Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.57 KB, 7 trang )

NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
PHÚ THỌ
ThS. Trần Văn Khai
Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ
Theo Thống kê của Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội, Đến năm 2010,
trên cả nước 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch gồm có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng
(trong đó có 8 trường cao đẳng nghề), 117 trường trung học chuyên ngành (có 12 trường trung
cấp nghề), 02 công ty đào tạo và 20 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Nhìn chung, chương trình, giáo
trình đào tạo ở các trường đã từng bước được chuẩn hóa, khắc phục phần nào tình trạng dạy
"chay" học "chay" Tuy nhiên, hầu như mỗi giảng viên, mỗi cơ sở đào tạo chỉ cố gắng vận dụng
những gì có sẵn để phục vụ đào tạo, mà chưa có chương trình thống nhất mang tính chuyên
nghiệp, vẫn còn sự chênh lệch về chất lượng đào tạo du lịch giữa các trường nghề với các trường
không thuộc khối này, giữa các trường công lập, với trường ngoài công lập. Chẳng hạn như, nếu ở
các trường trung cấp nghề thiên về thực hành cho sinh viên thì các trường đại học, cao đẳng lại
nghiêng về hướng hàn lâm, thiếu trầm trọng việc thực hành. Tại Phú Thọ cũng thể hiện khá rõ nét
điểm này: ở Trường Cao đẳng nghề, tổ Du lịch- Khách sạn đào tạo nghề ở các lĩnh vực như: Quản
trị khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn, còn ở các trường Đại học thì việc đào tạo nguồn nhân lực
du lịch thông qua Bộ môn Việt Nam học mà Hướng dẫn viên du lịch được các trường đào tạo ở
Bộ môn này. Mặt khác, thực tế nguồn lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ hầu hết là chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch (58%). Nguồn nhân lực lại
là yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch, để có chất lượng dịch vụ tốt tất yếu phải có được
đội ngũ nhân lực chất lượng đạt chuẩn. Do vậy, điều cấp thiết bây giờ là có được chính sách và
phương pháp đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ lao động đang có về kiến thức và kỹ năng thực hành
cơ bản và tìm ra hướng đào tạo chuyên ngành du lịch rõ ràng để có được những phương pháp
giảng dạy chuyên sâu và hiệu quả cho nguồn nhân lực.
Do vậy, với Hội thảo lần này, tôi đưa ra nội dung tham luận: Nguồn nhân lực du lịch -
phương pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực du lịch
tỉnh Phú Thọ.
Để đưa ra được những định hướng đào tạo và sử dụng lao động cho ngành du lịch, trước hết
chúng ta cần có một cái nhìn khái quát về du lịch và những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực


du lịch.
Trước hết, theo Luật Du lịch: Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ
chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến du
lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoải mãn nhu cầu của khách du lịch
trong chuyến đi du lịch.
Hoạt động du lịch có sự tham gia của các cá nhân thuộc nhiều thành phần trong xã hội, do
vậy lao động trong hoạt động du lịch cũng có sự tham gia đóng góp của các thành phần đó bao
gồm cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Nhưng nhìn chung, tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đóng góp phần lớn
và quyết định số lượng và chất lượng của lực lượng lao động ngành. Do vậy, mọi đánh giá và nhìn
nhận về đội ngũ lao động ngành du lịch được phản ánh đầy đủ thông qua lao động trong các đơn
vị kinh doanh du lịch.
Lao động trong các đơn vị kinh doanh du lịch hình thành và phát triển trên cơ sở sự phân
công lao động xã hội nên trước hết nó mang những đặc trưng cơ bản của lao động xã hội như: đáp
ứng yêu cầu của xã hội về lao động; tạo ra của cải cho xã hội; thúc đẩy xã hội phát triển; Phụ
thuộc vào hình thái kinh tế.
Tuy nhiên, kinh doanh du lịch là một lĩnh vực chuyên ngành nên lao động trong du lịch
cũng có những nét đặc thù riêng.
Đặc điểm về giới tính, tuổi tác, sức khỏe: một số vị trí phù hợp với nam giới hơn (lái xe,
hướng dẫn viên…), một số vị trí lại phù hợp với nữ giới (cung cấp các dịch vụ bổ sung như
masage, tầm quất…). Hầu hết phải tiếp xúc nhiều với khách du lịch quốc tế, có những đòi hỏi
cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhanh nhất và tốt nhất do đó đòi hỏi người lao động phải có sức
khỏe tốt, có chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ thành thạo nên thích hợp nhất với những người
trẻ tuổi, năng động. Nhưng kinh nghiệm là yếu tốt không thể thiếu trong công việc (chẳng hạn
như đầu bếp, người điều hành …).
