Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc circovirus (PCV2) và ứng dụng kỹ thuật huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp tại trường tôi luôn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các thấy cô, gia đình và bạn bè. Nhân đây cho tôi bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa Thú y, Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ suốt 5 năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn
thiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị Phòng Thí Nghiệm trọng
điểm CNSH thú y, các thầy cô giáo làm việc tại Bộ Môn Bệnh lý đã giúp đỡ tôi
suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn
động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi suốt quá trình học tập và nghiên cứu
vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thu Hồng
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Nguồn gốc các lợn con sau cai sữa trong nghiên cứu Error: Reference
source not found
Bảng 4.2. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn sau cai sữa mắc PCV2 Error:
Reference source not found
Bảng 4.3. Bệnh tích đại thể của lợn sau cai sữa mắc PCV2 Error: Reference
source not found
Bảng 4.4. Biến đổi bệnh tích vi thể một số cơ quan lợn sau cai sữa mắc PCV2 Error:
Reference source not found
Bảng 4.5. Kết quả nhuộm miễn dịch huỳnh quang 45


iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình ảnh của Porcine circovirus Error: Reference source not found
Hình 4.1. Lợn còi cọc, lông xù Error: Reference source not found
Hình 4.2. Lợn còi cọc, ỉa chảy Error: Reference source not found
Hình 4.3. Sưng hạch bẹn nông Error: Reference source not found
Hình 4.4. Lợn còi cọc Error: Reference source not found
Hình 4.5. Lợn bị viêm da Error: Reference source not found
Hình 4.6. Lợn biểu hiện thở khó Error: Reference source not found
Hình 4.7. Gan sưng, tụ máu Error: Reference source not found
Hình 4.8. Phổi xuất huyết Error: Reference source not found
Hình 4.9. Hạch màng treo ruột sưng Error: Reference source not found
Hình 4.10. Ruột xuất huyết Error: Reference source not found
Hình 4.11 Thận sưng, xuất huyết Error: Reference source not found
Hình 4.12 Hạch lympho sưng, xuất huyết Error: Reference source not found
Hình 4.13. Gan sung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm ( HE 10X ) Error:
Reference source not found
Hình 4.14. Thâm nhiễm tế bào viêm ở gan lợn mắc PCV2 ( H.E 40X ) Error:
Reference source not found
Hình 4.15. Lách xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm ( HE 10X ) Error:
Reference source not found
Hình 4.16. Tim sung huyết, thâm nhiễm tế bào viêm ( HE 10X )Error: Reference
source not found
Hình 4.17. Phổi lợn mắc PCV2 sung huyết nghiêm trọng ( HE 10X ) Error:
Reference source not found
Hình 4.18. Viêm phổi kẽ ( HE 40X ) Error: Reference source not found
Hình 4.19. Suy giảm tế bào lympho ở hạch bạch huyết (HE 40X) Error:
Reference source not found
iv
Hình 4.20. Thâm nhiễm tế bào bạch cầu ái toan và tế bào khổng lồ ở hạch ( HE 40X )

Error: Reference source not found
Hình 4.21. Tế bào khổng lồ ở lách Error: Reference source not found
Hình 4.22. Thận xuất huyết Error: Reference source not found
Hình 4.23. Tế bào khổng lồ nhiều nhân ở hạch lympho ( HE 40X) Error:
Reference source not found
Hình 4.24. Ruột thâm nhiễm tế bào viêm (HE 40X ). Error: Reference source not
found
Hình 4.25. Hình ảnh virus phân lập ở hạch lympho (IF10X) Error: Reference
source not found
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AND : Deoxyribonucleic acid
DTL : Dịch tả lợn
ELISA : Enzym Linked Immunosorbent Assay
IHC : Immunohistochemistry
IFA : Indirect Immunofluorescense Assay
IPMA : Immuno Peroxidae Monolayer Assay
HE : Hematoxilin – Eosin
nPCR : Nested Polymerase Chain Reaction
ORF : Open Reading Frame
PBS : Phosphate- Buffered- Saline
PCR : Polymerase Chain Reaction
PCR-RELP : PCR- Restriction fragment lenghth polymorphism
PCV : Porcine Circo Virus
PCV 1 : Porcine Circo Virus type 1
PCV 2 : Porcine Circo Virus type 2
PCVAD : Porcine Circo Virus Associated Disease
PDNS : Porcine Dermatitis
PK15 : Pig Kidney 15
PMWS : Postweaning multisystemic wasting syndrome

PNP : Proliferaning Necrotizing Pneumonia
PRDC : Porcine Respiratory Disease Complex
PRRS : Porcine Reproductive & Respiratory syndrome
PRRSV : Porcine Reproductive & Respiratory syndrome Virus
vi
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước cũng như một phần phục vụ
xuất khẩu. Chăn nuôi lợn đã góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho
người dân và là một trong những ngành nghề góp phần dịch chuyển cơ cấu nền
kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn luôn phải đối mặt với tình hình
dịch bệnh diễn biến rất phức tạp và gây ra nhiều thiệt hại lớn về năng suất chất
lượng vật nuôi, kinh tế và đời sống người dân. Một trong số đó là bệnh do
circovirus gây ra ở lợn (Porcine Circovirus disease).
Trong những năm cuối thập niên 1990, một loại circovirus mới (Porcine
Circovirus – PCV) gây bệnh trên lợn. Virus này khác với PCV thích ứng trên
môi trường tế bào thận lợn PK15 đã biết trước đó. Vì vậy, người ta phân chia
circovirus thành 2 type là porcine circovirus type 1(PCV1) và porcine circovirus
type 2(PCV2). PCV1 không có tính gây bệnh, còn PCV2 được xem là có liên
quan đến Hội chứng gầy còm ở lợn sau cai sữa (Postweaning Multisystemic
Wasting Syndrome – PMWS); Hội chứng viêm da và viêm thận (Porcine
Dermatitis and Nephropathy Syndrome – PDNS); Hội chứng viêm đường hô hấp
(Porcine Respiratory Diseases Complex - PRDC) và Hội chứng rối loạn sinh sản
ở lợn (Porcine Reproductive Disorders - PRD).
Cho đến nay, PCV2 có mặt tại hầu hết khắp quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm PCV2 ở Việt Nam tương đối cao và tăng qua các
năm. Bệnh xảy ra quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ, thường xuất hiện ở
lợn con từ 2-17 tuần tuổi. Bệnh tiến triển chậm nhưng lợn bệnh thường có tỉ lệ

