Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TIỂU LUẬN
CÁC SINH VẬT ĂN THỊT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
TRONG ĐẤU TRANH SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ : ĐẤU TRANH SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC
MÃ SỐ: 60140111
Cán bộ hướng dẫn: Học viên thực hiện:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
HUẾ - 2015
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 1 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu………………………………………………………………………………………….3
II. Phần nội dung……………………………………………………………………………………… 3
1. Khái niệm ăn thịt: ………………………………………………………………………………… 3
2. Đặc trưng của các sinh vật ăn thịt……………………………………………………………………3
3. Các nhóm sinh vật ăn thịt chủ yếu………………………………………………………………… 3
A. CÔN TRÙNG ĂN THỊT SÂU HẠI……………………………………………………………… 3
2. Những nhóm côn trùng ăn thịt chủ yếu………………………………………………………………4
2.1. Họ bò rùa Coccinellidae( bộ cánh cứng Coleoptera……………………………………………….7
2.2. Họ bọ chân chạy Carabidae (thuộc bộ cánh cứng Coleoptera) ………………………………… 8
2.3. Họ bọ mắt vàng Chrysopidae ( bộ cánh mạch) ……………………………………………………8
2.4. Họ ruồi ăn rệp Syrphyde ( Bộ 2 cánh) …………………………………………………………….9
B. NHỆN ĂN THỊT SÂU HẠI……………………………………………………………………… 9
1. Nuôi nhện bắt mồi có sức tấn công nhện trắng và nhện đỏ son, bọ xít bắt mồi có sức tấn công bọ trĩ.
2. Nhện ăn thịt sâu hại…………………………………………………………………………………10
3. Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay ruộng cạn
4. Nhện chân dài có thân và chân dài thường nằm trên lá lúa…………………………………………11
5- Nhện linh miêu là một loại nhện săn mồi, không làm màng……………………………………… 11
C. ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG KHÁC ĂN THỊT CÔN TRÙNG……………………… 11
1. Thủy tức Hydrozoa: ……………………………………………………………………………… 11
2. Giun dẹt (Turbellaria) ………………………………………………………………………………12
3. Kiến ba khoang………………………………………………………………………………… …12
D. ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG ĂN THỊT SÂU HẠI………………………………………… 13
1. Cá (Pisces) ………………………………………………………………………………………….14
2. Động vật lưỡng cư (Amphibia) …………………………………………………………………… 15
3. Bò sát (Reptilia) …………………………………………………………………………………….15
4. Chim (Aves): ……………………………………………………………………………………….16
5. Động vật có vú (Mammalia). ……………………………………………………………………….16
6.Thành phần thiên địch và vai trò của thiên địch trong đấu tranh sinh học. …………………………17
6.1.Thành phần thiên địch trên đồng ruộng: ………………………………………………………… 17
6.1.1. Nhóm bắt mồi ăn thịt……………………………………………………………………………18
6.1.2. Nhóm ký sinh……………………………………………………………………………………18
6.1.3. Nhóm gây bệnh cho sâu…………………………………………………………………………19
6.2. Vai trò của thiên địch trong việc hạn chế dịch hại. ………………………………………………20
III. Kết luận
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 2 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
ĐỀ TÀI: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học.
I. Phần mở đầu
Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới, sâu
bệnh, chuột, cỏ dại (gọi chung là sâu hại) là mối đe dọa lớn và nếu không được tổ chức
phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và chất
lượng nông sản. Bởi vì, thiệt hại do các loại sinh vật hại gây nên đối với cây trồng trên
đồng ruộng có thể làm giảm 20-25% năng suất, có khi lại đến 50%. Để phòng trừ các
loại sinh vật hại nói trên, trong những năm qua chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp
khác nhau. Trong đó, biện pháp kỹ thuật canh tác luôn được coi là cơ bản trong điều
kiện nhất định. Biện pháp này ít tốn kém không ảnh hưởng đến môi trường và đem lại
hiệu quả cho người nông dân.
II. Phần nội dung
1. Khái niệm ăn thịt: Là hiện tượng một loài (ăn thịt) săn bắt loài khác(con mồi) làm
thức ăn và thường dẫn đến cái chết của con mồi trong thời gian ngắn.
2. Đặc trưng của các sinh vật ăn thịt
- Loài ăn thịt có kích thước lớn hơn con mồi
- Loài ăn thịt tự tìm con mồi
- Để hoàn thành sự phát triển, mỗi cá thể ăn thịt phải tiêu diệt nhiều con mồi.
