Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.37 KB, 21 trang )

Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
IỂU LUẬN
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC
SINH HỌC BẬC TRUNG H ỌC
Người hướng dẫn: Học viên:
TS. TRỊNH ĐÔNG THƯ HỒ THỊ HƯƠNG GIANG
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 1 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
Huế, 11/2014
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 03
Lí do chọn đề tài………………………… 03
PHẦN II: NỘI DUNG………………………………… .03
Chương 1: Cơ sở lý luận ……… 03
Cơ sở lí luận…… 03
1. Định nghĩa thí nghiệm ……………… ………… 03
2. Các dạng thí nghiệm…… 04
3. Phân loại thí nghiệm………………… 05
4. Yêu cầu của thí nghiệm…………… …… 06
5. Vai trò của thí nghiệm…………………… ……… 07
Chương 2:Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học bậc trung học 08
2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học sinh học……………………… 08
2.1.1 Thí nghiệm 1: Một số thí nghiệm về enzim, sinh học 10……………… 08
2.1.2 Thí nghiệm 2: Phát hiện diệp lục và carôtenôit, sinh học 11……………10
2.1.3. Thí nghiệm 3: Mổ và quan sát ếch trên mẫu mổ, sinh học 7……………11
2.1.4. Thí nghiệm: Quan sát tế bào và mô sinh học 8………………………… 13
2.1.5. Thí nghiệm 5: Quan sát một số vi sinh vật, sinh học 10…………………14
2.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học bậc trung học……………………… 15


Ví dụ thí nghiệm 1 16
Ví dụ thí nghiệm 2…………… 17
Ví dụ thí nghiệm 4…………………………………… 18
Ví dụ thí nghiệm 5……………………………… 19
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 21
1. Kết luận…………………………… 21
2. Kiến nghị…………………………… 21
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 2 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
TIỂU LUẬN
Đề tài: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục - đào tạo luôn được
xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền
vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông , sự phát
triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm cho khối lượng tri
thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng
đường thế kỉ này, giáo dục cần phải có sự đổi mới để đào tạo ra những con người năng
động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học
tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường
với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực
tư duy sáng tạo. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì giáo
dục đào tạo phải đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học.
Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp HS lĩnh hội
tri thức một cách cụ thể, chính xác, là con đường tốt nhất giúp HS tiếp cận hiện thực
khách quan, góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả
năng tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thức. TN có vị trí, vai trò quan trọng , đó là nguồn

thông tin phong phú, đa dạng, giúp HS lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, là con
đường tốt nhất tiếp cận với hiện thực khách quan. Sinh học là môn khoa học thực
nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, qui luật, quá trình trong SH đều bắt nguồn từ
thực tiễn. Biểu diễn TN là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức HS
nghiên cứu các hiện tượng SH. TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn do đó nó là
phương tiện duy nhất giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy TN giúp
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 3 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
HS đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng và quá trình SH . TN do GV biểu diễn
phải là mẫu mực về thao tác, việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS dựa trên các TN
phải theo hướng tích cực, sáng tạo. Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của TN, phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp HS
hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng SH thì GV cần thường xuyên sử dụng và sử
dụng có hiệu quả các TN trong quá trình dạy học SH. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Sử dụng
thí nghiệm để dạy học sinh học bậc trung học” làm bài tiểu luận.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
1. Định nghĩa thí nghiệm
Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu để kiểm tra những giả thuyết khác nhau bằng
những giả thuyết khác nhau bằng những thử nghiệm và tiến hành dưới những điều kiện
được tạo ra và kiểm soát bởi các nhà nghiên cứu. Trong suốt quá trình thí nghiệm, một
hoặc một số điều kiện được thay đổi ( điều kiện phụ thuộc) so với trật tự sắp xếp thì dẫn
đến kết quả là điều kiện liên quan( điều kiện phụ thuộc) cũng thay đổi được đo lại, ghi lại
theo logic hợp lý và phân tích kết quả để kết luận vấn đề.
Như vậy thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện hay một số
điều kiện được thay đổi nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tác động. Các chỉ số được theo
dõi, ghi chép lại để phân tích nhằm kiểm chứng, khám phá hay chứng minh sau bài học.
2. Các dạng thí nghiệm
Thí nghiệm gồm có thí nghiệm sinh học và thí nghiệm đơn giản
Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình cơ chế sinh học để qua đó

