Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

giáo trình mô đun quản lý dịch hại nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 105 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
QUẢN LÝ DỊCH HẠI NHO
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ TRỒNG NHO
Trình độ: Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
2
LỜI GIỚI THIỆU
Cây nho thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm; sản phẩm thu hoạch chính
là trái nho dùng để ăn tươi, chế biến làm rượu nho hay các loại nước giải khát
khác. Ở Việt Nam diện tích trồng nho tập trung đến 90% ở Ninh Thuận và chủ
yếu trái nho được dùng để ăn tươi.
Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một
vụ, trong khi ở Ninh Thuận cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu
hoạch 2 – 3 vụ mỗi năm, đạt năng suất bình quân từ 15 – 20 tấn/ha/năm. Vì
vậy, cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá
Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng nho cần
được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp.
Chương trình đào tạo nghề “Trồng nho” cùng với bộ giáo trình được biên
soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn nho các địa phương có
khí hậu nhiệt đới khô nóng, lượng mưa thấp có thể coi là cẩm nang cho người đã,
đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng nho.
Bộ giáo trình gồm 5 quyển:


1) Chuẩn bị cây giống
2) Trồng mới
3) Chăm sóc nho
4) Quản lý dịch hại nho
5) Thu hoạch và tiêu thụ
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của
Viện nghiên cứu bông Nha Hố, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông
nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ –
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường,
các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã
tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành
bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho”. Các thông tin
trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy
các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều
kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
3
Giáo trình mô đun“Quản lý dịch hại nho” giới thiệu các kiến thức về các
loại sâu, bệnh hại nho, biện pháp phòng trừ từng loại sâu bệnh và quản lý tổng
hợp dịch hại; bên cạnh đó giáo trình sẽ giúp người học rèn luyện các kỹ năng
nhận biết các loại sâu bệnh hại trong vườn nho, quyết định và thực hiện các biện
pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn cho người động vật và môi trường.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn

1. Phan Quốc Hoàn
2. Phan Duy Nghĩa
3. Lê Phương Hà
4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Giới thiệu mô đun 7
Bài 1. Phòng trừ sâu hại 8
1. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) 8
1.1. Đặc điểm hình thái 8
1.2. Triệu chứng và tác hại 9
1.3. Biện pháp phòng trừ 10
2. Nhện vàng 11
2.2. Triệu chứng và tác hại 11
2.3. Biện pháp phòng trừ 12
3. Nhện đỏ (Eotranychus carpini) 12
3.2. Triệu chứng và tác hại 13
3.3. Biện pháp phòng trừ 14
4. Bọ trĩ 15
4.2. Triệu chứng và tác hại 16
4.3. Biện pháp phòng trừ 16
5. Rệp sáp (Ferrisiana virgata) 17
5.2. Triệu chứng và tác hại 18
5.3. Biện pháp phòng trừ 18
6. Rệp vảy (Eulecanium spp) 19
6.2. Triệu chứng và tác hại 19
6.3. Biện pháp phòng trừ 19
7. Một số sâu hại khác 20
Bài 2: Phòng trừ bệnh hại 27
1. Bệnh mốc sương 27

1.1. Triệu chứng 27
1.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 28
1.3. Biện pháp phòng trừ 28
2. Bệnh phấn trắng (Powdery mildew) 30
2.2. Triệu chứng 30
2.3. Biện pháp phòng trừ 31
3. Bệnh rỉ sắt 32
3.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 33
3.3. Biện pháp phòng trừ 33
4. Bệnh nấm cuống 34
4.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 34
4.3. Biện pháp phòng trừ 34
5. Tuyến trùng (Nematodes) 35
5.2. Triệu chứng và tác hại 36
5.3. Biện pháp phòng trừ 37
6. Một số bệnh hại khác 38
Bài 3. Quản lý dịch hại tổng hợp 51
Hiểu biết về quản lý dịch hại tổng hợp 51
2.2. Biện pháp canh tác 52
5
2.3. Biện pháp vật lý, cơ giới 52
2.4. Biện pháp sinh học 53
2.5. Biện pháp hóa học 61
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 69
I. Vị trí, tính chất của mô đun 69
II. Mục tiêu của mô đun 69
III. Nội dung chính của mô đun 69
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 69
V. Tài liệu tham khảo 74
BÀI ĐỌC THÊM SỐ 1 76