Đặc thù công việc: Du lịch là hoạt động mang tính động rất cao, luôn biến đổi và phát triển
không ngừng. Nội dung công việc liên quan đến nhiều đối tượng, thành phần khác nhau. Kết quả
công việc luôn chịu sự tác động của hiệu quả tài chính, tiền bạc trong kinh doanh nên thường xuất

hiện tính thực tế, thực dụng cao. Điều đó cũng chi phối phần nào các mối quan hệ trong ngành
giữa các cá nhân và tổ chức với nhau.
Tính liên ngành, liên vùng cao: Xuất phát từ bản chất của ngành du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp. Nó không gói gọn trong phạm vi ngành kinh doanh dịch vụ mà nó tạo ra các nhu
cầu về sản phẩm trong ngành văn hóa, thương mại, giao thông. Nó đòi hỏi sự phối kết hợp cao
giữa nhiều lĩnh vực ngành nghề; giữa các vùng miền; giữa các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Tính tổng hợp, kế thừa cao: Nó thể hiện rõ nét ở đội ngũ lao động chất lượng cao hội tụ
được đầy đủ các yếu tố như trình độ chuyên môn vững, dày dặn kinh nghiệm trong nghề, am hiểu
kiến thức khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt là đút rút kinh nghiệm
thực tiễn của những người đi trước. Trong kinh doanh du lịch, đôi khi xuất hiện tình trạng “hớt
váng” khi thời cơ và điều kiện cho phép. Do vậy lao động trong ngành du lịch cũng thể hiện khá
rõ đặc điểm này: chẳng hạn việc sử dụng lao động chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm đối với
nhóm đối tượng thuộc phân khúc thị trường khó tính, có mức chi trả cao, hoặc sử dụng nhiều lao
động chất lượng cao vào đầu vụ và giảm đi vào thời điểm cuối vụ
Tính luân chuyển nhanh chóng, kịp thời: sự luân chuyển vị trí, nhiệm vụ; luân chuyển địa
bàn, hình thức hoạt động. Ví dụ, nhiều hướng dẫn viên du lịch quốc tế trước đây họ là giáo viên
ngoại ngữ, hay làm các lĩnh vực khác nhưng khi họ làm Hướng dẫn viên du lịch hoặc những vị trí
khác trong ngành du lịch có sử dụng ngoại ngữ, họ thích ứng rất nhanh công việc của mình cũng
như khả năng tìm hiểu tâm lý và sở thích của khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Môi trường
làm việc du lịch có tính mở cao, do vậy nguồn lao động chất lượng trong xã hội có nhiều điều
kiện ra nhập đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực này.
Tính linh hoạt, thích ứng cao đòi hỏi sự tích cực, chủ động, nhạy bén, sáng tạo… của
người làm du lịch nhưng phải luôn tuân thủ luật pháp trên tinh thần “thượng tôn pháp luật” đồng
thời lại phải phù hợp với những thông lệ trong nước và quốc tế, lề luật của các địa phương, vùng
miền. Các khách du lịch ở các nước khác nhau đều có đặc điểm khác nhau, Khi phục vụ khách
quốc tế thị trương châu âu, châu Bắc Mỹ không nên đề cập đến các vấn đề chính trị, quân sự quốc
phòng. Hay khi tiếp xúc với người da màu, không được nhắn đến các yếu tố liên quan đến chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc …
Tính chuyên biệt, chuyên nghiệp cao trong một số lĩnh vực đòi hỏi tính chính xác, cụ thể,
khách quan, khoa học. Ví dụ, Hướng dẫn viên phải luôn bình tĩnh, sáng suốt, quyết đoán nhưng

phải thể hiện sự vui vẻ, hòa nhã… Nhân viên Lễ tân phải ưa nhìn, lịch thiệp, gọn gàng và luôn tạo
sự thân thiện đối với khách hàng.
Hoạt động du lịch luôn đòi hỏi và đặt ra yêu cầu ngày càng cao cả về số và chất lượng
nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng các vị trí khác nhau (trực tiếp hay gián tiếp) trong ngành du lịch.
