Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 50 trang )

1

I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM
1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt Nam hiện nay
1.1.1. Giống gà hướng trứng nhập nội (Egg type)
Bảng 2.1. Tình hình giống gà hướng trứng nhập vào Việt nam từ năm 1990 đến
nay (nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006)

Giống gà nhập vào Việt
Nam
Nước cung
cấp
Năm đầu tiên
nhập
Tình trạng hiện
nay (2011)
1 Goldline 54 Hà Lan 1990 Không còn
2 Brown Nick Mỹ 1993 Phát triển
3 Hisex Brown Hà Lan 1995 Phát triển
4 Hyline Mỹ 1993 Phát triển
5 ISA Brown Pháp 1998 Phát triển
6 Babcobb-B380 Pháp 1999 Phát triển
7 Lohmann Brown Đức 2002 Phát triển
Việt Nam đã nhập các giống Leghorn trắng, năm 1974 từ Cu Ba; Giống gà
Moravia, năm 1988 từ Tiệp Khắc (cũ), cả hai giống gà này, hiện nay không còn được
nuôi trong sản xuất nữa.
* Đặc điểm chung của giống gà hướng trứng hiện nay
- Nguồn gốc, xuất sứ: Thường được tạo ra do lai tạo, trong đó thường sử dụng
nguồn gen giống Leghorn; có nhiều dòng trong 1 giống.
- Đặc đ
iểm ngoài hình:


Nhìn tổng thể thì gà có dáng thanh, nhỏ gọn, ngực lép, bụng bầu; mào, tích và lông
đuôi phát triển, phản ứng linh hoạt.
Chi tiết: Đầu nhỏ thanh, mắt sáng, linh hoạt; mào-tích phát triển;cổ dài thanh; ngực
lép, bụng bầu; bộ lông ép sát vào thân, lông đuôi dài, xòe rộng; chân cao và khô; thần
kinh linh hoạt.
Màu sắc lông: Nếu gà thương phẩm lông màu trắng thì cả bố mẹ có màu lông
trắng, nếu màu nâu (brown) thì bố có màu lông đỏ còn mẹ có màu lông trắng
• Khả năng sản xuấ
t của gà Bố mẹ
- Khối lượng gà mái: 2,3 kg; Khối lượng gà mái trống: 3,2-3,8 kg
- Năng suất trứng của dòng bố: 220
- Năng suất trứng của dòng mẹ: 240
- Tuổi đẻ đầu: 20 tuần tuổi
- Tỷ lệ nuôi sống: 94-95 % (hậu bị); 91 % giai đoạn đẻ
- Tiêu tốn thức ăn: 7-8 kg (1-18 tuần tuổi) và 105-120 g/con/ngày giai đoạn đẻ .
- Số
gà con mái / gà mẹ: 80-88 con (25-70 tuần tuổi)
2

Hình 2.1. Gà Leghorn mái
• Khả năng sản xuất của gà thương phẩm
- 0-18 tuần tuổi:
+ Tỷ lệ nuôi sống là 96-98 %;
+ Tiêu tốn thức ăn là 5,7-8,1 kg;
+ Khối lượng lúc 18 tuần tuổi: 1,6-1,8 kg;
- Giai đoạn đẻ:
+ Tỷ lệ nuôi sống: 94-98 %;
+ Tuổi đẻ đầu: 19-20 tuần tuổi;
+ Năng suất trứng /mái bình quân:310-340 quả /80 tuần tuổi;
+

Khối lượng trứng: 60-63 g;
+ Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 1,5- 2,0 kg
+ Khối lượng 80 tuần tuổi: 2,0-2,2 kg
1.1.1.1. Gà Leghorn
a. Nguồn gốc
Gà Leghorn có nguồn gốc ở Italia. gà Leghorn có ngoài hình to hơn, mào, tích to
hơn, lông đuôi sếp xít nhau, còn người Mỹ thì tạo ra gà Leghorn với những đặc điểm
đối lập với người Anh; tuy nhiên giống gà này luôn cho năng suất trứng cao, khoảng
250 trứng hoặc cao hơn cho 1 năm đẻ.
b. Đặc đi
ểm của gà Leghorn trắng
Mào đơn có dạng cong tròn, lá tai trắng, đôi khi
có những chấm vàng. Mống mắt màu đỏ hoặc da
cam. Mỏ chắc màu vàng. Cổ dài trung bình có nhiều
lông dài. Mình thon, ngực hơi dô về phía trước. Chân
cao trung bình, có đầu gối rõ rệt, bàn chân mảnh màu
vàng. Lông áp sát vào thân màu trắng về sau hơi ngả
vàng, đuôi có góc rộng và nhiều lông. Ở gà mái mào
đứng hoặc ngả sang một bên nhưng không che mắt.
Bụng phẳng và mềm. Đuôi thay đổi tuỳ ý: lúc thẳng,
lúc quay sang trái, lúc quay sang ph
ải. Vỏ trứng màu
trắng, lông tơ gà con màu vàng.
c. Khả năng sản xuất
Ở tuổi trưởng thành, gà trống có thể tới nặng 3,4 kg, gà mái là 2,5 kg. Năng
suất trứng 180 -250 quả/năm, khối lượng trứng 55 - 60 g.
 Một số đặc điểm gà Leghorn ở Việt Nam
Ở nước ta nhập gà Leghorn từ lâu nhưng còn lẻ tẻ; đến 1974 mới nhập với số
lượng nhiều với hai dòng X và Y từ Cu Ba; các dòng gà này
được tạo ra từ những năm

50 ở Canada do Hãng Shaver xuất khẩu rộng rãi từ những năm 1960.
.
3

Hình 2.3. Gà mái
Goldline thương phẩm
Hiện nay trong khu vực nông thôn, người dân dùng trống Ai Cập cho lai với mái
Leghorn để lấy mái lai nuôi đẻ trứng thương phẩm. Năng suất trứng đạt 235 – 250
trứng /mái/năm, vỏ trứng mầu nâu nhạt, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của người dân.
1.1.1.2. Gà Goldline 54
a. Nguồn gốc
Gà Goldline 54 là gà Bovan Goldline, được tạo
ra khi cho lai gà trống Rhode Island Red với gà mái
Sussex màu lông nhạt. Việt Nam nhập từ Hà Lan
năm 1990.
b. Đặc điểm ngoại hình
Có đặc đi
ểm ngoại hình đặc trưng của giống gà
hướng trứng.
Màu lông: Gà gồm bốn dòng, hai dòng trống A,
B và hai dòng gà mái C, D. Khi ghép hai dòng tạo
thành dòng gà trống (AB) có màu lông nâu đỏ và dòng
gà mái (CD) có màu lông màu trắng.
- Số gà con được sản xuất/1 gà mái: 86 con
Một số chỉ tiêu sản xuất gà thương phẩm:
* Giai đoạn hậu bị (0 - 20 tuần tuổi):
- Khối lượng cơ thể lúc 17 tuần tuổi: 1360 - 1420 g
- Khối lượng cơ thể lúc 18 tuần tuổi: 1450 - 1520 g
- Khối l
ượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi: 1620 - 1720 g

- Thức ăn tiêu thụ đến 20 tuần tuổi: 7.500 g
* Giai đoạn sinh sản ( 21 - 80 tuần tuổi):
- Tỷ lệ nuôi sống: 93 - 94 %
- Tuần tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50%: 22 tuần
- Tỷ lệ đẻ cao nhất: 93 %
- Khối lượng trứng binh quân: 61 - 63 g
- Sản lượng trứng gà mái (21 - 80 tuần tuổi): 313 quả
- Tiêu thụ thức ăn bình quân/kg trứng: 2300 g
- Khối lượng gà đẻ cu
ối kỳ: 2100 - 2300 g
2.1.1. 3. Gà Hy-line Brown
a. Nguồn gốc
4