chết cao. Bệnh do PCV2 gây ra có những triệu chứng điển hình là còi cọc, chậm
lớn, khó thở, viêm da, hạch lympho sưng to. Lợn chết chủ yếu có hiện tượng gan
1
sung huyết, tim sưng to, trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử. Bệnh tích vi thể rõ
nhất là hiện tượng cơ tim bị viêm tơ huyết và hoại tử.
Đối với ngành công nghiệp chăn nuôi lợn, PCV2 làm thiệt hại lớn về
kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi theo quy mô công nghiệp với mật độ chăn nuôi
dày, môi trường không được kiểm soát tốt cũng như các biện pháp quản lý
phòng bệnh chưa hợp lý. Vì vậy vấn đề chẩn đoán và phát hiện bệnh là rất quan
trọng, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp chẩn đoán PCV2 như kỹ thuật PCR
(Lâm T.T.Hương và ctv, 2005), huyết thanh học (Nguyễn Thị Thu Hồng và ctv,
2006), phản ứng miễn dịch gắn Enzym ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent
Assay, hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry – IHC). Tuy nhiên, phương
pháp miễn dịch huỳnh quang (Immuno fluorescent test – IF) vẫn chưa được ứng
dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh do PCV2 gây ra. Đây cũng là một trong những
kỹ thuật mới được sử dụng và hứa hẹn sẽ đem lại những hiệu quả cao cho việc
chẩn đoán lợn mắc bệnh do PCV2. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi
thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc circovirus và ứng
dụng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán bệnh”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Làm rõ các đặc điểm triệu chứng lâm sàng, bệnh lý đại thể, vi thể của
một số cơ quan trên lợn mắc circovirus.
- Ứng dụng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang chẩn đoán bệnh.
2
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PORCINE CIRCOVIUS TYPE 2
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, PCV2 đã được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới.

Thái Lan: Năm 1998 những trường hợp đầu tiên của Hội chứng gầy còm ở
lợn sau cai sữa (Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome – PMWS)
được mô tả ở Thái Lan vào năm 1998 nhưng có nghiên cứu chỉ ra đã phát
hiện PMWS trên lợn từ năm 1993. Dựa vào phương pháp PCR khảo sát sơ
bộ tỷ lệ nhiễm cricovirus ở Thái Lan 10%. Phân loại các chủng PCV2 dựa
trên nucleotide 262-267 của các trình tự ORF2 phát hiện tại Thái Lan PCV2
đang tồn tại một subtype mới là PCV2e (PCV2b chiếm ưu thế) đang tồn tại
trong đàn của Thái Lan.
Canada: John. C.S.Harding và cs năm 1998 đã xác định dịch tễ học và
triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PMWS: Ở lợn sau cai sữa tỷ lệ tử vong đạt
mức cao nhất vào tháng 9 của dịch (7,67), sau đó trở lại 16 tháng sau với tỷ lệ
2,1% ; -2,5%. Các nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất là còi cọc (giảm cân,
hốc hác), vàng da (bệnh gan) và khó thở (bệnh đường hô hấp).
Bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào PK-15 nhiễm
PCV1 và PCV2. Kết quả thu được sau 3 năm nghiên cứu là tỷ lệ huyết thanh
dương tính với PCV2 nhiều hơn PCV1, PCV2 là loại virus lưu hành chính và
lưu hành ít nhất trong 10 đàn lợn tại Canada trước khi hội chứng PMWS được
báo cáo.
Tại Qenbac – Canada bằng phương pháp PCR được Gagnon C.A và cs
(2007) sử dụng và đã phát hiện ra kiểu gen mới khác với kiểu gen PCV2 trên lợn
nhưng không phải là loài mới và được gọi là “PCV-2b”.
3
Nhật Bản: Shibahara T và cộng sự, năm 2000 đã chứng minh rằng sự suy
giảm tế bào bạch huyết với cơ chế apoptosis (Sự chết rụng tế bào: là một quá
trình của sự chết tế bào được lập trình (programmed cell death - PCD) xảy ra
trong các sinh vật đa bào) của tế bào lympho B là do PCV2. Họ cho rằng một số
cơ quan dung giải tế bào là do cơ chế này. Như vậy, PCV2 kích thích sự phát
triển hội chứng gầy mòn trên lợn con sau cai sữa (PMWS) bằng cơ chế gây suy
giảm hệ thống miễn dịch.
Hy Lạp: Năm 2002, Pallares, F và cs đã có nghiên cứu đầu tiên về chẩn