Những yêu cầu luôn cụ thể, sát thực cả về nội dung và hình thức. Chẳng hạn, với Hướng dẫn viên
du lịch, cần có “hai nội và ba ngoại”. “Hai nội” gồm: nội dung (nắm chắc kiến thức chuyên môn);
nội tình (nắm chắc diễn biến tình hình công việc cụ thể). “Ba ngoại” gồm: ngoại hình (có sức
khỏe, hình thức đẹp, trang phục, trang thiết bị phù hợp, hiệu quả…); ngoại ngữ (sử dụng hiệu quả
ngôn ngữ đối với các đối tượng khách khác nhau); “ngoại tình” (có tình cảm, thân thiện với người
ngoài (tức du khách) - tình cảm đúng đắn với du khách)… Tất cả những đặc điểm trên của lao
động trong kinh doanh du lịch nói lên tính phức tạp trong quản lý và khó đo lường chất lượng của
sản phẩm du lịch.
Lực lượng lao động du lịch Phú Thọ cũng mang đầy đủ những đặc điểm của lao động du
lịch của cả nước. Tuy nhiên, phần lớn chất lượng lao động du lịch ở Phú Thọ chỉ đáp ứng được
mức độ trung bình so với yêu cầu của lao động ngành du lịch: trẻ; yếu về chuyên môn; thiếu về số
lượng, tính chuyên nghiệp và đồng bộ. Do đó nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định cũng
như phương hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ lao động nói chung và đội ngũ lao động có chuyên
môn, nghiệp vụ nói riêng cho các cơ quan quản lý.
Trong những năm qua, du lịch Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, khách du
lịch đến hơn 6 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch 2012 đạt 1.414 tỷ, 202 cơ sở lưu trú, và hơn
9.161 lao động trong ngành trong đó 2.250 lao động trực tiếp, cụ thể như sau:
a) Lĩnh vực kinh doanh:
- Lưu trú: Làm việc trong 202 cơ sở lưu trú ( trong đó 29 khách sạn, 173 nhà nghỉ) có tổng
số 1244 người lao động (56%).
- Lữ hành: Trong 14 đơn vị kinh doanh lữ hành có 75 lao động (3%).
- Khu, điểm du lịch: Trong 5 khu, điểm du lịch có 318 lao động (14%).
- Các cơ sở khác: Trong các nhà hàng và đơn vị vận chuyển khách du lịch có 539 người lao
động (24%).
b) Cán bộ, công chức quản lý về lĩnh vực du lịch: Tổng số cán bộ, công chức quản lý du
lịch có 24 người (1%), gồm 01 lãnh đạo Sở ; 07 người làm việc ở Phòng Nghiệp vụ Du lịch, 03

người làm việc ở Phòng Phát triển tài nguyên du lịch- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 13 cán bộ
chuyên trách ở Phòng VHTT huyện, thành, thị.
c) Lĩnh vực sự nghiệp: Tổng số cán bộ, viên chức có 49 người (2%), gồm 24 cán bộ và lãnh
đạo đơn vị nghiên cứu, trung tâm thông tin, xúc tiến; 15 giảng viên, giáo viên và người lao động
chuyên ngành đào tạo về văn hóa du lịch, hướng dẫn viên du lịch, khách sạn, thực phẩm ở trường
ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, đến năm 2013, công tác đào tạo nhân lực du lịch tại địa phương còn rất ít: mới
đạo tạo được 183 sinh viên về chuyên ngành Việt Nam học. Tiếp tục đào tạo 273 sinh viên, học
sinh về chuyên ngành Việt Nam học, Quản trị khách sạn và kỹ thuật chế biến món ăn. Tháng
03/2013 có 01 trường Đại học thành lập bộ môn Văn hóa du lịch;
Những kết quả khiêm tốn trên cũng phản ảnh phần nào tình hình bức tranh du lịch của tỉnh.