Hình 2.5. Gà Hyline brown thương phẩm
Hình 2.4. Gà Hyline bố mẹ
Gà Hy-line Brown do công ty Hy-Line International của Mỹ, thành lập từ năm 1936
tạo ra. Hiện nay giống gà này còn
có các con lai Hybrid như Hy-
Line W-36, Hy-Line W-98, Hy-
Line Silver Brown, Hy-Line
Gray. Gà Hyline được nuôi ở 120
nước trên thế giới.
Việt Nam nhập gà Hyline
brown trực tiếp từ hãng Unicoast
Corportio Import & Export U.S.A
năm 1993, hiện nay giống này
vẫn đang được nuôi phổ biến.
b. Đặc điểm ngoại hình
Có đặc điểm ngoại hình đặc

trưng của giống gà hướng trứng.
c. Khả năng sả
n xuất
Một số chỉ tiêu sản xuất gà bố mẹ
- Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50 %: 161 ngày
- Tỷ lệ đẻ cao điểm: 30 tuần 88 %
- Sản lượng trứng /mái bình quân: 18 - 70 tuần: 257 quả
- Tổng số trứng giống: 25 - 70 tuần
- Tổng số trứng giống (25 - 70 tuần): 211 quả
- Tổng số gà con thương phẩm/1 mái (25 - 70 tuần): 86 con
- Tỷ lệ nở (25 - 70 tuần): 82 %
- Khối lượ
ng trưởng thành (60 tuần tuổi):
+ Gà mái: 2,31 kg
+ Gà trống: 3,58 kg
-Tiêu tốn thức ăn (1 - 18 tuần):
7,65 kg
- Tiêu thụ thức ăn (18 – 70 tuần):
112 g/gà/ngày
- Thức ăn cho 10 quả trứng:
1,6 kg
Một số chỉ tiêu sản xuất gà thương phẩm
Giai đoạn hậu bị 0 - 17 tuần tuổi:
- Tỷ lệ nuôi sống: 96 - 98 %
- Tiêu tốn thức ăn: 5,7 - 6,0 kg
5

Hình 2.6. Gà Brown Nick thương phẩm
- Khối lượng lúc 17 tuần tuổi:1,40 kg
Giai đoạn gà đẻ trứng đến 80 tuần tuổi

- Tỷ lệ đẻ lúc cao điểm: 94 - 96 %
- Sản lượng trứng/mái đầu kỳ:
348 -358 quả
- Sản lượng trứng/mái bình quân: 358-368 quả
- Tổng KL trứng/mái (18-80 tuần tuổi): 21,7 kg
- Tỷ lệ nuôi sống 18 - 80 tuần tuổi: 94 %
- Ngày tuổi đạt 50 % tỷ lệ đẻ: 142 ngày
- Khối lượng trứng bình quân 70 tuần tuổi: 64,4 g/qu

- Thức ăn bình quân giai đoạn đẻ: 107 g/gà/ngày
- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 1,73 kg
1.1.1.4. Gà Brown Nick
a. Nguồn gốc
Công ty H&N của Mỹ thành lập năm
1936 đã giới thiệu giống gà Brown nick năm
1965.
Việt Nam nhập từ hãng gà Brown nick H
& N Internationnal, Mỹ năm 1993.
b. Đặc điểm ngoại hình
Gà mái có màu lông màu đỏ kim, gà trống
có màu lông trắng (đặc điểm này dùng để phân
biệt gà lúc một ngày tuổi) mào đơn, vỏ trứng
màu nâu
c. Khả năng sản xuất
* Giai đoạn hậu bị 0 - 18 tuần tuổi:
- Tỷ lệ nuôi sống: 96 - 98 %
- Thức ăn tiêu tốn từ 0 - 18 tuần
tuổi:
+ Hạn chế thức: 6,1 - 6,4 kg
+ Cho ăn tự do: 6,4 - 6,7 kg

- Khối lượng lúc 18 tuần tuổi:
+ Hạn chế thức ăn:1480 g
+ Cho ăn tự do: 1540 g
* Giai đoạn gà đẻ trứng 18 - 76 tuần tuổi:
- Tỷ lệ nuôi sống: 91 - 94 %
6

Hình 2.7. Gà Babcock B - 380
bố mẹ
- Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50 %: 150 - 161 ngày
- Sản lượng trứng đến 76 tuần/mái đầu kỳ: 305 - 325 quả
- Thời gian đẻ trên 90%: 24 - 30 tuần
- Khối lượng trứng: 62,5 - 63,5 g/quả
- Mức tiêu thụ thức ăn: 109 - 118 g/com/ngày
- Thể trong lúc 76 tuần tuổi: 2200 g
1.1.5. Gà Babcock B - 380
a. Nguồn gốc
Gà Babcock B - 380 thuộc hãng IPS
(international Poultry services limited) - Vương
quốc Anh. Gà đẻ trứng màu nâu. Babcock B - 380
là con lai giữa 4 dòng, phân biệt trống mái bằng
màu lông.
Việt Nam nhập giống gà này năm 1999. Gà
Babcock B380 hiện nay thu
ộc hãng Hubbard ISA
S.A.S.
b. Đặc điểm ngoại hình chính
Dòng bố màu nâu đỏ, dòng mẹ lông màu
trắng, đều mào đơn. Gà thương phẩm màu lông đỏ,
mào đơn, vỏ trứng màu nâu.

c. Khả năng sản xuất

Một số chỉ tiêu chính của gà bố mẹ
* Giai đoạn hậu bị 0 – 18 tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống của gà mái: 96 %
Khối lượng: 1470 g
Thức ăn tiêu thụ/mái: 6,9 kg
* Giai đoạn sinh sả
n
Chỉ tiêu theo dõi 18 - 70 tuần tuổi
Số lượng trứng đẻ ra/mái đầu kì (quả) 281
Số lượng trứng ấp/mái đầu kì (quả) 247
Số lượng gà mái 1 ngày tuổi/mái đầu kì (con) 98
Khối lượng trứng trung bình (g/quả) 65
Tỷ lệ chết + loại thải cộng dồn (%) 9,4
Khối lượng gà mái (g) 1970
Khối lượng gà trống (g) 2760
7

Hình 2.10. Gà Lohmann
Brown bố mẹ
Tiêu thụ thức ăn bình quân (g/gà/ngày) 120
Một số chỉ tiêu chính của gà thương phẩm
* Giai đoạn hậu bị 0-18 tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống của gà mái: 96 - 98 %
Khối lượng: 1500 - 1600 g
Thức ăn tiêu thụ/mái: 6,6 kg