BÀI ĐỌC THÊM SỐ 2 82
PHẦN PHỤ LỤC 84
Phụ lục 2. DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HẠN CHẾ SỬ DỤNG TẠI VIỆT
NAM 1
TT 1
MÃ HS 1
TÊN HOẠT CHẤT – NGUYÊN LIỆU (COMMON NAME) 1
TÊN THƯƠNG PHẨM (TRADE NAME) 1
ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ (CROP/PEST) 1
TỔ CHỨC XIN ĐĂNG KÝ (APPLICANT) 1
26 6
Mercury compound (Hg) 6

6
MÔ ĐUN: QUẢN LÝ DỊCH HẠI NHO
Mã mô đun: MĐ 04
Giới thiệu mô đun
Mô đun Quản lý dịch hại nho cung cấp những thông tin kiến thức về một số
sâu bệnh hại chính cũng như các phương pháp phòng trừ từng đối tượng sâu
bệnh hại.
Mô đun có thời gian đào tạo 102 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ
thực hành và 14 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và
kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu
bệnh hại nho an toàn và hiệu quả.
Mô đun được trình bày thành 3 bài gồm Sâu hại nho, Bệnh hại nho và
Quản lý dịch hại tổng hợp.
Mỗi một phần sẽ được trình bày với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu kèm theo
hình ảnh minh hoạ rõ ràng với mong muốn giúp người học nhận biết và trình bày
được một số đặc điểm của các loại sâu bệnh hại chính; Nhận diện được triệu
chứng gây hại trên cây từ đó quyết định lựa chọn và áp dụng các biện pháp

phòng trừ tổng hợp thích hợp, an toàn và có hiệu quả.
Để đạt kết quả cao, người học cần đọc kỹ giáo trình kết hợp quan sát hình
ảnh, nhận diện sâu bệnh hại chính, quan sát thêm đối tượng gây hại cũng như
triệu chứng trên đồng ruộng để cũng cố lại phần kiến thức đã học. Người học cần
tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các yêu cầu trong các bài thực hành để tăng
cường thêm kiến thức thực tế
7
Bài 1. Phòng trừ sâu hại
Mã bài: M01-04
Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm hình thái, triệu chứng, tác hại của các loại sâu
hại nho;
- Lựa chọn được biện pháp phòng trừ hiệu quả.
- Có trách nhiệm trong công việc, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung:
1. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
1.1. Đặc điểm hình thái
Sâu xanh da láng có vòng đời gồm 4 giai đoạn: trứng, sâu non, nhộng và
trưởng thành.
- Trứng có hình bầu dục dẹt (0.7 mm) và thường được đẻ thành từng ổ
50 – 150 trứng trên bề mặt lá. Ổ trứng thường được phủ bởi lớp vảy phấn màu
hồng xám từ bụng con ngài mẹ. Một con ngài cái có thể đẻ từ 500 – 1500 trứng
tùy thuộc điều kiện ngoại cảnh và di truyền.
- Sâu non có màu xanh lá cây hoặc nâu nhạt, đôi khi có nhiều sọc đen
trên thân, kích thước tối đa dài trên 2cm.
Hình 4.1.1. Sâu xanh da láng giai đoạn sâu non
8
- Nhộng có màu nâu sáng dài khoảng 1,5 cm, thường nằm trong các tổ
dưới đất.
- Ngài dài khoảng 1,2 cm, sải cánh rộng 2,5 cm. Cánh trước có màu