con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống.
Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được sử dụng để thiết lập nên các mối quan hệ có tính
nhân quả, thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính hiệu quả của phương
pháp tác động. Trong thí nghiệm đơn giản các thành phần tham gia nghiên cứu được bố
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 4 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
trí ngẫu nhiên về một trong hai nhóm, một nhóm đối chứng không nhận được các tác
động của thí nghiệm và nhóm thực nghiệm chịu sự tác động của các điều kiện thí nghiệm.
Như vậy tổ chức dạy học thông qua thực nghiệm sẽ đem lại một số thuận lợi sau:
- Có thể tác động vào đối tượng nghiên cứu các điều kiện khác nhau hay tạo ra một
số hiện tượng nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cũng như mối quan hệ
giữa các hiện tượng và quá trình sinh học.
- Thí nghiệm có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh với các
mức độ khác nhau với vai trò thông báo hay tái hiện, tìm tòi hoặc nghiên cứu.
- Thí nghiệm có thể tiến hành một cách linh hoạt với những thí nghiệm đơn giản
ngay trên lớp hoặc các thí nghiệm phức tạp hơn được tiến hành trong phòng thí
nghiệm hay trong vườn trường hoặc có thể ngoài thiên nhiên.
3. Phân loại thí nghiệm
Trong nghiên cứu khoa học và đối với quá trình dạy học.
Đối với quá trình dạy học.
Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm thường được sử dụng dưới những dạng chính
sau đây:
1. Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên.
2. Thí nghiệm do học sinh tiến hành với nhưng biến dạng sau đây
a. Thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới
b. Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội.
c. Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào cuối kỳ
mang tính chất tổng hợp.
d. Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày giao cho
học sinh tự làm tại nhà riêng.

Gồm có các loại thí nghiệm
Thí nghiệm chứng minh: sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò minh họa cho lời
giảng của giáo viên.
Thí nghiệm nghiên cứu: Sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò là nguồn dẫn đến
tri thức mới cho người học.
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 5 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
Thí nghiệm thực hành: Sử dụng trong nhóm phương pháp thực hành với vai trò củng
cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỷ xảo cho người học
Trong thực tế không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên mẫu vật
thật để học sinh có thể quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất
khó hoặc không thể thực hiện trên các đối tượng sống
( do hạn chế về thời gian, phương tiện ). Với các thí nghiệm có tính chất như trên,
muốn cho học sinh có thể hiểu sâu hơn về các hiện tượng hay quá trình sinh học diễn
ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng thêm các dạng thí nghiệm : Thí
nghiệm ảo,Thí nghiệm mô phỏng.
4. Yêu cầu của thí nghiệm
Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: Có sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên
lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến và kết quả
của thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm ở vị trí cao cho cả lớp đều có thể quan sát. Đặc biệt là kết quả của
thí nghiệm.
- Thí nghiệm đơn giản, vừa sức với học sinh.
- Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và không kéo dài nhằm đảm
bảo thời gian chung cho cả tiết học.
- Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ
đề của bài học.
5. Vai trò của thí nghiệm

Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ sở, điểm xuất phát
cho quá trình học tập- nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức
cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên từ trừu tượng
đến cụ thể trong tư duy.
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 6 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà
bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được các cách thức làm
thí nghiệm(kỹ năng, kỹ xảo thực hành)
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn để đánh giá tính chân
thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất
hình thành ở học sinh kỹ năng(kỹ năng sử dụng kính hiển vi, kỹ năng làm thí
nghiệm ), rèn luyện một số kỹ năng vận dụng vào thực tiễn và kỹ năng tư duy(phân
tích điều kiện thí nghiệm, nguyên nhân và kết quả đạt được của thí nghiệm).
Thí nghiệm giúp nghiên cứu sâu sắc bản chất, cơ chế các hiện tượng sinh học. Do các
hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp, nên để phát
hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu tính quy luật của hiện tượng người ta phải tổ
chức các thí nghiệm đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất giả thuyết và trên cơ sở đó
tách ra từng hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống
vốn có của sự vật để cuối cùng có nhận thức đầy đủ.
Thí nghiệm có thể sử dụng trong cả 5 tập hợp phương pháp dạy học: Dùng trong
nghiên cứu tài liệu mới, dùng trong củng cố kiến thức, dùng khi vận dụng phức hợp
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, dùng khi khái quát hóa kiến thức, dùng khi kiểm tra- đánh
giá.
Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm có thể sử dụng như một biện pháp để xác
định nhiệm vụ nhận thức trước khi vào bài mới hay trước một đơn vị kiến thức nào đó
trong bài. Cách làm này sẽ tạo hứng thú cho nguời học nhằm tìm hiểu những vấn đề
mà thí nghiệm đặt ra. Với vai trò này thí nghiệm được sử dụng khá đa dạng tùy thuộc
vào nội dung kiến thức. Có thể sử dụng các thí nghiệm của chính các nhà khoa học
phát hiện ra vấn đề mà học sinh được lĩnh hội trong bài.

Đôi khi để làm rõ hơn cho bản chất của vấn đề sẽ được học, người dạy có thể sử
dụng thí nghiệm đã được nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn hảo hơn so với cácthí
nghiệm cổ điển. Lúc này thí nghiệm sẽ phát huy được tối đa vai trò của mình đối với
quá trình nhận thức của người học. Bởi lẽ một thí nghiệm càng chứa đựng nhiều dấu
hiệu bản chất của một quá trình hay một hiện tượng sinh học bao nhiêu thì thí nghiệm
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 7 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
đó sẽ trở thành là một minh chứng thuyết phục nhất. Chắc chắn đây là cái đích mà bất
kỳ người dạy nào cũng đều muốn hướng đến.
Xét ở mức độ cao hơn, thí nghiệm sẽ được biến dạng để tạo thành một tình huống có
vấn đề có thể vận dụng vào dạy học. Các vấn đề trong dạy học không thể mang tính
giả tạo hay bịa đặt vì chúng thể hiện logic khách quan của bản thân đối tượng. Tuy
nhiên, cơ sở của việc phân loại nên chú trọng đến tính chất của tình huống và những
yêu cầu đề ra cho hoạt động trí tuệ khi nghiên cứu ý ngthĩa của tình huống.
Trong nghiên cứu tàHHêi liệu mới, thí nghiệm thường sử dụng làm điểm xuất phát
cho quá trình nhận thức. Nó là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương pháp
trực quan do giáo viên biểu diễn hoặc trong nhóm phương pháp thực hành do học sinh
trực tiếp thực hiện. Do vậy, thí nghiệm có tác dụng kích thích hoạt động nhận thức,
giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời rèn luyện một số kỹ năng thực hành. Thí
nghiệm trong trường hợp này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu và được gọi là thí
nghiệm nghiên cứu hay thực hành nghiên cứu.
Chương II: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học bậc trung học
2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học sinh học
2.1.1 Thí nghiệm 1: Một số thí nghiệm về enzim, sinh học 10
- Mục đích:
Tự tiến hành được thí nghiệm theo qui trình đã cho trong sách giáo khoa
Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường lên hoạt tính của enzim catalaza
- Nguyên liệu:
Vật mẫu:

- 5 lát khoai tây sống
- 5 lát khoai tây đã luộc chín
Dụng cụ và hoá chất:
- Dao, ống nhỏ giọt
- Nước đá, dung dịch H2O2
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 8 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
- Cách tiến hành:
- Cắt khoai tây sống và khoai tây chín thành các lát mỏng, dày 5 mm
- Cho 1 số lát khoai tây sống vào khay đựng đá trước khi thí nghiệm 30 phút
- Lấy 1 lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chín,1
lát lấy từ tủ lạnh ra.
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt H2O2
- Hướng dẫn quan sát: Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra trên lát khoai tây
- Yêu cầu: Học sinh giải thích hiện tượng xảy ra.
- Kết quả:
Lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng và lát khoai tây chin có lượng khí thoát ra
khác nhau là do hoạt tính của enzim ở hai lát khoai tây.
- Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng hoạt tính catalaza giảm trong điều kiện
nhiệt độ thấp.
2.1.2 Thí nghiệm 2: Phát hiện diệp lục và carôtenôit, sinh học 11
- Mục đích:
- Làm được thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit.
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 9 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
- Lát khoai tây sống để ở nhiệt độ trong phòng : sủi nhiều bọt trắng là enzim catalaza
có hoạt tính cao nên tạo ra nhiều bọt khí trên bề mặt lát khoai tây.
- Lát khoai tây chín: không có bọt , không còn enzim catalaza do enzim đã bị phân
huỷ bởi nhiệt độ cao làm mất hoạt tính.
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
- Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ.