Tỷ lệ đẻ cao nhất (%): 95
Tuổi bắt đầu đẻ đỉnh cao (ngày): 26
Khối lượng trứng bình quân (g): 62.8
Số lượng trứng/mái đầu kì (quả): 349
Thức ăn tiêu thụ bình quân (g/gà/ngày): 114
Hệ số chuyển hoá th
ức ăn (kg TA/ kg trứng): 2,23
Khối lượng gà mái cuối kì (g): 2000
2.1.1. 6. Gà Lohmann Brown
a. Nguồn gốc
Gà Lohmann Brown thuộc Hãng Lohmann Tierzucht Cộng hoà liên bang Đức
(CHLB Đức), thành lập từ 1959. Việt Nam nhập từ gà Lohmann Brown CHLB Đức
năm 2002 .
b. Đặc điểm ngoại hình
- Dòng bố lông màu đỏ, mào đơn.
- Dòng mẹ lông màu trắng, mào đơn.
- Gà thương phẩm lông màu nâu đỏ, mào
đơn, vỏ trứng nâu.
c. Khả năng sản xuất
Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ
* Giai đ
oạn hậu bị (1-20 tuần tuổi)
- Tỷ lệ nuôi sống: 96 – 98 %
- Khối lượng gà mái: 1500 -1700 g
- Khối lượng gà trống: 2000 – 2200 g
- Thức ăn tiêu thụ /mái: 8,0 kg
* Giai đoạn sinh sản
8

Chỉ tiêu theo dõi 20 - 72 tuần tuổi

Số lượng trứng đẻ ra/mái đầu kì (quả) 238 -250
Số lượng gà mái 1 ngày tuổi/mái đầu kì (con) 90 -100
Tỷ lệ chết + loại thải cộng dồn (%) 6 -10
Khối lượng gà mái (g) 2000 -2200
Khối lượng gà trống (g) 3000 - 3300
Tiêu thụ thức ăn đến 68 tuần tuổi (kg/con) 40
Tỷ lệ ấp nở (%) 78 -82

Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà thương phẩm
* Sản xuất trứng
- Tuổi đạt 50% tỷ lệ đẻ: 150 - 160 ngày tuổi
- Đỉnh cao tỷ lệ đẻ: 91 - 94 %
- Năng suất trứng trung bình (quả/ mái đầu kỳ):
+ 12 tháng khai thác: 290 - 300
+ 14 tháng khai thác: 330 - 340
- Khối lượng trứng (kg/mái đầu kỳ):
+ 12 tháng khai thác: 18,5 - 195
+ 14 tháng khai thác: 64 - 65
* Thức ăn tiêu thụ:
+ Giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi: 7,4 - 7,8 kg
+ Giai đoạn gà đẻ: 112 - 122 g/gà/ngày
+ Tiêu tốn thức
ăn/kg trứng: 2,1 - 2,3 kg
* Khối lượng cơ thể gà mái:
+ Lúc 20 tuần tuổi: 1,5 - 1,6 kg
+ Lúc cuối kỳ khai thác trứng: 1,9 - 2,2 kg
* Tỷ lệ nuôi sống:
+ Giai đoạn gà hậu bị: 97 - 98 %
+ Giai đoạn gà đẻ: 94 - 96 %


2.1.2. Giống gà hướng thịt nhập nội (Meat type)
Việt Nam nhập nhiều giống gà hướng thịt cao sản của các hãng nổi tiếng trên
thế giới để sản xuất gà thịt thương phẩm (gà broiler). Một số
giống đến nay không còn
nuôi trong sản xuất nữa mà chỉ nuôi để khai thác nguồn gen để lai tạo, một số giống
khác vẫn đang phát triển tốt, được nuôi khá rộng rãi.
Hình 2.10. Gà Lohmann
Brown thương phẩm
9

Bảng 2.2. Tình hình giống gà hướng thịt nhập vào Việt nam từ năm 1990 đến nay
(nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006)

Giống gà nhập vào Việt
Nam
Nước cung
cấp
Năm đầu tiên
nhập
Tình trạng hiện
nay (2011)
1. BE.88 Cu Ba 1993 Không còn
2. ISA Vedette Pháp 1994 Không còn
3. AA (Arbor Acress) Mỹ 1993 Phát triển
4. ISA. MPK Pháp 1998 Phát triển
5. Avian Mỹ 1993 Phát triển
6. Ross-208 / 308 / 508 Anh 1993 Phát triển
7. Lohmann meat Đức 1995 Phát triển
8. Cobb Mỹ 1997 Phát triển
Việt Nam đã nhập từ Cu Ba các giống Cornish năm 1968, giống gà Plymouth

rock năm 1974, giống Hybro (HV 85) năm 1985, cả ba giống gà này, hiện nay được
nuôi giữ nguồn gen để nghiên cứu lai tạo giống mới, không còn được nuôi trong sản
xuất nữa.
* Khả năng sản xuất của gà bố mẹ:
• Khối lượng 20 tuần tuổi: 2,8-3,1 kg (gà trống); 2,1-2,3 kg (gà mái); khối lượng
lúc loại thải: 3,5 -4,5 kg.
• Tuổi đẻ đầu: 24-25 tuầ
n.
• Năng suất trứng / 66 tuần tuổi: 180-190 quả.
• Số lượng gà con 1 ngày tuổi sản xuất ra /mái: 135-160 con.
• Tiêu tốn thức ăn/gà hậu bị: 12-14 kg.
• Tiêu tốn thức ăn/ngày giai đoạn sinh sản: 132-160 g/mái; 125 g/ trống.
* Khả năng sản xuất của gà broiler 42- 49 ngày tuổi:
– Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %
– Khối lượng sống: 2,2-2,7 kg
– Hệ số chuyển hoá thức
ăn (FCR): 1,9 - 2,2 kg
– Tỷ lệ thân thịt: 67-70 %
– Tỷ lệ cơ ngực: 20-23 %
– Tỷ lệ cơ đùi + cẳng: 23-26 %
1.1.2.1. Gà Arbor Acres (AA)
a. Nguồn gốc
Arbor Acres là tên chi nhánh thuộc công ty Aviagen, được thành lập năm 1933
tại Mỹ, Việt Nam nhập giống gà AA từ đàn ông bà ở Malaysia và Thái Lan năm 1993.
b. Đặc điểm ngoại hình
10

Hình 2.11. Gà Arbor Acres (AA) bố mẹ và thương phẩm
Gà bố mẹ và con thương phẩm đều có lông màu trắng, mào đơn, vỏ trứng màu nâu.
c. Khả năng sản xuất

Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ
- Năng suất trứng lúc 64 tuần/mái đầu kỳ: 185 quả
- Tuổi đạt 5% tỷ lệ đẻ: 25 tuần
- Tuổi đẻ đạt tỷ lệ cao nhất (86,3 %): 31 - 35 tuần
- Gà Broiler một ngày tuổi/ mái đầu kỳ: 151 con
- Tỷ lệ
loại thải giai đoạn hậu bị: 4 -5 %
- Tỷ lệ loại thải giai đoạn đẻ: 8 %
- Tiêu tốn thức ăn cho 100 trứng ấp (kể cả HB): 30,7 kg
- Tiêu tốn thức ăn cho 100 gà con (kể cả HB): 36,3 kg











Chỉ tiêu Kết quả
Tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi (%) 86,41
Khối lượng.cơ thể lúc 20 tuần tuổi
- Gà trống (g) 2920
- Gà mái (g) 2130
Chi phí TĂ/gà đến 20 tuần tuổi
- Gà trống (g) 9985
- Gà mái (g) 8300
Tuần tuổi đẻ đạt 5% 25,60

Tuần tuổi đẻ đạt đỉnh cao 38,52
Tỷ lệ đẻ cao nhất (%) 71,30
Số trứng đẻ/mái 60 tuần tuổi (quả) 132,64
11