xám nhạt, cánh sau màu vàng rơm, xen kẽ các đường mạch cánh màu nâu tối.
Hình 4.1.2. Con trưởng thành sâu xanh da láng
Sâu xanh da láng có vòng đời trung bình 27 ngày (25 – 29
0
C ). Mỗi năm có
khoảng 16 lứa, mỗi lứa kéo dài 16 – 44 ngày
1.2. Triệu chứng và tác hại
Đặc điểm dễ nhận biết loại sâu này là thấy bên dưới mặt lá nho có các ổ
trứng phủ một lớp lông màu trắng, sâu non nở ra tuổi nhỏ (sau 1 -2 ngày) tập
trung cắn phá xung quanh ổ trứng, làm cho nát hẳn phần lá.
Vì thấy nhiều sâu nhỏ xuất hiện nên người dân vùng Ninh Thuận gọi là
“sâu kim“
Khi sâu lớn (từ tuổi 3) phân tán cắn phá các phần non của cây như như đọt
non và các chùm hoa lúc mới ra.
9
. Nho tơ mới trồng thường bị cắn cụt ngọn, hạn chế sinh trưởng, nhìn giàn
cây tiêu điều với những lá rách nát.
Nho đang mang nụ, hoa thì giảm lượng hoa với các chùm nhỏ và không
cân đối nếu để sâu cắn phá. Trên nho già, sâu làm tàn lụi còn trơ cuống dẫn tới
suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới năng suất của vụ cắt tiếp sau.
Sâu phát sinh mạnh trong điều kiện thời tiết khô nóng. Tại Ninh Thuận,
sâu phát sinh mạnh vào các tháng 12 tới tháng 7 năm sau.
Vùng nho trồng trên đất cát quanh khu vực trồng hành tây ven biển Ninh
Thuận thường bị hại nặng hơn do nguồn sâu tồn tại quanh năm của cây hành di
chuyển sang.
1.3. Biện pháp phòng trừ
Đây là loại sâu rất khó phòng trừ bằng biện pháp hóa học. Hầu hết các
dạng hóa chất trừ sâu ở mọi nhóm thuốc đã được sử dụng, nhưng đều thấy hiệu
lực kém. Nên áp dụng các biện pháp sau:
- Làm sạch cỏ tam lang (Trianthema spp.) dưới giàn và xung quanh giàn

nho, vì đây là nguồn ký sinh chủ của loại sâu này.
Hình 4.1.3. Cỏ Tam lang nơi trú ẩn của sâu xanh da láng(Trianthema spp.)
10
- Ngắt các ổ trứng trên lá, ngắt các lá có sâu con mới nở và có thể bắt
sâu bằng tay mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Phun chế phẩm Vicin-S (một loại thuốc vi sinh có nguồn gốc vi rút
được chế tại trung tâm Nha Hố) là có hiệu quả nhất, không những được diệt sâu
mà còn an toàn với các bộ phận của cây. Liều lượng sử dụng 30 -40 ml/bình 10
lít nước (3 – 4 bình/1000m
2
).
- Một số thuốc trừ sâu nhóm cúc tổng hợp và nhóm điều hòa sinh
trưởng côn trùng có thể được dùng để diệt sâu non tuổi nhỏ như Sherpa 25 EC
với liều lượng 0,3 -0,4 lít/ha, Sumicidin 20 EC – 0,5 – 0,6 lít/ha, Baythroid 050
ND – 0,5 lít/ha, Pegasus 500 ND – 0,4 lít/ha, Match 050 ND – 0,4 lít/ha, Mimic
20 F liều lượng 0,5 lít/ha. Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha. Phun vào giai
đoạn sâu ở tuổi 1 – 2, phun lặp lại vào 5 ngày sau lần phun thứ nhất.
2. Nhện vàng
2.1. Đặc điểm hình thái
- Nhện vàng có màu vàng nhạt kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 0,2 mm. Con
cái đẻ trứng từng quả một hay thành từng cụm 2 – 10 quả, trứng nở sau khi đẻ 5
– 10 ngày.
2.2. Triệu chứng và tác hại
Triệu chứng lá ngọn của cây nho bị cong queo, nhỏ lại mà người trồng nho
gọi là bệnh lá chân gà (hay chân ếch) chính là do một loại nhện vàng phá hại
(hiện nay chưa định được tên).
Dưới kính lúp có độ phóng đại 20 lần hoặc dưới kính hiển vi soi nổi dễ àng
nhận thấy chúng tập trung đông đặc ở những lá đã bị quăn.
Nhện phá hại chủ yếu những phần non của cây như ngọn, lá non, chùm hoa
và quả non. Chúng làm rách nát các tế bào biểu bì và hút nhựa cây làm cho lá

