Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

giáo trình mo đun trồng chăm sóc cây cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.77 MB, 87 trang )


1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CAO SU
MÃ SỐ: MĐ03
NGHỀ TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC MỦ CAO SU
Trình độ: Sơ cấp nghề














2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình cho nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cấm


MÃ TÀI LIỆU: MĐ03



















3
LỜI GIỚI THIỆU

Nghề “Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su” đã giải quyết rất nhiều
việc làm cho người lao động và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Thị trường cao
su toàn cầu và trong nước có nhiều triển vọng mở rộng theo đà phát triển kinh tế và xã
hội của thế giới và Việt Nam. Ở nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển nhất là
từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành cao su đã có những
chuyển biến quan trọng cả về tổ chức quản lý và phương thức hoạt động, đã nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời góp phần

đáng kể trong công tác cải thiện điều kiện xã hội, an ninh và môi trường. Đảng và nhà
nước luôn đánh giá cao và đặc biệt quan tâm đến việc phát triển cây cao su và coi đó là
một ngành kinh tế bán công, bán nông có tầm quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và ổn định chính trị.
Hiện nay, có rất nhiều sách và tài liệu viết về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
cao su Hevea brasilensis, nhưng với tinh thần trách nhiệm và tham vọng: Cô đọng –
bổ sung những tiến bộ kỹ thuật cập nhật phục vụ được nhiều đối tượng tham khảo,
học hỏi, Ban Xây dựng chương trình dạy nghề cho Nông dân phối hợp với Viện Giáo
dục và dạy nghề Trung ương, biên soạn tập tài liệu này để phổ biến trong các lớp nghề
“Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su” trình độ sơ cấp, góp phần trang bị đầy
đủ cho các đối tượng tham gia, để tự giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo,
chủ động.
Để phục vụ công tác đào tạo công nhân trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
cho các công ty, Nông trường cao su Quốc doanh cũng như các hộ làm cao su tiểu
điền. Chúng tôi đã biên soạn và cho phát hành giáo trình “Trồng và chăm sóc cây cao
su” theo mô đun. Mô đun này gồm có 12 bài:

4
Bài mở đầu
Bài 1: Chuẩn bị cây giống
Bài 2: Trồng cây
Bài 3: Chăm sóc cây cao su
Bài 4: Trị bệnh phấn trắng hại cao su
Bài 5: Trị bệnh héo đen đầu lá
Bài 6: Trị bệnh Corynespora
Bài 7: Trị bệnh loét sọc mặt cạo
Bài 8: Trị bệnh nấm hồng hại cao su
Bài 9: Trị bệnh Botryodiploidia hại cao su
Bài 10: Trị nhện, mối, sùng hại cao su
Bài 11: Pha chế thuốc Boocdo 1%, 5%


Cần có quá trình phổ biến, áp dụng cho mọi đối tượng quan tâm đến nghề
“Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su”, sau đó bổ sung, hoàn thiện dần, để
tập tài liệu này trở thành cuốn “Giáo trình trồng và chăm sóc cây cao su” trình độ sơ
cấp, do đó chúng tôi rất tha thiết mong nhận được góp ý của quý độc giả. Lần xuất bản
đàu tiên không tránh khỏi thiếu sót, chân thành biết ơn và tiếp thu mọi ý kiến xây dựng
của quý vị.
Tài liệu được biên soạn tham khảo trên các tư liệu chuyên môn, trong đó có
những phần kỹ thuật chính xác phải trích nguyên đoạn (đặc biệt Quy trình kỹ thuật của
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), do vậy kính mong được sự cảm thông chấp
thuận của tác giả các tài liệu tham khảo.
Trong quá trình biên soạn chương trình và giáo trình xin cám ơn Thầy Châu
Kim Lang đã hướng dẫn và tập huấn để hoàn thành giáo trình này.
Xin cám ơn Ban lãnh đạo các công ty đã tạo điều kiện và cử các chuyên gia từ
các cán bộ kỹ thuật: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước, Công ty cổ phần cao
su Đồng Phú đã tham gia xây dựng chương trình và giáo trình.