Số trứng giống/mái 60 tuần tuổi (quả) 120,51
Tỷ lệ gà loại I/trứng ấp (%) 79,24
Số gà con loại I /mái (con) 95,49
Chi phí TĂ/10 quả trứng tính cả hậu bị (g) 3645
Chi phí TĂ ăn/gà con loại I tính cả hậu bị (g) 506,30

b. Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà AA broiler (năm 2010)
Tuần tuổi Khối lượng (g) Kg T.ăn/kg tăng khối
lượng cộng dồn
Tăng KL tuyệt đối
(g/con/tuần)
1 179 0,911 20
2 450 1,173 39
3 868 1,335 60
4 1406 1,479 77
5 2013 1,622 87
6 2637 1,765 89
7 3234 1,910 85
8 3778 2,055 78
9 4256 2,201 68
10 4664 2,348 58

Khi giết thịt ở khối lượng 2800 g, so với khối lượng sống thì tỷ lên thân thịt đạt
khoảng 72,23 %; tỷ lệ cơ ngực là 19,19-19,60%; tỷ lệ cơ đùi + cẳng là 22,99 - 23,45%.
1.1.2.2. Gà Avian

a. Nguồn gốc
Giống gà thịt Avian thuộc hãng Avian Farms International Inc - Mỹ, đăng ký
năm 1990.
Việt Nam nhập gà Avian bố mẹ từ đàn gà ông bà tại Thái Lan năm 1993.
b. Đặc điểm ngoại hình:
Gà có màu lông trắng, mào đơn.
c. Khả
năng sản xuất
Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ
- Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần: Gà mái: 1954 - 2045 g
Gà trống: 2655 g
- Lúc 65 ngày tuổi: Gà mái: 3591 - 3682 g
12

Gà trống: 4720 g
- Tuổi đạt 5% tỷ lệ đẻ: 25 - 26 tuần
- Tuổi đẻ đỉnh cao (86 %): 30 - 31 tuần
- Sản lượng trứng/mái đầu kỳ vào 41 tuần đẻ: 187 quả
- Gà Broiler một ngày tuổi/ mái đầu kỳ: 154 con
- Tỷ lệ ấp nở /trứng ấp: 86,9 %
Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà broiler
- Khối lượng cơ thể:
+ Lúc 7 tuần tuổi: 2452 g
+ Lúc 9 tuần tuổi: 3369 g
- Tiêu tốn thức
ăn /kg tăng khối lượng:
+ Lúc 7 tuần tuổi: 1,89 kg
+ Lúc 9 tuần tuổi: 2,27 kg
- Các chỉ tiêu về tỷ lệ thân thịt, cơ ngực, cơ đùi tương đương như gà AA
1.1.2.3. Gà Hubbard ISA - MPK

a. Nguồn gốc
Năm 1994 Việt Nam nhập giống gà ISA Vedette từ Pháp nuôi thăm dò, sau đó
không phát triển thêm. Năm 1998, nước ta nhập giống gà ISA MPK (Hubbard ISA) từ
Pháp.
b. Đặc điểm ngoại hình
Lông màu trắng, mào đơn.
c. Khả năng sản xuất
Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ
- Gà mái:
+ Khối lượng lúc 20 tuần tuổi: 1800 g
+ Khối lượng lúc đạt 5% tỷ lệ đẻ: 2100 g
+ Tuần tuổi đạt 5% tỷ lệ đẻ: 24 tuần
+ Năng suất trứng/mái đầu kỳ: 169,26 quả
+ Tỷ lệ trứng giống: 94 %
+ Gà Broiler một ngày tuổi/ mái đầu kỳ: 135 con
+ Tiêu tốn thức ăn/trứng ấp:
373-383 g
+ Tiêu tốn thức ăn/gà con nở ra: 398-408 g
13


Chỉ tiêu Kết quả
Tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi (%)
85,73
Khối lượng.cơ thể lúc 20 tuần tuổi

- Gà trống (g)
2900
- Gà mái (g)
2320

Chi phí TĂ/gà đến 20 tuần tuổi

- Gà trống (g)
1015
- Gà mái (g)
8650
Tuần tuổi đẻ đạt 5%
27,35
Tuần tuổi đẻ đạt đỉnh cao
39,45
Tỷ lệ đẻ cao nhất (%)
73,60
Số trứng đẻ/mái 60 tuần tuổi (quả)
136,28
Số trứng giống/mái 60 tuần tuổi (quả)
123,37
Tỷ lệ gà loại I/trứng ấp (%)
78,62
Số gà con loại I /mái (con)
96,99
Chi phí TĂ/10 quả trứng tính cả hậu bị (g)
3453
Chi phí TĂ ăn/gà con loại I tính cả hậu bị (g)
485,18

1.1.2.4. Gà Lohmann Meat
a. Nguồn gốc
Thuộc hãng Lohnmann Tierzucht Cộng hoà liên bang Đức, thành lập năm 1949. Gà
Lohmann broiler được đưa vào sản xuất năm 1956, Việt Nam nhập giống gà này 1995.
b. Đặc điểm ngoại hình

Lông, da màu trắng, mào đơn.
c. Khả năng sản xuất
Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ (năm 2010)

Chỉ tiêu Kết quả
Tổng số trứng đẻ ra đến 64 tuần tuổi 184
Tổng số trứng ấp đến 64 tuần tuổi 178
Tỷ lệ ấp nở (%) 86,1
Số gà con loại I /mái đầu kì (con) 153
Tỷ lệ đẻ cao nhất (%) 87,0
14

Hình 2.13. Gà Ross
Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị (%) 96-95
Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn đẻ (%) 92
Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà broiler (năm 2010)
Ngày tuổi
Chỉ tiêu
35 ngày 42 ngày 49 ngày
Khối lượng (g)
1976 2604 3204
Hệ số chuyển hoá thức ăn
1,618 1,768 1,919
1.1.2.5. Gà Ross 308
a. Nguồn gốc xuất xứ
Hãng Ross breeder được thành lập từ năm 1920 ở Anh, Giống gà Ross được hình
thành vào năm 1978, đến năm 1998 thì hợp nhất với các hãng Arbor Acres, Nicholas
Turkeys, Indian River brands, mặc dù hợp nhất nhưng tên giống gà Ross vẫn tiếp tục
giao dịch thương mại trên thị trường thế giới: Ross 208, Ross 308, Ross 508, Ross
708.

Việt Nam nhập gà Ross 208 năm 1993, trong quá trình phát triển, nhập thêm
Ross 308, Ross 508.
b. Đặc điểm ngoại hình
Lông màu trắng, mào đơn, ngực sâu, rộng, c
ơ ngực và cơ đùi phát triển, thịt thân
chiến tỷ lệ tương đối cao so với khối lượng
sống.
c. Khả năng sản xuất (năm 2007)
Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà
bố mẹ







Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà broiler
Ngày tuổi Khối lượng sống
(g)
Tăng khối lượng tuyệt
đối (g/con/ngày)
Hệ s
ố chuyển hoá
thức ăn
28 1412 83 1,462
35 2021 89 1,607
42 2652 90 1,751
15


