Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận môn Sinh Học Phân Tử AND vệ tinh (Satellite ADN) và những ứng dụng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.81 KB, 29 trang )

Tiểu luận SHPT
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Nếu như bạn là fan hâm mộ thường xuyên theo dõi những bộ phim hình
sự, hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với cảnh tượng một tên cướp đột nhập vào căn
hộ, vô tình để rơi lại một vài cọng tóc, và bất hạnh thay cho hắn, cọng tóc này lại
trở thành một chứng cứ quý hơn vàng để tống hắn vào thẳng xà lim. Nhưng làm
cách nào mà những nhà điều tra có khả năng nhận diện tên cướp chỉ thông qua
một sợi tóc? Làm sao họ có thể biến chúng thành tang chứng đủ khả năng đưa
hắn ra trước vành móng ngựa?
Câu trả lời nằm ở công nghệ nhận diện qua ADN Không chỉ tồn tại trên
phim ảnh, công nghệ này đã phát triển với tốc độ như vũ bão trong một vài thập
kỷ trở lại đây. Như đã biết, ADN được cấu trúc nên từ 4 loại nucleotide, và
chính cách sắp xếp rất đa dạng của những nucleotide này làm cho ADN của bạn
trở nên độc nhất vô nhị - nó chỉ có thể là của bạn chứ không phải của ai khác
(chỉ trừ những trường hợp bạn có một người em song sinh nào đó). Thế nhưng,
trong cơ thể chúng ta có tới 3.2 tỷ cặp base, việc xác định, tìm thấy sự khác biệt
về trình tự base của gen giữa các cá nhân thật không hề đơn giản. Năm
1984, Alec Jeffreys và các cộng sự ở trường đại học Leicester (Anh) khi nghiên
cứu các đoạn ADN mã hoá cho haemoglobin trong máu người đã phát hiện ra
trình tự của các bazơnitơ được lặp lại một số lần với chiều dài đoạn lặp từ 10-15
bp (base pair), các đoạn lặp này được gọi là tiểu vệ tinh (minisattelite). Các tiểu
1
Tiểu luận SHPT
vệ tinh được phát hiện thấy trong mọi tế bào và ở những vị trí khác nhau trong
hệ gen người. Điều đáng chú ý là số lần lặp lại các đoạn lặp này ở các cá thể
khác nhau thì khác nhau. Đây chính là đặc điểm quan trọng có thể phân biệt
được cá nhân này với các nhân khác, không những thế, có thể giúp tìm xem họ
có quan hệ huyết thống với nhau hay không?
Các trình tự base lặp lại này được gọi là các dấu ấn ADN. Có hai loại dấu


ấn ADN hiện đang được dùng trong xét nghiệm dấu ấn ADN là: Các tiểu vệ
tinh(Minisatellite hay VNTR) và vi vệ tinh (Microsatellite hay STR).
Phương pháp xét nghiệm dấu ấn ADN còn gọi là giám định gen hay là
truy nguyên ADN (DNA-profiling). Giám định gen ra đời không chỉ khắc phục
được những hạn chế của các phương pháp huyết thanh học trước đây mà còn
giải quyết được những vụ án bế tắc trước đó- những vụ án mà ADN là bằng
chứng duy nhất. Tính ưu việt của giám định gen là truy nguyên được cá thể
người, xác định quan hệ huyết thống cha con, hóa giải các mối quan nhệ đặc
biệt, xác định hài cốt Cho đến nay nó được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như: giám định pháp y, xác định tội phạm, lập bản đồ gen người,
động vật, nghiên cứu về di truyền loài người những gen liên quan đến bệnh di
truyền, xác định hệ phả, xác định cấu trúc quần thể, nghiên cứu tiến hóa…
Với tất cả những lí do trên, tôi chọn đề tài tìm hiểu của mình là “AND vệ
tinh (Satellite ADN) và những ứng dụng của nó” .
II. Đối tượng nghiên cứu:
AND vệ tinh (Satellite ADN).
III. Giới hạn đề tài:
Nghiên cứu AND tiểu vệ tinh (Minisatellite hay VNTR) và ADN vi vệ
tinh (Microsatellite hay STR).
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập, tổng hợp các tài liệu, giáo
trình về sinh học phân tử, di truyền học và các website có liên quan.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 2
Tiểu luận SHPT
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: TÌM HIỂU AND VỆ TINH (SATELLITE ADN)
I. Khái quát chung về ADN - AND vệ tinh (Satellite ADN).
Sinh vật nói chung đều được cấu tạo bởi đơn vị căn bản là tế bào, từ
nguyên thuỷ là hợp tử được thụ tinh bởi trứng và tinh trùng. Về phương diện
sinh học phân tử, mỗi tế bào của cơ thể (trừ hồng cầu) đều có nhân, trong nhân

chứa các vật liệu di truyền, nhiễm sắc thể (chromosome) quyết định cấu tạo, đặc
tính riêng cho từng loài, cá thể riêng biệt. Ở người, trong nhân tế bào thể (tế bào
lưỡng bội) có 46 nhiễm sắc thể được xếp thành 23 cặp tương đồng: 22 cặp
nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Riêng tế bào trứng và
tinh trùng chỉ có 23 nhiễm sắc thể (tế bào đơn bội). Các nhiễm sắc thể mang
thông tin di truyền DNA (viết tắt của từ Deoxyribo Nucleic Acid) thừa kế 50%
từ cha và 50% từ mẹ.
Xét về cấu trúc, AND được tạo thành từ: đường deoxyribose, acid
phosphoric và một gốc base nitơ (có 4 gốc base: adenine, cytosine, guanine,
thymine). Ba thành phần trên sắp xếp theo thứ tự đường luân phiên với acid và
cứ mỗi gốc đường đính với một trong bốn loại base tạo thành cặp trình tự đã
được mã hóa từ trước, gồm hai chuỗi xoắn kép sắp xếp theo trình tự nhất định
theo mã rất đặc trưng. Một bộ ba (đường, acid, base) này được gọi là một
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 3
Tiểu luận SHPT
nucleotide, nhiều mẩu nucleotide đính kết lại gọi là polynuleotide. Thể nhiễm
sắc của tế bào được cấu tạo từ ADN, và gen là một đoạn nhỏ của phân tử ADN.
Trong tổng số khoảng 3 tỷ đôi base hình thành bộ gen con người thì chỉ
có khoảng 5% là những gen có biểu lộ ra ngoài gọi là exon (nghĩa là có mã cho
những protein có chức năng nào đó). Trong số không biểu lộ người ta hay nói
đến các ADN vê tinh (Satellite ADN), nó chiếm khoảng 10% genome.
ADN vệ tinh là những đoạn ADN mang các trình tự lặp lại nối tiếp có
thành phần khác với hệ số trung bình ADN hệ gen. Sở dĩ có tên như vậy bởi vì
trong siêu ly tâm chúng không nằm trong phần chính của ADN mà lại có một
tốc độ lắng vệ tinh đối với phần chính, lơ lửng bên cạnh tạo nên những đỉnh
nhọn riêng. ADN vệ tinh tạo thành băng theo gradient tỷ trọng và dễ dàng phân
biệt với băng của phần lớn ADN do có tỷ trọng nhỏ hơn. Chúng thường có cấu
trúc là những trình tự đơn vị cơ bản (monome) nhắc đi nhắc lại và nối liên tiếp
với nhau (nên tiếng Anh gọi là tandem repeats) và không tham gia làm nhiệm
vụ mã hóa thông tin di truyền. Bản sao ADN vệ tinh lặp lại hàng triệu lần, và

