HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
SẢN XUẤT HOA LỤA BÁO ĐÁP, XÃ HỒNG QUANG,
HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH
Tên sinh viên: VŨ VĂN XUÂN
Chuyên ngành đào tạo: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Lớp: K56 - PTNTC
Niên khóa: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ THIÊM
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu sử dụng
đều được ghi nguồn rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp đều đã được cảm ơn.
Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử
dụng trong các công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Tác giả
Vũ Văn Xuân
i
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 5 tháng nỗ lực thực hiện khóa luận nghiên cứu về đề tài “Giải
pháp phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp, Xã Hồng Quang,
Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định” đã hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết
mình của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp rất nhiều từ phía nhà trường,
thầy cô, gia đình và bạn bè.
Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thiêm thuộc Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và
Chính sách - Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt
nghiệp trong suốt thời gian làm đề tài.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Ban Phát triển nông thôn
xã Hồng Quang, Ban Nông nghiệp xã Hồng Quang, UBND xã Hồng Quang,
và nhân dân thôn Báo Đáp. Trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho
đề tài.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế về vấn đề
nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng
toàn thể các bạn để đề tài được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Tác giả
Vũ Văn Xuân
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đối với một nước đi
lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì quá trình phát triển đất nước hướng tới
CNH-HĐH đất nước là một hướng đi đúng đắn, giúp tăng trưởng kinh tế
nhanh hơn. Xác định được vai trò quan trọng của phát triển công nghiệp, nhất
là phát triển công nghiệp nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính
sách để thúc đẩy công nghiệp nông thôn. Xây dựng nhiều hướng đi mới để
nâng cao đóng góp của công nghiệp nông thôn vào nền kinh tế quốc dân. Một
trong số đó là phát triển các ngành nghề, làng nghề nông thôn. Có thể là làng
nghề mây tre đan, làng nghề gốm sứ, làm miến, hay làm cơ khí…
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống cho người dân vùng nông thôn tiến tới phát triển đất nước, các biện
pháp để phát triển công nghiệp vùng nông thôn đã được thực hiện. Một trong
số đó là các giải pháp để phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn,
đã và đang được triển khai trên khắp các vùng miền của cả nước. Trong đó,
có vùng quê Báo Đáp, Hồng Quang với làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp.
Với thế mạnh là nghề truyền thống cách đây hàng trăm năm, có đến hơn một
nửa số hộ dân trong làng sản xuất hoa lụa. Làng Báo Đáp, xã Hồng Quang,
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã và đang thực hiện công cuộc phát triển
làng nghề truyền thống của mình với mục tiêu ngày càng phát triển và tiến xa
hơn nữa. Vậy để thực hiện có hiệu quả công cuộc phát triển làng nghề, làng
nghề Báo Đáp và xã Hồng Quang đã làm gì và đã có những giải pháp nào để
phát triển làng nghề? Đã đạt được những thành quả nào? Những khó khăn,
vướng mắc nào mà làng nghề đang gặp phải? Các giải pháp đó chịu ảnh
hưởng từ những yếu tố nào? Cần có những biện pháp nào để hỗ trợ và giải
quyết những khó khăn đó? Để góp phần giải quyết vấn đề trên, tôi đã tiến
iii
hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa
Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực , tỉnh Nam Định”
Nghiên cứu được thực hiện tại làng Báo Đáp từ 20/1/2015 – 25/5/2015.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về giải pháp phát triển làng nghề truyền thống; 2) Đánh giá thực
trạng thực hiện các giải pháp phát triển của làng nghề; 3) Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới thực hiện các giải pháp phát triển làng nghề; 4) Đề xuất hoàn
thiện các giải pháp để phát triển làng nghề cơ theo hướng bền vững. Để đạt
được mục tiêu trên, tôi đã thực hiện điều tra ngẫu nhiên 30 CSSX trong làng;
điều tra 30 người lao động làm việc trong các CSSX tại làng Vân Chàng và
phỏng vấn một số cán bộ của thôn, xã. Kết hợp với tham khảo các tài liệu,
sách báo, tạp chí và các số liệu thu thập được từ địa phương. Từ đó có những
đánh giá, góc nhìn tổng quan về phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa Báo
Đáp. Sử dụng các phương pháp phân tích, xử lý số liệu để làm nổi bật những
kết quả, thuận lợi, khó khăn, những mặt còn tồn tại và những điều chưa làm
được trong phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp.
