Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Định hướng phát triền và giải pháp quản lý dịch vụ trung gian thanh toán ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.64 KB, 17 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
o0o



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013



ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM

MÃ SỐ: DTNH.19/2013



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. LÊ VĂN LUYỆN






HÀ NỘI, 2014

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
o0o




ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM

MÃ SỐ: DTNH.19/2013

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Văn Luyện
Thư ký khoa học: ThS. Trần Huy Tùng
Thành viên tham gia: TS. Cấn Quốc Hưng
ThS. Phạm Trường Giang
ThS. Phạm Mỹ Linh
ThS. Phan Anh
CN. Nguyễn Minh Phương
CN. Phạm Đức Anh



HÀ NỘI, 2014


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT
Học hàm, học vị
Họ tên tác giả

Vai trò
Cơ quan, chức vụ công tác
1.
PGS. TS. Lê Văn Luyện
Chủ nhiệm đề tài
Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng
2.
ThS. Trần Huy Tùng
Thư ký đề tài
Học viện Ngân hàng
3.
TS. Cấn Quốc Hưng
Thành viên
Vụ Thanh toán -
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
4.
ThS. Phạm Trường Giang
Thành viên
Vụ Thanh toán -
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
5.
Ths. Phạm Mỹ Linh
Thành viên
Học viện Ngân hàng
6.
Ths. Phan Anh
Thành viên
Học viện Ngân hàng
7.
CN. Nguyễn Minh Phương

Thành viên
Học viện Ngân hàng
8.
CN. Phạm Đức Anh
Thành viên
Học viện Ngân hàng


i

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ TRUNG
GIAN THANH TOÁN 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 9
1.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử 9
1.1.2. Các yêu cầu đối với thanh toán điện tử 10
1.1.3. Những thách thức đặt ra đối với thanh toán điện tử 11
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN 12
1.2.1. Khái niệm dịch vụ trung gian thanh toán 12
1.2.2. Các chủ thể tham gia vào dịch vụ trung gian thanh toán 14
1.2.3. Các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán 17
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh toán 21
1.2.5. Vai trò của dịch vụ trung gian thanh toán đối với thanh toán điện tử 27
1.3. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUNG GIAN
THANH TOÁN 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 34
Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ TRUNG
GIAN THANH TOÁN TRÊN THẾ GIỚI 35
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
TRÊN THẾ GIỚI 35
2.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ trung gian thanh toán tại Mỹ 35
2.1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ trung gian thanh toán tại Úc 38
2.1.3. Thực trạng phát triển dịch vụ trung gian thanh toán tại Trung Quốc 39
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN TRÊN
THẾ GIỚI 41
2.2.1. Quản lý dịch vụ trung gian thanh toán của các nước Châu Âu 41
2.2.2. Quản lý dịch vụ trung gian thanh toán theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế 43

ii

2.2.3. Quản lý dịch vụ trung gian thanh toán tại Mỹ 44
2.2.4. Quản lý dịch vụ trung gian thanh toán tại Trung Quốc 47
2.2.5. Quản lý dịch vụ trung gian thanh toán tại một số nước Đông Nam Á 49
2.3. BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ TRUNG
GIAN THANH TOÁN CHO VIỆT NAM 50
2.3.1. Bài học về vai trò của dịch vụ trung gian thanh toán đối với sự phát triển của
thanh toán điện tử trên thế giới 50
2.3.2. Bài học về phát triển dịch vụ trung gian thanh toán 51
2.3.3. Bài học về quản lý dịch vụ trung gian thanh toán 52
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 54
Chương 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ TRUNG
GIAN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 55
3.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN
THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 55
3.1.1. Quản lý Nhà nước về hoạt động thanh toán điện tử 55