bị dị hình, các chồi bên nứt sớm không theo ý muốn, cây bị suy dinh dưỡng dẫn
đến giảm năng suất.
Đối với nho tơ mới trồng bị hại sẽ rất châm lên giàn; cây còi cọc với các lá
nhỏ. Trên nho già nếu bị hại vào giai đoạn 20 -40 ngày sau cắt cành sẽ làm
giảm sinh trưởng ngọn, lá cong queo không đủ diện tích quang hợp để đảm bảo
có năng sất cao.
Nhện phá trễ hơn vào 50 – 60 ngày làm đình trệ quá trình phân hóa mầm
hoa cùng với việc nứt quá nhiều chồi bên, cuối cùng cây nho khô héo ngọn, ảnh
hưởng đến năng suất vụ sau.
11
Khi quả còn non bị tấn công, vỏ quả bị cào xước thành các vết thương sẽ
gây nên nứt quả vào giai đoạn thành thục.
Hình 4.1.4. Lá nho bị nhện vàng gây hại
2.3. Biện pháp phòng trừ
Nhện vàng phát sinh mạnh trong điều kiện khô nóng do đó cần chú ý
phòng trừ kịp thời.
Để phòng trừ đối tượng này có thể phun định kỳ mỗi tuần một lần hoặc
phun khi chúng bắt đầu xuất hiện nhờ lấy mẫu kiểm tra qua kính lúp trước khi
chúng làm quăn lá bằng một số loại thuốc có hiệu lực cao như: Danitol 10 EC,
nồng độ 0,15 – 0,2% hoặc Thiodan 35 EC nồng độ 0,1 – 0,15 % .
Chú ý phun ướt đều mặt lá nhất là mặt dưới nơi nhện tập trung chích hút.
3. Nhện đỏ (Eotranychus carpini)
3.1. Đặc điểm hình thái
Con cái có màu vàng sáng, có chấm đỏ trên thân. Kích thước rất nhỏ
khoảng 0,5 mm.
12
Hình 4.1.5. hình thái nhện đỏ
3.2. Triệu chứng và tác hại
Nhện hại cây bằng cách hút dịch, làm suy yếu cây nho.
Ngược lại với nhện vàng, nhện đỏ phá hoại tập trung chủ yếu trên lá bánh

tẻ và lá già. Vườn nho làm cuối vụ thường bị hại nặng.
Triệu chứng dễ nhìn thấy từ xa là giàn nho có màu như bụi bẩn, nhìn gần
thấy trên mặt lá nhiều chấm đỏ li ti di động, ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên.
Đó là những cá thể nhện đỏ.
Đối với nho tơ mới trồng có sức sống mạnh thì phần lá phía trên vẫn màu
xanh, nhưng lá phía gốc vàng và héo dần lên, nhìn cây có vẻ như thiếu dinh
dưỡng.
Nho già nếu bị hại nặng thì toàn bộ lá có thể cháy rụi, năng suất giảm
nghiêm trọng trong mùa sau.
13
Hình 4.1.6.Triệu chứng lá nho bị nhện đỏ gây hại
3.3. Biện pháp phòng trừ
Việc phun thuốc lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) 0,05 – 0,10B để trừ
nấm cũng có tác dụng tốt để diệt nhện đỏ. Chúng được phòng trừ có hiệu quả
bằng cách phun một trong các loại thuốc hóa học sau đây:
- Comite 73 EC hoặc Nissorun, liều lượng 0,7 – 1,0 lít/ha.
- Danitol 10 EC, liều lượng 1,0 – 1,5 lít/ha.
- Kenthal 18.5 EC, liều lượng 0,5 – 0,6 lít/ha.
Phun ướt đều mặt lá với lượng dung dịch 400 – 600lít/ha.
Lưu ý: Giàn lá già có thể phun với nồng độ cao hơn và nhiều lần hơn để
nhanh chóng dập dịch.
14
Hình 4.1.7. Thuốc trừ nhện đỏ Danitol 10 EC
4. Bọ trĩ
4.1. Đặc điểm hình thái
Bình thường, bọ trĩ rất dễ nhận biết bằng mắt thường, con trưởng thành có
màu hơi vàng dài khoảng 1mm, di động khá nhanh ở dưới mặt lá.
Hình 4.1.8. Hình thái bọ trĩ non Hình 4.1.9. Lá nho bị bọ trĩ chích hút
15
4.2. Triệu chứng và tác hại

