Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

giáo trình mô đun trồng và chắm sóc tràm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 92 trang )




1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRÀM
MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ: NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRÀM
TRÊN VÙNG ĐẤT NGẬP PHÈN
Trình độ: Sơ cấp nghề






2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02



3
LỜI GIỚI THIỆU

Trong các hệ sinh thái đất ngập nước thì hệ sinh thái rừng tràm ngập nước
theo mùa đóng vai trò vô cùng quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái. Cấu trúc
của hệ sinh thái này chủ yếu dựa trên tính đa dạng và bền vững của thảm thực
vật với đặc tính sinh học hết sức đặc biệt. Với vai trò là sinh vật sản xuất trong
hệ sinh thái, thảm thực vật này là nguồn cung cấp thức ăn, nơi bảo vệ, sinh đẻ và
nuôi dưỡng con non, ấu trùng các loài thủy sản và động vật trên cạn (bò sát,
chim, thú).
Bên cạnh chức năng điều hòa khí hậu như các loại rừng khác, rừng tràm
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa mực nước: chúng hấp thụ một
lượng nước đáng kể vào mùa mưa để rồi cung cấp một lượng nước ngầm (nước
ngọt) khá lớn vào mùa khô, đó là nguồn nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp những vùng phụ cận đồng thời ngăn cản quá trình sinh phèn của
đất, hạn chế xói lở và cải tạo đất cũng là chức năng quan trọng của loại rừng
này. Sau khi các tầng thảm mục chết đi được vùi lấp lâu ngày trở thành nguồn
than bùn quý giá cho sản xuất phân bón và năng lượng. Nuôi ong và chưng cất
tinh dầu tràm là hai nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người dân địa phương bên
cạnh nguồn lợi gỗ củi: làm cừ, cất nhà, vật liệu cách điện và năng lượng.
Ở Việt Nam, rừng tràm đã hình thành, tồn tại và phát triển trên những
diện tích tập trung lớn ở ĐBSCL gồm các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Long
Xuyên, Bán Đảo Cà Mau và một phần diện tích vùng Tây sông Hậu, hàng năm
cung cấp khoảng hàng trăm ngàn m
3

gỗ. Rừng tràm là nơi cung cấp nguồn thu
nhập chính cho người dân địa phương bao gồm gỗ xây dựng, làm cừ, củi, dây
choại, bột giấy, tinh dầu, than, mật ong, Đặc biệt là nguồn lợi thủy sản: cá lóc,
cá bọng, cá sặc, cá rô Động vật rừng có nai, khỉ, heo rừng, trăn, rắn, kỳ đà,
rùa, cá sấu Trong rừng còn có nhiều loài chim như: chàng bè, diệc, quạ, diều
hâu, vịt trời, ngỗng trời
Rừng tràm đã gắn bó với cuộc sống của người dân trong vùng, che chở và
nuôi sống họ từng ngày. Rừng tràm còn mang lại ý nghĩa và những giá trị độc
đáo về văn hóa, lịch sử và nhân văn của một vùng đồng bằng từ thủa cha ông
đến khai hoang lập nghiệp ở nơi đây.
Vì vậy việc đào tạo nghề trồng và chăm sóc tràm trên vùng đất ngập phèn
rất cần thiết cho người dân. Nghề thực hiện các qui trình kỹ thuật về chuẩn bị
đất trồng, trồng, chăm sóc cây tràm đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Trong chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn từ nay đến
năm 2020, nhằm trang bị cho học viên một số kiến thức và kỹ năng cơ bản để
thực hiện các công việc của nghề.
Giáo trình được xây dựng và phát triển theo các bước: phân tích nghề,
phân tích công việc và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo mô đun.



4
Giáo trình mô đun: Trồng và chăm sóc tràm là mô đun thứ hai trong 04
mô đun của chương trình dạy nghề “Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất
ngập phèn” nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản
trong việc trồng và chăm sóc cây
Giáo trình mô đun gồm 04 bài: Bài 1: Chuẩn bị đất trồng tràm; Bài 2:
Trồng cây túi bầu; Bài 3: Trồng cây rễ trần; Bài 4: Chăm sóc cây tràm
Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý

báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và các bạn đọc để hiệu chỉnh và hoàn
thiện giáo trình phục vụ sự nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông
thôn ở nước ta.

Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: ThS. Lê Thanh Quang
2. Ths. Nguyễn Thái Hiền
3. Ths. Trần Đức Thưởng







5
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
MÃ TÀI LIỆU: 2
MỤC LỤC 5
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIT TT 8
MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRÀM 9
Bài 1 CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG TRÀM 9
A. Nội dung 9
1. Ý nghĩa của việc chuẩn bị đất trước khi trồng 9
2. Tìm hiểu một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm, tính chất đất phèn 9
2.1 Định nghĩa 9
2.2 Nguyên nhân hình thành 9
2.3 Đặc điểm, tính chất của đất phèn 10

3. Phân loại đất phèn 10
3.1 Đất phèn tiềm tàng 11
3.2 Đất phèn hoạt động 12
4. Lựa chọn đất trồng tràm 14
5. Vệ sinh đồng ruộng 15
5.1 Phân loại thực bì 15
5.2 Xử lý thực bì 17
5.2.1 Phương pháp thủ công 17
5.2.2 Xử lý bằng cơ giới 18
5.2.3 Kết hợp thủ công và cơ giới 18
6. Thiết kế mặt bằng trồng tràm 18
6.1 Ý nghĩa của việc thiết kế mặt bằng trồng tràm 18
6.2 Khảo sát thực địa khu vực trồng tràm 18
6.3 Cắm mốc xác định vị trí các khu vực trồng, lô trồng 20
7. Làm đất 21
7.1 Lên líp/ luống 21
7.2 Không lên líp 23



6
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 24
1. Câu hỏi 24
2. Các bài thực hành 25
2.1 Bài thực hành số 2.1.1: Đào phẩu diện đất 25
2.2 Bài thực hành số 2.1.2: Dọn thực bì bằng phương pháp thủ công 25
2.3 Bài thực hành số 2.1.3: Lên luống/liếp trồng tràm 26
C. Ghi chú 27
Bài 2 TRỒNG CÂY TÚI BẦU 28
A. Nội dung 28

1. Xác định thời vụ trồng 28
2. Chọn cây đạt tiêu chuẩn 28
3. Xác định mật độ trồng 29
4. Trồng cây 30
4.1 Vận chuyển cây con đến nơi tập kết 30
4.2 Vận chuyển từ nơi tập kết đến nơi trồng 31
4.3 Tạo lỗ/ hố 32
4.4 Rạch vỏ bầu 33
4.5 Đặt cây 33
4.6 Lấp đất 34
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35
1. Các câu hỏi 35
2. Các bài thực hành 37
2.1 Bài thực hành số 2.2.1 37
2.2 Bài thực hành số 2.2.2 37
C. Ghi nhớ 38
Bài 3 TRỒNG CÂY RỄ TRẦN 39
A. Nội dung 39
1. Xác định thời vụ trồng 39
2. Chọn cây đạt tiêu chuẩn 39
3. Xác định mật độ trồng 40
4. Bứng cây rấm 40



7
5. Trồng cây 42
5.1 Vận chuyển cây con đến nơi trồng 42
5.2 Đặt cây 44
5.3 Lấp/ép đất 45

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 45
1. Câu hỏi 45
2. Các bài thực hành 47
2.1 Bài thực hành số 2.3.1 47
2.2 Bài thực hành số 2.3.2 47
C. Ghi nhớ 48
Bài 4 CHĂM SÓC CÂY TRÀM 49
A. Nội dung 49
1. Chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất 49
1.1 Trồng dặm 49
1.1.1 Điều kiện cần dặm cây 49
1.1.2 Chuẩn bị cây giống 49
1.1.3 Dặm cây 50
1.2 Phát dọn cỏ dại, cây bụi tái sinh 51
1.2.1 Xác định loại cỏ dại, cây bụi tái sinh 51
1.2.2 Phát dọn thực bì 51
1.3 Bón phân 53
1.4 Phòng trừ sâu bệnh hại 54
1.4.1 Bệnh khô đầu lá 54
1.4.2 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu 55
1.4.3 Sâu keo hại cây con 56
1.4.4 Sâu róm ăn lá 57
1.4.5 Chuột 58
1.4.6 Trâu bò phá hoại 60
2. Chăm sóc rừng trồng năm thứ hai 62
2.1 Phát dọn cỏ dại, cây bụi tái sinh 62
2.1.1 Xác định loại cỏ dại, cây bụi tái sinh 62