3.1.2. Quản lý Nhà nước về dịch vụ trung gian thanh toán 57
3.2. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM
58
3.2.1. Các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam 58
3.2.2. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam 68
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM
71
3.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ trung gian thanh toán Việt Nam 71
3.3.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh
toán tại Việt Nam 73
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 84
Chương 4 : GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ DỊCH VỤ
TRUNG GIAN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 85
4.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN 85
4.1.1. Định hướng phát triển và quản lý hoạt động thanh toán 85
4.1.2. Định hướng phát triển và quản lý dịch vụ trung gian thanh toán 86

iii

4.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN 87
4.2.1. Giải pháp phát triển dịch vụ trung gian thanh toán về phía cung 87
4.2.2. Giải pháp phát triển dịch vụ trung gian thanh toán về phía cầu 94
4.2.3. Giải pháp hạn chế rủi ro trong dịch vụ trung gian thanh toán 101
4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỊCH VỤ TRUNG
GIAN THANH TOÁN 106
4.3.1. Thận trọng trong cấp phép các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán 106
4.3.2. Hình thành cơ chế giám sát dịch vụ trung gian thanh toán 107
4.4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 109

4.4.1. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước 109
4.4.2. Khuyến nghị với Bộ Công thương 110
4.4.3. Khuyến nghị với Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông 111
4.4.4. Khuyến nghị với các ngân hàng thương mại 112
4.4.5. Khuyến nghị với các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán 115
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 118
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 124
Phụ lục 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHẢO SÁT DỊCH VỤ TRUNG GIAN
THANH TOÁN 124
Phụ lục 2: CÁC CHỈ TIÊU YÊU CẦU CÁC CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ
TRUNG GIAN THANH TOÁN BÁO CÁO HÀNG NĂM 126



iv

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Viết đầy đủ bằng tiếng Anh
Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
ACH
Automatic Clearing House
Trung tâm thanh toán bù trừ
tự động
ATM
Automatic Teller Machine
Máy rút tiền tự động

BIS
Bank for International Settlements
Ngân hàng thanh toán quốc tế
CCV
Credit card validation
Mã số đằng sau thẻ
CUP
China Union Pay

EDC
Electronic Draft Capture

Fed
Federal Reserve
Cục dự trữ liên bang Mỹ
IBPS
Interbank Payment System
Hệ thống thanh toán liên
ngân hàng
POS
Point of Sale
Điểm bán lẻ
OTP
One time password
Mật mã một lần
NH

Ngân hàng
NHNN


Ngân hàng Nhà nước
NHTW

Ngân hàng Trung ương
NHTM

Ngân hàng thương mại
TMCP

Thương mại cổ phần
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn





v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ trung gian
thanh toán 27
Bảng 2.1: Các điều kiện gia nhập lĩnh vực tiền điện tử tại Anh 42
Bảng 3.1: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thanh toán điện tử 55
Bảng 3.2: Các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam đã
được cấp phép bởi NHNN 68
Bảng 3.3: Các hệ thống chuyển mạch tài chính tại Việt Nam 69
Bảng 3.4: Các ngân hàng thành viên trực tiếp của hệ thống Smartlink 70

Bảng 3.5: Các ngân hàng thành viên trực tiếp của hệ thống Banknetvn 70
Bảng 3.6: Tình hình sở hữu website của doanh nghiệp từ 2009-2013 79
Bảng 3.7: So sánh tính tiện ích giữa các phương tiện thanh toán theo đánh giá của
người tiêu dùng Việt Nam 81
Bảng 4.1: Lộ trình thiết lập hệ thống ACH bán lẻ tại Việt Nam 91
Bảng 4.2: Lộ trình phát triển tiền điện tử 101


vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình tổng quát của dịch vụ trung gian thanh toán 13
Hình 1.2: Mô hình rút gọn của dịch vụ trung gian thanh toán 14
Hình 1.3: Giải pháp chuyển mạch tài chính WAY4 CMS 17
Hình 1.4: Quy trình thanh toán bù trừ tự động 18
Hình 1.5: Cổng thanh toán điện tử Cybersouce 19
Hình 1.6: Mô hình dịch vụ trung gian thanh toán đơn lẻ [Mô hình 1] 21
Hình 1.7: Mô hình dịch vụ trung gian thanh toán kết hợp [Mô hình 2] 21
Hình 2.1: Xu hướng giao dịch phi tiền mặt tại Mỹ 35
Hình 2.2: Giá trị giao dịch phi tiền mặt bình quân tại Mỹ 36
Hình 2.3: Tỷ trọng giao dịch phi tiền mặt bình quân tại Mỹ 37
Hình 2.4: Thẻ Octopus lưu hành trên thị trường 40
Hình 2.5: Giá trị giao dịch và số món giao dịch thẻ Octopus 40
Hình 3.1: Số lượng các thiết bị phục vụ cho thẻ 61
Hình 3.2: Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua ATM/POS/EDC 61
Hình 3.3: Giá trị giao dịch qua ATM và POS/EDC 61
Hình 3.4: Mô hình dịch vụ Ví điện tử 65
Hình 3.5: Các hình thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 66
Hình 3.6: Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân và số dư tài khoản 74

Hình 3.7: Số lượng thẻ ngân hàng 74
Hình 3.8: Tỷ lệ tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán 76
Hình 3.9: Giá trị giao dịch và số lượng giao dịch qua thẻ ngân hàng 81
Hình 3.10: Giá trị giao dịch và số lượng giao dịch qua séc thanh toán 81
Hình 3.11: Giá trị giao dịch và số lượng giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác 81
Hình 3.12: Giá trị giao dịch và số lượng giao dịch qua phương tiện lệnh chi 81
Hình 4.1: Mô hình thể hiện giao dịch ghi Có 89
Hình 4.2: Mô hình thể hiện giao dịch ghi Nợ 89
Hình 4.3: Mô hình thể hiện giao dịch ghi có (có sự tham gia của tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán) 90
Hình 4.4: Mô hình thể hiện giao dịch ghi nợ (có sự tham gia của tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán) 91

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nắm bắt được xu hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và nhu
cầu sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong đời sống, một số
tổ chức không phải là ngân hàng như Ngân lượng, Việt Phú, Onepay, M_Service
đã và đang tham gia vào việc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như cổng
thanh toán điện tử, chuyển mạch tài chính hay sản phẩm ví điện tử giúp cho khâu
thanh toán không dùng tiền mặt được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả.
Dịch vụ trung gian thanh toán là một loại hình dịch vụ mới, chủ yếu được
thực hiện trên môi trường công nghệ thông tin hiện đại như Internet, điện thoại di
động… nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do trực tiếp xây dựng và vận hành hệ thống, trong
quá trình hoạt động, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có khả
năng gây ra rủi ro đối với hệ thống thanh toán và tài chính, ảnh hưởng và tác động
bất lợi tới các bên có liên quan. Như vậy, hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch

vụ trung gian thanh toán có mối quan hệ mật thiết với việc cung ứng dịch vụ thanh
toán của các ngân hàng cho khách hàng. Bất kỳ rủi ro nào xảy ra và xuất phát từ các
tổ chức này có thể gây nên các rủi ro, tổn thất đối với khách hàng và hệ thống ngân
hàng. Sự hoạt động an toàn và hiệu quả của các tổ chức dịch vụ trung gian thanh
toán có vai trò nhất định đối với sự ổn định của hệ thống thanh toán nói riêng và hệ
thống tài chính ngân hàng nói chung.
Tuy nhiên, quản lý Nhà nước đối với hoạt động này đang gặp nhiều khó
khăn do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự liên kết giữa các
tổ chức cung ứng dịch vụ phi ngân hàng và ngân hàng trên nền tảng công nghệ.
Công nghệ phát triển nhanh chóng có thể dẫn đến sự bùng nổ của các loại hình dịch
vụ trung gian thanh toán, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh
toán mới với tiện ích cao hơn nhưng cũng có thể gây ra rủi ro cho hệ thống ngân
hàng nói chung và chính khách hàng sử dụng dịch vụ nói riêng khi chưa có sự bảo
vệ chính thức từ pháp luật.
Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động và
vai trò, cơ chế quản lý dịch vụ trung gian thanh toán, đặc biệt là trong giai đoạn

