Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

NHỮNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC Ở NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.97 MB, 87 trang )

NHỮNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC Ở NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI
A. ĐẶC TRƯNG:
I. Quan niệm truyền thống của Nhật Bản:
1. Quan niệm về ngôi nhà của Nhật Bản – ngôi nhà “nơi cư trú nhất thời ” nhưng hài hoà với
thiên nhiên.
Trong giáo lý đạo Phật, mọi thứ chỉ mang tính nhất thời, mọi thứ trên thế giới này kể cả thiên
nhiên đều thay đổi và chúng ta phải đánh thức sự phù du của cuộc sống thiên nhiên. Con người,
sinh vật, cây cối hay phần còn lại của thiên nhiên, ngay cả những tín đồ của Phật giáo phải tuân
theo vòng luân hồi của cuộc sống và tất nhiên nhân loại cũng tuân theo vòng luân hồi đó.
Trong bối cảnh đó, lý tưởng mà con người phải đấu tranh không phải để chiến thắng thiên
nhiên, cũng không săn lùng những loài vật thân thiết của chúng ta, mà chúng ta sống như một
phần của thiên nhiên, tuân theo những quy luật của thiên nhiên. Từ xưa, người Nhật xây dựng
nhà cửa của họ như là một nơi cư trú tạm thời và họ chọn một cách sống cộng sinh với thiên
nhiên dựa vào tư tưởng, tư duy.
Văn hoá của người Nhật là văn hoá của cây gỗ, chúng ta luôn đều đặn thay đổi những cấu trúc
của cây gỗ trong các công trình của chúng ta do chúng già đi và mục nát. Ngoài ra nhiều công
trình của Nhật Bản bị phá huỷ bởi sức mạnh của thiên nhiên như bão lũ, động đất. Cho nên
chúng ta phải xây dựng sau mỗi tai hoạ của thiên nhiên. Có lẽ cái cảm giác mà tất cả các công
trình không khá hơn những nơi cư trú tạm thời một phần là do những hoàn cảnh như trên.
Những ngôi nhà của Nhật Bản luôn thể hiên một xu hướng mạnh mẽ là hoà nhập với thiên
nhiên hơn là đối diện với thiên nhiên. Tinh thần nguyên bản của kiến trúc Phòng trà cũng như
thế. Đó là một công trình đượch xây bằng cách lắp ghép chúng lại với nhau. Đó là những nhánh
cây hay gẫy trong một môi trường nào đó hay chúng có thể là những tấm ván mục nát được lấy
ra từ một con thuyền nào đó và kết quả là phòng trà dường như chẳng được thiết kế gì cả, chúng
được xây dựng thêm góp phần vào quá trình phát triển của tự nhiên.
2. Âm thanh của côn trùng là ngôn ngữ nằm giữa tiếng ồn và âm nhạc.
Một đặc tính rất quan trọng của nhà ở của Nhật Bản là tính mở của nó, hệ quả của việc xây
dựng nhiều ngôi nhà ở Nhật Bản đã cho ra nhiều công trình không cần đến tường. Nếu vượt qua
các cửa bằng giấy hay các cửa ở xung quanh nhà được mở ra, thì ngôi nhà hoàn thành một
không gian mở, cùng với Engawa như là một không gian chuyển tiếp giữa không gian trong nhà
và ngoài vườn.


Các sự kiện kiến trúc Nhật Bản chủ yếu xoay quanh và hợp nhất với cảnh quan, đưa các hòn giả
sơn vào trong vườn, một kỹ thuật được biết đến như là “ tái hiện thiên nhiên” hay là Shakkei
(một kiểu hàng rào bằng cây sống có chức năng như những bức tường). Tường đá thì không thể
nhìn ra bên ngoài nhưng bờ rào lại khác. Bên ngoài có thể nhìn xuyên qua chúng, nó vừa bảo vệ
sự riêng tư của mỗi cá nhân, nó vừa có chức năng tạo một môi trường trong lành với thiên nhiên
xung quanh chúng. Đấy là sự tách biệt rất riêng mà người Nhật Bản gọi là Seme.
Trong những nhà hàng hay nhà ở của người Nhật Bản, còn giữ được phong tục đó là giữ côn
trùng trong một cái lồng, vì vậy khách có thể nghe tiếng kêu của chúng như nhắc cho họ biết sự
tồn tại của bốn mùa trong năm. Với người Nhật Bản, tiếng kêu của côn trùng, một thứ âm nhạc
và tự nhiên Chỉ một từ đơn “ he” được sáng tạo bởi con người đó là một thứ âm nhạc của tự
nhiên, một tiếng kêu của côn trùng. “NC” là một khu vực trung gian giữa âm thanh đơn giản và
âm nhạc. Đây chính là là bằng chứng khá rõ chỉ người Nhật thích hơn khi sống với thiên nhiên,
xem chúng như những người bạn, luôn gắn kết với chúng.
3. Phương Tây kẻ xâm chiếm và thuần hoá thiên nhiên?
Trái ngược với kiến trúc Nhật Bản luôn hoà hợp, thích ứng với sự biến đổi của môi trường xung
quanh, kiến trúc Châu Âu đứng đối lập với thiên nhiên và nhấn mạnh sự độc lập và riêng biệt
của chính mình. Những thành phố của Châu Âu tự mình tách khỏi thiên nhiên bởi những thành
quách lâu đài. Những bức tường đá ở nhà ở của Châu Âu tách hẳn bên trong và bên ngoài.
Chúng càng đơn lẻ sự vững chắc của ngôi nhà, cửa sổ và những cửa chính càng trở lên nhỏ hơn.
Mấu chốt của sự rành mạch và sự chia không gian riêng biệt bên trong và bên ngoài là từ triết
học Châu Âu vốn theo thuyết nhị nguyên: con người đối lập với thiên nhiên. Mối quan hệ giữa
con người và thiên nhiên chỉ được khi con người chiến thắng, thuần hoá và sử dụng thiên nhiên.
Những khu vườn ở Châu Âu, đặc biệt từ thời kỳ phục hưng đến thời kỳ Baroc, đậm tính chất kỷ
hà hình học và nhân tạo, phần lớn là những bãi cỏ rộng, tựa như những tấm thảm xanh lục
khổng lồ. Chúng ta có thể mô tả chúng như những mô hình lý tưởng bắt nguồn từ những phiên
bản tự nhiên. Con người đi bộ băng qua chúng như là một dấu hiệu chứng tỏ con người chiến
thắng thiên nhiên và thuần hoá được thiên nhiên.
Điều gì được giới thiệu cho rõ khu vườn truyền thống Nhật Bản, chúng luôn cố gắng sáng tạo ra
cái được gọi là “những phiên bản của thiên nhiên” một hệ quả trừu tượng. Điều thú vị của một
ngôi nhà ở Nhật Bản là chúng ta chẳng được cái gì khi đi xuyên qua, chúng mở ra một thế giới