8
2.1.2 Phát dọn năm thứ hai 63
2.2 Bón phân 63
2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại 64
2.3.1 Bệnh khô đầu lá 65
2.3.2 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu 66
2.3.3 Sâu keo hại cây con 67
2.3.4 Sâu róm ăn lá 68
3. Chăm sóc rừng trồng năm thứ ba 69
3.1 Phát dọn cỏ dại, cây bụi tái sinh 69
3.1.1 Xác định loại cỏ dại, cây bụi tái sinh 69
3.1.2 Phát dọn năm thứ ba 69
3.2 Bón phân 70
3.3 Phòng trừ sâu bệnh hại 71
3.3.1 Bệnh khô đầu lá 72
3.3.2 Sâu đục thân 72
3.3.3 Sâu keo hại cây con 73
3.3.4 Sâu róm ăn lá 74
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 75
1. Các câu hỏi 75
2.1 Bài thực hành số 2.4.1 77
2.2 Bài thực hành số 2.4.2 78
2.3 Bài thực hành số 2.4.3 78
2.4 Bài tập thực hành số 2.4.4 79
2.5 Bài thực hành số 2.4.5 80
C. Ghi nhớ 81
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 82
I.Vị trí, tính chất của mô đun 82
II. Mục tiêu 82
III. Nội dung chính của mô đun 83

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 84
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 83
VI. Hướng dẫn trả lời câu hỏi tắc nghiệm 89
VII. Tài liệu tham khảo 92





9
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIT TT

MĐ: Mô đun
LT: lý thuyết
TH: thực hành
KT: kiểm tra
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long






10
MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRÀM
Mã mô đun: MĐ 02
Giới thiệu mô đun
Trồng và chăm sóc tràm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình
dạy nghề trình độ sơ cấp Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn;
được giảng dạy sau mô đun Nhân giống tràm và trước mô đun Bảo vệ và nuôi

dưỡng rừng tràm. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của
người học.
Mô đun này là chuyên môn nghề, thuộc mô đun bắt buộc của nghề nhân
giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn, Mô đun “Trồng và chăm sóc tràm”
gồm 04 bài, thời gian đào tạo 140 giờ (lý thuyết 26 giờ, thực hành 102 giờ, kiểm
tra 12 giờ).
Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các
công việc: chọn đất; thiết kế đất trồng; xác định mật độ trồng; chọn được cây
trồng đạt tiêu chuẩn; trồng cây rễ trần; trồng cây túi bầu và chăm sóc cây tràm
trên vùng đất ngập phèn.
Địa điểm thực hiện tại cơ sở đào tạo hay ở thực địa, thời gian thích hợp để
tiến hành giảng dạy theo mùa vụ trồng cây.

Bài 1. Chuẩn bị đất trồng tràm
Mã bài: MĐ 02-01
Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm của đất phèn;
- Nêu được sự cần thiết khi chuẩn bị đất trồng tràm;
- Chọn được loại đất thích hợp cho việc trồng tràm;
- Thực hiện được công việc cày đất, lên luống/ liếp;
- Thực hiện được một số công việc cơ bản trong việc thiết kế mặt bằng trồng
tràm.
- Có ý thức trong việc sử dụng các công cụ, thiết bị.
A. Nội dung
1. Ý nghĩa của việc chuẩn bị đất trước khi trồng
Chuẩn bị đất trồng tức là lựa chọn vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của loài cây tràm định trồng
và kỹ thuật làm đất tạo ra mặt bằng trồng rừng hoàn chỉnh vì thế chuẩn bị đất
trồng sẽ đảm bảo cho việc trồng rừng được đúng tiến độ và kịp mùa vụ, giúp cây
tràm sinh trưởng và phát triển tốt.