5
Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự khích lệ, động viên của lãnh đạo các cấp, và sự
cộng tác nhiệt tình của các đồng nghiệp, đã giúp hoàn thành tập tài liệu này trong mọt
thời gian ngắn ngủi.
.
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2011

Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Thành Công - Chủ biên
2. Phạm Văn Nha
3. Bùi Đình Ninh
4. Lưu Thị Thanh Thất
5. Nguyễn Quang Vịnh

6. Nguyễn Văn Cường
7. Nguyễn Văn Ân
8. Trần Thị Lan
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su
1428 Đường Phú Riềng Đỏ - TX. Đồng Xoài – Bình Phước
Email: ; Website: www.ric.edu.vn;

6
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 4
BÀI MỞ ĐẦU 8
1. Đặc điểm thực vật học và đặc tính sinh học cây cao su 8
1.1 Rễ cây cao su 11
1.2 Lá cây cao su 12
1.3 Hoa cây cao su 13
1.4 Quả và hạt của cây cao su 14
1.5 Thân cây cao su 15
2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cao su 17
2.1 Các yếu tố khí hậu thích hợp trồng cao su 17
2.2 Các yếu tố đất đai thích hợp trồng cao su 18
Bài 1: CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG 19
1. Tiêu chuẩn cây giống cao su 19
1.1 Tiêu chuẩn cây stump trần 19
1.2 Tiêu chuẩn cây bầu cắt ngọn mắt ngủ 20
1.3 Tiêu chuẩn cây bầu có tầng lá 21
2. Xử lý cây giống 21
Bài 2: TRỒNG CAO SU 25
1. Trồng cao su bằng cây giống stump trần 10 tháng tuổi 26

2. Trồng cao su bằng cây giống bầu mắt ngủ và bầu có tầng lá 27
Bài 3: CHĂM SÓC CÂY CAO SU 31
1. Chăm sóc vườn cây cao su KTCB 31
1.1 Làm cỏ trên đường băng 31

7
1.2 Phân bón 34
1.3 Tỉa chồi – tạo tán 37
1.4 Tủ bồn 39
1.5 Trồng xen 41
1.6 Trồng cây thảm phủ 42
1.7 Phòng chống cháy 43
2. Chăm sóc vườn cây cao su kinh doanh. 43
2.1 Diệt cỏ 44
2.2 Phân bón 45
Bài 4: TRỊ BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CAO SU 47
1. Triệu chứng gây hại của bệnh phấn trắng 47
2. Phòng trị bệnh phấn trắng 49
Bài 5: TRỊ BỆNH HÉO ĐEN ĐẦU LÁ 51
1. Triệu chứng gây hại của bệnh héo đen đầu lá 51
2. Phòng trị bệnh héo đen đầu lá hại cây cao su 53
Bài 6: TRỊ BỆNH CORYNESPORA 55
1. Triệu chứng của bệnh Corynespora 55
2. Phòng trị bệnh Corynespora 58
Bài 7: TRỊ BỆNH LOÉT SỌC MẶT CẠO 61
1. Triệu chứng gây hại của bệnh loét sọc mặt cạo 61
2. Phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo 62
Bài 8: TRỊ BỆNH NẤM HỒNG HẠI CAO SU 64
1. Triệu chứng gây hại của bệnh nấm hồng 64
2. Phòng trị bệnh nấm hồng 66

Bài 9: TRỊ BỆNH Botryodiploidia HẠI CAO SU 68
1. Triệu chứng gây hại của bệnh Botryodiploidia trên cây cao su 68

8
2. Phòng trị bệnh Botryodiploidia 69
Bài 10: TRỪ NHỆN, MỐI, SÙNG HẠI CAO SU 71
1. Nhện gây hại trên cây cao su 71
2. Mối gây hại trên vườn cây cao su 73
3. Sùng gây hại cây cao su 74
Bài 11: PHA CHẾ THUỐC BOOCDO 1%, 5% 76
1. Nguyên tắc pha chế 76
2. Pha Bóoc-đô 1% (1: 1: 100) 77
3. Cách pha Bóoc-đô đặc 5% (1: 4: 20) 77
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 78









9
MÔ ĐUN CHUẨN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAO SU
Mã mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun:
Sau khi học viên học xong mô đun này, học viên có thể làm được:
- Lựa chọn được các loại cây giống cao su đủ tiêu chuẩn.
- Trồng được cây cao su đúng yêu cầu kỹ thuật và có tỷ lệ sống cao.

- Chăm sóc được vườn cây cao su kiến thiết cơ bản sinh trưởng phát triển đồng đều.
- Quản lý vườn cây cao su đạt hiệu quả cao và sớm đưa vào khai thác mủ.
Phương pháp học tập mô đun này: các bài học theo lối tích hợp giữa lý thuyết và thực
hành. Có thể dạy lý thuyết ở ngoài vườn thực địa, kết hợp với phân công giao việc cho
nhóm học viên thực hiện các nội dung của bài học.
Đánh giá kết quả của học viên dựa trên sản phẩm của từng bài học cụ thể.

