Bắc nước ta do mưa nhiều, độ ẩm không khí cao nên đã
tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển gây hại.
3.4. Đất đai
Cây đào sinh trưởng tốt ở những vùng cao nước ta. Các loại đất ở miền núi phía Bắc
với độ cao so với mặt biển 500 - 600 mét đến 1000 -1200 m, độ sâu hơn 1 m có cấu tượng
tơi xốp, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước, có độ mùn khá thích hợp với đào trồng cây ăn quả.
- Cây đào chỉ có thể sinh trưởng tốt trên đất thoát nước. Nếu đất đọng nước
thì đào chết trong một thời gian ngắn. Đào không ưa đất có kết cấu nặng.
- Đào chịu được đất đá vôi nhưng nếu bón vôi nhiều làm pH >7 thì cây bị
vàng lá do thiếu sắt.
- Đất mùn ở những vùng núi khe suối khá sâu, dễ thoát nước là chỗ trồng đào rất tốt.
Các loại đất mà cây đào phát triển tốt có độ sâu hơn 1m, có cấu tượng tơi
xốp, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước, có độ mùn khá như đất rừng mới khai phá, đất dốc
tụ, phù sa cổ, đất feralit đỏ vàng, có độ pH 5,5 – 6,5 đều có thể trồng đào ăn quả.
3.5. Dinh dưỡng
Cây đào cần đủ các yếu tố đa lượng (như đạm, lân, kali) và vi lượng (như sắt,
đồng, kẽm, bo,…). Mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất phẩm chất quả
và sinh trưởng phát triển của cây, có ảnh hưởng rõ đến năng suất của cây.
3.5.1.Đạm

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho
cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh,
phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó
làm tăng năng suất cây.
Nếu đạm dư thừa sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, chồi lộc sẽ phát triển, chồi
hoa không hình thành, thân cành bị vồng, mềm yêu, mất cân đối giữa thân lá và
hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Nếu thiếu đạm: Lá mầu xanh chuyển
sang vàng nhạt, các gân chính bị mất mầu, cây còi cọc, thân lá nhỏ bé, cây ra hoa
sớm, hoa bé thậm chí thiếu đạm cây còn gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa.
* Đạm: Đạm tập trung nhiều trong lá, đặc biệt là trong lá non, ngọn non.

3.5.2. Lân
Phân lân có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, tăng
cường quá trình hút N. Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ. Kích thích sự
phát triển của rễ, làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá



12
trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính
chống rét, chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại….
Đào có nhu cầu thấp về lân. Ít có khi có biểu hiện thiếu. Tuy nhiên lân vẫn
đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ hình thành nụ và hoa. Thiếu lân lá đào trở nên
già, lá mầu xanh tím, hoa nhỏ, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt. Do lân khó tiêu nen
thường bón lót trước khi trồng.
3.5.3. Kali
Làm tăng khả năng chống chịu cho, cây tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã,do
đó Kali có vai trò quyết định đến phẩm chất quả và tăng trọng lượng quả. Bón đủ
Kali, hàm lượng đường và axit trong quả đều tăng nhờ đó cất giữ và vận chuyển dễ
dàng. Trong quá trình sinh trưởng đào cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa.

- Nếu thiếu kali các mầm mới nảy có lá bé, không bám chắc vào cành, thân
cây có hiện tượng chảy gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh. Màu sắc hoa nhợt
nhạt, cánh hoa mềm hoa chóng tàn, nguời trồng đào sử dụng Kali như một biện
pháp thúc cho hoa nở sớm.
- Thừa kali: Ảnh hưởng đến việc trao đổi các nguyên tố khoáng khác (đặc
biệt là magie)
3.5.4.Canxi
Canxi cần cho sự phát triển của bộ rễ. Khi bón canxi tăng thì phải bón tăng
kali vì hai nguyên tố này có quan hệ đối kháng nhau. Thực tế, để cung cấp canxi
cho cây, người ta thường bón bằng cách vãi vôi bột hoặc bột đá vôi.
- Thiếu canxi thì cây có biểu hiện là dọc mép lá và gân chính có màu nhạt, lá
rụng sớm, mầm chết từ ngọn, quả mau rụng.
- Thừa canxi làm tính kiềm của đất tăng, làm lá cây thường bị bệnh gỉ sắt,
cây khó hút các nguyên tố vi lượng (như kẽm, magie, sắt).
3.5.5.Một số nguyên tố khác
* Magie: Thiếu magie làm cho lá có màu đỏ hồng, thể hiện rõ nhất ở lá già
(vết hình mũi tên ở gốc lá). Nếu thiếu nặng hơn làm cho hàm lượng vitamin C và
axit trong quả giảm.
Nếu bón Kali liên tục sẽ làm giảm hấp thu magie.
* Đồng: Thiếu đồng làm cành non mới mọc yếu ớt, cành có cạnh rõ, lá to
đậm, gân chính nhô lên. Thiếu nặng thì lá nhỏ, mau rụng, quả chín có màu vỏ tối,
…Cách khắc phục: Phun CuSO
4
0,2÷0,5%.
* Sắt: Thiếu sắt thì lá mỏng, vàng, gân lá xanh, lá mau rụng, lá khô từ đầu
cành trở xuống, cây chịu rét kém.



