Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hướng dẫn lập dàn bài tập làm văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.92 KB, 39 trang )

DÀN Ý VÀ BÀI LÀM THAM KHẢO THỂ LOẠI : VBĂN NGHỊ LẬN
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Bài tham khảo 1
Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình
chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc
sống của chính chúng ta.
Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên
sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được
hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã đều là các yếu tố hình thành
nên rừng. Rừng có mối lien quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái
Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu
dụng và lợi ích.
Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng.
Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí các bon níc và thải ra khí ô xi cho con người hô
hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho
cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong
nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người
làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống
của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vuecj dân
sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh
đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở.
Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng
ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào
thành phố. Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ
chon quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng
chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca
khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý
nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng
tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì
rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác


rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước.
Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần
đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không
có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân
nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long
tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục
đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng
của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết
người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để
thu nguồn lợi nhuận trái phép.
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc
sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải
gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn.
Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực
dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là
“gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà
chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị
khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách
đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt
chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của
muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã
xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do
không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì
không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh,
thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục
tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất
đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển
tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã
tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến
phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo

đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người
đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên
thủy, không có sự sống.
Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay
mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có
phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ
của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng
ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động
lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận
động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm
cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.
Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng,
hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính
chúng ta.
Bài tham khảo 2
Năm cũ đã qua, năm mới lại sang. Đất nước Vn lại thêm 1 tuổi mới, 1 mùa xuân mới. Trong sự
tràn ngập của mùa xuân thiên nhiên bao la đất trời, của niềm vui bao trẻ thơ , của sự đầm ấm sum
họp mọi nhà.Riêng tôi đã đón 1 mùa xuân thật hạnh phúc bên cha mẹ, người thân.Có thể nói đó là
1 mùa xuân ấm áp của những người may mắn như tôi, nhưng bên cạnh đó vẫn là nỗi lo canh cánh
của của người dân Bắc Bộ về sự bất thường của thời tiết và khí hậu . Ở đây , từ người già đến trẻ
nhỏ fải vui Tết trong rét đậm, rét hại cùng khô hạn mà nguyên nhân đó là hiện tượng La Nina của
thời tiết. Miền Trung còn đó hậu quả của những đợt “lũ chồng thêm lũ”. Cuối năm ngóai, miền
Nam sạt lở đất và triều cường. Còn thế giới, cùng sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, lũ lụt khủng
khiếp là những đợt giá lạnh hiếm thấy xảy ra khắp nơi. Thiên tai hoành hành dữ dội và rộng khắp
như thế đều liên quan đến vấn đề môi trường sống, nhất là rừng bị hủy hoại. Trồng rừng, bảo vệ
rừng để giữ gìn môi trường sống đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cực kỳ hệ trọng mà mỗi
quốc gia riêng rẽ không làm nổi.
Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa
thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy.
Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng

lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng
miền và trong cả nước.
Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta
thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô
hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại?
Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi
nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị
tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá.
Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan
trọng tất yếu.
Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là
nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng
suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng
hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị
phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần
những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí
quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…
Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn
chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là
không có hiểm hoạ môi trường đe doạ.
Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát
triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp
giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản
xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện.
Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá
hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc
khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh.
Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện.
Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại
của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh

tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho
phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiện ngày càng dày đặc trong
các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại cho con
người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay.
Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó
là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ
nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có
tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và fát
triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác
động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc
đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy,
đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi ích của môi trường thiên
nhiên cũng là tác hại môi trường do chính con người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi
ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng
nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi phục và phát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn
thiên nhiên.v.v…
Bảo vệ môi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn
kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết
sức nhỏ bé hàng ngày. Từ bậc Tiểu học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham
gia các phong trào do Đoàn,Đội phát động vì “Trường em Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công
việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác nhưng nó đã góp phần hình thành một
thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo
vệ môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện
tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở
đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình không ngoài mục
đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại các địa phương. Phải kể đến ở đây, đó là các mô
hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh
niên với môi trường và phát triển bền vững” Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta
cũng bắt gặp sự có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quả
của những cơn giận dữ mà “bà mẹ thiên nhiên” mang lại.