Đây cũng là một trong những loại sâu chích quan trọng phát sinh mạnh
trong điều kiện thời tiết khô hạn, người trồng nho quen gọi là rầy lửa. Thực tế
trồng nho ở vùng Ninh Thuận cho thấy đã có nhiều giàn nho hầu như mất trắng
do bọ trĩ phá hại. Chính vì vậy phải quan tâm đúng mức với đối tượng này.
Sâu non và con trưởng thành tập trung ở các bộ phận non của cây hút nhựa
bằng cách cào rách các tế bào biểu bì để hút phần nhựa cây chảy ra.
Những lá bị hại thường có lá màu ánh bạc ở mặt dưới và lá hơi cong
xuống. Chúng tấn công vào chùm hoa làm hư hại cuống dẫn đến hoa vàng, đậu
quả kém.
Quả non mới đậu bị hại chảy nhựa ra bao lấy quả thành một lớp vảy màu
nâu nhạt mà người dân gọi là “ghẻ trái’’ làm quả không lớn được và nứt hàng
loạt khi sắp chín mà không thể cứu chữa được.
4.3. Biện pháp phòng trừ
Người nông dân hầu như không biết nguyên nhân vì không nhìn thấy bọ trĩ
lúc này do thức ăn không phù hợp hoặc quá lứa nên chúng không tồn tại trên
giàn nho. Cần phát hiện sớm để phòng ngừa kịp thời.
Các loại thuốc phòng trừ bọ trĩ tương đối hữu hiệu là:
- Confidor 100 SL, liều lượng 0,3 – 0,5 lít/ha
- Admire 50 EC, liều lượng 0,5 – 0,6 lít/ha
- Sherzol (30 + 175), liều lượng 0,8 – 1,0 lít/ha
16
Hình 4.1.10. Sherpa nhóm cúc tổng hợp
trừ được nhiều loài sâu ăn lá
Hình 4.1.11. Confidor hữu hiệu để
trừ bọ trĩ, rệp sáp
5. Rệp sáp (Ferrisiana virgata)
5.1. Đặc điểm hình thái
Người trồng nho thường gọi là “rầy bông’’ vì bên ngoài có phủ một lớp
sáp trắng xốp như bông. Con rệp nằm trong đó khi giết thấy có màu đỏ.
Kích thước rệp dài khoảng 4- 4,5 mm thường tiết ra chất sáp trắng.

Giai đoạn sâu non rệp sáp thay da 3 – 4 lần và kéo dài từ 31 đến 57 ngày,
con cái trưởng thành sống được 36 đến 53 ngày. Trung bình một con cái đẻ
được 185 – 500 trứng.
17
Hình 4.1.12. Đặc điểm hình thái rệp sáp
5.2. Triệu chứng và tác hại
Rệp phá hầu hết các bộ phận của cây, chúng bám vào cành, ngọn non, lá và
chùm quả để hút nhựa cây.
Chất thải của chúng là một lớp mật dính trên lá cây, tù đó nấm mốc mọc
lên phủ đen làm giảm quang hợp của lá.
Nguy hiểm hơn là những chồi non mới nảy sau khi cắt cành bị rệp sáp phá
sẽ co cụm lại như nắm tay, mất khả năng ra hoa.
Chùm quả có rệp sáp không chín được và giảm hẳn chất lượng.
5.3. Biện pháp phòng trừ
Cần phun rửa cành triệt để ngay sau khi cắt cành 2 – 3 lần, để đảm bảo
chắc chắn không còn rệp bằng các thuốc sau:
- Lannate 40 WP, liều lượng 0,4 – 0,5 kg/ha
- Mospilan 30 EC, liều lượng 0,5 – 0,7 lít/ha
- Confidol 100 SL, liều lượng 0,3 – 0,5 lít/ha
18
- Supracide 40 EC, liều lượng 1 – 1,5 lít/ha
Tại một số vườn nho ở Ấn Độ, người ta thả một số loại bọ rùa ăn rệp
Cryptolaemus montrouzieri, pullus alegans và Scymnus cocivova với số lượng
trên 1500 con/ha đã thu được kết quả phòng trừ tốt.
Trong giai đoạn từ nứt mầm đến đậu quả, nếu có rệp nên phun các loại
thuốc kể trên với liều lượng thấp hơn và phun vào buổi chiều mát để tránh làm
ảnh hưởng tới hoa.
6. Rệp vảy (Eulecanium spp)
6.1. Đặc điểm hình thái
Rệp vảy được nông dân gọi là rầy đu đủ, con rệp có màu vàng nâu nằm

