Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bí quyết đạt điểm cao môn Hóa thi đại học khối A và B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.74 KB, 2 trang )

Bí quyết đạt điểm cao môn Hóa thi đại học khối A, khối B
Bài viết này giới thiệu Bí quyết đạt điểm cao môn Hóa trong các kì thi đại học của thầy
Trương Minh Lương, Giảng viên khoa Hóa - ĐH Sư phạm Hà Nội; và cô Nguyễn Bích Hà, GV
trường chuyên HN-Ams, người có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và có nhiều học sinh đạt
giải cao ở các kì thi Quốc gia và Olympic quốc tế, đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi ĐH môn Hóa
học.
7 lưu ý khi làm bài thi đại học môn Hóa
Theo cấu trúc đề thi đại học môn Hóa, kiến thức tập trung ở chương trình lớp 12, nhưng do
tính logic của vấn đề kiến thức nên các phần kiến thức lớp 10 và 11 cũng được đề cập. Các câu
hỏi ra trong đề thi đại học phần lớn là những câu hỏi cần có những suy luận nhất định.
Trước tiên, thí sinh phải nắm vững các kiến thức về hóa đại cương, hóa vô cơ, hóa hữu cơ. Kiến
thức về tính chất của các chất như tính chất hóa học, tính chất vật lý, Đặc biệt cần phải nắm
thêm các trường trường hợp riêng của một số chất vượt ngoài quy luật chung như: a-xít foocmic
có tính ô-xy hóa,
Trong khi làm bài thi, thí sinh cần chú trọng một số lưu ý sau:
Lưu ý đầu tiên là hãy đọc kỹ đề, quan sát đáp án để định hướng thu hẹp hướng giải. Không nên
vừa đọc đề đã tiến hành tính toán hoặc giải bài toán, có nhiều bài toán chỉ sử dụng đầu đề thôi
thì kết quả có thể quá nhiều, do đó thí sinh nên đọc thêm các đáp án để hạn chế các kết quả.
Ví dụ: Đề thi khối A - 2009, mã đề 175, câu 11 (bài này nếu chỉ có đầu bài thì chúng ta không biết
hai este no hay không no và đơn chức hay đa chức nhưng khi nhìn vào các phương án trả lời chỉ
có este no đơn chức nên bài giải trở nên dễ dàng)
Lưu ý thứ 2 là cần sử dụng các phương pháp tính nhanh. Các bài toán thường sử dụng một số
phương pháp tính nhanh để tiết kiệm thời gian như phương pháp bảo toàn khối lượng, phương
pháp bảo toàn electron, phương pháp tính theo phương trình ion và phương pháp bảo toàn
nguyên tố.
Ví dụ: Đề khối B, mã đề 148, câu 10 có cách giải là: Với điều kiện thu được một muối và hỗn hợp
ancol kế tiếp, chúng ta suy ra este no là hai chất kế tiếp, từ đó chúng ta loại trừ các đáp án A và
C. Chúng ta chỉ cần tìm chỉ số trung bình của carbon, thì tìm được đáp án.
Lưu ý thứ 3 là đối với một số bài toán có sự tham gia của chất điện phân, chúng ta có thể tính
theo phương trình ion. Ví dụ: Đề khối B, mã đề 148, câu 6.
Lưu ý thứ 4 là thứ tự phản ứng hoặc xem xét các phản ứng thứ cấp, phản ứng ẩn chỉ xuất hiện


sau các phép tính. Ví dụ: Đề khối A, mã đề 175, câu 5.
Lưu ý thứ 5 là có những bài toán không cần tính công thức cụ thể mà chỉ cần nhận xét nhanh
dựa vào tính chất và số liệu, từ đó loại trừ dần các đáp án. Ví dụ: Đề khối A, mã đề 175, câu 27.
Lưu ý thứ 6 là chúng ta có thể thiết lập sơ đồ quá trình phản ứng để dễ dàng cho việc tính toán
được nhanh và chính xác, dễ kiểm tra kết quả. Ví dụ: Đề khối B, mã đề 148, câu 20.
Lưu ý thứ 7: Có thể suy diễn nhanh dựa trên các kết quả của các đáp án và kết hợp với điều kiện
đầu bài. Ví dụ câu 11, cầu 15, mã đề 148, đề thi khối B.
(Theo TS Trương Minh Lương)
Cách ôn tập và cách làm bài môn Hóa
Cách ôn tập:
1. Hệ thống các kiểu thực nghiệm thường hay được khai thác (phân tích thực nghiệm; chúng
thường được sử dụng như thế nào; khai thác xuôi, ngược ra sao; có những kĩ năng đặc biệt gì
trong cách khai thác các thực nghiệm này; thường được sử dụng trong những loại câu hỏi
nào? ).
Đối với phần hữu cơ còn phải chú ý đến các quy tắc, quy luật được áp dụng (như quy tắc cộng
vào nối bội, quy tắc thế vào vòng thơm ).
Đối với câu hỏi định lượng: chú ý một số thủ thuật hay được sử dụng như đại lượng trung bình,
bảo toàn điện tích trong phản ứng oxi hóa - khử hay trong dung dịch; tăng giảm khối lượng
Đối với phần câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức cần chú ý đến độ chính xác của nội dung
được sử dụng.
2. Phân dạng các loại câu hỏi định tính và định lượng theo chủ đề.
3. Khi học bài, lần đầu phải viết ra, phân tích xem câu hỏi này thuộc loại chủ đề nào? Khai thác
kiến thức gì? Kĩ năng gì? Sau một số lần rồi mới làm nhanh để khống chế thời gian
Cách làm bài:
Khi đọc câu hỏi phải định dạng nhanh xem câu này thuộc loại nào? Cách xử lí thế nào? Nếu là
câu bài tập thì có thuộc dạng quen thuộc không?
Phải kết hợp cả đáp án vì nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể định dạng nhanh kết quả mà
mình cần tìm.
Nếu gặp câu lạ thì để lại rồi quay lại sau.
(Theo cô Nguyễn Bích Hà)

×