Báo Đáplà làng có sự phát triển kinh tế thuộc loại nhất nhì trong toàn
xã. Với trên 50% số hộ gia đình trong làng làm nghề . Nghề sản xuất hoa lụa,
đèn ông sao đã làm giàu cho người dân nơi đây, giúp cho đời sống người dân
Báo Đáp cao và ổn định hơn các làng khác trong xã. Hơn thế, nơi đây cũng
thu hút được nhiều lao động quanh vùng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn
định cho gần 2000 lao động địa phương, gián tiếp làm giảm tình trạng thất
nghiệp và di dân tự do ra các thành phố lớn. Khi kinh tế được cải thiện, người
dân có thể nâng cao đời sống, tham gia đóng góp các hoạt động xã hội xung
quanh họ, giúp cuộc sống ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, việc phát triển làng
nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp vẫn còn tồn tại những khó khăn vướng mắc,
phát sinh những mặt trái, những tiêu cực trong quá trình sản xuất. Đó là ô
nhiễm môi trường làng nghề gia tăng; thiếu đất trong làng nghề; cơ sở hạ
iv
tầng chưa được đồng bộ… Điều đó đòi hỏi xã Hồng Quang cần có những
biện pháp thích hợp để khắc phúc những mặt hạn chế đó trong quá trình phát
triển làng nghề. Ngoài ra, xã Hồng Quang cũng cần quan tâm, chú ý đến các
hoạt động giúp cho các CSSX phát triển hơn như việc chuyển dời ra CCN tập
trung; đồng bộ cơ sở hạ tầng làng nghề, quan tâm đến vấn đề vốn và nhu cầu
vay vốn của CSSX; giúp các CSSX trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm và thị trường nguyên liệu chất lượng và ổn định; quan tâm đến người
lao động và triển khai các công nghệ sản xuất mới cho CSSX.
Để việc phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp mang lại hiệu
quả cao và phát triển bền vững, cần phải có sự đồng lòng của xã và các CSSX
trong thực hiện triển khai các biện pháp như: 1) Tìm hiểu và giúp đỡ các
CSSX về thị trường; trong đó bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu
vào. 2) Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp cải thiện môi trường làng
nghề; xây dựng các quy định và có chế tài xử lý đối với các CSSX xả thải
trực tiếp ra môi trường. 3) Xây dựng nguồn vốn và đa dạng nguồn vốn giúp
các CSSX có thể vay vốn sản xuất kinh doanh. 4) Hoàn thiện công tác quy
hoạch CCN; trong tương lai đưa hết các CSSX ra CCN tập trung sản xuất
kinh doanh. 5) Quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực cho các CSSX. 6) Coi
trọng và nâng cao khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất
của các CSSX. 7) Nâng cấp, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn. Ngoài ra,
trong quá trình sản xuất, các chủ CSSX cần linh hoạt cập nhật thông tin và
học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác cùng ngành nghề để có thể đưa
cái mới về cho CSSX, cho địa phương mình.
v
MỤC LỤC
L I CAM OANỜ Đ i
L I C M NỜ Ả Ơ ii
TÓM T T KHÓA LU NẮ Ậ iii
M C L CỤ Ụ vi
DANH M C B NGỤ Ả viii
I. T V N ĐẶ Ấ ĐỀ 1
1.1 Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 1
1.2 M c tiêu nghiên c u c a t iụ ứ ủ đề à 2
1.2.1 M c tiêu chungụ 2
1.2.2 M c tiêu c thụ ụ ể 3
1.3 i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 3
1.3.1 i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 3
1.3.2 Ph m vi nghiên c uạ ứ 3
PH N IIẦ 4
C S LÝ LU N VÀ TH C TI N V GI I PHÁP PHÁT TRI N LÀNG NGHƠ Ở Ậ Ự Ễ Ề Ả Ể Ề 4
2.1. C s lý lu n v l ng ngh v gi i pháp phát tri n l ng nghơ ở ậ ề à ề à ả ể à ề 4
2.1.1. Các khái ni m c b nệ ơ ả 4
2.1.2. Vai trò c a phát tri n l ng nghủ ể à ề 8
2.1.3. Các gi i pháp ch y u phát tri n l ng nghả ủ ế để ể à ề 11
2.1.4. Các y u t nh h ng t i th c hi n các gi i pháp phát tri n l ng nghế ốả ưở ớ ự ệ ả ể à ề
15
2.2. C s th c ti n v phát tri n l ng nghơ ở ự ễ ề ể à ề 16
