Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ HẢI
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: LL & PPDH BM Sinh học
TIỂU LUẬN
GV hướng dẫn
TS. TRỊNH ĐÔNG THƯ
Huế, 2014
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Ngày nay, trước thực tiễn phát triển rất nhanh chóng và đa dạng của khoa
học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông, HS
thường xuyên được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin tri thức phong phú và hiện
đại. Do đó, đòi hỏi dạy học phải quan tâm trang bị kiến thức rất cơ bản, đồng thời
rèn luyện phương pháp tự học làm cơ sở cho sự nhận thức liên tục, học tập suốt đời
của người học.
Việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của
học sinh trong quá trình học tập đã được các giáo viên chú ý nhằm đáp ứng sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên trong thực tế
hiện nay, đa số HS Việt Nam học lý thuyết rất giỏi nhưng khi ra trường không phải
ai cũng làm việc tốt và xuất sắc. Nguyên nhân là do HS ít được thực hành.
Những năm gần đây một trong những mục tiêu của dạy học sinh học ở nhà
trường là ngoài việc cung cấp kiến thức lí thuyết bộ môn còn phải tạo điều kiện cho
học sinh phát triển tư duy và kĩ năng thực hành, để từ đó có khả năng vận dụng
những kiến thức khoa học vào trong cuộc sống sản xuất, đáp ứng yêu cầu giáo dục
kĩ thuật tổng hợp.
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn thiện
những phẩm chất và năng lực của HS, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người
học. Trước hết, thí nghiệm là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến
thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS. Nhờ thí nghiệm HS có thể hiểu sâu hơn


bản chất của các hiện tượng, định luật, quá trình được nghiên cứu và do đó có khả
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Đặc
biệt thông qua thực hành thí nghiệm mang lại cho HS niềm tin vào khoa học.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học sinh học ở trường trung
học cơ sở nên tôi đã chon đế tài: “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học
ở bậc THCS ”
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC
1.1. Thí nghiệm là gì?
1.1.1. Định nghĩa:
- Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu để kiểm tra những giả thuyết khác
nhau bằng những thử nghiệm và tiến hành dưới những điều kiện được tạo ra và
kiểm soát bởi các nhà nghiên cứu. Trong suốt quá trình thí nghiệm, một hoặc một
số điều kiện được thay đổi (điều kiện không phụ thuộc) so với trật tự sắp xếp thì
dẫn đến kết quả là điều kiện liên quan (điều kiện phụ thuộc) cũng thay đổi được đo
lại, ghi lại theo logic hợp lý và phân tích kết quả để kết luận vấn đề.
- Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm là một hệ thông tin. Nó bao gồm một
thiết bị thí nghiệm tác động qua lại chặt chẽ với bộ phận thứ hai của hệ là hiện thực
khách quan, tức đối tượng của thí nghiệm (chẳng hạn một quá trình sinh học).
- Thí nghiệm là một thử nghiệm hay quan sát đặc biệt, nó xác nhận hay bác
bỏ những vấn đề còn nghi ngờ được các nhà nghiên cứu tiến hành trong những
điều kiện nhất định, là một hoạt động hoặc một quá trình hoạt động để khám phá ra
những nguyên lý, hiệu ứng, kiểm tra, chứng minh, minh họa cho một vài ý kiến
hoặc sự thật chưa được biết đến hay thực hành sau bài học.
1.1.2. Các dạng thí nghiêm
1.1.2.1. Thí nghiệm sinh học
Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình cơ chế sinh
học để qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống.
1.1.2.2. Thí nghiệm đơn giản

Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được sử dụng để thiết lập nên các mối
quan hệ có tính nhân quả, thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính
hiệu quả của phương pháp tác động. Trong thí nghiệm đơn giản các thành phần
tham gia nghiên cứu được bố trí ngẫu nhiên về một trong hai nhóm, một nhóm là
đối chứng không nhận được các tác động của thí nghiệm và nhóm thực nghiệm
chịu sự tác động của các điều kiện thí nghiệm.
Như vậy tổ chức dạy học thông qua thí nghiệm sẽ đem lại một số thuận lợi
sau:
- Có thể tác động vào đối tượng nghiên cứu các điều kiện khác nhau hay tạo
ra một số hiện tượng nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cũng như mối quan
hệ giữa các hiện tượng và quá trình sinh học.
- Theo I. P. Paplôp: “Nếu quan sát chỉ thâu lượm những gì mà tự nhiên trao
cho, thì thí nghiệm cho phép giành lấy ở tự nhiên những gì mà con người cần…”.
- Thí nghiệm có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
với các mức độ khác nhau với vai trò thông báo hay tái hiện; tìm tòi hoặc nghiên
cứu.
- Thí nghiệm có thể tiến hành một cách linh hoạt với những thí nghiệm đơn
giản ngay trên lớp học hoặc các thí nghiệm phức tạp hơn được tiến hành trong
phòng thí nghiệm hay trong vườn trường hoặc có thể ngoài thiên nhiên.
1.2. Phân loại thí nghiệm
Tùy thuộc vào mục đich sử dụng của thí nghiệm mà có nhiều quan điểm
phân loại khác nhau. Sau đây là một số quan điểm phân loại của một vài lĩnh vực
khoa học:
1.2.1. Trong nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá đối tượng bằng cách tác động
vào hiện tượng tự nhiên hay tạo ra các hiện tượng trong những điều kiện khác nhau
để có thể quan sát chính xác hơn hay cũng có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thí
nghiệm có thể chia làm các dạng sau:
- Thí nghiệm trực tiếp: là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay
các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm như trên trong những

điều kiện khác nhau.
- Thí nghiệm gián tiếp: khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì
sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thuyết ra
những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có
tên là phương pháp diễn dịch hay suy luận thực nghiệm.
Thí nghiệm có thể là sự khảo sát một sự kiện trong những điều kiện do nhà
khoa học đặt ra, nhằm mục đích hoặc tìm hiểu sự kiện một cách chính xác hơn,
hoặc kiểm chứng một giả thuyết có liên quan với sự kiện. Vì vậy cần phân biệt hai
loại thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm để xem: là loại thí nghiệm được thực hiện khi chưa có giả
thuyết, nhằm đạt được những sự kiện mới mẻ.
- Thí nghiệm để kiểm chứng: là loại thí nghiệm được thực hiện sau khi có
giả thuyết nhằm khám phá giả thuyết là đúng hay sai.
- Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả
thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của
thí nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và định
lượng làm sáng tỏ giả thuyết đề ra.
- Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng
minh chỉ khác một hợp phần tham gia thí nghiệm hay một điều kiện chi phối thí
nghiệm để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để có được kết quả
tương tự. Vì thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp
phân tích tách từng chỉ tiêu cần so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và
thí nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chung lại để xác minh giả thuyết.
- Thí nghiệm lặp lại: mối thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để có độ tin
cậy cao theo xác suất thống kê. Kết quả của 10 hay 20 thí nghiệm cùng một kết quả
ắt sẽ thuyết phục hơn là kết quả của 1 hay 2 thí nghiệm.
Ngoài ra các nhà sinh học còn có một số cách thí nghiệm riêng như sau:
- Cắt bỏ một bộ phận để xác định chức năng của bộ phận đó.
- Biến đổi môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, áp suất không khí để xem xét
những biến thái ở sinh vật.

- Thay đổi cách dinh dưỡng để ghi nhận những thay đổi ở sinh vật.
- Chích một thứ thuốc hoặc một chất nào đó vào sinh vật để xem phản ứng
của sinh vật.
1.2.2. Đối với quá trình dạy học
Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm thường được sử dụng dưới những
dạng chính sau đây:
1. Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên.
2. Thí nghiệm do học sinh tiến hành với những biến dạng sau đây:
a. Thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới.
b. Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức vừa lĩnh
hội.
c. Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài
và vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp.
d. Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài
ngày giao cho học sinh tự làm tại nhà riêng.
- Thí nghiệm chứng minh: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan
với vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên.
- Thí nghiệm nghiên cứu: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan
với vai trò là nguồn dẫn đến tri thức mới cho người học.
- Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm phương pháp
thực hành với vai trò củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học.
Một số thí nghiệm có thể sử dụng trong dạy học: trong thực tế không phải
lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên các mẫu vật thật để học sinh có
thể quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc không
thể thực hiện trên các đối tượng sống (do hạn chế về thời gian, phương tiện ). Với
các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để cho học sinh có thể hiểu sâu hơn về
các hiện tượng hay quá trình sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có
thể sử dụng thêm các dạng thí nghiệm sau:
* Thí nghiệm ảo:
Đối với một số quá trình sinh học, khi không thể minh họa bằng thí nghiệm

