Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

giáo trình nghề trồng bầu bí dưa chuột mô đun trồng bầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 56 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
MÃ SỐ: MĐ 02
NGHỀ: TRỒNG BẦU, BÍ, DƯA CHUỘT
Trình độ: Sơ cấp nghề








HÀ NỘI, 2012

2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02


3


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Trồng và chăm sóc bầu được Ban chủ nhiệm xây dựng nghề
ngắn hạn xây dựng trên cơ sở sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự
hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ
trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM,
thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng
bầu bí, dưa chuột. Giáo trình này được kết cấu thành 3 bài và sắp xếp theo trật
tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu
về kỹ thuật trồng bầu.
Trong cuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc bầu” chúng tôi đã tích hợp
những kiến thức, kỹ năng cần có của các công việc trồng bầu và đã cập nhật
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất bầu tại các địa phương
trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng bầu.
Giáo trình gồm 3 bài:
1) Bài 01: Chuẩn bị giống bầu
2) Bài 02: Trồng và chăm sóc bầu giai đoạn cây con
3) Bài 03: Chăm sóc bầu giai đoạn ra hoa đậu quả
Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đồng thời chúng tôi
cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của
các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường
Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi
lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban lãnh đạo
các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật,
các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận
lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Giáo trình “Trồng và chăm sóc bầu” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo
cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống,
gieo hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý
dịch hại.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Trần Văn Dư: Chủ biên
2. Trần Ngọc Hưng
3. Kiều Thị Thuyên
4. Trần Ngọc Trường

4
MỤC LỤC

BÀI 1: CHUẨN BỊ GIỐNG BẦU 6
A. Nội dung 6
1. Rễ 6
2. Thân 7
3. Lá 7
4. Hoa 8
5. Quả 9
6. Hạt 9
II. Các yếu tố ngoại cảnh và sự sinh trưởng phát triển của cây bầu 10
1. Nhiệt độ 10
2. Ánh sáng 10
3. Ẩm độ 10
4. Ảnh hưởng của đất và dinh dưỡng 10
II. Nhân giống bầu 13
1. Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu cho việc nhân giống bầu 13
1.1. Hạt giống bầu thường trồng 13
1.2. Các giống bầu hồ lô 15

2. Kỹ thuật xử lý, ngâm ủ hạt giống 15
2.1. Chuẩn bị dụng cụ ngâm ủ hạt giống 15
2.2. Các bước tiến hành 16
3. Gieo trồng cây giống 17
3.1. Gieo hạt dưa chuột vào bầu nilon (khay) 17
3.2. Gieo hạt trên nền đất 19
4. Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm 19
4.1. Tưới nước 19
4.2. Bón phân thúc 19
5. Tiêu chuẩn cây bầu giống 20
III. Xử lý cây giống 20
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21
C. Ghi nhớ 21
BÀI 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU GIAI ĐOẠN CÂY CON 22
A. Nội dung 22
1.Thời vụ trồng (dương lịch) 22
1.1. Miền Nam 22
1.2. Miền Bắc 22
2. Mật độ - khoảng cách 22
2.1. Mật độ khoảng cách 22
2.2. Cách tính lượng cây giống 23
3. Trồng cây 23
4. Chăm sóc 23
4.1. Tưới nước 23

5
* Tưới rãnh 25
4.2. Bón phân 26
4.3. Lấp dây 26
4.4. Tỉa nhánh, bấm ngọn 26

5. Làm giàn leo 26
6. Phòng trừ sâu bệnh hại giai đoạn cây con 28
6.1. Phòng trừ cỏ dại 28
6.2. Phòng trừ bệnh hại 28
6.3. Phòng trừ sâu hại 30
6.4. Lựa chọn thuốc Bảo vệ thực vật 31
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 37
C. Ghi nhớ 38
Bài 3: CHĂM SÓC BẦU GIAI ĐOẠN RA HOA TẠO QUẢ 39
A. Nội dung 39
1. Tưới nước 39
2. Bón phân 39
3. Tỉa nhánh, định nhánh 40
4. Phòng trừ sâu bệnh 40
4.1. Bệnh hại 40
4.2. Sâu hại 46
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 52
C. Ghi nhớ 52
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 53
III. Nội dung chính của mô đun: 53
VI. Tài liệu tham khảo 55

6
MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
Mã mô đun: MĐ 02
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun này trang bị cho học viên về đặc điểm thực vật học, các giống
bầu đang được trồng phổ biến hiện nay và kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng
chống sâu bệnh hại trên cây bầu.
- Mô đun 02: “Trồng và chăm sóc cây bầu” có thời gian học tập là 70 giờ,

trong đó có 13 giờ lý thuyết, 51 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang
bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như: kỹ
thuật nhân giống, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh cho cây bầu.