ảo trong khi yên lặng ngắm nhìn chúng. Tất nhiên nhiều khu vườn Nhật Bản cho phép đi dạo
qua chúng. Nhưng trong đa số các trường hợp đường dạo được giới hạn bởi hình dạng các
đường quy hoạch chung của vùng. Thậm chí các khu vườn Nhật Bản đặc biệt xây dựng cho việc
đi dạo, chúng được thiết kế sao cho trong quá trình đi dạo có thể nhìn thấy nhiều biển báo dừng
lại từ các hướng trong khu vườn.
“… những ngôi vườn Nhật thật đặc biệt với tôi hình ảnh đó chính là sự tích hợp giữa tình yêu
và sự sợ hãi mà người Nhật dành cho thiên nhiên, ở góc cạnh đó trông chúng như một nỗi khát
vọng – một sự thỉnh cầu!…”
4. Từ việc khai thác rừng đến việc chia sẻ với chúng.
Trong các mối liên hệ với rừng, người Nhật và người Châu Âu cũng chỉ ra nhiều quan điểm
khác nhau. Hầu hết những khu rừng Châu Âu được gieo trồng và chăm sóc qua bàn tay của con
người. Ở mức độ nào đó, chúng cũng chính là một sự thuần hoá theo phiên bản của thiên nhiên.
Hằng năm, chúng được hợp nhất vào đô thị như một phần không gian sống, mà ở đó con người
có thể tìm đến những khó khăn của mình. Ở Châu Âu, có nhiều truyện ngắn của trẻ con về
rừng: Wiliamtell, Robin Hood, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, tất cả đều bắt nguồn từ cuộc
sống trong rừng rậm. Trái lại ở Nhật Bản, phần lớn rừng có nhiều cây tùng bách xanh tươi mãi.
Phần dưới phủ dày đặc những cây bụi. Có nhiều loại rắn rết nhiều loại sâu bọ khác và ẩm ướt
vô cùng. Hầu hết rừng ở Nhật Bản thường nằm trên núi nên rất khó tiếp cận. Và kết quả là từ
ngàn xưa, người Nhật có xu hướng mạnh mẽ là rất tôn kính rừng núi, như những người theo học
thuyết vạn vật có linh hồn. Chúng được xem như là thần thánh, là nơi thuộc về tâm linh, một vị
trí nghiêm trang, những hang của rắn lớn hay rắn trắng. Chỉ có con người sống ở đó thường là
những ẩn sĩ hay những quân nhân đào ngũ. Chúng không phải là một bộ phận của cuộc sống
hằng ngày nhưng có thể được nhìn thấy từ xa, ở đây thiên nhiên như là một sự ủng hộ về tinh
thần.
Mối quan hệ giữa người Nhật với thiên nhiên vẫn là vấn đề cơ bản. Ngày nay điều này vẫn
không thay đổi. Các dãy phố bao quanh thành phố Nhật Bản nhưng chúng không hợp nhất vào
không gian đô thị. Chúng tồn tại cộng sinh với thiên nhiên như “phong cảnh vay mượn”, người
Nhật không vào rừng của họ như người Châu Âu đã làm. Người Châu Âu đã quen với việc sử
dụng môi trường thiên nhiên một cách hợp lý. Từ khi họ hiểu về thiên nhiên và có những kinh
nghiệm trực tiếp khi sử dụng chúng, họ cảm thấy dễ hơn khi bảo vệ chúng. Trong tương lai

