Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 22 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH HỌC

TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát
triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của công
nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 1
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trịnh Đông Thư
Học viên thực hiện:
Hoàng Thị Phương Nhi
Lớp LL&PPDH – Khoá XXII
Huế, 11/2014
học và công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại được tăng lên nhanh
chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường này đòi hỏi giáo dục phải có sự đổi
mới để tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời
đại.
Trong lý luận dạy học sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừu tượng là một
luận điểm có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học đạt được hiệu
quả cao. Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học
sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác là con đường tốt nhất giúp học
sinh tiếp cận hiện thực khách quan góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức,
phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thức.
Đối với HS, TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất
phát cho quá trình nhận thức của học sinh, giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của
các hiện tượng và quá trình. Nói cách khác, TN là cầu nối giữa lý thuyết và thực


tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp HS hình thành kỉ năng, kỉ xảo thực
hành và phát triển năng lực tư duy.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm,
quy luật, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Cho nên để nghiên
cứu đối tượng này thì cần phải có phương pháp thích hợp. Đó chính là phương
pháp quan sát và thí nghiệm hay phương pháp thực nghiệm. Bên cạnh đó, nếu xét
về mặt kỉ năng, có thể nói thông qua thực hành thí nghiệm việc rèn luyện và trau
dồi kỹ năng cho HS được bộc lộ một cách rõ nét nhất.
Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của thí nghiệm, phát huy được tính tích
cực chủ động, sáng tạo của HS, gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp HS hiểu rõ bản
chất của các sự vật hiện tượng sinh học thì GV cần thường xuyên sử dụng và sử
dụng có hiệu quả các TN trong quá trình dạy học Sinh học.
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 2
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THÍ NGHIỆM
1.1 Thí nghiệm là gì?
Thí nghiệm được xem là một trong những phương tiện trực quan quan trọng
hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng. TN giúp HS trực
tiếp quan sát các hiện tượng, quá trình, tính chất của đối tượng được nghiên cứu.
Thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó, trong điều
kiện nhất định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh. Trong suốt quá
trình thí nghiệm, một hoặc một số điều kiện thay đổi (điều kiện không phụ thuộc)
so với trật tự sắp xếp thì dẫn tới kết quả là điều kiện liên quan (điều kiện phụ
thuộc) cũng thay đổi được đo lại, ghi lại theo logic hợp lý và phân tích kết quả để
kết luận vấn đề.
Thí nghiệm có thể được tiến hành trong lớp, phòng thí nghiệm, vườn trường
hay ở nhà…TN có thể do GV biểu diễn hoặc HS thực hiện.
Như vậy, thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện hay
một số điều kiện được thay đổi nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tác động. Các
chỉ số được theo dõi, ghi chép lại để phân tích nhằm kiểm chứng, khám phá hay

chứng minh sau bài học.
1.2 Các dạng thí nghiệm
1.2.1 Thí nghiệm sinh học
Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình, cơ chế sinh học
để qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống.
1.2.2 Thí nghiệm đơn giản
Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được sử dụng để thiết lập nên các mối quan
hệ có tính nhân quả, thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính hiệu
quả của phương pháp tác động. trong thí nghiệm đơn giản các thành phần tham gia
nghiên cứu được bố trí ngẫu nhiên về một trong hai nhóm, một nhóm là đối chứng
không nhận được các tác động của thí nghiệm và nhóm được thực hiện chịu sự tác
động của các điều kiện thí nghiệm.
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 3
1.3 Phân loại thí nghiệm
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của thí nghiệm mà có nhiều quan điểm phân
loại thí nghiệm khác nhau. Sau đây là một số wuan điểm phân loại của một vài lĩnh
vực khoa học.
1.3.1 Trong nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá đối tượng bằng cách tác động vào
hiện thực tự nhiên hay tạo ra cá hiện tượng trong những điều kiện khác nhau để có
thể quan sát chính xác hơn hay cũng có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thí nghiệm
có thể chia làm các dạng sau:
- Thí nghiệm trực tiếp: Là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các
đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm nhưng trong các điều kiện
khác nhau.
- Thí nghiệm gián tiếp: khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ
được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thiết ra
những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có
tên là phương pháp diễn dịch hay phương pháp suy luận thực nghiệm.
- Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả thuyết

phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của thí
nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và địn lượng
làm sáng tỏ giả thuyết đặt ra.
- Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh
chỉ khác ở một hợp phần tham gia hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so
sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để đạt kết quả tương tự. Vì thí
nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp phân tích tách
từng phần chỉ tiêu cấn so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và thí
nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chúng lại để chứng minh giả thuyết.
- Thí nghiệm lặp lại: mỗi thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để độ tin cậy cao
theo xác xuất thống kê.
1.3.2 Đối với quá trình dạy học
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 4
Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm thường được sử dụng dưới những
dạng chính sau đây:
1.3.2.1 Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên
- Thí nghiệm chứng minh: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai
trò minh học cho lời giảng của giáo viên.
- Thí nghiệm nghiên cứu: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai
trồ là nguồn dẫn đến tri thức mới cho người học.
- Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm phương pháp thực
hành với vai trò củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xải cho người học.
Trong thực tế, không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên
mẫu vật thật để học sinh quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí
nghiệm rất khó hoặc không thể thực hiện được với các đối tượng sống. Với các thí
nghiệm có tính chất như trên, muốn để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình
hay hiện tượng sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng
các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm ảo: đối với một số quá trình sinh học khi không thể minh hoạ bằng thí
nghiệm thật thì giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm ảo để minh học và củng cố cho

bài học. Là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học
tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, sinh học,… xảy ra trong tự nhiên hay
trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính năng tương tác cao, giao diện thân
thiện với con người và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy
ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp
giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí
nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung
tâm của giáo dục hiện đại.
- Thí nghiệm mô phỏng: Trong sinh học, để giúp cho người học hiểu rõ bản chất
của một vấn đề khoa học mà người học không thể tư duy trực tiếp bằng các giác
quan thì chúng ta có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng.
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 5
Theo Lawrence Leemis, thí nghiệm mô phỏng được sử dụng bắt chước theo
một hệ thống điển hình nào đó. Mặc dù không nhất thiết phải được thwucj hiện
trên máy tính. Thí nghiệm mô phỏng khác với mô hình mẫu, trong đó người điều
khiển được vận hành tại một môi trường thực tế. Đối vói thí nghiệm mô phỏng, các
mô hình được góp nhặt từ những thông tin mà hệ thống quan tâm và sau đó phát
triển thành các phương trinh và các thuật toán để mô phỏng theo hệ thống. Các
phương trình và thuật toán sau đó lại được chuyển đổi thành mô hình tính toán và
được thực hiện trên máy tính kỹ thuật số đẻ phân tích.
Theo định nghĩa này thì bản chất của thí nghiệm mô phỏng không phải là một thí
nghiệm thật hoặc thay đổi hệ thống thực. Thay vào đó làm việc với một mô hình
toán học của hệ thống thực tế.
1.3.2.2 Thí nghiệm do học sinh tiến hành
- Thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới.
- Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội.
- Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào cuối
kỳ mang tính chất tổng hợp.
- Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày giao cho
học sinh tự làm tại nhà riêng.

1.4 Yêu cầu của thí nghiệm
Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần chú ý đến một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh
- Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên lặp
lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thcish được diễn biên và kết quả thí
nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát được. Đặc biệt là kết
quả thí nghiệm.
- Thí nghiệm đơn giản, vừa sức học sinh.
- Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và khoogn kéo dài nhằm
đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học.
- Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với
chủ đề bài học.
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 6
1.5 Vai trò của thí nghiệm
Mục đích giáo dục ở nhà trường không chỉ đào tạo ra những con người nắm
vững các kiến thức khoa học , mà còn cần giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo để
thực hiện những điều bộ óc suy nghĩ. Nếu không có những điều đó thì những hiểu
biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết lí thuyết, chưa tác động vào
thực tiễn để tái tạo thế giới và cải tạo nó. Nhận thức lý luận và vận dụng lý luận
vào thực tiễn là 2 mặt của một quá trình nhận thức nhưng giữa chúng có khoảng
cách rất xa mà chúng ta không thể vượt qua nếu không thông qua hoạt động thực
hành, thí nghiệm.
Trong quá trình thí nghiệm, thực hành, các kiến thức lý thuyết mà học sinh
tiếp thu được trên lớp thường ở dạng hỗ trợ làm cho chúng trở nên sinh động , làm
lộ rõ bản chất và khả năng của chúng. Nhờ vậy học sinh sẽ thấy rõ vị tri, vai trò
của từng kiến thức trong hoạt động thực tiễn.
Như vậy, thí nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học
nói chung và dạy học sinh học nói riêng, bởi sinh học là môn khoa học thực
nghiệm, kiến thức lý thuyết luân gắn liền với giải quyết vấn đề của thực tiễn đời