2

phát triển nhanh của loại hình dịch vụ này kể từ năm 2008. Điều này gây ra sự thiếu
hụt về mặt cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng như những đánh giá cụ thể về
các đối tượng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dẫn đến những khó khăn
trong việc điều hành chính sách. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải có những
nghiên cứu làm rõ vai trò, phương thức hoạt động của các dịch vụ trung gian thanh
toán, làm cơ sở cho hoạt động giám sát cơ quan quản lý đối với dịch vụ này. Đồng
thời, NHNN cũng vừa ban hành Thông tư 39/2014 về hướng dẫn dịch vụ trung gian
thanh toán sau nhiều năm dự thảo và lấy ý kiến cùng Thông tư hướng dẫn Nghị
định số 101/2012/NĐ-CP. Việc soạn thảo các Thông tư này được giao cho Vụ
Thanh toán, NHNN chủ trì. Vì vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu khoa học
“Định hướng phát triển và giải pháp quản lý dịch vụ trung gian thanh toán ở

Việt Nam” là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đề tài không những đóng góp
cho việc đưa ra định hướng, phương pháp xây dựng các văn bản, chế tài của cơ
quan quản lý từ đó đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan Nhà
nước đối với các dịch vụ trung gian thanh toán mà còn chỉ ra nhu cầu hội nhập
trong thanh toán điện tử và thương mại điện tử của Việt Nam trước sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ thông tin.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết ba mục tiêu lớn, đó là:
Thứ nhất, phân tích vai trò của dịch trung gian thanh toán đối với thanh toán
điện tử trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ trung gian thanh toán của Việt
Nam; xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để phát triển và quản lý hiệu quả dịch vụ trung
gian thanh toán tại Việt Nam phù hợp với quy định của luật hiện hành.
Để đạt được các mục tiêu trên, các nội dung cơ bản cần được thực hiện được
trình bày trong mục 3.
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nội dung 1: Lý luận về thanh toán điện tử, sự phát triển của các phương
tiện thanh toán và vai trò của dịch vụ trung gian thanh toán đối với thanh toán
điện tử.

3

- Nội dung 2: Kinh nghiệm quản lý và phát triển của dịch vụ trung gian
thanh toán tại một số quốc gia trên thế giới; bài học cho Việt Nam.
- Nội dung 3: Thực trạng phát triển và quản lý dịch vụ trung gian thanh toán
của Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh
toán tại Việt Nam.
- Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp để phát triển và quản lý hiệu quả dịch
vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam phù hợp với quy định của luật hiện hành.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào dịch vụ trung gian thanh toán.
Các dịch vụ trung gian thanh toán được đề cập trong đề tài được chia thành hai loại
cơ bản theo tinh thần của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, đó là: dịch vụ cung ứng
cơ sở hạ tầng thanh toán và dịch vụ hỗ trợ thanh toán.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam và kinh nghiệm
quốc tế về sự phát triển và quản lý dịch vụ trung gian thanh toán.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có cách tiếp cận trên cơ sở lý luận về vai trò của trung gian thanh toán
trong thanh toán điện tử, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của
dịch vụ trung gian thanh toán, kiểm chứng trên thế giới và tại Việt Nam để từ đó
đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.
Ngoài phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử thường được sử dụng
trong nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu cũng chú ý sử dụng các phương
pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để xử lý
số liệu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để làm
tăng thêm tính trực quan và sự thuyết phục. Cụ thể:
Đối với nội dung thứ nhất về: “Lý luận về thanh toán điện tử, sự phát triển
của các phương tiện thanh toán và vai trò của dịch vụ trung gian thanh toán đối với
thanh toán điện tử”, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu đó là tổng hợp,
so sánh và phân tích. Từ khái niệm và các yêu cầu đối với thanh toán điện tử, những

4

thách thức đối với thanh toán điện tử trong việc đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh
mới sẽ cho thấy được tầm quan trọng của dịch vụ trung gian thanh toán. Từ đó, cơ
sở lý luận làm nổi bật vai trò của dịch vụ trung gian thanh toán đối với thanh toán
điện tử.