người Nhật phải gạt bỏ những linh cảm trừu tượng thuộc về tinh thần hay sự hoang dã của rừng
và liên kết chúng với không gian đô thị, tạo ra những khu rừng mà chúng ta có thể sử dụng
chúng một cách hợp lý. Để làm được việc này những người Nhật phải thay đổi bản chất của họ
và công tác lâm nghiệp. Cho đến bầy giờ, gỗ xẻ được khai thác rất nhanh và bán giá cao. Những
cây sống quanh năm xanh tươi như tùng bách đặc biệt được ưa chuộng. Bây giờ, chúng ta phải
chỉ định khu vực gieo trồng những cây hằng năm thường rụng lá và tạo ra những khu rừng sạch
sẽ, sáng sủa hơn mà chúng ta có thể phục hồi dần như một nơi giải trí.
Chúng ta phải khôi phục lại sự cộng sinh giữa con người với thiên nhiên trong cuộc sống hằng
ngày bằng cách biến đổi chiến lược: từ những khu rừng nào để khai thác cho đến những khu
rừng nào có thể chia sẻ với chúng ta trên quy mô toàn quốc.
Những công viên ở Frankfurt hay Resselodf thì đầy những chim chóc và những côn trùng khác.
Sự cộng sinh ở các thành phố này với thiên nhiên, với những ga, những đại lộ, đường hầm gần
bên cạnh, là một tầm nhìn đầy ấn tượng. Những nơi như thế, những nơi mà con người và thiên
nhiên có thể tồn tại trong sự cộng sinh, phải được xây dựng trong các thành phố của chúng ta.
5. Sự cộng sinh giữa con người với thiên nhiên.
Chỉ là sự cộng sinh với cây cối, chim chóc, hay muôn thú , sâu bọ. Mọi thứ do con người tạo ra,
thời gian qua đi, đều trở thành một phần của thiên nhiên, không những chúng ta tạo ra những
hồ, kênh, rạch hay những khu rừng nhân tạo hay ngay cả chúng ta cũng trở thành một phần của
thiên nhiên. Thuyết nhị nguyên cho rằng Chúa tạo ra thiên nhiên, và những cái gì mà do con
người tạo ra đều thuộc về nhân tạo vì vậy chúng ta sẽ đối lập với thiên nhiên trong thời gian tồn
tại lâu dài.
Hầu hết người dân Nhật Bản đều lớn lên tại miền quê, phần lớn dân cư trú tại thành phố là
những người sinh ra ở nông thôn và nhập cư vào thành phố. Những ký ức về miền quê vẫn luôn
thân thương và mạnh mẽ đấy chính là quê hương, cái mà họ nhìn thành phố như là một cái gì
đối lập với quê hương. Nhưng ngày nay 80% dân số Nhật Bản sinh ra tại các đô thị. Quy luật tự
nhiên ngày nay hầu hết trẻ em sinh ra và lớn lên tại các đô thị không có những kỷ niệm lại càng
không có những kinh nghiệm về thiên nhiên. Khi bạn hỏi một vài đứa trẻ rằng những loại côn
trùng khác từ đâu đến, chúng sẽ thích thú trả lời bạn rằng: “ Những con vật cưng này ở những
cửa hàng tạp phẩm”.
Trong những trường hợp như vậy điều đó chẳng đáng ngạc nhiên khi các thế hệ hậu sinh xem

những kinh nghiệm ở thiên nhiên như là một phần của thiên nhiên như là bê tông là một phần
của trái đất. Mọi việc có thể tốt hơn theo thời gian khi thành phố và các công nghệ của nó trở
thành một bộ phận của tự nhiên. Tôi có cảm giác rằng thế kỷ XXI sẽ nhìn thấy một thế hệ cộng
sinh động giữa đô thị và thiên nhiên, đó là sự gợi ý tại Sontay “làng trong thành phố” và một
tầm nhìn đến tương lai trong “ Thành phố vườn” của Frank Loyd Wright. Các khu cây xanh này
đan chéo nhau trong đô thị như những đường bay trực thăng của những người đi hàng tháng.
Trong cả hai trường hợp chúng ta tìm thấy sự chuyển động từ thành phố đến thiên nhiên hay
nghe lại chúng cùng phát triển song song. Bằng cách này Edo là một thiên nhiên hoàn toàn nhân
tạo. Noboke Kawaroe trong cuốn sách “ Tokyo no denfuki” – (Sự xuất hiện nguyên bản của
Tokyo) liên hệ rằng Edo là một thành phố không có không gian không công cộng nhưng nó
được điểm xuyến bởi các chợ cây.
Những công dân thành phố nuôi dưỡng chăm sóc các chậu cây cảnh (Bonsai) của mình và các
đường phố. Các đường đi dạo thì phủ đầy những hoa bầu, hoa bí và chúng nở hoa rực rỡ vào
buổi sáng. Có hai người dân của thành phố Edo cùng chung một quan điểm giàu trí tưởng tượng
rằng: thiên nhiên có thể cảm nhận trong các thành phố nhân tạo như các chậu cây cảnh Bonsai
của họ. Tính hình thức của các thành phố nơi con người sống cộng sinh với kỹ thuật, động vật,
chim chóc, côn trùng, hay những cây Bonsai được trồng trong chậu và cả những khu rừng nhân
tạo nữa, tất cả sẽ xuất hiện trong một tương lai không xa.
6. Không gian công cộng với sự sáng tạo của thiên nhiên.
Chúng ta cần phải tạo nên sự đa dạng của các phương tiện nhằm đảm bảo sự cộng sinh giữa con
người với thiên nhiên trong thành phố trong hoạt động hàng ngày. Ở Nhật Bản trước đây, việc
bắt chước phong cảnh là một phương pháp tuyệt vời để đạt được sự cộng sinh với thiên nhiên.
Điều này có nghĩa là hợp nhất thiên nhiên xung quanh với các tầm nhìn về thiên nhiên vào
trong cuộc sống của chính mình. Lâu đài Shugakuin là một ví dụ nổi tiếng về kỹ thuật này. Đây
là một phương pháp có hiệu quả khi mật độ dân số xuống thấp và nhiều thắng cảnh về văn hóa
còn lại gần vùng thành thị.
Nhưng ngày nay chúng ta không hoàn toàn bắt chước thiên nhiên. Tại những nơi tụ tập, có
nhiều sự bắt chước một cách tùy tiện vẻ đẹp của thiên nhiên. Nguyên tắc chính của việc bắt
chước phong cảnh thiên nhiên là luôn giữ trong tâm trí rằng mình là một phần của thiên nhiên
và ai đó đang nhìn mình. Mặt khác chúng ta phải quan tâm đến vấn đề mà chúng ta mượn, bắt