chính số lần lặp đi lặp lại đã tạo nên sự khác biệt giữa cá thể này với cá thể khác
tạo nên. Sự khác biệt đó gọi “dấu vân tay AND”. Xét nghiệm dấu vân tay AND
đầu tiên được nhà khoa học người Anh- Jeffereys thực hiện năm 1985 là xét
nghiệm phát hiện các tiểu vệ tinh đa vị trí. Dấu vân tay AND được vận dụng
rộng rãi: xác định được mối quan hệ huyết thống, hình sự, y pháp học… AND
lặp lại thường xuất hiện thành một khối các đoạn lặp lại liên tiếp nhau:
- Đoạn lặp đơn giản: bao gồm một, hai (di), ba (tri), bốn (tetra) nucleotide.
- Đoạn lặp phức tạp: hàng chục đến hàng trăm Nu
ADN vệ tinh tập trung chủ yếu ở vùng tâm động và hai đầu của nhiễm
sắc thể. Đặc tính chủ yếu chung của chúng là số đơn vị cơ bản tại một locus nào
đó, thay đổi từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác, cho nên chúng tạo
nên những dấu ấn gen học rất đa dạng và đặc hiệu. Cũng tương tự như các trình
tự base có ý nghĩa chức năng (gen), các trình tự base lặp lại này được di truyền
từ mẹ sang con cái theo quy luật phân ly độc lập của Mendel.
ADN vệ tinh được chia thành 3 loại nhỏ:
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 4
Tiểu luận SHPT
- ADN vệ tinh alpha: có kích thước 171 bp, lập đi lập lại nhiều lần với
chiều dài hàng triệu bp hoặc hơn. Loại này được thấy cạnh tâm động của NST.
- ADN tiểu vệ tinh (minisatellite ADN): có kích thước từ 14 - 500 bp, lập
đi lập lại với chiều dài khoảng vài ngàn bp.
- ADN vi vệ tinh (microsatellite ADN): có kích thước từ 1 - 13 bp, lập đi
lập lại với tổng chiều dài không quá vài trăm bp.
Hai loại ADN tiểu và vi vệ tinh có sự khác nhau rất lớn trong chiều dài
giữa người này với người khác và điều này làm chúng trở nên rất hữu ích trong
việc lập bản đồ gene. ADN tiểu vệ tinh và vi vệ tinh được gặp với tần số trung
bình là 1 trên mỗi 2 kb trong genome và chúng chiếm khoảng 3% genome.
Bảng 1: Một số loại DNA satellites ở người
Loại Kích thước 1 đơn vị
lặp lại (bp)

Vị trí (Location)
α(alphoid
DNA)
171
Tất cả NST
Β 68 Tâm động của NST số 1, 9, 13, 14, 15, 21,
22 và Y
Satellite 1 25-48
Tâm động và và vùng dị sắc chất của
hầu hết NST
Satellite 2 5 Hầu hết NST
Satellite 3 5 Hầu hết NST
I.2. AND Tiểu vệ tinh (Minisatellites hay VNTR)
I.2.1. Đặc điểm
AND Minisatellite bao gồm các đoạn lặp lại liên tiếp có nhiều G và C.
Các biến thể lặp đi lặp lại liên tiếp nhau làm cho các AND minisatellite trở nên lí
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 5
Tiểu luận SHPT
tưởng trong việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của ADN. Số lần lặp các đoạn là
đặc trưng cho từng người, tạo nên thông tin đặc biệt cho từng cá thể như kiểu
“dấu vân tay” ở người. AND Minisatellitae có mặt ở trên 1000 vị trí trong hệ
gen của người
Một số Minisatellite có trình tự lõi cơ bản là :
GGGCAGGGAXG ( X có thể là một nucleotide bất kì )
I.2.2. Vị trí của ADN Minisatellitae
ADN Minisatellitae được tìm thấy trên được tìm thấy trên vùng đầu mút
(telomer) và vùng tâm động (centromer), hoặc vùng dị nhiễm sắc của NST.
Tại đầu mút NST có những trình tự ADN ngắn (AND telomere) lặp lại
ngẫu nhiên từ 5-350 lần và có trình tự đặc trưng là: 5’ TTAGGG 3’. Trình tự
này có tác dụng bảo vệ NST không bị phân hủy.