10
BÀI MỞ ĐẦU
Mã bài: MB3-01
Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức về đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học cây cao su.
- Vận dụng được những hiểu biết về đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học cây cao su
vào trong quá trình chăm sóc.
A. Nội dung:
1. Đặc điểm thực vật học và đặc tính sinh học cây cao su
Cây cao su Hévea brasiliensis, ở tình trạng hoang dại tại vùng nguyên quán Amazon
(Nam Mỹ), với mật độ cây thưa thớt (1 cây cho 1 hay vài ha), với chu kỳ sống trên 100
năm, nên có dạng cây rừng lớn (đại mộc).
Cây cao su cổ thụ ở Peru, Nam Mỹ

Khi được nhân trồng trên sản xuất, do việc tính toán hiệu quả của cây trên việc sử
dụng đất và vốn đầu tư nên cây cao su được đặt trong các điều kiện sống khác hẳn với
tình trạng hoang dại, cụ thể:
Từng cá thể cây cao su được dành một khoảng không gian sống rất hạn hẹp 18-25
m2/cây (mật độ 400 – 555 cây/ha);
Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn từ 30 -35 năm, được chia ra làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): là khoảng thời gian từ lúc trồng đến khi đưa vào
khai thác mủ (cạo mủ), thường từ 5 – 7 năm tùy theo điều kiện sinh thái và chăm sóc.
Cuối thời gian này, trong điều kiện tăng trưởng tốt, cây thường cao khoảng 8 – 10 mét,


11
vanh thân đo ở chiều cao 1 mét cách đất đạt 50 cm và tán lá đã che phủ hầu như toàn
bộ diện tích.
Vườn cây cao su 1 năm tuổi











Vườn cây cao su 4 năm tuổi











Vườn cây cao su 7 năm tuổi












Thời kỳ kinh doanh: là thời gian khai thác mủ cây, từ 20 đến 25 năm từ lúc cây bắt đầu
cạo mủ cho đến khi đốn hạ cây. Trong thời kỳ này, cây cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng
tuy có chậm hơn so với thời kỳ kiến thiết cơ bản.

12
Do phải thích nghi với điều kiện sống, nên kích thước và hình dáng cây cao su trong
sản xuất trở nên nhỏ bé hơn so với cây trong tình trạng hoang dại, cụ thể cây cao su
trưởng thành chỉ cao tối đa 25 – 30 mét và thường đạt vanh tối đa là 100 cm khi vào
cuối niên hạn trồng.
Vườn cây cao su 7 năm tuổi












Vườn cây cao su 20 năm tuổi











Vườn cao su trên 100 năm tuổi (trồng
1906 hiện còn tại Nông trường Dầu Dây –
TCT Cao Su Đồng Nai, Việt Nam)























13
1.1 Rễ cây cao su
Có 2 loại, rễ cọc và rễ bàng.
Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ), đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đổ ngả và
đồng thời hút nước, muối khoáng từ các lớp đất sâu. Rễ cọc cây cao su phát triển rất
sâu, nhất là khi gặp đất có cấu trúc tốt, sâu trên 10 mét
Rễ cọc của cây cao su sau trồng 5, 10 và
15 ngày



























Rễ cọc của cây cao su sau trồng 1 năm,
ăn sâu 80 – 100 cm

Rễ bàng (rễ hấp thu), đây là hệ thống rễ phát triển rất rộng. Phần lớn rễ bàng cây cao
su tập trung ở lớp đất mặt, cụ thể: 80 - 85% số lượng rễ bàng tập trung ở tầng đất 0- 30
cm, còn lại là ở tầng đất 30 – 40 cm.
Trên đất tốt, khi cây cao su được 3 tuổi, rễ cọc ăn sâu 1,5 mét, rễ bàng ăn rộng 6 – 9
mét.