Chúng ta luôn nhắc nhở nhau : “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động
thiết thực của cuộc sống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp
bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ
môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi
trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững,
lâu dài.
Để bảo vệ môi trường tốt, giáo dục con người ngay từ “thuở còn thơ” đóng một vai trò quan
trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy
những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống.
Lời cuối cùng xin nhắn nhủ mọi người “Chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường
để đất nước ta mãi thắm tươi và hành tinh ta mãi mãi 1 màu xanh bạn nhé!
________________________________________________________________
Ít lâu nay , trong lớp có một số bạn lơ là học tập . Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục
bạn : Nếu khi còn trẻ , ta không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích !
DÀN BÀI THAM KHẢO
I/MB:
- Luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn
trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã
cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học
tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
II/TB:
- Luận cứ:
1)Lí lẽ:
- Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập
(liên hệ với từ "học hỏi","học hành" )
- Lí lẽ 2: Kiến thức củan hân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người
chúng ta chỉ như giọt nước
2) Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối (bạn hãy tìm những giai thọai, mẫu chuyện về
Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã

thành Trạng Nguyên)
- Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ
- Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được:
Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân
- Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn:
"Một rương vàng không bằng một nang chữ"
"Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc".
III/KB:
- Luận điểm: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì
lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn
Bài tham khảo 1
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở
con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc
gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm
như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ
về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức
truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường
duy nhất là học, học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí.
Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải
được học hành.
Trong mười hai năm ở trường THCS, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một
số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hoá Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải
chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh
mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu
được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt
hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ
tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản

đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ
thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực,
chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt
quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám)
của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được
những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức
tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút
ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức.
Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời,
của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy
của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm
nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền
diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới
mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm
cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách.
Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và
cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa
dân tộc.
Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi
chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.
Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành.
Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc
gì có ích”.
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành
công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi

chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời,
hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành
gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con
người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng
vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình
và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt
cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong
sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học
mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ
thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
Bài tham khảo 2
Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và
trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố
gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó
học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của
người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm
hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn,
song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương
hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la,
mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước
Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước,
yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác
chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm
sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp
cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu,
Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu,
học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên

thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.
Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không
thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn
Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu
mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc
học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” - mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay
không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là
có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả
đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật
đẹp.
Ông bà ta cũng hay có câu: "Một rương vàng không bằng một nang chữ" để nói cho con cháu hiểu
rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công
việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” - Đó là câu nói của
một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ
giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: "Học tập là hạt giống của kiến
thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc"
Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là
mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được
việc có ích, làm được việc lớn được.
Bài tham khảo 3
Trải qua gần một trăm năm dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, hai mươi năm chống đế
quốc Mĩ, nhân dân Việt Nam đã bỏ biết bao công sức, trí tuệ cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ
quốc, và hôm nay, trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nước công
nghiệp hoá, đang trên đà phát triển. Chúng ta có quyền tự hào bởi ta là người Việt Nam, được sinh
ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những con người kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông
minh và sáng tạo. Thế nhưng có khi nào thế hệ tuổi trẻ Việt Nam chúng ta, những người thanh
niên sắp là chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới nghĩ đến những tiến bộ, những mặt
còn hạn chế của chính mình, để từ đó có những kết luận đúng đắn giúp đất nước ngày càng đi lên,
hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Qua thực tế, ta nhận thấy vẫn còn rất nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học coi việc học là nghĩa