Hình 1 : Vị trí của ADN Minisatellitae
I.2.3. Phân loại
ADN Minisatellite được chia làm 2 loại :
- ADN tiểu vệ tinh đa vị trí (multi-locus minisatellite) : hiện diện rải rác
tại nhiều vị trí trên bộ gen. Các tiểu vệ tinh đa vị trí được phát hiện vào năm
1895 bởi Jeffereys.
- ADN tiểu vệ tinh đơn vị trí (single-locus minisatelite) : chỉ có tại một vị
trí trên bộ gen. Nhiều tiểu vệ tinh đơn vị trí có giá trị dấu ấn AND.
I.2.4. Kỹ thuật RFLP
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 6
Tiểu luận SHPT
Vì chứa nhiều nucleotide hơn và độ lặp nhiều hơn (dài hơn) nên để xác
định ADN Minisatellitae người ta dùng kĩ thuật RFLP
Hình 2: Quy trình kĩ thuật RFLP
Quy trình kĩ thuật RFLP được tóm tắt như sau:
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 7
Tách chiết ADN
Bước 4
Bước 3
Điện di mẫu thử nghiệm để phân tách các đoạn
AND này trên thạch agarose 1%
Bước 1
Chuyển các đoạn AND trên thạch sang màng
nylon bằng kĩ thuật southernblot
Bước 2
Cắt AND thành nhiều đoạn nhỏ trong đó có chứa
đoạn có trình tự lặp nhờ enzim cắt giới hạn
Bước 5
Phát hiện vị trí trình tự base lặp lại trên màng
Tiểu luận SHPT


Cụ thể:
Bước 1: Lấy mẫu thử nghiệm tách bạch cầu  tách chiết toàn bộ bộ gen
nguyên vẹn của bạch cầu trong mẫu thử nghiệm.
Bước 2: Cắt nhỏ AND genome bằng các ezim cắt giới hạn. Enzim cắt
nhận diện được 4 trình tự base đặc hiệu, nhờ đó cắt được bộ gen thành những
mảnh AND dài ngắn khác nhau, trong đó có chứa những mạch chứa các trình tự
base lặp lại (VNTR).
Bước 3: Điện di mẫu thử nghiệm để phân tách các đoạn AND này trên
thạch agarose 1%. Quá trình điện di được thực hiện như sau: AND được rót vào
giếng gen, sau đó bản gen được đặt vào một điện trường sao cho các giếng chứa
các AND nằm ở phía cực âm. Đoạn AND càng nhỏ thì sẽ di chuyển càng nhanh
và do đó sau cùng một thời gian di chuyển thì sẽ đi được một quãng đường xa
hơn so với những đoạn lớn hơn. Như vậy trên điện di đồ người ta có thể phân
tách được các trình tự AND theo kích thước.
Bước 4: Sau đó chuyển các đoạn AND trên thạch sang màng nylon bằng
kĩ thuật southernblot.
Bước 5: Phát hiện vị trí trình tự base lặp lại trên màng bằng cách lai với
một trong những dò AND. Ta chiếu tia X và khi đó chỉ có những vùng có mẫu
dò bám vào mới hiển thị trên phim. Từ đó xác định các trình tự base lặp lại
VNTR.
Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện
- Cho kết quả nhanh chóng, chính xác
- Kết quả có thể đại diện cho từng cá nhân
Nhược điểm:
- Mẫu xét nghiệm phải đủ lớn
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 8
Tiểu luận SHPT
- Mẫu cần phải sạch, không lẫn nhiều mảnh DNA do mẫu bị phân hủy

I.3. ADN Microsatellite
I.3.1.Những trình tự lặp lại Microsatellite
- Khối các đoạn lặp 1 nucleotide :
+ Poly A/ poly T là những trình tự phổ biến nhất trong hệ gen người,
nhưng nó lại không phù hợp để sử dụng bản đồ, phân tích quần thể bởi vì nó
không bền vững và ổn định trong quá trình phân tích PCR. Trong quá trình này,
dưới tác động của enzime Taq-polymerase nó có thể làm cho kích thước allen bị
thay đổi bằng cách thêm một nucleotide A vào cuối đoạn hoặc chèn vào vùng
lặp lại của allen.
+ Còn G và C thì rất hiếm trong hệ gen.
- Khối các đoạn lặp 2 Nu (Dinucleotide) là loại phổ biến nhất (0,5%
genome ) : ở động vật có vú chủ yếu là GT/AC gấp đôi so với AT và gấp
ba so với AG/TC; còn cặp CG/GC thì hiếm gặp ; ở thực vật là AA/TT,
AT/TA. Chúng có thể phân ra 3 loại:
+ Hoàn hảo : không có sự ngắt quãng trong trình tự phối hợp.
+ Ngắt quãng bao gồm kết hợp nhiều loại lặp lại.
+ Ngắt quãng bị chèn bởi một hoặc nhiều base.
Ví dụ :
CACACACACACA (Hoàn hảo)
CACACACAGAGAGA (Phối hợp giữa CA và GA)
CACATTCACACATTCATT (Ngắt quãng, chèn TT)
I.3.2. Đặc điểm
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 9
Tiểu luận SHPT
Microsatellite có tính đa hình rất cao (đa hình theo chiều dài) là những
allen đồng trội nó có các tính chất cần thiết cho một marker. Tần số đột biến từ
10
4
- 5.10
-6

, nó tuân theo định luật menden, vị trí của nó trên nhiễm sắc thể có thể
xác định được bằng PCR từ một lượng DNA rất nhỏ. Xác định Microsatellite
PCR trên một loài nào đó thì có thể áp dụng trên các loài khác có quan hệ họ
hàng.
Xác định kích thước của alen Microsatellite trên gel điện di có khả năng
phân giải cao cho phép xác định được số lần lặp lại và sự sai khác các đơn vị lặp
lại ở các alen.
Được xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR
Khi 1 STR được nhân bản trong ống nghiệm sẽ có 1 trong 3 kiểu hình về
kích thước STR tùy thuộc vào STR trong mẫu AND thử nghiệm là đồng hợp tử
vì nhận đoạn lặp từ bố mẹ có kích thước giống nhau hay dị hợp tử vì nhận STR
từ bố khác mẹ
 Đồng hợp tử ( Homozygous ) : Số lần lặp ở locus satellite là giống
nhau do đó chiều dài đoạn lặp là như nhau.
…CGTAGCCTTGCATCCTTCTCTCTCTCTCTCTATCGGTACTACGTGG…
…CGTAGCCTTGCATCCTTCTCTCTCTCTCTCTATCGGTACTACGTGG…
5’ flanking region microsatellite locus 3’ flanking region
 Dị hợp tử (Heterozygous): Hai alen ở locus satellite có số lần lặp lại
khác nhau. Chiều dài đoạn lặp khác nhau ở hai NST tương đồng.
…CGTAGCCTTGCATCCTTCTCTCTCTCTCTCTATCGGTACTACGTGG…