Nội dung thứ hai về “Kinh nghiệm quản lý và phát triển của dịch vụ trung
gian thanh toán tại một số quốc gia trên thế giới, bài học cho Việt Nam” sẽ tập trung
phân tích hai vấn đề: phát triển và quản lý. Trong đó, vấn đề quản lý tập trung vào
việc các quốc gia trên thế giới quản lý sự phát triển của tiền điện tử. Trên thế giới
chưa có khái niệm về “dịch vụ trung gian thanh toán” mà các dịch vụ cụ thể tương
tự như “dịch vụ trung gian thanh toán” lại xoay quanh phương tiện tiền điện tử. Cụ
thể: tiền điện tử dạng thẻ sẽ có dịch vụ đi kèm như dịch vụ chuyển mạch tài chính,
dịch vụ cổng thanh toán; tiền điện tử dạng ví điện tử liên quan trực tiếp tới dịch vụ
hỗ trợ thanh toán. Do đó, nội dung thứ hai chủ yếu phân tích về thực trạng phát triển
và quản lý “tiền điện tử”. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sẽ được phân tích từ
các vấn đề đã nghiên cứu từ một số nước trên thế giới như vai trò của dịch vụ trung
gian thanh toán đối với sự phát triển của thanh toán điện tử trên thế giới, làm thế
nào để phát triển tiền điện tử, cấp phép cho các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan
tới tiền điện tử và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển của phương tiện tiền điện tử.
Nội dung thứ ba về thực trạng quản lý, phát triển dịch vụ trung gian thanh toán
tại Việt Nam sẽ sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp. Các dịch vụ trung
gian thanh toán, các tổ chức cung ứng và vấn đề quản lý dịch vụ này tại Việt Nam sẽ
được tổng hợp, phân tích. Từ đó, vai trò của dịch vụ trung gian thanh toán đối với
thanh toán điện tử tại Việt Nam sẽ được rút ra.
Bên cạnh đó, để đưa ra được các giải pháp khuyến nghị trong nội dung thứ tư,
nội dung thứ ba sẽ thực hiện khảo sát qua các câu hỏi phỏng vấn các đối tượng liên
quan tới dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam như cơ quan quản lý, tổ chức
cung ứng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ, người bán hàng trực tuyến, ngân hàng liên
kết cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các chuyên gia kinh tế để “diễn dịch –
quy nạp” ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh toán.
Thông tin về cuộc khảo sát được mô tả trong bảng dưới đây:

5

TT

Đối tượng
Số lượng
Hình thức phỏng vấn
1
Cơ quan quản lý: Vụ Thanh toán
– NHNN; Cục Thương mại Điện
tử - Bộ Công thương
02 người
Phỏng vấn trực tiếp
2
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán: Ngân lượng,
Onepay, Mobivi, Banknetvn
10 người
Lấy ý kiến thông qua tọa đàm
khoa học; Các bài phát biểu của
đại diện tổ chức trên các diễn đàn
3
Người sử dụng dịch vụ ví điện tử
50 người
Lấy ý kiến thông qua email, phỏng
vấn trực tiếp qua điện thoại
4
Ngân hàng liên kết:
Vietcombank, Techcombank,
Vietinbank, BIDV
04 người
Lấy ý kiến thông qua tọa đàm
khoa học; Các bài phát biểu của
đại diện tổ chức trên các diễn đàn

