KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền
kinh tế sản xuất hàng hóa. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới nhưng
đồng thời cũng chứa đựng những mối đe dọa, nguy cơ cho các doanh nghiệp. Đặc
biệt trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải biết tận dụng năng lực
và cơ hội để lực chọn cho mình một hướng đi đúng đắn nhằm đạt được hiệu quả.
Doanh nghiệp phải biết nhu cầu xã hội, biết khả năng của mình, của đối thủ cạnh
tranh để có chiến lược kinh doanh hợp lý. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh
tế, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Hiệu quả kinh doanh là vấn đề hàng đầu mà các
nhà quản trị đều quan tâm và mong muốn đạt được. Do đó việc nghiên cứu phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh rất cần thiết và mang tính tất yếu khách quan đối với
các doanh nghiệp, từ việc phân tích các hoạt động sàn xuất kinh doanh, doanh nghiệp
biết được kết quả mà mình đạt được có hiệu quả hay không, cần có kế hoạch nào để
phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu để đem lại hiệu quả cao cho
doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải
có độ nhạy bén, linh hoạt cao trong quá trình kinh doanh của mình. Vì vậy, trong thời
gian thực tập ở Công ty Cổ Phần Phân Phối Điện Quang, với những kiến thức đã tích
lũy được trong quá trình học tập cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề này, em đã chọn đề tài “Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần
Phân Phối Điện Quang” làm đề tài nghiên cứu của mình.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 1 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh.
- Tìm hiểu đánh giá thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Cổ Phần Phân Phối Điện Quang.
- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu
quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Phân Phối Điện Quang.
- Trên cơ sở nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty để đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Phân Phối Điện
Quang.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở tình hình hoạt động
kinh doanh của Công ty CPPP Điện Quang trong 2 năm 2009 và 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dùng các phương pháp như:
- Phương pháp thống kê: thu thập và phân tích các số liệu, tổng hợp và đánh
giá thực trạng.
- Phương pháp lịch sử: so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để tìm
hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo kết cấu sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 2 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Phân Phối
Điện Quang.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần
Phân Phối Điện Quang.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 3 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 4 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế được nhiều người quan tâm tới. Có
nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, như:
• Nếu xét theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu được
xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó.
• Còn nếu ở từng khía cạnh riêng thì hiệu quả kinh tế là sự thể hiện trình độ và
khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Hay ta có thể tổng quát lại như sau:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế có tính chất định lượng về tình
hình phát triển của các hoạt động kinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo
chiều sâu của các chủ thể kinh tế, đồng thời nó phản ánh trình độ khai thác và sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân trong quá trình
hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt
trong việc sử dụng các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường muốn dành chiến thắng trong
cạnh tranh thì phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, muốn vậy cần tận dụng khai
thác và tiết kiệm tối đa các nguồn lực.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 5 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là việc phản ánh mặt chất
lượng các hoạt động kinh doanh, trình độ tận dụng các nguồn lực trong kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:
• Hiệu quả kinh tế:
Là sự so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được với toàn bộ chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản
ánh những kết quả kinh doanh tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản
lượng công nghiệp… nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể
hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản
ánh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh
doanh.
Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế được
biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu
phản ánh đầy đủ các mặt của một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể
là :
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với
chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì
chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp
định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được,
lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể, nó đồng nhất và là biểu
hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu… Ngoài ra, nó còn biểu hiện mức độ phát
triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong
quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù
hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức
độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói cách khác,
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 6 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý
của doanh nghiệp. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý
doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả
năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.
Trong thực tế hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đạt được trong các
trường hợp sau:
- Kết quả tăng, chi phí giảm.
- Kết quả tăng, chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ
tăng của kết quả.
Nói tóm lại ở tầm vĩ mô, hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của
quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức và
quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào… đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của
doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự
tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế
của doanh nghiệp trong thời kì. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp
phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp.
• Hiệu quả xã hội:
Phản ánh kết quả mà doanh nghiệp đạt được về mặt xã hội như mức độ đóng
góp vào ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện môi
trường….