chước những gì chúng ta được bắt chước. Chú thích: Yoshida Kendo, trong bài viết “sự cố gắng
không vô ích” được giới thiệu bởi Donald Keence trường đại học Columbia. Kendo (1283-
1352 ), lúc đầu phục vụ hoàng đế Gonijo như một nhà thơ và một trong những trụ cột của triều
đình, nhưng vào khoảng năm 30 tuổi, anh ta bỏ cảnh sát để trở thành nhà chính trị. Vào năm 40
tuổi, ông soạn cuốn “ những sự cố gắng không vô ích”, trong đó ông ta biểu thị khả năng cảm
thụ thẩm mĩ của người Nhật. Kendo có một hiểu biết rộng về tôn giáo, quí tộc… trong các
thành viên của lớp Samurai. Trong khi công việc của ông ấy đang chuyển sang những giá trị
mới, nó cũng cảnh báo những sự biến đổi sẽ sớm xuất hiện trong xã hội Nhật Bản. Sự nhạy cảm
mà Kendo công thức hóa trong cách sống của mình, kết hợp sự yên tĩnh trong cuộc sống được
miêu tả trong The Pillore mang màu sắc thiền học mạnh mẽ trong truyện ngắn “10 bàn chân
vuông” định nghĩa ý thức thẩm mĩ của thời kỳ mới.
VÀI NÉT VỀ KIẾN TRÚC NHẬT BẢN
Đặc điểm tiêu biểu nhất của kiến trúc Nhật Bản là sự hài hòa với môi trường tự nhiên. “Thay vì
phản kháng hay bảo vệ, sự thích nghi và hòa hợp trở thành lập trường cơ bản” [Eiichi Aoki,
2006, 380]. Người Nhật Bản xưa thường xây nhà giữa cây cối chứ không tìm cách phát quang,
thích sử dụng những vật liệu tự nhiên, đặc biệt là gỗ, mái lợp bằng vỏ cây hơn là ngói. Vách
nhà trong kiến trúc Nhật bản không mang tính bảo vệ trong khi phương Tây lại quan niệm vách
là một loại rào chắn giữa hai môi trường trái ngược như cái nóng mùa hè và cái lạnh mùa đông.
“Người Nhật Bản yêu tự nhiên và tôn trọng vẻ đẹp của tự nhiên và luôn tạo ra sự hài hòa với
chúng kể cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất”.
Hướng về tự nhiên là xu hướng chủ đạo trong kiến trúc Nhật Bản suốt chiều dài lịch sử. Ví dụ
điển hình là kiến trúc chùa Nhật bản. “Sau khi Phật giáo được truyền bá từ lục địa, sự cân đối
của các khu chùa chiền Trung Hoa sớm nhường chỗ cho các chùa chiền trên núi có các bố trí
bất cân xứng”. Mối quan hệ giữa ngôi nhà và môi trường cụ thể nhất là vườn là khía cạnh quan
trọng trong thiết kế truyền thống. Người Nhật không tách rời không gian nội thất với ngọai thất,
vườn và nhà mang tính liên tục. Vì luôn hướng đến tự nhiên nên vườn có vị trí rất quan trọng
trong kiến trúc Nhật Bản. “Trong điều kiện nào dù khó khăn về thiên nhiên hoặc chật hẹp về
không gian và diện tích… người Nhật luôn cố gắng tạo ra một khoảng nhỏ có hoa, có lá …”.
Khu vườn lý tưởng với người Nhật là phải nằm ở vị trí mà khi đứng ở khu vực quan trọng (như
phòng khách) có thể quan sát được toàn cảnh.

