Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THI TRẮC NGHIỆM KẾT HỢP VỚI TỰ LUẬN MỘT HÌNH THỨC KIỂM TRA TÍCH CỰC VÀ MANG TÍNH ĐẶC THÙ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.91 KB, 4 trang )

THI TRẮC NGHIỆM KẾT HỢP VỚI TỰ LUẬN MỘT HÌNH THỨC
KIỂM TRA TÍCH CỰC VÀ MANG TÍNH ĐẶC THÙ
CN. Bùi Văn Hùng
1. Nhận thức và cơ sở đề xuất những hình thức kiểm tra mang tính tích cực:
Cổ nhân xưa có câu: “ Học hiệu học bán” nghĩa là việc học của người học là
một nửa kết quả của quá trình dạy học. Thấm nhuần lời dạy ấy, mỗi chúng ta đang
suy nghĩ, làm tốt từng khâu trong quá trình dạy học nhằm kích ngưỡng một cách
tích cực, tức là tiếp cận được năng lực người học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục, đào tạo ra nguồn nhân lực có trí thức đủ sức đáp ứng với yêu cầu xã trong thời
kỳ hội nhập quốc tế.
Với nhận thức ấy, trong những năm gần đây, Nhà trường đã xác định Kiểm
tra đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học và giáo
dục cần cải tiến, có những bước đột phá để hoàn thành sứ mạng lịch sử của tỉnh và
những vùng phụ cận giao phó.
Định hướng của Trường là vậy, nhưng trong từng chuyên ngành, từng bộ
môn đào tạo lại có nét đặc thù riêng mà mỗi chuyên ngành phải căn cứ vào thực tế
của ngành mình đề xuất những hình thức kiểm tra, đánh giá tích cực nhất để tiếp
cận và khêu gợi được năng lực người học nhằm đào tạo ra những sản phẩm đầu ra
ưu tú nhất. Và với bộ môn Ngôn ngữ Trung Quốc cũng không ngoài nhiệm vụ ấy.
Vậy bộ môn chúng tôi đã từ bình diện nào, cơ sở thực tiễn nào để đề xuất ý
kiến. Trước hết chúng tôi căn cứ vào kết quả tuyển sinh đầu vào, nhiệm vụ và tính
đặc thù của chuyên ngành đào tạo, thực tế kết quả giảng dạy qua các bài kiểm tra
đánh giá như kiểm tra học trình, kiểm tra kết thúc học phần của từng học kỳ, từng
năm và cả khóa đào tạo. Mặt khác, giáo trình giảng dạy mà chúng tôi tuyển chọn
đều do các Trường Đại học nổi tiếng của Trung Quốc biên soạn, dành cho đào tạo
cử nhân Hán ngữ theo Học chế tín chỉ, vì thế chúng tôi luôn tham vấn và vận dụng
một cách linh hoạt cái hay, cái tích cực trong các hình thức kiểm tra đánh giá của họ
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Trong chương trình hội thảo này,
chúng tôi đề xuất hình thức kiểm tra đánh giá mang tính đặc thù của ngoại ngữ và
cũng là của bộ môn Ngôn ngữ Trung Quốc đó là trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
2. Trắc nghiệm kết hợp với tự luận một hình thức kiểm tra mang tính đặc thù


tiếp cận được năng lực người học.
2.1. Một hình thức kiểm tra đánh giá mang tính đặc thù.
Tại sao chúng tôi nhấn mạnh đây là một hình thức kiểm tra mang tính đặc thù
của bộ môn Ngôn ngữ Trung Quốc. Vì các bạn đều biết rằng : Chữ Hán là loại chữ
tượng hình biểu ý rất khó nhớ, nó được tạo thành từ những nét và các bộ theo một
quy tắc nhất định. Vậy mà nguồn tuyển sinh đầu vào lại thấp, hầu hết chỉ đạt điểm
sàn, vì không vào được đại học tiếng Anh mới chuyển sang, tức là vốn ngôn ngữ
chuyên ngành chỉ là con số không tròn chĩnh. Và nói cho đúng sinh viên đầu vào
chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là những người “Cùng tắc phải biến” mà “
Đã biến thì ắt phải thông”. Nghĩa là chả vào đâu được nữa thì vào học ngành Đại
học Ngôn ngữ Trung Quốc; vậy mà chỉ sau bốn năm dùi mài học tập họ đã yêu
nghề và tốt nghiệp ra trường. Những sinh viên ấy đều đáp ứng được yêu cầu xã hội,
có chỗ đứng vững vàng trong các cơ quan nhà nước và các công ty liên doanh với
nước ngoài có sử dụng tiếng Trung Quốc ở các thành phố lớn cả trong và ngoài
nước. Và giờ đây, sản phẩm đầu ra của bộ môn chúng tôi không có đủ để đáp ứng
cho nhu cầu thị trường. Điều ấy minh chứng rằng hình thức kiểm tra đánh giá “Trắc
nghiệm kết hợp với tự luận” đã có những đóng góp tích cực vào việc đánh giá đúng
chất lượng sản phảm đầu ra của chuyên ngành đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc.
2.2. Hình thức kiểm tra kết hợp được ưu điểm của cả hai hình thức.
Như chúng ta đã biết nếu nội dung học phần kiến thức phù hợp với thi trắc
nghiệm thì đó là điều rất thuận lợi, bởi nội dung kiểm tra sẽ phong phú hơn, quán
xuyến được những kiến thức cơ bản của cả học phần. Những đáp án đưa ra cho
người học chọn sẽ đánh giá đúng kiến thức của sinh viên nếu họ chăm học, chấm
bài rất nhanh. Nhưng hình thức kiểm tra này có một nhược điểm, đó là một số sinh
viên lười học cứ điền bừa đám án cầu may, kết quả do xác suất những người này
vẫn đạt được số điểm nhất định nhưng không phải là kiến thức thật. Hình thức thi tự
luận dành cho những phần kiến thức không thể thực hiện thi trắc nghiệm, cái hay
của hình thức kiểm tra này với người học ngôn ngữ Trung Quốc là buộc người học
phải nhớ chữ, có kiến thức, rèn kỹ năng viết cho người học, tạo cho họ cái văn
phong văn bản như người bản địa, không bị ảnh hưởng ngôn ngữ mẹ đẻ, tức là nâng

