Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.47 KB, 58 trang )

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Theo Luật đầu tư của Quốc hội nước cộng hòa xã hôị chủ nghĩa Việt Nam
số 59/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.”
Về bản chất, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể
là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ, máy móc công nghệ…
Những kết quả thu về đó có thể là tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà
máy, đường xá, các của cải vật chất khác,…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để
làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư, mặt khác còn
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế (cho sản xuất và cho ngân sách ). Giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động , trình độ nghề nghiệp chuyên môn của
người lao động tăng thêm không chỉ lợi cho chính họ mà còn bổ sung nguồn lực kỹ
thuật cho nền kinh tế đề có thể tiếp nhận các công nghệ ngày càng hiện đại , góp
phần nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia .
1
Có nhiều hình thức đầu tư và xuất phát từ nhiều nguồn vốn khác nhau,và
một trong những hình thức đầu tư quan trọng là đầu tư trực tiếp nước ngoài .
1.1.2. Khái niệm và đặc diểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1 Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư của
quốc gia này (thường là một công ty hay một cá nhân cụ thể ) mang các nguồn lực
cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện đầu tư.


Đầu tư nước ngoài là những phương thức đầu tư vốn ,tài sản ở nước ngoài
để tiến hành sản xuất ,kinh doand,dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc
những mục tiêu phát triển khác. Đây là một nguồn vốn lớn có nghĩa quan trọng
trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.
1.1.2.2 Đặc điểm
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các
nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh
nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư,nhà đầu tư sẽ
nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào
nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới,đặc biệt là
những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật,công nghệ hay cần nhiều vốn.Vì thế
nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp
hóa,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu
tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc nhiều vào quan hệ ngoại giao giữa
nước nhận đầu tư với các nước đi đầu tư cũng như tình hình chính trị trong khu
vực và trên thế giới.
2
Với việc di chuyển các nguồn lực sang nước khác,chủ đầu tư sẽ phải đối mặt
với những vấn đề về thuế nhập khẩu,thủ tục hải quan và hàng loạt những chính
sách liên quan như chính sách tiền tệ,tỷ giá hối đoái,thuế thu nhập doanh nghiệp,sử
dụng đất,thuê lao động…
1.1.4. Phân loại hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.4.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu
Hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp tác kí kết
thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước
nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng,nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách
nhiệm và phân chia các kết quả kinh doanh cho bên tham gia.
Hình thức này thường không đòi hỏi vốn lớn và thời hạn hợp đồng thường

ngắn, cũng chính vì vậy mà ít thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm
năng.
Doanh nghiệp liên doanh (hay công ty liên doanh) là doanh nghiệp được
thành lập tại nước nhận đầu tư (nước chủ nhà) giữa các bên nước ngoài và nước
chủ nhà trong đó các bên cung đóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng
quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn. Mục tiêu liên doand giữa các nước phát
triển và đang phát triển về cơ bản là khác nhau. Liên doanh tại các nước công
nghiệp phát triển là nhằm mục đích tập trung, đa dạng hóa sản phẩm, giảm rủi ro
trong kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới và cùng nhau khai thác tài nguyên,
trong khi liên doanh ở các nước đang phát triển là nhằm chuyển giao tay nghề, tiếp
thu khả năng nghiên cưứ và quản lí thị trường cũng như chuyểngiao công nghệ.
Những lí do để các bên cùng tham gia liên doanh có thể kể đến như sau :
- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh
- Đạt được quy mô kinh tế cần thiết
3
- Mở rộng phạm vi hoạt động trên thế giới
- Ngăn ngừa cạnh tranh
- Cùng khai tác tài nguyên thiên nhiên
- Vượt qua các hệ thống bảo hộ mậu dịch cũng như các quy định khác của
chính phủ nước nhận đầu tư
Bên cạnh những ưu điểm mà liên doanh mang lại cho nước chủ nhà thì cũng
còn những điểm bất lợi như :
Nếu trình độ quản lí của phía nước chủ nhà yếu kém hơn nhiều so với phía
nước ngoài thì sẽ bị phía nước ngoài chi phối do đó hiệu quả đầu tư có thể không
cao như dự kiến.
Nếu phần vốn đóng góp của nước chủ nhà chỉ là quyền sử dụng đất như
trong nhiều liên doanh ở Việt Nam và cùng với trình độ kí thuật non kém của
mình, nước chủ nhà se mất dần quyền kiểm soát hoạt động của các liên doanh và
dần dần trở thành “ Bãi rác ” chứa những công nghệ lạc hậu cũ kĩ do nước ngoài
thải ra .