Vườn Nhật Bản thường được chia thành hai loại: vườn tự nhiên (natural garden) và vườn tôn
giáo (religious garden). Tuy có khác nhau trong cách tạo hình, nhưng hai loại vườn này đều có
một đặc điểm chung thống nhất là đều tạo dựng lại cảnh quan thiên nhiên dưới dạng trực tiếp
hay liên tưởng. Đối với vườn tự nhiên, “sân vườn cũng tạo nên cảnh núi non giao hòa với thiên
nhiên, và nếu có thể nó được thể hiện nét khác nhau theo mùa, như cây cỏ đặc trưng của mùa
hè, những chiếc lá nhiều sắc màu khi vào thu, tuyết phủ trên những cái đèn lồng lúc đông về và
hoa lá khi xuân”. Người Nhật đã phát triển được một phong cách thiết kế vườn riêng biệt: bố trí
ao hồ, những hòn đảo tí hon và các mô đất để tượng trưng cho biển, đảo và núi. Các hòn đảo
trong một cái ao phải được đặt lệch nhau với những đường nét uốn éo trông giống như những
mảng sương mù.
Vườn tôn giáo thường được cấu thành từ đá, sỏi, cát trắng. Trong vườn đá có thể có cây, hoa và
cỏ. Tuy nhiên, sự hiện diện của các loài thảo mộc như thế rất ít, chỉ điểm xuyết đây đó, thường
là ngoài rìa. Lớp sỏi hoặc cát trắng được trải rộng ra toàn bộ khu vườn để diễn tả biển. Những
hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề được sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao thấp khác nhau
nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển. Tất cả những yếu tố
đó được sắp xếp hài hòa theo quan niệm thẩm mỹ Thiền.
Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Nhật Bản là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc
văn hóa của dân tộc này. Tôn sùng thiên nhiên, yêu thiên nhiên và khát vọng sống hòa hợp với
tự nhiên đã trở thành những thành tố văn hóa có giá trị bền vững trong đời sống của người dân
xứ mặt trời mọc. Người Nhật luôn có nhu cầu tìm đến với thiên nhiên, đồng thời luôn muốn đưa
thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày. Điều này được phản ánh trong văn hóa ứng xử với môi
trường tự nhiên, nhất là trong ba lĩnh vực: ẩm thực, trang phục và kiến trúc. Món ăn của người
Nhật phải đẹp theo nghĩa nó mang hình ảnh của thiên nhiên và phản ánh cách cảm nhận những
chuyển đổi của bốn mùa trong năm. Vẻ đẹp thiên nhiên được tái tạo trên chiếc kimono truyền
thống sống động với màu sắc phù hợp với môi trường tự nhiên theo từng mùa. Ngôi nhà của
người Nhật, nhất là khu vườn, bên cạnh chức năng chính là không gian sống cũng được thiết kế
để thoả mãn nhu cầu thưởng thức và hoà hợp với thiên nhiên của người Nhật Bản. Hiểu được
cách cảm nhận thiên nhiên của người Nhật là một trong những bước quan trọng đầu tiên khi tìm
hiểu về đất nước và con người Nhật Bản.
II. Sự xuất hiện của kiến trúc Nhật Bản đương đại:

Trào lưu kiến trúc Hiện đại (Modern Architecture) có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất và trong mức
phát triển sau cùng của nó, Phong cách Kiến trúc Quốc tế đã chứa đựng nhiều biểu hiện bế tắc
trong các tuyên ngôn về kiến trúc Hiện đại. Vào thời điểm này, các công trình của kiến trúc sư
như Kenzo Tange, Kisho Kurokawa, Fumihiko Maki, Tadao Ando,… lần lượt xuất hiện trong
những dáng vẻ cực kỳ phong phú, tất cả đều rất hiện đại song lại đậm nét văn hóa truyền thống
Nhật Bản khiến mọi người như chợt tỉnh giấc giữa cơn mê.
Điều này xuất phát từ đặc tính văn hóa và con người Nhật Bản, với khả năng thích ứng cao với
sự biến đổi, tìm cho mình một phương cách sáng tạo kiến trúc phù hợp với những biến đổi đó.
Một số đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản đương đại:
- Sense of fragmentation. (Tính không liên tục, tính phân mảnh, tính phân đoạn)
- Diversity of space (Không gian đa dạng)
- Equality (=anti – hierarchy) (Tính ngang bằng, đẳng thức, sự bình đẳng = chống sự phân
cấp, thứ bậc)
- Flexibility of function (Linh hoạt về công năng)
- Simplicity of structure system (Hệ thống kết cấu đơn giản)
- Ambiguity of border (Ranh giới nhập nhằng, tối nghĩa)
- Lightness/ transparency (Tính nhẹ nhàng/ sự trong suốt)
1.Diversity of spaces by simple method (Không gian đa dạng bằng thủ pháp đơn giản)
2.Small House (Ngôi nhà nhỏ)
3.Passive ventilation system House (Hệ thống thông gió tự nhiên, thụ động)
Nguyên nhân:
- Do đặc điểm phát triển tự nhiên của những điều kiện văn hóa trong xã hội Nhật Bản, nơi
những kiểu mẫu truyền thống và hiện đại cùng nhau tồn tại.
- Kiến trúc Nhật Bản ở trong tình trạng liên tục mất ổn định, không xây dựng vì một sự vĩnh
cửu. Một nét không thể thiếu trong văn hóa truyền thống Nhật Bản là những tư tưởng của
Thiền học (Zen) -> Người Nhật Bản đã tự mình thích ứng với tâm lý cảm thụ nghệ thuật đặc
biệt, đó là một thứ thẩm mỹ tinh tế, dựa vào sự yêu ý, tôn thờ đối với thiên nhiên, coi trọng
cái mộc mạc, giản dị, thậm chí còn nâng chúng lên ngang với một thứ tôn giáo. -> Vẻ đẹp ẩn
chứa tỏng nội giới của mỗi cá thể mà không cần viện đến một ngoại giới cầu kỳ -> Các đặc
trưng: tính trống trải, tính chưa hoàn thiện, tính ẩn dan, xu hướng ước lệ (biểu tượng hóa) và

