Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận môn đấu tranh sinh học CÁC SINH VẬT ĂN THỊT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG ĐẤU TRANH SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
*
TIỂU LUẬN
CÁC SINH VẬT ĂN THỊT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
TRONG ĐẤU TRANH SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: ĐẤU TRANH SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
SINH HỌC
MÃ SỐ: 60140111
Cán bộ hướng dẫn: Học viên thực hiện:
PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận Lê Hà Quý Tâm
Huế 4/2015
Mục Lục
Phần 1. Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung
A. Đại cương về hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) và biện pháp đấu tranh sinh học
(ĐTSH) trong phòng trừ dịch hại
1. Hệ sinh thái nông nghiệp
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc trưng cơ bản của HSTNN
1.3. Dịch hại
1.4. Thiên địch
2. Đấu tranh sinh học (ĐTSH) và cơ sở lý luận của ĐTSH
2.1. Định nghĩa
2.2. Cơ sở lý luận của ĐTSH
2.2.1. Các dạng quan hệ chính trong QX sinh học
2.2.1.1. Mối quan hệ giữa các loài trong QX được sử dụng trong ĐTSH
2.2.1.2. Vai trò của thiên đich trong hạn chế dịch hại
2.2.2. Tính chuyên hóa của thiên địch và ý nghĩa của nó trong các biện pháp ĐTSH
2.2.2.1. Các nhóm thiên địch theo quan hệ thức ăn


2.2.2.2. Các nhóm thiên địch tùy theo mức độ chuyên hóa
2.2.2.3. Vai trò của thiên địch trong việc hạn chế số lượng dịch hại
B. Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong ĐTSH
1. Côn trùng ăn thịt sâu hại
1.1 Mối quan hệ giữa côn trùng ăn thịt (CTAT) và con mồi của nó
1.2. Đặc điểm tập tính của côn trùng ăn thịt
1.3. Những nhóm côn trùng ăn thịt chủ yếu
2. Nhện ăn thịt sâu hại
2.1. Nhện lớn ăn thịt (Araneae)
2.2. Nhện nhỏ ăn thịt
3. Động vật không xương sống khác ăn thịt côn trùng
3.1. Thủy tức Hydrozoa
3.2. Giun dẹt (Turbellaria)
3.3. Động vật có xương sống ăn thịt sâu hại
3.3.1 Cá (Pisces)
3.3.2. Động vật lưỡng cư (Amphibia)
3.3.4. Bò sát (Reptilia)
3.3.5. Chim (Aves)
3.3.6. Động vật có vú (Mammalia)
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần 1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trên thế giới dân số thế giới vào khoảng hơn 9 tỷ người và dự
đoán trọng tương lai dân số còn tăng rất cao. Dân số tăng cao như vậy kéo theo
nhu cầu về lương thực, thực phẩm rất lớn mà diện tích đất trồng ngày càng giảm.
Do vậy con người đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất
cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, sâu hại và dịch bệnh cũng rất phát
triển làm giảm năng suất hàng năm sản lượng lương thực thế giới. Nhằm làm giảm
sự phá hoại của sâu hại và dịch bệnh,các nhà khoa học đã ứng dụng và tìm tòi
nhiều biện pháp để đem lại hiệu quả cao. Rất nhiều biện pháp được sử dụng như:

Vật lý, hoá học…nhưng đều chưa đem lại hiệu quả nhất định cho con người. Có
thể gây hại cho sinh vật có lợi. Quá trình sản xuất nông nghiệp ngày càng phát
triển thì sự xuất hiện của dịch hại là nguyên nhân gây ra sự bất ổn đến năng suất và
chất lượng nông sản. Hạn chế của việc dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh,
hiện nay hướng nghiên cứu chính trong kiểm soát dịch hại là biện pháp quản lý
tổng hợp dịch hại (IPM), trong đó biện pháp sinh học được xem là biện pháp quan
trọng. Côn trùng ăn thịt côn trùng (sâu hại) là hiện tượng phổ biển trong tự nhiên.
Chúng có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế (điều hoà) sự sinh sản của sâu hại.
Vì thế nó được sử dụng rộng rãi trong ĐTSH.
Phần 2: Nội dung
A. Đại cương về hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) và biện pháp đấu tranh
sinh học (ĐTSH) trong phòng trừ dịch hại
1. Hệ sinh thái nông nghiệp
1.1. Khái niệm
Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) đó là các hệ sinh thái (HST) nhân tạo do
con người tạo ra phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp. Trong đó nhóm các loài
tạo nên những hệ thống sản xuất khác nhau được gọi là quần xã nông nghiệp
(QXNN)
Ví dụ: Ruộng lúa, cánh đồng hoa màu, trang trại chăn nuôi
1.2. Đặc trưng cơ bản của HSTNN
- Số lượng các loài trong quần xã (QX) ít nhưng số lượng cá thể của mỗi
loài lại rất lớn.
- Mối quan hệ qua lại giữa chúng mang tính chất tạm thời.
- Mối liên hệ dinh dưỡng được phân định một cách đơn giản, thường là có
một loài thực vật đóng vai trò sinh vật sản xuất và một vài loài động vật sử dụng
nó (sinh vật tiêu thụ), dây chuyền thức ăn thường ngắn và thẳng.
- Trong HSTNN không có hoặc có cơ chế tự điều chỉnh rất yếu do vậy khi
có các loài dịch hại xuất hiện thì dễ có cơ hội bùng phát.
1.3. Dịch hại
Dịch hại là các loài sinh vật có tác động xấu đến số lượng, chất lượng, năng