Doanh nghiệp cổ phần FDI ( hay công ty cổ phần ) là doanh nghiệp có các
cổ đông nước ngoài và trong nước ( cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức )
nhưng cổ đông nắm quyền chi phối có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thưc
doanh nghiệp hiện đại. Tuy đều là doanh nghiệp có vốn hỗn hợp song doanh
nghiệp cổ phần FDI có cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động rất khác so với
doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn FDI là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài
thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lí, trịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết
qủa sản xuất kinh doanh.
4
Hình thưc đầu tư này có ưu điểm đối với nước chủ nhà là không phải góp
vốn và không phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đầu tư đối với
những lĩnh vực có độ rủi ro cao hoặc với những ngành sản xuất mới. Với phía
nươc ngoài thì đây cũng là hình thức đầu tư được ưư chuộng bởi ngoài việc phải
tuân thủ những quy định có tính phap luật của nước chủ nhà thì bên phía nước
ngoài toàn quyền trong việc điều hành và quản lí doanh nghiệp của mình, không bị
bất kì sự can thiệp nào khác, không mất nhiều thời gian cho việc tìm “ tiếng nói
chung ” với những người cùng tham gia điều hành như hình thức liên doanh.
1.1.4.2. Phân loại theo mục tiêu
FDI phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư mà có thể chia làm đầu tư theo
chiều ngang – HI (horizontal integration) và đầu tư theo chiều dọc -VI (vertical
integratin). HI là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc
sản xuất một sản phẩm nào đó (công nghệ, kỹ năng quản lí,…)và chuyển việc sản
xuất sản phẩm này ra nước ngoài. Còn với hình thức VI thì chủ đầu tư chú í dến
việc khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào và lao động rẻ ở nước ngoài để
sản xuất các sản phẩm có thể nhập lại về nước mình hoặc xuất khẩu sang nước
khác. Các sản phẩm thường được hoàn thiện qua khâu lắp ráp được tiến hành tại
nước nhận đầu tư, đây là hình thức mà các nhà đầu tư của Nhật Bản thường áp
dụng.
1.1.4.3. Phân loại theo phương thức thực hiện.

FDI có thể thực hiện theo 2 hướng là đầu tư mới hoặc sáp nhập và mua lại
(M&A-Merger and Acquisition). Đầu tư mới là việc chủ đầu tư thực hiện bằng
cách xây dựng các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, đây là hướng đi truyền thống
và thường được chủ đầu tư của các nước phát triển áp dụng ở nước đang phát triển.
Còn hướng thứ hai là sáp nhập hoặc mua lại các công ty của nước khác thường
5
được tiến hành giữa các nước phát triển, các NICs và rất phổ biến trong những năm
gần đay.
Mỗi quốc gia nhận đầu tư có thể lựa chọn cho mình phương thức phù hợp
trong từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Ví dụ, trong giai đoạn đầu thu
hút FDI, các nước đang phát triển chủ yếu lựa chọn phương thức đầu tư mói do ở
các nước này năng lực sản xuất còn thiếu và yếu. Đầu tư mói sẽ giúp hình thành
nên hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh, đậc biệt là trong nhữnh lĩnh vực mới và
nước nhận đầu tư chưa từng có.
1.1.5. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đầu tư
1.1.5.1 Đối với nền kinh tế nước đầu tư
Giúp củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của nước đi đầu tư .Đồng thời
,giúp nền kinh tế thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, có thêm nguồn nguyên liệu,
nhiên liệu…phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước. Ví dụ, đầu tư của Tập
đoàn dầu khí Việt Nam vào hoạt động khai thác dầu mỏ tại nhiều nước trên thế
giới sẽ tạo nguồn cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi mà khả năng khai
thác dầu trong nước có xu hướng giảm sút.
Đầu tư ra nước ngoài tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng
đa dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu.
Đầu tư ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền kinh tế trong
nước theo hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế: về thể chế chính sách, về
thuế, về thủ tục hành chính, về hệ thống thông tin đối ngoại, về chính sách điều
hành vĩ mô.