đoán lợn mắc PMWS trong một con lợn nái rừng Châu Âu, nhóm tác giả này đã
sử dụng kỹ thuật để phát hiện DNA của virus trong các cơ quan khác nhau bao
gồm cả tử cung và trong tổn thương mô bệnh học. Đây là trường hợp đầu tiên
phát hiện thấy PCV2 trong tử cung một con lợn rừng hoang dã. Năm 2005, trên
một con lợn rừng 6-8 tuổi hấp hối, có triệu chứng gầy còm, khó thở và chết,
virus PCV2 đã được phát hiện trong các mẫu mô, tổn thương mô bệnh học phù
hợp với biểu hiện trường hợp mắc PMWS. Hai lợn rừng đều thuộc lân cận miền
Trung Hy Lạp. Virus PCV2 tách ra từ hai lợn rừng tiến hành phân tích đặc tính
di truyền và so sánh đặc tính di truyền virus PCV2 lợn rừng và virus PCV2 lợn
trong nước, kết quả thấy PCV2 của hai lợn rừng liên quan chặt chẽ tới nhau và
cùng nhóm với chủng phân lập từ lợn Hungari.
Trung Quốc: Từ tháng 5-2003 đến tháng 8-2005 Zong và cs đã tiến hành
thu thập ngẫu nhiên 1250 mẫu huyết thanh và các mẫu mô lợn nghi nhiễm PCV2
bao gồm: Lách, gan, hạch lynpho từ 6 quận huyện ở Hàng Châu, tỉnh Chiết
Giang. Sử dụng phương pháp ELISA đã phát hiện thấy 40% mẫu huyết thanh
dương tính với PCV2. Đồng thời, bằng phương pháp PCR trên các mẫu mô cho
thấy tại Hàng Châu đang lưu hành ngoài chủng PCV2 Trung Quốc còn lưu hành
rộng rại các chủng PCV2 khác.
Ireland: John và cộng sự đã phát hiện ra PCV2 từ mẫu phân từ các trại lợn
ở Bắc Ireland tháng 8 năm 2005. Bằng phương pháp PCR cho thấy ở đảo Ireland
4
lưu hành ít nhất hai nhóm PCV2. Không thấy xuất hiện mối quan hệ giữa nhiễm
trùng hai nhóm PCV2 trong tiến triển bệnh PMWS.
Thụy Điển: Năm 2008, Per Wallgren và cs đã tiến hành nghiên cứu 40 lợn
trung bình 37,5 ngày tuổi, theo dõi trong 55 ngày; trong huyết thanh lợn bệnh
không có kháng thể đủ để chống lại mần bệnh. Số lượng PCV2 lớn hơn trong
lợn mắc bệnh nặng và trong giai đoạn đầu so với lợn khỏe mạnh. Ở 18/34 lợn
không có dấu hiệu lâm sàng PMWS, có 107 DNA PCV2/ml huyết thanh, có thể
chúng mới bắt đầu sinh miễn dịch chống lại mần bệnh.
Hàn Quốc: Theo Kwang S.L. năm 2009 phương pháp nested-PCR (nPCR)

nhạy hơn phương pháp PCR thông thường gấp 104lần. nPCR không những giúp
phân biệt 2 loại virus PCV1 và PCV2 mà còn giúp phân biệt trong trường hợp
nhiễm kép khác.
Từ năm 2008, Hàn Quốc bắt đầu sử dụng vacxin phòng Circovirus. Kết quả
cho thấy đã giảm về số lượng lợn nái phải loại bỏ cũng như lượng kháng sinh
phải dùng. Ước tính giúp tăng khoảng 518 triệu USD hàng năm cho tổng số lợn
ở các trang trại của Hàn Quốc.
Năm 2010, Long và cs đã sử dụng phương pháp PCR-RELP đã xác định
được 19 chủng PCV2 đang lưu hành tại Trung Quốc chia làm 3 kiểu gen trong
đó kiểu PCV-2d là kiểu gen mới và kiểu gen PCV-2a, PCV2-2b là hai kiểu gen
phổ biến tại Trung Quốc.
Năm 2010, Jun và cs đã gây nhiễm trên 48 chuột chủng Côn Minh cho thấy
virus nhân lên trong chuột, chuột chết sau 7, 14, 28, 42 sau ngày gây nhiễm
tương ứng. Bằng phương pháp PCR tìm thấy kháng thể trong huyết thanh chuột
gây nhiễm, virus PCV2 trong mô lympho chuột. Tổn thương vi thể do PCV2 tập
trung trong mô lympho và gây suy giảm chức năng các hạt lympho, ít khi thấy
hoại tử tế bào lympho, vỏ não và hành tủy ở những con chuột được gây nhiễm.
Hoa kỳ: Khi tiến hành kiểm tra lợn 1-2 ngày tuổi tại 4 trại miền Trung –
Tây Hoa Kỳ cho thấy lợn chỉ nhiễm PCV2. PCV2 nhiễm hầu hết trong các mô
5
bào nhưng tập trung nhiều nhất trong gan và hệ thống thần kinh trung ương. Não
và tủy nhiễm nhiều hơn mô thần kinh khác.
Pallares và cộng sự năm 2002 phân tích hồi cứu các trường hợp PMWS tại
Mỹ cho biết chỉ 1,9% nhiễm PCV2 trong tổng số các ca khảo sát ở lợn còi cọc
sau cai sữa. Các trường hợp khác phát hiện có 35,5% PCV2 nhiễm kèm
Mycoplasma hyopneumoniae, 51,9% trường hợp PCV2 nhiễm kém PRRS.
Theo tiến sĩ Thomas tại Mỹ việc tiêm phòng vacxin giảm tỷ lệ tử vong của
lợn từ 9% xuống 2,4%, giúp tăng chất lượng thịt và số lượng lợn đạt tiêu chuẩn
cao cung cấp cho thị trường, giảm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Theo kết quả khảo sát của Lâm Thị Thu Hương và Đường Chi Mai (2006)
tại một số trại lợn công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận cho
biết tỷ lệ nhiễm PCV2 trên lợn khá cao: 7 trại nhiễm trên 9 trại khảo sát và tỷ lệ
nhiễm ở các trại biến động từ 1.25-83.33%.
Nguyễn Tiến Hà (2008) kiểm tra 1073 mẫu huyết thanh lợn đực giống và
lợn nái ở 8 tỉnh thành trong các năm 2000-2006: Tỷ lệ huyết thanh dương tính
chiếm 38,9 năm 2000 và 96,47% năm 2006.
Nguyễn Thị Thu Hồng và cs (2008) phân lập được 2 mẫu virus PCV2 trên
lợn còi cọc sau cai sữa. Các PCV2 phát hiện ở Việt Nam khá tương đồng với
nhau trên 96%, và tương đồng với các chủng từ Trung Quốc. Virus PCV2 phân
lập từ thực địa có thể gây nhiễm, nhân lên và kích thích sinh miễn dịch trên lợn
thí nghiệm.
Trần Thị Dân và cs (2010) cho biết: Lợn được chủng ngừa vacxin thể
ORF2 không thay đổi các chỉ tiêu huyết học và ít bệnh tích liên quan đến PCV2
so với lợn không tiêm. Hiệu quả kinh tế được cải thiện ở lô đối chứng trong điều
kiện trại bị nhiễn Circovirus.
Nguyễn Thị Thu Hồng và cs (2010) so sánh hiệu giá kháng thể virus DTL
(Dịch tả lợn) và kháng PCV2, không nhận thấy ảnh hưởng của PCV2 đến hiệu
6
quả miễn dịch sau tiêm phòng vacxin DTL. Điều này rất có ý nghĩa đã loại được
nguyên nhân nghi ngờ có ảnh hưởng đến hiệu quả đến hiệu quả miễn dịch sau
tiêm phòng vacxin DTL trên đàn lợn sự hiện diện của PCV2.
Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs (2012) sử dụng kỹ thuật Nested PCR phát hiện và
định type PCV2 trong 453 mẫu huyết thanh và 130 mẫu phủ tạng ở đàn lợn nuôi
tại một số tỉnh miền Bắc cho biết tỷ lệ dương tính PCV2 có sự khác nhau giữa
các địa phương, trong đó cao nhất là trong phủ tạng của lợn thu thập từ Bắc
Giang (71,43%) và Hải Dương (70,00%). Với các mẫu phủ tạng được kiểm tra
chỉ phát hiện được PCV2 ở lợn có các triệu chứng của PCVAD với tỷ lệ
54,17%. Các chủng PCV2 lưu hành ở đàn lợn thuộc 4 tỉnh trong phạm vi nghiên
cứu đều thuộc genotype PCV2b.