BÀI 01: CHUẨN BỊ GIỐNG BẦU
Mã bài: MĐ 02-01

Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm thực vật học của cây bầu;
- Trình bày được ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống bầu;
- Thực hiện thành thạo các thao tác trong kỹ thuật nhân giống đơn giản
như phương pháp gieo hạt;
- Thực hiện thành thạo các thao tác gieo hạt vào bầu trồng đúng yêu cầu
kỹ thuật;
- Thực hiện nhân giống đạt tỷ lệ xuất vườn theo quy định;
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhân giống đối với sản xuất,
kinh doanh bầu;
- Đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động.
A. Nội dung
I. Đặc điểm thực vật học
1. Rễ
- Rễ cây bầu thuộc loại rễ chùm gồm có rễ chính và rễ phụ
+ Rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác ở độ sâu từ
0 đến 50 cm, rộng 50 – 100 cm. Rễ chính có thể ăn sâu từ 1 – 1,5m, nếu trong
điều kiện lý tưởng (đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, tới xốp, thoáng khí) thì
rễ có thể ăn sâu hơn nữa.
+ Rễ phân bố tương đối nông, chủ yếu ở tầng đất 10 – 50cm


7

2. Thân
- Thân cây bầu thuộc loại
thân thảo, có đặc tính bò leo, thân
có độ dài từ 1 – 20 m, dài nhất có
thể đạt trên 30 m.
Trên thân cây chính hình
thành các cấp cành 1 rồi đến cấp
2, cấp 3
Trên thân chính ở mỗi nách
lá trên thân mọc ra các tua cuốn
và phân nhánh hoặc không phân
nhánh.
Ở các đốt trên thân chính có
lớp tế bào có khả năng phân chia
mạnh làm cho lóng vươn dài
- Dây leo thân thảo có tua
cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông
mềm màu trắng.

Hình số 2.1.1: Thân cây cây bầu
3. Lá
- Lá cây bầu gồm có lá mầm và lá thật.
+ Lá mầm: (nhú ra đầu tiên) có
hình trứng tròn dài làm nhiệm vụ
quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá
mới.

Hình số 2.1.2: Lá mầm của cây bầu



8
+ Lá thật hình tim rộng,
không xẻ thuỳ hoặc xẻ thuỳ
rộng, có lông mịn như nhung
màu trắng.


Hình số 2.1.3: Lá thật của cây bầu

4. Hoa
- Hoa cây bầu lá hoa đơn tính, (có hoa đực và hoa cái) thụ phấn khác hoa
nhờ côn trùng và gió.
+ Hoa đực: Thụ phấn
cho hoa cái

Hình số 2.1.4: Hoa đực


9
+ Hoa cái: Hình thành quả


Hình số 2.1.5: Hoa cái
5. Quả
- Quả mọng màu xanh nhạt hay
đậm, có hình dạng khác nhau hoặc
tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già
cứng hoá gỗ, thịt trắng.

Hình số 2.1.6: Quả bầu

6. Hạt
- Do hạt bầu có phần vỏ rất
dầy và cứng nên nếu ko xử lý
trước có thể rất khó nảy mầm hoặc
cây mầm có thể bị biến dạng.