suất của các loài trong QXNN bằng cách dùng các loài này làm thức ăn hoặc gây
bệnh.
- Đặc điểm của dịch hại:
+ Thường là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
+ Thường sống bằng một loại cây trồng hoặc một loại thức ăn.
+ Các loài dịch hại có khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của QXNN.
1.4. Thiên địch
Thiên địch là các loài trong đời sống của mình có ảnh hưởng xấu đến các
loài dịch hại.
- Đặc trưng của thiên địch:
+ Thường là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
+ Thường là các loài ăn thịt, ký sinh, gây bệnh.
+ Có tính chuyên hóa cao.
+ Vòng đời thường trùng hợp với vòng đời dịch hại.
2. Đấu tranh sinh học (ĐTSH) và cơ sở lý luận của ĐTSH
2.1. Định nghĩa
- Định nghĩa ĐTSH xuất hiện từ XIX và có những thay đổi gắn liền với
thành tựu. ĐTSH là “ Biện pháp sử dụng sinh vật ngăn chặn sự sinh sôi, nảy nở
của các loài sinh vật gây hại khác ”.
- 1889, thuật ngữ ĐTSH được Smith đề nghị để chỉ thiên địch phòng trừ
côn trùng hại.
- 1919, Sweetman cho rằng ĐTSH với nghĩa rộng hơn bao gồm cả việc sử
dụng kháng sinh trong y tế, việc sử dụng sinh vật sống để phòng trừ cỏ dại, động
vật, côn trùng và cả các bệnh hại cây trồng.
- Bên cạnh xu hướng cổ điển trong ĐTSH là tạo ra sự đối kháng trực tiếp
giữa sâu hại và những con vật ăn thịt hay ký sinh, người ta còn ra sức nghiên cứu
các hiện tượng sinh học trong việc phòng trừ sâu hại bảo vệ cây trồng ( làm con
đực của sâu hại mất khả năng sinh sản, gây đột biến trong nhiễm sắt thể, tạo ra các
rối loạn trong trao đổi chất).
- 1971, Tổ chức quốc tế về ĐTSH chính thức đưa ra định nghĩa “ ĐTSH là

biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm
bớt những thiệt hại do các sinh vật này gây ra ”.
2.2. Cơ sở lý luận của ĐTSH
2.2.1. Các dạng quan hệ chính trong QX sinh học
2.2.1.1. Mối quan hệ giữa các loài trong QX được sử dụng trong ĐTSH
Đây là tập hợp tự nhiên tất cả các sinh vật có khả năng tồn tại được trong
cùng một điều kiện, gắn bó chặt chẽ với nhau qua các mối quan hệ, trước hết là
quan hệ dinh dưỡng được hình thành trong lịch sử tiến hóa và đặc trưng cho một
sinh cảnh nhất định. Mối quan hệ giữa các sinh vật trong QX rất phức tạp, đa dạng
được hình thành từ những mối quan hệ trong cùng một loài hoặc khác loài.
- Những mối quan hệ trong QX
+ Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
+ Quan hệ trung tính.
+ Quan hệ đối kháng: vật ăn thịt – con mồi, ký sinh, ức chế cảm nhiễm.
- Cạnh tranh khác loài thể hiện khi các loài khác nhau nhưng có cùng nhu
cầu về thức ăn, nơi ở và các nhu cầu sống mà nhu cầu đó không được thỏa mãn.
Do đó các loài có quan hệ sinh thái càng gần nhau càng dễ xảy ra cạnh tranh. Cạnh
tranh là nhân tố đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc và sự phát triển của QX, ảnh
hưởng đến sự biến động số lượng, phân bố địa lý, nơi ở, phân hóa về mặt hình thái.
* Hiện tượng ăn thịt
- Là hiện tượng một loài (ăn thịt) săn bắt loài khác (con mồi) làm thức ăn và
thường dẫn đến cái chết của con mồi trong một thời gian ngắn.
- Đặc trưng của loài ăn thịt:
Về nguyên tắc, loài ăn thịt có kích thước lớn hơn con mồi.
+ Loài ăn thịt tiêu diệt nhiều con mồi làm thức ăn (nguyên tắc tháp_
+ Loài ăn thịt tự tìm kiếm con mồi.
* Hiện tương ký sinh:
- Là quan hệ qua lại giữa các sinh vật và có nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo Bondarenko (1978), ký sinh là loài sinh vật sống nhờ vào loài sinh vật khác
trong một thời gian dài, dần dần làm vật chủ chết hoặc suy nhược.