2.2 HIỂU BIẾT VỀ CĂN BỆNH
2.2.1 Đặc điểm Porcine circovirus
Porcine circovius (PCV) họ Circoviridae gồm những virus có DNA sợi
đơn, dạng vòng, giống Circovirus có kích thước khoảng 1,76kb tương đương với
khoảng 1767 – 1768 nucleotide, đường kính 17nm, bộ gen không có vỏ bọc,
virion hình cầu (đường kính 10-20nm), đối xứng 20 mặt, chứa một DNA virus
khác (Guo và cs, 2010; Olvera và cs, 2007) và là những tác nhân gây bệnh quan
trọng cho chim, lợn. Các thành viên trong họ này có hạt virus và hệ gen giống
nhau về sinh thái học, đặc tính sinh học khác nhau về tính kháng nguyên. PCV2
gồm 2 serotype là PCV1 (không gây bệnh) và PCV2 (gây bệnh liên quan đến
một số hội chứng suy mòn ở lợn). PCV1 và PCV2 có thể đồng nhiễm, tuy nhiên
không thấy có sự khác biệt về dấu hiệu lâm sàng, tổn thương bệnh lý với trường
hợp chỉ nhiễm PCV2.
7
Hình 2.1. Hình ảnh của Porcine circovirus
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc virus PCV2
Bộ gen của PCV2 có 1768 nucleotide gồm 6 khung đọc mở (open reading
frame) mã hóa cho các phân tử protein trong bộ gen, trong đó hai khung đọc mở
chính (ORF1 và ORF2) theo hướng ngược nhau.
Theo Meehan B.M. và cs (1999), ORF1 (rep gen) được xác định vị trí trên
chuỗi dương tính và định hướng theo chiều kim đồng hồ. ORF1 (vị trí
nucleotide khoảng từ 398-1.342) mã hóa protein có trọng lượng phân tử 37,7
kDa mã hóa một protein liên quan đến sự nhân lên của virus. Sự tương đồng về
phân tử protein quy định bởi ORF1 của PCV1 và PCV2 khoảng là 86%.
ORF2 (Cap gen) nằm trên chuỗi bổ sung và định hướng ngược chiều kim
đồng hồ, nó mã hóa cho protein cấu trúc của virus, chủ yếu liên quan đến sự
hình thành vỏ capsid, có trọng lượng phân tử 27,8 kDa của PCV.
Sự tương đồng về phân tử protein PCV1, PCV2 do ORF2 mã hóa là
66±4%. Sản phẩm ORF2 kích thích sinh kháng thể chống lại virus, vì vậy người
ta sử dụng kháng thể nguồn gốc ORF2 như một công cụ để chẩn đoán phân biệt

PCV. Meehan B.M. và cs ( 1997) cho biết ORF3 được định vị trên chuỗi bổ
sung, định hướng ngược chiều kim đồng hồ và chồng chéo lên ORF1. Nó mã
hóa cho protein không phải cấu trúc với chiều dài 105 aa. Trong ống nghiệm
8
Protein của ORF3 gây ra apoptosis (Sự chết rụng tế bào) trong tế bào PK-15.
Một PCV2 đột biến thiếu ORF3 được thấy là có độc lực kém hơn PCV2 tự
nhiên. Sự tương đồng aminoacid của protein này giữa PCV1 và PCV2 là 61±5
%. ORF4 mã hóa cho protein có trọng lượng phân tử 6,5 kDa (vị trí nucleotide
khoảng từ 912-733) có sự tương đồng về phân tử protein do ORF4 mã hóa với
PCV1 là 83%, protein này giàu cysteine nhưng chưa rõ chức năng.
2.2.3. Sức đề kháng
PCV2 có sức đề kháng cao và bền vững với nhiệt độ cao, formalin, pH
thấp. Có thể duy trì tính gây nhiễm trong điều kiện pH< 2 và giảm rõ ràng ở pH
11- 12.
PCV2 bất hoạt ở nhiệt độ cao 56
0
C (133
0
F) trong 1h, trong 15 phút ở
75
0
C (167
0
F), và bị diệt ở 80
0
C trong 15 phút. Trong điều kiện khô, virus chịu
được nhiệt độ 120
0
C trong 30 phút.
Virus bị diệt bởi 2% các chất diệt trùng hỗn hợp 1 (20% glutaraldehyde,