11
2. Tìm hiểu một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm, tính chất đất phèn
2.1 Định nghĩa
Đất phèn
1
là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO
4
2-
) và có độ pH rất thấp chỉ
khoảng 2 - 3, lượng độc chất Al
3+
, Fe
2+
, SO
4
2-
rất cao. Trong đất phèn khả năng
trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ không thể tự làm sạch được nữa.
Do đó môi trường đất bị ô nhiễm nặng, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt
hàng loạt. Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiền tàng
(FeS) tại chỗ để tạo thành axit H
2
SO
4
chứa nhiều độc chất Al
3+
, Fe

2+
, SO
4
2-
, hay
cũng có thể do nước phèn đi từ nơi khác gây nhiễm phèn cho MTST đất. Quá
trình thứ nhất là quá trình phèn hóa, quá trình thứ hai là quá trình nhiễm phèn.
2.2 Nguyên nhân hình thành
Đất phèn là loại đất hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác
sinh vật chứa lưu huỳnh. Các sinh vật này bị phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh
(S). Trong điều kiện yếm khí lưu huỳnh sẽ tác dụng với sắt (Fe) trong phù sa tạo
thành hợp chất pyrit (FeS
2
).Trong điều kiện thoát nước, thoáng khí, FeS
2
bị oxi
hóa hình thành H
2
SO
4
làm cho đất chua trầm trọng.
2.3 Đặc điểm, tính chất của đất phèn
- Đất phèn có thành phần cơ giới nặng. Tầng mặt khi khô trở thành cứng,
có nhiều vết nứt nẻ.
- Đất rất chua: Trị số pH thường nhỏ hơn 4,0, trong đất có nhiều chất độc
hại cho cây trồng (Al
3+
; Fe
3+
CH

4
; H
2
S)
- Đất có độ phì nhiêu thấp.
- Hoạt động của vi sinh vật đất yếu.








Hình 2.1.1: Đất phèn


1
Đất phèn theo người nông dân nhận định là đất có các loại cỏ năng xuất hiện, đất cứng và nứt nẻ. Nơi nào cỏ
năng ống, cỏ bàng, cỏ mồm có mặt nơi đó mức độ miễn phèn nhẹ - vừa, cây tràm sinh trưởng phát triển tốt; còn
nơi có cỏ năng kim xuất hiện thì mức độ miễn phèn ở đây rất nặng cây tràm không thể sinh trưởng và phát triển
được trên khu vực này.



12
3. Phân loại đất phèn
3.1 Đất phèn tiềm tàng
Đất phèn tiềm tàng (theo phân loại FAO: Proto-Thionic Fluvisols) là đơn
vị đất thuộc nhóm đất phù sa phèn. Đất phèn tiềm tàng được hình thành trong

vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều sulfat. Trong điều kiệm yếm khí
cùng với hoạt động của vi sinh vật, sulfat bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất
này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để tạo thành FeS
2
.
Thành phần khoáng vật của đất phù sa phèn vùng nhiệt đới có thể rất đa
dạng và tùy thuộc chủ yếu vào nguồn gốc của vật liệu phù sa.
Để có thể nhận dạng đất phèn, một trong những đặc điểm quan trọng nhất
là hình thái phẫu diện đất.
Bảng 1: Hình thái phẩu diện đất phèn tiềm tàng
Độ sâu
tầng đất,
cm

Mô tả phẫu diện
0 - 15
Nâu hơi xám; sét; đất ướt, mới đầu hơi cứng sau
nhão; có nhiều vệt đen xác hữu cơ và xác cành nhỏ
mục, phía trên mặt có lớp hữu cơ mỏng thối đen; có
các vệt nhỏ màu rỉ sắt; hang hốc nhiều, đùn thành ụ
cao; chuyển lớp từ từ về màu sắc.
15 - 35
Đen hơi nâu; sét; đất ướt; dẻo, dính; có các vệt đen
xác hữu cơ, xác cành rễ mục; dưới tầng có lẫn ít sét
màu xám sẫm; chuyển tiếp từ từ về màu sắc.
35 - 55
Xám hơi vàng; sét; đất ướt; dẻo, dính; lẫn xác thực
vật mục; chuyển lớp rõ.
55 - 95
Đen hơi nâu; sét; ướt; rời; dễ thấm và thoát nước; có

xác bã thực vật mục nát lẫn ít ổ sét của tầng trên;
chuyển lớp đột ngột.
95 - 125
Xám có ít vệt vàng; sét; ướt; dính, dẻo; dễ bị vỡ và
tạo thành các tảng lớn; còn ít vệt đen mờ; chuyển lớp
từ từ.
125 - 160
Nâu hơi vàng xỉn xen lẫn với các ổ sét màu xám
sáng; sét; ướt, dẻo, dính; dễ bị lở thành tảng lớn.