49 3264 86 1,895
56 3828 77 2,030
63 4524 68 2,183
70 4764 58 2,558

1.1.3. Giống gà kiêm dụng nhập nội (Dual purpose)
Bảng 2.3. Tình hình giống gà kiêm dụng nhập vào Việt nam từ năm 1990 đến nay
(nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006)
Giống gà nhập vào Việt
Nam
Nước cung
cấp
Năm đầu
tiên nhập
Tình trạng hiện nay
(2011)
1 Tam Hoàng 882 Trung Quốc 1992 Còn lại không nhiều
2 Tam Hoàng Jiangcun Hồng Công 1995 Còn lại không nhiều
3 Lương Phượng Trung Quốc 1997 Phát triển mạnh
4 ISA-JA 57 Pháp 1997 Còn lại không nhiều
5 Sasso (SA 31) Pháp 1998 Phát triển
6 KaBir Israel 1997 Phát triển
7 ISA. Color Pháp 1999 Phát triển
8 Ai Cập Ai Cập 1997 Phát triển
9 Hubbard Plex Pháp 2000 Phát triển
10 Newhamshire Hungari 2002 Ít phát triển
11 Yellow Godollo Hungari 2002 Ít phát triển
12 Gà Sao Hungari 2002 Đang phát triển
Thế giới tạo ra các giống gà có thể nuôi thả vườn, bán nuôi nhốt, có sức chống
chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn, ít phải chăm sóc hơn nhưng năng suất thịt

thấp hơn các giống gà hướng thịt, năng suất trứng thấp hơn các giống gà hướng trứng,
được gọi là giống gà kiêm dụng thịt - trứng hoặc trứng - thịt (dual purpose).
Điển hình
nhất là giống gà Rhode Island Red (RIR) của Mỹ tạo ra, nhập vào Việt Nam từ những
năm 70 của thế kỷ 20, sau đó ta nhập giống gà Tam Hoàng (882 và Jangcun) năm
1995 từ Hồng Kông, Trung Quốc, Gà Ai Cập năm 1997 từ Ai Cập.
Các giống gà lông màu hướng thịt của thế giới tạo ra để phục vụ chủ yếu nuôi
bán nuôi nhốt (semi intensive system), gà vườn Label rough, được nhập vào Việt Nam
để nuôi theo phương thức bán chăn thả
lấy thịt (xuất chuồng lúc 70-90 ngày tuổi), rất ít
người nuôi với mục đích lấy trứng thương phẩm, nhưng được Bộ Nông nghiệp và
PTNT xếp vào nhóm gà kiêm dụng, bao gồm:
Giống Kabir (nhập từ Isral năm 1997);
Lương Phượng (nhập từ Trung Quốc năm 1997);
Giống Sasso (nhập từ Pháp năm 1998);
16

Hình 2.15. Gà Rhode Island Red bố mẹ
Isa color (nhập từ Pháp năm 1999);
Gà Sao (nhập từ Hungari năm 2002).
* Đặc điểm ngoại hình
- Đặc điểm ngoài hình: Thường là lông màu, trừ gà Ai Cập màu lông đen trắng,
còn lại là có lông màu nâu, nâu đỏ có chấm đen.
- Gà có hình dạng trung gian giữa gà hướng thịt và gà hướng trứng, thể xác to
nhưng di chuyển khá nhanh nhẹn, phù hợp với nuôi bán chăn thả.
* Khả năng sản xuất
Ngoại trừ gà Ai Cập, nhỏ con, kiêm dụ
ng trứng - thịt, còn lại gà RIR và Tam
Hoàng là kiêm dụng thịt - trứng:
- Năng suất trứng: từ 130-180 quả/mái/năm; khối lượng trứng từ 50-60 g/quả.

- Khả năng cho thịt: nuôi đến 12-14 tuần đạt khối lượng từ 1,5-2,2 kg/con
Các giống gà lông màu hướng thịt như Kabir, Lương Phượng, Sasso, Isa color
có khả năng sản xuất như sau:
- Năng suất trứng: từ 165 đến 190 trứng/mái; sản xu
ất ra 135 -150 gà con/mái
- Khả năng cho thịt: nuôi đến 13 tuần tuổi đạt khối lượng từ 2,0 -2,3 kg/con.
1.1. 3.1. Gà Rohde Island Red (RIR)
a. Nguồn gốc
Gà RIR được tạo ra năm 1890 ở Mỹ. Giống này được tạo ra do lai giữa gà địa
phương và gà Cochinchin và gà đỏ Malayxia và lai pha máu với gà Leghorn xám, gà
Cornish và gà Viandot.
Gà RIR được nhập vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ 20, đến nay không
nuôi gà RIR thuần, nhưng dùng giống gà này như nguồn gen quý để lai tạo giống mới
và con lai trong sản xuất.
b. Đặc điểm ngoại hình
Đây là giống gà kiêm dụng thịt trứng, mình dài, ngực rộng, háng rộng. Chân chắc
chắn và hơi choãi ra, có màu
vàng, mào thẳng có răng cưa,
tích to mào đỏ thẫm, bộ lông dài
phát triển và có màu đỏ nâu, rất
đẹp mã, lông đuôi đen có những
ánh xanh, phần cuối lông đuôi có
màu đen.
c. Khả năng sản xuất
Gà trưởng thành con trống
nặng 3,85 kg, con mái 2,7 – 2,9
kg, năng suất trứng đạ
t 170
(thậm chí là 250) quả/năm, khối
17


lượng trứng 55 - 60 g. Vỏ trứng màu nâu nhạt.
Gà RIR có thể thể dùng gà mái để lai với các loại gà nặng cân để sản xuất ra gà
Broiler. Ở nhiều nước cũng dùng gà trống RIR để lai với gà mái lông trắng như
Leghorn, Wyandotte, Sussex sản xuất ra gà lai có thể phân biệt được trống mái lúc mới
nở và đẻ trứng vỏ màu nâu, đáp ứng được thị trường tiêu thụ.
Việt Nam nhập giống gà RIR từ Cu Ba trong những năm 70 của thế
kỷ 20, Viện
chăn nuôi đã sử dụng gà RIR lai với gà Ri tạo ra giống mới RhodeRi (Rốt – Ri) để
nuôi lấy thịt - trứng ở khu vực nông thôn.
1.1.3.2. Gà Lương Phượng
a. Nguồn gốc
Gà Lương Phượng hoa hay gà Hoa Lương Phượng, thường được gọi tắt là gà
Lương Phượng do xuất sứ từ vùng ven sông Lương Phượng. Đây là giống gà thịt lông
màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo
thành công sau hơn ch
ục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái
nhập của nước ngoài.
Việt Nam nhập từ Trung Quốc năm 1997.
b. Đặc điẻm ngoại hình
Gà Lương Phượng có hình dáng bề ngoài gần giống với gà Ri của ta. Lông màu
vàng tuyền, vàng đốm đen hoặc đốm hoa. Sở dĩ gọi là Lương Phượng hoa vì trong đàn
gà có nhiều
màu lông
khác nhau,
như một vườn
hoa. Mào,
yếm, mặt và
tích tai màu
đỏ. Gà trống

mào đơn,
ngực nở, lưng
thẳng, lông
đuôi vươn
cong, chân
cao vừa phải.
Gà mái đàu
nhỏ, thân hình chắc, chân thấp. Da gà Lương Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon.
c. Khả năng sản xuất
Gà trống ở độ tuổi trưởng thành, có khối lượng cơ thể 2.700 g, gà mái đạt khối
lượng 2100 g lúc vào đẻ. Gà bắt đầu đẻ vào 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác
trứng (66 tuần tuổi) đạ
t 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 65
ngày tuổi đạt 1.500-1.600 g. Tiêu tốn thức ăn 2,4-2,6 kg thức ăn/kg tăng khối lượng,
nuôi sống trên 95%.
Hình 2.17. Gà Lương Phượng bố mẹ
18

