Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

đề cương khóa luận KHẢO sát đặc điểm NÔNG SINH học của tập đoàn GIỐNG lúa địa PHƯƠNG tại GIA lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.12 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA NÔNG HỌC
ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
“KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
TẬP ĐOÀN GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG TẠI GIA
LÂM-HÀ NỘI”
Người hướng dẫn: TS. TĂNG THỊ HẠNH
Bộ môn : CÂY LƯƠNG THỰC
Người thực hiện : BÙI THỊ KIM ANH
Lớp : CTB-K54
Hà Nội – 2012
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa. L) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên
thế giới (lúa mì,lúa,ngô). Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống
phần đông dân số trên thế giới và có vai trò quan trọng trong ngành chế biến
cũng như cho ngành chăn nuôi.
Việt Nam là nước có truyền thống canh tác lúa nước từ lâu đời , với diện
tích lúa khá lớn ,cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật , nghề trồng lúa
nước ta có nhiều thay đổi tích cực. Từ một nước thiếu đói lương thực thường
xuyên đến nay sản lượng lúa gạo của chúng ta không những đáp ứng đủ nhu
cầu lương thực trong nước mà còn dư để xuất khẩu qua nhiều nước trên thế
giới. Năm 2011, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê, diện tích gieo
trồng lúa là 7651.400 ha chiếm trên 87,3% tổng diện tích đất trồng cây
lương thực có hạt, với sản lượng là 42,32 triệu tấn được trồng tập trung chủ
yếu ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay ,việc sử dụng giống lúa ưu thế lai ứng dụng vào sản xuất nông
nghiệp rất phổ biến nhằm thúc đẩy việc tăng năng suất ,chất lượng lúa. Tuy


nhiên, việc nghiên cứu, khai thác,tạo ra được giống lúa lai phải được tổng
hợp, tích luỹ từ các giống lúa địa phương khác nhau. Một số giống địa
phương được thu thập ở những vùng dân tộc thiểu số với tập quán canh tác
và sử dụng lúa rất đa dạng. Đây là các nguồn gen khó có thể tìm lại được
trong tương lai. Vì vậy cần phải được đánh giá chi tiết , tiến hành khảo sát
đặc tính nông sinh học của tập đoàn giống lúa địa phương nhằm cung cấp
những thông tin chi tiết về đặc tính nông sinh học của cấc giống lúa đó. Điều
đó không chỉ có ý nghĩa bảo tồn các giống lúa bản địa mà còn có ý nghĩa
quan trọng phục vụ cho công tác lưu trữ và khai thác những đặc tính có lợi
tiềm ẩn của nó ,phát triển và lai tạo giống. Vì vậy , chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài :” Khảo sát đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống lúa
địa phương trong vụ mùa 2012 tại Gia Lâm,Hà Nội.”

1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm nông sinh học,
đặc điểm hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh và năng suất cuả tập đoàn giống
lúa địa phương nhằm bảo tồn duy trì nguồn giống và cung cấp những thông
tin cho công tác lai tạo giống.
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Nguồn gốc ,phân loại cây lúa
2.1.1. Nguồn gốc
2.1.2.Phân loại lúa trồng
2.2. Giá trị dinh dưỡng
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng
2.2.2. Ý nghĩa kinh tế
2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới
2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa tại Việt Nam




PHẦN III
VẬT LIỆU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu
Danh sách các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2012
TT Tên giống Ghi chú
1 Nước mặn dạng 1
2 Nước mặn dạng 2
3 Lúa ngoi
4 Chiêm đen
5 Lúa Chăm
6 Hom râu dạng 1
7 Hom râu dạng 2
8 Cườm dạng 1
9 Cườm dạng 2
10 Chiêm rong
11 Nếp Ốc
12 Nếp vải
13 Dâu Ấn độ
14 Nếp Nõn tre
15 Nếp Cúc
16 Ré nước
17 Lúa Chăm biển
18 Chiêm cũ
19 Tép lai
20 A69-1 (Đối chứng chịu mặn)
21 IR28 (Đối chứng mẫn cảm mặn)
3.2. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: vụ mùa 2012 (từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012)
- Địa điểm: Nhà lưới khoa Nông học trường ĐH Nông Nghiệp

