Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sống chết mặc bay- NG7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.41 KB, 2 trang )

SỐNG CHẾT MẶC BAY
Về mặt nghệ thuật ,Phạm Duy Tốn đã sử dụng hết sức thành công thủ
pháp tương phản.Điều đó có thể thấy qua hai cảnh đối lập như sau:
a.Mưa to không ngớt và sức chống chọi của người dân:
- Thời gian: một gời đêm(thời gian này nói rõ hơn nguy cơ của lũ lụt và sự
khó khăn trong việc phòng chống
- Mức độ nguy hiểm: nước to quá, hai ba đoạn đã thẩm lậu, không khéo thì
vỡ mất.
- Cảnh tượng và không khí hộ đê; căng thẳng, vất vả , sôi động và nhốn
nháo( huy động tất cả những gì có thể phòng chồng, người nào người nấy
lướt thướt như chuột lột,…)Không khí rất gấp gắp vì đê sắp vở.
- Sự bất lực của con người: “ai ai cũng mệt lử cả rồi”, người khó địch lại
với sức trời.Trong khi đó mưa vẫn rơi không ngớt.
- Đê vỡ người dân rơi vào cảnh lầm than, mất cửa nhà ,mất cả tính mạng.
b. Trong đình, quan phụ mẫu bình chân như vại đánh bài .Không gian trong
đình được miêu tả rất đặc sắc, y hêt như một “tướng phủ”, một “triều đình”
thu nhỏ:
- Địa điểm: Tgong đình ,cao ráo,đe vỡ cũng không sao.
- Thành phần : quan phủ ,chánh tổng và nha lại , nhân vật trung tâm là
quan phủ.
- Không khí : tĩnh mịch,nghiêm trang và nhàn nhã.
- Đồ dùng: tất cả đều sang trọng, không thiếu một thứ gì giúp cho việc
đánh bài của quan phủ được diễn ra trọn vẹn
- Khi có người cấp báo, quan vẫn điềm nhiên, tâm trí của quan dồn hết
vào ván bài.
- Lúc vỡ đê cũng là lúc quan thắng bài. Trong đình, quan vui tột độ còn
ngoài kia dân khổ tột cùng.
Nhân xét: Chính sự tương phản trong đình –ngoài đê; sự tàn bạo của
quan- sự khốn khổ của dân đen đã tạo nên giá trị tố cáo sâu sắc cho tác
phẩm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×