6
Đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh
nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia.
Đầu tư ra nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của
theo hướng ổn định và có hiệu quả hơn vì chính cơ sở sản xuất và dịch vụ ở nước
ngoài là điểm đến của hàng hóa, thiết bị, bí quyết công nghệ (y khoa, chế biến thực
phẩm…), nhân công của nước đầu tư.
1.1.5.2. Đối với doanh nghiệp nước đầu tư
Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường
thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Ví dụ nhiều công ty chế biến mì ăn liền đầu tư vào Nga, Ucraina… đã tạo ra các
sản phẩm mì ăn liền hợp với khẩu vị người châu Âu và sử dụng sản phẩm bột mì
tại chỗ, nhờ đó mà giảm giá thành sản xuất.
Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh: tích
lũy kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; học hỏi tiếp thu công nghệ và bí quyết
công nghệ; sử dụng đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật bản xứ…và áp dụng
những thành công ở nước ngoài vào hoạt động kinh doanh của công ty mẹ trong
nước.
Đầu tư ra nước ngoài tạo ra khả năng cho doanh nghiệp thực hiện ”chuyển
giá” để giảm thiểu mức thuế đóng góp cho toàn bộ hệ thống công ty đóng ở các
nước khác nhau. Nhờ đó mà tối đa hóa lợi nhuận thu được. Hiện nay nhiều công ty
Việt Nam mở công ty con của mình tại Singapore để thực hiện mục tiêu ”chuyển
giá”, vì Singapore có môi trường kinh doanh tốt với hệ thống thuế thấp.
7
Đầu tư ra nước ngoài giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình:
thương hiệu, công nghệ, bí quyết công nghệ. Ví dụ: thương hiệu cà phê Trung
Nguyên, Phở 24, bệnh viện Châm cứu…
Đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp có điều kiện phân tán rủi ro kinh
doanh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới đầy biến động về
kinh tế – chính trị như hiện nay.

1.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.2.1 Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
Để được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện
sau:
- Có dự án đầu tư ở nước ngoài (sau đây gọi là dự án đầu tư).
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước
đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép và chứng nhận đầu tư.
1.2.2. Quy trình cấp phép đầu tư ra nước ngoài
1.2.1.1 Đăng ký , cấp phép đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn
đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam
a. Hồ sơ dự án đầu tư gồm :
- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Văn bản đăng ký dự án đầu tư
8
- Bản sao có công chứng của : Giấy chứng nhận đầu tư ; hoặc giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh ; giấy chứng minh nhân dân , hộ chiếu ; hoặc
giấy phép đầu tư.
- Văn bản đồng ý của hội đồng thành viên , hội đồng quản trị hoặc đại đội
xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
b. Thủ tục đăng ký và thời gian chứng nhận đầu tư
- Hồ sơ : 03 bộ ( có 1 bộ hồ sơ gốc)
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được hồ sơ , Bộ kế
hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần
làm rõ ( nếu có)
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ , Bộ
kế hoạch và Đầu tư cho phép đầu tư và thông báo cho các cơ quan bộ
ngành có liên quan .

- Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp nhận , Bộ kế hoạch và
Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư
1.2.1.2 Thẩm định , cấp phép đầu tư áp dụng đối với dự án có quy mô vốn đầu
tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên
a. Hồ sơ dự án đầu tư
- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .
- Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.
9
- Bản sao có công chứng của : Giấy chứng nhận đầu tư ; hoặc giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh ; giấy chứng minh nhân dân , hộ chiếu ; hoặc giấy
phép đầu tư.
- Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau : mục tiêu đầu tư ,
địa điểm đầu tư, quy mô vốn đầu tư , nguồn vốn đầu tư , việc sử dụng lao
động Việt Nam ( nếu có) ,sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam ( nếu có), tiến
độ thực hiện dự án đầu tư.
- Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ
phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham
gia đầu tư .
- Văn bản đồng ý của hội đồng thành viên , hội đồng quản trị hoặc đại đội xã
viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
b. Thời gian thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư
Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng
Chính phủ , trong thời hạn 25 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ ,
Bộ kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản
kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan
để Thủ tướng xem xét , quyết định .
Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư
của Thủ tướng Chính phủ , trong thời hạn 30 ngày , kể từ ngày nhận được hồ sơ
hợp lệ , Bộ kế hoach và Đầu cho phép đầu tư.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.3.1. Nhóm các nhân tố kinh tế
1.3.1.1. Nhân tố thị trường
10
Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường làm một trong những nhân tố
quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài . Khi đề cập đến quy mô thị
trường , tổng giá trị GDP – chỉ số đo lường quy mô của nền kinh tế thường được
quan tâm . Theo UNCTAD , quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu
hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế .Nhằm duy trì và mở rộng thị
phần , các công ty đa quốc gia thường thiết lập nhà máy sản xuất ở các nước dựa
theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này . Bên cạnh đó ,nhiều nhà đầu
tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều
kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị
trường lâncận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư
nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư , thị trường tiềm
năng của họ.
1.3.1.2.Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu
tư.Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem
là phương tiện rất hữu hiệu của các công ty đa quốc gia trong việc tối đa hóa lợi
nhuận. Điều này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ
với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia sẻ rủi ro trong kinh
doanh và tránh được các rào cản thương mại. Tuy vậy trong ngắn hạn, không phải
lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc.
1.3.1.3 .Nhân tố chi phí
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các công ty đa quốc gia đầu tư vào
các nước là để khaithác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao
động thường được xem làbnhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều
nghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp
là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá

11
nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệt. Bên cạnh đó,
hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránhđược hoặc giảm
thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnhtranh, kiểm
soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ, nhận được
các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí vận
chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của
các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quan thuế và phi
quan thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.
1.3.2. Nhóm các nhân tố tài nguyên
1.3.2.1. Nguồn nhân lực
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển,
cáccông ty đa quốc gia gia cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và
tương đối thừa thãi ở các nước này. Thôngthường nguồn lao động phổ thông luôn
được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có
thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh
nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là
yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn
1.3.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy
thu hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên
nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ
xô đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao
su, gỗ Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên
thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều công ty đa quốc gia trong nhiều thập
kỷ qua .
12
1.3.2.3. Vị trí địa lý
Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang
phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết

kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh,
khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa
1.3.2.3. Nhóm các nhân tố cơ sở hạ tầng
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh
hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa
phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu
chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà
đầu tư nước ngoài.
Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho
tàng, bến bãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân
hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động
này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả
hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công
nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên
doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến.
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng
khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và
chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và
các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo,
văn hóa cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một
13
nước hoặc một địa phương. Nghiên cứu của UNDP/ World Bank cho thấy xu
hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào
“tính kỷ luật của lực lượng lao động” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế”
tại nhiều quốc gia trong khu vực này .
1.3.2.4. Nhóm các nhân tố chính sách
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được
quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính
trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được

xem là rất quan trọng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ rất chặt
chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách cởi
mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Tóm lại,FDI là một hình thức đầu tư đóng vai trò quan trọng vừa giúp cho
các nước nhận đầu tư phát triển lại mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nước
đi đầu tư. Đồng thời, cũng cần phải chú ý đến các nhân tố khách quan ảnh hưởng
đến hiệu quả đầu tư để có thể thu được lợi ích cao nhất từ FDI.Trên đây là những
nhận thức cơ bản về FDI cũng như vai trò của hình thức đầu tư này đối với các
doanh nghiệp và quốc gia đi đầu tư, dựa vào cơ sở đó để tìm hiểu thực trạng
DTRNN và thực trạng đầu tư vào CHDCND Lào của các doanh nghiệp Việt Nam.
14
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM VÀO CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001-2011
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2011
Đầu tư ra nước ngoài là một hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng với các
quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập.
Đầu tư nước ngoài mang lại lợi ích cho cả nước tiếp nhận đầu tư cũng như chủ đầu
tư. Xu hướng chung của hầu hết các nước phát triển là tiến hành đầu tư ra nước
ngoài để tận dụng các lợi thế so sánh. Có thể thấy các cường quốc trên thế giới
như: Mỹ, Nhật có dòng đầu tư ra nước ngoài rất lớn. Nhiều quốc gia đang phát
triển cũng như Trung Quốc cũng đang tiến hành hàng loạt các hoạt động đưa
doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế. Đầu tư ra nước ngoài là xu thế tất yếu
khách quan trong quá trình hội nhập. Đó cũng đang được xem là xu hướng mới của
các doanh nghiệp Việt Nam, mang tính hấp dẫn cao và là tiềm năng to lớn trong
việc giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao vị thế, hình ảnh của
doanh nghiệp trên trường quốc tế. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn dễ bởi
chúng ta đang trong giai đoạn thử nghiệm nên gặp rất nhiều vướng mắc về cơ chế
chính sách, thủ tục đầu tư ra nước ngoài cũng như những khó khăn do thiếu kinh