Hà Nội.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng ,đặc điểm nông sinh học ,đặc
điểm hình thái của tập đoàn giống lúa địa phương.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh,năng suất và chất lượng của
tập đoàn gống lúa địa phương.
3.4.Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Làm đất: đất cày bừa kỹ, san phẳng và làm sạch cỏ dại.
- Bón phân:
Lượng phân bón:
5 tấn phân chuồng+90 kgN+90 kgP
2
O
5
+90 kgK
2
O /ha.
Phương pháp bón:
+Phân chuồng,lân :bón lót toàn bộ trước khi bừa cấy
+Kali :khi lúa bén rễ hồi xanh bón 50% ,bón thúc nuôi đòng 50%
+Đạm ure:
++bón lót:20%
++bón thúc -lần 1:bén rễ hồi xanh hoặc 5-6 ngày sau cấy:20%
-lần 2:khi lúa đẻ nhánh hoặc 10-12 ngày sau cấy:40%
-lần 3:thúc nuôi đòng 20%
- Làm mạ theo phương pháp mạ dược
- Cấy khi mạ được 3 - 4 lá
- Số dảnh cấy: 1 dảnh
- Chăm sóc, theo dõi thí nghiệm sau cấy.
3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát tập đoàn ,tuần tự
không nhắc lại ,có 2 đối chứng là IR28 và A69-1.
-Mật độ cấy: cấy 1 dảnh với mật độ 22 cây/m
2

-Thí nghiệm được bố trí tuần tự cho 21 giống lúa,mỗi giống lúa
là 1 công thức thí nghiệm ,thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0
11 12 13 14 15 16 17 1
8
19 2
0
21
3.6.Các chỉ tiêu theo dõi
* Thời kì mạ
- Gieo riêng từng giống, cắm thẻ ở mỗi giống, che nilon xung quanh để
chống chuột.
- Khi mạ được 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: lá thứ 3 đánh dấu một chấm
sơn trắng, lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm, lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm, theo dõi
đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.
- Mỗi dòng đánh dấu 20 cây, chọn cấy 10 cây để theo dõi.
- Theo dõi khả năng đẻ nhánh của cây mạ ở mỗi giống.
- Theo dõi màu sắc lá mạ ở mỗi giống.
- Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh trên ruộng mạ, ghi tên sâu hoặc bệnh,
cho điểm để đánh giá mức độ gây hại.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây mạ thông qua chỉ tiêu:
chiều cao cây mạ, chiều rộng gan mạ.
* Thời kì lúa
a) Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

- Tuổi mạ: được tính từ khi gieo đến khi cấy
- Ngày hồi xanh : khi có 85% số cây bén rễ hồi xanh
- Ngày bắt đầu đẻ : 10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô ra khỏi bẹ lá
- Ngày kết thúc đẻ : ngày có số nhánh không đổi
- Ngày trỗ (có 1 cây có 1 bông nhô ra ngoài bẹ lá đòng 3-5 cm) ghi là ngày
bắt đầu trỗ.
- Ngày kết thúc trỗ : 85% số bông của các khóm trỗ lên khỏi bẹ lá đòng 5 cm
- Ngày chín vàng : >95% hạt chín vàng.
- Ngày thu hoạch
b) Các động thái sinh trưởng : Theo dõi 10 cây/giống và 10 ngày /lần từ sau
cấy đến trỗ:
- số lá/ thân chính: Cây đánh dấu ở ruộng mạ được cấy liên tục trên một
hàng. Hàng tuần đến đánh dấu các lá theo số lẻ mới xuất hiện, khi ra lá đòng
thì ghi số liệu của cả 10 cây, cộng và chia trung bình.
- Chiều cao cây : Đo từ mặt đất đển mút lá cao nhất (cm), ghi số liệu của cả
10 cây, cộng và chia trung bình.
-Số nhánh /cây : Đếm tổng số nhánh /cây của cả 10 cây, cộng và chia trung
bình.
c) Mô tả đặc điểm hình thái: Trong quá trình sinh trưởng, mô tả trong sổ
theo dõi đồng ruộng hàng tuần.
Ở các thời điểm chính sau phải mô tả :
- Đẻ rộ mô tả : +Khả năng đẻ: Khoẻ, yếu, trung bình.
+ Kiểu đẻ: Xoè, gọn, chụm.
- Đứng cái mô tả : + Màu sắc lá
+ Kiểu lá
- Trỗ : + Mức trỗ nhanh - chậm, trỗ thoát - nghẹn.
+ Bông : To - nhỏ- trung bình.
+ Hạt: To - nhỏ- trung bình.
+ Màu vỏ hạt: Vàng- nâu- sọc,…
+ Mỏ hạt: Tím- vàng