dưới lớp vảy cứng như vảy ốc.
6.2. Triệu chứng và tác hại
Hình 4.1.13. Rệp vảy bám trên cành
Đây là loại sâu chích hút khá nguy hiểm, chúng phát triển nhanh trong điều
kiện khô nóng, bằng cách bám chắc vào các cành bánh tẻ trong vòng 12 thánh
tuổi, cuống lá và các lá thành thục rồi tiến dần về phía ngọn.
Khi bị nặng cành bị phủ kín một lớp rệp làm cành khô và tăng cao vào cuối
vụ làm ảnh hưởng tới chất lượng quả, cây suy yếu dẫn tới giảm năng suất vụ kế
tiếp.
6.3. Biện pháp phòng trừ
Các loại thuốc dùng và nồng độ tương tự như đối với rệp sáp.
19
7. Một số sâu hại khác
Hình 4.1.14. Bọ cánh cứng ăn lá nho
Ngoài các đối tượng kể trên, cây nho còn có một số loài sâu hại khác như
bọ cánh cứng ăn lá (Otiorhynchus sulcatus) sâu khoang (Spodoptera litura), sâu
cắt ngang cây (Sethenas grisator), sâu đỏ đục thân và mối.
- Sâu khoang (Spodoptera litura): đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá nho, sâu
non đẻ ra cũng có tập tính sống tập thể như sâu xanh da láng, nhưng loài này dễ
chết khi phun thuốc hóa học. Biện pháp phòng trừ tương tự như sâu xanh da
láng.
- Sâu cắt ngang cây (Sethenas grisator): là một loại sâu bộ cánh cứng (bộ
Coleoptera), con trưởng thành tìm thấy vào ban đêm, chúng làm thành vòng
tiện ngang các tay hoặc thân chính và tiện dần làm đứt hẳn khiến cây nho chết.
Có thể dễ dàng tìm thấy con trưởng thành nằm ở chỗ tiện lúc cây chết.
20
- Sâu đục đỏ thân đục cành: đôi khi gặp ở giàn nho và thường hại theo
vùng nhất định trong phạm vi hoạt động của con trưởng thành. Đây là loại sâu
bộ cánh vảy.
Hình 4.1.15. Sâu đỏ đục thân nho

21
Sâu non nở ra đục dọc theo thân cây và các tay làm chết từng cành. Việc
phun thuốc hóa học không diệt được sâu này, tốt nhất là thu dọn sạch những
cành nho sau khi cắt ngâm nước hoặc ủ làm phân hoặc cắt bỏ những cành đang
bị sâu đục để hạn chế bớt những nguồn sâu.
- Mối: thường gây chết cả thân làm mất khoảng ở khá nhiều giàn hoặc làm
suy yếu cây nho. Hiện nay mối đang trở thành đối tượng đáng quan tâm của
nhiều người trồng nho ở nước ta.
Mối cắn phá bộ rễ xung quanh gốc nho và đục lên cây ăn phần gỗ già ở
giữa cây hướng dần lên trên các tay vá làm chết cành. Những thân cây bị rỗng
giữa, con đường vận chuyển chất dinh dưỡng và nước bị cắt đứt làm cho cây có
triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng, ngọn nho không phát triển được với những
lá nho nhỏ.
Dùng biện pháp nhử mồi làm tổ ở góc vườn rồi dùng thuốc mối tiêu diệt
hàng vụ là biện pháp khá hữu hiệu. Ngoài ra theo các kết quả nghiên cứu và
thực nghiệm cho thấy Confidor 100SL với nồng độ 0,1% nhúng bầu hoặc hom
giống cây nho trước khi đem trồng, với biện pháp này, thuốc có thể bảo vệ cây
nho trong vòng sáu tháng sau khi trồng. Một số nông dân sử dụng thuốc trừ sâu
đã cấm lưu hành như BHC để diệt mối vừa gây hiệu quả vừa gây ô nhiễm môi
trường và tăng độ tồn dư của thuốc trong sản phẩm.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Trả lời ý đúng trong các câu hỏi sau đây
Câu 1. Sâu xanh da láng gây hại bộ phận nào cây nho?
a. Lá nho
b. Đọt non
c. Chùm hoa
d. Cả a, b, c
Câu 2. Biện pháp nào được chọn để phòng lây lan sâu xanh da láng
a. Làm sạch cỏ tam lang