2.2.1. Kinh nghi m c a 1 s qu c gia trên th gi i trong vi c th c hi n các ệ ủ ố ố ế ớ ệ ự ệ
gi i pháp phát tri n l ng nghả ể à ề 16
2.2.2 Kinh nghi p t i 1 s a ph ng trong n cệ ạ ốđị ươ ở ướ 20
2.2.3 B i h c kinh nghi m cho phát tri n l ng nghà ọ ệ ể à ề 21
2.2.4 Ch tr ng chính sách v phát tri n l ng ngh Vi t Namủ ươ ề ể à ềở ệ 22
PH N IIIẦ 25
C I M A BÀN NGHIÊN C UĐẶ ĐỂ ĐỊ Ứ 25
VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ứ 25
3.1 c i m a b n nghiên c uĐặ để đị à ứ 25
3.1.1 c i m t nhiênĐặ để ự 25
3.1.2 c i m kinh t xã h i.Đặ để ế ộ 27
3.1.3. M t s thu n l i v khó kh n chung c a l ng Báo ápộ ố ậ ợ à ă ủ à Đ 32
3.2. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 33
3.2.1. Ph ng pháp ch n a i m nghiên c uươ ọ đị để ứ 33
3.2.2. Ph ng pháp thu th p s li uươ ậ ố ệ 34
3.2.3. Ph ng pháp x lý s li uươ ử ố ệ 35
3.2.4. Ph ng pháp phân tích s li uươ ố ệ 35
3.2.5. H th ng ch tiêu nghiên c uệ ố ỉ ứ 36
PH N IVẦ 38
K T QU NGHIÊN C UẾ Ả Ứ 38
4.1. Th c tr ng phát tri n l ng ngh s n xu t hoa l a Báo ápự ạ ể à ề ả ấ ụ Đ 38
4.1.1. L ch s hình th nh l ng ngh Báo ápị ử à à ề Đ 38
4.1.2 Quy mô l ng ngh s n xu t hoa l a Báo ápà ề ả ấ ụ Đ 39
4.1.3. Hình th c s n xu tứ ả ấ 39
4.2. ánh giá các gi i pháp phát tri n l ng ngh s n xu t hoa l a Báo ápĐ ả ể à ề ả ấ ụ Đ .41
4.2.1. V quy ho ch l ng nghề ạ à ề 41
4.2.2. V h t ng c s ph c v nghề ạ ầ ơ ở ụ ụ ề 42
vi
4.2.3. V v nề ố 46
4.2.4. V khuy n côngề ế 47
4.2.5: V khuy n th ngề ế ươ 48
4.2.6: V môi tr ngề ườ 49
4.3. Phân tích các y u t nh h ng t i th c hi n các gi i pháp phát tri n ế ốả ưở ớ ự ệ ả ể
l ng nghà ề 49
4.3.1. C ch chính sáchơ ế 49
4.3.2. Cán b a ph ngộđị ươ 51
4.3.3. B n thân h l m nghả ộ à ề 52
4.4. nh h ng v 1 s gi i pháp phát tri n l ng ngh s n xu t hoa l a Đị ướ à ố ả để ể à ề ả ấ ụ
Báo ápĐ 55
4.4.1. nh h ng phát tri n l ng ngh s n xu t hoa l a.Đị ướ ể à ề ả ấ ụ 55
4.4.2. M t s gi i pháp phát tri n l ng ngh s n xu t hoa l aộ ố ả để ể à ề ả ấ ụ 56
PH N VẦ 66
K T LU N VÀ KI N NGHẾ Ậ Ế Ị 66
5.1 K t Lu nế ậ 66
5.2 Ki n Nghế ị 67
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 70
vii
DANH MỤC BẢNG
B ng 3.1: T ng h p hi n tr ng s d ng t to n xãả ổ ợ ệ ạ ử ụ đấ à 27
B ng 3.2: C c u kinh t l ng Báo áp so v i to n xãả ơ ấ ế à Đ ớ à 28
B ng 3.3: Tình hình dân s v lao ng t i l ng Báo áp giai o n 2012-ả ố à độ ạ à Đ đ ạ
2014 30
B ng 4.1: Quy mô l ng ngh giai o n 2012- 2014ả à ề đ ạ 39
B ng 4.2 : K ho ch v tình hình th c hi n quy ho ch c m công nghi p ả ế ạ à ự ệ ạ ụ ệ
(CCN) l ng ngh Báo ápà ề Đ 41
B ng 4.3: Hi n tr ng ng giao thông v m c c n thi t c a vi c nâng ả ệ ạ đườ à ứ độ ầ ế ủ ệ
c p ng giao thôngấ đườ 43
B ng 4.4: Tình tr ng s d ng kho bãiả ạ ử ụ 44
B ng 4.5 : Ngu n v n c a các c s s n xu tả ồ ố ủ ơ ở ả ấ 46
B ng 4.6: Trình h c v n v trình chuyên môn c a lao ng trong các ả độ ọ ấ à độ ủ độ
CSSX 47
B ng 4.7 : H tr c a chính quy n i v i các CSSX trong tiêu th s n ph mả ỗ ợ ủ ề đố ớ ụ ả ẩ
48
B ng 4.8: Ch t l ng lao ng t i l ng nghả ấ ượ độ ạ à ề 54
B ng 4.9: Tình tr ng x lý rác th iả ạ ử ả 55
viii
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: Hiện nay
và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm
chiến lược đặc biệt quan trọng (Ban chấp hành Trung ương, 2008); là vấn đề
chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển
nông thôn góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định
chính trị và an ninh quốc phòng. Đóng góp một phần quan trọng đảm bảo sự
phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với vai trò và tầm quan trọng của
nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thực tiễn
phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay ngày càng được nâng cao.