10

Hình số 2.1.7: Hạt bầu

II. Các yếu tố ngoại cảnh và sự sinh trưởng phát triển của cây bầu
1. Nhiệt độ
Cây bầu thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Hạt có thể nẩy mầm ở nhiệt độ 12 -13
0
C. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Ở nhiệt độ thích
hợp cây sẽ ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nẩy mầm. Nhiệt độ càng thấp, cây
sẽ chậm ra hoa. Tổng tích ôn từ lúc nẩy mầm đến thu hoạch quả lần đầu ở các
giống địa phương là 900
0
C, đến thu hoạch là 1,650
0
C.
2. Ánh sáng
Cây bầu thuộc nhóm cây ưa sáng ngày dài. Độ chiếu sáng thích hợp cho
cây sinh trưởng và phát dục là 10 – 12 giờ/ngày. Nắng nhiều có tác dụng tốt đến
hiệu suất quang hợp, làm tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn thời gian
lớn của quả. Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây bầu trong phạm vi 15.000 –
17.000 lux.
3. Ẩm độ

Quả bầu chứa tới 90% nước nên yêu cầu vế độ ẩm của cây rất lớn, hệ số
thoát nước cao nên cây bầu là loại cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu
bí. Độ ẩm đất thích hợp cho cây bầu là 85 – 95%. Khả năng chịu hạn của cây
bầu rất kém. Thiếu nước cây không những sinh trưởng kém làm cho cây không
ra hoa, tạo quả. Nhu cầu về nước của cây bầu ở thời kỳ cây ra hoa, tạo quả là
cao nhất.
4. Ảnh hưởng của đất và dinh dưỡng
Do bộ rễ phát triển kém, sức hấp thu của rễ lại yếu nên cây bầu yêu cầu
đất trồng khắt khe hơn so với cây trồng khác trong họ. Đất trồng thích hợp là
đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích ứng 5,5 –
6,5.

11
Nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của cây bầu cho
thấy bầu sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, tiếp đến là đạm, rồi lân. Cây bầu
không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện
tượng thiếu dinh dưỡng.
4.1. Phân đạm
- Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây.
- Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây.
Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit
amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây.
- Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều
nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp
mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.
- Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai
đoạn cây sinh trưởng mạnh.
- Những loại phân đạm thường dùng bón cho cây bầu: Phân đạm ure,
amôn nitrat
4.2. Phân lân

- Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây bầu. Lân có trong
thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của
cây.
Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá
trình tổng hợp các axit amin.
Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan
rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ
ngã.
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả
sớm và nhiều.
Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không
thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu
bệnh hại v.v…
Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng
suất cây trồng.
Bón quá nhiều phân lân trong nhiều trường hợp có thể làm cho cây cây
bầu bị thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cần bón thêm phân vi lượng,
nhất là Zn.
Các loại phân lân thường dùng trong trồng cây cây bầu là phân lân nung
chảy, phân lân Văn Điển, lân Lâm Thao…
4.3. Phân kali

12
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá
trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây cây bầu.
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây cây bầu đối với các tác động
không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây
cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Kali làm tăng phẩm chất quả và góp phần làm tăng năng suất của cây.
Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm

cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả.
Trên phương diện khối lượng, cây dwac huột trồng cần nhiều K hơn N.
Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người ta ít chú ý
đến việc bón K cho cây.
Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ, cho nên sau khi thu
hoạch kali được trả lại cho đất một lượng lớn.
Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù sa được bồi
hàng năm. Vì vậy, việc bón phân kali cho cây cây bầu không được chú ý đến
nhiều.
Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp càng ngày người ta càng sử dụng
nhiều giống bầu có năng suất cao. Những giống cây trồng này thường hút nhiều
K từ đất, do đó lượng K trong đất không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, vì vậy
muốn có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, thì phải chú ý bón phân kali
cho cây.
Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy trừ đất phù sa
sông Hồng có hàm lượng kali tương đối khá, còn lại phần lớn các loại đất ở
nước ta đều nghèo kali. Hàm lượng kali ở các loại đất này thường là dưới 1%.
Ở các loại đất xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ ở miền Trung nước ta,
kali có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng năng suất cây trồng. Kali cũng cho
kết quả tốt trên đất xám Đông Nam Bộ.
Để sử dụng hợp lý phân kali cho cây cây bầu cần chú ý đến những điều
sau đây:
- Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở
các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.
- Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
- Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian
cây kết hoa.
- Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.
- Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ.
Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với

natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng
magiê, natri.