3. Các nhóm sinh vật ăn thịt chủ yếu
A. CÔN TRÙNG ĂN THỊT SÂU HẠI
- Nhóm 1: Loài có kiểu sống ăn thịt ở pha trưởng thành.
Thuộc nhóm này chủ yếu là các loài đa thực, số lượng không lớn. Phần lớn chúng đẻ
trứng ở ngoài nơi ở của con mồi.
- Đại diện có ở các họ: Bittacidae, Boreidae, Panorpidae
( Bộ Mecoptera) và bộ cánh cứng ngắn Staphilinidae, Formicidae thuộc bộ cánh
màng Hymenoptera.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 3 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
Hình 1: Bộ Mecoptera
Hình 2: Bộ cánh màng(Hymenoptera)
- Nhóm 2: Loài có kiểu sống ăn thịt ở pha ấu trùng
- Ở pha trưởng thành chúng thường ăn mật hoa và phấn hoa, các cá thể cái đẻ
trứng ơ nơi có nhiều con mồi là thức ăn của ấu trùng.
- Đại diện cho nhóm này có các loài ruồi ăn thịt ở họ Cecidomiidae, Syrphidae,
Chamemyiidae và một số loài bọ mắt vàng ( Chrysopa carnea).
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 4 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
Hình 3: Ấu trùng thuộc họ cecidomiidae
Hình 4: côn trùng thuộc họ cecidomiidae
Hình 5: côn trùng thuộc họ Syrphidae
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 5 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
Hình 6: loài bọ mắt vàng ( chrysopa carnea )
- Nhóm 3: Loài có hai kiểu sống ăn thịt ở bên.
Các loài có kiểu sống ăn thịt ở cả pha ấu trùng và trưởng thành, là nhóm có nhiều loài
nhất và đa dạng nhất.
- Có một số loài có thức ăn và nơi ở của 2 pha giống nhau.
Vd: Bọ rùa, nhiều loài cánh cứng họ Carbidae ( phong phú nhất).
- Có một số loài có thức ăn và nơi ở của 2 pha giống nhau.
Vd: Ở chồn chồn, pha ấu trùng sống dưới nước con mồi chủ yếu là bọ gậy, các động vật
phù du. Chuồn chuồn trưởng thành bắt mồi bay trong không khí.
- Ấu trùng Mòng sống trong đất cá thể trưởng thành sống và bắt mồi tự do.
* Nhận xét chung:
+ Côn trùng ăn thịt thường có phổ bắt mồi rộng, nhưng ngược lại có những loài chỉ ăn
những con mồi (nhóm con mồi) nhất định.
Vd: Côn trùng ăn thịt thuộc bộ cánh mạch Neuroptera chỉ ưa thích con mồi là côn trùng
chích hút.
Bọ rùa giống Stethorus bắt các loài nhện đỏ hại cây.
Bọ rùa giống Hyperaspis, Rodolia, Chilocorus bắt rệp sáp.
Trong khi côn trùng họ Carabidae( bọ chân chạy), giống Calosoma, Carabus thích các
con mồi lớn hơn như sâu non, nhộng ,các loài bướm. Giống Bembidion, Calathus thích
ăn rệp muội, côn trùng nhỏ. Giống Ophonus Herpalus ăn tạp vừa động vật, vừa thực
vật.
+ Một số loài có cấu tạo hình thái đặc biệt thích nghi với kiểu sống bắt mồi.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 6 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
vd: Bọ ngựa chân trước phát triển thành kiếm bắt mồi.