vụ nặng nề mà bố mẹ giao cho, chẳng nghiêm túc và tự giác trong học tập,… Đó là những con
người lười nhác, chỉ hưởng không công, những người còn đang ngủ quên trên chiến thắng của dân
tộc,chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn. Đó là những biểu hiện thật hổ thẹn với quá khứ
hào hùng của cha anh, một vấn đề mà hiện nay ta cần phải quan tâm và xem xét bởi vì “nếu khi
còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Trong những năm
học phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức hết sức căn bản, nhưng nếu chúng ta
không chăm chỉ học hành, lơ là, chểnh mảng thì sẽ không nắm vững được kiến thức một cách có
hệ thống mà còn tốn thời gian, tiền bạc và kết quả thu được cũng chẳng đáng là bao, huống chi là
cả một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội mà nhân loại đã tích lũy suốt mấy ngàn
năm lịch sử và những kiến thức tân tiến, hiện đại của khoa học kĩ thuật bây giờ mà nếu chúng ta
không học thì sẽ trở thành những con người lạc hậu và chậm tiến. Vì thế, việc làm trước tiên của
thanh niên trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải học tập, trang bị thật tốt
cho mình vốn kiến thức, hiểu biết về thế giới, khoa học và con người Học tập tốt không chỉ giúp
ta góp phần xây dựng một đất nước vững mạnh, phát triển và phồn vinh mà còn là con đường tốt
nhất giúp ta đi đến một tương lai tương sáng và tốt đẹp.
“Học tập là hạt giống của kiến thức
Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
Không chỉ dừng lại ở việc học, thanh niên, học sinh còn phải hoàn thiện bản thân, tu dưỡng
và rèn luyện về đạo đức. Có lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đó là nhân
nghĩa, là truyền thống cao đẹp của người Việt Nam mà chúng ta cần duy trì và phát triển và thiết
thực nhất đó là sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà…, quan tâm, chia sẻ, nhường
nhịn với những người xung quanh, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn,
hoạn nạn, luôn có thái độ kính trọng và biết ơn với những người đã có công với đất nước…Đặc
biệt, thanh niên cần tích cực rèn luyện một lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã
hội như cờ bạc, thuốc lá, ma tuý… và những thói hư tật xấu, lối sống lai căng, thực dụng, xa rời
các truyền thống văn hóa của xã hội bởi chúng có tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội
về tư tưởng đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…

“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;

Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
(Hồ Chí Minh)
Mỗi người chúng ta đều có những mặt mạnh, yếu khác nhau, không ai là hoàn mĩ cả, mặt
khác, xã hội luôn không ngừng phát triển, vì vậy, thanh niên phải luôn tự hoàn thiện bản thân
mình, biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, biết phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết
điểm, học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác. Có như thế thì bản thân, gia đình, cộng
đồng sẽ ngày một phát triển tốt hơn, tiến bộ hơn.
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
(Tố Hữu)
Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải phấn đấu học tập, xác định mục tiêu học tập đúng đắn,
coi việc học tập khoa học kĩ thuật là then chốt, trở thành những nhà khoa học trẻ tuổi tương lai,
những thanh niên xung phong tronhg thời đại mới, có kích thích sáng tạo, tìm tòi cái mới, ứng
dụng lí thuyết vào đời sống thực tế, học hỏi không ngừng, có tình yêu quê hương đất nước, nhận
lãnh trách nhiệm là người chủ nhân tương lai của đất nước, là thành viên ưu tú của xã hội. Song
song đó, chúng ta cần tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu, của tệ nạn xã hội, luôn có ý
thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ phẩm cách trong sáng, bảo vệ gia đình, xã hội, truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Những hành động trên là vô cùng thiết thực trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa
này, những điều mà ai trong chúng ta cũng có thể làm được để đất nước ngày càng phát triển và
có thể sánh đôi với các cường quốc khác, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày
một giàu đẹp hơn.
_________________________________________________________________________
HÃY TRÌNH BÀY NỔI BẬT LỐI SỐNG VÔ CÙNG GIẢN DỊ , THANH BẠCH CỦA
BÁC HỒ
Dàn bài:
I/Mở bài

- Giới thiệu vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Hoàn cảnh: Thời chống Pháp, Mỹ, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
II/Thân bài
1. Lí lẽ: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay
trời chuyển đất với đời sống bình thừơng vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch
2. Dẫn chứng:
a) Dẫn chứng 1: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta
đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác
không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp
xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của
con người và kính trọng như thế nào người phục vụ
b) Dẫn chứng 2: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác
lộng gío thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của
hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!
c) Dẫn chứng 3: Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp,
cho nên bên cạnh Bác người giúp việ và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho
số đồng chí đ1o những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng,
Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
d)Dẫn chứng 4: Những câu ca ngợi lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ:
"Nhà Bác đơn sơ mộ góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giườing mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lới mòn"
Trong thơ của mình, Bác cũng nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống giản dị như thế:
" Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm tháng ruộng ngày dài ung dung".
III/Kết bài
- Nêu nhận xét chung vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Rút ra bài họic (họăc mở rộng): Kính yêu và sống theo tấm gương của Bác
Bài tham khảo 1
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ
được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết
kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà,
dưa, cá kho Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi
“nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa
phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ
khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ
nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên
hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp
đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần,
người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao”
một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế
mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng
sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có
món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau
cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài;
chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một
vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ
ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn
20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng
đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin
Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của

nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên
Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên
vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ
Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người
thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ
vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến
cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ
ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn
gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều
bắt chước hành động đó của ông ”.
Bài tham khảo 2
Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác
không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78,79 tuổi, Bác vẫn không
chịu dùng quạt trần và quạt để bàn
Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt
Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác HỒ không muốn dùng quạt
máy . Những ngày hè nóng nực nhất, Bác HỒ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi
Đấy là mùa hè. Còn về mùa đông, Bác HỒ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng
nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó lép kẹp xuống không ấm lắm
nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ
ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ. Bác bảo
mạng lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2-1969, nó rách một miếng nữa ở vai,
những đồng chí chuyên săn sóc sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề nghị đã nhiều lần:
Xin Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai rồi. Đây là một người bạn chiến đấu
mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác nói thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy
thế này: "Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy.
Đừng bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay cái vỏ mới. Bây giờ trong bảo tàng
vẫn là cái áo bông vá vai như thế. Bác còn có lò sưởi điện. Bác có mấy cái, nhưng Bác lại càng ít

dùng lò sưởi điện. Cũng vì lẽ không muốn phụ thuộc vào lò sưởi điện, và nhất là vì lẽ số đông
người Việt Nam không có sưởi điện hàng ngày sưởi về mùa đông
Ở đây cũng rõ một nét trong đời sống hàng ngày của Bác. Bất kỳ cái gì có tí lãng phí cũng
quyết không để lãng phí. Nhưng đã cần thì dùng cho đủ mức cần.[/JUSTIFY]
Về việc tiết kiệm điện, không biết bao nhiêu lần, tự tay Bác tắt những cái đèn, cái quạt và cái
đài đang tiêu điện mà không ai dùng cả. Ở nước ta thế mà khi ra nước ngoài cũng thế. Đi lướt qua
một hành lang trên con đường đến nơi nào đó bạn tiếp khách hay trong nhà khách của bạn, thấy
có một bóng đèn điện để đấy không cần là Bác tìm xem chỗ tắt bật ở đâu, Bác tắt đi. Có đồng chí
ở với Bác khá nhiều năm đã nói:[/JUSTIFY]
- Tất cả các năm mình ở với Bác, luôn luôn mình là cán bộ tắt đèn. Bác cứ thấy xa xa có
những bóng đèn đang sáng, Bác bảo xem lại có ai ở đấy không, có cần để ánh sáng để bảo vệ
không? Nếu không thì tắt đi
Suốt thơì gian 15 năm từ ngày về Hà Nội, Bác nhận một ô tô loại trung bình chứ không phải
loại sang nhất và Bác cứ dùng thế mãi cho đến khi qua đời.[/JUSTIFY]
Theo lời kể của đồng chí Việt Phương, nguyên thứ ký của
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Trích từ sách: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ.
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr. 408-409.
Bài tham khảo 3
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một
người phụ bếp trên con tàu Amiran Latouche Tre ville lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi
trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng
chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được,
chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm.
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác
Theo chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ: Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê
hương: tương cà, dưa, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm.
Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân đang
sống khó khăn. Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và

vài quả cà, một đĩa nhỏ thịt xào và một bát canh. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một
bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu không ăn hết thứ nào thì san sang bát con ấy để về sau người
khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác sắp xếp lại và để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí
phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm nào cũng tương tự như vậy.
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì
mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ VP
Phủ Chủ tịch: Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo. Bác đang nằm nghỉ nghe
thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà: Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết
kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa. Câu chuyện bà kể khiến cho ai cũng xúc động và thương
Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn,
như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu .Thậm chí liên hoan chào mừng ngày thành lập Đảng
cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là
thật lòng với nhau”.
Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người TQ đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng
mang về, Bác cũng chỉ khao một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng
chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự
mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên
Hơn nữa, bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác
sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất
- Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài;
chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một
vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẻ
ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo kaki, Đôi dép cao su được Bác dùng hơn
20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai bị tuột phải đóng đinh
giữ. Còn bộ quần áo kaki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác
thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước,
không cần phải thay. Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ VP Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm
việc ở VP Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công
việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản

dị, tiết kiệm.
Chiếc áo gối màu xanh hòa bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá
lại. Cầm chiếc áo Áo bác rách, có khi vá đi vá lại, bác mới cho thay. gối của Bác, bà rưng rưng
nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn
dùng chiếc áo gối vá. Bà nói: những năm tháng giúp việc ở VP Bác tôi có những kỷ niệm không
bao giờ quên.
1941 khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên bác
phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật
liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về Thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác chuyển về ở
Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của
người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi cho đến ngày 17/5/1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà
sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Cả cuộc đời của Bác chỉ có mấy nếp áo vải, đôi dép giản đơn và sách. Bác hằng ước ao khi sự
nghiệp dân tộc hoàn thành, được lui về mái nhà tranh nơi phong cảnh đẹp, đọc sách, trồng cây,
sáng xuống suối câu cá, chiều lên đồi chơi với trẻ. Suốt đời Bác chỉ có một ham muốn, ham muốn
tột bậc là giành độc lập về cho đất nước, mang tự do hạnh phúc đến nhân dân. Ngay cả đến khi
sắp từ biệt thế giới này, Bác vẫn còn căn dặn: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng
linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Kính phục và thương tiếc Bác, trong bài thơ “ Bác ơi” Nhà thơ Tố Hữu đã viết: Bác ơi! Tim bác
mông mênh thế; Ôm cả non sông, mọi kiếp người
Đức độ ấy khiến không chỉ các thế hệ người Việt chúng ta, mà hàng chục, hàng trăm triệu
người trên thế giới ngưỡng mộ Hồ Chí Minh, tìm thấy ở Bác tấm gương phấn đấu, hy sinh trọn
vẹn vì Tổ quốc, không màng công danh phú quý. Tuy Bác đã đi xa rồi nhưng niềm hãnh diện của
chúng ta về Bác, qua tấm gương Bác để lại, vẫn góp phần thăng hoa dân tộc trong bạn bè bốn biển
năm châu…
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết:
“Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu
một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi
người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”.

Như vậy, nếp sống giản dị của Bác không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao
đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương.
Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ,
đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này
tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai
cũng có thể làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng,
không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được.
Xã hội phát triển, chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, một VN có thể phát triển và sánh
ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào cách
sống, cách nghĩ của chúng ta. Hẳn không khó để thấy các quốc gia phát triển đều nêu cao tinh
thần tiết kiệm, các cán bộ quan chức của họ có cách sống giản dị. Còn ta, hẳn không ít câu chuyện
cán bộ, đảng viên có lối sống hưởng thụ, xa hoa, lãng phí mà báo chí nhiều lần đã đưa tin chẳng
hạn. Cần phải phê phán gay gắt, bởi nếu không có sự giản dị, chúng ta sẽ đánh mất “hồn dân tộc”,
đánh mất chính “tương lai” của chúng ta bằng sự lãng phí, cầu kỳ, hình thức
Tôi tin, sống giản dị như Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để thấy một Việt
Nam vũng vàng phát triển ở ngày mai. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác – Đó
không chỉ là trách nhiệm của cá nhân tôi, cá nhân chúng ta, mà còn vì vận mệnh của đất nước
Việt Nam. Sống giản dị như Bác còn là để trả ơn cuộc đời, trả ơn những máu và nước mắt của các
thế hệ cha anh đã ngã xuống cho tự do, độc lập hôm nay :
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Chế Lan Viên)


Hãy chứng minh lời dạỵ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Tục ngữ là túi khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong
những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc : Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục.