13
Các loại phân kali thường dùng để trồng bầu là clorua kali…
II. Nhân giống bầu
1. Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu cho việc nhân giống bầu
- Các dụng cụ cần chuyển bị cho việc nhân giống bầu như sau:
1.1. Hạt giống bầu thường trồng
* Một số giống bầu đang trồng phổ biến hiện nay
- Giống bầu F1 - 168
Đặc tính giống:
- Thời vụ trồng: trồng được quanh
năm
- Thời gian thu hoạch: 50 → 55
ngày
- Độ sạch 95%
- Nẩy mầm ≥ 85%
- Ẩm độ ≤ 10%
- Quy cách: 10 hạt / 1 bịch
Cách trồng:
- Bò giàn: hàng đôi cách hàng đôi
8 m, cây cách cây 80 cm
- Bò đất: hàng đôi cách hàng đôi
10 m, cây cách cây 80 cm
- Chịu hạn tốt, thích nghi nhiều
loại đất, trái nhiều, lâu tàn.
Kháng bệnh tốt, sinh trưởng
mạnh, nhanh, sản lượng cao. Nhu
cần phân bón thấp


Hình số 2.1.8: giống bầu F1 - 168
- Giống bầu sao F1

14
-Thời vụ trồng: quanh năm, vụ chính
đông xuân, xuân hè (miền Nam)
-Thời gian thu hoạch: 50-55 ngày sau
khi gieo
-Khoảng cách trồng:
+bò dàn: 8m x 0.8m
+bò đất: 10m x 0.8m
-Lượng giống gieo trồng/1000m2:
40-50g (bò đất), 50-60g (bò dàn).

Hình số 2.1.9: Giống bầu sao F1
- Giống bầu dài
Nhiệt độ nẩy mầm: 20-25 độ C
Thời gian nẩy mầm: 7-15 ngày
Độ sâu gieo hạt: 1cm
Khoảng cách trồng: 50-60 cm
Nhiệt độ phát triển: 18-40 độ C
Ánh sáng: trực tiếp, tán xạ
Thơi gian thu hoạch (ra hoa): ~80 ngày
Màu sắc: xanh
Chiều cao cây trưởng thành: thân bò
Công dụng: thức ăn, trái làm kiểng
Tập tính: cây thân bò 3-4m, trái to dài 30-40cm,
sinh trưởng nhanh, ưa nắng, đất giàu dinh
dưỡng, sợ úng.

Chất lượng hạt giống:
Độ thuần: ~95%
Độ sạch: ~98%
Tỷ lệ nẩy mầm: ~80%
Hàm lượng nước: ~8%
Tuổi thọ hạt giống: 2 năm

Hình số 2.1.10: Giống bầu
dài
- Giống bầu Đại Tiên

15
Nhiệt độ nẩy mầm: 20-26 độ C
Thời gian nẩy mầm: 7-15 ngày
Độ sâu gieo hạt: 1-2cm
Khoảng cách trồng: 30-40 cm
Nhiệt độ phát triển: 18-38 độ C
Ánh sáng: trực tiếp, tán xạ
Thơi gian thu hoạch (ra hoa): ~90 ngày
Màu sắc: xanh
Chiều cao cây trưởng thành: thân bò
Công dụng: thức ăn, làm kiểng
Tập tính: cây thân bò cao 3-4m, phát triển
nhanh, trái to 20-25cm, đậu trái cao, ít sâu bệnh,
không kén đất. Nên ngâm hạt trước khi gieo.
Chất lượng hạt giống:
Độ thuần: ~95%
Độ sạch: ~98%
Tỷ lệ nẩy mầm: ~80%
Hàm lượng nước: ~8%


Hình số 2.1.11: Hạt
giống bầu Đại Tiên
1.2. Các giống bầu hồ lô
- Giống bầu hồ lô ngắn ngày TN 242
- Thời vụ trồng: quanh năm, vụ
chính đông xuân, hè thu (miền Nam)
- Thời gian thu hoạch: 40-45
ngày sau khi gieo
- Khoảng cách trồng:
+ leo dàn: hàng đôi cách hàng đôi
4m, cây cách cây 0.8-1m
+bò đất: hàng đôi cách hàng đôi 4m,
cây cách cây 0.8-1m
-Lượng giống gieo
trồng/1000m2: 70-80g