Ấu trùng chuồn chuồn có cấu tạo kiểu phụ miệng đặc biệt để bắt mồi dưới nước…
Hình 7: bọ rùa giống Rodolia
Hình 8: Bộ cánh cứng
1. Đặc điểm tập tính của côn trùng ăn thịt: Ấu trùng các loài côn trùng ăn thịt phải tự
tìm kiếm con mồi, chúng có cấu tạo, tập tính và thích nghi với việc săn mồi. Tuy vậy
việc tìm kiếm nơi ở con mồi là do cá thể cái trưởng thành quyết định, do chúng phải đẻ
trứng vào nơi có con mồi là thức ăn của ấu trùng. Vì vậy việc xác định nơi ở của loài
mồi là rất quan trọng. Thị giác và khứu giác( Cảm nhận hóa học) là 2 cơ quan giúp
chúng định hướng tìm đúng nơi ở con mồi.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 7 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
2. Những nhóm côn trùng ăn thịt chủ yếu:
- Các loài CTAT thuộc 189 bộ của 16 bộ côn trùng. Bộ hai đuôi, bộ ba đuôi; chồn
chồn, cánh thẳng, bọ ngựa, cánh da , bọ trĩ, cánh nữa, cánh cứng, cánh mạch, hai
cánh…
- Có những bộ các loài đều ăn thịt như: Chuồn chuồn, bọ ngựa, cánh mạch; Có
nhiều họ các loài đều ăn thịt: Reduviidae, Asilide, Anthocoridae…
- Đóng vai trò quan trọng nhất trong ĐTSH phòng trừ dịch hại nông nghiệp là các
CTAT thuộc các bộ: cánh nửa, bọ trĩ, cánh cứng, cánh mạch, hai cánh và cánh
màng.
- Các họ quan trọng nhất là:
2.1. Họ bò rùa Coccinellidae( bộ cánh cứng Coleoptera):
+ Họ có ý nghĩa lớn trong ĐTSH và được sử dụng từ lâu.
+ Thế giới có 4.500 – 5000 loại bọ rùa, ở nước ta có ít nhất 246 loài bọ rùa trong đó có
160 loài có ích( tài liệu của Hoàng Đức Nhuận, 1979).
2.2. Họ bọ chân chạy Carabidae (thuộc bộ cánh cứng Coleoptera)
- Có vai trò lớn trong ĐTSH và đã được sử dụng từ thời trung cổ.
- Chúng có kích thước cơ thể nhỏ hoặc lớn( 2-25 mm). Có nhiều loài ăn thịt ở pha
ấu trùng và trưởng thành, thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng.
Hình 9: côn trùng thuộc họ chân chạy
2.3. Họ bọ mắt vàng Chrysopidae ( bộ cánh mạch)
- Được sử dụng từ lâu.
- Phần lớn chúng có kiểu sống ăn thịt ở pha ấu trùng và trưởng thành, con mồi chủ
yếu là rệp muội.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 8 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
- Giống có vai trò lớn nhất là Chrysopa.
Hình 10: bọ mắt vàng Chrysopidae
2.4. Họ ruồi ăn rệp Syrphyde ( Bộ 2 cánh):
- Sống kiểu ăn thịt chỉ ở pha ấu trùng, còn trưởng thành sống nhờ phấn và mật hoa.
- Con mồi chủ yếu là các loài rệp muội.
Mặc dù việc sử dụng các CTAT để phòng chống dịch hại không chiếm một tỉ số lớn
như các loài CTKS nhưng trong thực tế nhiều trường hợp sử dụng CTAT.
Hình 11: Họ ruồi ăn rệp Syrphyde ( Bộ 2 cánh):
B. NHỆN ĂN THỊT SÂU HẠI
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 9 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
1. Nuôi nhện bắt mồi có sức tấn công nhện trắng và nhện đỏ son, bọ xít bắt mồi có
sức tấn công bọ trĩ.
Đây được coi là biện pháp dùng “thiên địch” phòng trừ côn trùng gây hại cây trồng, bắt
đầu được thử nghiệm và mang lại hiệu quả cao về năng suất và chất lượng nông sản
Hiện nay ở Việt Nam, những loài côn trùng, nhện hại như nhện đỏ son và bọ trĩ gây hại
đáng kể đối với cây dưa chuột, bầu, bí, đậu, cam, chanh, bông, ớt, cà, hoa hồng và
nhiều lọai cây trồng khác. Để phòng trừ nhóm sâu, nhện này, người nông dân thường
phun tới gần chục lần thuốc hóa học trong một vụ trồng, song hiệu quả lại không cao,
gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính họ và những người
chung quanh.
Nhện bắt mồi, ong ký sinh… cung cấp cho nông dân thả trên đồng ruộng và nhà kính
trồng dưa chuột, ớt ngọt, cà chua, dâu tây, đậu đỗ, bông, hoa hồng mang lại hiệu quả
cao trong phòng trừ nhện đỏ, rệp muội và bọ phấn.