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt của một vấn đề, có tác động
qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế quyết định hiệu quả xã hội nhưng hiệu quả xã hội
cũng có tác động trở lại đối với hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn quan tâm hơn tới hiệu quả kinh
tế, đó là doanh thu, lợi nhuận đạt được mà ít quan tâm tới hiệu quả xã hội như mức
đóng góp vào ngân sách nhà nước, việc cải thiện môi trường… việc nâng cao hiệu
quả kinh tế phải đi đôi với hiệu quả xã hội thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền
vững được.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 7 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
1.1.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh
không những chỉ cho biết việc kinh doanh đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các
nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả
hai phương diện đó là tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu
quả. Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả
không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng
hợp đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để đánh giá trình độ
sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh giúp cho các nhà quản trị có cái
nhìn sâu hơn trong từng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để đưa ra các
phương hướng cũng như kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp nhằm từng bước cải
thiện những vấn đề còn tồn đọng và nâng cao được hiệu quả kinh doanh trong tương
lai.
1.1.3. Một số vấn đề về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
• Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động SXKD, phản ánh
đầy đủ mặt lượng và mặt chất hoạt động của DN trong việc sử dụng các yếu tố cơ
bản như lao động, vật tư và TSCĐ. Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của mọi doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến
khích nâng cao hiệu quả kinh tế của mọi đơn vị, là nguồn vốn để tái sản xuất và phát
triển.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 8 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Theo quy định của Nhà nước thì lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu
của hoạt động SXKD (tiền bán SP – chiết khấu thanh toán – giảm giá và hàng bán bị
trả lại) trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm (giá thành công xưởng + chi phí bán hàng +
chi phí quản lí) và các khoản thuế (thuế VAT + thuế XNK) theo luật định.
Các nguồn hình thành lợi nhuận:
• Lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.
• Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính (góp vốn liên doanh, đầu tư chứng
khoán, cho thuê tài sản…).
• Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường (thanh lý TSCĐ, nợ không có
chủ, nhượng bán TSCĐ, phạt vi phạm hợp đồng…).
• Lợi nhuận thu được từ tất cả các hoạt động kinh doanh.
• Tình hình thanh toán thuế.
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có
nhiệm vụ nộp ngân sách nhà nước dưới hình thức các loại thuế như thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… nhà nước sẽ
sử dụng các khoản thu này để đầu tư cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân và các
lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
1.1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là bộ phận lớn nhất, chủ yếu nhất trong tư liệu lao động và quyết
định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là một giá trị ứng ra để đầu tư vào các tài
sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn
này sẽ tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu hao dần theo sự hao mòn của tài sản
cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được xác định bằng cách so sánh kết quả kinh
doanh với giá trị của tài sản cố định bình quân, tính theo nguyên giá hoặc giá trị khôi
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 9 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
phục trong kỳ được xét, thường được gọi là hiệu suất vốn cố định. Gọi tổng giá trị
của vốn cố định bình quân trong kỳ là tài sản cố định (TSCĐ) và chỉ tiêu hiệu suất
TSCĐ là H
TSCĐ
thì:
• Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là các loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn hạn (< 1 năm).
Nhóm này gồm có: tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, tồn
kho…
Giá trị tài sản lưu động này chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản
của doanh nghiệp (25% - 50%). Vì vậy, việc quản trị và sử dụng hợp lí các tài sản lưu
động có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự thành công của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Các chỉ tiêu mức doanh lợi
• Mức doanh lợi trên doanh số bán
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với doanh thu, cho biết một đồng
doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 10 09HQT1
Lợi nhuận sau thuế
H
TSCĐ
=
TSCĐ
Lợi nhuận sau thuế
H
VLĐ
=
Tổng vốn lưu động bình quân
Lợi nhuận ròng sau thuế
ROS
=
Doanh thu thuần
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm
chi phí nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ
tăng doanh thu.
• Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
• Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu:
Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ số sinh lời so với vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến dùng để đánh giá
tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lí, bởi vì nó đo
lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu.
• Khả năng sinh lợi so với tài sản
Tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
1.1.3.4. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán
bằng tiền mặt của một doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan tới việc xem
xét liệu doanh nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không.
Sau đây là một số chỉ tiêu:
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 11 09HQT1
Lợi nhuận ròng sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng sau thuế
ROA =
Giá trị tổng tài sản
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
• Tỷ số thanh toán lãi vay:
• Tỷ số thanh toán ngắn hạn:
Tỷ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản lưu
động với nợ ngắn hạn. Công thức tính :
Tỷ số thanh toán ngắn hạn có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu giá trị của tỷ số thanh toán ngắn
hạn quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh việc doanh nghiệp đã đầu tư
quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu doanh nghiệp và tài sản lưu động dư
thừa thường không tạo nên doanh thu. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư quá lớn vốn
của mình vào tài sản lưu động, số vốn đó sẽ không được sử dụng có hiệu quả.