nghiệm cũng như hạn chế về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang bước những bước đi đầu
tiên, nhằm kinh doanh có hiệu quả trong loại hình mới này, trở thành người chủ
15
động tìm kiếm các cơ hội, thị trường đầu tư trên thị trường quốc tế thay vì ở trong
nước chờ đợi liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.
2.1.1 Tình hình thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài
Bảng 2.1. Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo năm
thời kì 2001 -2011
Đơn vị : USD
STT
Năm cấp
phép
Số dự án
Tổng vốn đầu

Đầu tư thực hiện
1 2001 13 7.696.452 2.522.000
2 2002 15 191.459.576 37.618.572
3 2003 25 62.390.970 8.743.252
4 2004 17 12.463.114 4.761.752
5 2005 37
437.905.179 4.853.946
6 2006 36 349.106.156 -
7 2007 80 911.819.885 -
8 2008 113 2.386.201.934 400.000.000
9 2009 91 2.597.600.000 -
10 2010 107 3.001.871.000 900.000.000
11 2011 75 2.120.000.000 950.000.000

Tổng 609 12.118.263.897 2.700.000.000
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm 1989, chúng ta bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài với
duy nhất một dự án và tính đến hết năm 2011 tổng số dự án đã lên đến 642. Có thể
chia quá trình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 thành hai
giai đoạn chính:
16
Biểu đồ 2.1 Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo năm
Giai đoạn 1 : 2001-2005:
Sau sự ra đời của Nghị định 22/1999/NĐ – CP qui định về đầu tư ra nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam,hoạt động đầu tư ra nước ngoài được tiến hành
một cách mạnh mẽ. Tổng số dự án đạt 107 chiếm 17.5%tổng số dự án . Lúc này thị
trường hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đã được mở rộng đến trên 30
quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành kinh
doanh trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực. Đỉnh điểm của hoạt động đầu tư ra
nước ngoài của Việt Nam chính là năm 2005, đứng đầu về tổng số dự án cũng như
tổng nguồn vốn đầu tư. Năm 2005 là một bước ngoặt trong hoạt động đầu tư ra
nước ngoài với dự án nhà máy thuỷ điện Xêkaman 3, vốn đầu tư lên đến 273 triệu
USD, chiếm 45,87% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Chúng ta đã
mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực có trình độ công nghệ cao, qui mô vốn lớn,
phức tạp thay vì chỉ đầu tư vào những dự án nhỏ, thu hồi vốn nhanh. Trong tương
lai doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự ưu đãi từ phía nhà nước để có thể có được
nguồn vốn lớn đầu tư vào các ngành nghề đem lại lợi nhuận cao.
Giai đoạn 2 : 2006-2011
Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị định 78/2006/NĐ-CP
về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .Tính đến hết năm 2007 các doanh nghiệp Việt
Nam đã đầu tư 80 dự án ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 900 triệu
USD; tuy chỉ bằng 75% về số dự án, nhưng lại tăng gần gấp rưỡi về vốn đăng ký,
còn vốn bình quân/dự án cũng cao gần gấp đôi so với giai đoạn 2001- 2005. Xu
hướng này tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2008 với số vốn đăng ký đạt hơn 2.3