ẩn dụ…
- Là một trong các quốc gia dẫn đầu trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ cao.
- Không có truyền thống đô thị lâu dài.
- Sự bùng nổ kinh tế.
B. MỘT SỐ XU HƯỚNG – KIẾN TRÚC SƯ TIÊU BIỂU:
1. XU HƯỚNG TÌM TÒI ĐẶC TÍNH DÂN TỘC SAU THẾ CHIẾN THỨ II:
Tìm tòi đặc tính dân tộc là một xu hướng kiến trúc nổi bật ở Nhật Bản trong những năm sau
Thế chiến thứ Hai cho đến năm 1960. Những xu thế chủ yếu mà kiến trúc Nhật Bản thể hiện
trong giai đoạn này:
- Phát triển mạnh mẽ sự kết hợp truyền thống dân tộc với kỹ thuật hiện đại.
- Tìm sự phù hợp giữa nhu cầu mới của con người với khí hậu, tập quán và truyền thống dân
tộc. Quan niệm về sự kế thừa và khai thác truyền thống đã được “Cây đại thụ” của nền kiến
trúc Nhật Bản Hiện đại, Kenzo Tange phát biểu: “truyền thống là vòng đeo cổ quí giá,
nhưng chúng ta phải biết đập vỡ chúng thành những mảnh nhỏ và ghép lại dưới dạng thức
mới”.
- Phát huy mối liên hệ “kiến trúc – con người – thiên nhiên”.
 Các giá trị tinh hoa của kiến trúc cổ truyền đã được kết hợp nhuần nhuyễn với nếp sống và
vật liệu mới như bê tông cốt thép, thép, kính…
Các công trình tiêu biểu:
a. Công viên hòa bình Hiroshima:
4 năm sau chiến tranh, năm 1949, chính quyền thành phố Hiro-shima phát động cuộc thi thiết
kế quốc tế công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima. Tange đã gửi tác phẩm tham dự cuộc thi
nhiều ý nghĩa này và thiết kế của ông đã thuyết phục ban giám khảo.
Trong bản thiết kế, Tange đề nghị đặt tòa nhà mái vòm – kiến trúc từng giữ vai trò là trụ sở của
Phòng xúc tiến công nghiệp Hiroshima – làm điểm nhấn nổi bật của công viên hòa bình. Tòa
nhà là công trình hiếm hoi còn giữ lại cấu trúc gần như nguyên vẹn sau vụ nổ.
Tòa nhà mái vòm là điểm nhấn nổi bật của công viên hòa bình. Tòa nhà là công trình hiếm
hoi còn giữ lại cấu trúc gần như nguyên vẹn sau vụ nổ
Tòa nhà chỉ nằm cách tâm của vụ nổ khoảng 150 mét, nhưng giống như một câu chuyện
thần kỳ, nó hoàn toàn đứng vững trong khi các kiến trúc xung quanh trở thành một đống

gạch vụn. Khi trình bày ý tưởng của mình, Tange cho rằng, cần giữ lại tòa kiến trúc này như
một chứng tích lịch sử về sự hủy diệt của bom hạt nhân. Tòa nhà sau này được biết đến với
tên gọi “Mái vòm bom nguyên tử”. Hiện nay, nó tọa lạc ở phía Đông của công viên tưởng
niệm hòa bình Hiro-shima.
Công viên tưởng niệm hoà bình Hiroshima nằm ở nơi hai con sông Honkawa và Motoyasu chia
ngã, ngay bên cạnh trung tâm thành phố và cũng là nơi một trong những trái bom Atomic đầu
tiên của thế giới nhắm vào. Công viên hoàn tất vào năm 1955, được thiết kế theo một trục thẳng
nối liền 3 điểm là bảo tàng hòa bình, đài tưởng niệm và tòa nhà “Mái vòm bom nguyên tử”.
Bảo tàng là tòa nhà bê tông, sàn nhà nằm cách mặt đất 6 mét, toàn bộ cấu trúc được nâng đỡ bởi
những hàng cột trụ vững chắc.
Bảo tàng hòa bình
Ở khu vực trung tâm của công viên, giữa bảo tàng hòa bình và “Mái vòm bom nguyên tử” là
đài tưởng niệm hòa bình. Đài tưởng niệm là một kiến trúc rỗng, được xây dựng theo hình mái
vòm. Nếu nhìn trực diện nó có dạng hình Parabol.
Tange thiết kế 3 công trình của công viên trên một trục thẳng là có dụng ý riêng. Nếu bạn đi
theo trục đường thẳng từ bảo tàng đến đài tưởng niệm, càng đến gần, bí mật sẽ dần hé lộ. Khi
đứng trước công trình mái vòm hình parabol, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ tòa nhà “Mái vòm
bom nguyên tử” ở phía xa. Tange đã khéo léo tận dụng chiều cao của đài tưởng niệm và khoảng
cách không gian để mọi người có cảm giác như đài tưởng niệm ôm gọn tòa nhà “Mái vòm bom
nguyên tử” trong lòng của nó.
Chiều cao của đài tưởng niệm và khoảng cách không gian khiến mọi người có cảm giác như
đài tưởng niệm ôm gọn tòa nhà “Mái vòm bom nguyên tử” trong lòng của nó.
Quảng trường ở khu vực đài tưởng niệm có sức chứa khoảng 50.000 người. Mỗi năm, vào ngày
6 tháng 8, hàng ngàn người từ khắp Nhật Bản và du khách quốc tế đến đây để tham dự buổi lễ
tưởng niệm và cầu nguyện cho hòa bình. Bảo tàng đã cho chúng ta thấy một Hiroshima trước
trận bom và một Hiroshima khác sau cơn bom cùng những hiện vật được tìm thấy trong những
đống đổ nát ở thành phố.Những viện bảo tàng này cũng là một hiện thân nhắc nhở chúng ta về
mong ước của Hiroshima về giảm thiểu sử dụng những vũ khí hạt nhân. Ngọn lửa Hoà bình có
thể được nhìn thấy từ viện bảo tàng Tưởng nhớ Hoà bình Hiroshima đã được thắp sáng vào
năm 1964 và sẽ không tắt cho đến một ngày tất cả các vũ khí hạt nhân Trái đất bị tiêu huỷ.