12% 2- propenal, polymer với formaldehyde) và hỗn hợp 2 (55 acid formic, 7%
glyoxylic acid) sau 120 phút ở 20
0
C, nhưng tác dụng rất kém ở 10
0
C.
Có thể phân lập virus trong mẫu bệnh phẩm bảo quản ở -70
0
C.
2.3. HIỂU BIẾT VỀ BỆNH DO PCV2 GÂY RA
PCV2 không chỉ liên quan tới PMWS, gần đây người ta sử dụng thuật ngữ
“ bệnh đồng hành với porcine circovirus” (Porcine Circovirus Associated
Disease-PCVAD) để chẩn đoán lâm sàng không điển hình, do vậy chẩn đoán
chủ yếu dựa vào xác định bệnh PCV2 và biểu hiện chung của PCVAD.
PMWS (Postweaning Multisytemic Wasting Syndrome) – Hội chứng gầy
mòn trên lợn con sau cai sữa lần đầu tiên được phát hiện ở Canada năm 1996,
dấu hiệu lâm sàng bao gồm: Giảm cân, chậm chạp, sưng hạch bẹn nông, tiêu
chảy, da nhợt nhạt hoặc vàng da. Tổn thương mô học chủ yếu là sự suy giảm tế
bào lympho với sự thay thế bạch cầu trong mô lympho. Tuy nhiên, PMWS rất
dễ đồng nhiễm với các vi sinh vật khác: Virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và
9
sinh sản trên lợn (PRRS), Parvovirus (PPV), virus dịch tả lợn (CSFV),
coronavirus lợn, virus cúm lợn (SIV) và một số vi khuẩn gây bệnh khác như:
Streptococcus suis, Pastereulla mutocida, Actinobacillus pleuromoniae (APP),
Mycoplasma hyopyneumoniae (MH), Haemophilus parasuis….
PDNS (Porcine Dematitis and Nephropathy Syndrome) – Hội chứng viêm
da thận: phát hiện ra lần đầu tiên năm 1993 tại Anh và sau đó là hàng loạt các
nước có ngành công nghiệp chăn nuôi lợn khác. Bệnh gây ra các tổn thương trên
da, thận, phổi, dạ dày, các hạch lympho. Biểu hiện bệnh lý đặc trưng viêm ống
thận, viêm cầu thận. Căn nguyên chưa được xác định rõ, người ta thấy nó gắn

liền PRRSV, Pasteurella mutocida và PCV2 (Taner KARAO và cs, 2011)
PRDC (Porcine Respiratiory Disease Complex) – Bệnh phức hợp hô hấp
trên lợn với các triệu chứng biểu hiện như lợn suy nhược, bỏ ăn, hắt hơi, ho, khó
thở, chảy nước mắt, đi đứng khó khăn do bị viêm da khớp và có khi lợn co giật.
2.3.1. Loài mắc bệnh
PCV2 phổ biến trên đàn lợn trên thế giới, lợn nhà và lợn hoang dã đều là
vật chủ tự nhiên của nó, có nghĩa là khi nhận dạng phân tích nucleotide của
PCV2 phân lập từ lợn rừng giống hoàn toàn khi phân lập từ lợn nhà. Bao gồm cả
PCV2a và PCV2b (Zimmerman và cs, 2012)
Những loài khác, bao gồm cả con người không dễ mắc PCV2. Không thấy
có các bệnh tích đại thể và tổn thương vi thể sau khi gây nhiễm PCV2 trên cừu
hoặc bê, kháng nguyên không tìm thấy ở trong các mô. Bằng phản ứng ELISA,
các tác giả đã chứng minh ngựa, trâu, bò thịt, bò sữa không cảm nhiễm với căn
bệnh (John A.Ellis và cs, 2012).
Chuột là một ngoại lệ, có nghĩa là PCV2 có khả năng nhân lên và lây
truyền giữa các con, nó đóng vai trò là vật chủ thay thế hoặc là một vectơ truyền
bệnh.
Quan sát thực địa, thấy rằng một số dòng lợn có thể mẫn cảm hơn với
PMWS, quan sát này hỗ trợ bằng những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
10
Trong đó lợn Landrace được tìm thấy là mẫn cảm hơn với PMWS so với lợn
Duroc, Large white và Pietrain.
2.3.2.Lứa tuổi mắc bệnh
PCV2 thường gây bệnh ở lợn 2-17 tuần tuổi, chủ yếu ở lợn 2-5 tuần tuổi, tại
thời điểm lợn con không còn bú sữa mẹ, không còn được nhận kháng thể từ mẹ.
2.3.3. Chất chứa mần bệnh
Virus thường có mặt trong phân, dịch mũi, miệng và nước tiểu, hạch
amidan, phế quản, chất bài tiết của mắt, nước bọt, sữa, sữa non và tinh dịch của
lợn nhiễm bệnh, trong bụi, dụng cụ chăn nuôi….
Virus PCV2 trong máu có thể phát hiện sau 7 ngày sau khi gây nhiễm,