Với đặc điểm của nguồn khách du lịch đến Phú Thọ: chủ yếu là khách nội địa, tập trung phần lớn
vào 1 thời điểm cụ thể nên có sự quá tải cục bộ, chủ yếu là khách tâm linh - hành hương về đất Tổ
nên nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ bổ sung cho chuyến đi không được cọi trọng, việc đến và đi
của du khách trong thời gian ngắn do vậy, các đơn vị kinh doanh du lịch không có nhiều cơ hội
đáp ứng các yêu cầu của khách cũng như việc phát triển và mở rộng các dịch vụ bổ trợ cũng
không được quan tâm. Chính vì thế, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa có hệ thống các khách sạn,
các khu resort cao cấp. Do vậy, không thu hút được nguồn lao động chất lượng cao. Đôi khi cũng
là do từ phía doanh nghiệp, họ không có nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao ở tất cả các vị
trí. Chẳng hạn ở tỉnh Phú Thọ, khách du lịch quốc tế ít, nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp
không nhiều, chủ yếu là khách nội địa, không có nhiều yêu cầu khắt khe đối với các dịch vụ bổ
sung, không phải sử dụng nhiều nhân viên giỏi về chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ giúp doanh
nghiệp giảm được khá nhiều chi phí - đó là điều hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm và tận
dụng triệt để.
Nhưng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh trở nên bình đẳng hơn
cho các doanh nghiệp. Chỉ có các doanh nghiệp biết cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của
mình mới có thể tồn tại và phát triển được. Chính vì vậy động lực lớn nhất để bản thân các doanh
nghiệp phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực của mình chính là mục tiêu, tôn
chỉ phát triển của doanh nghiệp. Bởi nguồn nhân lực chính là một trong hai yếu tố quan trọng
quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra sản phẩm dịch

vụ tương đương, sản phẩm dịch vụ chính là sản phẩm cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vậy, việc đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch được thực hiện như thế nào để có thể
tạo ra được đội ngũ lao động có chất lượng phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương, doanh
nghiệp, điều quan trọng là có được sự đồng tình tích cực tham gia từ phía người sử dụng lao động
và người lao động. Xin đưa ra một vài phương pháp được đánh giá là có nhiều tính khả thi để
chúng ta cùng phân tích và có thể áp dụng trong việc xây dựng các phương pháp đào tạo nhằm đạt
được mục tiêu cung cấp đội ngũ lao động du lịch chất lượng ở tỉnh chúng ta:
Phương pháp giảng bài: thông tin được thể hiện bằng lời nói được truyền đạt bởi một
người tới một số lượng lớn người nghe. Các giảng viên là những người có nhiều kinh nghiệm sâu
rộng về đề tài đang được truyền đạt. Ưu điểm của của phương pháp này là nó có thể áp dụng đối
với số lượng đông người nghe và do đó chi phí trên một học viên là thấp. Phương pháp này
thường được áp dụng chủ yếu tại các trường đào tạo nghề chuyên nghiệp. Hạn chế của nó là ít
được yêu thích do nó mang tính lý thuyết cao, không cụ thể, chỉ là phương pháp thông tin một
chiều, không có sự phản hồi nào từ phía người nghe. Hầu hết ở các Trường đại học đang sử dụng.
Đây là phương pháp truyền thống không thể thiếu được trong chương trình giảng dạy tại các
trường đào tạo. Đối tượng nghe hầu như chưa biết một khái niệm hay sự hiểu biết về lĩnh vực
mình đang học nên cần có sự truyền dạy chung về lý thuyết trước khi đưa ra những đòi hỏi về kỹ
năng thực hành.
Phương pháp nghe nhìn: các phương tiện nghe nhìn bao gồm tivi, máy chiếu, băng video
và phim ảnh. Các phương tiện này thường được sử dụng nhằm cung cấp một số lượng lớn các ví
dụ thực thế về điều kiện và tình trạng công việc của một doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian
ngắn nhất. Mặt khác, chất lượng của các thuyết trình được kiểm soát và luôn đồng đều cho tất cả
các nhóm học viên. Tuy nhiên, nó lại tốn khá nhiều chi phí cho việc dàn dựng nội dung tài liệu
trên máy tính, băng, đĩa, phim tài liệu chuyên ngành… Phương pháp này có thể áp dụng được
nhưng cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý chuyên ngành Du lịch trong việc xây dựng nội
dung, hình ảnh tư liệu học tập, chắc chắn hiệu quả học tập đạt được rất cao. Áp dụng phổ biến
được cho đội ngũ lao động đang làm việc ở cả các loại hình kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch
đặc biệt nó thích ứng tốt cho cả học sinh, sinh viên đang được đào tạo tại các trường. Tuy nhiên
nó đòi hỏi người học phải có chiều sâu kiến thức để có thể vận dụng các tình huống mẫu để khái
quát và tổng hợp kiến thuộc vào các tình huống hàng ngày mà học viên thường xuyên gặp phải tại

đơn vị.