- Có hai loại ký sinh:
+ Ký sinh trong: là loài ký sinh sống bên trong cơ thể vật chủ và tiết độc tố
làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật chủ.
+ Ký sinh ngoài: là loài ký sinh sống bên ngoài da vật chủ và hút dinh dưỡng
từ cơ thể vật chủ.
* Hiện tượng kháng sinh:
- Loài sinh vật này tiết ra chất hóa học kìm hãm, lấn át sự phát triển của loài
khác.
- Chất kháng sinh thường do vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm thực vật bậc cao tiết
ra.
2.2.1.2. Vai trò của thiên đich trong hạn chế dịch hại
- Thiên địch làm hạn chế số lượng dịch hại.
- Mối quan hệ giữa vật bắt mồi – con mồi, ký sinh – vật chủ đó là sự chậm
trễ của vật bắt mồi hoặc ký sinh đối với con mồi hoặc ký chủ, đó là khi số lượng
con mồi, ký chủ tăng thì thiên địch tăng không kịp. Do vậy nhóm thiên địch có thời
gian chậm trễ ngắn có ý nghĩa trong ĐTSH.
- Thiên địch có hai kiểu phản ứng trước sự thay đổi của dịch hại.
+ Phản ứng chức năng là phản ứng tập tính chính của các loài ăn thịt hoặc
các loài ký sinh đối với sự thay đổi mật độ quần thể của con mồi, ký chủ. Phản ứng
chức năng có hai dạng là phản ứng chức năng thuận và nghịch.
+ Phản ứng số lượng là sự thay đổi đặc điểm sinh sản, tỉ lệ sống sót của các
loài thiên địch khi có sự thay đổi mật độ của quần thể dịch hại. Phản ứng số lượng
có hai dạng là phản ứng số lượng thuận và nghịch.
- Các phản ứng thuận trên đều có ý nghĩa trong ĐTSH nhưng nếu chỉ có
một phản ứng chức năng thì dù có mạnh đến đâu cũng không thể hạn chế dịch hại.
Do vậy, phản ứng số lượng nhanh và mạnh là một đặc điểm quan trọng của thiên
địch trong việc làm tăng tỉ lệ chết của dịch hại.
2.2.2. Tính chuyên hóa của thiên địch và ý nghĩa của nó trong các biện pháp
ĐTSH
2.2.2.1. Các nhóm thiên địch theo quan hệ thức ăn