cao điểm nhất là 14-21 ngày sau nhiễm (DPI).
Ở lợn đực gây nhiễm, virus được tìm thấy sau 5-35 ngày trong tinh dịch,
kháng thể xuất hiện sau 11-90 ngày (Timmusk và cs, 2006). Virus PCV2 xuất
hiện ở máu lợn chết lưu, thai bị sảy và lợn yếu khi sơ sinh. PCV2 trong tử cung
lợn nái mang thai là nguyên nhân gây ra sảy thai. Virus có trong cơ tim và nhiều
mô bào bị tồn thương khác trong thai lợn bị sảy, chết lưu và thai gỗ.
Kháng nguyên và Acid Nucleic PCV2 thường được tìm thấy trong các cơ
quan bạch huyết, và ở thận mức độ thấp hơn tại phổi, gan.
2.3.4. Đường truyền lây:
PCV2 có thể truyền ngang qua tiếp xúc trực tiếp miệng mũi, qua không
khí, gió, bụi, qua dụng cụ chăn nuôi, quần áo, ủng ô nhiễm.
PCV2 truyền qua tiếp xúc giữa lợn bệnh và lợn khỏe.
PCV2 lây truyền dọc từ mẹ sang con, qua phối giống tinh dịch lợn đực
nhiễm bệnh.
PCV2 có thể gây nhiễm cho lợn qua tiêm bắp hoặc qua xoang mũi, gây
bệnh cho chuột Côn Minh qua đường uống, tiêm, tiếp xúc trực tiếp.
11
2.3.5.Cơ chế sinh bệnh
Tế bào đích của Circovirus là tế bào đơn nhân lớn/tế bào dòng đại thực
bào và các tế bào trình diện kháng nguyên, tế bào đuôi gai; ở mức thấp hơn là
các tế bào biểu mô ống thận, tế bào phế quản và tế bào tiểu phế quản; ngoài ra:
Các tế bào nội mô, tế bào gan, tế bào lympho khác cũng là tế đích.
Capside protein hoặc chính DNA của PCV2 ngăn cản quá trình tiêu hóa
nội bào (endocytic) trong tế bào võng lưới nội mô (dendritic cell), làm suy yếu
khả năng truyền tín hiệu “nguy hiểm” và do vậy làm suy yếu hệ thống miễn dịch
bẩm sinh. Và bằng thực nghiệm người ta thấy rằng lợn bị nhiễm PCV2 không có
khả năng sinh interferon ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng có thể là
nguyên nhân làm giảm đáp ứng miễn dịch với PCV2 và bị bệnh. Ngoài ra, hiện
tượng giảm sản sinh interferon nhưng tăng lượng IL-10 ở những lợn thực
nghiệm bị nhiễm PCV2 cũng đã được chứng minh. Tế bào võng lưới nội môi

đóng vai trò then chốt trong quá trình xâm nhập của PCV2 (John A.Ellis và cs,
2003). Virus PCV2 invitro xâm nhập tế bào đơn dòng 3D4/31 (từ phế nang lợn)
thông qua quá trình tiêu hóa nội bào (clathrin-mediated Endocytosis) và trong
môi trường axit. PCV2 gây hủy hoại hệ miễn dịch của lợn, tạo điều kiện thuận
lợi cho nhiều loại mần bệnh khác xâm nhập và gây bệnh như: Sảy thai do
Parvovirus, viêm phổi tăng sinh, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS),
cúm lợn (PNP)
2.3.6. Triệu chứng lâm sàng
Như đã nói trên, PCV2 có liên quan đến nhiều hội chứng nhưng ở đây
chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về các hội chứng: Hội chứng gầy còm trên lợn
con sau cai sữa (PMWS); Hội chứng viêm da và viêm thận (PDNS); Hội chứng
rối loạn sinh sản ở lợn.
Hội chứng gầy còm trên lợn con sau cai sữa (PMWS)
PMWS hầu hết phổ biến ở lợn từ 2 – 4 tháng tuổi, thời gian này những
con lợn có biểu hiện lâm sàng có lượng virus tập trung trong huyết thanh cao
12
nhất, thải virus ở mức độ cao và chứng minh một phản ứng kháng thể yếu hơn
so với những con vật mắc bệnh cận lâm sàng. Tỷ lệ ở các trại thường từ 4 – 30%
và thỉnh thoảng lên tới 50 – 60%. Tỷ lệ tử vong trong phạm vi 4 – 20%.
Ở lợn sau cai sữa 2 – 3 tuần bắt đầu xuất hiện những triệu chứng PMWS.
Các dấu hiệu lâm sàng ban đầu gồm giảm cân, sự chênh lệch trọng lượng của
lợn trong đàn, tỷ lệ tử vong trong đàn tăng.
Biểu hiện lâm sàng chính là còi cọc, chậm lớn, da nhợt nhạt, khó thở đôi
khi ỉa chảy và có chứng hoàng đảng. Hiện tượng rối loạn hô hấp ở mức độ khác
nhau từ nhẹ đến tử vong và “không phân biệt được bằng lâm sàng với các bệnh
hô hấp khác” (John C.S.Harding và cs, 1998).
Các biểu hiện lâm sàng khác có thể có của lợn trước khi chết do PMWS
là: què quặt, suy tim, viêm khớp, chết đột ngột, co giật.
Hội chứng viêm da và viêm thận (PDNS)
PDNS xảy ra ở lợn con, lợn thịt và lợn trưởng thành (11 – 14 tuần tuổi).

Tỷ lệ nhiễm khoảng dưới 1% nhưng đôi khi có thế cao hơn. Tỷ lệ chết có thể lên
đến 100% ở đàn lợn trên 3 tháng tuổi nhưng chỉ khoảng 50% với lợn nhỏ hơn.
Lợn chết chỉ sau một vài ngày có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Những con
sống sót có thể tăng trọng trở lại sau 7 – 10 ngày.
Lợn mắc PDNS có biểu hiện mệt mỏi, ủ rủ, bỏ ăn, sốt (41
0
C) hoặc không
sốt nằm một chỗ, lười vận động và đi lại khó khăn, cứng nhắc. Triệu chứng rõ
nhất trên da xuất hiện những đám phát ban có màu đỏ tía, không có hình dạng
nhất định, bắt đầu ở vùng chân sau và mông, có trường hợp nốt phát ban lại
phân tán khắp cơ thể. Bệnh tiến triển, hình thành đám vẩy sẫm ở những nơi có
bệnh tích, sau đó nhạt màu dần, đôi khi để lại sẹo.
Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn
PCV2 có liên quan đến hiện tượng sảy thai và thai chết non, tuy nhiên
trong thực tế hiếm gặp. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ huyết thanh dương
tính với PCV2 ở lợn trưởng thành cao và do đó lợn sinh sản thường không mẫn
13
cảm với bệnh. Trong những trường hợp rối loạn sinh sản do PCV2, lợn chết yểu
có hiện tượng gan sung huyết, tim sưng to, trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử.
Bệnh tích vi thể rõ nhất là hiện tượng cơ tim bị viêm tơ huyết và hoại tử.
2.3.7.Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Hội chứng gầy còm trên lợn sau cai sữa PMWS
Bệnh tích đặc trưng thường quan sát được là các hạch lympho bị sưng to
trong giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh tiến triển, hạch lympho trở lại kích thước
bình thường và thậm chí bị teo nhỏ, tuyến ức bị teo. Phổi có thể sưng to, dai
chắc như cao su.
Gan bị sưng to hoặc teo nhỏ, nhạt màu, cứng bề mặt có các hạt nhỏ. Một
số lợn bị hoàng đản trong giai đoạn cuối của bệnh.
Thận có nốt hoại tử màu trắng (viêm kẽ thận không có mũ).