thật (vì một số lý do như: hạn chế về mặt thời gian, nguyên vật liệu khó tìm
kiếm ), giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm ảo nhằm minh họa và củng cố cho bài
học.
Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức
đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học xảy
ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính năng tương tác
cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình,
điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí
nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do
thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp
với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại.
Thí nghiệm ảo là thí nghiệm trên môi trường ảo (môi trường số hóa) gồm mô
hình ảo, phân tích băng hình, mô phỏng nó có vai trò là phương tiện dạy học
trong quá trình dạy học, đáp ứng được đầy đủ các bước, các quá trình của bài
giảng. Vì vậy khi soạn giáo án điện tử có thể kết hợp cả thí nghiệm thật và thí
nghiệm ảo sao cho phù hợp logic của bài học cũng như quá trình nhận thức của học
sinh.
Ưu điểm:
Trước hết cần khẳng định rằng thí nghiệm ảo và bài giảng điện tử có sự gắn
bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy thí nghiệm ảo có các ưu điểm giống với bài giảng điện
tử. Ngoài ra thí nghiệm ảo cỏ thể tiết lập nên các tình huống, các điều kiện tới hạn
khó xảy ra trong thực tế giúp người học nắm được bản chất của vấn đề. Thí nghiệm
ảo cùng với bài giảng điện tử giúp áp dụng được cả 3 yếu tố giáo dục hiện đại trong
phần mềm dạy học là “học + thực hành + kiểm tra đánh giá”.
Hạn chế:
Thí nghiệm ảo không thay thế được kinh nghiệm thực tiễn.
* Thí nghiệm mô phỏng:
Trong sinh học, để giúp cho người học hiểu rõ bản chất của một vấn đề khoa
học (cơ chế, quá trình) mà người học không thể tư duy trực tiếp bằng các giác quan
thì chúng ta có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng. Thí nghiệm mô phỏng có thể sử

dụng trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học.
Theo Lawrence Leemis, thí nghiệm mô phỏng được sử dụng để bắt chước
theo một hệ thống điển hình nào đó. Mặc dù không nhất thiết phải được thực hiện
trên máy tính. Thí nghiệm mô phỏng khác với mô hình mẩu, trong đó người điều
khiển được vận hành tại một môi trường thực tế. Đối với thí nghiệm mô phỏng, các
mô hình được góp nhặt từ những thông tin mà hệ thống quan tâm và sau đó phát
triển thành các phương trình và thuật toán để mô phỏng theo hệ thống. Các phương
trình và thuật toán sau đó lại được chuyển đổi thành mô hình tính toán và được thực
hiện trên máy tính kỹ thuật số để phân tích.
Theo định nghĩa này thì bản chất của mô phỏng không phải là một thí
nghiệm thật hoặc thay đổi một hệ thống thực. Thay vào đó là làm việc với một mô
hình toán học của hệ thống thực tế.
Ví dụ: khi dạy hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt, học sinh có thể quan sát thấy
trong thực tế hoặc giáo viên minh họa bằng cách thực hiện trực tiếp ngay trên lớp
học. Hai hiện tượng trên là kết quả của quá trình vận chuyển của nước từ dung dịch
đất vào lông hút vận chuyển đến mạch gỗ của rễ, nhưng quá trình này học sinh
không thể quan sát được. Cho nên để giúp cho học sinh thấy được sự liên tục của
các quá trình trên, giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng để mô tả lại con
đường đi của nước.
1.2.3. Yêu cầu của thí nghiệm
Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: có sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm
nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến và kết
quả của thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát. Đặc biệt là kết
quả của thí nghiệm.
- Thí nghiệm đơn giản, vừa sức với học sinh.
- Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và không kéo dài
nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học.

- Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp
với chủ đề của bài học.
1.3. Vai trò của thí nghiệm
- Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ sở,
điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát
quá trình nhận thức cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự
tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy.
- Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò
học tập mà bắt chước để rồi, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được
cách thức làm thí nghiệm (kỹ năng, kỹ xảo thực hành).
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn để đánh giá
chân thực của kiến thức, hổ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện
duy nhất hình thành ở học sinh kỹ năng kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Vì
thông qua thí nghiệm sẽ hình thành kiến thức bộ môn (kỹ năng sử dụng kính hiển
vi, kỹ năng làm thí nghiệm ), rèn luyện một số kỹ năng vận dụng vào thực tiễn và
kỹ năng tư duy (phân tích điều kiện thí nghiệm, nguyên nhân và kết quả đạt được
của thí nghiệm).
- Thí nghiệm giúp nghiên cứu sâu sắc bản chất, cơ chế các hiện tượng sinh
học. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức
tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu tính quy luật của hiện
tượng người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề
xuất giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản
hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng có nhận thức đầy
đủ.
- Thí nghiệm có thể sử dụng trong cả 5 tập hợp phương pháp dạy học (dựa
vào mục đích lý luận dạy học làm tiêu chuẩn phân loại): các phương pháp dạy học
dùng trong nghiên cứu tài liệu mới; các phương pháp dạy học dùng trong củng cố
kiến thức, các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ
năng kỹ xảo; các phương pháp dạy học dùng khi khái quát hóa và hệ thống hóa
kiến thức; các phương pháp dạy học dùng khi kiểm tra - đánh giá. Thí nghiệm biểu

diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình dạy học:
+ Trong nghiên cứu tài liệu mới.
+ Trong củng cố hoàn thiện kiến thức.
+ Trong kiểm tra - đánh giá kiến thức.
Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm có thể sử dụng như một biện pháp
để xác định nhiệm vụ nhận thức trước khi vào bài mới hay trước một đơn vị kiến
thức nào đó trong bài. Cách làm này sẽ tạo hứng thú cho người học nhằm tìm hiểu
những vấn đề mà thí nghiệm đặt ra. Với vai trò này thí nghiệm được sử dụng khá
đa dạng tùy thuộc vào nội dụng kiến thức. Có thể sử dụng các thí nghiệm của chính
các nhà khoa học phát hiện ra vấn đề mà học sinh sẽ được lĩnh hội trong bài. Có thể
liệt kê một vài thí nghiệm sau:
1. Thí nhghiệm phát hiện ra auxin, giberelin
2. Thí nghiệm “Ếch mặc quần đùi”
3. Thí nghiệm của Prisley, Enghenhouz
4. Thí nghiệm của Mendel, Morgan
Đôi khi để làm rõ hơn cho bản chất của vấn đề sẽ được học, người dạy có thể
sử dụng thí nghiệm đã được nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn hảo hơn so với
các thí nghiệm cổ điển, lúc này thí nghiệm sẽ phát huy được tối đa vai trò của mình
đối với quá trình nhận thức của người học. Bởi lẽ một thí nghiệm càng chứa đựng
được nhiều dấu hiệu bản chất của một quá trình hay một hiện tượng sinh học bao
nhiêu thì thí nghiệm đó sẽ trở thành là một minh chứng thuyết phục nhất và chắc
chắn đây là cái đích mà bất kỳ người dạy nào cũng đều muốn hướng đến.
Xét ở mức độ cao hơn, thí nghiệm sẽ được biến dạng để tạo thành một tình
huống có vấn đề. Trước hết cần khẳng định rằng để có thể phân loại được các tình
huống có vấn đề có thể vận dụng vào dạy học. Các vấn đề trong dạy học không thể
mang tính giả tạo hay bịa đặt vì chúng thể hiện logic khách quan của bản thân đối
tượng. Tuy nhiên, cơ sở của việc phân loại nên chú trọng đến tính chất của tình
huống và những yêu cầu đề ra cho hoạt động trí tuệ khi nghiên cứu ý nghĩa của tình
huống.
Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm thường sử dụng làm điểm xuất

phát cho quá trình nhận thức. Nó là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương
pháp trực quan do giáo viên biểu diễn hoặc trong nhóm phương pháp thực hành do
học sinh trực tiếp thực hiện. Do vậy, thí nghiệm có tác dụng kích thích hoạt động
nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời rèn luyện một số kỹ năng thực
hành. Thí nghiệm trong trường hợp này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu và được
gọi là thí nghiệm nghiên cứu hay thực hành nghiên cứu.
Thí nghiệm sử dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức và khâu kiểm
tra - đánh giá. Trong vai trò này, thí nghiệm không lặp lại hoàn toàn thí nghiệm đã
tiến hành khi nghiên cứu kiến thức mới mà là một biến dạng của thí nghiệm gốc
hoặc trình bày một thí nghiệm tưởng tượng.
Chương 2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở
THCS
2.1. Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học.
2.1.1. Thí nghiệm 1: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
* Mục đích:
Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt
động (trong thí nghiệm này enzim trong nước bọt chỉ tác động với tinh bột chín
trong điều kiện áp suất 1 at, t
0
= 37
0
C, môi trường kiềm nhẹ)
* Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
- 12 ống nghiệm nhỏ, giá để ống nghiệm, đèn cồn và giá đun, ống đong
chia độ, cuộn giấy đo pH, phễu nhỏ và bông lọc, bình thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, nhiệt
kế, cặp ống nghiệm.
- Nước bọt hoà loãng( 25%) lọc qua bông lọc.
- Hồ tinh bột 1%
- Hoá chất: dd HCl 2%, dd Iốt 1%, thuốc thử Strôme
* Cách tiến hành:

- Cách pha nước bọt (6ml nước bọt + 18 ml nước cất)
- Lấy 4 ống nghiệm đặt tên là A, B, C, D với dd trong các ống như sau:
+ Ống A: 2 ml hồ tinh bột + 2ml nước lã.
+ Ống B: 2 ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt.
+ Ống C: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt đã đun sôi.
+ Ống D: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt dd HCl 2%.
- Đặt 4 ống nghiệm trong chậu nước nóng 37
0
C trong thời gian 15 phút
- Quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại kết quả.
Kiểm tra kết quả thí nghiệm:
- So sánh dd trong ống nghiệm với ban đầu.
- Chia dd trong mỗi ống nghiệm ra làm 2 phần đựng trong 2 ống nghiệm
mới:
+ Ống A thành: A
1
và A
2
+ Ống B thành: B
1
và B
2
+ Ống C thành: C
1
và C
2
+ Ống D thành: D
1
và D
2

- Cách kiểm tra như sau:
+ Ống A
1

+ Ống B
1
Thêm vào mỗi ống vài giọt dd Iốt 1%
+ Ống C
1
+ Ống D
1
+ Ống A
2

+ Ống B
2
Thêm vào mỗi ống vài giọt dd Strôme.
+ Ống C
2
Đun sôi mỗi ống trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Ống D
2
- Tinh bột + Iốt → màu xanh
- Đường + thuốc thử Strôme → mầu đỏ nâu
* Hướng dẫn học sinh quan sát:
- Quan sát hiện tượng khi thử các ống nghiệm bằng iốt và khi thử bằng
strome.
- Quan sát và hoàn thành bảng tường trình.
* Kết quả, yêu cầu:
Các ống

nghiệm
Hiện tượng
( độ trong)
Giải thích
A Không đổi Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột.
B Tăng lên Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột.
C Không đổi Nước bọt đun sôi làm mất hoạt tính của enzim biến
đổi tinh bột
D Không đổi Do dd HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước
bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột
Kết quả:
Các ống
nghiệm
Hiện tượng
(màu sắc)
Giải thích
A
1
Có màu xanh Nước lã không có enzim biến đổi tinh
bột thành đường
A
2
Không có mầu đỏ nâu
B
1
Không có mầu xanh Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh
bột thành đường.
B
2
Có mầu đỏ nâu

C
1
Có màu xanh Enzim trong nước bọt bị đun sôi
không còn khả năng biến đổi tinh bột
thành đường
C
2
Không có mầu đỏ nâu
D
1
Có màu xanh Enzim trong nước không hoạt động ở
pH axit nên tinh không bị biến đổi
thành đường
D
2
Không có mầu đỏ nâu
2.1.2. Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.
* Mục đích: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột là khí oxi.
* Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất:
- Rong đuôi chó
- 2 Ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh, Bóng đèn điện (100 W)
- Diêm
* Cách tiến hành
- Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thuỷ sinh khác) cho vào hai ống
nghiệm đổ đầy nước. Úp mỗi ống nghiệm đó vào cốc thuỷ tinh A và B đựng nước,
sao cho không có bọt khí lọt vào.
- Cốc A để ở chổ tối, cốc B đưa ra chổ có ánh nắng hoặc để dưới đèn sáng có
chụp.
- Sau khoảng 6 giờ, quan sát hiện tượng ở 2 cốc. Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc
B, lật lại để xác định chất khí do cây đã thải ra bằng cách: đưa que diêm vừa tắt (chỉ

còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm.
* Hướng dẫn học sinh quan sát:
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm ở hai cốc có gì khác nhau.
- Hiện tượng que diêm khi đưa vào miệng ống nghiệm B.
* Kết quả, yêu cầu:
- Cốc A không có hiện tượng
- Cốc B có bọt khí sủi lên, nước trong ống nghiệm hạ xuống.
- Khi đưa que diêm đang cháy còn than đỏ vào gần miệng ống nghiệm hé
ngón tay ra thì que diêm bùng cháy
→ Trong quá trình lá chế tạo tinh bột, lá nhả oxi ra môi trường.
2.1.3. Thí nghiệm 3: Xác định cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột
* Mục đích: xác định được cây cần khí cacbonic trong quá trình chế tạo tinh bột.
* Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất:
- 2 chuông thủy tinh.
- 2 chậu cây
- Cốc nước vôi trong
- Dung dịch iốt loãng
* Cách tiến hành
- Đặt 2 chậu cây ở trong chổ tối hai ngày để tinh bột ở lá tiêu hết tinh bột.
Sau đó đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp
bên ngoài chậu cây.
- Chuông A cho thêm cóc nước vôi trong để dung dịch này hấp thụ hết khí
cacbonic của không khí trong chuông
- Đặt hai chuông thí nghiệm ở nơi ánh sáng. Sau 5 - 6 giờ ngắt lá mỗi cây để
thử bằng dung dịch iot loãng.
* Hướng dẫn học sinh quan sát
- Quan sát điều kiện thí nghiệm trong chuông A và chuông B khác nhau ở
điểm nào.
- Quan sát hiện tượng lá trong chuông A và B sau khi thử bằng Iốt.
* Kết quả, yêu cầu:

Máu sắc lá khi thử dung dịch iot:
+ Lá của cây trong chuông A có màu vàng → lá không chế tạo tinh bột
+ Lá của cây trong chuông A có màu xanh tím → lá chế tạo tinh bột.
→ Để chế tạo tinh bột lá cây cần khí cacbonic
Chuông A
Chuông B
Cốc nước
vôi trong
2.1.4. Thí nghiệm 4: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
* Mục đích:
Chứng minh cây hô hấp khi không có ánh sáng.
* Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất:
- 2 cốc nước vôi trong
- 2 tấm kính và 2 chuông thủy tinh
* Cách tiến hành
- Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên tấm kính rồi dùng 2 chuông
thủy tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt một chậu cây. Cho cả 2 chuông thí
nghiệm vào chổ tối. Sau khoảng 6 giờ, quan sát hiện tượng.
* Hướng dẫn HS quan sát:
- Quan sát cốc nước vôi trong ở hai chuông có gì khác nhau.
* Kết quả, yêu cầu:
- Cốc chuông A bị đục, trên mặt có một lớp váng dày.
- Cốc chuông B vẫn còn trong, có mọt lớp váng mỏng.
→ Khi không có ánh sáng cây đã thải ra khí cacbonic.
Lá của
cây trong
chuông
A
Lá của
cây trong

chuông
B
Lớp váng
trắng đục rất
dày trên mặt
cốc nước vôi.
Lớp váng
trắng đục
mỏng trên
mặt cốc
nước vôi.
Hình 2.1.3
Kết quả thí nghiệm
2.1.5. Thí nghiệm 5: Vận chuyển chất hữu cơ trong thân.
* Mục đích: Tìm hiểu tác dụng của mạch rây đối với cây
* Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất:
Cành cây chưa tách rời khỏi thân
* Cách tiến hành
Chọn một cành cây khỏe mạnh (không cắt rời khỏi cây), bóc bỏ 1 khoanh vỏ.
Sau một tháng, ta thấy mép vỏ ở phía trên phình to ra
* Hướng dẫn HS quan sát:
Quan sát sự khác biệt ở vị trí vỏ bị bóc trước và sau khi bóc vỏ 1 tháng.
* Kết quả, yêu cầu:
- Mép vỏ phía trên phình to.(do chất dinh dưỡng bị tích tụ)
- Mép vỏ phía dưới không phình to
→ Các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
2.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học ở bậc THCS
2.2.1. Thí nghiệm 1: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
2.2.1.1. Mục đích
Sử dụng thí nghiệm trong khâu thực hành vận dụng:

Khi dạy bài 26 “thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt”.
2.2.1.2. Tiến trình tổ chức
Để đặt vấn đề cho bài học trên, GV sử dụng TN nghiên cứu bản chất của sự
tiêu hóa của nhà nghiên cứu tự nhiên học người Pháp là Rơne Anthony Reomuya
(1683 - 1758). Ông cho một miếng thịt vào trong một ống kim loại nhỏ bịt kín hai
1 tháng sau
đầu bằng lưới sắt =>cho chim kiền kiền nuốt cái ống đó => ống này giữ cho thịt
khỏi bị cọ xát có tính chất lý học, còn lưới sắt không ngăn cản dịch dạ dày chảy vào
ống. Thông thường chim Kiền kiền thải thức ăn không tiêu ra ngoài, lần nó thải cái
ống sắt và thịt ở trong ống đã bị tiêu hóa một phần. Hiện tượng này đã thúc đẩy sự
nghiên cứu thành phần dịch tiêu hóa để tìm hiểu khả năng tiêu hóa của dịch dạ dày.
Sau thí nghiệm này một thời gian, vào năm 1783, nhà bác học người Ý là
Spalanzani đã lặp lại thí nghiệm bằng cách lấy dịch dạ dày trộn với thịt và thấy có
hiện tượng hòa tan xảy ra.
Từ giữa thế kỷ XIX đến 30 năm đầu của thế kỷ XX. Ở giai đoạn này một số
lượng rất lớn các enzyme đã được tách chiết ví dụ: như enzyme phân giải protein
của dịch tiêu hóa trong dạ dày như Pepsin, enzim ở tuyến nước bọt.
Enzim trong tuyến nước bọt có tác dụng gì đối với tinh bột? Những điều
kiện nào đảm bảo cho enzim hoạt động tốt? Tiến hành thí nghiệm để làm rõ vấn đề
trên.
- GV giới thiệu các dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm như SGK.
- GV yêu cầu học sinh trình bày mục đích và các bước thí nghiệm.
- Giáo viên theo dõi, trợ giúp và đánh giá kĩ năng thực hành của học sinh.
- HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành bảng tường trình.
- GV hỏi:
CH 1: Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột ?
CH 2: So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định
enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường
CH 3: Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong môi trườngvà nhiệt độ
nào?