CGTAGCCTTGCATCCTTCTCTCTCTCTCTCTCTCTATCGGTACTACGTG
G…
I.3.3. Vai trò của ADN Microsatellite
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 10
Tiểu luận SHPT
ADN Microsatellite được dùng như một marker (chỉ thị) về di truyền để
nghiên cứu về di truyền quần thể, quan hệ tiến hoá, lập bản đồ gen .Tuy nhiên có
rất nhiều nhân tố cho rằng ADN Microsatellite cũng đóng vai trò là yếu tố mang
mã di truyền hoặc nhân tố điều hòa. Như nhân tố điều hoà, Microsatellite được

tìm thấy ở khắp nơi ở phần trước của vùng bắt đầu phiên mã của trình tự mã hoá
và một số đã được tìm thấy nó được bảo toàn có quan hệ với vùng mã hoá.Vùng
điều khiển có chứa Microsatellite hoạt động như một nhân tố thúc đẩy quá trình
phiên mã . Rất nhiều Microsatellite đã được tìm ở vùng phía trên của các vùng
khởi đầu sao mã của vùng mang mã. Chúng cũng được tìm thấy ở các vùng
tương ứng ở cùng gen ở các loài khác nhau. Ví dụ : đoạn Poly (TG) ở vùng trên
của gen tổng hợp lên tiểu đơn vị RNA Ribosom transcription ở chuột nhắt, chuột
cống và người giống nhau, và vùng phía trên của gen Somatostatin của người,
chuột cống rất nhiều tài liệu đã công bố sự bảo tồn của Microsatellite ở các bộ
gen của các loài động vật có vú. ở? trâu, bò, hươu, cừu, dê rất nhiều
Microsatellite giống nhau do vậy rất nhiều nhà nghiên cứu có thể áp dụng kết
quả nghiên cứu từ trâu sang bò và các loài khác và ngược lại, tất nhiên họ phải
kiểm tra tính đa hình của các allen.
Như một trình tự mang mã di truyền, ADN Microsatellite đã được tìm
thấy biểu hiện ở rất nhiều protein và sự khác nhau ở số lần lặp lại của một đoạn
aminoacide giống nhau liên quan đến chức năng tác động của sản phẩm protein
đó. Sở dĩ có nhận định này là do : các đoạn nucleotid ngắn ở vùng phía trước
vùng mã hóa hoạt động như vị trí bám cho rất nhiều protein điều hòa đặc biệt
bám vào. Người ta đã phát hiện ra rất nhiều loại protein bám vào các trình tự
khác nhau của Microsatellite. Những protein này đóng góp vào các trình tự khác
nhau mà đã được biết là mối tương tác với các yếu tố phiên mã. Sự thay đổi về
số lượng lặp lại của các trình tự trong Microsatellite ở vùng phía trước Promotor
có thể dẫn đến sự khác nhau về chức năng protein và hoạt động của gen và có
thể ảnh hưởng tới chức năng sinh lý cũng như hình thái, sự phát triển của cơ thể.
Cụ thể những đột biến mất đoạn Microsatellite đã làm giảm chức năng của gen.
Ví dụ: Thay đổi chiều dài trong tandemly lặp đi lặp lại các khu vực ở gen
Runx2 dẫn đến sự khác biệt trong chiều dài mặt ở chó thuần (Canis Familiaris),
với mối liên quan giữa độ dài chuỗi dài hơn và khuôn mặt dài hơn (Fondon
2004). Thay đổi chiều dài ở những vùng polyalanine trong gen HoxA13 gây nên
rối loạn phát triển ở người (Utsch 2002).

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 11
Tiểu luận SHPT
ADN Microsatellite được coi như là một yếu tố chức năng của hệ gen.
Những tính chất đặc biệt của ADN Microsatellite như sự đột biến điểm dẫn đến
những giả thuyết cho rằng ADN Microsatellite có thể là một nguồn chủ yếu tạo
nên sự đa dạng về di truyền số lượng và quá trình tiến hoá thích nghi ( Kashi et
al 1990.1997). Nó cho phép một quần thể có thể khôi phục lại? nguồn đa dạng di
truyền đã bị mất trong quá trình chọn lọc hoặc trôi dạt, nó hoạt động như một
"núm điều chỉnh" mà qua đó những gen đặc biệt có thể điều chỉnh nhanh chóng
các phản ứng thay đổi ít hay nhiều trong quá trình đòi hỏi của tiến hoá (King et
al 1997,1998).
I.3.4. Cơ chế đột biến thay đổi ở Microsatellite
Hiện nay, mặc dù các trình tự ADN microsatellite và ADN minisatellite
được ứng dụng rất rộng rãi nhưng cơ chế đột biến của chúng vẫn chưa được biết
chính xác. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tần số đột biến ở các trình tự
này cao hơn các vùng khác trên NST là khoảng 10
-2
– 10
-6
ở mỗi locus.
Có hai giả thuyết được đưa ra về cơ chế đột biến cao của các đoạn lặp này
được nhiều người chấp nhận là:
 Cơ chế trao đổi chéo trong giảm phân
Trong quá trình giảm phân, sự trao đổi chéo giữa các NST không tương
đồng đã tạo nên những đoạn có trình tự lặp của các microsatellite thay đổi.
Trong đó có 1 NST tăng chiều dài đoạn lặp ( NST A ) và một NST giảm
chiều dài đoạn lặp ( NST B )
Hình 3: Đột biến do cơ chế trao đổi chéo trong giảm phân
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 12
Tiểu luận SHPT

 Sự trượt lỗi của enzym ADN polymerase trong quá trình sao chép
Phân tử enzym ADN polymerase trượt lỗi trong quá trình sao chép đã tạo
nên một đoạn phình nhất thời, có thể bị loại bỏ trong quá trình sửa lỗi hoặc có
thể kéo dài thêm ở mạch đối diện. Kết quá tạo thành đoạn lặp lại dài hơn.
Tương tự, sự hình thành những chỗ phình cũng có thể tạo ra sự giảm của
các đoạn lặp.
Quá trình này thường xảy ra trên mạch chậm. Do đó thường tạo ra các
đoạn lặp dài hơn.
Hình 4: Đột biến trượt lỗi của enzym ADN polymerase trong quá trình
sao chép
I.3.5. Các phương pháp phát hiện Microsatelite (STR)
I.3.5.1. Phương pháp phát hiện nhờ đồng vị phóng xạ
Phương pháp hiệu quả và xuất phát điểm được dùng đó là dùng đồng vị
phóng xạ, người ta có thể đánh dấu phóng xạ vào một đầu của primer (end-
labelling) hoặc trộn lẫn một trong bốn thành phần nucleotide A,T,G,C. được
đánh dấu ( incorporation-labelling) nhưng phương pháp (end-labelling) thường
được dùng hơn vì nó có nhiều ưu điểm hơn. Phương pháp dùng đồng vị phóng
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 13
Tiểu luận SHPT
xạ ngày nay rất ít được sử dụng vì nguy hiểm đến sức khoẻ con ngươì và việc xử
lý chất thải.
I.3.5.2. Phương pháp phát hiện không dùng phóng xạ.
Phương pháp nhuộm bạc : phương pháp này rẻ,không hại nhưng độ nhạy
cao, đòi hỏi một số thủ tục rắc rối khi nhuộm.
Phương pháp lai ghép phân tử : ở đây cho phép xác định chính xác kiểu
Microsatellite bằng cách chuyển qua màng lai. cùng một lúc có thể xác định
được nhiều kiểu Microsatellite bằng các mẫu dò khác nhau thậm chí cả hai đoạn
PCR có kích thước bằng nhau. Tuy nhiên xác định chiều dài của chúng còn bị
hạn chế.
Phương pháp nhuộm huỳnh quang và sử dụng máy giải trình tự tự động.