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Chính
phủ, 2009), trong đó nêu rõ 5 nhóm với 19 tiêu chí chung và mức cần phải
đạt của 7 vùng kinh tế trong cả nước. Việc xây dựng nông thôn mới là tập
hợp các hoạt động qua lại để cụ thể hoá các chương trình phát triển nông
thôn, nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm về tài chính, nhân lực,
phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ trong một thời
gian xác định và thỏa mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường cho
sự phát triển bền vững ở nông thôn. Một trong những mục tiêu chương trình
xây dựng nông thôn mới hướng tới là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Chính vì vậy, việc
khôi phục, phát triển làng nghề hiện nay là khâu quan trọng nhằm phát huy
lợi thế so sánh của mỗi vùng, giảm dần và thu hẹp khoảng cách về thu nhập
1
giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông
thôn, khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và phát triển các làng
nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) theo cơ chế thị trường, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước phát triển kinh tế nông thôn.
Sự phát triển của làng nghề hoa lụa Báo Đáp, Huyện Nam Trực đã đạt
được nhiều thành tựu: tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân trong làng
được cải thiện, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy quá trình
xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Đi liền với sự phát triển của công
nghệ mới, đối với thách thức của những làng nghề trên cả nước nói chung và
làng nghề Báo Đáp nói riêng là vấn đề thiếu quỹ đất sản xuất, sự phát triển
của làng nghề chưa bền vững và ổn định. Hơn nữa, làng nghề Báo Đáp phải
đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên mọi mặt từ ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí hay ô nhiễm tiếng ồn từ các loại máy
móc. Vấn đề đặt ra cho sự phát triển của làng nghề hiện nay là phải tìm ra
được giải pháp, khắc phục những hạn chế và phát huy những thành tựu.
Vì vậy, việc phát triển làng nghề không chỉ đòi hỏi sự phát triển về
kinh tế xã hội mà còn phải phát triển bền vững cả về môi trường. Vấn đề đặt
ra là làm thế nào để việc phát triển làng nghề Báo Đáp được bền vững. Do đó
cần thiết nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển làng nghề sản xuất hoa
lụa Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu giải pháp phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp,
qua đó cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân nơi đây cũng như góp
phần cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và giải
pháp phát triển làng nghề.
- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển làng nghề sản xuất
hoa lụa Báo Đáp.
- Đề xuất giải pháp phát triển của làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giải pháp phát triển làng nghề sản xuất hoa
lụa Báo Đáp.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu giải pháp kinh tế kỹ thuật phát triển
làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp.
- Phạm vi không gian: làng nghề truyền thống sản xuất hoa lụa Báo Đáp.
- Phạm vi thời gian: từ 30/1/2015 – 02/6/2015.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ
2.1. Cơ sở lý luận về làng nghề và giải pháp phát triển làng nghề
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Phát triển
a. Tăng trưởng
Là sự tăng lên về sản lượng hoặc thu nhập của nền kinh tế trong một
thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng là điều kiện cần cho sự
phát triển, là tiền đề vật chất để các quốc gia vươn lên thoát khỏi nghèo đói
và lạc hậu. Do vậy tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết quyết định đến
sự phát triển. Tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng
thu nhập và cải thiện mức sống dân cư (Mai Thanh Cúc, 2005).
b. Phát triển
Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện
tượng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà
trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù
phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó
có nghĩa là bất kỳ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả
thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang
những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và
không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có. Nguồn gốc
của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức
phát triển là chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất. Chiều hướng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc (Nguyễn Đăng
Thực, 2009).
Theo Ngân hàng thế giới (1992): “Phát triển trước hết là sự tăng
trưởng kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan
4
khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự
do của con người”.
Theo MalcomGills: “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi
cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do
ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của
một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên”.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống
giá trị trong cuộc sống của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng
cao các quyền lợi của con người, quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, quyền lợi
về kinh tế chính trị văn hóa xã hội và quyền tự do công dân. Ngày nay mọi
quốc gia đều phấn đấu để đạt được sự phát triển và trải qua thời gian, khái
niệm phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế được hiểu là
quá trình tăng tiến nền kinh tế về mọi mặt trong một thời kỳ nhất định. Trong
đó có cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã
hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh
tế được xem như quá trình biến đổi cả về mặt chất và lượng, nó là sự kết hợp
một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của 2 vấn đề kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia” (Vũ Thị Ngọc Phụng, 2006).
c. Phát triển bền vững
Thuật ngữ Phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980
trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn
thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - UICN) với nội dung rất đơn
giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà còn phải tôn trọng tới nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
môi trường sinh thái”.
5
Phát triển bền vững được định nghĩa trong báo cáo Brundtland: “Phát
triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Nhìn nhận về phát triển bền vững dưới góc độ kinh tế - xã hội thuần
túy. Robert Goodland và Geogre Ledec (1987) đã khẳng định: “Phát triển
bền vững là mô hình chuyển đổi kinh tế - xã hội và cấu trúc nhằm tối ưu hóa
các lợi ích có giá trị ở hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng của nó trong
tương lai”.