- Thiên địch đơn thực: là những loài thiên địch chỉ sử dụng một hoặc hai loài
rất gần gũi nhau về quan hệ họ hàng (phân loại) để làm vật chủ hoặc con mồi, đây
là nhóm ít gặp trong tự nhiên.
Ví dụ: Ong xanh ăn trứng sâu đục thân hai chấm Tetrastichus schoemobii
- Thiên địch hẹp thực: là những loài ký sinh hay ăn thịt chỉ dùng vài loài vật
chủ hoặc con mồi thuộc một họ, nhóm này có nhiều trong tự nhiên.
Ví dụ: Ong kén trắng ký sinh trên các loài sâu cắn gié.
- Thiên địch đa thực: là loài sử dụng nhiều loài dịch hại để làm con mồi hoặc
vật chủ, đây là nhóm khá phổ biến.
Ví dụ: Ruồi ký sinh Compsilura concinnata
Sự phân chia các nhóm trên chỉ tương đối và mang tính chất nhân tạo vì
nhiều loài biến đổi thức ăn hoặc ký chủ trong suốt đời sống của mình.
2.2.2.2. Các nhóm thiên địch tùy theo mức độ chuyên hóa
- Thiên địch không chuyên tính: gồm các loài đa thực, không có một loại
con mồi/vật chủ nhất định.
- Thiên địch chuyên tính chia làm hai nhóm:
+ Thiên địch chuyên tính hẹp: Gồm các loài đơn thực rất hẹp thực chỉ thích
ứng với 1 - 2 loài vật chủ/con mồi.
+ Thiên địch chuyên tính rộng: gồm các loài thiên địch hẹp thực.
2.2.2.3. Vai trò của thiên địch trong việc hạn chế số lượng dịch hại
Vai trò này ở các nhóm thiên địch không giống nhau:
- Thiên địch chuyên tính: Có khả năng kiểm soát sự gia tăng số lượng của
loài dịch hại vì chúng có khả năng chọn lựa tinh vi vật chủ con mồi ngay cả khi
mật độ thấp. Thiên địch chuyên tính là yếu tố quyết định xu hướng biến động số
lượng của quần thể vật chủ hay con mồi. Thiên địch chuyên tính có vai trò chủ yếu
trong việc điểu hòa quần thể dịch hại, ngay cả khi mật độ còn thấp.
- Thiên địch không chuyên tính không thể kiểm soát được sự tăng số lượng
của quần thể dịch hại. Vai trò điều hòa của chúng chỉ thể hiện khi chúng có mật độ
cao. Vì thế, chúng đôi khi có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng dịch
hại (với một số lượng lớn cá thể thiên địch dễ dàng tiêu diệt dịch hại, dập tắt các vụ

dịch lớn).
B. Các sinh vật ăn thịt và vai trò của chúng trong ĐTSH
1. Côn trùng ăn thịt sâu hại
Côn trùng ăn thịt côn trùng (sâu hại) là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.
Chúng có vai trò quan trọng trong việc kìm chế (điều hòa) sự sinh sản của sâu hại.
Vì thế nó được sử dụng rộng rãi trong ĐTSH.
1.1 Mối quan hệ giữa côn trùng ăn thịt (CTAT) và con mồi của nó
Dựa vào tập tính bắt mồi ăn thịt của CTAT ở các pha phát dục, người ta chia làm 3
nhóm.
* Nhóm 1: Các loài có kiểu sống ăn thịt ở pha trưởng thành
- Thuộc nhóm này chủ yếu là các loài đa thực, số lượng không lớn. Phần lớn
chúng đẻ trứng ở ngoài nơi ở của con mồi.
- Đại diện có ở các họ: Bittacidae, Boreidae, Panorpidae (Bộ Mecoptera) và
bọ cánh cứng ngắn Staphylinidae, Formicidae thuộc bộ cánh màng Hymenoptera

Bộ cánh màng Hymenoptera

Bittacidae Panorpidae (Bộ Mecoptera) Staphylinidae
* Nhóm 2: Các loài có kiểu sống ăn thịt ở pha ấu trùng. Ở pha trưởng thành
chúng thường ăn mật và phấn hoa, các cá thể cái đẻ trứng ở nơi có nhiều con mồi
là thức ăn của ấu trung.
Đại diện cho nhóm này có các loài ruồi ăn thịt ở họ Cecidomiidae,
Syrphidae, Chamaemyiidae và một số loài bọ mắt vàng (Chrysopa carnea)

Bọ mắt vàng (Chrysopa carnea) Chamaemyiidae
* Nhóm 3: Các loài có kiểu sống ăn thịt ở cả pha ấu trùng và trưởng thành,
là nhóm có nhiều loài nhất và đa dạng nhất.
- Có một số loài có thức ăn và nơi ở của hai pha giống nhau.
Ví dụ: Bọ rùa, nhiều loài cánh cứng họ Carabidae (phong phú nhất)


Bọ rùa Carabidae
- Có một số loài có thức ăn và nơi ở của hai pha khác nhau
Ví dụ: Ở chuồn chuồn, pha ấu trùng sống dưới nước con mồi chủ yếu là bọ gậy,
các động vật phù du. Chuồn chuồn trưởng thành bắt mồi bay trong không khí.
- Ấu trùng Mòng sống trong đất, cá thể trưởng thành sống và bắt mồi tự do.