Hình 2.18. Gà Sasso bố mẹ
Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng
ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp),
bán công nghiệp (vừa nhốt vừa thả) hoặc nuôi thả vườn, ngoài đồng, trên đồi.
1.1.3.3. Gà Sasso
a. Nguồn gốc
Gà Sasso do Hãng SASSO (Selection Avicole de la Sarthe et du Sud Ouest) của
Pháp tạo ra năm 1978.
Việt Nam đã nhập gà bố mẹ Sasso từ công ty Sasso - Cộng hòa Pháp vào năm
1996 nuôi ở miền Nam. Đến năm 2002 Tổ
ng Công ty chăn nuôi Việt Nam nhập 2
dòng gà ông bà về nuôi tại xí nghiệp gà giống thịt dòng thuần Tam Đảo - Vĩnh Phúc

và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc để sản xuất gà bố mẹ X44 (bố), SA31L
(mẹ); tạo ra gà thịt thương phẩm X431.
b. Đặc điểm ngoại hình
Gà SA31 được Hãng Sasso chọn tạo vào năm 1985 và sử dụng như mái nền để
sản xuất gà broiler nuôi bán công nghiệp. Gà Sasso SA31 có lông màu đỏ hoặc nâu đỏ,
có sức chịu đự
ng cao với môi trường khắc nghiệt, thích nghi với môi trường nhiệt đới
nóng ẩm. Do gà SA31 mang gen lặn hoàn toàn về màu sắc lông, nên toàn bộ số gà
broiler sản xuất ra đều mang đặc điểm ngoại hình của dòng bố (về màu da chân, màu
lông, có lông cổ hay không có lông cổ).
Hiện nay Hãng đưa ra sản xuất 23 dòng gà trống với mục đích sử dụng khác nhau:
dòng nhẹ cân hoặc nặng cân; lông đỏ, đen, xám hoặc trắng; da vàng hoặc trắng, chân đen,
xám hoặ
c vàng; trụi cổ hay có lông cổ. Các dòng sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:
Các dòng lớn chậm: lông màu vàng (T44, T44NI, T88); màu trắng (T55, T55N,
Malvoisine, Sussex); các màu khác (Gris cendre, T55Npb, T77N). Các dòng lớn chậm
chỉ có khối lượng cơ thể từ 1,75-2,5kg ở 84 ngày tuổi.
Dòng trung bình: lông màu vàng (X44 khối lượng cơ thể lúc 63 ngày từ 2,25-
2,7kg; dòng XL44 có khối
lượng cơ thể lúc 56 ngày
2,15-2,55kg; dòng XL44N có
khối lượng cơ thể lúc 56
ngày 1,9-2,25). Dòng có màu
lông trắng là X55 có khối
lượng cơ thể đạt 2,2-2,65kg ở
63 ngày tuổi.
Dòng lớ
n nhanh: gồm
các dòng C có lông màu
vàng (C44 và C88N), các

dòng này có khối lượng cơ
thể từ 2,3-2,76kg ở 56 ngày
tuổi.
Về dòng mái, hãng Sasso có
6 dòng (SA51N, SA51,
SA51A, SA31, SA31A và SA31L) nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng: lùn hoặc chắc
19

khoẻ, nặng cân hoặc nhẹ cân, tự phân biệt tính biệt hoặc không. Trong đó có 2 dòng
được sử dụng rộng rãi hiện nay là 2 dòng mái SA31 và SA51 (Sasso, 2008) .
Gà SA31: Được hãng SASO chọn tạo vào năm 1985, để sản xuất gà bloiler nuôi
bán công nghiệp. Có 3 loại gà SA31: Bình thường, cân nặng và mini (lùn). Gà SA31
có lông màu đỏ hoặc màu nâu đỏ, có sức chịu đựng cao với môi trường khắc nhiệt,
thích nghi với môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Do gà SA31 mang gen lặn nên toàn bộ
số gà bloiler sản xuất ra đều giống dòng bố
(về màu chân, màu lông, có lông cổ hay
trụi lông cổ)
c. Khả năng sản xuất
Khả năng suất của gà dòng mái SA31
Chỉ tiêu SA31 mini SA31 binh
thường
SA31
cân nặng
- Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi (g) 1.700 2.010 2.290
- Khối lượng cơ thể lúc 24 tuần tuổi (g) 1.900 2.400 2.370
- Khối lượng cơ thể lúc 66 tuần tuổi (g) 2.450 3.100 3.450
- Số lượng trứng đến 66 tuần tuổi (quả) 188 18 181
Trong đó số lượng trứng giống (quả) 181 178 176
- Tỉ lệ chết 1 – 20 tuần tuổi (%) 2,5 3 2,5
- Tỉ lệ chết 20- 66 tuần tuổi (%) 5 8 5

- Tiêu tốn thức ăn 1- 66 tuần tuổi (kg/con) 45,53 48 59

Khả năng suất của gà Sasso broiler (nuôi nhốt)
SASO X 431
Tuổi
KL (g) FCR
35 ngày tuổi 1.155 1,82
42 ngày tuổi 1.500 2,00
49 ngày tuổi 1.840 2,15
56 ngày tuổi 2.180 2,19
63 ngày tuổi 2.550 2,46

20

Hình 2.19. Gà Kabir bố mẹ (trống GGK, mái K277)
1.1.3.4. Gà Kabir
a. Nguồn gốc
Công ty gà Kabir (Kabir Co.Ltd) được thành lập năm 1962 tại vùng Moshat
Hemed của Israel do nhà di truyền động vật Zvi Katz. Đây là công ty tạo giống lớn
nhất ở Israel do gia đình Zi Kats làm chủ.
Việt Nam nhập gà Kabir năm 1997, ba đàn gà bố mẹ được công ty chăn nuôi
Việt Nam nhập về từ Israel với 5000 mái dòng mẹ (K277), 600 trống dòng bố (GGK)
được nuôi ở XN gà giống Châu Thành và công ty giống gia cầm Miền Nam.
b. Đặc điểm ngoại hình
Hiện nay công ty Kabir có 28 dòng gà chuyên th
ịt lông trắng và lông màu trong
đó có 13 dòng gà nổi tiếng đang khai thác và bán giống gà ông bà. Đó là các dòng
trống: K100, K100N, K400, K666, K666N, K3868, KK66 và các dòng mái: K800,
K900, K2700, K7200, và K7700. Ngoài ra công ty Kabir cũng đang khai thác 4 dòng
gà chuyên trứng là: K14, KK25, K123 (lông trắng) và K156 (lông nâu). Hiện nay có

33 nước nhập gà ông bà Kabir.
Màu lông: gà bố mẹ được tạo ra từ dòng trống ông bà GGK thuộc giống
Cornish. Lông màu đỏ, mọc lông nhanh, có gen ánh sáng vàng và dòng mái ông bà
K27 thuộc giông Plymout trắng, lông mọc chậm (gen lặn) và gen có ánh sáng vàng.
Gà thương phẩm “Label Rouge” là tổ hợp lai 4 dòng có màu lông vàng hoặc nâu
vàng, có thể phân biệt bằng màu lông do con mái có 3 vệt nâu xám ở lưng, hoặc phân
bi
ệt bằng tốc độ mọc lông (con trống mọc lông chậm, con mái mọc lông nhanh). Chân
và da đều màu vàng.
c. Khả năng sản xuất
Khả năng thich nghi: Gà bố mẹ thương phẩm đều rất dễ nuôi, có sức kháng bệnh
cao, có khả năng chịu đựng cao với các stress của môi trường đặc biệt với kiện nóng –
ẩm độ cao, lạnh - độ ẩm cao.
Gà bố mẹ có khả năng sinh sản tốt. Kết qu
ả nuôi thả ở nước ta cho thấy, gà Kabir
có sức đẻ cao, đạt 85
% vào tuần tuổi 31 –
32 và duy trì tỉ lệ đẻ
cao (> 80 %) từ 31 –
41 tuần tuổi, tỉ lệ
trứng giống 96 – 97
%, trứng có phôi 96-
97 %, tỉ lệ nở gà loại
I/tổng trứng ấp 85 –
92 %. Trứng gà Kabir
to, hình dạng đẹp,
màu nâu nhạt.