Bền vững không chỉ là vấn đề tôn trọng môi trường. Nó liên quan đến
“bốn chân” của phát triển nông thôn: con người; kinh tế; môi trường; tổ chức.
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn
bao gồm khía cạnh như nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo sự
bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn là sự tăng trưởng bền
vững, bao gồm các tiêu dùng vật chất, điều kiện giáo dục, y tế chăm sóc sức
khỏe cũng như bảo vệ môi trường. Phát triển là thuộc tính quan trọng, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị, quyền tự do công dân của
con người.
2.1.1.2. Lý luận về làng nghề truyền thống, và giải pháp phát triển làng nghề
a. Làng nghề
Khái niệm và đặc trưng
Các làng ở nước ta được chia thành 4 loại chính:
-Làng thuần nông: là những làng nghề nông một cách thuần túy.
-Làng buôn bán: là làng nghề làm nông nhưng có thêm nghề buôn bán
của một số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
-Làng nghề: là làng nghề làm nông nghiệp nhưng có thêm một số nghề
thủ công.
6
-Làng chài: là làng của các cư dân làm nghề chài lưới, đánh cá sống ở
ven sông, ven biển.
Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê ban đầu chỉ thực
hiện trong thời gian nông nhàn, chỉ được coi là những ngành nghề phụ. Sau
đó quá trình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi
nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ
thủ công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với
làng quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ
công và sống được bằng nghề này tăng lên, điều này diễn ra ngay trong các
làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn.
Có nhiều định nghĩa về làng nghề được đưa ra. Đề tài sử dụng khái
niệm làng nghề theo thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn,
ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn 1
xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra 1 hoặc hoặc
nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong
phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một
tiểu vùng, cùng địa lý kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền
thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có
quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội.
Tiêu chí công nhận làng nghề
Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị đinh số
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính Phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn; việc công nhận làng nghề, làng nghề được công nhận phải đạt
được 3 tiêu chí:
7
1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến
thời điểm đề nghị công nhận.
3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
2.1.1.3. Giải pháp phát triển làng nghề
a) Giải pháp
Theo wikionary, “Giải pháp là cách giải quyết 1 vấn đề khó khăn”.
Theo đó giải pháp được hiểu là vạch ra, chỉ ra “con đường” để đi tới cái đích
mình cần đến, hay mục tiêu mình cần đạt được. Giải pháp tốt, thì việc đi tới
đích, đạt được mục tiêu nhanh hơn và an toàn, giải pháp chưa được toàn vẹn
thì việc đạt được mục tiêu khó khăn hơn và có thể đi chệch hướng mình
muốn hướng tới.
b) Giải pháp phát triển làng nghề
Từ các định nghĩa giải pháp, phát triển, làng nghề thì giải pháp phát
triển làng nghề được khái quát: là cách thức giải quyết, là “con đường” cần
hướng tới, đi theo để đưa làng nghề phát triển hơn, tăng trưởng cả về số
lượng và chất lượng, đời sống người dân làng nghề được cải thiện nâng cao.
2.1.2. Vai trò của phát triển làng nghề
2.1.2.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn theo hướng CNH-HĐH
Phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững là mục tiêu phấn đấu hàng
đầu của tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, cần
thiết phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong quá trình phát triển, các
làng nghề có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp
sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công
8
hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có kinh tế nông
nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và
dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
Ngành dịch vụ cũng theo đó mà tăng lên, do thu nhập ổn định, người
dân bắt đầu thay đổi suy nghĩ, từ “ăn no mặc ấm”, bây giờ họ dần chuyển
sang “ăn ngon mặc đẹp”, các dịch vụ dần dần thỏa mãn nhu cầu của người
dân, tạo thành cơn lốc cho ngành dịch vụ cũng bắt đầu tăng theo với nhiều
hình thức đa dạng phong phú.
Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH. Sự
phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng quy mô địa bàn sản xuất, thu hút
nhiều lao động tới sản xuất.
2.1.2.2. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Làng nghề phát triển, thu hút nhiều lao động địa phương, nhiều khi còn
thu hút cả lao động ngoại tỉnh. Lao động xuất hiện nhiều, kéo theo nhu cầu
của họ nhiều, làm xuất hiện nhiều hoạt động dịch vụ liên quan để thỏa mãn
nhu cầu của họ và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân quanh vùng,
làm động lực cho sự phát triển KT-XH của vùng.
Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, có tác động trực tiếp đến
việc giải quyết việc làm cho người dân quanh vùng, đồng thời góp phần giúp
họ nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống. Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở
đó mức sống cũng phát triển hơn những vùng thuần nông.