Hội chứng viêm da và viêm thận (PDNS)
Bệnh tích đại thể là hiện tượng hoại tử và xuất huyết mô bào, tương ứng
với bệnh tích vi thể là viêm hoại tử mạch máu. Hạch lympho, đặc biệt là hạch
sau bụng có màu đỏ, lớn và có thể có chất lỏng chứa trong bụng.
Khi lợn chết thể cấp tính, hai bên thận sưng to, trên bề mặt có nốt màu
trắng, phù thũng bể thận.
Thường thì bệnh tích ở da và thận đều xuất hiện khi lợn mắc PDNS, tuy
nhiên có những trường hợp chỉ biểu hiện một trong hai bệnh tích trên.
Hạch lympho thường bị sưng, có màu đỏ. Lách bị nhồi huyết.
Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn.
Lợn nái nhiễm PCV2 có thể bị sảy thai, thai chết non, lợn con chết khi
sinh ra viêm cơ tim rất nặng, tuy nhiên trong thực tế hiếm gặp.
14
Bệnh tích vi thể.
Các tổn thương vi thể tìm thấy trong các cơ quan lympho: hạch lympho,
hạch amidam, mảng Peyer ruột và lách. Các tổn thương ngoài cơ quan lympho
là: Viêm phổi kẽ, viêm và thâm nhiễm tế bào đơn nhân ở gan ở mức độ khác
nhau, viêm thận kẽ.
Hoại tử biểu mô đường hô hấp, viêm tiểu phế quản với sự xâm nhập của
tế bào bạch cầu đơn nhân lớn và bạch cầu trung tính. Tổn thương phổi đặc trưng
bởi sự hình thành u hạt kẽ phổi, xâm nhập tế bào đại thực bào, tế bào lympho
vào các phế nang. Virus tìm thấy trong các tế bào biểu mô đường hô hấp.
Thận có thâm nhiễm các tế bào lympho trong tế bào tổ chức u nang thận
và viêm hạch vùng vỏ và tủy thận, rải rác hoặc một vùng rộng.
Trong đường tiêu hóa các u tuyến (villous) từ nhẹ đến nặng. Thường virus
xâm nhập và nhân lên trong tế bào lympho biểu mô tuyến và lớp dưới biểu mô.
Kháng nguyên virus phát hiện thấy tại tế bào biểu mô, niêm mạc và hạ niêm
mạc ruột non.
2.3.8. Chẩn đoán
Chẩn đoán PCV2 ở lợn hoặc nhóm lợn con sau cai sữa khi có đầy đủ cả 3

tiêu chuẩn sau:
1. Sự xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng còi cọc và giảm cân, có hoặc không
có dấu hiệu khó thở, hạch bẹn nông sưng và thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng
vàng da.
2. Có các tổn thương mô học bao gồm: Sự suy giảm các tế bào bạch cầu,
viêm u hạt các cơ quan gồm mô lympho, phổi, gan và thận.
3. Tìm thấy kháng nguyên PCV2 trong các mô tổn thương.
Chẩn đoán PCV2 chỉ dấu hiệu lâm sàng và tổn thương bệnh là không đủ
và không có dấu hiệu lâm sàng và tổn thương bệnh lý cũng có thể nghi ngờ mắc
PCV2.
15
Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc trưng:
Cần chẩn đoán phân biệt triệu chứng hô hấp ở lợn mắc bệnh Tai xanh với
hội chứng PMWS. Trong trường hợp PDNS, cần chẩn đoán phân biệt với một số
nguyên nhân gây viêm da cũng như các bệnh xuất huyết ở thận; đặc biệt phải
chẩn đoán phân biệt với bệnh dịch tả lợn cổ điển, dịch tả lợn Châu Phi. Bên cạnh
đó, cũng cần phân biệt hội chứng rối loạn sinh sản do PCV2 với các bệnh sảy
thai và con chết yểu, bệnh đường ruột, bệnh đường hô hấp và bệnh còi cọc do
thiếu dinh dưỡng.
Lợn bệnh là còi cọc chậm lớn, thường xuyên khó thở, sưng hạch lympho,
da có thể nhợt nhạt hoặc hoàng đản. Lợn còi cọc, chậm lớn, khó thở, hạch
lympho vùng bẹn bị sưng to, đôi khi có chứng vàng da. Lợn nái có hiện tượng
sảy thai ở các giai đoạn khác nhau, thai gỗ, lợn con sinh ra yếu ớt.
Bệnh tích mổ khám:
Các tổ chức lympho có bệnh tích đặc trưng từ nặng đến trung bình. Trong
tổ chức lympho và các mô bào của lợn bệnh có thể xác định được một số lượng
PCV2 từ cao trung bình.
Da bị xuất huyết và hoại tử, bắt đầu ở vùng chân sau và mông; thận bị
sưng to, nhạt màu với các nốt xuất huyết ở vỏ thận.

