Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Rùa Hồ Gươm do vua Lê Lợi mang ra từ Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.13 KB, 2 trang )

Rùa Hồ Gươm do vua Lê Lợi mang ra từ Thanh Hóa?
Rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Thanh Hóa) rất giống về hình thái với tiêu bản rùa
ở Hồ Gươm đang được trưng bày ở đền Ngọc Sơn và cụ Rùa đang sống ở Hồ
Gươm.
PGS.TS Hà Đình Đức nói về nguồn gốc cụ Rùa hồ Gươm:
"Sách cổ chép rằng, xưa kia ở Vụng Sung trên dòng Lương Giang (Sông Chu ngày
nay) gần khu vực Lam Sơn có loại rùa to bằng chiếc chiếu đôi. Từ nhiều đời nay,
nhân dân vùng Phúc Địa (nay là xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)
truyền tụng về loài rùa khổng lồ, khi nó lên bờ đào tổ đẻ trứng người ta đã lấy chão
(dây thừng to) buộc vào chân sau cho trâu mộng kéo.
Nhưng khi đẻ xong nó kéo cả trâu xuống sông, nên đành phải chặt chão để đánh
tháo cho trâu. Mai của nó dựng lều che mưa cho 3 – 4 người không bị ướt, có khi
lật ngược làm thuyền hái rau trên ao hồ.
Rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa) rất giống về hình thái với
tiêu bản rùa ở Hồ Gươm đang được trưng bày trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn (Hà
Nội), và cụ Rùa đang sinh sống tại Hồ Gươm.
Người nghệ nhân tạc rùa đá Vĩnh Lăng đã quá quen thuộc với loài rùa này nên đẫ
tạc theo lối tả chân, hoàn toàn như thật, chứ không mô phỏng như các rùa đá ở Văn
Miếu cũng như các đình chùa. Trên bàn chân Rùa đá Vĩnh Lăng khuyết (lõm) một
móng.
Phải chăng chiếc móng đó đã bị Triệu Đà lấy đưa về phương Bắc, nên ông cha xưa
muốn nhắc nhở con cháu về bài học “Vay – Trả” để giữ chữ ”TÍN”, cái giá mà An
Dương Vương đã phải trả là cả vận mệnh đất nước !
Vậy phải chăng Lê Lợi đã đưa rùa từ vùng Lam Sơn ra thả ở hồ Lục Thủy để dệt
nên huyền thoại Hoàn Kiếm, bởi xưa kia hồ Lục Thủy chưa có loài rùa khổng lồ ?
Khi trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu rùa Quốc tế, GS. Kraig Adler trường
Đại học Cornell (Mỹ) ,họ đã khuyến khích tôi viết bài mô tả Rùa hồ Gươm loài rùa
mới. Hai chuyên gia khác là TS. William P. McCord và TS. Patrick J. Baker cũng
đồng ý với kết luận của tôi. Chúng tôi công bố trên tạp chí Khảo cổ học (Viện
Khảo cổ Việt Nam số 4/2000, đặt tên khoa học Rùa Hồ Gươm là: Rafetus leloii.
Chữ Leloii là tên loài, mang tên Lê Lợi, vị vua liền với truyền thuyết trả Gươm cho


thần Rùa. Nhưng theo thông lệ quốc tế, tên loài là một từ, không viết hoa và theo
tiếng Latinh, “giống đực” phải thêm “i”, còn “giống cái” phải thêm “a” sau cùng.
Tại Hội thảo Quốc tế “Phát triển Bền vững Thủ đô Hà Nội: Văn hiến, Anh hùng, Vì
hoà bình” được tổ chức nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, tôi đã có bài tham
luận “Rùa Hồ Gươm mang tên rùa Lê Lợi”.

×