+ Râu: Có - không- màu râu.
+ Xếp hạt/ bông: Thưa - sít- trung bình.
d) Một số chỉ tiêu về thân, lá, bông
- Độ thuần đồng ruộng: tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô, giai đoạn trỗ
bông đến chín.
+Điểm 1: cao, cây khác dạng < 0,25 %
+ Điểm 5: trung bình, cây khác dạng 0,25-1 %
+ Điểm 9: thấp, cây khác dạng >1
-Độ tàn của lá: quan sát sự chuyển màu của lá giai đoạn chín.
+Điểm 1: muộn và chậm, lá giữ màu xanh tự nhiên
+Điểm 5: trung bình, các lá trên biến vàng
+Điểm 9: sớm và nhanh, tất cả các lá trên biến vàng và chết
-Độ cứng cây: quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch, giai đoạn vào
chắc đến chín.
+Điểm 1: cứng, cây không bị đổ
+Điểm 3: cứng vừa, hầu hết cây nghiêng nhẹ
+Điểm 5: trung bình, hầu hết cây bị nghiêng
+Điểm 7: yếu, hầu hết cây bị đổ rạp
+Điểm 9: rất yếu, tất cả các cây bị đổ rạp
-Độ rụng hạt: một tay giữ chặt bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ %
hạt rụng, lấy 5 bông mẫu.
+Điểm 1: khó rụng:<10% số hạt rụng
+Điểm 5: trung bình:10-50 % số hạt rụng
+Điểm 9: rễ rụng: >50% số hạt rụng
e) Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh
Theo dõi đánh giá và cho điểm theo phương pháp của viện lúa quốc tế
IRRI và theo tiêu chuẩn ngành (10 TCN 558- 2002) của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn một số loại sâu và bệnh chính thường gặp ở vụ mùa
năm 2012 xuất hiện trên đồng ruộng như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh
khô vằn, sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân.

*Bệnh đạo ôn
+Đạo ôn lá: điều tra giai đoạn mạ và giai đoạn đẻ nhánh
Điểm 0 không có vết bệnh
Điểm 1 vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng
sản sinh bào tử
Điểm 2 vết bệnh chấm nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, vó
viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh
Điểm 3 dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều
ở các lá trên
Điểm 4 vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài trên 3mm hoặc
hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá
Điểm 5 vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá
Điểm 6 vết bệnh điển hình 11-25% diện tích lá
Điểm 7 vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá
Điểm 8 vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá
Điểm 9 hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá
+Đạo ôn cổ bông: điều tra giai đọn vào chắc
Điểm 0 không có vết bệnh trên vài cuống bông
Điểm 1
vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2
Điểm 3 vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông
Điểm 5
vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân ra
phía dưới trục bông
Điểm 7
vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông,
có hơn 30% hạt chắc
Điểm 9
vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao
nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%

*Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ
lá(biểu thị bằng % so với chiều cao cây) giai đoạn chín sữa, vào chắc
Điểm 0 không có triệu chứng
Điểm 1 vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây
Điểm 3 20-30%
Điểm 5 31- 45%
Điểm 7 46-65%
Điểm 9 >65%
*Bệnh bạc lá: quan sát vết bệnh trên lá
Điểm 1 1-5% diện tích vết bệnh trên lá
Điểm 3 6-12%
Điểm 5 13-25%
Điểm 7 26-50%
Điểm 9 51-100%
*Sâu đục thân:
Điểm 0 không bị hại
Điểm 1 1- 10% số dảnh chết hoặc bông bạc
Điểm 3 11- 20 %
Điểm 5 21-30%
Điểm 7 31-50%
Điểm 9 >51%
*Sâu cuốn lá nhỏ:
Điểm 0 không bị hại
Điểm 1 1-10% cây bị hại
Điểm 3 11-20%
Điểm 5 21-35%
Điểm 7 36-51%
Điểm 9 >51%
*Rầy nâu
Điểm 0 không bị hại