Hình số 2.1.12: Giống bầu hồ lô
ngắn ngày TN 242

2. Kỹ thuật xử lý, ngâm ủ hạt giống
2.1. Chuẩn bị dụng cụ ngâm ủ hạt giống
- Cát ẩm
- Xô chậu

16
- Nước nóng, nước sạch
- Hạt giống
2.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Pha nước ấm khoảng 35 – 40

0
C
- Dùng 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh để được lượng nước ấm
khoảng 35 – 40
0
C

Bước 2: Cho hạt giống vào ngâm
- Hạt giống được ngâm trong khoảng
thời gian từ 24 giờ

Hình số 2.1.13: Hạt giống bầu được
ngâm ủ trong nước ấm 35 – 40
0
C

Bước 3: Vớt hạt giống ra, rửa
sạch hết nhớt bám trên hạt

Hình số 2.1.14: Vớt hạt giống bầu ra rửa
sạch nhớt





17
Bước 3: Vớt hạt giống ra ủ
trong cát ẩm hoặc giẻ ẩm
- Hàng ngày kiểm tra, khi hạt

có rễ dài 2 - 3 mm tra vào bầu hoặc
đem gieo

Hình số 2.1.15: Ủ hạt giống trong cát
hoặc giẻ ẩm
3. Gieo trồng cây giống
3.1. Gieo hạt dưa chuột vào bầu nilon (khay)
* Chuẩn bị dụng cụ
- Bầu nylon, khay
nhựa
- Đất mùn, đất bột
- Trấu, rác mục
- cuốc, xẻng
- Thùng tưới nước

Hình số 2.1.16: Dụng cụ để gieo hạt giống
* Các bước tiến hành
Bước 1:Chuẩn
bị nguyên vật liệu
- Thành phần
đất trộn bầu (sau
khi đã sàng (rây)
để loại bỏ rác, cục
đất to) thường
gồm: 40 % đất +
30% trấu hun (mùn
mục) + 30 % phân
chuồng.




Hình số 2.1.17: Trấu hun


18
Bước 2: Trộn đều đất
+ Trấu + phân chuồng hoai
mục lại với nhau



Hình số 2.1.18: Trộn đất và trấu hun, phân
chuồng hoai mục
Bước 2: Đục lỗ thoát
nước cho túi bầu nylon
- Túi bầu bằng nilon, kích
thước 6 x 8 cm được đục lỗ
hoặc cắt góc phía dưới để
thoát nước.



Hình số 2.1.19: Túi bầu được đục lỗ thoát
nước

Bước 3: Cho hỗn hợp đất vào
bầu nilon, vào khay nhựa
- Khi cho đất vào bầu, dùng tay
hơi nén chặt đất trồng bầu để cho bầu
không bị đổ khi xếp bầu thành luống.


Hình sô 2.1.20: Cho hỗn hợp đất vào
khay nhựa


19
Bước 4: Tra hạt vào bầu đất,
khay nhựa
- Tra hạt giống vào bầu đất, tiến
hành tra hạt nhẹ nhàng, tránh làm hạt
giãy mầm.
- Đặt hạt nằm ngang, rễ hướng
xuống đất, đặt hạt sâu khoảng 1 cm
rồi phủ lên trên 1 lớp đất mỏng 0,5
cm. Đặt 1 hạt/1 bầu (ô đất). Bầu cây
con đặt nơi có ánh sáng, thoát nước
tốt, làm giàn che chống rét nếu nhiệt
độ < 15
0
C hoặc khi có mưa lớn.