- GV đánh giá nhận xét quá trình tiến hành thí nghiệm của học sinh
- GV nhận xét và bổ sung phần giải thích thí nghiệm.
2.2.2. Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.
2.2.2.1. Mục đích
Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới:
Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục II: Xác định chất khí thải ra
trong quá trình chế tạo tinh bột.
2.2.2.2. Tiến trình tổ chức
Đặt vấn đề vào bài GV có thể sử dụng thí nghiệm của nhà hóa học người
Anh Joseph Priestley nhân một hôm đi dạo trong rừng, ông cảm thấy thật thoải mái
dễ chịu, ông suy nghĩ: cây xanh đã cho ra không khí chất gì đây? Từ đó ông tiến
hành làm thí nghiệm và nhận thấy rằng cây nến đang cháy cho vào trong một
chuông thủy tinh kín thì cây nến nhanh chóng tắt. Nhưng cây nến đó sẽ cháy trở lại
trong cùng chuông đó nếu đặt một cây xanh trong đó vài ngày. Qua thí nghiệm ông
đã chứng minh rằng cây cối có thể tạo ra chất khí cần cho sự cháy. Priestley chính
là người đầu tiên đã phát hiện ra loại khí này.
Vậy khí đó là gì ? GV dẫn dắt vào bài.
- GV hướng yc HS trình bày các bước làm thí nghiệm:
- GV sử dụng các câu hỏi định hướng:
CH 1: Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao?
CH 2: Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất
khí? Đó là khí gì?
CH 3: Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm?
- HS trả lời
- GV nhận xét, tổng kết.
2.2.3. Thí nghiệm 3: Xác định cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột
2.2.3.1. Mục đích
Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới:
Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục III: Cây cần những chất gì để
chế tạo tinh bột ?

2.2.3.2. Tiến trình tổ chức
Để đặt vấn đề vào bài GV có thể dẫn dắt như sau: Đa số cây cối lớn lên trên
đất, và nếu bị nhổ lên, chúng sẽ chết. Trong nhiều thế kỉ, loài người tin rằng cây cối
sinh sôi là nhờ ăn đất. Những phép đo tỉ mỉ sự tăng trưởng của cây xanh đã được
thực hiện bởi nhà khoa học người Bỉ, Jan Baptista và van Helmont, vào đầu thế kỉ
17. Van Helmont tiến hành thí nghiệm trồng cây liễu trong một chậu đất với một
lượng đất nhất định. Ông chỉ dùng nước tưới cho cây liễu trong suốt 5 năm liền và
nhận thấy trọng lượng của cây tăng 7,4 kg trong khi đất chỉ mất 57g. Ông đã chứng
minh được một cái cây đang lớn tăng trọng nhiều hơn lượng đất bị mất, và kết luận
rằng cây xanh được nuôi dưỡng bằng một thứ gì đó, ngoài đất ra. Cuối cùng, ông
kết luận cây lớn lên một phần là nhờ nước. Hơn nửa thế kỉ sau, nhà sinh lí học
người Anh Stephen Hales phát hiện thấy cây xanh cũng cần có không khí để trưởng
thành và, thật ngạc nhiên, ông nhận thấy cây cối hấp thụ thêm một loại khí từ
không khí. Vậy đó là khí gì?
- GV: Dung dịch iot được dùng làm thuốc thử tinh bột.
- Y/c HS trình bày các bước làm thí nghiệm.
- HS tiến hành làm thí nghiệm
- GV định hướng bằng các câu hỏi sau:
CH 1: Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong
chuông B ở điểm nào ?
CH 2: Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo tinh bột ? Giải thích ?
- GV y/c HS rút ra kết luận.
- GV nhận xét, tổng kết.
2.2.4. Thí nghiệm 4: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
2.2.4.1. Mục đích
Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới:
Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục II: Xác định chất khí thải ra
trong quá trình chế tạo tinh bột.
2.2.4.2. Tiến trình tổ chức
GV có thể đặt vấn đề vào bài như sau: Năm 1917, nhà nghiên cứu tự nhiên