cao được kiến thức chuyên ngành, khi tốt nghiệp ra trường tác nghiệp áp ứng được
yêu cầu của xã hội. Để có một hình thức kiểm tra đánh giá tích cực, tiếp cận được
năng lực người học phù hợp đặc thù bộ môn, ở không ít học phần chúng tôi đã kết
hợp hai hình thức thi này và đã có những kết quả đáng khích lệ.
2.3. Một vài ví dụ minh chứng.
Ở phần trên chúng tôi đã từ những cơ sở lý luận và thực tế để đề xuất hình
thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận mang tính đặc thù của chuyên ngành
đào tạo; phần này chúng tôi đưa ra vài ví dụ từ một trong những học phần của
chuyên ngành để minh chứng. Cụ thể ở học phần Ngữ âm – Văn tự Hán có những
phần kiến thức có thể thi kiểm tra kết thúc học phần bằng hình thức trắc nghiệm. Ví
dụ:
Câu 1. Tiếng Hán có tổng bao nhiêu thanh mẫu? Những đáp án đưa ra cho người
học lựa chọn đáp án đúng là:
A: 20 B: 21 C: 22 D: 23. Đáp án đúng là: 21 thanh mẫu.
Câu 2. Tiếng Hán có tất cả bao nhiêu phụ âm? Những đáp án đưa ra cho người học
lựa chọn đáp án đúng là:
A: 20 B: 21 C: 22 D: 23. Đáp án đúng là: 22 phụ âm.
Câu 3: Tiếng Hán có bao nhiêu vận mẫu đơn? Những đáp án đưa ra cho sinh viên
lựa chọn đáp án đúng là:
A: 6 B: 7 C: 8 D: 10. Đáp án đúng là: 10 nguyên âm đơn.
Ở ba câu hỏi kiểm tra trên, điều hay là đối với những sinh viên chăm học sẽ
rất dễ chọn ra đáp án đúng, nhưng với những sinh viên lười học họ cứ tô bừa đáp
án; do xác xuất có thể họ vẫn đạt điểm nhất định nhưng không phải kiến thức thật.
Tuy vậy trong kiến thức của học phần này, có những phần không thể thi trắc
nghiệm được buộc phải kết hợp với hình thức thi tự luận để đảm bảo chất lượng đầu
ra.
Ví dụ:
Câu 4: Biến điệu của thanh ba ? Ở câu hỏi này chúng ta có thể sử dụng câu hỏi
trắc nghiệm ở ý một. Đó là Thanh 3 có mấy trường hợp biến điệu? Những đáp án
đưa ra cho sinh viên lựa chọn là:

A: 3 B: 4 C: 5 D: 6. Đáp án đúng là: 5.
Nhưng cụ thể từng trường hợp biến điệu ra sao và cách đọc thế nào? Thì bắt
buộc phải tự luận và chỉ kết hợp như vậy sinh viên mới phát âm chuẩn được như
người bản địa. Ở phần Văn tự Hán cũng vậy. Chữ Hán rất khó viết, khó nhớ vì thế
các nhà nghiên cứu văn tự học đã đưa ra quy tắc bút thuận. Khi kiểm tra chúng ta
cũng có thể kết hợp hai hình thức bằng hai câu hỏi khác nhau:
Câu 5: Quy tặc bút thuận có mấy quy tắc chính? Những đáp án đưa ra cho người
học lựa chọn là:
A: 5 B: 6 C: 7 D: 8 Đáp án đúng là 7.
Tuy vậy để thực hiện đúng quy tắc viết chữ Hán, không viết trái cựa. Ý thứ 2
của câu hỏi sẽ là: Nêu cụ thể từng quy tắc cho ví dụ minh họa. Và đáp án trả lời
buộc phải làm theo hình thức tự luận. Theo bộ môn chúng tôi trong kiến thức của
học phần có những kiến thức như các khái niệm, định nghĩa hoặc nguồn gốc chữ
Hán thì không thể thi theo hình thức trắc nghiệm được.
Trên đây trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi đã đưa ra một số ví dụ nhằm
thêm một lần nữa khẳng định: Trong quá trình đào tạo chuyên ngành cử nhân Ngôn
ngữ Trung Quốc hệ phiên dịch, qua những hình thức kiểm tra đánh giá đã áp dụng
trong các kỳ thi học trình, kết thúc học phần của từng khóa học, chúng tôi khẳng
định hình thức thi Trắc nghiệm kết hợp với tự luận là một hình thức thi mang tính
đặc thù của bộ môn Ngôn ngữ Trung Quốc. Hình thức này mang tính tích cực, tiếp
cận được năng lực người học góp phần đào tạo ra những sản phẩm có tri thức cao
đáp ứng được yêu cầu xã hội cần tiếp tục thực thi./.

×