13
















Hình 2.1.2: Phẩu diện đất phèn tiềm tàng

3.2 Đất phèn hoạt động (Orthi thionic Fluvisols)
Là đất có tầng phèn là chính, đôi khi có tầng sinh phèn nhưng mỏng. Tập
trung chủ yếu khoáng jarosite dưới dạng đốm, vệt vàng rơm, có pH
H2O
= 3 - 4.
Có tỉ lệ CHC cao, mức độ phân giải thấp, đạm tổng số khá, lân tổng số trung
bình và nghèo, kali tổng số thường giàu, lân dể tiêu rất nghèo, đất rất chua, Al
3+

di động cao, SO
4
2-
cao, thành phần cơ giới phần lớn là sét.
Bảng 2: Hình thái phẩu diện đất phèn hoạt động
Độ sâu
tầng đất,
cm

Mô tả phẫu diện
0 - 15
Nâu đen; thịt nặng; ướt nhão; có các cục lớn, cứng
(do bừa chưa nhuyễn); phía trên nhiều rơm rạ nát,
nhiều rễ lúa; có các vệt nâu vàng rỉ sắt theo rễ lúa;
chuyển lớp từ từ.
15 - 30
Nâu đen xen các ổ sét màu xám nâu; thịt nặng; ẩm



14

hơi ướt; chặt; có các vệt nâu vàng rỉ sắt theo dọc rễ
lúa; chuyển lớp đột ngột.
30 - 70
Sẫm hơi xám, nhiều ổ màu nâu vàng rỉ sắt ở phía
trên, phía dưới các ổ vàng sáng hơn; thịt nặng đến
sét; ướt; dính bết; hơi xốp; chuyển lớp từ từ.
70 - 95
Nâu sẫm; sét; ướt; dẻo, dính; có nhiều vệt nâu đen
xác bã thực vật đã mục, có chỗ có xác thực vật lớn
(thân cây); chuyển lớp từ từ.
95 - 130
Nâu xám sẫm; sét; ướt; dẻo, dính; nhiều vệt xác bã
thực vật đã phân hủy; chuyển lớp không rõ.
130 - 170
Nâu xám sẫm; sét; ướt; dẻo, dính; nhiều xác bã thực
vật đã nhuyễn hơn tầng trên; dưới đáy tầng có các hạt
kết von rắn chắc.

















Hình 2.1.3: Phẩu diện đất phèn hoạt động





15
4. Lựa chọn đất trồng tràm
Rừng Tràm được trồng trên đất phù sa phèn (Thionic Fluvisols), trong đó
có 3 loại đất phụ sau đây:
- Đất phù sa phèn tiềm tàng
- Đất than bùn phèn tiềm tàng (Proto — Thonic — Gleysols)
- Đất phù sa phèn hoạt động (Orthi — Thonic — Gleysols)
- Đất có các loài chỉ thị xuất hiện như: cỏ bàng, cỏ năng, cỏ mồm
- Có thể trồng rừng Tràm nơi ngập úng liên tục từ 6 tháng đến 8 tháng
trong 1 năm, khớp với mùa mưa. Không trồng Tràm ở vùng bị ngập úng
quanh năm hoặc nơi có độ mặn >2%, sẽ làm chết rừng Tràm non.
Cỏ mồm Cỏ năng ống
- Tránh trồng tràm nơi vùng đất có cỏ năng kim xuất hiện.