Hình 12: Bọ xít bắt mồi Hình 13: Nhện bắt mồi
2. Nhện ăn thịt sâu hại - Nhện lùn khi trưởng thành có 3 đôi chấm vạch ở lưng. Nhện
lùn thích ở ruộng nước và kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mặt nước. Nhện lùn di
chuyển chậm và bắt mồi chủ yếu là khi chúng mắc vào màng. - Thức ăn chủ yếu là rầy
nâu
3. Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay
ruộng cạn. Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng
tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp trứng rầy nâu, chúng ăn
từ 5 - 15 trứng/ngày. Mật độ nhện nước càng tăng khi số sâu hại tăng, từ đó khống chế
sâu hại không tăng quá lớn để phá hại cây trồng.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 10 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
4. Nhện chân dài có thân và chân dài thường nằm trên lá lúa. Nhện chân dài thích ở
vùng ẩm, chúng ẩn ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng. Nhện
chân dài chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu.Thức ăn chủ yếu là rầy nâu, sâu uốn
lá… - Nhện lưới có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn dưới tán cây lúa. Con cái có các
vạch vàng và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Ban ngày trời
nóng con đực, con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Khi trời có mây che phủ con
cái chờ mồi ở giữa lá và con đực chờ gần đấy. Chủ yếu ăn các loại rầy và sâu hại lúa,
hoa màu
5- Nhện linh miêu là một loại nhện săn mồi, không làm màng. Con cái có 4 vạch trắng
chéo, mỗi bên 2 vạch. Con đực có súc biện to. Loài nhện này sống trong tán lá lúa,
thích sống ở ruộng khô và sinh sống trên ruộng lúa sau khi ruộng phát triển tán lá lúa và
đã có độ che phủ cao. - Nhện nhảy có mắt lồi, khi bị động chúng di chuyển không
nhanh, thân nhện nhảy có lông nâu. Nhện nhảy thích sống ở vùng đất khô và ở trên lá
lúa. Chúng thường ẩn trong màng, làm những lá lúa bị cuốn và cuốn những lá khác để
chúng nằm và chờ mồi (bọ rầy, rầy xanh và các côn trùng nhỏ).
C. ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG KHÁC ĂN THỊT CÔN TRÙNG
Nhóm này chưa được nghiên cứu nhiều, chủ yếu là các loài thủy tức và giun dẹp là có
triển vọng.
1. Thủy tức Hydrozoa:
- Thủy tức rất phong phú trong các đầm ao nước ngọt, chúng có khả năng tiêu diệt ấu
trùng, côn trùng trưởng thành sống trong nước.
- Loài Hydra americana diệt trừ bọ gậy muỗi Culex peus. Chúng có thể có lợi nếu được
nhân nuôi hàng loạt trong phòng thí nghiệm.
- Thủy tức xanh Chlorohydra viridissma trừ muỗi Eedes nigromaculis và Culex tarsalis
đạt hiệu quả 67-80%.
- Có thể nghiên cứu để trừ bọ gậy muỗi sốt rét.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 11 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
Hình 15: Thủy tức Hydrozoa
2. Giun dẹt (Turbellaria).
Trong các ao đầm nước ngọt có nhiều loài có khả năng diệt côn trùng hại sống trong
nước, nhất là ấu trùng muỗi.
Hình16: Giun dẹt (Turbellaria)
3. Kiến ba khoang:
có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành
một khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài ruộng.
Trung bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3 - 5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện
của kiến ba khoang đã làm cho số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá
hại, giảm bớt việc dùng thuốc hoá học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường. Chúng làm tổ
dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, chúng tìm đến,
chui vào những tổ sâu, ăn thịt từng con.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 12 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
Hình 17: Kiến ba khoang
-Ruồi xám có màu xám, xen những sọc trắng, to hơn ruồi nhà, thân có nhiều lông (gai),
đầu to, màu hồng hơi xám. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá lớn tấn công là chúng
thường xuất hiện, tìm đậu lên lưng và đẻ trứng lên lưng ký chủ là sâu cuốn lá lớn.
Trứng nở thành giòi và ăn thịt bên trong thân ký chủ. Sau khi ăn xong, chúng chui ra
làm kén trên lá lúa và biến thành nhộng. Khoảng 4 ngày sau nhộng nở thành ruồi, cắn
kén chui ra, được ba ngày chúng lại giao phối và tìm đến ký chủ mới để lập vòng đời
thứ tiếp theo. Cứ như vậy ruồi xám hạn chế được mật số các loài sâu cuốn lá lớn.