14
Sự tăng trưởng của hệ thống rễ cây cao su
Tuổi cây
Chiều dài rễ cọc (cm)
Chiều dài rễ bàng (cm)
1 tháng
35
10
3 tháng

75
20
6 tháng
130
60
1 năm
200
180
2 năm
250
200
4 năm
360
350 – 500
6 năm
380
650
12 năm
450
bình quân 800
24 năm
> 500
Tối đa 1000 - 1500

Bộ rễ cây cao su sau trồng 30 năm













1.2 Lá cây cao su
Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Từ lúc còn là giai
đoạn mầm đến khi ổn định, sự hình thành tầng lá cao su gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chồi mầm đang ngủ











15
Giai đoạn 2: Chồi mầm phát triển, vươn
dài ra thành một đoạn thân, các vảy lá ở
chồi phát triển thành lá non, màu tím sậm









Giai đoạn 3: Lá non màu xanh nhạt, phiến
lá mỏng, lá mọc rủ









Giai đoạn 4: Lá có màu xanh đậm, phiến
lá dày bình thường, đạt kích thước cố
định, lá xòe ngang ra (tầng lá ổn định)








1.3 Hoa cây cao su
Cây cao su từ 5 – 6 tuổi trở lên bắt đầu có hoa, và mỗi năm ra hoa một lần vào lúc cây
ra lá non tương đối ổn định, khoảng tháng 2 – 3 dương lịch trong điều kiện khí hậu
Việt Nam.

Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu: hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc trên cùng
một cây. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa đực và hoa cái, với tỷ lệ 1 hoa cái và 60 hoa

16
đực. Hoa cao su hình chuông, màu vàng nhạt, hoa cái mọc ở đầu mỗi phát hoa, có kích
thước lớn hơn, hoa đực thường tụ thành nhóm 3 -7 hoa và có kích thước nhỏ hơn.
Chùm hoa cây cao su











Hoa cái mọc ở đầu mỗi phát hoa, có kích
thước lớn hơn hoa đực













1.4 Quả và hạt của cây cao su
Quả cao su hình tròn hơi dẹp có đường kính 3 – 5 cm, quả nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn
chứa một hạt.
Vỏ quả lúc còn non có màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả già vỏ quả khô có màu nâu
nhạt. Quả chín tự tách vỏ, hạt cao su bắn ra ngoài. Quả cao su hình thành, phát triển,
cho đến khi quả chín kéo dài 19 – 20 tuần.
Hạt cao su hình tròn hơi dài hoặc hình bầu dục. Hạt cao su có hai mặt rõ rệt, mật bụng
phẳng, mặt lưng cong lồi lên. Lớp vỏ ngoài hạt láng, có màu nâu đậm hoặc màu vàng
đậm và trên có các vân màu đậm hơn. Vỏ hạt cứng, ở đầu hạt có lỗ nảy mầm.

17
Quả cao su còn non, có màu xanh










Quả cao su chín, tách vỏ lộ hạt ra











Hạt cao su











1.5 Thân cây cao su
Thân cây cao su thuộc loại thân gỗ, to, cao. Cây lâu năm có thể cao tới 20-30 mét và
đường kính thân tới 1 mét.
Hình dạng của thân ở cây thực sinh và cây ghép có khác nhau: phần sát gốc ở cây ghép
thì bình thường nhưng ở cây thực sinh lại có dạng chân voi.

18
Khi cây cao su còn non, điểm sinh trưởng ở đỉnh ngọn hoạt động mạnh phát sinh trên
thân thành từng tầng lá rõ rệt(năm thứ 1 & 2 sau trồng).
Cấu tạo của thân còn có phần quan trọng là vỏ thân, vì đó là bộ phận sản sinh ra nhựa
mủ, quyết định đến năng suất sản lượng cao su.
Đoạn thân kinh tế của cây cao su là đoạn thân có chứa lớp vỏ thân khai thác mủ, tính
từ mặt đất đến chảng ba của cành cấp 1, khoảng 2,5 đến 3,0 mét tùy thuộc từng vùng

sinh thái khác nhau.
Đoạn thân kinh tế của cây cao su















19
2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cao su
2.1 Các yếu tố khí hậu thích hợp trồng cao su
 Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25 – 28
o
C;
 Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 – 2000 mm (có từ 5 - 6 tháng mưa);
 Tốc độ gió trung bình 3 mét/giây;




















Thời tiết khu vực Nam Bộ
Thời tiết khu vực Tây Nguyên
Thời tiết khu vực Bắc Bộ
Thời tiết khu vực Trung Bộ

20
2.2 Các yếu tố đất đai thích hợp trồng cao su
 Độ cao so với mặt biển: dưới 600 mét;
 Độ dốc: dưới 30%;
 Độ dày tầng đất: tối thiểu 80 cm, không bị úng, không có đá kết von, đá bàn, và
là loại đất thịt pha sét;
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Bài tập: Kiểm tra thông qua câu hỏi và trả lời vấn đáp
- Nguồn lực thực hiện:
+ Bài giảng, giáo án, giáo trình trồng và chăm cao su
+ Qui trình kỹ thuật cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam

+ Cây cao su/ Cao su thiên nhiên
+ Máy chiếu Projecter, máy tính xách tay
C. Ghi nhớ
Cây cao su, còn gọi là cây cao su ba lá.
Đất trồng cao su thích hợp: cao trình dưới 700 mét so với mặt nước biển, tầng
đất dày tối thiểu 80 cm, không có đá bàn, không bị ngập úng.
Yêu cầu ngoài cảnh của cây cao su: nhiệt độ 25 – 28
0
C, lượng mưa hàng năm
1800 -2200 mm, tốc độ gió dưới 3 mét/giây.