13

3.6. Gió
- Tốc độ gió vừa phải sẽ có tác dụng tốt đối với vườn cây lê. Gió lưu thông
khí, điều hoà độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt.
- Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây, làm
gãy cành rụng quả
Đối chiếu với các yêu cầu trên của cây đào thì các tỉnh biên giới phía Bắc
như Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai…là nơi phù hợp
để trồng đào. Vì ở các địa phương nói trên, mùa đông thường có nhiệt độ trung
bình xấp xỉ 10
0
C trong 2 tháng và nhiệt độ mùa hè trung bình xấp xỉ 22-24
0
C, riêng
Sa Pa là 18-20
0
C. Lượng mưa bình quân tới 2500÷2800mm. Điều kiện ánh sáng và
đất đai cũng phù hợp.
4. Một số giống đào trồng ở nước ta
Các giống đào cho quả trồng ở những vùng núi cao như Sapa (tỉnh Lao Cai)
Mộc châu (tỉnh Sơn La), Mẫu sơn (tỉnh Lạng Sơn)… lại là cây ăn quả đặc sản của
vùng khí hậu á nhiệt đới nhờ vào mùi thơm, vị ngọt cho nhiều ấn tượng khó quên.
Cho đến nay chưa có số liệu nghiên cứu cơ bản về các giống đào nhưng có
thể xác định các loại đào chính
của nước ta:
- Đào Vân nam
- Đào Tuyết
- Đào Mộc Châu- Sơn La
4.1. Đào Vân Nam ở Sapa
(Lào Cai ), có 2 loại giống: Chín
sớm và chín muộn

Giống chín sớm:
- Ra hoa cuối tháng 2, thu
hoạch đầu tháng 5.

Hình 3.1.5: Đào Vân Nam ở Sapa
- Quả to trung bình, màu phớt hồng, thịt quả hồng nhạt, giòn, hơi chua.
Giống chín muộn:
- Ra hoa đầu tháng 2, thu hoạch cuối tháng 6 đầu tháng 7.
- Quả to, màu hồng vàng, thịt quả giòn, róc hạt, chín muộn nên thường bị ruồi đục
quả gây hại nặng.



14
4.2. Đào Tuyết
- Cây sinh trưởng khoẻ, trồng ở vùng Sapa.
- Ra hoa tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6.
- Quả trung bình, vỏ và thịt qủa đều, màu trắng, giòn, thịt quả hơi chua.
4.2.1. Đào chín sớm
ĐCS1 ( Early grande)
- Giống nhập nội, có
nguồn gốc từ Mỹ.
- Ra hoa cuối tháng 1 thu
hoạch cuối tháng 4,
- Quả có màu đỏ hồng
hấp dẫn, thịt quả màu vàng,
khối lượng trung bình 80 – 100
gam/quả. Do chín sớm nên bán
được giá cao. Hình 3.1.6: Đào ĐCS1
4.2.2. Đào nhẵn chín sớm

(Sunwright)
- Giống nhập nội từ úc, trồng tại
Mộc Châu- Sơn La ; Bắc Hà - Lào Cai từ
năm 2001.
- Ra hoa giữa tháng 1, thu hoạch
cuối tháng 4.
- Quả nhẵn màu đỏ hồng hấp dẫn, thịt
quả màu vàng, khối lượng trung bình
80gam/quả, chín sớm nên bán được giá cao.
Hình 3.1.7: Đào nhẵn chín sớm
Ngoài ra còn có các giống đào Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang),
đào Pháp ĐA1, ĐA2 ở Mộc Châu (Sơn La )…