Cỏ năng kim
Hình 2.1.4: Các thực vật chỉ thị đất trồng tràm



16
5. Vệ sinh đồng ruộng
5.1 Phân loại thực bì
Thực bì có thể chia làm 2 loại:
- Loại 1: thành phần thảm thực vật chủ yếu là cỏ năng ống, cỏ mồm, cỏ
bàng. Những loài cỏ này thường mọc trên đất thấp, có thời gian ngập nước dài.
- Loại 2: Thành phần chủ yếu là cỏ đưng, cây mua, tràm gió, dây chọi và
một số dây leo cây bụi khác. Chúng thường mọc dày hoặc mọc từng đám và trên
đất cao có thời gian ngập nước ngắn.
Cách phân biệt loại thực bì như trên giúp ta quyết định khâu làm đất: như
đối với thực bì loại 1 thì có thể xử lý hoặc không xử lý, nhưng đối với thực bì
loại 2 thì buộc phải xử lý trước khi làm đất.
Cỏ mồm Cỏ năng ống








Cỏ bàng
Hình 2.1.5: Thực bì loại 1





17

Cỏ đưng
Cây mua Dây chọi
Hình 2.1.6: Thực bì loại 2





18
5.2 Xử lý thực bì
5.2.1 Phương pháp thủ công
Phát dọn toàn diện cỏ dại và cây bụi, gom lại thành đống và đốt. Tiến
hành đốt vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. Trước khi đốt cần phải làm
ranh cản lửa và đốt từ cuối hướng gió. Công việc phát dọn này nên tiến hành vào
đầu mùa khô, khoảng tháng 2 – 3.












Hình 2.1.7: Dụng cụ phát cỏ (phảng, cù nèo)

Hình 2.1.8: Phát cỏ thủ công



19
5.2.2 Xử lý bằng cơ giới
Sử dụng máy kéo có bánh lồng trục đất vào mùa nước rút khi mực nước
ngập ngoài hiện trường còn khoảng 0,4 – 0,6m để nhấn chìm thực bì trong đất.
Sau khi loại bỏ thực bì, các loại cỏ rác trôi nổi trên mặt nước cần phải được thu
dọn và gom lại để dọc bờ bao của lô trồng rừng.











Hình 2.1.9: Xử lý cỏ bằng máy kéo có bánh lồng trục
5.2.3 Kết hợp thủ công và cơ giới
Sau khi phát đốt thực bì, thì sử dụng máy cày để cày lật đất từ 1 – 2 lần
vào tháng 4 – 5.
6. Thiết kế mặt bằng trồng tràm
6.1 Ý nghĩa của việc thiết kế mặt bằng trồng tràm

Việc thiết kế mặt bằng trồng tràm sẽ làm cho việc trồng tràm và chăm sóc
tràm sau khi trồng được thuận lợi, tạo năng suất cao cho cây tràm.
6.2 Khảo sát thực địa khu vực trồng tràm
- Điều tra khu đất cần trồng xem lịch sử vùng đất có bị sâu bệnh phá hoại
không .
- Quan sát thực nếu nơi nào xuất hiện cỏ năn kim thì không được chọn để
trồng tràm.
- Đo pH đất không quá chua pH < 3






20

Hình 2.1.10: Cỏ năng kim

Hình 2.1.11: Đo chất lượng nước trong đất và nước mương/ kênh




21
6.3 Cắm mốc xác định vị trí các khu vực trồng, lô trồng
Công việc này chỉ thực hiện cho diện tích trồng lớn như các lâm trường, các
doanh nghiệp còn hộ nông dân có diện tích nhỏ có thể bỏ qua bước này
+ Đối với mỗi cụm thiết kế tập trung: tiến hành đo chu vi khép kín, sai số
khép kín 1/50. Đường đo phải phát sạch thực bì và đóng mốc điểm đo, đóng cọc sâu
50cm, ghi số hiệu điểm đo bằng sơn đỏ theo hướng tiến;

+ Đo đạc diện tích lô thiết kế: Đường ranh giới lô rộng 8m;
+ Tiến hành đo đạc các thông số ở các điểm đo và điền vào phiếu đo đạc (biểu
01), cứ 50 m hoặc những chỗ thay đổi hướng phải đóng cọc mốc, ghi số hiệu điểm
đo. Những nơi giáp ranh giữa các lô phải đẽo các mặt viết sơn đỏ ký hiệu các lô.
+ Thiết kế đường băng cản lửa (nếu cần thiết) tức là hệ thống kênh/ mương
+ Cần vẽ sơ đồ đường đo ngay trên trực địa để đối chiếu khi khoanh vẽ
ngoại nghiệp
Biểu 1: PHIU ĐO ĐẠC
Chủ hộ: Thôn: Xã:
Huyện: Tỉnh: Số hiệu lô:
Người đo:
Người ghi:
Ngày đo:
Điểm đo
Tọa độ
Khoảng cách
(m)
Ghi chú
X
Y














