Ấu trùng chuồn chuồn
- Côn trùng ăn thịt thường có phổ con mồi rộng, nhưng ngược lại có những
loài chỉ ăn những con mồi (nhóm con mồi) nhất định.
Ví dụ:
+ Côn trùng ăn thịt thuộc bộ cánh mạch Neuroptera chỉ ưa thích con mồi là
côn trùng chích hút.
+ Bọ rùa giống Stethorus bắt các loài nhện đỏ hại cây.
Bọ rùa giống Stethorus hại cam, quýt
+ Bọ rùa giống Hyperaspis, Rodolia, Chilocurus bắt rệp sáp.
Bọ rùa Chilocurus
Trong khi đó côn trùng họ Carabidae (Bọ chân chạy), giống Calosoma,
Carabus thích các con mồi kích thước lớn hơn như sâu non, nhộng các loài bướn.
Giống Bembidion, Calathus thích ăn rệp muội, côn trùng nhỏ. Giống Ophonus
Herpalux ăn tạp, vừa động vật, vừa thực vật.
- Một số loài có cấu tạo hình thái đặc biệt thích nghi với kiểu sống bắt mồi.
Ví dụ: Bọ ngựa chân trước phát triển thành kiếm bắt mồi; ấu trùng chuồn chuồn có
cấu tạo kiểu phụ miệng đặc biệt để bắt mồi dưới nước; Bọ chân chạy (Carabidae)
chân dài chạy đuổi con mồi.
1.2. Đặc điểm tập tính của côn trùng ăn thịt
Ấu trùng các loài côn trùng ăn thịt phải tự tìm kiếm con mồi, chúng có cấu
tạo, tập tính và thích nghi với việc săn mồi. Tuy nhiên việc tìm kiếm nơi ở con mồi
là do cá thể trưởng thành quyết định, do chúng phải đẻ trứng vào nơi có con mồi là
thức ăn của ấu trùng. Vì vậy việc xác định nơi ở của loài mồi là rất quan trọng. Thị
giác và khứu giác (cảm nhận hóa học) là hai cơ quan giúp chúng định hướng tìm

đúng nơi ở con mồi.
- Các loài Chrysopa, Syrphidae sử dụng thị giác tìm cây có hoa là nơi ở của
con mồi, nhận biết màu sắc của hoa.
- Loài Chrysopa carnea bị hấp dẫn bởi mật hoa.
- Hầu hết chúng khi tiếp xúc với con mồi mới nhận biết được con mồi nhờ
chân trước (bọ rùa) hoặc râu đầu (bọ xít).
Một số loài CTAT thuộc bộ cánh màng có tập tính bắt mồi về tổ cho ấu
trùng của chúng.
Ví dụ: Ong đất, tò vò có bản năng tha mồi về tổ.
Ong ký sinh
Một số loài có tập tính săn mồi và ăn mồi tập thể.
Ví dụ:
- Ấu trùng và trưởng thành loài bọ xít nước Microvelia sp (họ Veliidae) cùng
nhau săn và ăn các con rầy hại lúa rơi xuống mặt nước.
- Bọ xít mù xanh (Cytobinus) là loài thích ăn trứng và sâu non của các loài
rầy. Con trưởng thành có màu xanh và đen, sâu non có thể xuất hiện nhiều trên bờ
ruộng có bọ rầy phá hoại, cả ruộng nước, cả ruộng khô. Cytobinus đẻ trứng vào mô
thực vật, sau 2 đến 3 tuần sẽ trưởng thành và có khả năng sinh sản 10 – 20 con
non. Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút khô trứng. Mỗi thiên
địch một ngày ăn hết 7 – 10 trứng hoặc 1 – 5 bọ rầy.

Nhiều loài có hiện tượng “ăn thịt lẫn nhau” khi thiếu mồi
Ví dụ: Ở các loài bọ mắt vàng: ấu trùng Chrysopa carnea, Ch.perla, Ch.formosa.
Ấu trùng Chrysopa carnea
1.3. Những nhóm côn trùng ăn thịt chủ yếu
- Các loài CTAT thuộc 189 bọ của 16 bộ côn trùng (Sweetman, 1958), Bộ
hai đuôi, bộ ba đuôi; chuồn chuồn, cánh thẳng, bọ ngựa, cánh da, bọ trĩ, cánh nửa,
cánh cứng, cánh mạch, hai cánh, cánh màng…
- Có những bộ các loài đều ăn thịt như: Chuồn chuồn, bọ ngựa, cánh mạch;
có nhiều họ các loài đều ăn thịt: Reduviidae, Asilidae, Anthocoridae…