Hình số 2.1.21: Tra hạt vào khay nhựa
Bước 5: Tưới nước giữ ẩm cho hạt giống
- Tưới nước giữ ẩm thường xuyên tạo điều kiện cho hạt phát triển.
3.2. Gieo hạt trên nền đất
- Trộn phân chuồng hoai mục với đất bùn tỷ lệ 1:1, rải trấu xuồng dưới
nền trước khi dàn bùn. Độ dày bùn 3 cm, khi ráo cắt ô vuông 5 x 5 cm.
- Đặt hạt nằm ngang, rễ hướng xuống đất, đặt hạt sâu khoảng 1 cm rồi
phủ lên trên 1 lớp đất mỏng 0,5 cm. Đặt 1 hạt/1 bầu (ô đất). Mỗi sào cần 1.000
bầu (cả dự phòng). Bầu cây con đặt nơi có ánh sáng, thoát nước tốt, làm giàn

che chống rét nếu nhiệt độ < 15
0
C hoặc khi có mưa lớn.
4. Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm
4.1. Tưới nước
- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống
- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm
- Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh
+ Tưới 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
- Trời rét tùy độ ẩm đất
+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều
4.2. Bón phân thúc
- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc
- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:
+ Phân đạm 0,1% pha với nước sạch

20
+ Bón thúc tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1
khoảng 7 – 10 ngày)
Lưu ý: Trước khi nhổ đi trồng 10 ngày không được bón thúc
- Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống
chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém.
5. Tiêu chuẩn cây bầu giống
- Tiêu chuẩn cây giống
+ Cây khỏe, to, mập, cứng
cáp, rễ thẳng, cây có từ 2 – 3 lá
thật. Chiều cao cây từ 10 – 15 cm.
+ Không bị sâu bệnh và dập

nát.
- Huấn luyện cây con trước
khi đem trồng.
+ Tuyệt đối không tưới nước
cho cây con 4 – 7 ngày trước khi
nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất
+ Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ,
phải tưới đẫm nước cho đất mềm,
nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng
cây

Hình số 2.1.22: Cây bầu giống đủ tiêu
chuẩn
III. Xử lý cây giống
- Đối với cây bầu giống trước khi đem trồng ngoài ruộng sản xuất cây
giống cần được lựa chọn kỹ để cây giống sinh trưởng và phát triển tốt, sau này
sẽ cho năng suất cao và phẩm chất tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu
dùng.
- Cây giống đủ tiêu chuẩn là cây giống sinh trưởng và phát triển mạnh,
cây có từ 2 – 3 lá thật không bị sâu bệnh hại, đặc biệt trong giai đoạn này cây
giống thường bị bệnh lở cổ rễ, đây là một loại bệnh làm chết cây hàng loạt, nếu
lựa chọn cây giống không đủ tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến các cây còn lại trong
vườn.
* Xử lý cây giống bằng thuốc hóa học: Trước khi đánh cây giống ra
ruộng sản xuất, ta nên tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây. Các loại thuốc
thường sử dụng là Ridomil gold, Viben C, Daconil
* Huấn luyện cây giống: Trước khi đánh cây ra ruộng sản xuất không nên
tưới nước trong vòng 2 – 3 ngày để cho cây giống làm quen với tình trạng thiếu
nước, khi trồng ra ruộng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.


21
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Dùng nước ấm bao nhiêu độ để xử lý hạt giống bầu?
A. 20 – 30
0
C B. 30 – 40
0
C C. 35 – 40
0
C
Câu 2: Cây giống đạt tiêu chuẩn là?
A. Cây có 1 lá thật B. Cây có 2 – 3 lá thật C. Cây có 5 – 10 lá thật
Câu 3: Ngâm ủ hạt giống trong khoảng thờ gian bao lâu?
A. 24 giờ B. 6 – 8 giờ C. 12 giờ
2. Bài thực hành
* Bài thực hành số 2.1.1: Ngâm ủ hạt giống
- Mục tiêu:
+ Trình bày được các bước trong quy trình ngâm ủ hạt giống;
+ Biết cách ngâm ủ hạt giống bầu, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nguồn lực: Các loại hạt bầu giống, nước nóng, nước lạnh, chậu, xô…
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/ nhóm)
hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần
các bước/nhóm bước công việc.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị hạt giống,
pha nước ấm, ngâm ủ hạt.
- Thời gian hoàn thành:
Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình
thực hiện xong nhiệm vụ được giao.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Ngâm ủ

được 200g hạt giống bầu tuân theo từng bước quy trình và đúng theo yêu cầu kỹ
thuật.
C. Ghi nhớ
- Ngâm ủ hạt giống