sống xã hội. Do đó việc nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong dạy học sinh học
là hết sức cần thiết.
Từ đó ta có thể thấy được vai trò của thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện tượng khách quan, là cơ sở, điểm xuất
phát cho nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính
của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên sự trừu tượng cụ thể
trong tư duy.
- Các hiện tượng sinh học có thể mô phỏng lại dưới dạng các thí nghiệm. Học sinh
trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, tự lực tìm hiểu cấu tạo trong mối quan hệ với
chức năng, tìm ra bản chất của các sự vật hiện tượng và trực tiếp giúp cho các em
tin tưởng và hiểu sâu sắc tri thức được lĩnh hội. Trong quá trình thực hành, thí
nghiệm học sinh phải sử dụng nhiều cơ quan cảm giác, đồng thời học sinh phải
động não suy nghĩ giúp phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh. Từ trực quan sinh
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 7
động đến tư duy trừu tượng là con đường nhận thức cơ bản mà học sinh cần hướng
tới.
- Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập
mà bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thức làm
thí nghiệm.
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy
nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
Qua hoạt động thực hành, thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những
kiến thức lý thuyết đã học , làm cho những kiến thức đó trở nên thiết thực và gần
gũi với thực tiễn. Được tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ tìm tòi bản chất
của các sự vật hiện tượng giúp cho học sinh có những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ
về các vấn đề sinh học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ của thí nghiệm đã
giúp học sinh hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, hình
thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xão và tư duy lao động kỹ thuật.
- Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng, các
quá trình. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ

phức tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu quy luật của hiện
tượng người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề
xuất giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản
hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng nhận thức đầy đủ.
- Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức cảu học sinh với
các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau.
Thí nghiệm có thể sử dụng được trong cả 5 phương pháp dạy học: các phương
pháp dạy học dùng trong nghiên cứu tài liệu mới; các phương pháp dạy học dùng
trong củng cố kiến thức ; các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; các phương pháp dạy học dùng trong nkhái quát hóa
và hệ thống hóa kiến thức; các phương pháp dạy học dùng trong kiểm tra – đánh
giá. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình
dạy học:
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 8
+ Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
+ Trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức.
+ Trong kiểm tra – đánh gái kiến thức.
- Ngoài ra, thí nghiệm còn giúp học sinh them yêu môn học, có đức tính của người
lao động :cần cù, kiên trì, có ý thức kỷ luật,…
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 9
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học Sinh học
2.1.1. Thí nghiệm 1: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh
bột.
* Mục đích: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột là khí oxi.
* Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
- Rong đuôi chó
- 2 Ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh, Bóng đèn điện (100 W)
- Diêm
* Cách tiến hành

- Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thuỷ sinh khác) cho vào hai ống
nghiệm đổ đầy nước. Úp mỗi ống nghiệm đó vào cốc thuỷ tinh A và B đựng nước,
sao cho không có bọt khí lọt vào.
- Cốc A để ở chổ tối, cốc B đưa ra chổ có ánh nắng hoặc để dưới đèn sáng
có chụp.
- Sau khoảng 6 giờ, quan sát hiện tượng ở 2 cốc. Lấy ống nghiệm ra khỏi
cốc B, lật lại để xác định chất khí do cây đã thải ra bằng cách: đưa que diêm vừa
tắt (chỉ còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm.
* Hướng dẫn học sinh quan sát
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm ở hai cốc có gì khác nhau.
- Hiện tượng que diêm khi đưa vào miệng ống nghiệm B.
* Kết quả, yêu cầu
- Cốc A không có hiện tượng
- Cốc B có bọt khí sủi lên, nước trong ống nghiệm hạ xuống.
- Khi đưa que diêm đang cháy còn than đỏ vào gần miệng ống nghiệm hé ngón tay
ra thì que diêm bùng cháy
→ Trong quá trình lá chế tạo tinh bột, lá nhả oxi ra môi trường.
2.1.2 Thí nghiệm 2: Xác định cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 10
* Mục đích: xác định được cây cần khí cacbonic trong quá trình chế tạo tinh bột.
* Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
- 2 chuông thủy tinh.
- 2 chậu cây
- Cốc nước vôi trong
- Dung dịch iốt loãng
* Cách tiến hành
- Đặt 2 chậu cây ở trong chổ tối hai ngày để tinh bột ở lá tiêu hết tinh bột.
Sau đó đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp
bên ngoài chậu cây.
- Chuông A cho thêm cóc nước vôi trong để dung dịch này hấp thụ hết khí