- Đóng vai trò quan trọng nhất trong ĐTSH phòng trừ dịch hại nông nghiệp
là các CTAT thuộc các bộ: cánh nửa, bọ trĩ, cánh cứng, cánh mạch, hai cánh và
cánh màng. Nhiều loài trong chúng là những thành viên không thể thiếu trong các
quần xã nông nghiệp. Các họ quan trọng nhất là:
* Họ bọ rùa Coccinellidae (bộ cánh cứng Coleoptera)
- Họ bọ rùa có ý nghĩa lớn trong ĐTSH và được sử dụng từ lâu
- Thế giới có 4500 – 5000 loài bọ rùa, ở nước ta theo tài liệu của Hoàng Đức
Nhuận (1979) có ít nhất 246 loài bọ rùa trong đó có 160 loài có ích. Số còn lại ăn
thực vật.
Ví dụ: Bọ cánh cứng ba khoang là loài côn trùng có thân cứng hoạt động mạnh. Cả
sâu non có màu đen bóng và trưởng thành màu đỏ đều tích cực tìm sâu cuốn lá hại
lúa. Ta có thể tìm thấy bọ cánh cứng ba khoang trong ổ lá do sâu cuốn lá cuốn. Sâu
non của thiên địch hóa nhộng dưới đất ở vùng trồng lúa cạn hoặc trong các bờ
ruộng trồng lúa nước. Mỗi con thiên địch phàm ăn ăn 3 – 5 con sâu non mỗi ngày.
Con trưởng thành cũng tìm bọ rầy và ve để làm mồi.

Bọ cánh cứng ba khoang
* Họ bọ chân chạy (Carabidae) (thuộc bộ cánh cứng Coleoptera)
- Có vai trò lớn trong ĐTSH và đã được sử dụng từ thời Trung cổ.
- Chúng có kích thước cơ thể nhỏ hoặc lớn (2 – 25 mm). Có nhiều loài ăn
thịt ở pha ấu trùng và trưởng thành, thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng.
* Họ bọ mắt vàng Chrysopidae (Bộ cánh mạch)
- Được sử dụng từ lâu
- Phần lớn chúng có kiểu sống ăn thịt ở pha ấu trùng và trưởng thành, con
mồi chủ yếu là rệp muội.
- Giống có vai trò lớn nhất là Chrysopa.
Bọ mắt vàng Chrysopidae
* Họ Ruồi ăn rệp Syrphidae (Bộ hai cánh)
- Sống kiểu ăn thịt chỉ ở pha ấu trùng, con trưởng thành sống nhừ phấn và
mật hoa.

- Con mồi chủ yếu là các loài rệp muội.
Mặc dù việc sử dụng các CTAT để phòng chống dịch hại không chiếm một tỉ số
lớn như các loài côn trung ký sinh. Nhưng trong thực tế nhiều trường hợp sử dụng
CTAT.
2. Nhện ăn thịt sâu hại
Lớp nhện Arachnida thuộc ngành động vật chân đốt Arthropoda cùng với
lớp côn trùng Insecta, có vai trò to lớn trong ĐTSH bảo vệ cây trồng. Hiện nay
người ta đã biết sử dụng hai bộ trong mười bộ của lớp nhện vào công cuộc phòng
chống dịch hại.
2.1. Nhện lớn ăn thịt (Araneae)
- Theo tài liệu của Koh (1989), bộ Araneae trên thế giới có khoảng 30000
loài thuộc 70 họ. Chúng sử dụng các động vật nhỏ hơn làm thức ăn.
- Nhện lớn chủ dùng các động vật nhỏ hơn làm thức ăn chủ yếu là các loài
côn trùng. Trong suốt một cuộc sống chúng bắt một số lượng lớn con mồi, hơn nữa
số lượng nhện trong tự nhiên cũng rất lớn. Vì thế chúng có vai trò rất quan trọng
trong việc hạn chế sâu hại.
Ví dụ: Nhện Licosa pseudoannulata có vạch hình nĩa trên lưng và bụng có những
điểm trắng. Loại nhện này rất nhanh và đến định cư nhanh chóng trên ruộng lúa
nước hoặc lúa cạn vừa chuẩn bị xong. Chúng tập trung sớm trên ruộng lúa và bắt
mồi sâu hại, rầy nâu.
2.2. Nhện nhỏ ăn thịt
- Nhện nhỏ (bét) có hơn 180 họ trong đó có 50 họ có các loài ký sinh hay ăn
thịt côn trùng (Nutting, 1968). Nó có quan hệ với 11 bộ côn trùng khác nhau
(Phillipsen, 1975).
- Quan trọng nhất trong ĐTSH là họ Phytoseiiae, chúng bắt và ăn thịt các
loài nhện nhỏ hại cây. Một số khác bắt côn trùng nhỏ như bọ phấn, rệp sáp, bọ trĩ.
(loài nhện Phytoseiulus persimilis dùng để trừ nhện đỏ trong nhà kính).
- Các họ Trombidiidae, Anystidae, Stigmaeidae… đều có nhiều loài là thiên
địch các loài côn trung và nhện nhỏ hại cây.
Ví dụ: Eutrombidium frigonum ăn trứng châu chấu; Allotrombium pulvinus ăn