15
Nhìn chung, các loại đào ăn quả
nước ta đều có phẩm chất khá, ăn ngon
được thị trường trong nước ưa chuộng, nhất
là nhóm đào trồng ở Sapa (Lào Cai) hoặc ở
Cao Bằng, Lạng Sơn. Trừ một số loại đào
thịt mềm, khó bảo quản còn các loại khác
ăn giòn, ngọt thanh, vị thơm, ít chua.
Nhưng năng suất đào của ta chưa cao.
Nhược điểm của đào nước ta là bị
giòi đục quả khi chín, làm giảm giá trị
thương phẩm sau thu hoạch. Hình 3.1.8: Đào Mộc Châu- Sơn La
4.3. Đào Mộc Châu- Sơn La
Đào Mộc Châu – Sơn La còn gọi là đào mèo. Đào mèo có thân lá to và dày. Đặc
biệt là phần quả: đầu quả hơi thon nhọn, ở phần đầu và phần cuống quả có màu đỏ tươi.

Đôi khi có những đường sọc đỏ chạy dọc quả, hoặc những mảng đỏ tại thân quả.
Những trái đã đủ độ chín có màu đỏ gần như toàn thân quả. Ngoài ra, khi bổ ra, ruột
đào mèo cũng đỏ thẫm như son, róc hạt, hạt cũng có màu đỏ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
1.1. Trình bày giá trị kinh tế, sự phân bố và yêu cầu ngoại cảnh của một số
giống đào lấy quả ở Việt Nam?
1.2. Phân biệt các loại đào ?
1.3. Tại sao đào chịu hạn kém? Đào sinh trưởng và phát triển tốt trong điều
kiện đất đai như thế nào?
1.4. Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn ý trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào ý.
1.5. Rễ cây đào thường tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt
a. Đúng
b. Sai
1.6. Rễ đào thường phát triển
a. Rộng hơn tán cây
b. Hẹp hơn tán cây
c. Bằng tán cây
1.7. Lá đào có hình
a. Mũi mác



16
b. Hình trứng
1.8. Đào là cây
a. Ưa sáng
b. Chịu bóng
1.9. Đào là cây:
a. Chịu hạn kém

b. Chịu hạn tốt
1.10. Đặc điểm hoa đào
a. Mầu hồng, 5 cánh.
b. Mầu trắng, 7 cánh.
a. Mầu hồng, 7 cánh.
2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành số 3.1.1: Thực hiện nhận biết một số giống đào qua đặc điểm
hình thái quả.
C. Ghi nhớ
- Nếu thiếu đạm: Lá chuyển sang vàng nhạt, cây ra hoa sớm, hoa bé, rụng nụ,
rụng hoa.
- Đạm tập trung nhiều trong lá, đặc biệt là trong lá non, ngọn non.
- Thiếu lân lá đào trở nên già, lá mầu xanh tím, hoa nhỏ, ít hoa, chóng tàn,
màu sắc nhợt. Do lân khó tiêu nen thường bón lót trước khi trồng.
- Đào có nhu cầu thấp về lân. Ít có khi có biểu hiện thiếu. Thiếu lân lá đào
trở nên già, lá mầu xanh tím, hoa nhỏ, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt.
- Nếu thiếu kali các mầm mới nảy có lá bé, không bám chắc vào cành, thân
cây có hiện tượng chảy gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh. Màu sắc hoa nhợt
nhạt, cánh hoa mềm hoa chóng tàn, nguời trồng đào sử dụng Kali như một biện
pháp thúc cho hoa nở sớm.
- Thừa kali: Ảnh hưởng đến việc trao đổi các nguyên tố khoáng khác (đặc
biệt là magie)
- Thiếu canxi thì cây có biểu hiện là dọc mép lá và gân chính có màu nhạt, lá
rụng sớm, mầm chết từ ngọn, quả mau rụng.
- Thừa canxi làm tính kiềm của đất tăng, làm lá cây thường bị bệnh gỉ sắt,
cây khó hút các nguyên tố vi lượng (như kẽm, magie, sắt).