22
BÀI 02: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU GIAI ĐOẠN CÂY CON
Mã bài: MĐ 02-02

Mục tiêu:
- Trình bày được trồng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bầu giai
đoạn cây con theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn cây con trong sản xuất
cây bầu;
- Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, cây giống và bảo
vệ môi trường.
A. Nội dung


1. Thời vụ trồng (dương lịch)
1.1. Miền Nam
Bầu trồng được quanh năm, mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa. Bầu
phát triển thuận lợi khi gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Hạt bầu
cần nhiệt độ cao và ẩm độ đầy đủ để nẩy mầm.
1.2. Miền Bắc
Thời vụ gieo trồng bầu ở miền Bắc là từ tháng 10 đến tháng 12. Bầu cho
thu hoạch vào tháng 4 và 5.
2. Mật độ - khoảng cách
2.1. Mật độ khoảng cách

Cây cách cây: 80 cm
TRỒNG
CHĂM SÓC
QUẢN LÝ DỊCH
HẠI
- Tiêu chuẩn cây giống
- Xử lý cây giống trước khi trồng
- Tưới nước
- Bón phân
- Chất điều tiết sinh trưởng
- Làm giàn
- Sâu hại
- Bênh hại
- Biện pháp phòng chống

23
Hàng cách hàng: 100 cm
2.2. Cách tính lượng cây giống
Bước 1: Xác định diện tích vườn trồng
Diện tích vườn trồng (m
2
) = Chiều dài vườn x chiều rộng vườn
Ví dụ: Vườn trồng có chiều dài là 20 m, chiều rộng là 10 m. Vậy
Diện tích vườn trồng = 20 x 10 = 200 m
2

Bước 2: Tính lượng cây giống cần trồng
* Tính lượng cây giống cho 1 luống
Ví dụ: Chiều rộng luống thông thường là 0,7 m
Chiều dài luống: 10 m

Rãnh luống rộng: 0,2 m
Khoảng cách trồng: 0,8 m
Ta có diện tích luống = (0,8 + 0,2) x 10 = 10 m
2

Vậy: 1 sào Bắc Bộ sẽ có 360/10 = 36 luống
1 sào Trung bộ sẽ có 500/10 = 50 luống
1 sào Nam Bộ sẽ có 1000/10 = 100 luống
Một luống trồng hết 10 cây giống
Vậy: Số lượng cây giống = Số lượng cây giống/luống x Số luống/sào
Số lượng cây giống cần trồng cho:
1 sào Bắc Bộ là: 36 x 10 = 360 cây giống
1 sào Trung bộ = 50 x 10 = 500 cây giống
1 sào Nam Bộ = 100 x 10 = 1000 cây giống
3. Trồng cây
Bước 1: Đào hố trồng cây
Đào hốc kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau từ 0,8 đến 1m. Sau
đó bón phân lót và tiến hành lấp hố lại.
Bước 2: Trồng cây bầu giống vào chính giữa hố
- Đào một hốc nhỏ có kích thước vừa với kích thước của bầu đất cây
giống, tay trái cầm cây bầu giống đặt nhẹ nhàng xuống, tay phải vun nhẹ đất,
hơi nén chặt đất 4 xung quanh gốc bầu để cây bầu không bị đổ khi tưới nước.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Bước 1: Xác định nguồn nước tưới

24
Đối với cây bầu ở giai đoạn cây con, nguồn nước tưới là hết sức quan
trọng vì đây là giai đoạn đầu là tiền đề cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Nguồn nước tưới có thể là ao, hồ, sông suối, giếng khoan nguồn nước này

phải đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh
Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 - 2 lần/ngày cho đủ
ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu bắt đầu ra hoa đậu quả.
Bước 2: Xác định thời điểm tưới
- Tưới ngay sau khi trồng
- Tưới khi cây bén rễ hồi xanh
- Tưới khi đất không đủ độ ẩm
- Tưới lúc sáng sớm hoặc chiều
mát