Công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima đã trở thành biểu tượng cho ước vọng hoà bình
của nhân loại.
b. Tòa thị chính Kurayoshi, Quận Tottori (1955 – 1957):
Là trái tim của Kurayoshi và được coi là một trong những tác phẩm đầu của Kenzo Tange, một
hình thức kiến trúc Hiện đại đậm nét truyền thống Nhật. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng, đã
xuống cấp vì động đất và sự bào mòn của thời gian. "Căn nhà quốc tế của Nhật Bản” với bóng
đổ ấn tượng trên mặt tiền công trình.
c. Cung hội nghị Hội đồng thàng phố Tokyo (1958 – 1960)
Tọa lạc tại công viên Ueno , Taitō, Tokyo. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Kunio Mayekawa,
hoàn thành năm 1960 và được nâng cấp trong năm 1998 – 99. Hội trường lớn với sức chứa
2303 người, và hội trường nhỏ là 649.
d. Trung tâm hội nghị quốc tế Kyoto (1966 – 1973) kts. Sachio Otani
2. XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CHUYỂN HÓA LUẬN (METABOLISM):
Là một lý thuyết bàn về sự vận động và chuyển hóa trong kiến trúc đô thị, tồn tại chính thức từ
Đại hội thiết kế Quốc tế ở Tokyo năm 1960, Chuyển hóa luận chủ trương kiến trúc phải đáp
ứng hoặc phát triển không ngừng các yêu cầu của xã hội, chống sự lão hóa của công trình. Do
chú ý đến tính linh hoạt của kiến trúc nên công trình “xây xong” như vẫn còn dang dở, còn phải
tiếp tục. Do đó hình thức của công trình cần phải chống lại sự tĩnh tại , cố định và có khả năng
thích ứng với môi trường và thay đổi. [hình ảnh]
Thay cho những tư duy về hình khối và chức năng, kiến trúc sư có thể tập trung vào vấn đề
không gian và có thể thay đổi chức năng.
Các Kiến trúc sư Chuyển Hoá Luận theo đuổi những tổng hợp biện chứng về không gian cá
nhân và không gian cộng đồng. Học thuyết của họ gợi lại những nét chính trong Chủ Nghĩa Vị
Lai của Ý (vứt bỏ truyền thống và tán dương thế giới hiện đại, đặc biệt là văn minh đô thị, máy
móc và vận tốc. Chủ nghĩa vị lai là một trào lưu nghệ thuật tiên phong và gây sốc nhất. Nó ca
tụng tình yêu chóng vánh, sự mãnh liệt hung bạo, máy móc, sự khinh miệt phụ nữ và coi chiến
tranh như một cách vệ sinh thế giới, trào lưu này được biết đến với nhiều sự xung đột bên
trong), các thành phố hiện đại được coi như những cỗ máy chuyển động và được tách ra thành
các phần khác nhau.