17

Bài 2. Trồng cây đào

Mục tiêu
- Trình bày được mục đích và yêu cầu vườn trồng đào, nội dung các công
việc trong trồng đào: làm đất, bón phân, tưới nước, tủ gốc, chống đổ và trồng xen;
- Xác định đúng thời vụ trồng cây phù hợp với đặc điểm khí hậu ở địa
phương, bố trí cây trồng hợp lý, đúng yêu cầu.
- Thực hiện được các công việc: Lựa chọn địa điểm, phát dọn thực bì, thiết
kế đường xá, lô, hàng trong vườn đào, bố trí cây trồng, làm đất, đào hố, bón lót,
trồng cây, tủ gốc, tưới nước, chống đổ và trồng xen đúng yêu cầu kỹ thuật.và đạt
được định mức theo quy định.
- Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1.Thiết kế và xây dựng vườn trồng
1.1. Thiết kế
1.1.1. Những điểm lưu ý khi thiết kế vườn trồng đào
Vườn đào cần đựơc bố trí gần nguồn nước, chủ động tưới được nước trong
điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong mùa mưa lũ.
- Chọn đất phù hợp cho cây đào. Đất có tầng canh tác dày, màu mỡ, thoát
nước và có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.
- Chọn nơi trồng thoáng gió nhưng tránh được các luồng gió mạnh.
Trước khi trồng khoảng 1 tháng đất phải được làm sạch cỏ, cày bừa kỹ, phân
lô, xây dựng hệ thống đường chính, đường phụ tuỳ thuộc vào diện tích và địa hình
của vườn. Bố trí vườn cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nước tưới trong điều
kiện khô hạn.
Nếu trồng đào trên diện tích bằng phẳng và rộng thì đào hố theo đường
thẳng, cách nhau 6-7 m và hàng cách hàng 7-8 m.
Lập vườn quả trên đất dốc, cần tạo các luống bậc thang rộng 3-5 m theo
đường đồng mức, các hàng cây nên bố trí theo hướng Bắc Nam.
* Chuẩn bị cơ cấu cây trồng trong vườn cây đào

- Nếu trồng trong vườn tạp cần tạo một không gian sinh thái thích hợp cho
các loại cây trồng khác nhau.



18
- Các giống và chủng loại cây trồng phải thích nghi cao với điều kiện sinh
thái vùng trồng. Cần lựa chọn kỹ các giống tiến bộ có năng suất cao, phẩm chất tốt,
mã quả đẹp đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Không nên trồng xen quá nhiều chủng loại cây đào bởi sẽ gây khó khăn cho
công tác phòng trừ sâu bệnh, sản phẩm quả nhiều chủng loại, số lượng manh mún,
không còn mang tính hàng hoá.
- Cần trồng cây che phủ đất trong vườn đào để bảo vệ đất, phòng chống xói
mòn, rửa trôi.
1.1.2. Thiết kế hệ thống đường đi lại
- Hệ thống đường cần được thiết kế ngay từ đầu nhằm nối liền khu vực trồng
cây đào với các khu vực khác để thuận tiện cho việc đi lại.
- Đối với vườn có diện tích nhỏ dưới 1 ha không cần phải thiết kế đường đi lại
- Với diện tích lớn hơn cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích 0,5 –
1ha/lô và đường đủ rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu
hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt, đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên xuống,
đường liên lạc giữa các đồi.
- Hệ thống đường chính, phụ cần thiết kế bao gồm:
+ Đường trục chính: Đây là đường có chiều rộng khoảng 4 - 6 m
+ Đường lên đồi: Đường lên đồi có chiều rộng khoảng 3,0 - 4,0m. Độ dốc
của đường lên đồi không quá 6 - 7
0
.
+ Đường giữa các đồi, các lô: Rộng khoảng 2,5 - 3,0m.
Ngoài các chú ý trên còn nên chọn vị trí thuận lợi để dễ vận chuyển quả đến

nơi tiêu thụ. Tránh các vùng hay xảy ra rét đậm, rét hại và sương giá.
1.1.3. Thiết kế lô, rãnh, hàng cây trong vườn trồng cây đào
* Thiết kế lô trồng: Trong trường hợp trồng đào với quy mô trang trại cần
thiết kê lô trồng đào với quy định sau:
- Diện tích lô trồng cây đào phụ thuộc vào địa hình và quy mô chung của
vườn cây đào.
+ Diện tích đất tối đa cho 1 lô từ 2 - 4 ha, vùng đất dốc từ 1- 2 ha.
+ Bảo đảm tưới tiêu thuận lợi, chống xói mòn, bảo vệ đất, ưu tiên dành đất
tốt để trồng trọt, diện tích đất trồng trọt luôn luôn chiếm 80% diện tích đất tự nhiên
* Xác định chiều cao, rộng của luống và chiều rộng của rãnh: Chiều cao
luống 25-30cm, rộng 70cm, chiều rộng rãnh: 40-50 cm để thoát nước tốt.