- Phương pháp này được phát triển cùng với sự phát triển của màng giải
trình tự nucleotide để phát hiện được sản phẩm PCR cần được đánh dấu bởi một
chất nhuộm huỳnh quang ( end-labelling primer hoặc incoprration), khi kích
thích bởi tia laze, các chất nhuộm màu này giải phóng ra một tín hiệu mà máy
tính có thể phát hiện được bằng cách so sánh sự di chuyển của sản phẩm PCR
với ADN chuẩn, chúng ta có thể có kích thước chính xác của đoạn ADN chúng
ta quan tâm.
- Phương pháp này có hiệu quả rất cao và đang được sử dụng phổ biến
trên các phòng thí nghiệm trên thế giới. Người ta có thể đánh dấu bằng 3 loại
chất nhuộm huỳnh quang khác nhau, trong cùng một phản ứng PCR và cùng một
giếng điện di có thể chạy cùng nhau kể cả kích thước các đoạn bằng nhau nhưng
chúng ta vẫn có thể xác định được nhờ huỳnh quang khác nhau.
+ Chất huỳnh quang này được gắn vào một đầu 5’ của cặp mồi, 40ng mồi
loại này đủ dùng cho 10.000 phản ứng PCR.
+ Kết quả được thể hiện trên máy tính, nhờ đó chúng ta có thể xác định
được chính xác kích thước của alen, loại trừ những băng lặp lại (stuter bDNA)
hoặc thêm một nucleotide A Trong quá trình nhỏ mẫu người ta nhỏ cách nhau
từng giếng sau đó nhỏ lại để có thể xác định được mức độ sang giếng bên cạnh.
Người ta thường thiết kế trong cùng một loại chất huỳnh quang, kích thước trung
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 14
Tiểu luận SHPT
bình của các alen cách nhau 50bp và chiều dài tốt nhất của các đoạn ADN là từ
100-300 bp. Do vậy mỗi chất nhuộm huỳnh quang tốt nhất là dùng xác định từ
3-5 locus; một nucleotide từ 9-15 locus.
Hình 5: Xác định Microsatellite nhuộm huỳnh quang và sử dụng máy giải
trình tự tự độn.
I.3.6. Xét nghiệm PCR
Sự phân phối kích thước một loại STR trong các cá nhân của một quần thể
rất rộng.
VD: Kích thước của HUMTHO1 phân phối trong quần thể dao động từ

146-273 base với sự khác biệt 2 kích thước gần nhau không quá 6 base
=> Sự khác biệt kích thước của một STR rất đa hình => Phân biệt được cá nhân
này với cá nhân khác nếu làm xét nghiệm STRs dựa trên nhiều loại STR một
lúc. Nếu chỉ làm xét nghiệm 1 loại STR thì kết quả thu được không chính xác,
cụ thể trong trường hợp sau:
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 15
Tiểu luận SHPT
Hình 6: Xét nghiệm STR để xác định quan hệ giữa MO: mẹ, CH: con, PF1:
cha có thể 1, PF2: cha có thể 2
Xét nghiệm (A) cho thấy PF1 không thể là cha ruột của CH, xét nghiệm
(B) cho thấy PH2 có thể nhưng chưa chắc là cha của CH vì kích thước này của
STR có thể tìm thấy trên người khác.
 Kĩ thuật PCR được sử dụng. PCR là chữ viết tắt của cụm từ Polymerase
Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp – phản ứng khuếch đại gen). Đây là
kỹ thuật của sinh học phân tử cho phép nhân bản một đoạn DNA mong muốn từ
hệ gen DNA của cơ thể sinh vật thành nhiều bản sao dựa vào chu kì nhiệt, kỹ
thuật này được nhà khoa học người Mỹ – Kary Mullis và cộng sự phát minh năm
1985 tại công ty. Như vậy khi sử dụng kĩ thuật PCR thì dù mẫu thử chứa AND
rất ít vẫn có thể nhân bản thành những bản sao đặc hiệu giống hệt nhau về kích
thước và trình tự.
A.
B.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 16
Tiểu luận SHPT
Hình 6 : Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp – phản ứng
khuếch đại gen)
* Quy trình xét nghiệm PCR gồm các bước như sau:
Bước 1: Tách chiết AND của mẫu thử nghiệm như mô, máu, huyết thanh,
… Công việc này có thể tiến hành theo phương pháp hóa học hoặc theo các biện
pháp sử dụng máy móc.