- Nguyên liệu:
Dụng cụ:
- Cốc thủy tinh 20 - 50 ml.
- Ống đong 20 - 50 ml có chia độ.
- Ống nghiệm.
- Kéo.
Hóa chất:
- Nước sạch.
- Cồn.
Mẫu thực vật để chiết sắc tố.
- Lá xanh tươi.
- Lá có màu vàng.
- Các loại quả có màu đỏ: Gấc, hồng.
- Các loại củ có màu đỏ vàng: Cà rốt, nghệ
- Cách tiến hành:
Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục:
- Lá cây đã được loại bỏ cuống và gân chính.
- Cân khoảng 0,2g các mẫu lá, dùng kéo cắt thành lát mỏng, đều.
- Gắp bỏ các mảnh lá đã cắt vào 2 cốc thủy tinh có ghi nhãn đối chứng và thí nghiệm
- Lấy 20ml cồn cho vào cốc thí nghiệm.
- Lấy 20ml nước cho vào cốc đối chứng.
- Để các cốc chứa mẫu khoảng 20 - 25 phút.
- Nghiêng các cốc, rót dung dịch chiết rút vào ống nghiệm có ghi nhãn đối chứng và
thí nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh: Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm
- Yêu cầu: điền kết quả theo phiếu học tập.
Thí nghiệm 2: Chiết rút carotenoit:
Tiến hành tương tự trên chỉ thay lá cây bằng các loại củ có màu vàng.
-Kết quả:
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 10 HVTH: Hồ Thị Hương Giang

Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
- Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi.
+ Trong mẫu chiết rút từ lá khoai lang hoặc mồng tơi có màu xanh do có sắc tố
chlorophyll và carotenoit trong lá cây có màu vàng.
+ V/trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người
2.1.3. Thí nghiệm 3: Mổ và quan sát ếch trên mẫu mổ, sinh học 7
- Mục đích:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm, quản lý
- Học sinh nhận biết được ếch quan sát bộ xương ếch , chỉ rõ được cấu tạo trong
(một số nội quan).
- Tập thao tác mổ ếch.
- Sử dụng các dụng cụ mổ,
- Nguyên liệu:
- Mẫu mổ(ếch). Bộ xương ếch
- Mẫu mổ sọ để thấy bộ não(hoặc mô hình bộ não của ếch).
- Tranh vẽ cấu tạo trong của ếch và bộ não ếch.
- Cách tiến hành:
- Quan sát mẫu bộ xương ếch, đối chiếu với hình 36.1 để xác định các xương đầu,
cột sống, các xương đai vai và xương chi trên mẫu.
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 11 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
- Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ, đối chiếu với hình 36.2 và 36.3 để xác
định vị trí trên mẫu.
- Hướng dẫn học sinh: Quan sát mẫu bộ xương ếch, trên hình vẽ và quan sát da và
các nội quan trên mẫu mổ.
- Yêu cầu: Xác định cấu tạo ngoài, các bộ phận của xương và các cơ quan nội quan
của ếch.
-Kết quả:
Quan sát cấu tạo trong
- Cơ quan tuần hoàn