19
* Thiết kế hàng cây
- Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc-Nam
- Cách bố trí cây trong vườn
+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn ô vuông
+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn chữ nhật
+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn nanh sấu
+ Bố trí cây theo kiểu hàng kép
- Tuỳ theo địa hình đất mà áp dụng phương thức trồng thích hợp.
+ Đối với đất bằng hoặc có độ dốc dưới 5
0
: Có nhiều cách bố trí cây: Kiểu
hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu).
+ Đất có độ dốc từ 5 - 8
0
: Nên trồng kiểu hàng đơn theo đường đồng mức.

+ Đất có độ dốc từ 8 - 10
0
: Trồng cây theo hàng đơn trên bậc thang đơn giản
được thiết kế theo đường đồng mức.
+ Độ dốc trên 10
0
: Thiết kế trồng hàng đơn trên bậc thang kiên cố.
* Nguyên tắc bố trí các loài cây trong vườn tạp
+ Tận dụng ánh sáng: Mỗi loài cây đều yêu cầu một lượng ánh sáng nhất
định phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của loài cây đó. Ví dụ cây rau cải phải trồng
nơi ánh sáng đầy đủ trong khi cây khoai mùng, cây mùi tàu, cây rau diếp cá, cây
gừng lại có thể trồng dưới bóng râm của những loài cây khác. chính vì vậy khi có
một mảnh vườn nhỏ muốn trồng được nhiều loại cây để tăng hiệu quả sử dụng đất
chúng ta cần chọn những loài cây có tính hỗ trợ cho nhau về điều kiện ánh sáng.
+ Tận dụng làm giá đỡ cho cây: Trong vườn nên chọn một vài loại cây có
tính bổ trợ cho nhau về điều kiện canh tác ví dụ ta trồng cây rau chùm ngây làm giá
đỡ luôn cho cây hồ tiêu hay cây khoai mỡ, cây mướp
+ Đất đai vườn ngày càng bị thu hẹp vì thế chọn các loại cây có đặc điểm sinh học
phù hợp để có thể trồng xen, trồng gối vụ trong một vườn là vô cùng quan trọng.
+ Tăng hiệu quả sử dụng nước: Để tăng hiệu quả sử dụng nước trong vườn
cần thiết kế ra sao để tận dụng được nguồn nước mưa, vườn không bị ngập úng hay
khô hạn. Ví dụ vườn nên thiết kế có rãnh to sâu để trồng dọc mùng đồng thời cũng
là nơi thoát hoặc dự trữ nước cho vườn.
+ Đa dạng loài cây để giảm sâu bệnh hại: Mỗi loài cây, thậm chí các giống
cây khác nhau của cùng một loài đều có phản ứng rất khác nhau với sâu bệnh hại.
Chính vì vậy chọn loại cây giống cây trong vườn cần quan tâm đến tính chống chịu
sâu bệnh của chúng. Một vườn với đa dạng các loài cây rau, cây gia vị, cây ăn quả
chắc chắn sẽ ít sâu bệnh hại hơn trồng một hai loại cây.
* Xác định mật độ, khoảng cách