2.1.2.3. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn
chế di dân tự do ra các thành phố lớn
Khác với các ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công không
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, do thợ
thủ công tự sản xuất được. Hơn nữa, đặc điểm sản xuất ở các làng nghề là
quy mô nhỏ, đại đa số chỉ sản xuất trong hộ, vốn đầu tư không lớn nên phù
9
hợp với khả năng tự huy động vốn, và các nguồn lực của hộ. Do tính chất thủ
công của các làng nghề nên nhiều hộ có cơ sở sản xuất cũng chính là nơi ở
của hộ nên họ tận dụng thời gian nhàn rỗi vào sản xuất. Họ có thể sản xuất
bất cứ lúc nào, họ vẫn có thể làm nông nghiệp, trong thời gian nông nhàn, họ
có thể huy động vào việc sản xuất nghề. Nó có thể thu hút nhiều lao động , từ
lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi lao động hay dưới độ
tuổi lao động, trẻ em vừa học vừa tham gia vào sản xuất dưới hình thức học
nghề hay giúp việc, lực lượng lao động này chiếm 1 tỷ lệ đáng kể trong tổng
số lao động làm nghề.
Sự phát triển của làng nghề còn hạn chế tình trạng di dân ra các thành
phố lớn. Việc di dân của người lao động từ các vùng quê ra thành phố lớn
làm ăn chủ yếu là do nguyên nhân ở quê nhà họ không tìm được việc làm phù
hợp tạo ra thu nhập. Nên họ bắt buộc phải xa quê kiếm đồng tiền nuôi gia
đình. Chính vì thế các làng nghề phát triển giúp cho người dân không phải đi
xa nhà để tìm việc làm. Họ có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương
của họ. Họ có điều kiện để chăm lo cho gia đình của mình.
Như vậy việc phát triển làng nghề ở khu vực nông thôn, ngoại thị có
tác động tích cực tới việc tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người dân
và cải thiện đời sống cho họ. Không những thế, việc phát triển các làng nghề
theo phương châm “ly nông bất ly hương”, chính vì thế nó làm giảm được
tình trạng di dân ồ ạt ra thành phố lớn, do đó cũng giảm được nhiều tệ nạn xã
hội có liên quan.
2.1.2.4. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn
Trong quá trình phát triển, các nghề truyền thống đã phá vỡ thế độc
canh của các làng thuần nông, mở ra hướng phát triển mới với nhiều nghề
trong một làng. Đồng thời cùng với phát triển nông nghiệp, làng nghề đã giúp
đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có, từ
vốn, lao động hay nguồn lực đất đai mà họ có. Vì vậy, một nền kinh tế hàng
10
hóa với đầy đủ các sản phẩm từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp chế biến hay công nghiệp đã được hình thành và phát triển cùng với
sự phát triển của những làng nghề truyền thống.
2.1.3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề
2.1.3.1. Về quy hoạch làng nghề
Làng nghề có phát triển được hay không, có trở nên lớn mạnh hay
không, phụ thuộc hoàn toàn vào việc cơ sở sản xuất có mở rộng được quy mô
sản xuất hay không? Cũng có thể hiểu rằng, nếu cơ sở sản xuất muốn mở
rộng quy mô, thì điều đầu tiên họ cần là đất sản xuất. Chính vì thế việc quy
hoạch làng nghề vào một khuân mẫu nhất định là cần thiết để cho các cơ sở
sản xuất trong làng nghề có điều kiện và có được một nền móng vững chắc
để xây dựng “cơ ngơi” của mình.
2.1.3.2. Về hạ tầng cơ sở phục vụ nghề
Cần chú trọng hơn trong vấn đề xây dưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho
làng nghề. Cơ sở hạ tầng ở địa phương hiện nay về cơ bản mới chỉ đáp ứng
được một phần so với nhu cầu của làng nghề.Hệ thống kho bãi phục vu cho
làng nghề hiện nay chưa có. Hệ thống cung cấp điện nước ổn định, giá rẻ
không qua các đơn vị quản lý trung gian. Giúp các làng nghề sản xuất liên
tục, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm,hạ giá thành sản phẩm do
các chi phí liên quan giảm. Hệ thống thông tin liên lạc tốt, giúp các cơ sở sản
xuất làng nghề có cơ hội nhiều hơn, nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu
cầu, giá cả, mẫu mã sản phẩm, chất lượng, thị hiếu người tiêu dùng để có sự
điều chỉnh kịp thời, nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính.
2.1.3.3. Về vốn
Muốn tiến hành sản xuất, yếu tố đầu tiên cần có là vốn, vốn là yếu tố
vật chất đầu tiên, quyết định quy mô sản xuất của các chủ thể sản xuất kinh
doanh trong làng nghề. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh
khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng
11
nghề phải có lượng vốn lớn để đầu tư công nghệ, mẫu mã sản phẩm, đổi mới
trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ
công, tăng năng suất sản xuất, nâng cao chấp lương đáp ứng nhu cầu mở rộng
thị trường.
Vốn tồn tại dưới 2 hình thức: Vốn tài chính và vốn hiện vật. Trong đó
vốn tài chính trong làng nghề là tiền; còn vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức
vật chất của quá trình sản xuất trong làng nghề như cơ sở sản xuất của các
hợp tác xã thủ công trước kia, máy móc, nguyên liệu và đặc biệt còn có
nguồn vốn phi vật chất là kinh nghiệm bí quyết nghề nghiệp.