21


Chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu của
hãng
Kết quả nuôi ở Việt
Nam
- Tuổi bắt đầu đẻ (Tuần tuổi) 24 23 – 24
- Tuổi đật đỉnh cao sức đẻ (Tuần tuổi) 31 – 32 31 – 32
- Trứng trên mái đầu kì (quả) 185 130,5 (đến 52 t. tuổi)
- Tỷ lệ nở loại 1 bình quân (%) 86 85 – 92
- Gà con 1 ngày tuổi /mái đầu kì (con) 158 106,6 (đến 52 t. tuổi)
- Tỷ lệ nuôi sống 1 – 20 tuần tuổi (%) 96 97,5
- Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn đẻ (%/ tháng) 99 > 99

Gà Kabir thương phẩm thịt có khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt, gà nuôi đến 9 tuần tuổi, đạt khối lưọng 2,1 -2,2 kg/con, tiêu tốn 2, 4-2,5 kg
thức ăn/ kg tăng khối lượng.
Chỉ tiêu của hãng Kết quả nuôi ở Việt Nam
Tuần tuổi
KL (kg) FCR KL (kg) FCR
6 1,34 1,78 1,14-1,17 1,85-1,86
7 1,63 1,92 1,36-1,39 2,07-2,10
8 1,99 2,06 1,69-1,71 2,19-2,21
9 2,37 2,23 2,15-2,17 2,42- 2,43

1.1.3.5. Gà Fayoumi -Ai Cập
a. Nguồn gốc
Gà Fayoumi- Ai Cập là giống gà kiêm dụng trứng thịt, là giống địa phương có từ
lâu đời của vùng Faiyum thuộc phía tây nam thủ đô Cairo. Giống gà này được nhập
vào phương Tây năm 1940 bởi trường Đại học Iowa.
Việt nam nhập gà Fayoumi từ Ai Cập tháng 4/1997 (gọi tắt là gà Ai Cập), nuôi
tại Trung tâm nghiên cứu gia

cầm Thụy Phương - Viện chăn
nuôi.
b. Đặc điểm ngoại hình

Gà Ai Cập có tầm vóc
nhỏ, nhanh nhẹn, khả năng bay
nhảy tốt, chân cao màu chì có
hai hàng vảy tiết diện hình nêm.
Da trắng, lông đen, đầu trắng,
mào đơn đứng đỏ tươi.
Hình 2.20. Gà Ai Cập
22

c. Khả năng sản xuất
Tại Ai Cập, khối lượng trưởng thành với gà trống khoảng 2 kg và gà mái khoảng
1,6 kg.
Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền
(Viện Chăn nuôi, 2004) cho biết:
Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con (0 - 9 tuần tuổi) đạt 98,06%, giai đoạn gà dò,
hậu bị (10 - 21 tuần tuổi) đạt 97,03%, giai đoạn sinh sản đạt 90 - 91%.
Khối lượ
ng cơ thể lúc 9 tuần tuổi: gà trống đạt 779,27g/con; gà mái 668,96g/con;
lúc 19 tuần tuổi: gà trống đạt 1767,73g/con, gà mái đạt 1348,10g/con. Tuổi đẻ đầu là
150 ngày tuổi (5 tháng tuổi); Năng suất trứng 190 - 220 quả/mái/năm đẻ. Tỷ lệ trứng
có phôi đạt 93,6%; tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 86,55%.
Tiêu tốn thức ăn/gà: giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi là 1,8 - 2,0 kg; giai đoạn 10 - 21
tuần tuổi là 5,5 - 6,2 kg, trong một năm đẻ
là 25 – 38 kg.
1.1.4. Các giống gà nội của Việt Nam
Gà nội chủ yếu được nuôi chăn thả tự do ở nông hộ, do phương thức chăn nuôi

như vậy nên các giống bị lai, pha tạp, ít có giống thuần. Từ khi Nhà nước có các chính
sách về bảo tồn giống, các giống bản địa được chú ý chọn lọc, nhân thuần tại các trung
tâm nghiên cứu, cơ sở giống quốc gia và địa phương. Việt Nam có nhiều giống gà, mộ
t
số chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, một số giống gắn với các địa danh: Gà Ri, gà Mía, gà
Hồ, gà Đông Tảo, gà Văn Phú, gà Mèo, gà Chọi, gà Tre, gà Ác, gà Ô kê, gà Tè (gà
Lùn), gà Tàu vàng, …v v. Có giống mới được lai tạo mà thành như gà Rhode Ri.
Các giống gà nội có sức sống tốt, chịu đựng kham khổ, khả năng tìm kiếm thức
ăn tự nhiên tốt, chất lượng thịt, trứng thơm, ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng trong
nước. Tuy nhiên các gi
ống gà nội cho năng suất sinh sản thấp, sinh trưởng chậm.
Hiện nay, cùng với việc nhân thuần, bảo tồn nguồn gen giống bản địa, trong sản
xuất đã sử dụng nhiều công thức lai giữa các gà trống bản địa với gà mái lông màu
nhập nội để có nhiều con lai ½ máu gà nội nuôi thịt theo phương thức bán nuôi nhốt
(gà đồi, gà vườn) cung cấp cho thị trường hàng chục triệu gà thịt mỗi nă
m; Các công
thức lai thường áp dụng hiện nay là: trống gà Ri / Mía / Hồ / Đông Tảo / Chọi lai với
mái gà Lương Phượng / Sasso / Kabir; cũng có khi dùng trống Mèo lai với mái Ai
Cập.
1.1.4. 1. Gà Ri
a. Nguồn gốc
Đến nay chưa rõ nguồn gốc của gà Ri. Gà Ri phân bố hầu khắp các địa phương
trong cả nước, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung.
b. Đặc điểm ngoại hình
Rất đa dạng, gà mái: lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạ
t, xung quang cổ có
hàng lông đen, mào kém phát triển, lá tai chủ yếu là màu đỏ, một số lá tai màu trắng.
23

Hình 2.22. Gà Ri

Gà trống: Màu lông phổ
biến là đỏ thẫm, đầu lông cánh và
đuôi có lông đen ánh xanh, ngoài
ra còn có các màu: Trắng, hoa mơ
đốm trắng. Mào cờ, mào và tích
đỏ tươi, rất phát triển.
Gà Ri có da màu vàng là
chủ yếu, một số da trắng. Chân 4
ngón, có hai hàng vảy màu vàng
xen lẫn màu đỏ tươi.
c. Khả năng sản xuất
Theo các kết quả nghiên
cứu được công bố của Lê Viết Ly,
2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 2006 thì:
Kh
ối lượng mới nở là 30 - 31g; 6 tháng tuổi ở gà mái là 1130 g, ở gà trống là
1636 g; đến 12 tháng tuổi ở gà mái là 1246 g, ở gà trống là 2735 g. Thịt thơm ngon
màu trắng.
Thành thục về tính sớm: gà trống 2 – 3 tháng tuổi đã biết gáy và đạp mái, gà
mái 4 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ trứng .
Số lượng trứng /lứa/mái từ 13 – 15 quả. Năng suất trứng có thể đạt từ 70 – 125
quả. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,6 %, tỷ
lệ nở/trứng có phôi là 78 %, tỷ lệ gà con loại 1
đạt 94,1 % .
Ngoại hình: Sau khi lấy trứng ấp từ những gà mái lông vàng rơm thế hệ xuất
phát, tỷ lệ gà 1 ngày tuổi màu vàng rơm đặc trưng tăng lên rõ rệt chiếm 32,8 %. Giai
đoạn 9 tuần tuổi gà trống và mái có màu vàng rơm đạt 100 % sau khi đã chọn lúc 1
ngày tuổi, thân hình thanh tú, thon nhẹ, đầu nhỏ, đầu cánh và chót đuôi điểm những
lông đen. Chân, mỏ, da có màu vàng.