trứng sâu đục thân ngô…
Phytoseiiae
3. Động vật không xương sống khác ăn thịt côn trùng
Nhóm này chưa được nghiên cứu nhiều, chủ yếu các loài thủy tức và giun
dẹp là có triển vọng.
3.1. Thủy tức Hydrozoa
- Thủy tức rất phong phú trong các dầm ao nước ngọt, chúng có khả năng
tiêu diệt ấu trùng, côn trùng trưởng thành sống trong nước.
- Loài Hydra Americana diệt trừ bọ gậy muỗi Culex peus (Quareslie và Bay,
1969). Chúng có thể có lợi nếu được nhân nuôi hang loạt trong phòng thí nghiệm.
- Thủy tức xanh Chlorohydra viridissma trừ muỗi Eedes nigromaculis và
Culex tarsalis đạt hiệu quả 67 – 80% (Legner và Medved, 1972).
- Có thể nghiên cứu để trừ bọ gậy muỗi sốt rét.
Thủy tức Hydrozoa
3.2. Giun dẹt (Turbellaria)
Trong các ao đầm nước ngọt có nhiều loài có khả năng diệt trừ côn trùng hại
sống trong nước, nhất là ấu trùng muỗi.
Thực nghiệm năm 1973 cho thấy loài giun dẹt Dugesia dorotocephala sau
26 ngày làm giảm hơn 90% số lượng ấu trùng muỗi Culex (Coppel và Mertins,
1977).
Giun dẹt Dugesia dorotocephala
3.3. Động vật có xương sống ăn thịt sâu hại
3.3.1 Cá (Pisces)
- Những loài cá quan trọng được sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả
để trừ côn trùng hại (chủ yếu là bọ gậy) thuộc họ Poeciliidae và họ
Cyprinodontidae.
- Đặc điểm: Sinh sản nhanh (sức đẻ cao, chu kỳ vòng đời ngắn)
- Cá trưởng thành kích thước nhỏ, chúng kiếm ăn trên lớp nước mặt và thích
ăn bọ gậy.
- Thí nghiệm cho thấy loài cá Pachypanchax playfairi (Ho Cyprinodontidae)

là thiên địch của muỗi. Ngoài ra có loài Gambusia affinis có thể tiêu diệt khoảng
60% muỗi Anopheles quadrimaculatus ở Đông Nam Hoa Kỳ (Brown, 1973).

Ngày nay, cá G. affinis được dùng để diệt muỗi Anopheles ở nhiều nơi như
Iran. Chúng còn có ở Đông Nam Á (Coppel và Mertins, 1977; Rao et al, (1971).
3.3.2. Động vật lưỡng cư (Amphibia)
- Động vật lưỡng cư có thời kỳ đầu của chu kỳ phát triển ở nước (nòng nọc).
Thức ăn của chúng (nòng nọc và ếch, nhái, cóc…) chủ yếu là các loài côn trùng.
Vì vậy chúng có vai trò đáng kể trong việc phòng trừ dịch hại nông nghiệp. Tuy
vậy việc sử dụng chúng chưa được nghiên cứu nhiều.
- Các loài chủ yếu thuộc họ: Ếch (Ranidae), nhái bén (Hylidae), có
(Bufonidae) là có ý nghĩa nhất trong ĐTSH. Chúng thích ăn các con mồi di động.
Ví dụ: Trước 1859, người ta nhập cóc khổng lồ Bufo marinus từ Nam Mỹ (vùng
Cayenne) vào Martinique để diệt sùng trắng hại mía, sau đó lan san Barbados,
Jamaica … (Simmon et al, 1976).
3.3.4. Bò sát (Reptilia)
- Trong lớp bò sát chỉ có đại diện ba họ là có ý nghĩa đối với các biện pháp
ĐTSH chống lại dịch hại nông nghiệp là:
+ Thằn lằn Lacertidoe
+ Thằn lằn Anguidae
+ Thằn lằn Calubridae
- Nhiều loài thuộc họ thằn lằn sử dụng nhện, sên làm thức ăn. Các loài có họ
Anguidae chủ yếu tiêu diệt ốc sên và các loài rắn thuộc họ Colubridae tiêu diệt các
loài gậm nhấm có hại.
- Việc sử dụng bò sát để phòng trừ dịch hại rất ít được tiến hành. Người ta
mới ghi nhận được một số trường hợp: 1900 nhập thằn lằn Anolis grahmai vào
Bermuda để trừ muỗi (Simmonds et al, 1976).
Thằn lằn Anolis grahmai
3.3.5. Chim (Aves)
- Chim chiếm vị trí hàng đầu trong số các động vật có xương sống có vai trò