5
Các chuyên gia kinh tế
03 người
Lấy ý kiến thông qua tọa đàm
khoa học; Các bài phát biểu của
đại diện tổ chức trên các diễn đàn
6
Người bán hàng: đơn vị có cổng
thông tin thanh toán, thanh toán
qua POS
05 cửa
hàng
Phỏng vấn trực tiếp

Nội dung thứ tư về: “Đề xuất các giải pháp để phát triển và quản lý hiệu quả
dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam phù hợp với quy định của luật hiện
hành” sẽ được thực hiện bằng cách tổng hợp các định hướng của Chính phủ và
NHNN về hoạt động thanh toán nói chung và dịch vụ trung gian thanh toán nói
riêng thông qua phỏng vấn chuyên sâu cơ quan quản lý dịch vụ này là Vụ Thanh
toán – NHNN. Kết hợp với các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ trung
gian thanh toán tìm ra trong nội dung thứ ba để hình thành các giải pháp từ phía
cung, từ phía cầu và đưa ra các khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm tăng cường
quản lý hiệu quả dịch vụ trung gian thanh toán, đồng thời có thể phát triển dịch vụ
này tại Việt Nam trong tương lai.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trên phạm vi thế giới, có thể nói số lượng các nghiên cứu về thanh toán qua
hệ thống ngân hàng nói chung và trung gian thanh toán nói riêng là vô cùng phong
phú. Các nghiên cứu này có thể tập trung vào việc phân tích bản chất của trung gian
thanh toán và những thay đổi trong điều kiện toàn cầu hóa như nghiên cứu của
(Geiger, 2000, Globalisation and Payment Intermediation), hay làm rõ các vấn đề

về cơ sở hình thành cũng như các yếu tố tác động tới dịch vụ trung gian thanh toán
(McAndrews và Roberds, 1999, Payment Intermediation and the Origins of

6

Banking). Bên cạnh đó cũng có một số các nghiên cứu đánh giá sự phát triển của
các dịch vụ trung gian thanh toán và những rủi ro của hoạt động này như nghiên
cứu của Kristinsson, 2000, Payment intermediation – evolution and current status,
Geiger, 2000, Globalisation and Payment Intermediation).
Mặc dù vậy các nghiên cứu cụ thể về dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt
Nam chưa có nhiều, chủ yếu tâp trung vào thanh toán điện tử và thanh toán không
dùng tiền mặt, trong khi đó thì vai trò của các trung gian thanh toán chưa được làm
rõ. Một số nghiên cứu có thể đề cập đến đó là:
Thứ nhất, đề tài “Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát
triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020” năm 2011 của Nguyễn Thị Kim
Thanh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra, một trong những mục tiêu chiến
lược của NHNN trong thời gian tới là đảm nhận vai trò là trung tâm thanh toán của
nền kinh tế và là nơi xử lý quyết toán tập trung cho các hệ thống thanh toán trong
nước. Theo đó, chú trọng phát triển cơ chế chính sách đối với các dịch vụ, phương
tiện thanh toán mới và các hệ thống thanh toán, củng cố vai trò vận hành hệ thống
thanh toán liên ngân hàng và vai trò tổ chức quyết toán của NHNN; đồng thời tập
trung xây dựng cơ chế và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để cho phép thành lập các tổ
chức xử lý bù trừ tập trung các giao dịch thanh toán trên nguyên tắc cạnh tranh, tạo
cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán.
Thứ hai, “Công nghệ thông tin trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng”, năm
2011 của Đỗ Thị Bích Hồng. Trong bài viết, tác giả đề cập đến một số dịch vụ ngân
hàng hiện đại như thanh toán qua POS, máy ATM, Internet banking, Home
banking, Phone Banking… Tác giả cũng nêu thực trạng về việc thanh toán không
dùng tiền mặt và dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam, rút ra nhận xét đánh
giá và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chú trọng vào việc ứng dụng công

nghệ thông tin để phát triển dịch vụ tiện ích của ngân hàng.
Thứ ba, nghiên cứu về “Phát triển hệ thống thanh toán quốc gia: Lĩnh vực
đột phá trong hoạt động ngân hàng giai đoạn chiến lược mới” năm 2011 của Lê
Phương Lan. Nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển hệ thống thanh toán quốc gia cần
được xem trọng trong giai đoạn chiến lược sắp tới. Cụ thể, cần phát triển toàn diện
các yếu tố cấu thành của hệ thống thanh toán quốc gia, bao gồm: (i) các công cụ