cacbonic của không khí trong chuông
- Đặt hai chuông thí nghiệm ở nơi ánh sáng. Sau 5 - 6 giờ ngắt lá mỗi cây để
thử bằng dung dịch iot loãng.
* Hướng dẫn học sinh quan sát
- Quan sát điều kiện thí nghiệm trong chuông A và chuông B khác nhau ở
điểm nào.
- Quan sát hiện tượng lá trong chuông A và B sau khi thử bằng Iốt.
* Kết quả, yêu cầu
Máu sắc lá khi thử dung dịch iot:
+ Lá của cây trong chuông A có màu vàng → lá không chế tạo tinh bột
+ Lá của cây trong chuông A có màu xanh tím → lá chế tạo tinh bột.
→ Để chế tạo tinh bột lá cây cần khí cacbonic
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 11
Chuông A
Chuông B
Cốc nước
vôi trong
2.1.3 Thí nghiệm 3: Thí nghiệm nghiên cứu sự tạo thành tinh bột ngoài ánh sáng
* Mục đích
Chứng minh sản phẩm chính do quang hợp tạo thành là tinh bột.
* Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
- Lá khoai lang đã được bịt kín trong 3 ngày
- Rượu hoặc cồn pha loãng
- Dao lam
- Đèn cồn
- Pipet
- Chén sư, đĩa petri
- Cốc
- Kẹp
* Cách tiến hành

- Cắt một đoạn dây lang hoặc bịt kín một phần của lá rồi để trong bóng tối 3 ngày
(chuẩn bị trước khi dạy).
- Cắt một mảnh lá cho vào nước đang đun sôi
- Tiếp tục đun mảnh lá trong cốc rượu đến khi lá mất màu xanh.
- Đổ hết rượu rồi rửa lá bằng nước sạch.
- Lấy lá ra cho vào chén sứ hoặc đĩa petri sau đó nhỏ dung dịch Iôt vào
- Quan sát hiện tượng.
* Hướng dẫn học sinh quan sát
Quan sát sự đổi màu của lá cây sau khi nhỏ dung dịch Iôt.
* Kết quả/ Yêu cầu cần đạt được
Lá bắt màu xanh tím hoặc xanh đen.
2.1.4 Thí nghiệm 4: Thí nghiệm sự dẫn truyền nước
* Mục đích
Chứng minh chức năng của mạch gỗ là vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên
thân.
* Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
- Hoa hồng trắng, hoa cúc trắng,…
- Cốc đựng
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 12
Lá của
cây trong
chuông
A
Lá của
cây trong
chuông
B
Hình 2.1.3
Kết quả thí nghiệm
- Mực xanh (đỏ hoặc đen)

- Nước cất
* Cách tiến hành
- Pha dung dịch mực màu xanh hoặc đen cho vào 2 cốc có chiều cao tương tự nhau
(Cốc A và B).
- Cho vào cốc A một bông hoa (nguyên cành), sao cho phần thân ngập trong dung
dịch mực. Cho vào cốc B một bong hoa tương tự nhưng đã đốt cháy ở phần gốc.
- Tiến hành tương tự ở cốc C, nhưng thay dung dịch mực bằng nước cất.
- Quan sát hiện tượng và giải thích
* Hướng dẫn học sinh quan sát
Quan sát sự thay đổi màu sắc hoa qua thời gian.
* Kết quả/ Yêu cầu cần đạt được
- Cốc A: Bông hoa đổi thành màu xanh hoặc đen. Lúc đầu chỉ xuất hiện các chấm
li ti, sau đó mở rộng dần.
- Cốc B và C: Hoa không đổi màu
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 13

2.1.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc của Protein
* Mục đích: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc của Protein.
* Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
- Lòng trắng trứng (gà, vịt…)
- Gạch cua (Cua đồng, cua biển…)
- Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ,giá để ống nghiệm, nước cất
* Cách tiến hành
- Lấy 2 ống nghiệm cho vào mỗi ống nghiệm một ít nước
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 14
- Lấy một ít lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm thứ nhất, sau đó kẹp lên kẹp gỗ
cho lên đèn cồn đun sôi.
- Lấy một ít gạch cua cho vào ống nghiệm thứ 2, sau đó kẹp lên kẹp gỗ cho lên đèn
cồn đun sôi.
- Quan sát hiện tượng và giải thích