Bước 2: Khuếch đại các STRs trong mẫu AND bằng kĩ thuật PCR với mồi
đặc hiệu cho SRT muốn khuếch đại.
Bước 3: Điện di phát hiện kích thước của STR được khuếch đại.
 Sự đa hình của các alen của Microsatellite khác nhau về số lượng các đơn vị
lặp lại, do đó kích thước của các alen chỉ khác nhau từ hai nucleotide trở lên mặt
khác trong quá trình tổng hợp PCR, polymeraza có thể tạo thêm hoặc có thể bỏ
sót một đơn vị lặp lại một nucleotide A nữa. Do vậy để xác định kích thước các
alen đòi hỏi quá trình điện di phải dùng gel có độ phân tách cao, loại được sử
dụng nhiều nhất đó là gel Polyacrilamide 6% hoặc có thể dùng điện di mao
quản. Các phương pháp cổ điển là dùng ADN thang chuẩn (ADN ladder) chạy
trên giếng bên cạnh để xác định kích cỡ Microsatellite. Nhưng ngày nay phương
pháp hiện đại nhất là trộn lẫn ADN ladder vào mẫu để xác định kích thước trên
máy xác định trình tự gen (gene sequencing) nhờ máy tính.
Bước 4: Phân tích thống kê dựa trên tần số xuất hiện các allen của các loci
STR trong quần thể để tính ra được nguy cơ sai lầm hay xác suất chính xác.
Ưu điểm:
 Mẫu thu thập không nhất thiết phải đạt tiêu chuẩn cao. Có thể là
những mẫu lấy từ các mô bị huỷ hoại hoặc cháy bỏng nặng, xác thối rữa do
chôn lâu đều có thể dùng được, hoặc chỉ lấy các 'vi vết' như tàn thuốc lá, vết
dính nước bọt, những mẫu bệnh phẩm bị trộn lẫn như máu của nạn nhân lẫn
với máu hay dịch của phạm nhân.
 Có thể khuếch đại gen nhờ sử dụng PCR, phân tích trên nhiều locus
với nhiều STR đồng thời => kết quả chính xác hơn. Trong nhận dạng quan
hệ huyết thống, nếu phân tích một gien bằng kỹ thuật RFLP chỉ có thể cho
ra tối đa hai dị hợp tử (allele) và ba kiểu gen (genotype), trong khi đó dùng
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 17
Tiểu luận SHPT
kỹ thuật PCR để khuếch đại số lượng gen này lên, thì có thể cho ra đến 20
dị hợp tử và đến (20x21)/2 kiểu gien, và vì thế kỹ thuật này cho phép đánh
giá chính xác hơn.

 Kỹ thuật PCR/STR gắn huỳnh quang rất tốt, nên rất dễ phát hiện tự
động, thuận lợi cho phân tích pháp y, bảo quản và dễ phục hồi số liệu.
 Phương pháp này là có thể thử nghiệm trên mẫu nhỏ mà thu được
kết quả nhanh và độ chính xác cao.
 Giảm bớt rất nhiều công việc chuẩn bị, các thao tác lấy mẫu, pipet,
dụng cụ, ống PCR, điện di.
 Xét nghiệm STR hiện nay được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
của pháp y như xác định quan hệ huyết thống, truy tìm tung tích tôi phạm qua
dấu vết sinh học chứa AND tại hiện trường hay tuy tìm tung tích nạn nhân qua
các mẫu di thể còn lại. Tuy nhiên để phản ứng multiplex PCR cho kết quả tốt, tất
cả các locus phản ánh đúng, chính xác thì các primer có nhiệt độ bắt cặp gần
nhau. Kích thước không được trùng nhau, tối ưu hoá phản ứng PCR bằng thay
đổi nồng độ Mg
++
, nhiệt độ
* Ví dụ: ứng dụng xét nghiệm STR trong xác định quan hệ huyết thống
Một gia đình người Chăm với ông nội (T.N.Y) đang hấp hối và trước khi
chết muốn xác định gấp đứa cháu nội của mình (T.K.T), con của một người con
trai đã mất trước đó 2 năm, có thật sự là cháu nội ruột của ông hay không. Khó
khăn trong xét nghiệm này là không thể lấy mẫ từ cha ruột cũng không thể lấy
mẫu từ mẹ ruột của cháu vì ông không biết con dâu biết về xét nghiệm này. May
thay bà nội còn sống (T.N) và ngoài ra còn có một người cô (T.H.T) của cháu
nữa.Họ đã lấy gấp mẫu và làm xét nghiệm trong vòng 24h vì người hấp hối cần
biết kết quả khi còn tỉnh táo. Trong thí nghiệm này mẫu thử được lấy từ mẫu
quệt niêm mạc má của cá nhân thử nghiệm.
Quá trình thực hiện như sau:
Mẫu AND tách chiết được định lượng và sau đó chạy PCR với 12 mồi đặc
hiệu cho 12 loci STR dùng làm dấu vân tay AND. Các mồi này được đánh dấu
huỳnh quang với 3 màu khác nhau để máy điện di mao quản nhận diện khi vạch
khuếch đại đi qua cửa sổ nhận diện của máy. Màu huỳnh quang được đánh dấu

sao cho trong cùng một màu, có thể biết được sản phẩm khuếch đại đó thuộc về
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 18
Tiểu luận SHPT
locus nào, nghĩa là các sản phẩm khuêch đại có chiều dài trùng nhau được đánh
dấu khác màu nhau.
Sau đó đưa các sản phẩm PCR vào chạy điện di mao quản trên máy CEQ
8000 của Becman Coulter với chương trình phân tích đoạn (fragment analysis)
là chương trình phân tích xác định kích thước các sản phẩm khuếch đại có trong
ống PCR. Kết quả được máy hiển thị là các đỉnh cùng kích thước tương ứng với
các sản phẩm khuếch đại của các STR có trong mẫu AND tách chiết từ mẫu
niêm mạc của sản phẩm khuếch đại của các STR, trong trường hợp này là của
I.A. Mỗi cá nhân sẽ có kêt quả hiển thị, cuối cùng xuất hiện bảng tổng kết các
allen ( kích thước sản phẩm khuếch đại) của STR có trong mẫu thử nghiệm .

Bảng 2: Trình bày tổng kết các allen của 4 người có mẫu thử nghiệm ở trên
 Từ bảng kết quả này ta rút ra kết luận:
- 12 loci STR của cháu nội (T.K.T) là chia xẽ các allen màu vàng của ông nội
(T. N.Y) hoặc bà nội ( T.N). Điều đó chứng minh rằng K.T.K chính là cháu nội
ruột của ông nội T.N.Y và bà nội T.N
- Kết quả cũng xác định cô T.H.T chính là con ruột của 2 ông bà T.N.Y và
T.N vì các allen của 12 loci STR phát hiện trên cô T.H.T là nhận các allen STR
của ông T.N.Y và của bà T.N, có nghĩa là cô chính là cô ruột của T.K
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 19
Tiểu luận SHPT
Chương 2: ỨNG DỤNG CỦA AND VỆ TINH (Satellites)
II.1. Ứng dụng
Nhờ những tính chất của một marker (chỉ thị ), ADN vệ tinh được áp dụng
trong nhiều lĩnh vực như lập bản đồ gen người, động vật , nghiên cứu về di
truyền người những gen liên quan đến bệnh di truyền, xác định phả hệ, hình sự
trong việc xác định cấu trúc quần thể (đặc biệt là các quần thể tự nhiên) từ các