Tỷ số thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp tốt hay xấu thì còn phải xem
xét các yếu tố sau:
- Bản chất ngành kinh doanh.
- Cơ cấu tài sản lưu động.
- Hệ số vòng quay của một số loại tài sản lưu động như hệ số vòng
quay các khoản phải thu, hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ số vòng
quay vốn lưu động.
• Tỷ số thanh toán nhanh:
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 12 09HQT1
EBIT (LN hoạt động)
Tỷ số thanh toán lãi vay =
I (lãi vay)
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả
năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả.
Các loại tài sản lưu động được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền là CK ngắn hạn,
các khoản phải thu của khách hàng. Công thức tính:
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 13 09HQT1
Tài sản lưu động – Tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Thương hiệu bóng đèn Điện Quang ra đời trong giai đoạn khó khăn khi đất
nước mới thống nhất, nền kinh tế vừa qua một thời gian dài chiến tranh. Tiếp quản
dây chuyền thiết bị, cơ sở sản xuất do chế độ cũ để lại sau năm 1975, Điện Quang đã
dần từng bước ổn định sản xuất, cung cấp những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm 1987, Nhà máy thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động với công suất 1.920
MW, cung cấp điện cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước
đã mở ra cho ngành công nghiệp điện năng Việt Nam bước phát triển mới. Từ đây
nhu cầu sử dụng các thiết bị điện ngày một tăng. Vượt qua những thử thách khắc
nghiệt của thị trường và hòa nhập vào dòng chảy phát triển của đất nước. Điện Quang
bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất. Chủ trương
nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu đã được phổ biến
đến từng người thợ, đặc biệt ưu tiên các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất.
Thời điểm năm 1993, Công ty gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm gần như bị
đóng băng không tiêu thụ được, bóng đèn tồn kho lên đến hàng triệu cái mỗi loại, dẫn
đến không có vốn hoạt động, công nhân không có việc làm nhiều người đã bỏ việc để
tìm chỗ khác có thu nhập cao hơn. Trước tình hình đó làm thế nào để nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại nhập là bài
toán khó đặt ra với Điện Quang. Và đầu tư chính là lời giải. Liên tục trong nhiều năm
liền, Điện Quang đã đầu tư nhiều dự án để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tập
trung vào công nghệ, nhưng giải pháp sản xuất đồng bộ, những quy trình sản xuất
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
khép kín từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra hoàn chỉnh, giảm giá thành
và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới với tính năng đa dạng.
Đầu tiên là dự án đầu tư nâng cấp lò thủy tinh công xuất khai thác từ 5,5 tấn/
ngày lên 9 tấn /ngày vào nãm 1993. Nãm 2000, Công ty lại tiếp tục ðầu tý mới một lò
thủy tinh trung tính hiện đại của hãng NEG (Nhật bản) có công xuất 24 tấn/ngày với
số vốn đầu tư 35 tỷ đồng, nhằm chủ động nguồn cung cấp ống thủy tinh cao cấp cho
sản xuất bóng đèn với giá cạnh tranh nhất. Đây là thủy tinh được các chuyên gia
nước ngoài đánh giá là hiện đại nhất hiện nay ở Việt Nam và trong khu vực. Hiện
nay, ngoài việc chủ động đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, Công ty còn bán ống
thủy tinh thành phầm cho các đơn vị sản xuất bóng đèn trong nước và xuất khẩu sang
các nước trên thế giới. Đây có thể nói là bước đi táo bạo mang tính đột phá trong đầu
tư công nghệ của công ty, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của thương hiệu Điện
Quang.
Năm 1997 Điện Quang đầu tư dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang phi 28
công xuất 4 triệu bóng / năm và liên tục cải tiến nâng cấp qua các năm để đáp ứng
ngày càng cao về số lượng và chất lượng và cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
Đến năm 1998 Điện Quang tiếp tục đầu tư 1 dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất
bóng đèn tròn dây tóc xoắn kép có hiệu xuất sáng hơn bóng đèn dây tóc xoắn đơn
20% với công xuất 12 triệu bóng/ năm. Sản phẩm này ra đời đã chiếm được thị phần
cao và chinh phục được người tiêu dùng. Và để đa dạng hóa sản phẩm, khép kín dây
chuyền sản xuất, năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất Ballast điện từ với
công nghệ dập và ép lõi từ tự động, giúp sản phẩm có chất lượng tốt hơn, ổn định
hơn.