tỷ USD cho 113 dự án.
17
Năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nên kế hoạch đầu tư
ban đầu có sự điều chỉnh giảm. Nhưng thực tế đã không diễn ra theo đúng kịch bản
của cơ quan dự báo khi các doanh nghiệp Việt Nam lại coi đây là cơ hội để mở
rộng thị trường và tìm kiếm địa bàn đầu tư mới. Kết quả là năm 2009, vốn đầu tư
ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt hơn 2.5 tỷ USD. Điều này được
lý giải là do hiệu ứng trễ của kinh tế Việt Nam trước những tác động của kinh tế
thế giới và khu vực, dù nền kinh tế của chúng ta có độ mở khá lớn nếu xét theo tỷ
trọng thương mại.
Năm 2010, số dự án đầu tư được cấp phép tăng so với năm 2009 với 107
dự án và số vốn đăng ký cũng đạt hơn 3 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt khoảng
900 triệu USD. Đây được xem là một cố gắng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam,
nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã thực sự đặt chúng ta trước
những thách thức lớn về phát triển do phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và
yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững và hiệu quả hơn chứ không
chỉ dựa trên sự gia tăng về vốn, hay nhân công giá rẻ.
Bằng việc thắt chặt cho vay và đầu tư bằng ngoại tệ, việc xem xét cấp giấy
chứng nhận đầu tư cũng đã thắt chặt lại theo hướng không cho phép ngân hàng
thương mại cho vay ngoại tệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Doanh nghiệp phải
thu xếp vốn thương mại từ ngân hàng nước ngoài thay vì chuyển toàn bộ vốn từ
Việt Nam ra để đầu tư. Năm 2011 số lượng dự án đăng ký giảm so với 2010 với 75
dự án nhưng số vốn thực hiện lại tăng lên gần 1 tỷ USD với tổng vốn đăng ký đạt
2.12 tỷ USD. Các dự án quy mô lớn chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực công
nghiệp năng lượng,truyền thông Một số dự án tiêu biểu trong năm 2011 là thủy
điện Sê San 2 tại Campuchia có tổng vốn đầu tư 806 triệu USD; dự án viễn thông
của Viettel tại Peru 408 triệu USD; thủy điện Sê Kông 3 Thượng và Hạ lưu tại Lào
vốn đăng ký 275,2 triệu USD; thủy điện Nậm Công 2 và 3 tại Lào có vốn đầu tư
18
134,5 triệu USD…Tính đến hết năm 2011 tổng số vốn giải ngân đạt 2.7 tỷ USD

chiếm 22.5% số vốn đăng ký , nhìn chung các dự án có qui mô nhỏ thì tốc độ giải
ngân của vốn càng cao . Năm 2011 số vốn giải ngân tăng 15% so với năm 2010 và
tăng 27% so với năm 2008.Như vậy, cần phải có cơ chế chính sách thích hợp cho
việc chuyển tiền ra nước ngoài tiến hành thực hiện đầu tư.
2.1.2 Tình hình thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài phân theo ngành
Bảng2.2 Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo ngành thời kì 2001-2011
(Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 31/01/2012)
T
T
Ngành
Số
dự
án
Vốn đầu tư của
nhà đầu tư VN
(USD)
Tỷ trọng vốn
đầu tư
(%)
Công nghiệp 235 6.662.580.312 59.92
1 Khai khoáng 91 4.334.803.796
2
Sản xuất và phân phối điện,khí
đốt , nước
8 1.872.369.133
3 Công nghiệp chế biến,chế tạo 113 426.712.816
4 Xây dựng 23 28.694.567
Nông nghiệp 69 1.572.121.286 14.1
1 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 69 1.572.121.286

Dịch Vụ 338 2.883.562.299 25.98
19
1 Nghệ thuật và giải trí 4 1.035.265.000
2 Thông tin và truyền thông 31 915.212.944
3 Tài chính,ngân hàng, bảo hiểm 24 372.521.000
4 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 123 175.236.201
5 Kinh doanh bất động sản 28 163.427. 799
6 Vận tải kho bãi 17 67.148.211
7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 24 62.347.373
8
Hoạt động chuyên môn, khoa học
công nghệ
59 36.611.656
9 Y tế và trợ giúp xã hội 4 32.139.615
10 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 11 10.295.000
11 Cấp nước;xử lý chất thải 2 7.920.000
12 Dịch vụ khác 8 3.352.500
13 Giáo dục và đào tạo 3 2.085.000
Tổng số 642 11.118.263.897 100
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các nhà đầu tư Việt Nam có mặt trong nhiều ngành nghề khi tiến hành đầu tư
ra nước ngoài. Chúng ta không đơn thuần chỉ hoạt động trong ngành nông nghiệp,
công nghiệp nhẹ đòi hỏi vốn ít, công nghệ không phức tạp mà đã chủ động bắt tay
đầu tư vào các lĩnh vực yêu cầu vốn lớn, trình độ cao như dầu khí, công nghiệp
nặng
Về nông nghiệp tính đến hết năm 2011chúng ta đã tiến hành triển khai 69 dự
án với tổng vốn đầu tư trên 1.5 tỷ USD. Với ưu thế về kinh nghiệm trong sản xuất,
quản lý ngành nông – lâm - thuỷ sản, các doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế
của nước bạn về tài nguyên thiên nhiên để thu lợi nhuận và đóng góp không nhỏ
cho các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Tuy nhiên, với đặc điểm đặc thù, đầu tư cho