loài khác nhau như vi sinh vật, thực vật, động vật có vú, côn trùng, chim Đặc
biệt là việc xác định cấu trúc xã hội và liên kết giữa các cá thể, cấu trúc quần thể
của các loài có nguy cơ bị thu hẹp hoặc phát triển, xác định mức độ đồng huyết
của quần thể, xác định các vị trí liên quan đến các tính trạng số lượng(QTL) có
ảnh hưởng đến sản lượng sữa, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ và sản lượng protein sữa, người
ta đã tìm thấy hai Microsatellite nằm cạnh gen Casein trên nhiễm sắc thể số 6
của bò. ở đây tôi xin lấy hai ví dụ về sử dụng Microsatellite để đánh giá những
ảnh hưởng của giao phối cận thân và lai giữa các dòng.
II.1.1. Xác định đặc trưng của cá thể.
Mỗi người có số lượng trình tự các đoạn lặp lại ( Variable number of
tDNAem repeats -VNTR ) khác nhau và đặc trưng cho mỗi cá thể.
Mô hình di truyền có được sau quá trình như vậy thường được gọi là “Dấu
vân tay” DNA: có tác dụng nhận diện từng người như dấu vân tay là một dấu
chuẩn đang dùng hiện nay. Từ đó đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực
pháp y học: “Dấu vân tay AND”.
II.1.2. Nhận dạng tội phạm và khoa học hình sự
ADN thu được từ các tế bào máu, tóc, da hay những bằng chứng di truyền
khác mà tội phạm bỏ lại ở hiện trường được đem so sánh với các mẫu VNTR từ
ADN của những người bị tình nghi, từ đó xác định được người đó phạm tội hay
vô can. Các mô hình VNTR cũng rất hữu ích trong việc xác định thân phận nạn
nhân trong các trường hợp giết người, hoặc từ ADN bằng chứng được tìm thấy
hoặc từ chính cơ thể nạn nhân.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 20
Tiểu luận SHPT
Ví dụ: Việc so sánh các băng điện di VNTR thấy: Thủ phạm thực sự là
nghi phạm số 1 vì các băng điện di VNTR trong ADN thu được trên hiện trường
trùng khớp với băng điện di VNTR của nghi phạm 1.
II.1.3. Xác định mối quan hệ huyết thống.
Đối với việc nhận dạng quan hệ huyết thống (cha mẹ chẳng hạn), người ta
đem so sánh DNA của cha, mẹ với cá thể đó để xem có quan hệ di truyền hay

không.Con sẽ có các đoạn lặp lại của cả cha và mẹ. Xét một ví dụ như sau:
 Quan sát kết quả mẫu điện di: Con gái D1 và con trai S1 có chứa băng
STR giống với bố và mẹ. D2 có chứa băng giống mẹ mà không giống bố. S2
không có băng nào giống bố mẹ cả. Vậy D1 và S1 là con của cặp vợ chồng, còn
D2 là con của người mẹ với người đàn ông khác. S2 không phải là con của cặp
vợ chồng này.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 21
Tiểu luận SHPT
II.1.4. Nghiên cứu tiến hóa.
Việc so sánh số lượng lặp và trình tự lặp giữa các cá thể cho phép xác
định quan hệ tiến hóa giữa các loài. Thường trật tự gene của các loài cùng tổ tiên
thì được bảo tồn ở mức độ cao, chúng chỉ khác nhau về hàm lượng ADN ở các
vùng trình tự lặp lại chứ không phải ở vùng mã hóa.
II.1.5. Lập bản đồ genom người.
II.1.5. Phát hiện biến dị di truyền để ứng dụng trong nghiên cứu các bệnh di
truyền ở người.
ADN Microsatellite thay đổi về chiều dài trong sự phát triển của một số
bệnh ung thư, chúng là những marker rất hữu ích trong việc dò tìm, phát hiện
ung thư sớm. Bởi vì tính đa hình của chúng hữu ích trong sự nghiên cứu các liên
kết để định vị những gen chiụ trách nhiệm về nhiều sự mất trật tự di truyền học
II.1.7. Nghiên cứu quần thể
ADN Microsatellite có thể được sử dụng để phát hiện ra thay đổi đột
ngột trong quần thể, hiệu ứng của sự phân đoạn quần thể và sự tương tác của
những quần thể khác nhau. Microsatellite hữu ích trong sự nhận ra của những
quần thể phôi thai và quần thể mới
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 22
Tiểu luận SHPT
II.1.8. Xác định mức độ cận huyết đến trọng lượng sơ sinh và tỷ lệ chết sau
sinh.
Những khó khăn thực tế về việc xác định mức độ cận huyết và các tài liệu

về mức độ ảnh hưởng của việc giao phối gần được nói đến rất ít trong các quần
thể tự nhiên. Do vậy, người ta đã phát triển và sử dụng phương pháp xác định
Microsatellite trong việc đánh giá mức độ cận huyết của một cá thể và một quần
thể. Trước tiên là việc đánh giá giá trị trung bình dị hợp tử của mỗi cá thể thông
qua xác định dữ liệu Microsatellite phản ánh độ cận huyết tốt hơn là sử dụng
phương pháp đánh giá qua allozymes. Tiếp theo là việc thừa nhận các kiểu đột
biến của Microsatellite. Chúng ta có thể cho rằng chiều dài của alen có thể được
sử dụng để đánh gía khoảng cách bên trong của mỗi cá thể đó là trung bình d
2
.
Nó đại diện cho giá trị trung bình về thời gian hình thành Microsatellite được
mang bởi hai giao tử để tạo nên một cơ thể. Chúng ta có thể suy ra rằng sự khác
nhau về chiều dài allen trong quần thể tự nhiên có thể bị chuyển từ quần thể này
sang quần thể khác và những cá thể có giá trị d
2
cao thì phù hợp hơn vì nó có
nhiều allen dị hợp tử trong toàn genome. Do vậy, có thể cho rằng giá trị d
2