Có sản phẩm tốt là phải xây dựng thương hiệu mạnh. Muốn xây dựng được
thương hiệu thì trước tiên phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2002, Công ty đã
đầu tư hơn 200 tỷ đồng cho việc đổi mới công nghệ các dây chuyền sản xuất bóng
đèn huỳnh quang các loại và áp dụng thành công hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn
ISO 9002. Từ chỗ chỉ sản xuất các loại bóng đèn tròn và bóng đèn huỳnh quang
thông thường, đến nay, Điện Quang đã sản xuất được trên 100 loại sản phẩm chiếu
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 15 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
sáng và điện dân dụng chất lượng cao như: Bóng huỳnh quang T8 tiết kiệm điện,
bóng đèn tròn dây tóc xoắn kép cho hiệu suất sáng cao hơn 20%, bóng đèn Compact
siêu tiết kiệm. Máng đèn huỳnh quang, công tắc, ổ cắm âm tường, dây điện dân dụng,
phích cắm điện, các loại đèn chuyên dụng, ổ cắm điện chịu nhiệt. Đặc biệt năm 2003,
Điện quang trở thành nhà sản xuất bóng đèn đầu tiên tại Việt Nam đã thương mại hóa
thành công công nghệ Tricolor Phospho và giới thiệu ra thị trường sản phẩm đèn
Điện Quang Maxx 801 cho chất lượng ánh sáng tốt hơn, giúp bảo vệ mắt trẻ em.
Ngày nay các sản phẩm của Điện Quang được người tiêu dùng đánh giá là có chất
lượng cao không thua kém hàng ngoại nhập và giá cả phải chăng.
Bên cạnh đó sản phẩm của công ty đã được tiêu chuẩn hóa mã số, mã vạch do
Trung tâm Đo lường chất lượng nhà nước cấp và sản xuất theo tiêu chuẩn JIS Nhật
Bản. Sản phẩm của công ty còn được Trung kiểm định chất lượng của Hàn Quốc
(KTL) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn của Hàn Quốc. Hiện nay, Trung tâm tiêu
chuẩn đo lường chất lượng III – Thành phố Hồ Chí Minh đang đặt Điện Quang sản
xuất Ballast chuẩn cho kiểm định sau này đối với các sản phẩm khác. Đây có thể nói
là niềm tư hào về chất lượng sản phẩm của Điện Quang.
Nhìn lại chặng đường đã qua, Điện Quang ngày thành lập mới chỉ sản xuất 2
loại sản phẩm là đèn huỳnh quang và đèn tròn, trình độ, năng xuất thấp, thì nay đã
cung ứng ra thị trường hơn 25 triệu bóng đèn huỳnh quang, 30 triệu đèn tròn các loại
và hàng triệu các sản phẩm khác... Ngày nay, Điện Quang đã là nhà sản xuất hàng
đầu tại Việt Nam về các thiết bị chiếu sáng và điện dân dụng với doanh số hàng trăm
tỷ đồng mỗi năm, sản xuất được trên 100 măt hàng thiết bị chiếu sáng và điện dân
dụng chất lượng cao. (Hàng năm Điện Quang có khả năng cung cấp ra thị trường 25
triệu sản phẩm đèn huỳnh quang, 20 triệu sản phẩm đèn tròn các loại, gần 7.000 tấn
thủy tinh kiềm, hàng triệu sản phẩm bóng đèn và thiết bị dân dụng chất lượng cao,
đáp ứng 70% nhu cầu thị trường). Quy mô sản xuất kinh doanh của điện quang ngày
càng được mở rộng theo hướng chuyên môn hóa cao. Đội ngũ 1000 cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ của Điện Quang hiện đang làm chủ công nghệ kỹ thuật, khai thác hiệu
quả 4 nhà máy, xí nghiệp của Công ty tại Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 16 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Với phương châm “ Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang”, đội ngũ trên 100 đại
diện thương mại nhiệt tình, năng động của Điện Quang, hiện đang vượt qua mọi
khoảng cách để mang thương hiệu Điện Quang đến với hơn 1000 đại lý ở 64 tỉnh
thành, chăm sóc trên 15.000 khách hàng thuộc hệ thống kinh doanh điện gia dụng,
thông qua 4 chi nhánh của Điện Quang từ Bắc đến Nam. Ngoài ra sản phẩm Điện
Quang từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu tại thị trường các nước Đông Nam
Á, Hàn Quốc, Nam Trung Á, Trung Đông... với kim ngạch xuất khẩu đạt 19,4 triệu
USD và tăng trưởng bình quân 30 – 35 %/ năm.