7

thanh toán hoặc phương tiện thanh toán được sử dụng để khởi tạo giao dịch chuyển
tiền giữa người trả tiền và người nhận tiền trong các định chế tài chính nhận tiền gửi
(thường là các ngân hàng); (ii) cơ sở hạ tầng thanh toán là nơi tiếp nhận, xử lý, bù
trừ và truyền dữ liệu của khoản thanh toán; (iii) các định chế tài chính là nơi giữ tài
khoản, cung ứng phương tiện và dịch vụ thanh toán cho khách hàng là các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thanh toán và cũng là nơi có mạng lưới thanh
toán bù trừ và quyết toán cho khách hàng mở tài khoản trong hệ thống của mình;
(iv) các thỏa thuận, quy định, hợp đồng, quy trình nghiệp vụ giữa các bên liên quan
để tạo lập, chuyển giao, xử lý lệnh thanh toán, chấp nhận các loại hình phương tiện
thanh toán khác nhau; (v) các luật lệ, chuẩn mực, quy định và thủ tục do các nhà lập
pháp, cơ quan quản lý nhà nước ban hành để xác định và quản lý hoạt động thanh
toán và quản lý thị trường dịch vụ thanh toán.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác về có liên quan tới đề tài này tại Việt Nam
có thể liệt kê là:
Lê Thị Hồng Phượng, luận văn “Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam”, 2012.
Trịnh Thanh Huyền, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân
cư”, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank, 2011.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đạt mức độ hàm lượng khoa học dưới
dạng bài báo khoa học đăng tạp chí, dừng lại ở việc phân tích sự quan trọng của
dịch vụ trung gian thanh toán đối với thanh toán không dùng tiền mặt, chưa đi sâu

phân tích cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm áp dụng trên thế giới về vai trò, hoạt động,
định hướng phát triển của các dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. Điều này
làm phát sinh một khoảng trống trong nội dung nghiên cứu đối với trường hợp dịch
vụ trung gian thanh toán đang hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam cần
được lấp đầy.
7. Những đóng góp của đề tài
Đề tài được thực hiện với mục tiêu cơ bản là giải quyết ba mục tiêu Thống
đốc phê duyệt, đó là: (i) làm rõ vai trò của dịch vụ trung gian thanh toán đối với
thanh toán điện tử trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, (ii) nghiên cứu
thực trạng phát triển và quản lý dịch vụ trung gian thanh toán và (iii) đề xuất giải

8

pháp nhằm phát triển và tăng cường hiệu quả quản lý dịch vụ trung gian thanh
toán. Ngoài ra, đề tài còn có đóng góp quan trọng trong việc lần đầu tiên khái quát
hóa cơ sở lý luận về dịch vụ trung gian thanh toán. Đóng góp này sẽ giúp ích cho
công tác đào tạo về hoạt động thanh toán nói chung và dịch vụ trung gian thanh
toán nói riêng.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và các phụ
lục, đề tài được kết cấu thành 4 chương bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về thanh toán điện tử và dịch vụ trung gian thanh toán.
- Chương 2: Thực trạng phát triển và quản lý dịch vụ trung gian thanh toán
trên thế giới.
- Chương 3: Thực trạng phát triển và quản lý dịch vụ trung gian thanh toán
tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Chương 4: Giải pháp phát triển và quản lý hiệu quả dịch vụ trung gian
thanh toán tại Việt Nam.


×