phù hợp để đánh giá quan hệ của các cá thể trong quần thể có sự lai gần và lai xa
liên tiếp.
Nghiên cứu quá trình đột biến của Microsatellite nhiều tác giả đã đưa ra
phương pháp xác định mức độ cận thân của các quần thể. Nếu chiều dài của alen
có mang theo các thông tin về lịch sử của quần thể phản ánh thời gian hình thành
của hai alen tại một vị trí hoặc trung bình trên cả sự khác nhau ở các đơn vị lặp
lại của hai alen tại một vị trí có liên quan đến thời gian của chúng kể từ khi
chúng kết hợp nghiên cứu ở mức độ quần thể Goldstein et al (1995) đã chỉ ra
rằng giá trị bình phương khoảng cách (d
2
) tính trung bình cho nhiều vị trí có

quan hệ tuyến tính với thời gian kể từ khi hai quần thể tách nhau ra.
Giá trị d
2
được tính cho hai alen của mỗi cá thể tại một locus, tính trung
bình cho các locus một cách khác giá trị d
2
được xác định cho sự thay đổi trung
bình của các alen theo chiều dài trong một cá thể. Điều đó có thể nói rằng khả
năng hai giao tử khác nhau ở các locus trong bộ gen thì có quan hệ tới giá trị d
2
.
Giá trị d
2
được tính bằng công thức :
d
2
= 1/n S
n
(i
a
-i
b
)
2
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 23
Tiểu luận SHPT
Trong đó i
a
và i
b

là chiều dài các đơn vị lặp lại của các alen a và b tại locus i, n là
tổng số locus ở mỗi cá thể được theo dõi. J.M Pemberton và cộng sự đã sử dụng
công thức này để nghiên cứu 2 quần là hươu (cevus elaphus) ở Scotland và quần
thể hải cẩu ở Canada 1994 -1995. Thông qua xác định ản hưởng của giá trị
d
2
đến trọng lượng sơ sinh ở hươu và số con sống sót ở hải cẩu.
II. 2. Những khó khăn gặp phải khi xét nghiệm ADN
Sai sót trong khâu kĩ thuật và điều kiện tối ưu
Kết quả sai lầm của điểm chỉ DNA không phải do sự trùng hợp giữa cấu
trúc di truyền của nhiều người mà do sai sót trong khâu kỹ thuật cũng như điều
kiện tối ưu để cho ra kết quả chính xác.
Năm 2004, Brandon Mayfield, một luật sư hành nghề tại thành phố
Portland (Mỹ), bị cảnh sát liên bang bắt giam 2 tuần vì tình nghi là thủ phạm
đánh bom trên xe điện ở Madrid (Tây Ban Nha) vài tháng trước đó. Lý do tình
nghi rất đơn giản: cảnh sát Mỹ phát hiện hồ sơ ADN của ông trùng hợp với hồ
sơ ADN lấy từ hiện trường ở Madrid. Một chuyên gia pháp y chứng nhận rằng
sự trùng hợp là sự thật vì xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần. Tuy
nhiên, cảnh sát Tây Ban Nha thì nhất định cho rằng Brandon không phải là thủ
phạm và kết quả ADN có thể sai. Cảnh sát Tây Ban Nha tiếp tục điều tra và phát
hiện một đàn ông khác có hồ sơ ADN trùng hợp với hồ sơ ADN lấy từ hiện
trường, và qua thẩm vấn, người này đã thú nhận là thủ phạm. Mayfield được thả,
cảnh sát Mỹ thú nhận nhầm lẫn trong phân tích ADN và xin lỗi Mayfield.
Innocence Project (tạm dịch: Dự án Vô tội) là một tổ chức hoạt động phi
lợi nhuận tại Mỹ với phương châm chứng minh cho được sự vô tội của những
trường hợp bị oan sai từ kết quả xét nghiệm DNA không chuẩn xác.Thông tin
trên trang web của tổ chức cho biết tính đến ngày 9-8-2010, Innocence Project
đã thành công trong việc minh oan cho 258 đối tượng bị oan sai nhờ vào DNA
của các đối tượng này sau khi chứng minh được rằng tất cả họ đều không phải là
thủ phạm.

 Chọn mẫu: Mẫu không đại diện, không điển hình hoặc bị thoái hóa
 Có thể nhiễm DNA ngoại lai
 Độ tin cậy của dữ liệu trong quần thể
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 24
Tiểu luận SHPT
Độ tin cậy của dữ liệu trong quần thể: FBI đã xây dựng được một hệ dữ
liệu thống kê quần thể tham khảo cho các sắc dân da trắng, đen, da màu và dân
Á châu. Vấn -đề là ngay trong mỗi nhóm sắc dân đó cũng có sự biến đổi (chẳng
hạn Á châu thì gồm Đông Á, Tây Á, Đông Nam Á v.v ). Xác suất để có thể
khớp được một mẫu DNA với một mẫu trong quần thể tham khảo là rất thấp (1
phần 6 triệu!), do đó xác suất này có thể cao hơn nếu dùng phụ nhóm của quần
thể tham khảo (có thể tăng lên 1/800000).
 Trong pháp y: Bằng chứng – DNA đó có lấy từ mẫu bệnh phẩm
nguyên thủy hay không?
 Các vấn đề pháp lý, đạo đức
Giả sử một trường hợp khác vừa liên quan đến đạo đức, vừa luật pháp,ví
dụ: một đôi vợ chồng có một đứa con bị bệnh Cystis Fibrosis (hay CF, dịch là
bệnh xơ nang tổn thương chủ yếu là tuỵ tạng và phối) là một bệnh di truyền lặn,
do đó về di truyền thì bố mẹ phải có gien ẩn của bịnh này mới 'truyền' được cho
đưá con. Nhưng khốn thay, khi xét nghiệm ra thì chỉ có người mẹ mang gien lặn
mà thôi. Vấn đề đặt ra là, liệu có nên thông báo cho người chồng của bà mẹ biết
rằng ông không phải là bố của đứa trẻ hay không? Và có nên thông báo cho cha
chính thức của đứa trẻ rằng chính ông có mang gien lặn của bệnh CF, về mặt di
truyền ông không nên cưới vợ có cùng mang gien lặn bệnh như ông nữa, hay
không?Ngân hàng dữ liệu DNA tội phạm
 Dữ liệu bị thiếu hụt do chỉ lấy DNA từ tội phạm
 Người bình thường khi cần xét nghiệm DNA, có nguy cơ kết quả
DNA bị lạm dụng
 Một số vấn đề khác
\

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Lớp Sinh K22 25

×