Giai đoạn 19 và 38 tuần tuổi: Gà mái toàn thân màu vàng rơm, điểm những
lông đen quanh cổ, đầu cánh và chót đuôi. Mào đơn, lá tai màu cẩm thạch. Gà trống
dáng chắc khoẻ, ngực vuông, quanh cổ phát triển lông cườm đỏ tía óng ánh, đuôi có
điểm vài lông màu xanh đen. Mào đơn, chân có 2 hàng vẩy.

Gà thích nghi với điều kiện nuôi bán chăn thả, không xuất hiện mổ cắn.
Giai đoạn hậu bị: đến 19 tuần tuổi, gà mái đạt 1245g, gà trống đạt 1735,5 g. Tỷ
lệ nuôi sống 86,6 %. Tiêu thụ thức ăn cả giai đoạn là 6,28 kg/con.

Khả năng sinh sản: Tuổi thành thục 134 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt 5 % ở 138 ngày
tuổi, lúc này khối lượng cơ thể đạt 1280g. Đến 156 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 30 %, khối
lượng đạt 1330 g.

Sản lượng trứng đạt 126,8 quả; tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng là 2,61 kg. Khối
lượng trứng ở tuần tuổi 67 là ,48,60 g. Khối lượng lòng đỏ cao chiếm 34,79 % so với
khối lượng trứng; Đơn vị Haugh là: 90,80. Tỷ lệ trứng có phôi là 90,3- 96,8 %; Tỷ lệ
ấp nở 78,5-80,4%; Tỷ lệ gà loại I/ tổng gà nở 95-97,3 % .

24

Hình 2.23. Gà Mía
Gà nuôi thịt đến 12 tuần: Tỷ lệ nuôi sống là 5,7 %. Khối lượng con trống
1140,70 g; con mái 940,50 g. Tỷ lệ thân thịt chung cho trống mái là 77,75 %. Còn tỷ lệ
thịt đùi + thịt ngực đạt 37%.

1.1.4. 2. Gà Mía
a. Nguồn gốc và sự phân bố
Gà Mía có nguồn gốc ở xã Tùng Thiện, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ngày xưa, gà
Mía là lễ vật cung tiến thần thánh, vua quan. Hiện nay, từ đàn gà thuần chủng của các

gia đình thôn Mông Phụ đã ký hợp đồng “Bảo tồn gen vật nuôi”, cung cấp trên một
vạn gà giống thuần cho các nơi, mua về để tiếp tục nhân giống thuần hoặc cho lai với
gà nội hoặc gà nhập n
ội lông màu tạo con lai nuôi thịt.
b. Đặc điểm ngoại hình
Gà có mào đơn hoặc mào hạt đậu, lá tai
đỏ, chảy xệ, da màu vàng, vàng nhạt da bụng
đỏ. Gà trống có màu lông đỏ sẫm, màu mận
chín hoặc đen, gà mái lông màu lá chuối khô,
màu đất sét. Tầm vóc to, ngực sâu, chân cao,
da chân màu vàng nhạt, có 2 đến 3 hàng vảy
màu vàng. Cổ tương đối dài, to, hai bên cổ ít
lông. Thân ngắn - phẳng. Ngực sâu, khi gà
mái đẻ được 3 – 4 tháng thì da lườn chảy
xuống như “yếm bò”, đây là một
đặc điểm nổi
bật của giống gà Mía.
c. Khả năng sản xuất
Theo các kết quả nghiên cứu được
công bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi,
2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh
Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006
thì:
Khối lượng gà con mới nở đạt 43 g, ở
20 tuần tuổi gà trống đạt 3105 g và gà mái
2395 g. Gà 13 tuần tuổi có tỷ lệ thân thịt đạt
79 % ở gà trống và 77,5 % ở gà mái. Khi
trưở
ng thành gà trống nặng 3,0 -3,5 kg, gà
mái nặng 2,5 – 3,0 kg. Thịt màu trắng, thớ thịt

mịn kém gà Ri.
Gà Mía thành thục muộn, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên từ 180 -200 ngày, tuổi đẻ
đạt 50 % từ 30 – 32 tuần tuổi; Năng suất trứng 60 -65 quả/năm; Khối lượng trứng đạt
58 – 59 g, Tỷ lệ cho phôi đạt 93 – 94 %; Tỷ lệ ấp nở /trứng ấp đạt 80 – 87 %.
1.1.4. 3. Gà Đông Tảo
a. Nguồn gốc và sự phân bố
25

Hình 2.24. Gà Đông Tảo
Gà Đông Cảo có nguồn gốc ở xã Đông
Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, vì vậy
tên của giống gà này được đổi thành Gà Đông
Tảo. Người ta không biết chính xác giống gà
này có từ bao giờ, hiện nay, từ đàn gà thuần
chủng của các gia đình thôn Đông Tảo Đông
đã ký hợp đồng “Bảo tồn gen vật nuôi”, cung
cấp trên một vạn gà giống thuần cho các nơi,
mua về để tiế
p tục nhân giống thuần hoặc cho
lai với gà nội hoặc gà nhập nội lông màu tạo
con lai nuôi thịt
b. Đặc điểm ngoại hình
Gà trống có lông mận chín, đỏ thẫm pha
đen (mã mận chín) hoặc đen (mã lĩnh); Gà mái
lông màu đất sét, trắng sữa có pha màu xám.
Gà có mào hoa hồng hoặc mào trái dâu, lá tai
đỏ, da dày màu đỏ màu.
Cổ to, ngắn, đầu to, lưng phẳng, ngực sâu,
rộng, tầm vóc to, thấp, ít lông, đùi to, chân múp
míp, chân có 3 hàng vảy trở lên, xù xì, nhiều hoa

dâu, dáng đ
i chậm chạp.
c. Khả năng sản xuất
Theo các kết quả nghiên cứu được công
bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004;
Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn,
2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 thì:
Khối lượng gà con mới nở đạt 38,5 g, ở
4 tuần tuổi gà trống nặng 219 g, gà mái nặng
208 g, 20 tuần tuổi gà trống nặng 2435 g gà
mái 1925 g, 38 tuần tuổi gà trống nặng 4895 g,
gà mái 3575g. Thớ thịt thô, màu đỏ.
Tuổi đẻ đầ
u của gà Đông Tảo là 170 -
210 ngày; Tỷ lệ đẻ tăng cao dần từ 23 – 34 tuần tuổi, đẻ cao nhất vào tháng thứ 3 sau
đẻ, sau đó giảm dần và tụt nhanh sau 46 tuần tuổi; Năng suất trứng đạt 50 - 68 quả; Tỷ
lệ trứng có phôi đạt 86,6 %; Tỷ lệ ấp nở / trứng ấp đạt 68,39 %.
1.1.4.4. Gà Hồ
a. Nguồn gốc và sự phân bố
Gà Hồ có nguồn gốc ở thị trấ
n Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh- vùng Kinh Bắc nổi
tiếng tài hoa với nhiều lễ hội, và tranh dân gian Đông Hồ đặc sắc, trong đó có bức chú
bé bế gà Hồ nổi tiếng.

×