- Cơ quan tiêu hóa:
- Cơ quan thần kinh:
- Cơ quan hô hấp
- Cơ quan sinh dục
2.1.4. Thí nghiệm: Quan sát tế bào và mô sinh học 8
- Mục đích:
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 12 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
B. Xương đai chi trước
và chi trước bên phải.
A. Bộ xương ếch( nhìn
phía lưng)
Hình 36.1. Bộ xương ếch
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
- HS Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân. Quan sát và vẽ được các tế
bào trong tiêu bản làm sẵn.
- Nguyên liệu:
Dụng cụ:
- Bộ tiêu bản động vật: (mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn)
- 1 bộ đồ mổ (1 dao mổ, 1 kim nhọn, 1 kim mũi mác)
- 1 kính hiển vi độ phóng đại từ 100 – 200 (10 x 10 hoặc 10 x 20) 2 lam với 2
lamen
- 1 khăn lau, giấy thấm
Hoá chất:
- 1 lọ đựng dung dịch sinh lí 0,65 % NaCl có 1 ống hút.
- 1 lọ đựng dung dịch axit axetic 1% có ống hút
- Cách tiến hành:
Làm tiêu bản mô cơ vân:
− Rạch đại diện phát biểu, bổ sung đùi ếch, lấy 1 bắp cơ
− Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ, dùng ngón trỏ và ngón cái ấn 2 bên mép rạch,
lấy kim mũi mác gạt nhẹ và lấy 1 sợi mãnh.

− Đặt sợi mãnh mới tách lên lam kính, nhỏ dung dịch sinh lí 0,65% NaCl
− Đậy lamen, nhỏ dung dịch axit axetic, quan sát.
- Hướng dẫn học sinh: Quan sát tế bào mô cơ vân,.
- Yêu cầu: Vẽ hình mô cơ vân quan sát được có chú thích: màng, chất tế bào, nhân
và vân ngang.
-Kết quả: Quan sát được tế bào mô cơ vân
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 13 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
2.1.5. Thí nghiệm 5: Quan sát một số vi sinh vật, sinh học 10
- Mục đích:
- Quan sát được hình dạng một số lọai vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong
váng dưa chua để lâu ngày hay nấm men rượu.
- Quan sát nấm mốc trên tiêu bản làm sẵn.
- Nguyên liệu:
Dụng cụ:
Kính hiển vi, phiến kính, và que kính, que cấy, đèn cồn, giá ống nghiệm, chậu
đựng nước rửa, pipet, giấy lọc cắt nhỏ
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 14 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học

- Cách tiến hành:
+ Nhỏ một giọt nước cất lên phiến kính
+ Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng trong miệng
+ Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước, làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng.
+ Hong khô tự nhiên hoặc hô nhẹ vài lược phái trên cao của ngọn lửa đèn
cồn.
+Đặt miếng giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ một giọt dịch thuốc nhuộm lên
trên giấy lọc, để 15 – 20 giây, rồi bỏ giấy lọc ra.
+ Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính
- Hướng dẫn học sinh: HS quan sát kết quả rõ hình ảnh

- Lấy 1 giọt dung dịch đường có ngâm váng dưa hay bánh men nhỏ lên
lam kính.
- Thao thác tiếp theo như thí nghiệm 1
- Yêu cầu:
Quan sát và vẽ hình.
-Kết quả:
Quan sát được vi khuẩn trong khoang miệng, vi khuẩn lactic trong váng dưa.
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 15 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
2.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học bậc trung học
2.2.1. Thí nghiệm 1: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học bài 14: “Enzim va vai trò
của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất”, sinh học 10 cơ bản.
2.2.1.1. Mục đích sử dụng :
- Để đặt vấn đề vào bài học
- Sử dụng thí nghiệm trong khâu vận dụng thực hành
2.2.1.2. Tiến trình tổ chức:
* Để đặt vấn đề vào bài học
Giáo viên tiến hành thí nghiệm và đặt câu hỏi:
CH: Tại sao với lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín
có sự khác nhau về lượng khí thoát ra?
TL: Lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín có sự khác
nhau về lượng khí thoát ra là do hoạt tính của enzim ở hai lát khoai tây. Ở lát khoai
tây sống, enzim có hoạt tính cao, còn ở lát khoai tây chín, enzim đã bị nhiệt độ phân
hủy làm mất hoạt tính.
Vậy enzim là gì? Cấu trúc và vai trò của enzim như thế nào?
* Sử dụng thí nghiệm trong khâu vận dụng thực hành “thực hành: một số thí
nghiệm về enzim”.
Giáo viên tiến hành thí nghiệm và đặt câu hỏi:
CH1: Cơ chất của enzim catalaza là gì?
TL: Cơ chất của enzim catalaza là H2O2

