Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nghiên cứu về Thuế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.49 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Hạn chế ô nhiễm môi trường đang trở thành một mục tiêu ngày càng quan trọng
trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên đây là một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách
phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. Thuế môi trường là một trong những công cụ
kinh tế hiệu quả đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng nhằm mục đích bảo vệ
môi trường. Tại Việt Nam hiện nay, chưa có Luật thuế môi trường độc lập. Do đó,
việc nghiên cứu về Thuế môi trường là cần thiết và cấp bách.
B. GIẢI QUY ẾT V ẤN ĐỀ :
I. Lý luận chung về thuế môi trường :
1. Khái niệm thuế môi trường :
Khái niệm thuế môi trường hiện nay thường được tiếp cận dưới hai góc độ. Theo
nghĩa rộng, thuế môi trường là toàn bộ các khoản thuế mà chủ thể nộp thuế phải
đóng góp liên quan đến việc tác động đến môi trường thông qua hành vi của mình.
Dưới góc độ này, thuế môi trường được hiểu là thuế liên quan đến môi trường, bao
gồm các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với các sản phẩm
gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá), thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng công
nghệ sạch, khai thác tài nguyên quý hiếm), v.v.
Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là một loại thuế riêng biệt, được Quốc
hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh, điều chỉnh quan hệ thuế giữa
nhà nước và các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trường. Như vậy,
thuế môi trường là loại thuế mà các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi
trường phải nộp nhằm phòng, chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền
vững.
2. Mục đích của thuế môi trường :
Dự thảo luật thuế môi trường đang được các đại biểu Quốc hội xem xét và thảo
luận, với mục tiêu chính là khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô
1
nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững; nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường của xã hội, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi của người dân
và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải :


_ Khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế bền vững :
Dự Luật thuế môi trường là một trong những giải pháp kinh tế với mục tiêu đặt ra
không phải là thu tiền mà dùng công cụ thuế để hạn chế những hành vi gây ô
nhiễm, khuyến khích công nghệ xanh, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi
trường, điều tiết được các hành vi gây ô nhiễm môi trường .
Thuế môi trường góp phần làm con người thay đổi thái độ đối với môi trường
sống, chú trọng khai thác tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả và thân thiện với
môi trường. Thuế môi trường làm tăng giá hàng hóa , dịch vụ, từ đó sử dụng thuế
để điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường. Đối với người
tiêu dùng khi muốn mua với giá thấp và nhà sản xuất muốn bán được nhiều sản
phẩm với chi phí ít, lợi nhuận cao thì thuế môi trường sẽ có nhiều tác dụng khuyến
khích điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi
trường. Người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc hơn khi quyết định tiêu dùng những sản
phẩm không thân thiện với môi trường. Ví dụ như : thuốc lá. Đồng thời các nhà sản
xuất cũng phải tính toán lại kế hoạch sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất sạch
hơn, ít chất thải hơn, giảm được chi phí môi trường và mang lại hiệu quả tối ưu
nhất. Từ đó sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới, công
nghệ sản xuất mới hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, giá cả chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến hành vi của nền kinh
tế. Thành công của thuế môi trường trong việc điều chỉnh hành vi kinh tế còn phụ
thuộc vào từng thị trường cụ thể đối với từng đối tượng đánh thuế.
Giảm ô nhiễm môi trường là mục đích chính của những nỗ lực làm thay đổi hành
vi. Thuế là công cụ đem lại hiệu quả nhất về chi phí trong việc giảm ô nhiễm môi
trường so với việc ban hành các quy định hành chính khác. Nghĩa vụ đóng thuế tạo
2
động cơ thúc đẩy người gây ô nhiễm tìm phương pháp giảm ô nhiễm mới. Đây là
ưu điểm của thuế và là một trong những lý do khiến công cụ thuế cho phép giảm
chi phí quản lý ô nhiễm , khuyến khích các công cuộc cách mạng bảo vệ môi
trường.

_ Thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ :
Nếu đánh thuế môi trường mà giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc đẩy việc
nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của con người. Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các sản phẩm, các chu
trình và sản phẩm mới.
Rõ ràng thuế môi trường có thể giúp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng
có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực việc tăng giá sản phẩm tự
nhiên. Thuế môi trường có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu sản xuất và
tiêu dùng . Đặc biệt, khi các dấu hiệu về giá được dự báo dần dần vượt qua mức
giá dự kiến trong kế hoạch dài hạn của nền công nghiệp.
_ Ngoài ra, nếu các nhà sản xuất và người tiêu dùng không chấm dứt hoàn toàn các
hoạt động gây ô nhiễm bị đánh thuế thì thuế và phí đánh vào các hoạt động gây ô
nhiễm sẽ trở thành một phần nguồn thu cho ngân sách phục vụ cho viêc khắc phục
và hạn chế ô nhiễm môi trường . Với khung thuế suất được quy định tại dự án
Luật, nếu lấy mức thuế tối thiểu của khung thì số thu mỗi năm khoảng 14.300 tỷ
đồng, nếu lấy mức thuế suất tối đa của khung thì số thu mỗi năm khoảng 57.000 tỷ
đồng.
3. Vai trò của thuế môi trường:
Hiện trạng môi trường tiếp tục xuống cấp là những thách thức nghiêm trọng đối
với sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.Trong khi đó, nước ta chưa có
một sắc thuế riêng về bảo vệ môi trường, đánh vào hàng hóa khi sử dụng gây ô
nhiễm môi trường nhằm hạn chế sản xuất và tiêu dùng hàng hóa loại này. Các loại
phí bảo vệ môi trường hiện hành mới chỉ dừng ở mục tiêu huy động đóng góp một
phần của các đối tượng xả thải vào môi trường, có tính chất pháp lý thấp nên tác
3
dụng chưa cao.Bên cạnh đó, các mục tiêu bảo vệ môi trường thường chỉ là mục
tiêu lồng ghép, không phải là mục tiêu chính của nhiều chương trình, dự án. Do đó,
việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường với mục tiêu nhằm nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường của toàn xã hội, phù hợp với bối cảnh KT-XH của nước ta và xu
hướng phát triển kinh tế của thế giới, là rất cần thiết.

Trước khi đề xuất và ban hành luật thuế môi trường, ở Việt Nam đã và đang tồn
tại một công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường đó là phí môi trường. Tuy nhiên,
sự tồn tại của phí môi trường hiện nay cũng không thể thay thế cho vai trò quan
trọng của thuế môi trường.
Theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam hiện nay, thuế và phí có sự khác biệt
nhất định. Phí là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ các chi phí mà nhà
nước đã bỏ ra khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho các chủ thể trong xã hội,
trong khi đó, thuế không có tính đối giá và không đối khoản, tức là khoản thuế phải
nộp không nhất thiết phải tương xứng với những lợi ích mà chủ thể nộp thuế được
hưởng, và nguồn thu từ thuế cũng không cần dành cho một mục tiêu nhất định như
đối với phí. Phí môi trường chỉ áp dụng trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi
trường. Người chịu phí và người nộp phí là người xả thải ra môi trường. Phí môi
trường thường gắn với dịch vụ nhất định và được thu để bù đắp chi phí xử lý ô
nhiễm môi trường Trong nhiều trường hợp, khoản thu phí môi trường đôi khi tỏ ra
kém hiệu quả, do những chi phí xã hội bỏ ra để bù đắp những tổn hại môi trường
(bao gồm những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp) thường lớn hơn khoản phí mà các
chủ thể tác động tiêu cực đến môi trường đã nộp. Không những thế, việc trả phí để
tác động tiêu cực đến môi trường không khuyến khích các chủ thể này có cách xử
sự tích cực hơn, mà ngược lại, họ cảm thấy có quyền tác động nhiều hơn sau khi
chấp nhận đóng phí nhiều hơn .
Chính vì vậy, bên cạnh hệ thống phí môi trường, thuế môi trường được ban hành
sẽ phát huy những mặt tích cực trong việc điều chỉnh hành vi xã hội đối với môi
trường, hạn chế những khiếm khuyết vốn có của hệ thống phí môi trường.
4
4. Ý nghĩa của thuế môi trường :
Bản chất của thuế môi trường là thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa mà
khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Nguyên tắc áp dụng thuế là người
nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm thì người đó phải chịu thuế môi trường. Việc
đánh thuế môi trường thể hiện sự định hướng và sự điều tiết của Nhà nước đối với
việc tiêu dùng gây ô nhiễm nhằm hạn chế việc sử dụng các sản phẩm này ; đồng

thời tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường. Thuế môi trường
mang ý nghĩa xã hội , góp phần bảo vệ môi trường sống, bảo đảm hài hòa giữa
phát triển kinh tế với phát triển bền vững nên quy định người tiêu dùng là người
chịu thuế còn người sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm nộp thuế là hợp lý.
II. Bình luận về Dự thảo luật thuế môi trường mới nhất :
1. Dự thảo Luật thuế Môi trường còn nhiều bất cập :
a. Về đối tượng điều chỉnh :
Trong Điều 4 Dự thảo Luật thuế môi trường có xác định rằng : “Người nộp thuế
môi trường là tổ chức, cá nhân khai thác, sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu
thuế môi trường và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế
môi trường qui định tại Điều 3 Luật này”. Ý định của những nhà soạn thảo là sẽ thu
thuế đối với những chủ thể đầu tiên tạo ra các hàng hóa ảnh hưởng xấu đến môi
trường. Qui định này là hay và dễ quản lý (đây là cách xác định cũng đã được sử
dụng trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt). Tuy nhiên qui định này còn chưa đầy đủ
trong mọi trường hợp.Vì có những trường hợp nhà nước sẽ không thu thuế môi
trường mặc dù hàng hóa này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường được sản xuất và
tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt
động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế môi trường để xuất
khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì lúc này, căn cứ điều 4 dự
thảo Luật môi trường tổ chức, cá nhân đó không có nghĩa vụ nộp thuế môi trường
5

×