Hà Lan là Jan Ingenhuosz đã khẳng định rằng thực vật chỉ sử dụng khí cacbonic và
thải khí oxi khi ở ngoài ánh sáng. Những loài thực vật ở trong tối trong thời gian
dài có thể sinh ra chất khí làm tắt ngọn lửa đang cháy, nhưng nếu mang chúng ra
chỗ có ánh sáng mặt trời thì khí do chúng nhả ra lại có thể làm bùng cháy một ngọn
lửa đang âm ỉ, và chúng lại bắt đầu tạo ra khí oxy. Như vậy, Ingenhousz đã khám
phá được cây có 2 quá trình sống ngược nhau, quá trình xảy ra trong sáng gọi là
quang hợp và quá trình xảy ra trong sáng gọi là hô hấp. Vậy làm thế nào để chứng
minh cây có hô hấp hay không ? Tìm hiểu thông qua thí nghiệm.
- GV yc HS trình bày các bước làm thí nghiệm.
- HS nêu kết quả thí nghiệm.
- GV yc HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
CH 1: Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì ? vì sao em biết
CH 2: Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục
dày hơn?
CH 3: Từ kết quả thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì?
- GV nhận xét và kết luận
2.2.5. Thí nghiệm 5: Vận chuyển chất hữu cơ trong thân.
2.2.5.1. Mục đích
Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới:
Khi dạy Bài 17 Vận chuyển các chất trong thân, mục 2 Vận chuyển chất hữu
cơ trong thân.
2.2.5.2. Tiến trình tổ chức
GV đặt vấn đề vào bài: Trong các thí nghiệm kinh điển về sự chuyển các
chất hữu cơ được thực hiện bởi các nhà giải phẫu học người Ý Marcello Malpighi
năm 1686. Ông tiến hành bóc 1 vòng quanh mô vỏ của cây. Sau một thời gian ông
phát hiện ra phần trên chiếc vỏ cây bị bóc sưng lên và có một chất lỏng có vị ngọt rỉ
ra ngoài.
Vậy tại sao phần vỏ phía trên lại phìn lên? GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu phần
mục 2: Vận chuyển chất hữu cơ trong thân.
- GV y/c học sinh trình bày trình tự các bước TN

- GV yc HS nộp các sản phẩm TN các nhóm đã làm ở nhà.
Thí nghiệm của Marcello
Malpighi năm 1686
- HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- GV sử dụng các câu hỏi định hướng:
CH 1: Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra. Còn mép vỏ
phía dưới không phình to?
CH 2: Qua thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì?
CH 3: Tại sao mạch rây lại vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống thân mà
không phải từ thân lên lá ?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Như vậy khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học, đặc biệt là trong
khâu nghiên cứu tài liệu mới đã tập cho học sinh làm người nghiên cứu. Học sinh
tiến hành thí nghiệm để khẳng định dự đoán đúng, bác bỏ dự đoán không phù hợp
với kết quả thí nghiệm, thông qua thí nghiệm HS tự mình tìm ra tri thức cẫn lĩnh
hội và vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Bằng cách đó học sinh thu
được kiến thức sinh học thông qua sự tự tìm tòi - nghiên cứu của mình. Từ đó giúp
cho học sinh có thêm niềm tin vào khoa học.
Vì vậy, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học là rất cần thiết và
cần được phát huy nhân rộng, áp dụng nhiều hơn nữa để góp phần nâng cao chất
lượng dạy - học hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Đông Thư (2010), chuyên đề: Sử dụng thí nghiệm trong dạy sinh học,
Huế.
2. Trần Thị Thúy (2007), Sử dụng bài tập thực hành để rèn luyện một số các kỹ
năng tư duy thực nghiệm trong dạy – học Sinh học THPT, luận văn thạc sĩ giáo dục
học, trường Đại học Sư phạm, Huế.
3. />%20phloem

4. />5. />6. />7. de- tai- thiet- ke- vector- bieu- hien- gen- ma- hoa-
legumain- 1687/
8. />9. />10. />11. />12. />13. />14. tieu luan ung dung enzim trong hoa sinh.

×