Bọ đuôi kìm Tên khoa học là Eborellia, có màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang
trắng và có điểm trắng đầu râu. Chúng thường sống ở những ruộng khô và làm tổ dưới
đất ở gốc cây lúa. Mỗi con cái đẻ 200 - 350 trứng. Bọ đuôi kìm chủ yếu hoạt động vào
ban đêm. Chúng chui vào các rãnh do sâu đục thân đục để tìm sâu non hoặc trèo lên lá
tìm sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 - 30 con mồi/ngày.
-Bọ xít nước Tên khoa học là Veliide, là loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều
trên ruộng lúa nước. Đối tượng của chúng là những con rầy non. Chúng ăn rầy non rơi
xuống nước. Mỗi con bọ xít nước ăn từ 4 - 7 con bọ rầy/ngày. -Bọ xít mù xanh Tên
khoa học là Cytorbinus, có màu xanh và đen, thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 -
3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản từ 10 - 20 con non. Chúng thích ăn trứng và
sâu non của các loài rầy. Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút kho
trứng. Mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ngày hay 1 - 5 con bọ rầy/ngày.
D. ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG ĂN THỊT SÂU HẠI
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 13 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
Hình 18: Những thiên địch thường gặp
1. Cá (Pisces)
- Những loài cá quan trọng được sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả để trừ côn
trùng hại ( chủ yếu là bọ gậy) thuộc họ Poeciliidae và họ Cyprinodontidae.
- Đặc điểm: Sinh sản nhanh( Sức đẻ cao, chu kỳ vòng đời ngắn).
- Cá trưởng thành có kích thước nhỏ, chúng kiếm ăn trên lớp nước mặt và thích ăn bọ
gậy.
- Thí nghiệm cho thấy loài cá pachypanchax-playfairi (Họ Cyprinodontidae) là thiên
địch của muỗi. Ngoài ra loài Gambusia affinis có thể tiêu diệt khoảng 60% muỗi
anopheles quadrimaculatus ở Đông Nam Hoa Kỳ.
Hình 19: Cá Gambusia affinis
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 14 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
2. Động vật lưỡng cư (Amphibia)
- Động vật lưỡng cư có thời kỳ đầu chu kỳ phát triển sống ở nước( nòng nọc). Thức ăn
của chúng( nòng nọc và ếch, nhái, cóc…) chủ yếu là các loài côn trùng. Vì vậy chúng
có vai trò đáng kể trong việc phòng trừ dịch hại nông nghiệp. Tuy vậy việc sử dụng
chúng chưa được nghiên cứu nhiều.
- Các loài chủ yếu thuộc họ: Ếch (Ranidae), nhái bén ( Hylidae), có (Bufonidae) là có ý
nghĩa nhất trong đấu tranh sinh học. Chúng thích ăn các con mồi di động.
Hình 20: nhái bén ( Hylidae)
3. Bò sát (Reptilia)
- Trong lớp bò sát chỉ có đại diện 3 họ là có ý nghĩa đối với các biện pháp ĐTSH chống
lại dịch hại nông nghiệp là:
+ Thằn lằn Lacertidoe
+ Thằn lằn Anguidae
+ Thằn lằn Calubridae
- Nhiều loài thuộc họ thằn lằn sử dụng côn trùng nhện, sên làm thức ăn. Các loài họ
Anguidae chủ yếu tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại.
- Việc dùng bò sát để phòng trừ dịch hại rất ít được tiến hành. Người ta mới ghi nhận
được một trường hợp: 1900 nhập thằn lằn Anolis grahmai vào Bermuda để trừ muỗi.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 15 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
Hình21: Thằn lằn Lacertidoe
4. Chim (Aves):
- Chim chiếm vị trí hàng đầu trong số các động vật có xương sống có vai trò trong
ĐTSH phòng trừ dịch hại. Tác động của chúng là hạn chế sự phát triển số lượng của
côn trùng và gặm nhấm
- Đặc điểm:
+ Chim có thể phát hiện nhanh các ổ sinh sản của dịch hại nhờ hoạt động di chuyển trên
không.
+ Có khả năng tập trung một số lượng lớn để săn bắt đến con mồi cuối cùng.
+ Chim bắt mồi đều có phản ứng chức năng và số lượng thuận đối với sự thay đổi mật
độ của dịch hại, sử dụng rất có hiệu quả trong ĐTSH.
- Các đại diện đáng chú ý:
a) Bộ chim sẻ Passeriformes
+ Có số lượng loài lớn nhất trong lớp chim.