Những nỗ lực liên tục không ngừng của Điện Quang trong việc nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao chất lương phục vụ người tiêu dùng, một lần nữa được ghi
nhận bằng những thành quả trong công tác xây dựng thương hiệu ngày càng gần gũi,
thân thiện hơn với người tiêu dùng: 13 Huy Chương Vàng tại hội chợ quốc tế hàng
Công nghiệp Việt Nam. Liên tục 8 năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao ( do người tiêu dùng bình chọn) và 5 năm liền được xếp hạng trong danh
sách TOPTEN do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức. Điện Quang còn được bình chọn, đạt
các danh hiệu thương hiệu mạnh Việt Nam, thương hiệu ấn tượng...
Một sự kiện đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Điện Quang là năm 2003,
Điện Quang được nhận giải sao vàng Đất Việt. Đây là giải thưởng lớn nhằm tôn vinh
những thương hiệu và sản phẩm nổi tiếng. Với giải thưởng sao vàng Đất Việt, Điện
Quang 1 lần nữa khẳng định uy tín, thương hiệu và vị trí tiên phong trong lĩnh vực
sản xuất bóng đèn chiếu sáng dân dụng, thiết bị điện tại Việt Nam.
Tiếp bước truyền thống và lịch sử phát triển ngành bóng đèn tại Việt Nam, với
mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu của Công ty cũng như xây dựng thương hiệu Điện
Quang thành niềm tự hòa của người Việt Nam, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV
của công ty đang ngày đêm trăn trở về con đường phát triển của Công ty để hòa
mình vào sự phát triển chung của đất nước, nhanh chóng hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới.
Ngày 03/02/2005 là ngày đặc biệt đáng ghi nhớ của Điện Quang trong chiến
lược phát triển giai đoạn mới, sau kết quả sắp xếp lại doanh nghiệp để chuyển sang
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 17 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Sự kiện này đã mở ra một trang sử mới
trong lịch sử phát triển của Điện Quang. Ban lãnh đạo công ty đã xác định được
những thách thức, cam go đối với công ty trong việc xây dựng Điện Quang thành
công ty hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chiếu sáng và
thiết bị điện dân dụng, đưa thương hiệu Điện Quang thành thương hiệu mạnh không
những với người tiêu dùng trong nước mà cả nước ngoài thông qua các giải pháp:
• Đột phá trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy quản lý để tận dụng
những lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kinh nghiệm trong lĩnh vực chiếu sáng
nhằm khai thác hiệu quả các dự án đầu tư đồng bộ hiện nay. Tăng cường hiệu
quả quản lý sản xuất, thị trường để tăng năng xuất thiết bị, tăng tính cạnh
tranh của sản phẩm, nhằm gia tăng lợi nhuận đem lại vị thế dẫn đầu thị phần
sản phẩm bóng đèn và thiết bị chiếu sáng.
• Từng bước đầu tư nâng cấp công nghệ theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng kết
tinh trong sản phẩm, nâng cao tính tự động hóa ngang bằng với các nước
công nghiệp mới để tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu về công nghệ sản xuất
thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện tại Việt Nam và khu vực.
• Không ngừng nghiên cứu phát triển ứng dụng các thành tựu công nghệ mới
nhất để cho ra đời các sản phẩm mới, cao cấp với nhiều tính năng vượt trội để
tận thu, khai thác nhiều phân khúc của thị trường nội địa và xuất khẩu với các
chỉ tiêu về thị phần, thị trường mục tiêu, doanh thu...
Điện Quang đã xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, kết hợp hài
hòa giữa truyền thống văn hóa Điện Quang đã được vun đắp qua nhiều thế hệ với
quy trình quản lý khoa học, ứng dụng các thành tựu về công nghệ trong quản lý. Tất
cả vì mục tiêu Điện Quang trở thành một trong những công ty Việt Nam thu hút được
nhiều người tài, cùng chung sức xây dựng Điện Quang trở thành 1 đơn vị kinh tế
vững mạnh đem sản phẩm và dịch vụ Điện Quang trở thành niềm tự hào cho thương
hiệu Việt, cho người Việt Nam trên bước đường hội nhập, để Điện Quang không
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 18 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
dừng lại là thương hiệu hàng đầu Việt Nam mà trở thành thương hiệu đẳng cấp quốc
tế.