20
- Căn cứ để xác định mật độ, khoảng cách
+ Giống cây: Mỗi giống đào có đặc điểm sinh vật học khác nhau, do đó mật
độ và khoảng cách trồng cũng khác nhau.
+ Tính chất đất đai:
Có rất nhiều loại đất khác nhau về thành phần, tính chất, độ phì tầng canh
tác…phải căn cứ vào từng loại đất cụ thể để xác định khoảng cách trồng cây.
Nếu đất tốt thì thiết kế trồng cây với mật độ vừa phải. Ngược lại, nếu đất xấu thì phải
trồng dày để áp dụng các biện pháp thâm canh cây trồng đồng thời cải tạo đất.
- Căn cứ vào khả năng đầu tư thâm canh của chủ vườn: Nếu chủ vườn có điều kiện
đầu tư thâm canh cao thì có thể trồng thưa hơn chủ vườn không có khả năng thâm canh;
- Căn cứ vào khả năng đầu tư ban đầu của chủ vườn: Hiện nay, các chủ vườn có khả
năng đầu tư ban đầu lớn hơn thường áp dụng kỹ thuật trồng với mật độ dày hơn. Các năm
sau, căn cứ vào độ khép tán của vườn mà có biện pháp chặt tỉa thưa dần.
* Ưu điểm của biện pháp trồng dày và tỉa thưa dần là:
- Tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích so với các vườn trồng với
mật độ trung bình ngay từ ban đầu;
- Giảm được các chi phí cố định như hệ thống tưới, hệ thống nhà xưởng, máy
bơm thuốc phòng trừ sâu bệnh, công quản lý…
* Mật độ trung bình của đào là 200 cây/ha nhưng ta có thể trồng dày tới 400
-500 cây/ha. Cây trồng sẽ được tỉa thưa sau 7- 8 năm trồng.
- Tuỳ thuộc vào tình hình đất đai và điều kiện chăm sóc để xác định mật độ
khoảng cách. Đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày.
Hiện nay có xu hướng trồng dày để tạo ngay sản lượng cao trên một đơn vị
diện tích trong những năm đầu.
+ Đất tốt: 5m x 5 m ( 400 cây/ha).
+ Đất xấu: 5m x 4m ( 500 cây/ha).
* Giải pháp chính để nâng cao mật độ trồng là: Chọn và tạo các giống thấp

cây, tán nhỏ và chọn các gốc ghép thích hợp được nhân bằng phương pháp vô tính.
Thường xuyên đốn tỉa hợp lý sau mỗi mùa thu hoạch.







21
* Công thức tính mật độ trồng như sau:
+ Trồng theo kiểu ô vuông hoặc hình chữ nhật
C
1
C
2



Công thức tính số cây trên 01 ha như sau:
n
=
10.000
C
1
* C
2
Trong đó:
n là số cây/ha.
C

1
là khoảng cách giữa 2 hàng (m).
C
2
là khoảng cách giữa 2 cây (m)
10.000 là đơn vị quy đổi từ ha sang m
2
+ Trồng theo kiểu tam giác: Công thức tính số cây trên 01ha như sau:

n
=
10.000
C
1
* C
2
* 0,86
Trong đó:

n là số cây/ha.
C
1
là khoảng cách giữa 2 hàng (m).
C
2
là khoảng cách giữa 2 cây (m)
10.000 là đơn vị quy đổi từ ha sang m
2





22
- Ví dụ: Nếu bố trí hàng cách hàng 8m, cây cách cây 6m thì:
+ Một ha trồng theo kiểu hình chữ nhật là 208 cây
n
=
10.000
=
208 cây
8*6
+ Một ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) là 242 cây
n
=
10.000
=
242 cây
8*6*0,86

+ Trồng cây theo đường đồng mức thì mật độ cây/ha phụ thuộc vào độ dốc
của đồi. Độ dốc càng lớn thì số lượng cây càng ít và ngược lại. Khoảng cách hàng
cây chính là khoảng cách của hai đường đồng mức, được xác định bằng khoảng
cách giữa hai hình chiếu của cây.
+ Khoảng cách cây được xác định như nhau trên các đường đồng mức,
đường đồng mức dài hơn thì số cây nhiều hơn.
+ Khoảng cách giữa các cây trên một hàng, các hàng trên một lô tuỳ thuộc
vào từng loài cây trồng cụ thể.
* Chú ý: Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế,
song mật độ cây trên một đơn vị diện tích ít hơn trồng theo kiểu nanh sấu, mặc dù
khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau.