Về cơ cấu nguồn vốn tại các làng nghề bao gồm vốn huy động trong
nước, vốn huy động từ nước ngoài. Nhưng về cơ bản, việc huy động vốn từ
nước ngoài của các làng nghề còn khó khăn, họ ít đầu tư vào các làng nghề
truyền thống nên nguồn vốn huy động của các làng nghề chủ yếu huy động
trong nước. Nguồn vốn trong nước bao gồm:
Nguồn vốn tự có: là nguồn vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh
trong làng nghề được tích lũy lại, nguồn vốn này quá nhỏ bé so với nhu cầu
mở rộng quy mô sản xuất hay đổi mới trang bị kỹ thuật. Nó chiếm khoảng
trên 90% tổng số vốn đầu tư của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Có một
thực tế, do truyền thống của nếp nghĩ sản xuất nhỏ, khi tích lũy được lợi
nhuận, đa số đều mạnh tay mua sắm đồ đạc nhưng lại dè dặt khi dùng số tiền
đó để đầu tư trang thiết bị.
Nguồn vốn tín dụng chính thức: Đầu tiên là vay của các quỹ tín dụng
địa phương, ngoài ra các chủ thể sản xuất kinh doanh còn vay từ các ngân
hàng thương mại. Tuy nhiên do thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay
còn ít, thời gian vay ngắn nên thực tế, hiệu quả của nguồn vốn này còn thấp
so với nhu cầu.
Nguồn vốn tín dụng phi chính thức: Là nguồn vốn tự phát hình thành
dưới tác động của quy luật cung-cầu, được hình thành phổ biến, phát triển
12
mạnh. Bao gồm các hoạt động vay mượn trong gia đình, dòng họ, bạn bè,
người thân, với mức lãi do hai bên thỏa thuận. Hoặc vay bằng các hình thức
chơi phường, chơi hụi, vay bằng tiền, bằng hiện vật
Hiện nay, có một số làng nghề còn được nhận một khoản vốn vay ưu
đãi được trích ra từ các chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo, vốn của
các tổ chức, đoàn thể.
2.1.3.4. Về khuyến công
Công nghệ sản xuất mới
Ngày nay, khoa học – công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp được xác định là động lực của CNH-HĐH , khoa học – công nghệ là
yếu tố quyết định về chất để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản
phẩm, cải thiện mẫu mã sản phẩm, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ
phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của mỗi quốc gia. Công
nghệ tiên tiến phù hợp với tiềm năng nguồn lực, trình độ vận dụng, khả năng
quản lý sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế nhanh hơn, bền
vững hơn. Công nghệ trong làng nghề, quyết định trực tiếp đến năng suất lao
động, giá thành sản phẩm, đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, đa dạng
hóa sản phẩm do đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của các
làng nghề.
Đào tạo nghề và truyền nghề
Giống như công nghệ sản xuất mới, nguồn khoa học – công nghệ được
biểu thị trên nhiều mặt, trong đó có yếu tố trình độ người lao động. Người lao
động là những người tiếp xúc với sản phẩm của các làng nghề là chính, họ
trực tiếp làm ra những sản phẩm của làng nghề. Chính vì thế tay nghề của
người lao động càng được nâng cao, thì những sản phẩm họ làm ra càng chất
lượng và có khả năng cạnh tranh nhiều hơn.
Chính vì thế việc đào tạo nghề cho người lao động là việc cần thiết và
là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của làng nghề.
13
2.1.3.5. Về khuyến thương
Khuyến trương, giới thiệu nghề, sản phẩm nghề.
Sản phẩm của làng nghề sản xuất ra có chất lượng hay không, mẫu mã
có đẹp hay không, giá thành sản phẩm có cạnh tranh hay không cũng không
thể thành công, phát triển được nếu không có marketing. Việc quảng bá sản
phẩm, giới thiệu sản phẩm ra thị trường giải quyết được phần lớn công việc
tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề, nâng cao sản lượng bán ra thị trường
cho các làng nghề.
Thị trường đầu vào.
Cũng như bất kì quá trình sản xuất, khối lượng, chủng loại nguyên vật
liệu và khoảng cách giữa nguồn cung cấp nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguồn nguyên liệu
chính tại địa phương trong nước, đây chính là lợi thế của làng nghề. Thị
trường nguyên liệu không chính thức, phương thức thanh toán do hai bên tự
thỏa thuận, phụ thuộc thời vụ do tư thương cung cấp nên giá cả lên xuống
theo mùa. sử dụng nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hướng cần
được quan tâm để làng nghề phát triển bền vững.
Thị trường đầu ra.