Hòa cùng nhịp bước của tập đoàn Công ty Cổ phần Bóng Đèn Điện Quang,
Công ty cổ phần phân phối Điện Quang đã được những thành viên có kinh nghiệm và
tâm huyết trong lĩnh vực kinh doanh và phát triển kinh doanh thành lập. Công ty nhận
được giấy phép hoạt động số 4103006913 từ ngày 04 tháng 06 năm 2007 tại sở Kế
hoạch và Đầu tư TP.HCM.
Thông tin công ty:
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG.
Tên tiếng Anh: Dien Quang Distribution Joint Stock Company.
Tên viết tắt : DQD
Trụ sở chính : 121-123-125 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
TP.HCM.
Giám đốc : Đặng Thái Sơn.
Telephone : 08-62.917.127 Fax : 08-62.917.133
Website : www.dienquangdistribution.com
2.1.2. Chức năng
• Tổ chức kinh doanh và phân phối các mặt hàng vật tư, thiết bị điện, thiết bị
chiếu sáng, sản phẩm điện gia dụng và dây điện.
• Nghiên cứu, nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trong mỗi thời
kì để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
• Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các
chi phí.
2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Nhiệm vụ:
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 19 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
• Chấp hành nghiêm chỉnh luật kinh tế và các chế độ quản lý kinh tế của Nhà
nước.
• Quản lý cán bộ công nhân viên của Công ty theo chế độ của Nhà nước và sự
phân cấp của Công ty. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên,
nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật, đáp ứng theo yêu cầu của Công ty.
- Quyền hạn:
• Công ty có con dấu riêng.
• Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh phù hợp với quy mô và định hướng phát
triển của Công ty.
• Mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.
• Có tư cách pháp nhân.
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động
• Sản xuất, mua bán bóng đèn, vật tư, thiết bị điện, dây điện, thiết bị chiếu sáng.
• Mua bán nguyên liệu vật tư, phụ tùng thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện dân
dụng, công nghiệp hóa chất.
• Môi giới thương mại.
• Kinh doanh lữ hành, nội địa quốc tế.
• Xây lắp bảo trì hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng.
• Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
2.1.5. Hệ thống phân phối và bảo hành
Công ty phân phối những sản phẩm tốt nhất dùng cho văn phòng và gia đình
trong lĩnh vực chiếu sáng: bóng đèn dây tóc, bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh
quang tiết kiệm điện năng, các sản phẩm điện gia dụng và hơn thế nữa…
Hệ thống phân phối và bảo hành sản phẩm của công ty Cổ Phần Phân Phối
Điện Quang được phân bổ đều ở các miền trên đất nước tại các chi nhánh như sau:
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 20 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Bảng 2.1 . Bảng trung tâm phân phối và bảo hành
Khu vực Thông tin liên lạc
TPHCM VÀ
ĐÔNG NAM BỘ
Trụ sở chính:
125 Hàm Nghi, Quận I - Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện:
Lầu 11, Tòa nhà Hoàn Long, số 244 Cống Quỳnh, P.Phạm
Ngũ Lão, Q.1,TP. HCM
Tel : 84 8 62917127
Fax: 84 8 62917133
Email:
MIỀN BẮC
(Chi nhánh HÀ NỘI)
Văn phòng đại diện:
23B Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
Tel : 84 4 37343046
Fax: 84 4 37341671
Email:
MIỀN TRUNG
(Chi nhánh
ĐÀ NẴNG)
Văn phòng đại diện:
171 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, Thành phố.
Đà Nẵng
Tel : 84 511 691670
Fax : 84 511 691669
Email:
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 21 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
MIỀN TÂY
(Chi nhánh
CẦN THƠ)
Văn phòng đại diện:
399 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), Phường An Khánh, Quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Tel: 84 71 460557
Fax: 84 71 896824
Email:
2.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1:
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 22 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Ghi chú:
• Phòng KD-TT: Phòng Kinh doanh tiếp thị.
• Phòng KH-CU: Phòng Kế Hoạch – Cung Ứng.
• Phòng TC-KT: Phòng Tài chính – Kế toán.
• Phòng HCNS : Phòng Hành Chính – Nhân sự.