1.1.4. Thiết kế hệ thống chống xói mòn
Trong trường hợp trồng đào dưới chân đồi cần phải áp dụng các biện pháp
phòng chống xói mòn tại phía sườn, đỉnh đồi như sau:
a) Đập chắn nước
Ở các nơi hợp thuỷ giữa các sườn đồi để hạn chế dòng chảy và giữ nước tưới cho cây
trong mùa khô hạn.
b) Băng bậc thang
- Độ dốc < 10
0
không cần làm băng bậc thang. Chia lô thiết kế như đất bằng,
trồng cây theo băng. Trồng cây theo đường đồng mức, bố trì hàng cây so le hoặc
hàng kép, trồng băng cây phân xanh giữ nước.
- Địa hình có độ dốc >10
0
phải thiết kế băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ
nước ở mép bờ. Đồng thời kết hợp các biện pháp phòng chống xói mòn phía sườn
và đỉnh:



23
- Tạo vật chắn
+ Tạo vật chắn bằng tre, gỗ.
+ Tạo vật chắn bằng đá (bờ đá đồng mức)
+ Tạo vật chắn bằng băng cây xanh. Trồng cây keo tai tượng phía đỉnh và
sườn đồi là phương pháp phòng chống xói mòn thích hợp
- Trồng cây đào theo phương thức nông lâm kết hợp: Khi cây đào ở thời kỳ
cơ bản giữa những hàng đào nên trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đỗ, lạc, đậu
tương… để tăng hiệu quả kinh tế, làm cho đất màu mỡ và có nguồn phân xanh tại
chỗ bón cho cây.

- Sử dụng biện pháp che phủ đất để canh tác đất bền vững
1.1.5. Thiết kế hệ thống tưới tiêu
* Mục đích
- Cung cấp nước cho vườn cây
- Cung cấp dinh dưỡng
* Chuẩn bị
- Sơ đồ quy hoạch khu vực trồng cây đào
- Giấy vẽ A
3
hoặc A
4
- Bút chì than, chì màu, tẩy chì
* Các bước tiến hành
- Vẽ sơ đồ hệ thống tưới tiêu khu vực trồng cây đào lên giấy.
- Hệ thống bao gồm:
+ Hệ thống tưới tự chảy: mương, kênh
+ Bể chứa nước
+ Hệ thống tưới phun
+ Hệ thống tưới nhỏ giọt
1.2. Xây dựng vườn trồng
1.2.1. Xây dựng hệ thống đường đi lại
a) Công tác chuẩn bị
- Máy móc, thiết bị làm đường
- Dụng cụ thủ công hỗ trợ xây dựng đường như cuốc, xẻng, xà beng, cáng đất…số
lượng máy móc thiết bị dụng cụ vật tư tuỳ thuộc vào số lượng người tham gia.



24
- Bản thiết kế.

- Nhân sự
b) Các bước tiến hành
* Chuẩn bị:
- Bản thiết kế
- Máy móc thiết bị, dụng cụ làm đường: Tùy từng loại đường mà chuẩn bị
nội dung khác nhau.
- Nhân lực
- Chi phí
c) Thực hiện
Theo bản thiết kế và yêu cầu kỹ thuật đề ra:
+ Đường trục chính: 4 - 6 m
+ Đường lên đồi: 3,0 – 4,0m
+ Đường giao thông giữa các đồi, các lô: Rộng 2,5 – 3,0m
+ Đường trong lô, đường chăm sóc cây: Rộng 0,6m
1.2.2. Phát dọn thực bì
- Tất cả những vùng đồi đang trồng cây lâm nghiệp hay đang bỏ hoang, nếu
chuyển sang trồng cây đào thì phải phát dọn thực bì, đánh gốc cây rừng. Nếu điều
kiện cho phép thì san ủi tạo mặt phẳng tương đối để công việc thiết kế vườn diễn ra
thuận lợi.
- Những nơi đất dốc không cày được cũng phải dẫy cỏ, san lấp những chỗ
quá gồ ghề tạo bề mặt tương đối phẳng rồi mới tiến hành đào hố trồng cây.
- Những nơi đất không quá dốc hoặc bằng sau khi phát quang, san ủi sơ bộ
có thể cày bừa qua một lượt để tạo cho vườn sạch cỏ, tơi xốp hạn chế sự thoát hơi
nước do lớp thực bì bị phát quang.
1.2.3. Xây dựng hệ thống chống xói mòn
Trong trường hợp trồng đào dưới chân đồi trên đất dốc >10
0
, phía sườn và
đỉnh đồi.


Căn cứ vào khả năng tài chính và nguồn lực sẵn có mà các hộ có thể lựa
chọn một số biện pháp sau đây:
- Đập chắn nước

×