+ Có nhiều loài ăn côn trùng và săn bắt chủ yếu vào thời kỳ nuôi con
VD: Mộ con chim mổ ruồi nhỏ Myscicapa hypoleuca để nuôi 6 con chim non trong 15
ngày có thể bắt được từ 1 đến 15kg các loài côn trùng
+ Các họ có nhiều loài chim ăn sâu là: Chim mổ ruồi Myscicapidae, chim nhạn
Hirundinidae, vàng anh oriolidae, chim chìa vôi Motacillidae…
+ Ngay các loài chằn hạt trong thời gian nuôi con cũng bắt côn trùng để ăn và
nuôi con như chim sẻ Passer, Sơn ca rừng(Alauda arborea), Sơn ca đồng A. arvensis…
b) Bộ chim gõ kiến Picariae.
- Có nhiều loài ăn côn trùng.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 16 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
- Gõ kiến rừng thường tiêu diệt ấu trùng và côn trùng họ xén tóc, bọ cát đinh, mọt
Ipidae (cả trong thân cây gỗ)
c) Bộ cú vọ Striges:
- Các loài cú chuyên săn bắt các loài gặm nhấm.
- Diều( giống Circus) bắt các loài chuột.
d) Bộ chim tu hú( Cuculiformes): Có loài Cuculus canorus, chuyên ăn sâu non các loài
bộ cánh vẩy.
Người ta nhập nội thành công loài sáo Ấn Độ Acridotherestristis để trừ châu chấu đỏ
Nomadacris septemfasciata ở đảo Mauritius năm 1762
Để duy trì và bảo vệ các quần thể chim trong tự nhiên người ta đã dùng các biện pháp:
- Làm tổ cho chim trú ngụ, sinh đẻ trong mùa xuân, tránh rét vào mùa đông.
- Trồng thêm nhiều cây gỗ, cây bụi vào quần xã nông nghiệp( rừng phòng hộ, trồng cây
bờ vừng) để tạo nơi ở, nơi trú ngụ và hấp dẫn các loài côn trùng đến.
5. Động vật có vú (Mammalia).
- Số loài thú bắt côn trùng không nhiều, số lượng cá thể không lớn và phân tán rải rác
trong các vùng sống. Một số có thể gây hại cho nông nghiệp. Vì thế ý nghĩa của chúng
không lớn.
Một số đại diện:
a) Bộ dơi: (Chiproptera): Nhóm quan trọng nhất, tiêu diệt các loài côn trùng bay trong
chiều tối, đêm như: muỗi, châu chấu…
b) Chuột chù, chuột dũi dùng côn trùng làm thức ăn. Chuột chù Sorex cinerus ăn ong ăn
lá Pristiphora erichsonii.
c) Nhím Erinaceus ăn nhiều loại côn trùng( 95% thức ăn )
Để lợi dụng các động vật có vú trong việc phòng chống dịch hại, người ta phải tiến
hành các biện pháp duy trì và bảo vệ chúng trong tự nhiên bằng cách:
- Tạo nơi trú ngụ cho động vật: trồng cây, đào hang, không chặt phá cây cối có trong tự
nhiên, tạo thức ăn cho chúng.
- Không săn bắt tiêu diệt chúng.
6.Thành phần thiên địch và vai trò của thiên địch trong đấu tranh sinh học.
Đấu tranh sinh học là dùng các sinh vật để khống chế các sinh vật hại và rộng hơn là
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 17 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
dùng các sinh vật và sản phẩm của chúng để kìm hãm sinh vật hại, làm cho nó giảm số
lượng hoặc độc tính đối với sinh vật mục tiêu. Vì vậy thiên địch có ý nghĩa rất quan
trọng trong biện pháp đấu tranh sinh học và đóng vai trò điều chỉnh số lượng quần thể
các loài địch hại trên cây trồng.