Cũng như các hàng hóa khác, sản phẩm của làng nghề sẽ không tồn tại
nếu không có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng nhất của
các làng nghề trong giai đoạn hiện nay. Thị trường đầu tiên của các làng nghề
chính là chợ làng nhằm phục vụ địa phương và các vùng lân cận, thị trường
tại chỗ nhỏ hẹp, sức tiêu thụ chậm; phương thức thanh toán trên thị trường
chủ yếu là trao tay, thỏa thuận miệng về quan hệ tín dụng giữa người sản
xuất, người tiêu dùng và giữa các chủ thể kinh tế. Cùng với phát triển kinh tế
thị trường, sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ rộng hơn không chỉ tại nơi
sản xuất mà còn được cung cấp tại địa phương khác trên toàn quốc và xuất
khẩu ra thị trường nước ngoài.
14
2.1.3.6. Về môi trường
Sự phát triển của các làng nghề không hiệu quả và bền vững nếu như
các cơ sở sản xuất không có ý thức bảo vệ môi trường, gây hại cho môi
trường xung quanh. Chính vì thế việc phát triển các làng nghề phải đi kèm
với việc bảo vệ môi trường, có những biện pháp xử lý những tác hại của môi
trường. Và hơn thế nữa với sự nóng lên của trái đất thì việc bảo vệ môi
trường càng phải được đặt lên hàng đầu với những cơ sở sản xuất nghề.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện các giải pháp phát triển làng nghề
2.1.4.1. Các cơ chế chính sách
Nhân tố thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhà nước
đóng vai trò quan trọng là bệ đỡ cho sự phát triển của làng nghề. Làng nghề
phát triển cũng nhờ chính sách của nhà nước hay có bị kìm hãm, thậm chí
tiêu vong cũng do chính sách của nhà nước. Trước thời kì đổi mới, cơ chế
kinh tế chỉ tập trung phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể. Việc sản xuất
của các làng nghề chỉ với tư cách của các hợp tác xã thủ công hoặc Tổ, Đội
nghề phụ trong các hợp tác xã Nông nghiệp. Mô hình kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp đã hạn chế sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong các làng
nghề. Nguyên tắc phân phối mang tính bình quân đã không thúc đẩy các thợ
thủ công phát triển.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) , với chính sách kinh tế nhiều thành
phần, hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh thế thì các làng nghề phát
triển mạnh mẽ hơn.
2.1.4.2. Cán bộ địa phương
Một tập thể chỉ phát triển tốt nếu như có người lãnh đạo đa tài. Chính
vì thế các bộ địa phương có năng lực, quan tâm đến người dân thì các chính
sách của nhà nước về phát triển làng nghề mới được thực hiện tốt. Chính vì
thế, địa phương nào có làng nghề, có sự quan tâm của chính quyền địa
phương, các cán bộ địa phương sát xao quan tâm đến dân hơn thì làng nghề
đó sẽ phát triển nhiều hơn.
15
2.1.4.3. Bản thân người dân
Người dân làng nghề có thể là những người làm nghề cơ khí, có thể là
lao động trong làng nghề, cũng có thể là người dân trong làng nghề đó nhưng
không làm nghề truyền thống. Nhưng nhìn chung ý thức người dân có tốt, thì
viececj phát triển làng nghề mới thực sự phát triển hơn.
Nếu như chủ cơ sở sản xuất không cập nhật thông tin, tiếp thu cái mới,
đổi mới công nghệ sản xuất, không muốn mở rộng cơ sở sản xuất của mình
thì việc sản xuất sản phẩm cũng không đạt tới bước đột phá, làm giảm khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hiện nay. Người lao động
không chịu học hỏi, tư suy sáng tạo, nâng cao tay nghề thì sản phẩm họ làm
ra cũng không thể đạt tới mức tinh xảo, chất lượng hay sản lượng cũng không
thể nâng cao.
Chính vì thế, mức độ tiếp thu, khả năng tiếp thu hay ý thức của người
dân làng nghề là điều quan trọng, yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng
nghề truyền thống hiện nay.
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề
2.2.1. Kinh nghiệm của 1 số quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện các
giải pháp phát triển làng nghề
2.2.1.1 Làng nghề trồng hoa ở Trung Quốc
Vân Nam từ lâu rất nổi tiếng với nghề trồng thuốc lá và chè; ngoài ra
còn trồng rau và lương thực. Nhưng bây giờ, hoa nổi lên như ngành sản xuất
chính trong kinh tế nông nghiệp của Vân Nam.
Cách đây 30 năm, một hộ nông dân ở Đẩu Nam, huyện Trình Cống
biến 0,3 mẫu đất trồng rau nhà mình thành "vườn trồng hoa", đã mở ra cánh
cửa cho Đẩu Nam phát triển ngành công nghiệp hoa tươi, Đẩu Nam đã từ một
làng không tên trở thành một thương hiệu nổi tiếng hoa tươi đầu tiên của
Trung Quốc với trị giá thương hiệu 400 triệu Nhân dân tệ, "hoa Đẩu Nam"
cũng trở thành tấm "danh thiếp" thơm hương nhất, sáng giá nhất của tỉnh Vân
16