21
Bài 1: CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG
Mã bài: MB3-02
Mục tiêu:
- Trình bày được tiêu chuẩn của từng loại cây giống.
- Nhận biết được cây giống trước khi đem trồng
- Xử lý được cây giống trước khi trồng.
A. Nội dung:
1. Tiêu chuẩn cây giống cao su
Việc đầu tư sản xuất trồng cây cao su, để nâng cao sản lượng mủ và gỗ, ngoài các yếu
tố tự nhiên như điều kiện đất đai và khí hậu, các yếu tố khác như phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật thì yếu tố nội tại – yếu tố giống, mang tính chủ đạo và quyết định đến sự
thành công của việc đầu tư này.

Một giống tốt đã được lựa chọn, phù hợp với khí hậu và đất đai, cây giống đạt tiêu
chuẩn sẽ cho vườn cây sinh trưởng nhanh, đồng đều, có thể rút ngắn được giai đoạn
kiến thiết cơ bản và sớm cho khai thác mủ (cạo mủ).
Vườn cây KTCB sinh trưởng nhanh, đồng đều dự đoán sẽ cho năng suất và sản lượng
mủ cao trong các năm kế tiếp. Đây cũng chính là thành quả để thu lại vốn đã đầu tư.
1.1 Tiêu chuẩn cây stump trần
 Đường kính cây stump đo ở vị trị trên cổ rễ 10cm phải đạt từ 14mm trở lên;
 Mắt ghép có điểm nảy mầm (hột gạo) tốt, không dập, vết ghép ổn định, thân
không tróc vỏ;

Rễ cọc dài 40-45cm đo từ cổ rễ xuống, đã được xử lý cắt hết rễ con;




22
Cây cao su giống dạng stump trần










1.2 Tiêu chuẩn cây bầu cắt ngọn mắt ngủ
 Đường kính gốc ghép đo ở vị trị trên cổ rễ 10cm phải đạt từ 12mm trở lên;
 Mắt ghép có điểm nảy mầm (hột gạo) tốt, không dập, vết ghép ổn định;


Bầu đất không bể, cây không long gốc, ngọn được cắt không quá 5 ngày trước
khi trồng;

Cây cao su giống dạng bầu cắt ngọn mắt
ngủ










23
1.3 Tiêu chuẩn cây bầu có tầng lá
 Là bầu cắt ngọn đã nẩy tược lên 1, 2 hoặc 3 tầng lá;
 Khi đem trồng tầng lá trên cùng đã phát triển ổn định;
 Bầu không bể đất, cây không long gốc;
Cây cao su giống dạng bầu có tầng lá


















2. Xử lý cây giống
Dụng cụ: Các loại kìm cắt
Các loại kìm cắt








24
- Cắt bỏ đoạn thân trên của cây stump sao cho vết cắt có độ dốc về phía đối diện của
mắt ghép, vết cắt gọn, không bị dập, cách mí trên mắt ghép 10 cm, bôi mỡ vaseline
vào vết cắt;
Cắt bỏ đoạn thân trên của cây stump bằng
kìm loại lớn








- Cắt các rễ ngang vào sát rễ cọc, tránh làm xây xát lớp vỏ ngoài (vỏ lụa) của rễ cọc và
cắt rễ cọc (rễ đuôi chuột) sao cho vết cắt chéo, vết cắt gọn, không bị dập, cách cổ rễ
40-45 cm;
Cắt các rễ ngang và rễ cọc bằng kìm loại
nhỏ











25
- Bó 20 cây stump trần tạo thành một bó;
Bó 20 cây stump trần thành 1 bó







- Pha dung dịch hồ rễ (2/3 bùn ao + 1/3 phân bò tươi) vào thùng nhựa, sao cho dung

dịch sền sệt. Nhúng các bó cây stump giống vào dung dịch ngập qua cổ rễ, đến khi tất
cả các cây stump giống đều được phủ dung dịch hồ rễ;

Pha dung dịch hồ rễ vào thùng nhựa hoặc
hố đất










×