• TTPP-TK : Trung tâm phân phối Tổng Kho.
• TTPP-CN : Trung tâm phân phối Chi nhánh
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban
2.2.2.1. Hội đồng quản trị
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 23 09HQT1
PHÒNG
KH-CU
PHÒNG
TC-KT
PHÒNG
KHO VẬN
PHÒNG
KỶ THUẬT
CT. HĐ
QUẢN TRỊ
PHÒNG
HC-NS
PHÒNG
KD-TT
TTPP-TK
SÓNG THẦN
GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
TTPP-CN
HÀ NỘI
TTPP-CN
ĐÀ NẴNG
TTPP-CN
CẦN THƠ
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI
ĐIỆN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của công ty, có
quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng ban quản trị, của
giám đốc công ty.
2.2.2.2. Giám đốc
Là người do chủ tịch hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và phải đáp ứng đầy
đủ điều kiện là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người chịu
trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn
của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty.
2.2.2.3. Các phòng ban trực thuộc
•Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế
toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có
trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu
quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cấp trên, cơ quan thuế và các đối
tượng khác.
•Phòng kinh doanh tiếp thị: tìm nguồn khách hàng tiêu thụ, lập kế hoạch kí kết
các hợp đồng bán hàng, đảm bảo mức doanh thu quy định của Ban giám đốc đề ra,
tiếp thị sản phẩm và làm công tác tiếp thị quảng cáo nhằm tăng trưởng doanh thu.
•Phòng Kế hoạch-cung ứng: Theo dõi vật tư, tồn kho sản phẩm để lập kế hoạch
đặt hàng cho các sản phẩm nhằm cung ứng đủ các loại sản phẩm đảm bảo cho phòng
kinh doanh thực hiện các chiến lược kinh doanh. Theo dõi tiến trình giao hàng của
nhà cung cấp nhằm ổn định lượng hàng đầu vào, tìm hiểu và lựa chọn các nhà cung
ứng có tiềm năng nhằm đảm bảo chất lượng và giá thành ổn định cho Công ty. Thực
hiện công tác kí kết hợp đồng và các quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm theo
tiêu chuẩn của nhà nước ban hành.
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 24 09HQT1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG
DŨNG
•Phòng Kho vận: Thực hiện nhiệm vụ điều phối, vận chuyển hàng hóa từ kho
Trung tâm đến các chi nhánh ở các miền trên toàn quốc nhằm đảm bảo đủ sản phẩm
cho việc phân phối ở các khu vực. Quản lý các phương tiện vận chuyển và đảm bảo
việc vận chuyển hàng hóa đúng tiến độ cho các khu vực.
•Phòng Kỹ thuật: Có trách nhiệm xây dựng các định mức kỹ thuật về sản phẩm,
nghiên cứu các mẫu hàng về mặt kỹ thuật cũng như tình trạng máy móc kỹ thuật
trong công ty, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng cũng như đảm
bảo an toàn cho người lao động.
•Phòng HCNS: Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo thực
hiện tốt công việc ở các phòng ban. Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, đảm bảo
quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với Nhà nước, theo dõi tình hình sử
dụng quỹ Bảo hiểm xã hội, thực hiện công tác tiền lương, giải quyết các chính sách,
chế độ cho người lao động. Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị làm việc cho
các phòng ban, tổ chức các cuộc họp, đại hội, làm công tác lễ tân, in ấn tài liệu lưu
trữ các loại văn bản trong Công ty, xây dựng kỷ luật lao động.
•Các trung tâm phân phối-tổng kho: Đảm bảo việc lưu trữ hàng hóa và bảo toàn
tài sản của công ty, thực hiện công tác nhập xuất hàng hàng ngày cho việc phân phối,
bán hàng của công ty. Tổ chức theo dõi các mặt hàng, sản phẩm tồn kho, thực hiện
công tác báo cáo hàng ngày để hỗ trợ việc đảm bảo lượng hàng ổn định trong kho.
2.2.2.4. Đội ngũ lao động và cơ cấu lao động
Hiện nay tổng số lao động của công ty gồm 130 người. Trong đó số
lượng nam là 90 người, số lượng lao động nữ là 40 người.
Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện như sau:
• Lao động nam chiếm: 69,2%
• Lao động nữ chiếm: 30,8%
• Lao động có trình độ trên đại học 0,8%
• Lao động có trình độ đại học 38,5%
SVTH: Phạm Thị Ánh Thu 25 09HQT1