Sảy thai và thai chết non, đôi khi thấy tim của con non bị sưng to. Cơ tim
bị viêm tơ huyết và/hoặc hoại tử. Trong cơ tim và tổ chức có bệnh tích của con
non chết vì bệnh có thể xác định được một số lượng lớn PCV2.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Phân lập virus: PCV2 nhân lên tốt nhất trên môi trường tế bào PK15
không bị nhiễm PCV1. Sự nhân lên của virus có thể được phát hiện bằng kỹ
thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp hay nhuộm miễn dịch peroxidae, phương
pháp lai tạo tế bào đối với hầu hết các tế bào bị nhiễm PCV2.
16
Phương pháp miễn dịch huỳnh quang (IF: Indirect
Immuno florescense test): Có độ chính xác cao, dùng chất đánh dấu là chất
phát huỳnh quang (khi hấp thụ 1 ánh sáng có bước sóng nhất định sẽ phát ra 1
ánh sáng có bước sóng dài hơn). Phương pháp này được thực hiện dựa trên
nguyên lý: Khi dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể đã nhuộm bằng chất phát
huỳnh quang, rồi cho kết hợp với kháng nguyên – kháng thể khi soi dưới kính
hiểm vi huỳnh quang sẽ phát sáng (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương,
2010).
Nguyên lý phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
Dùng chất phát huỳnh quang, những thuốc nhuộm huỳnh quang thường
dùng như Fluorescein, Rhodamin có thể kết hợp với kháng thể mà không phá
hủy tính chất đặc hiệu của kháng nguyên. Kháng thể liên hợp ấy có khả năng kết
hợp với kháng nguyên và phức hợp kháng nguyên – kháng thể có thể quan sát
được dưới kính hiển vi quang học. Các thuốc nhuộm thường dùng Fluorescent
Isothiocyanat (cho màu xanh lục), Rodamin (màu gạch đỏ), Lixamin – Rodamin
B (RB200) (đỏ -> vàng da cam). Phản ứng miễn dịch huỳnh quang có 2 phương
pháp: Trực tiếp và gián tiếp.
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
Trong phản ứng này thường dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm chất phát
huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên chưa biết.
Cách làm:

+ Lấy bệnh phẩm cần chẩn đoán, làm thành tiêu bản (phết bệnh phẩm lên
phiến kính, cố định) để kháng nguyên gắn chặt lên phiến kính.
+ Nhỏ một giọt kháng nguyên đặc hiệu đã gắn chất phát sáng huỳnh
quang lên tiêu bản.
+ Để một thời gian 30 phút, rửa nước, để khô, quan sát dưới kính hiển vi
huỳnh quang (ánh sáng tử ngoại)
Đọc kết quả.
17
Phản ứng dương tính: Có hiện tượng phát sáng do có sự kết hợp của
kháng nguyên - kháng thể có gắn chất phát huỳnh quang.
Phản ứng âm tính: Không có phát sáng, do không có sự kết hợp kháng
nguyên - kháng thể.
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
Dùng kháng kháng thể được nhuộm chất phát huỳnh quang để phát hiện
kháng nguyên chưa biết.
Phương pháp này còn gọi là kỹ thuật 2 lớp với 3 thành phần tham gia gồm
có: Kháng nguyên cần chẩn đoán, kháng thể đặc hiệu và kháng kháng thể có gắn
chất phát huỳnh quang. Trong đó, kháng thể đặc hiệu có 2 chức năng:
+ Là kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên cần chẩn đoán.
+ Là kháng nguyên của kháng kháng thể đã đánh dấu (kháng kháng thể là
kháng thể kháng globulin cùng loài).
Cách làm:
+ Lấy bệnh phẩm cần chẩn đoán làm tiêu bản để kháng nguyên gắn chặt
lên phiến kính.
+ Nhỏ một giọt kháng thể đặc hiệu lên phiến kính. Để tác động 15’ rồi rửa
nước.
+ Nhỏ tiếp 1-2 giọt kháng kháng thể có gắn chất phát huỳnh quang.
+ Để tác động một thời gian, rửa nước, để khô, quan sát dưới kính hiển vi
huỳnh quang. Đọc kết quả:
- Phản ứng dương tính: Có hiện tượng phát sáng, tức là có hiện tượng kết

hợp kháng nguyên + kháng thể + kháng kháng thể -> gia súc mắc bệnh.
- Phản ứng âm tính: Không có hiện tượng phát sáng, tức là không có hiện
tượng kết hợp kháng nguyên + kháng thể + kháng kháng thể. Bởi vì kháng
nguyên và kháng thể không tương ứng, không có sự kết hợp kháng nguyên –
kháng thể, kháng thể bị rửa trôi. Phương pháp gián tiếp hay được sử dụng vì:
Chỉ cần một lần gắn kháng kháng thể với chất huỳnh quang ta có thể sử dụng để
18
chẩn đoán nhiều kháng nguyên khác nhau, với điều kiện kháng thể đặc hiệu của
chúng phải được chế trên cùng một loài vật. Độ nhạy của phản ứng cao hơn, bởi
vì 1 phân tử kháng nguyên có thể bị nhiều kháng kháng thể bám vào làm độ phát
quang tăng lên, dễ phát hiện.
2.3.9. Phòng và kiểm soát bệnh
Vệ sinh phòng bệnh
PMWS được coi là do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có vai trò của
các yếu tố môi trường; ngoài ra còn phải kể đến vai trò của một số vi khuẩn và
virus đồng nhiễm khác.
Việc bổ sung vitamin E và Se vào thức ăn giúp trang trại phòng PMWS
có hiệu quả.
Cách phòng ngừa hợp lý và hữu hiệu nhất được khuyến cáo để phòng
bệnh do PCV2 gây ra là:
- Hạn chế thăm viếng chuồng trại nhằm giảm thiểu nguy cơ làm lây lan
bệnh cho đàn lợn.
- Có chương trình diệt trừ chuột, ruồi muỗi giúp hạn chế lây lan mần
bệnh.
- Thực hiện biện pháp chăn nuôi cùng ra – cùng vào, chăn nuôi với mật độ
hợp lý.
- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng
các loại thuốc sát trùng. Phân, nước tiểu, chất thải trong chăn nuôi phải được thu
gom xử lý bằng các phương pháp thích hợp. Kiểm soát tốt các nguồn vật liệu khi
đưa vào trang trại.

- Tôn trọng quy tắc cách ly triệt để lợn mới mua về. Trong thời gian cách
ly đảm bảo lợn không bị bệnh hoặc kết quả kiểm tra huyết thanh đảm bảo mới
được phép nhập đàn.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn
lợn, tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển.
19

×