Điểm cơ bản của Chuyển Hoá Luận là cố gắng tạo nên hiệu quả của sự khác biệt giữa phần bất
biến và phần khả biến trong Kiến trúc. Điều này thể hiện trên những toà tháp vĩ đại (phần bất
biến) được các phần nhỏ khác có hình dáng không quan trọng kết dính vào (phần khả biến). Họ
cố tạo nên cái cảm giác dường như những phần chuyển đổi này có thể được rút ra bất kỳ lúc nào
để cắm vào một vị trí khác trên phần cố định kia.
Với quan niệm kiến trúc cần thay đổi và phát triển không ngừng, họ cho rằng kiến trúc có thể
đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong mỗi thời điểm một cách hoàn chỉnh.
Kisho kurokawa là người đề cập đầu tiên đến khái niệm “Chuyển hóa luận” vào năm 1954 và
thu hút được khá nhiều gương mặt nổi tiếng đương thời của kiến trúc Nhật. Trên cơ sở của tính
“động” và tính “luôn thay đổi để thích ứng” trong truyền thống văn hóa Nhật Bản, Kisho
Kurokawa đề nghị: “chúng ta cần phải phá vỡ kiến trúc thành những mảnh vụn, có thể thay đổi
và không thể thay đổi được…”, và “nếu chúng ta thay thế cho những bộ phận chịu sự thay đổi,
toàn thể công trình sẽ đứng vững lâu hơn và năng lượng sẽ được bảo toàn trong một cuộc vận
hành kéo dài”.
Quan niệm trong vật thể kiến trúc tồn tại hai bộ phận, một bộ phận của cái khả biến và bộ phận
kia thuộc về cái bất biến. Bất biến chính là giá trị tinh thần của công trình (biểu tượng, nội hàm
tôn giáo, sở thích thẩm mỹ,…) chỉ có thể nhận biết bằng vốn sống và nhận thức văn hóa. Khả
biến (công năng, công nghệ, vật liệu xây dựng, ) có thể nhận biết dễ dàng bằng trực giác, có thể
cân đo, đong đếm được.
 Chuyển hóa luận thực sự trở thành cuộc Cách mạng trong quan niệm về kiến trúc.
 Khả biến và bất biến tạo cho kiến trúc Chuyển hóa luận sức sống mãnh liệt để vừa hấp thu
các giá trị quốc tế và hiện đại, vừa lưu giữ đặc trưng của văn hóa truyền thống.
Các kiến trúc sư làm nên xu hướng Chuyển hóa luận
KIẾN TRÚC SƯ KENZO TANGE
(1913-2005) là kiến trúc sư hàng đầu của kiến trúc Nhật Bản hiện đại , là chuyên gia thục hành đại
tài , nhà lý luận xuất sắc , với nhiều tư tưởng ảnh hương đến kiến trúc Nhật Bản đương đại . Ông
nhận giải Pritzker năm 1987
Điểm đặc biệt của ông:" Năng khiếu của Kenzo Tange là gắn được hiện đại với những kiến thức
uyên thâm của văn hóa truyền thống qua các công trình của mình " Fumihiko Maki - học trò của
Kenzo Tange

Profile
1960 Published “Tokyo Master Plan 1960”, which outlined city development featuring the
improvement of the urban transport system and the Tokyo Bay area development for the
information society.
1987 Pritzker Architecture Prize.
1990 Premio Ape d'Oro, Italy.
1996 Order of the Legion of Honor, France.
Sơ lược các công trình của ông để tìm hiểu qua điểm của ông trong kiến trúc :
Đồ án Quy Hoạch vịnh Tokyo , 1960
Quan niệm đô thị như một cơ thể sống, đồ án đã bộc lộ rõ tư tưởng cơ bản của học thuyết Chuyển
hóa luận. Đồng thời thể hiện được cấu trúc của một đô thị tương lai, giải quyết được những mâu
thuẫn và đòi hỏi trong quá trình phát triển của không gian đô thị khi chuyển từ xã hội công nghiệp
sang xã hội tin học.
Tổ hợp thể dục thể thao OLYMPIC , Tokyo , 1964
Do Nhật Bản là quốc gia của Thần Đạo nên công trình được mô phỏng theo mái đền cổ kính.
Theo trình bày của Tange, phần mái của tòa kiến trúc sẽ được xây dựng thông qua một hệ thống
treo. Tange đã hoàn tất bản thiết kế vào năm 1961 và dự án của ông đã được chấp thuận. Ngay sau
đó, công trình được tiến hành xây dựng. Vì là dự án trọng điểm thể hiện bộ mặt của Nhật Bản
trước bạn bè thế giới nên công trình rất được chính phủ quan tâm.
Trong thiết kế này, Tange cho xây dựng 2 cột bê tông chính ở 2 đầu của tòa nhà đóng vai trò nâng
đỡ mạng lưới thép che phần mái của công trình. Toàn bộ mái nhà có dạng cong, giúp bảo vệ tòa
nhà khỏi tác động của gió lớn và giông tố. Vào thời điểm này, công trình là kiến trúc mái treo lớn
nhất trên thế giới.
Công trình nhà thi đấu quốc gia Yoyogi nhìn từ bên ngoài
“Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi” được hoàn tất vào năm 1964. Nó là một sân vận động khổng lồ
được đặt bên trong công viên Yoyogi của thủ đô Tokyo. Chính thiết kế này đã gợi cảm hứng để
kiến trúc sư người Đức Frei Otto vẽ đồ án cho công trình sân vận động sử dụng trong thế vận hội
Mùa hè năm 1972 tại Munich.

Nhà thi đấu của sân vận động có sức chứa lên đến 16.000 người. Hiện nay, sân vận động chủ yếu
được dùng cho các cuộc thi bóng rổ, tổ chức hòa nhạc hoặc triển lãm. Tuy nhiên, mục đích ban
đầu của công trình là dùng làm nơi tổ chức các cuộc thi bơi lội trong Olympic Tokyo 1964.
Về phần tác giả của công trình, Tange đã giành giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker cho thiết
kế này. Tác phẩm của ông được đánh giá là một trong số những tòa nhà đẹp nhất của thế kỷ XX.
Công trình cũng đã giúp đưa tên tuổi của Kenzo Tange vào danh sách những kiến trúc sư hiện đại
hàng đầu thế giới.

×