trong ĐTSH phòng trừ dịch hại. Tác động của chúng là hạn chế sự phát triển số
lượng của côn trùng và gậm nhấm.
- Đặc điểm:
+ Chim có thể phát hiện nhanh các ổ sinh sản của dịch hại nhờ hoạt động di
chuyển trên không.
+ Có khả năng tập trung một số lượng lớn để săn bắt đến con mồi cuối cùng.
+ Chim bắt mồi đều có phản ứng chức năng và số lượng thuận đối với sự
thay đổi mật độ của dịch hại, sử dụng rất có hiệu quả trong ĐTSH.
- Các đại diện đáng chú ý:
* Bộ chim sẻ Passeriformes
+ Có số lượng loài lớn nhất trong lớp chim
+ Có nhiều loài ăn côn trùng và săn bắt chủ yếu vào thời kỳ nuôi con
Ví dụ: Một con chim mổ ruồi nhỏ Myscicapa hypoleuca để nuôi 6 con chim non
trong 15 ngày có thể bắt được từ 1 đến 15 kg các loài côn trùng (Bondarenko,
1978)
+ Các họ có nhiều loài chim ăn sâu là: Chim mổ ruồi Myscicapidae, chim
nhạn Hirundinidae, vàng anh Oriolidae, chim chìa vôi Motacillidae…
+ Ngay các loài chim ăn hạt trong thời gian nuôi con cũng bắt côn trùng để
ăn và nuôi con như chim sẻ Passer, Sơn ca rừng (Alauda arborea), Sơn ca đồng A.
arvensis…
* Bộ chim gõ kiên Picariae
- Có nhiều loài ăn côn trùng.
- Chim gõ kiến rừng thường tiêu diệt ấu trùng và côn trùng họ xén tóc, bọ
cát đinh, mọt Ipidae (cả trong trân cây gỗ)
* Bộ cú vọ Striges
- Các loài cú chuyên săn bắt các loài gậm nhấm
- Diều (giống Circus) bắt các loài chuột
* Bộ chim tu hú (Cuculiformes): Có loài Cuculus canorus, chuyên ăn sâu non các
loài bộ cánh vẩy.
Người ta nhập nội thành công loài sáo Ấn Độ Acridotherestristis để trừ châu

chấu đỏ Nomadacris septemfasciata ở đảo Mauritius năm 1762.
Để duy trì và bảo vệ các quần thể chim trong tự nhiên, người ta đã dùng các
biện pháp:
- Làm tổ choc him trú ngụ, sinh đẻ trong mùa xuân, tránh rét vào mùa đông.
- Trồng thêm nhiều cây gỗ, cây bụi vào quần xã nôi nghiệp (rừng phòng hộ,
trồng cây bờ vùng) để tạo nơi ở, nơi trú ngụ và hấp dẫn các loài côn trùng đến.
3.3.6. Động vật có vú (Mammalia)
- Số loài thú bắt côn trùng không nhiều, số lượng cá thể không lớn và phân
tán rải rác trong các vùng sống. Một số có thể gây hại cho nông nghiệp. Vì thế ý
nghĩa của chúng không lớn.
- Một số đại diện:
+ Bộ dơi (Chiroptera): Nhóm quan trọng nhất, tiêu diệt các loài côn trùng
bay trong chiều tối, đêm như: muỗi, châu chấu…
+ Chuột chù, chuột dũi dùng côn trùng làm thức ăn. Chuột chù Sorex
cinerus ăn ong ăn lá Pristiphora erichsonii.
+ Nhím Erinaceus ăn nhiều loài côn trùng (95% thức ăn)
Để lợi dụng các động vật có vú trong việc phòng chống dịch hại, người ta
phải tiến hành các biện pháp duy trì và bảo vệ chúng trong tự nhiên bằng cách:
- Tạo nơi trú ngụ cho động vật: trồng cây, đào hang, không chặt phá cây cối
có trong tự nhiên, tạo nguồn thức ăn cho chúng.
- Không ăn bắt để tiêu diệt chúng

×