b. Ngắt ổ trứng trên lá
c. Phun chế phẩm Vicin-S
d. Cả a, b, c
Câu 3. Nhện vàng và nhện đỏ gây hại nho bằng cách nào?
a. Chích hút dịch phần ngọn, lá làm suy yếu cây
b. Cắn phá hoa, chồi
22
c. Chích hút rễ cây
d. Đục trái nho
Câu 4. Loại thuốc nào tốt nhất trừ nhện đỏ, nhện vàng?
a. Phun thuốc Danitol 10 EC
b. Confidor 100 SL
c. Serzol 50 EC
d. Cả a, b, c
Câu 6. Những loài sâu nào sau đây gây hại nho?
a. Bọ trĩ, rệp sáp, rệp vảy
b. Sâu đỏ đục cành
c. Ve sầu
d. Cả a và b
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 4.1.1:
Kiểm tra xác định loại sâu hại trên vườn nho và xây dựng biện pháp phòng
trừ
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra thành phần sâu hại và xác định loại sâu phổ biến
+ Nhận diện đúng loài sâu gây hại kèm theo triệu chứng tác hại
+ Lựa chọn biện pháp phòng trừ phù hợp và hiệu quả
- Nguồn lực cần thiết:
+ Giấy A0: 12 tờ
+ Bút viết bảng: 12 cây

+ Kính lúp: 02 cái/nhóm
+ Bao nilon/chai/lọ: 5 cái/nhóm
+ Dụng cụ bắt côn trùng
+ Cuốc: 01 cái/nhóm
+ Dao: 02 cái/nhóm
+ Kéo: 02 cái/nhóm
- Cách tổ chức thực hiện:
23
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu cho học viên, lưu ý học viên về các triệu chứng
của một số loại sâu hại phổ biến trên cây nho.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân: kiểm tra, thu thập mẫu và ghi chép thông
tin liên quan theo phiếu hướng dẫn thực hành sau:
Thứ tự Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Nhận biết
các sâu hại
trên đồng
ruộng
- Quan sát bằng mắt tiêu bản
tất cả các giai đoạn phát dục
của các loại sâu hại chính trên
cây nho.
- Ghi nhận màu sắc, kích
thước, hình dáng của sâu hại.
- Gọi tên chính xác
sâu hại.

- Nhận diện chính
xác các giai đoạn
phát dục của sâu.
2 Nhận biết
các triệu
chứng gây
hại tương
ứng với mỗi
loại sâi hại
- Quan sát bằng mắt những
hình chụp và các tiêu bản của
tất cả các triệu chứng gây hại
của sâu hại chính trên cây nho.
- Ghi nhận những sự thay đổi
khi cây bị gây hại (hình dạng,
kích thước, màu sắc…)
- Nhận diện chính
xác triệu chứng gây
hại tương ứng với
từng giai đoạn phát
dục và của từng loại
sâu khác nhau.
3 Điều tra
thành phần
sâu hại
- Quan sát chung toàn bộ cây
để phát hiện triệu chứng hại
như như héo ngọn, héo cành, lá
có vết hại hoặc biến dạng, thân
cây có lỗ đục, quả bị biến màu

hoặc biến dạng (chú ý quả ở
trên cây và cả rụng dưới đất).
- Thu thập côn trùng phát hiện
thấy trên cây hoặc vết đục
trong thân, trong quả, cuống
lá…Chú ý thu thập đầy đủ các
giai đoạn phát dục của sâu
(trứng, ấu trùng, nhộng và
thành trùng).
- Quan sát những cây có hiện
tượng không bình thường, như
- Chọn ruộng điều
tra đại diện cho tuổi
cây, giống, địa
hình.
- Chọn điểm điều
tra đảm bảo tính
khách quan, đủ số
lượng cây nho tra
24
sinh trưởng còi cọc, vàng,
héo…
4 Viết báo cáo Tổng hợp những ghi nhận từ
việc nhận diện sâu hại và triệu
chứng,
Mô tả chính xác
hình dáng, màu sắc,
kích thước sâu hại
và triệu chứng
tương ứng với mỗi

sâu hại.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc, các nhóm tự thảo luận để xác định
loại sâu hại.
+ Giáo viên quan sát, kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý
trong quá trình thực hiện.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả sau khi đi điều tra và thảo luận
+ Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá
kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
- Địa điểm: Lớp học, vườn nho của người dân tại địa phương.
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Xác định được loại sâu hại nho
+ Xây dựng được các biện pháp phòng trừ phù hợp
2.2. Bài thực hành số 4.1.2. Phun thuốc phòng trừ sâu hại
- Mục tiêu:
+ Thực hiện pha, phun thuốc phòng trừ loài sâu hại đã xác định
+ Phun đảm bảo yêu cầu 4 đúng
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường trong khi thực hiện công việc
- Nguồn lực cần thiết:
+ Nước sạch để pha thuốc
+ Bình phun thuốc: 01 cái/nhóm
+ Một số loại thuốc trừ sâu : 5 loại, mỗi loại 2-3chai/gói.
25

×