6.1.Thành phần thiên địch trên đồng ruộng:
Thiên địch là kẻ thù tự nhiên của sâu hại cây trồng. Là những sinh vật sống trên cây và
những vùng xung quanh cây, không gây hại cho cây trồng, có khả năng bắt mồi ăn thịt
hay kí sinh trên những loài địch hại (những sinh vật gây hại cây trồng), gồm: côn trùng
bắt mồi, côn trùng kí sinh, vi sinh vật gây hại, những loài vi sinh vật đối kháng với vi
sinh vật gây bệnh cho cây trồng và các động vật khác có khả năng ăn địch hại. Trong hệ
sinh thái các loài sinh vật, có nhiều mối quan hệ qua lại, trong đó có quan hệ dinh
dưỡng: loài này làm thức ăn cho loài kia, các loài nối với nhau thành những chuỗi dinh
dưỡng. Sâu hại cây (cây chủ) lấy cây làm thức ăn (cây kí chủ), một số loài sinh vật khác
(TĐ) sử dụng sâu hại (vật chủ - vật mồi) để làm thức ăn. Dựa theo hình thức sử dụng
sâu hại làm thức ăn, người ta chia thành:
6.1.1. Nhóm bắt mồi ăn thịt
Tác dụng của nhóm này là ăn sâu hại. Thiên địch bắt mồi chủ yếu là các loài nhện và
một số côn trùng như bọ rùa, hổ trùng, kiến, bọ xít, muồm muỗm, dế nhảy, chuồn
chuồn, một số loài bọ xít Thiên địch là những sinh vật có ích có
thể tiêu diệt sâu hại và mầm bệnh như: chim sâu, chuồn chuồn, ếch nhái, ong mắt
đỏ…
6.1.2. Nhóm ký sinh
Con ký sinh đẻ trứng trên trứng hoặc trên cơ sở sâu hại, ấu trùng nở ra sẽ ăn trứng sâu
hoặc ăn sâu non. Các loài ký sinh có thể sống trên một hoặc một số loài sâu nhất định.
Nhóm ký sinh phần lớn là các loài ong nhỏ như ong ký sinh trứng sâu đục thân lúa, ong
ký sinh trên trứng rầy nâu, trên trứng sâu cuốn lá lúa, ong ký sinh trên sâu non sâu đục
thân lúa, sâu cuốn lá lúa, sâu năn….
6.1.3. Nhóm gây bệnh cho sâu
Nhóm này chủ yếu là các loài vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, vi rút. Có nhiều trường
hợp các loài nấm có thể gây bệnh tiêu tới trên 90% số lượng rầy nâu trên lúa. Vi khuẩn
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 18 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
và vi rút làm nhiều loài sâu non bị chết thối nhũn (như với sâu khoang, sâu xanh trên
rau màu).
6.2. Vai trò của thiên địch trong việc hạn chế dịch hại.
Trên đồng ruộng có nhiều loài sinh vật là thiên địch của dịch hại, góp phần rất lớn trong
việc hạn chế sự phát triển của dịch hại trong tự nhiên, giữ thế cân bằng trong hệ sinh
thái đồng ruộng. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp dịch hại bị tiêu diệt
bởi thiên địch mà con người không cần dùng bất kỳ biện pháp nào.Trên ruộng lúa có
nhiều khi phát hiện tỷ lệ trứng sâu đục thân lúa bị ong ký sinh tới trên 90%. Sức ăn của
các loài thiên địch bắt mồi cũng rất lớn. Một con nhện Lycosa trưởng thành mỗi ngày
ăn từ 5 - 15 con rầy nâu, một con sâu non của bọ rùa 8 chấm mỗi ngày ăn từ 5 - 10 con
mồi. Một con kiến vàng mỗi ngày ăn từ 5 - 10 con rệp hại cam
Ong đen kén trắng (Apenteles Plutellea) ký sinh sâu non, tơ thường xuất hiện ngay từ
đầu vụ và kéo dài tới cuối vụ vào vụ Đông Xuân. Tỷ lệ ký sinh đạt 9,4 – 14,6% (Từ
Liêm – Hà Nội). Mật độ của bọ rùa đỏ (Micraspis discolor) tăng cao trên ruộng cải đã
hạn chế số lượng rệp muội một cách rõ rệt .
Vùng phía đông nam của Canada, Godinetal (1998) qua 2 năm nghiên cứu 1993 - 1994
trên cây trồng vụ sớm đã phát hiện có 6 loài kí sinh sâu xanh bướm trắng. Ở vụ muộn,
sâu xanh bướm trắng có tỷ lệ bị kí sinh 43%.