Phương pháp đào tạo tại chỗ: đây là phương pháp đào tạo phổ biến đối với tất các ngành
nghề. Đào tạo tại chỗ được tiến hành tại địa điểm làm việc và trong phạm vi nội dung các công
việc thực tế tại đó. Đây là phương pháp đào tạo không chính quy và được nhân viên có kinh
nghiệm thực hiện, nhằm truyền đạt lại các kỹ năng thực hiện công việc được giao một cách tốt
nhất cho các nhân viên khác. Là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất vì học viên được trực tiếp
mắt thấy, tai nghe, và thực hành ngay trong khi học, do vậy có được nhiều kinh nghiệm thực tế và
nâng cao kỹ năng xử lý tình huống. Hơn nữa, nó lại ít tốn kém do không phải tổ chức chương
trình đạo tạo một cách chính quy. Học viên có động lực học tập cao hơn do họ xác định được mục
đích của mình phải học để thích ứng tốt với công việc. Tính thực tiến là một ưu điểm lớn của
phương pháp đào tạo này. Tuy nhiên hạn chế của nó cũng không phải ít, những người truyền đạt
kinh nghiệm không phải có đầy đủ kiến thức và có thể truyền tải đầy đủ lượng thông tin cần thiết,
nó chỉ phản ảnh trường hợp cụ thể đôi khi không linh hoạt trong xử lý tình huống bất ngờ, có thể
gây nguy hiểm trong an toàn lao động.
Phương pháp này, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (cả khách sạn và nhà nghỉ đạt tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch, nhà hàng và kinh doanh lữ hành) có thể chủ động mời cán bộ nhiều
kinh nghiệm từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn có uy tín về đào tạo cho đội ngũ lao
động của mình, có thể cả những lao động được đào tạo chính quy nhưng không được thực hành
nhiều vẫn có thể tham gia. Hoặc có thể trực tiếp gửi cán bộ đi học tập kinh nghiệm ở các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch uy tín, các khu, điểm du lịch lớn của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng,
Huế, Nha Trang….
Phương pháp hướng dẫn học tập theo các chương trình đã được hoạch định sẵn: Đây là
phương pháp đào tạo không cần sự trung gian của người hướng dẫn. Thông tin được cung cấp cho
các học viên theo các mô-đun, có thể ở dạng sách giáo khoa hoặc dạy trên máy tính. Sau khi đọc
kỹ các mô-đun, học viên phải trả lời các câu hỏi về nội dung trong phần đó. Câu trả lời đúng sẽ
được đưa ra sau khi học viên đã trả lời: một là, đưa ra các câu hỏi, các tình huống hoặc các vấn đề
cho học viên; hai là, bắt buộc mọi cá nhân phải trả lời; ba là, đưa ra thông tin phản hồi chính xác
về câu trả lời của học viên; bốn là, nếu câu trả lời là đúng, học viên sẽ được học tiếp mô-đun tiếp
theo; ngược lại thì họ sẽ phải trả lời lại cho đúng. Như vậy, nó sẽ giúp học viên phải chủ động
trong việc đưa ra sự lựa chọn của mình ở các nội dung khác nhau, khắc phục tình trạng thụ động

đang phổ biến ở các trường học hiện nay. Động cơ của học viên rất cao và yêu cầu tính tập trung
và tư duy độc lập. Tuy nhiên, nó lại đòi hỏi phải chi phí về sách, hướng dẫn và trang thiết bị học
tập tương đối cao. Cần có sự hỗ trợ từ phía chính quyền, doanh nghiệp và sự liên kết, phối hợp với
các cơ sở đào tạo ở các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp như các trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Văn hóa ….
Đây là phương pháp có thể kết hợp sử dụng cùng với phương pháp giảng bài. Nó sẽ khắc
phục được nhược điểm của hai phương pháp để tạo ra chương trình học có tính ưu biệt cao. Thiết
nghĩ, đây là phương pháp cần được nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng cho nguồn nhân lực đang làm
việc (trong khối khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên) và cả đội ngũ học sinh, sinh viên đang
đào tạo về ngành du lịch ở các trường Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao
đẳng Nghề Phú Thọ.
