Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Vật lý 8 bài 23 Đối lưu – Bức xạ nhiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.67 KB, 3 trang )

Trường TH&THCS Hương Nguyên Giáo án Vật lí 8
Bài 23: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
- Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường
nào. Biết ứng dụng hiện tượng đối lưu và bức xạ nhiệt trong việc xây dựng nhà ở…
- Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí,
chân không.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng một số dụng cụ đơn giản như đèn cồn, nhiệt kế…
- Lắp thí nghiệm theo hình vẽ.
- Sử dụng khéo léo một số dụng cụ thí nghiệm rễ vỡ.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số
hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống. Trung thực, hợp tác trong họat động
nhóm. Có ý thức trồng cây xanh và làm thoáng khí nhà ở…
II. CHUẨN BỊ
* Cho mỗi nhóm học sinh:
- Bộ dụng cụ thí nghiệm hình 23. 3:
1 giá thí nghiệm, 1 nhiệt kế, 1 cốc thuỷ tinh, 1 lưới đốt, 1 đèn cồn, 1 gói thuốc tím.
Cho GV:
- Thí nghiệm hình 23. 2, 23. 5: 1 cái phích, 1tờ tranh vẽ cái phích (phóng to).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Họat động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
* Kiểm tra bài cũ:
So sánh tính dẫn nhiệt, dẫn điện của các chất: R, L, K? Chữa bài tập 22. 1, 22. 2.
* Tổ chức tình huống học tập:
GV đưa ra câu hỏi: Tại sao khi đun nước người ta không đun từ phía trên của xoong nồi
mà lại đun từ phía dưới của xoong?


Họat động 2:Tìm hiểu hiện tượng đối lưu (15 phút)
Trường TH&THCS Hương Nguyên Giáo án Vật lí 8
- HS quan sát hình 23. 2 SGK để nhận biết các
dụng cụ và bố trí thí nghiệm.
- HS tiến hành TN (GV lưu ý HS cách tiến hành)
và quan sát hiện tượng xảy ra.
GV yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời theo nhóm câu
C1
HS tìm hiểu và thảo luận câu C2.
GV điều kiển HS thảo luận chung cả lớp, thống
nhất trả lời C2.
Yêu cầu HS trả lời cá nhân C3.
- HS trả lời cá nhân C3.
GV thông báo: Sự truyền nhiệt năng tạo thành
dòng như trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng
xảy ra trong chất khí.
Gió chính là sự đối lưu của các dòng chất khí.
GV làm TN như hình 23. 3 - SGK cho HS quan sát
và hướng dẫn HS trả lời C4.
GV hướng dẫn HS thảo luận chung để trả lời C5,
C6và chốt KL:
Sự đối lưu chỉ xảy ra trong môi trường nào?
Không xảy ra trong môi trường nào?
Khi làm việc, học tập trong phòng không thoáng
khí sẽ thấy hiện tượng gì? Cách khắc phục?
I. Đối lưu
1. Thí nghiệm
a. Dụng cụ
b. Cách tiến hành
c. Kết quả: Đáp

án C1, 2, 3.
2. Trả lời câu hỏi
C1, 2, 3 - SGK
* Kết luận:
Sự truyền nhiệt năng
bằng các dòng chất lỏng
hoặc chất khí gọi là sự đối
lưu.
Gió chính là sự đối
lưu của các dòng chất khí.
3. Vận dụng
C4, 5, 6 – SGK.
* Chú ý:
Sự đối lưu chỉ xảy ra
với chất lỏng và chất khí,
không xảy ra đối với chất
rắn và môi trường chân
không.
Họat động 3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt (15 phút)
GV: Mùa hè đi ngoài trời ta cảm thấy nóng rát, nhưng
nếu che ô ta lại cảm thấy mát hơn nhiều. Tại sao như
vậy?
GV làm ba lần TN hình 23. 4 SGK cho HS quan sát.
Lần 1: Đặt gần đèn cồn
Lần 2: Ngăn tấm bìa ở giữa
Lần 2: Bỏ tấm bìa ra
GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng và mô tả hiệu tượng
xảy ra với giọt nước màu.
Cá nhân HS quan sát hiện tượng TN do GV làm và thảo
luận để trả lời C7, C8, C9.

GV hướng dẫn HS để thống nhất câu trả lời.
GV thông báo: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các
tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả môi
trường chân không.
Ở xứ lạnh sử dụng ánh nắng Mặt trời để làm gì?
Ở xứ nóng để điều hoà, làm mát không khí nguời ta làm
như thế nào?
II. Bức xạ nhiệt
1. Thí nghiệm: (hình
23. 4, 23. 5)
2. Trả lời câu hỏi
C7,
8, 9 - SGK.
3. Kết luận:
Bức xạ nhiệt là sự
truyền nhiệt bằng các
tia nhiệt đi thẳng.
Bức xạ nhiệt có thể
xảy ra ở cả môi
trường chân không.
Trường TH&THCS Hương Nguyên Giáo án Vật lí 8
Họat động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (10 phút)
* Vận dụng: Tổ chức HS làm câu 10, 11, 12.
* Củng cố: So sánh sự đối lưu và bức xạ nhiệt?
HS đọc phần ghi nhớ.
* Hướng dẫn về nhà:
2. Học thuộc phần ghi nhớ (SGK);
3. Trả lời lại các câu hỏi trong SGK;
4. Làm hết các bài tập trong SBT;
5. Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết;

- Chuẩn bị tốt kiến thức và dụng cụ học tập để buổi sau kiểm tra 45 phút.
- Ôn bài 29 (SGK): Phần A: C1 – 7, B/I: C1 – 5.

×