Ở Trung Quốc, trong các loài ong kí sinh sâu xanh bướm trắng loài Pteromalus
puparium có cao điểm kí sinh trong tháng 5 và 6, tỷ lệ nhộng bị ký sinh khoảng 60% ở
Hàng Châu, 35 – 60% ở Quỳ Châu và lên đến 70% ở An Huy. Ong A. glometarutlà ký
sinh quan trọng ở thung lũng sông Trường Giang gây tỷ lệ ký sinh lên tới 70% (Dẫn
theo Lê Văn Trịnh, 1999)
6.3. Tác động của thuốc BVTV đối với thiên địch:
Hiện nay đa số các lọai thuốc hóa học được sử dụng bằng cách hòa với nước để phun
xịt, do phun xịt trực tiếp trên đồng ruộng, nên ngòai tác động diệt sâu hại chúng còn
tiêu diệt luôn cả những con côn trùng có ích đang ngày đêm săn lùng, tìm kiếm, tiêu
diệt những con sâu hại giúp nhà nông như một số lòai nhện, bọ rùa, bọ xít mù xanh, bọ
xít nước, bọ xít gọng vó, chuồn chuồn kim, nhiều lòai ong ký sinh (nhất là những lọai
thuốc có phổ tác động rộng).
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 19 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
Người ta đã thấy rằng dùng các loại thuốc có độ độc cao hoặc phổ tác dụng rộng như
Wofatox (nhóm lân hữu cơ), Decis, Sherpa (nhóm Pyrethroide) không hạn chế được rầy
nâu hại lúa mà còn làm rầy bùng phát lên do các thuốc trên giết nhiều thiên địch. Theo
P.V. Lầm (1994), các thuốc trừ sâu Monitor, Basudin, Bassa, Padan đều rất độc với
các loài thiên địch trên ruộng lúa.
Nơi không dùng thuốc trừ sâu, tỷ lệ ong mắt đỏ ký sinh trên trứng một số côn trùng
cánh vảy hại lúa có thể đạt tới 60 - 76%, nơi dùng 2 - 3 lần thuốc tỷ lệ này giảm xuống
chỉ còn 3,6 - 21%.
6.4. Bảo vệ thiên địch và tăng cường hoạt động của thiên địch
- Bảo vệ các thiên địch khỏi bị độc hại do việc dùng thuốc hóa học bằng cách dùng các
thuốc chọn lọc (có phổ tác dụng hẹp) thuốc ít độc hại với thiên địch, chỉ dùng thuốc trừ
sâu khi cần thiết (tới ngưỡng phòng trừ), dùng dạng thuốc hạt rơi xuống đất, không
dùng thuốc trừ sâu đã hạn chế hoặc cấm sử dụng.
- Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau mỗi vụ gieo bằng cách trồng xen các hàng cây phù
hợp, trồng cây họ đậu hoặc để cỏ trên bờ ruộng.
- Thực hiện các biện pháp để giúp thiên địch phát triển như giữ cho ruộng luôn đủ hoặc
giữ nước trong ruộng lúa, gieo trồng với mật độ thích hợp.
III. KẾT LUẬN
Như vậy: Tiềm năng của biện pháp phòng trừ sinh học nói chung và sử dụng các sinh
vật ăn thịt nói riêng là rất lớn. Song bên cạnh những ưu điểm nổi bật như: tạo ra các sản
phẩm sạch cho người dùng, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không cần
phun nhiều lần mà vẫn duy trì được hiệu quả. Lợi dụng những loài có sẵn trong tự nhiên
để tiêu diệt các sinh vật gây hại. Nhưng hiện nay vẫn chưa tạo ra các loài sinh vật ăn
thịt với số lượng lớn và chưa sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp vì phương pháp sử
dụng các sinh vật ăn thịt diệt trừ sinh vật gây hại còn tác dụng chậm, số lượng sinh vật
gây hại phát triển nhanh còn số lượng sinh vật ăn thịt phát triển chậm. Cần phải khuyến
khích những nhà nông dân sử dụng biện pháp dùng sinh vật ăn thịt các sinh vật gây hại
nhiều hơn nữa và rộng rãi trong nông dân để thay thế thuốc trừ sâu hóa học.
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 20 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
Tiểu luận: Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong đấu tranh sinh học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Hà Quang Hùng, Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp,
NXB Nông Nghiệp, 1998.
2. Nguyễn Văn Thuận, Bài giảng đấu tranh sinh học ứng dụng, Đại học sư phạm
Huế, 2003.
3. Phạm Thị Thùy, Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, NXB ĐHQG HN,
2004.
4. Các website có liên quan:
/> />
/> />ung-dung-giai-phap-bao-ve-thien-dich-bang-che-ph.214624/
/>GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 21 HV: HỒ THỊ HƯƠNG GIANG