* Hướng dẫn học sinh quan sát : Quan sát sự biến đổi trạng thái của lòng trắng
trứng, gạch cua trước và sau thí đun trên ngọn lửa đèn cồn.
* Kết quả, yêu cầu
- Ống nghiệm 1: Lòng trắng trứng bị vón cục lại
- Ống nghiệm 2: Gạch cua cũng bị vón cục lại
Yêu cầu: Giải thích hiện tượng xảy ra ?
2.2 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
2.2.1 Thí nghiệm 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
 Mục tiêu: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới
Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục II: Xác định chất mà lá cây chế tạo
được khi có ánh sáng.

Các bước tiến hành:
1. Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector).
1. Chuẩn bị thí nghiệm 2. Đặt trong bóng tối 48 giờ
3. Dùng băng đen bịt lá 4. Chiếu sáng trong 6 giờ
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 15
5. Tháo băng đen bịt lá 6. Tẩy diệp lục bằng cồn 90
0
và đun cách
thủy
7. Rửa bằng nước ấm và thử dd iot 8. Kết quả thí nghiệm
2) Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm:
a) Việc bịt lá bằng giấy đen trong thí nghiệm nhằm mục đích gì?
b) Phần lá có màu gì đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
3) Sau khi HS thảo luận, GV chính xác hóa kiến thức:
- Mục đích bịt phần lá bằng giấy đen trong thí nghiệm nhằm so sánh với phần lá
vẫn được chiếu sáng.
- Chỉ có phần lá được chiếu sáng mới chế tạo được tinh bột, vì khi thử bằng thuốc
thử iot nó chuyển thành màu xanh tím.

 Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
2.2.2 Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
Mục tiêu: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới
Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục II: Xác định chất khí thải ra trong quá
trình chế tạo tinh bột.

Các bước tiến hành:
1. Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector).
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 16
1. Chuẩn bị thí nghiệm 2. Đặt trong bóng tối và ngoài sáng
3. Đợi sau 6 giờ 4. Thư tàn lửa
2) Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm:
a) Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao?
b) Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí?
Đó là khí gì?
3) Sau khi HS thảo luận, GV chính xác hóa kiến thức:
- Chỉ có cành rong trong cốc được chiếu sáng mới tạo được tinh bột.
- Hiện tượng cành rong trong cốc được chiếu sáng đã tạo ra được chất khí vì có
bọt khí thoát ra ở đáy ống nghiệm. Đó là khí oxi vì đã làm que đóm còn tàn đỏ phát
sáng.
 Kết luận: Lá cây đã nhả khí oxi đồng thời với quá trình chế tạo tinh bột.
2.2.3 Thú nghiệm 3: Xác định cây cần chất gì để chế tạo tinh bột
 Mục tiêu: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới
Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục III: Xác định được cây cần: nước, khí
cacbonic, ánh sáng, diệp lục để chế tạo tinh bột.

Các bước tiến hành:
1. Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector).
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 17
1. Chuẩn bị thí nghiệm 2. Đặt trong bóng tối 48 giờ

3. Chụp chuông một bên có Ca(OH)
2
4. Đưa ra ánh sáng trong 6 giờ, rồi
ngắt 2 lá
5. Tẩy diệp lục và rửa nước Âm với cả 2 lá trong chuông có và không có
Ca(OH)
2
6. Kết quả thí nghiệm
2) Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm:
a) Điều kiện thí nghiệm của 2 cây khoai lang khác nhau ở điểm nào?
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 18
b) Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột? Vì sao?
3) Sau khi HS thảo luận, GV chính xác hóa kiến thức:
- Điều kiện thí nghiệm của 2 cây khoai lang khác nhau ở chỗ: 1 cây trong chuông
không có khí cacbonic, vì nó đã bị nước vôi (có Ca(OH)
2
) hấp thụ hết; còn 1 cây
trong điều kiện bình thường trong không khí có khí cacbonic.
- Lá cây trong chuông có nước vôi không thể chế tạo được tinh bột, vì không có
khí cacbonic. Kết quả thử bằng dung dịch Iốt cũng chứng tỏ lá không bị nhuộm
màu xanh tím, nghĩa là không có tinh bột.
 Kết luận: Không có khí cacbonic, lá cây không thể chế tạo được tinh bột.
2.2.4 Thí nghiệm 4: Thí nghiệm sự dẫn truyền nước
 Mục tiêu:
* Sử dụng trong khâu đặt vấn đề: Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất
qua màng sinh chất. Mục II. Vận chuyển chủ động.
* Sử dụng trong khâu ôn tập củng cố: Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các
chất qua màng sinh chất
 Các bước tiến hành
* Sử dụng trong khâu đặt vấn đề: Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất

qua màng sinh chất. Mục II. Vận chuyển chủ động.
- Giáo viên nêu vấn đề: Ở mục I chúng ta đã tìm hiểu về quá trình vận
chuyển thụ động. Vậy các bạn hãy giải thích thí nghiệm sau đây.
- Giáo viên giới thiệu và tiến hành thí nghiệm 4.
- Giáo viên định hướng vấn đề: Vì sao màu sắc hoa lại có sự thay đổi như
vậy? Quá trình này có phải theo cơ chế vận chuyển thụ động hay không? Để tìm
hiểu chúng ta cùng nghiên cứu nội dung tiếp theo.
* Sử dụng trong khâu ôn tập củng cố: Bài 2 (Sinh học 11) Vận chuyển các chất
trong cây.
Sau khi dạy xong nội dung kiến thức, giáo viên đưa ra thí nghiệm 4 nhằm
củng cố kiến thức cho học sinh:
- CH1: Hiện tượng gì xảy ra trong thí nghiệm?
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 19
- CH2: Giải thích hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 4?
- CH3: Trong thực tế ta có thể bắt gặp hiện tượng này ở đâu?
2.2.5 Thí nghiệm 5:
 Mục đích: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc của Protein,
trong mục I. Cấu trúc Protein – Bài 9: Protein – Sinh học 10 nâng cao
 Các bước tiến hành
- Khi dạy bài 5: “Prôtêin”, Sinh học 10. Bài học này gồm 2 mục:
I. Cấu trúc của protein
II. Chức năng của protein
- Khi đi vào phân tích nội dung của mục I.3 Cấu trúc bậc ba và bậc bốn, GV có thể
thiết kế một bài tập thí nghiệm như sau:
+ lấy một ít lòng trắng trứng, cho vào nước và đun nóng
+ đun nóng nước gạch cua
? Hiện thượng gì sẽ xảy ra?
? Giải thích hiện tượng đó?
- Bài tập thí nghiệm này giúp cho HS biết được một trong các yếu tố gây biến tính

protein.
- GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng như sau:
CH1: Lòng trắng trứng, gạch cua có bản chất là gì?
CH2: Ở nhiệt độ thường, lòng trắng trứng và nước gạch cua có bị vón cục lại
không?
CH3: Nhiệt độ có vai trò gì trong các hiện tượng trên?
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 20
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Phương tiện trực quan luôn là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học
sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác là con đường tốt nhất giúp học
sinh tiếp cận hiện thực khách quan góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức,
phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thức.
Đối với HS, TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất
phát cho quá trình nhận thức của học sinh, giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của
các hiện tượng và quá trình. Nói cách khác, TN là cầu nối giữa lý thuyết và thực
tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp HS hình thành kỉ năng, kỉ xảo thực
hành và phát triển năng lực tư duy.
Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của thí nghiệm, phát huy được tính tích
cực chủ động, sáng tạo của HS, gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp HS hiểu rõ bản
chất của các sự vật hiện tượng sinh học thì GV cần thường xuyên sử dụng và sử
dụng có hiệu quả các TN trong quá trình dạy học Sinh học. Như vậy mới nâng cao,
đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại trí tuệ ngày nay.
Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Đông Thư (2010), chuyên đề: Sử dụng thí nghiệm trong dạy sinh học,
Huế.
2. Trần Thị Thúy (2007), Sử dụng bài tập thực hành để rèn luyện một số các kỹ
năng tư duy thực nghiệm trong dạy – học Sinh học THPT, luận văn thạc sĩ giáo dục
học, trường Đại học Sư phạm, Huế.
3. Nguyễn Quang Vinh (tổng chủ biên) - Hoàng Thị Sản (chủ biên) - Nguyễn

Phương Nga - Trịnh Bích Ngọc. Sinh học 6. NXB Giáo dục, H. 2002.
5. />6. de- tai- thiet- ke- vector- bieu- hien- gen- ma- hoa-
legumain- 1687/
7. />Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 22

×