20
ngành nông nghiệp số vốn còn khiêm tốn chiếm 14 % trong tổng vốn đầu tư ra
nước ngoài
Trong lĩnh vực công nghiệp, chúng ta đã mạnh dạn tiến hành đầu tư vào các
dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ tiên tiến như: công nghiệp dầu khí, công
nghiệp nặng, với 235 dự án chiếm 36.6% tổng số dự án và 49.9% tổng vốn đầu
tư .
Ngành dịch vụ mới được chú trọng đầu tư trong những năm gần đây nhưng
liên tục gia tăng với 338 dự án, đứng đầu về số dự án đầu tư nhưng chỉ chiếm
25.98% tổng vốn đầu tư. Lí do là vì đây là các ngành không đòi hỏi vốn lớn, thời
gian thu hồi vốn nhanh, phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt
Nam. Các doanh nghiệp nhỏ, mới gia nhập thị trường quốc tế có thể khai thác
ngành này một cách thuận lợi.
2.1.3. Tình hình thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài phân theo hình thức đầu tư
Bảng 2.3 Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực từ 01/01/2011 đến 31/10/2011)
Đơn vị : USD
Hình thức Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng(%)
100% vốn Việt Nam
438 6.700.915.595
63,56
Liên doanh
179 4.328.776.446
36,44
Tổng 635 11.029.692.041
100
Nguồn :Bộ Kế hoạch và Đầu tư
21
Việt Nam tiến hành đầu tư ra nước ngoài theo 2 hình thức:

- Liên doanh
- 100% vốn Việt Nam
Ta có thể có cái nhìn tổng quan về tỷ trọng đầu tư theo từng hình thức theo
biểu đồ sau:
Nếu xét theo số dự án tính đến hết năm 2011 chúng ta chủ yếu đầu từ ra nước
ngoài theo hình thức 100% vốn tự có, chiếm 63.56% với 438 dự án . Hình thức
này sẽ tạo ra cho doanh nghiệp sự chủ động trong xây dựng chiến lược kinh doanh,
kế hoạch quản lí nhưng còn hàm chứa nhiều rủi ro, nhất là khi kinh nghiệm đầu
tư, quản lí dự án tại nước ngoài còn nhiều hạn chế. Do đó hình thức này chủ yếu
được áp dụng tại các thị trường quen thuộc. . Hình thức liên doanh chiếm 36.44%
tổng vốn đầu tư với 179 dự án . Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải
có năng lực tài chính lớn mới được hưởng nhiều quyền lợi cũng như quyền chủ
động quyết định, trong khi năng lực tài chính là một hạn chế với doanh nghiệpViệt
Nam.
Tuỳ năng lực cũng như thị trường định đầu tư mà doanh nghiệp có thể chọn
cho mình một hình thức đầu tư phù hợp , đem lại hiệu quả cao nhất.
22
2.1.4 Tình hình thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài theo đối tác
Bảng 2.4 Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo đối tác tính đến
31/01/2012
( 20 quốc gia vàvùng lãnh thổ có vốn đầu tư nhiều nhất)
TT
Quốc gia/vùng
lãnh thổ
Số dự án
Vốn đầu tư
của nhà đầu
tư Việt Nam
(USD)