Phương pháp mô phỏng: Là việc tạo ra các tình huống hay quy trình gần giống với các
điều kiện sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện công việc thực tế. Nó tạo ra môi trường giúp cho
học viên tăng cường khả năng phân tích tình hình và ra quyết định. Nó giúp cho học viên tăng
cường khả năng phân tích tình hình và ra quyết định (nó khắc phục nhược điểm của phương pháp
đào tạo tại chỗ). Nó giới thiệu cho học viên một số các vấn đề, tình huống cần được giải quyết
kèm theo một số giải pháp lựa chọn để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này kích thích sự tranh
luận giữa các học viên, cũng như tạo ra các cơ hội tốt nhất làm cho các cá nhân nâng cao khả năng
bảo vệ các lý lẽ của cá nhân. Đồng thời nâng cao sự hiểu biết giữa các thành viên trong doanh
nghiệp, nâng cao các kỹ năng giao tiếp qua đó làm thay đổi thái độ và hành vi đối với công việc.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả nhất đối với các chương trình đào tạo nâng cao
kỹ năng quản lý áp dụng hiệu quả cho đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các
đơn vị đào tạo, trung tâm thông tin xúc tiến, lãnh đạo cấp trưởng, phó doanh nghiệp kinh doanh
du lịch ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao trở lên.
Còn rất nhiều phương pháp giảng dạy, truyền đạt thông tin cho học viên tối ưu hơn nữa,
nhưng tôi chỉ đưa ra các phương pháp được cho là thông dụng và dễ tiếp cận để chúng ta có thể
chọn lọc, tham khảo áp dụng trên cơ sở xác định được đặc thù của địa phương, đơn vị mình.
Đối với đặc thù ngành du lịch tỉnh Phú Thọ cũng như các đơn vị đào tạo và các đơn vị kinh
doanh du lịch, chúng ta có thể chia thành hai dạng đào tạo cơ bản sau:
Đào tạo dài hạn: Áp dụng ở các trường đại học, cao đẳng có chương trình đào tạo về

lĩnh vực du lịch cho sinh viên, học sinh. Nhưng có điều chỉnh, thay đổi và bổ sung trong thời
lượng cũng như nội dung giảng dạy cho sinh viên. Thay vì giáo viên đang phải truyền đạt cho sinh
viên một lượng kiến thức lý thuyết và sinh viên phải trả bài cho giáo viên chính bằng lượng kiến
thức lý thuyết đã được giáo viên giảng dạy, dễ gây tình trạng sao chép, cứng nhắc không có tính
sáng tạo. Do vậy, ngoài việc kiểm tra kiến thức lý thuyết, nội dung chương trình đào tạo nên bổ
sung sử dụng phương pháp mô phỏng tình huống để cho sinh viên có nhiều điều kiện để làm
việc nhóm, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như xử
lý tình huống của mỗi cá nhân.
Đào tạo ngắn hạn: là hình thức đào tạo chủ yếu giải quyết những tồn tại về chất lượng
nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay. Lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch tỉnh
Phú Thọ hiện hơn 2.200 lao động nhưng đa phần yếu về nghiệp vụ. Nhưng không thể đưa ra yêu
cầu cho các đơn vị sử dụng lao động và cá nhân người lao động phải trải qua thời gian đào tạo dài
hạn. Do vậy đào tạo tại chỗ theo phương pháp nghe nhìn hoặc theo chương trình đã được quy
hoạch sẵn là sự lựa chọn tối ưu để có thể đảm bảo được nhiều yêu cầu về rút ngắn thời gian học
tập cho người học cũng như doanh nghiệp sử dụng lao động mà vẫn đạt được yêu cầu về lượng
nội dung kiến thức cần thiết về kỹ năng nghề.
Đứng trên phương diện quản lý nhà nước về du lịch, chúng tôi sẽ tham mưu và kiến nghị với các cơ
quan quản lý Ngành cấp trên có thêm nhiều sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, mời giảng viên tại các
Vụ, Viện, các trường đào tạo du lịch có uy tín, chia sẻ các tài liệu giảng dạy nghiệp vụ du lịch cho
địa phương đặc biệt là tại cơ sở đào tạo có chuyên ngành du lịch, mở các khóa đào tạo nghiệp vụ
ngắn hạn. Qua đó phát huy hơn nữa sự phối kết hợp hiệu quả giữa nhà quản lý, nhà trường, doanh
nghiệp và trực tiếp người lao động tạo ra đội ngũ nhân lực du lịch có chất lượng phục vụ cho sự
nghiệp phát triển du lịch tỉnh nhà.

×