CH2: Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là gì?
TL: Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là H2O và O2.
2.2.2. Thí nghiệm 2:
2.2.2.1. Mục đích:
- Sử dụng thí nghiệm trong dạy thực hành
- Để dạy bài học mới
2.2.2.2. Tiến trình tổ chức:
* Sử dụng thí nghiệm trong dạy thực hành
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 16 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
Giáo viên tiến hành thí nghiệm và đặt câu hỏi:
CH1: Độ hòa tan sắc tố trong cồn và độ hòa tan của sắc tố trong nước ở đâu mạnh
hơn?
TL: Trong cốc cồn (thí nghiệm) có màu sắc đậm hơn chứng tỏ độ hòa tan của các sắc
tố trong cồn mạnh hơn là độ hòa tan của sắc tố trong nước.
* Sử dụng thí nghiệm để dạy bài học mới.
Sử dụng thí nghiệm trong dạy bài Quang hợp ở thực vật,
Mục II.3. Hệ sắc tố quang hợp
Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm trên máy chiếu và đặt câu hỏi:
CH1: Tại sao trong thí nghiệm chiết rút lá cây khoai lang và lá mồng tơi lại có màu
xanh, chiết rút lá vàng ống thí nghiệm có màu vàng. Vậy màu xanh và màu vàng đó là
chất gì?
TL: chiết rút lá cây khoai lang và lá mồng tơi lại có màu xanh do trong lá cây có chất
diệp lục chlorophyll, còn chiết rút lá vàng, ống thí nghiệm có màu vàng do trong lá vàng
hay các loại củ quả màu vàng có sắc tố carôtenôit
2.2.3. Thí nghiệm 3: Mổ và quan sát ếch trên mẫu mổ, sinh học 7
2.2.3.1. Mục đích sử dụng : Để dạy bài thực hành
2.2.3.2. Tiến trình tổ chức: Giáo viên tiến hành thí nghiệm và đặt câu hỏi:
CH 1:Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo
trong của ếch?

TL: Xuất hiện phổi và vòng tuần hoàn phổi với tim 3 ngăn.
CH2: Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu
chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của
ếch?
TL: Ếch không chết vì ếch hô hấp chủ yếu bằng da
*Qua thí nghiệm học sinh thành thạo hơn trong thao tác mổ ếch và quan sát được các
cơ quan bộ phận bên trong của ếch.
2.2.4. Thí nghiệm: Sử dụng thí nghiệm quan sát tế bào và mô, sinh học 8
2.2.4.1. Mục đích:
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 17 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
- Dùng để dạy bài học mới: Dạy bài: Mô
- Dạy bài: thực hành quan sát tế bào và mô.
2.2.4.2. Tiến trình tổ chức:
* Dùng để dạy bài học mới: Dạy bài: Mô
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh cấu tạo mô cơ vân và đặt câu hỏi:
CH1: Vì sao tế bào có hình dạng khác nhau?Mô là gì?
TL: các phôi bào có sự phân hóa để hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các
chức năng khác nhau nên tế bào có cấu trúc hình dạng khác nhau.
- Mô tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận những
chức năng nhất định gọi là mô.
Hình thành cho học sinh khái niệm về mô, phân biệt được các loại mô
* Dạy bài: thực hành quan sát tế bào và mô
Giáo viên cho học sinh thao tác làm tiêu bản mô cơ vân và quan sát cấu tạo mô cơ vân
và đặt câu hỏi:
CH: Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống và khác nhau ở những
điểm nào?
TL: Giống nhau : đều có cấu tạo là mô cơ, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành
từng bó
khác nhau: Hoạt động của cơ tim có thể cử động để bơm máu nuôi cơ thể , cơ vân