Tỷ trọng (%)
1 Lào 205 3.449.109.061 31.52
2 Campuchia 105 2.320.867.019 22.5
3 Venezuela 2 1.825.120.000 12.04
4 Liên bang Nga 16 776.873.090 7.53
5 Peru 3 508.769.830 4.92
6 Malaysia 8 412.623.844 3.99
7 Mozambique 1 345.653.000 3.34
8 Hoa Kỳ 82 254.758.570 2.44
9 Angiêri 1 224.960.000 2.17
10 Australia 12 125.600.500 1.21
11 Cuba 2 125.460.000 1.2
12 Madagascar 1 117.360.000 1.13
13 Irắc 1 100.000.000 0.96
14 Singapore 41 85.240.830 0.63
15 Iran 1 82.070.000 0.79
16 Haiti 2 59.892.455 0.57
17 Uzbekistan 3 49.020.000 0.47
18 Indonesia 7 37.727.000 0.36
19 Tuynidi 1 33.270.000 0.32
23
20
BritishVirginIsland
s
4 31.750.000 0.3
… … ….
Tổng 642
11.118.263.89
7 100
Nguồn :Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tính đến nay Việt Nam đã đầu tư đến trên hơn 58 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Từ năm 2005 đến nay Lào vẫn luôn đứng đầu trong việc nhận đầu tư
từ các doanh nghiệp Việt Nam , Lào vừa là quốc gia nhận được tổng vốn đầu tư
lớn nhất chiếm 31.52% vừa là quốc gia đứng đầu về số dự án tiếp nhận khoảng
31.93% tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài. Nhìn chung chúng ta đầu tư sang rất
nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ Như vậy, thị
trường đầu tư của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn là một tín hiệu đáng mừng hứa
hẹn sự mở rộng thị trường của hàng hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, việc đầu tư chủ yếu vào các quốc gia thuộc Đông Nam Á, quốc gia
có mối quan hệ mật thiết, gần gũi như Lào, Singapore , chiếm hơn 50% tổng số
dự án và đứng đầu về tổng vốn đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì các quốc gia này bên
cạnh việc có những tương đồng về môi trường kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên
còn nằm trong hiệp hội ASEAN nên có nhiều ưu đãi, thuận lợi khi đầu tư sang
nhau. Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn thử nghiệm nên đầu tư sang các quốc
gia này sẽ dễ dàng hơn là sang một thị trường mới.Từ năm 2005 đến nay Hoa kỳ
vẫn luôn là một miếng bánh lớn không thể bỏ qua của các doanh nghiệp từ 17 dự
án đến nay đã có tới 80 dự án chủ yếu là cung cấp dịch vụ, xuất nhập khẩu Một
phần nhỏ các doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư sang các thị trương mạnh
24
như: Đức, Nhật, Anh, Pháp để học hỏi kinh nghiệm quản lí, công nghệ, cũng
như tác phong làm viêc của nước bạn.
2.2 THỰC TRANG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀO CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001-2011
2.2.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư và dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào
Đầu tư ra nước ngoài là hình thức không còn mới mẻ với doanh nghiệp Việt
Nam. Đặc biệt sau Nghị định 22/NĐCP/1999 và Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày
09/9/2006, qui định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ra đời, hoạt động này ngày
càng có xu hướng gia tăng.Và Lào là quốc gia đứng đầu trong tiếp nhận đầu tư của
Việt Nam.
Tăng giảm không ổn định là xu hướng của hoạt động đầu tư của Việt Nam

sang Lào. Năm 2001 chúng ta mới chỉ có một dự án duy nhất, và hầu như hoạt
động đầu tư sang Lào không có tiến triển gì trong năm 2002, nó cũng đi theo xu
hướng chung của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Các dự án hết sức
nhỏ lẻ, tự phát, không có một hướng dẫn cụ thể nào.Năm 2001, 2002 số dự án cấp
phép đầu tư sang Lào chỉ còn 1 dự án mỗi năm. Giai đoạn này các doanh nghiệp ưa
thích việc tiếp cận các thị trường mạnh như: Mỹ ( 5 dự án), Singapor (3 dự án),
Nga (3 dự án) và một số thị trường hết sức mới mẻ như: Uzebekistan, Tajikistan
với các dự án về tin học, dầu khí ít phù hợp với điều kiện thị trường tại Lào. Năm
2003 đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư với thị trường Lào, tuy nhiên nó không
duy trì được lâu, ngay vào năm tiếp theo đã lại giảm. Năm 2005, bước ngoặt trong
hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và điểm nhấn của hoạt động này
chính là việc đầu tư sang Lào, số dự án đầu tư sang Lào trong năm này là 16dự án,
chiếm 8.46% tổng số dự án đầu tư sang Lào tính từ năm 2001, và chiếm 43.2 % số
25

×