Điểm 1 hơi biến vàng trên một số cây
Điểm 3 lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy
Điểm 5
lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy
rầy, cây còn lại lùn nặng
Điểm 7
lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy
rầy, cây còn lại lùn nặng
Điểm 9 tất cả cây bị chết

g, Một số chỉ tiêu sinh lí : Lấy mẫu 10 cây/giống,đo các chỉ tiêu tại 3
thời điểm :đẻ nhánh hữu hiệu ,trỗ và chín sáp:
- Đo chỉ số SPAD bằng máy đo SPAD.
-Đo chỉ số diện tích lá ( LAI-m
2
lá /m
2
cây) : xác định diện tích lá bằng máy
Licor 3100, USA
LAI (m
2
lá /m
2
đất) = Diện tích lá/ cây * số cây /m
2
-Lượng chất khô tích luỹ (g/cây):lấy mẫu,rửa sạch,tách các bộ phận
thân,lá,rễ,bông sau đó sấy khô ở 80
o
C trong 48h,cân trọng lượng và tính giá
trị trung bình.

g,Các đặc điểm nông sinh học khác:
*Tại thời điểm trỗ ,theo dõi 10 cây tiến hành đo các chỉ tiêu:
- Chiều cao cây : Đo từ mặt đất đến hạt đỉnh bông cao nhất, không kể râu.
- Chiều dài cổ bông : Đo từ cổ lá đòng đến đốt cổ bông.
+ Nếu cổ bông vươn ra ngoài cổ lá đòng ký hiệu dấu +
+ Nếu cổ bông nằm trong bẹ lá ký hiệu dấu -
- Chiều dài lá đòng : Đo từ gối lá đến mút đầu lá
- Chiều rộng lá đòng : Đo từ mép lá bên này đến mép lá bên kia chỗ rộng
nhất.
-Góc độ lá đòng: Đo góc độ giữa bông lúa với lá đòng
*Tại thời điểm thu hoạch : theo dõi 10 cây các chỉ tiêu để đánh giá năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Số bông /cây: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên cây,sau đó lấy giá trị trung
bình.
- Số hạt /bông và tỷ lệ hạt chắc: Đếm tổng số hạt và số hạt chắc của tất cả
các bông hữu hiệu trên khóm, sau đó tính tỷ lệ hạt chắc(%).
-Tính khối lượng 1000 hạt : Phơi khô đến độ ẩm 13% , cân 3 lần, mỗi lần
500 hạt. Nếu độ sai số giữa các lần cân không quá 5% thì cộng 3 lần cân rồi
chia cho 3 tính được khối lượng trung bình 500 hạt. Đem kết quả nhân với 2
để tính khối lượng 1000 hạt. Nếu độ sai số giữa các lần cân vượt quá 5% thì
tiến hành đếm và cân lại.
-Tính năng suất cá thể:phơi khô,sàng bỏ hạt lép,cân khối lượng hạt.
-Năng suất thực thu/ô:thu hoạch mỗi giống 2,5m
2
(giữa ô),tuốt hạt ,phơi
khô,loại bỏ hạt lép,hat lửng ,tính năng suất hạt (độ ẩm 13%).
- Mô tả mầu hạt : màu sắc vỏ trấu, mỏ hạt, râu,độ dài râu.
-Mô tả hình dạng hạt thóc:
+đo chiều dài hạt (D) , đo chiều rộng hạt (R) rồi tính tỉ lệ D/R.
-Hình dạng hạt gạo bóc hạt :

+đo chiều dài hạt (D) ,đo chiều rộng hạt (R) rồi tính tỉ lệ D/R.
3.7. Phương pháp xử lý số liệu
-Các số liệu thu thập trong quá trình thực hiện thí nghiệm được tổng hợp
và xử lý thống kê trên chương trình EXCEL.

PHẦN IV
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Tháng 7/2012 nhận đề tài thực tập tốt nghiệp
-Từ tháng 1-18/7/2012 hoàn thành đề cương
-Từ tháng 7/2012-12/2012 thực hiện đề tài
Từ tháng 12/2012 tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo

PHẦN IV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Cây Lương Thực(tập 1),Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.
2.Giáo trình Phương Pháp Thí Nghiệm.
3. giong-laa-chiu-man-nhap-
noi-phuc-vu-cong-tac-chon-tao-giong-cho-vung-trong-laa-ven-bien-bac-
Viet-Nam-i11694.html
4. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của RRI 1996.
5. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá tỷ lệ sâu bệnh hại của IRRI 1996.
6. Lê Doãn Viên và cs,1995. Nghiên cứu chất lượng lúa gạo ở Việt Nam.
Hội thảo quốc gia cây lương thực – cây thực phẩm 1995.
7.
8.
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

TS. Tăng Thị Hạnh Bùi Thị Kim Anh


×