BÀI: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
A. Mục tiêu:
Đọc lưu loát, đúng các từ khó: dập dờn, xoè hoa, sừng sững, sóc sơn, xâm lược.
Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và sau
các cụm từ, nhấn mạnh ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm, với giộng trang trọng tha
thiết.
Hiểu các từ ngữ: Đền Hùng, Nam quốc Sơn Hà, bức hoàng phi, Ngã Ba Hạc.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của Đền Hùng và vùng đất Tổ đồng
thời tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với Tổ tiên.
GDHS lòng yêu quê hương đất nước.
B. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ sgk, viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài Hộp thư mật
và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
? Bài có thể chia thành mấy đoạn?
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và câu hỏi
cuối bài.
? Bài văn tả cảnh gì ở đâu?
? Em hãy kể lại những điều em biết về
các vua Hùng?
? Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả
cảnh đẹp của thiên nhiên ở Đền Hùng?
- 2 em đọc nối tiếp bài, 1 em nêu nội
dung chính, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc toàn bài, lớp theo dõi đọc
thầm bài.
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Đầu đến chính giữa.
+ Đoạn 2: Tiếp đến xanh mát.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp hai lần:
+ Lần 1: Đọc kết hợp với luyện phát
âm.
+ Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú
giải.
- Luyện đọc cặp đôi.
- Nghe – theo dõi sgk.
- Đọc như yêu cầu và lần lượt tarlời câu
hỏi:
+ Tả cảnh Đền Hùng và cảnh thiên
nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các Vua
Hùng, Tổ tiên của dân tộc ta.
+ Vua Hùng là người đầu tiên lập ra
nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong
Châu Phú Thọ. Cách đây khoảng 4000
năm, vua Hùng Vương thứ 18 có một
người con gái tên là Mị Nương.
+ Đó là những khónm hỉa đường đâm
bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều
màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh
? Những từ ngữ đã gợi cho em thấy
phong cảnh thiên nhiên ở Đền Hùng
ntn?
? Bài văn gợi cho em nhớ đến truyền
thống nào về sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta?
? Em hãy kể tóm tắt một trong các
truyền thống trên ?
? Em hiểu câu ca dao: “Dù ai đi
mùng mười tháng ba” như thế nà ?
? Nêu nội dung chính của bài?
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- HDHS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, đọc
mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo
cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Ba Vì cao vòi vọi, bên phải là dãy Tam
Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa
xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba
Hạc những cành hoa đại toả hương
thơm ngát, những gốc cây thông già
che mát giếng ngọc trong xanh.
+ Thật tráng lệ và hùng vĩ.
+ Đó là truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ
Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương,
Sự tích trăm trứng, Bảng trưng, bánh
giày.
+ Một số HS kể.
+ Câu ca dao nhắc nhở mọi người dù
bất cứ ở đâu, làm bất cứ việc gì cũng
không được quên ngày giỗ tổ, phải luôn
nhớ về cội nguồn của dân tộc.
+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của
Đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày
tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi
người đối với tổ tiên.
- 3 em đọc nối tiếp bài.
- Nghe – theo dõi bảng phụ.
- Luyện đọc cặp đôi.
- 3 - 5 em tham gia thi đọc diễn cảm
trước lớp, lớp theo dõi bình chọn bạn
đọc hay nhất.