Hình số 2.2.1: Tưới nước ngay sau khi
trồng cây giống
Bước 3: Xác định phương pháp tưới
- Tưới bằng bình ô doa (tưới hốc)
- Tưới bằng máy
- Tưới ngập rãnh
Bước 4: Thực hiện tưới
* Tưới hốc
Là hình thức tưới thủ công thường dùng xô, gáo, ô doa… để tưới trực tiếp
vào từng gốc bầu.
- Ưu điểm
- Tiết kiệm được nước tưới nhất là ở những vùng trồng ngô khó khăn về
nước tưới.
- Nước được cung cấp trực tiếp vào gốc tạo điều kiện cho bộ rễ hút nước
thuận lợi nhất là ở thời kỳ cây con.
- Không gây cản trở sự trao đổi khí giữa đất và các tầng không khí sát
mặt đất.
- Cấu trúc đất ở phần phát triển của bộ rễ cây không bị phá vỡ do lực tác
động vào đất khi tưới nhỏ nên không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ
cây.

- Nhược điểm

25
Tốn công lao động, năng suất tưới thấp và thường chỉ áp dụng được trong
điều kiện diện tích trồng nhỏ, ruộng trồng gần nguồn nước tưới.
* Tưới rãnh
Là hình thức tưới cho nước vào rãnh của các hàng cây và thường áp
dụng cho các cây trồng cạn có khoảng cách hàng rộng, đây là phương pháp
tưới để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được
thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng. Đa số các vùng trồng bầu nếu
chủ động được nước tưới thì đều tưới rãnh là chủ yếu.
Tưới rãnh có 2 kiểu là tưới rãnh kín và tưới rãnh hở:
- Tưới rãnh hở là hình thức tưới mà nước không giữ lại trong đất sau
khi ngừng tưới. Nước chảy trong rãnh có thể lưu thông từ rãnh này - rãnh
khác và từ khác rãnh ở ruộng trên xuống rãnh ở ruộng dưới. loại rãnh này
thích hợp với những vùng đất có độ dốc từ 0,02 - 0,05 và thấm nước kém.
Sở dĩ phải tưới theo hình thức này vì đất có độ dốc lớn và tính thấm yếu.
Nếu giữ nước lại thì phía cuối rãnh tràn ngập, chất lượng tưới kém và trở
thành tưới ngập, lưu lượng tưới trong rãnh phải đủ nhỏ để nước được thấm
đều và thấm không hết gây ra xói lở bào mòn đất, thường khoảng 0,2 -
0,5l/s, rãnh nông 8 - 10cm, rộng 20 - 25cm, chiều dài rãnh từ 80 - 120m.
Trên đất thịt nhẹ rãnh ngắn, trên đất thịt nặng rãnh dài hơn. Tốc độ giới hạn
không vượt quá 0,1 - 0,2m/s.
- Tưới rãnh kín là hình thức tưới nước vào rãnh có bọt kín ở cuối
rãnh, có thể trừ nước trong rãnh khi cần. Tưới nước rãnh kín có 2 kiểu:
+ Rãnh kín có trữ nước: là loại rãnh khi tưới một phần nước thấm vào
đất, phần còn lại đọng trong rãnh và thấm dần. Loại này thích hợp sử dụng
ở vùng đất có địa hình bằng phẳng có độ dốc < 0,002, kích thước rãnh có
thể khác nhau tùy thuộc vào tính thấm nước, độ dốc của đất. Nhìn chung độ
sâu rãnh khoảng từ 12 - 20cm trở lên và rộng từ 30 - 45cm.

+ Rãnh kín không chứa nước: là loại rãnh mà sau khi kết thúc tưới
một thời gian ngắn toàn bộ lượng nước thầm hết vào đất. Lưu lượng nước
trong rãnh khoảng 0,2l/s thì lớp đất ẩm có thể thấm tới 40 - 50cm. Thời gian
tưới cho 1 rãnh thường dài hơn so với rãnh kín trữ nước. Để rút ngắn thời
gian tưới và đảm bảo thấm đều thì khi bắt đầu tưới cần 1 lưu lượng nước
lớn hơn một chút để đưa nước nhanh về cuối rãnh sau đó giảm dần lưu
lượng đến giới hạn thích hợp cho đến lúc kết thúc mức tưới.
- Ưu điểm
- Năng suất tưới cao.
- Không gây cản trở sự trao đổi khí giữa đất và các tầng không khí sát
mặt đất.

×