ngang xếp thành bó trong bắp cơ. Bắp cơ thường bám vào hai đầu xương để tạo nên
sự vận động.
2.2.5. Thí nghiệm 5: Sử dụng thí nghiệm: Quan sát một số vi sinh vật, sinh học 10
2.2.5.1. Mục đích:
- Dùng để dạy bài học mới.
- Dùng để dạy bài thực hành.
2.2.5.2. Tiến trình tổ chức:
* Dạy bài bài học mới : Dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh
vật.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh vi sinh vật lactic trên hình chiếu và đặt câu
hỏi:
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 18 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
CH: Với kích thước như vậy ta dùng kính hiển vi với vật kính 40 để quan sát. Vậy thế
nào là vi sinh vật ? vi sinh vật sống ở những môi trường nào ?
TL: Vi sinh vật là Những cơ thể nhỏ bé, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
Thường là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.
Các loại môi trường cơ bản:
*Trong tự nhiên: VSV có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh
thái rất đa dạng.
*Môi trường phòng thí nghiệm: có 3 loại.
- Môi trường dùng chất tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học.
=) Qua các câu hỏi học sinh sẽ biết thế nào là vi sinh vật và các môi trường vi sinh
vật sinh trưởng và phát triển
* Dùng để dạy bài thực hành. Dạy bài: Quan sát một số vi sinh vật.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm nhuộm đơn phát hiện vi khuẩn lactic
trong váng dưa
Sau khi học sinh nghe giáo viên hướng dẫn tiến hành thí nghiệm học sinh làm tiêu bản

và quan sát hình dạng cấu tạo của vi sinh vật. Và giáo viên đặt câu hỏi:
CH1: Có người cho là không có “tay” muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế
nào?
TL: Không phải là không có “tay” muối dưa nên dưa dễ bị khú.
Trong quá trình thao tác muối dưa tay chúng ta làm vô tình để cho các vi khuẩn khác
xâm nhập làm cho hoạt động của vi khuẩn lactic bị hạn chế nên dưa bị khú
CH2: Tại sao dưa muối vào mùa hè dễ bị nhớt và có một lớp váng trắng ở bề mặt
nước dưa?
TL: Về mùa hè, dưa muối có thể bị nhớt, đó là vì lớp dịch nhầy do vi khuẩn lên men
lactic dị hình(Leuconostoc)sinh ra. Khi dưa đã chua, nếu để lâu, không đậy cẩn thận,
có thể xuất hiện lớp váng trắng ở bề mặt nước dưa là do một lọi nấm(Odium…) từ
không khí xâm nhập vào, phá triển trên bề mặt, chúng phân giải axit lactic thành CO
2

GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 19 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
và H
2
O làm cho PH trở về trung tính, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác phát
triển , làm cho dưa bị hỏng.
=) Qua bài thực hành học sinh sẽ biết thao tác nhuộm đơn và quan sát vi sinh vật dưới
kính hiển vi.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Vậy thí nghiệm sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới, thường sử dụng làm điểm
xuất phát quá trình nhận thức. Nó là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương pháp
trực quan do giáo viên biểu diễn hoặc trong nhóm phương pháp thực hành do học sinh
thực tiễn thực hiện. Tùy vào nội dung kiến thức bài học mà giáo viên đưa nội dung thí
nghiệm cho phù hợp, có thể dùng để đặt vấn đề vào bài học, có thể dùng để giới thiệu
một vấn đề, quá trình,hiện tượng hay cơ chế sinh học, thí nghiệm được sử dụng để tạo

tình huống có vấn đề, còn dùng thí nghiệm để dạy khái niệm. Do vậy, thí nghiệm có tác
dụng kích thích hoạt động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời rèn luyện
một số kỹ năng thực hành.
1. Kiến nghị
- Cần tăng cường trang thiết bị thí nghiệm, cơ sở hạ tầng phòng bộ môn, phòng thực
hành.
- Sử dụng thí nghiệm phù hợp với bài học mới sẽ kích thích sự tò mò và tăng cường
sự nhận thức ở học sinh.
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 20 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học sinh học bậc trung học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh phần đại cương,
NXB Giáo dục.
2. Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Thị Dạ
Thủy (2005), Một số vấn đề về dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông, NXB
Giáo dục.
3. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Trịnh Đông Thư ( 2010 ), Chuyên đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học, Huế.
5. Nguyễn Quang Vinh(2005), Thí nghiệm thực hành sinh học 8, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ văn Vụ (1999), Sinh lý thực vật ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
GVHD: TS.Trịnh Đông Thư 21 HVTH: Hồ Thị Hương Giang

×