22
7. Làm đất
Làm đất: Có 2 cách làm đất trồng tràm, lên líp hoặc không lên líp:
7.1 Lên líp/luống
- Kích thước luống
+ Mặt luống thường rộng 4m, dài tùy theo chiều dài của khu đất trồng.
+ Mương rộng tối đa 1,3m
- Yêu cầu kỹ thuật
+ Luống thẳng, mặt luống phẳng, cao 20 ÷ 30cm.
Tạo líp/ luống có thể lên líp bằng thủ công hoặc bằng cơ giới tùy theo
điều kiện sẵn có. Nhưng theo trình tự như sau:
- Định hình luống: Căng dây, kéo cự định hình luống
- Tạo hình luống: Dùng cuốc bàn lấy hết 1/2 đất ở rãnh kéo lên mặt luống.
- Đập má luống, mép gờ: Dùng mặt sau thân cuốc đập chặt má luống.
- San mặt luống: Dùng bàn trang kéo đất ở rìa luống vào giữa luống
















Hình 2.1.12: Tạo luống/líp bằng thủ công



23













Hình 2.1.13: Tạo luống/ liếp bằng cơ giới
Hình 2.1.14: Luống/ liếp hoàn chỉnh
7.2 Không lên líp



24
Tận dụng mặt đất tự nhiên, nhưng phải tạo hệ thống rãnh thoát nước có độ

sâu 0,5m và chiều rộng 1,5m, các rãnh mương phải cách nhau từ 10 – 15 m.
Mục đích của các mương này là để rửa phèn trong đất giúp cây sinh trưởng tốt.
Làm đất này bằng thủ công hoặc bằng cơ giới tùy theo điều kiện sẵn có.



Hình 2.1.15: Đất trồng không lên luống/ liếp













Hình 2.1.16: Mặt bằng trồng tràm không lên luống/liếp




25
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của việc chuẩn bị đất trước khi
trồng?

Câu 2: Anh/ chị hãy nêu định nghĩa và đặc điểm của đất phèn? Có bao
nhiêu loại đất phèn?
Câu 3: Anh/ chị hãy nêu cách nhận biết đất phèn tiềm tàng qua hình thái
phẩu diện đất?
Câu 4: Anh/ chị hãy nêu cách nhận biết đất phèn hoạt động qua hình thái
phẩu diện đất?
Câu 5: Anh/ chị hãy cho biết có bao nhiêu dạng thực bì trong phân loại
thực bì khi làm đất trồng tràm? Hãy kể ra một số tên của thực bì đó?
Câu 6: Anh/ chị hãy cho biết có bao nhiêu cách làm đất trồng tràm? Liệt
kê các bước kỹ thuật để có một mặt bằng trồng rừng (có lên liếp/ luống và
không có lên liếp/ luống) hoàn chỉnh?
Câu 7: Anh/ chị hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Đất phèn là đất:
a- Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat, có độ pH rất thấp chỉ khoảng 2
- 3, lượng độc chất Al
3
+
, Fe
2
+
, SO
4
2-
rất cao.
b- Đất phèn là đất chứa nhiều gốc cacbonat, có độ pH rất thấp chỉ khoảng
2 - 3, lượng độc chất Al
3
+
, Fe
2
+

, SO
4
2-
rất cao
c- Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat, có độ pH rất cao khoảng 7 - 8,
lượng độc chất Al
3
+
, Fe
2
+
, SO
4
2-
rất cao
d- Cả 3 câu a, b, c đều sai
Câu 8: Anh/ chị hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Chọn đất trồng
phèn dựa vào các đều kiện sau:
a- Điều kiện thực bì: nơi không có cỏ năng kim xuất hiện.
b- Điều kiện đất: đất có độ pH không < 3, và độ mặn không > 2%
c- Điều kiện nước: không ngập quanh năm, mà chỉ ngập từ 3 – 6 tháng.
d- Tất cả các câu trên
Câu 9: Anh/ chị hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Có cách dọn
thực bì:
a- 3
b- 4
c- 5

×