Sắt là một thứ kim loại cũng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự kiên trì,
cố gắng phi thường. Từ một thỏi sắt to trở thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới
có được. Mới nghĩ đến, ta đã thấy ngại ngùng. Chẳng ai hơi đau ngồi kì công mài sắt thành kim
như thế. Công việc này tưởng trừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không
quản gian nao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù rất nhoe
bé, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại. Nghĩa đen của
câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì thật là rộng. đó là một
lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và
mai sau. Đó là lời răn dạy : Có sịư kiên trì nhẫn lại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho
dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.
Bác Hồ đã từng dạy: ( trích câu ở đề 2)
Cũng là nói về tinh thần không ngại khó. Qua lời dạy của Bác ta càng hiểu thêm về sức mạnh của
lòng kiên trì, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, cho dù đó là việc đào núi và lấp
biển. Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày nên
kim.
Tấm gương không đâu xa đó chính là BH _ người Cha của dân tộc. Đất nước được hoà bình tự
do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên tri bền vững trí của Bác. Khi còn là
chàng thanh nên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước. Ở nơi đất khách quê
người Bác đã làm mọi việc để kiếm sống : làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa
đông giá lạnh ở chân Âu
“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng BÁc chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.”
Biết bao vất vả cực nhọc, Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì nhẫn lại đi đến tất cả các nước, các
dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đưòng giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng sự kiên nhẫn
của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường cho dân tộc thoát khỏi cảnh no
lệ lầm than.
Tấm gương Bác Hồ chói sáng rực rỡ , trước hết là ở chỗ :Có công mài sắt có ngày nên kim.
Gần gũi với chúng ta không ít nhưng tấm gương sáng đang khâm phục, như Nguyễn Ngọc Ký.

Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường vẫn luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập
viết bằng hai chân. Những nét chữ đầu tiên thâth là khó nhưng anh không chịu nản lòng và bây
giờ anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng. Anh còn là
một cây bút quen thuộc với chúng ta.
Trong lao động, tấm gương của nhà bác học Trương Định Của đúng là một bằng chứng hùng
hồn. Để lai tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, ông phải làm việc
vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày từ tờ mờ đất, ông ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử
nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được ra đời.
Chính sự kiên nhẫn bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời. Rồi Mai An Tiêm, rõ ràng nhời
chăm chỉ, kiên trì đã làm chủ cuộc sống nơi đảo hoang không một bóng người.
Trên thế giới, không ai là không biết nhà bác học người Pháp Pie Quyri và Mari Quyri. Họ đã kì
công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám tấn bã quặng để tìm một phần mười gam chất phóng xạ
radium.
Không chỉ có học tập những con người nổi tiếng mà tấm gương của những người lao động xung
quanh mình cũng rất đáng tuyên dương.
Lời khuyên răn của ông cha ta luôn đúng đắn, thiết thực. Nó sẽ có ý nghĩa to lớn hơn khi ta thực
hiện tốt lời dạy đó.

Chứng minh lời dạy trong câu tục ngữ”gần mực thì đen gần đèn thì sang” là đúng
Từ xưa,trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút được biết bao bài học
quý giá.Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội.Đó là cách nhìn
nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
Câu tục ngữ : “Gần mực thì đen,gần đen thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó.
Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống,ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật
có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình.Mực màu đen,tượng trưng cho những cái xấu
xa,những cái không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những
cái tốt đẹp,sáng sủa.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”,câu tục ngữ đã đưa ra kết luận : “Gần
mực thì đen,gần đèn thì rạng”.Đó là quy luật của sự vật.Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy
câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân
cách mỗi người.Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt,có thể gần mực mà không đen,gần đèn mà không

rạng.Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh,chế ngự môi trường xung quanh.
Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau,giúp chúng ta hiểu
một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách.
Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự :
Ở bầu thì tròn,ở ống thì dài
Và :
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Những câu ca dao,tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối với việc
hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc sống,nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú
ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy,cha mẹ là những tấm
gương sáng,anh chị em hòa thuận,thì gia đình sẽ có những người con ngoan.Ở lớp học cũng thế,lớp nào
biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò,bạn bè đúng đắn,thân ái đoàn kết,thì lớp đó có
nhiều học sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trong quan hệ bạn bè,nếu ta chơi với một người bạn tốt,chăm
ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược
lại,trong một gia đình,nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con
cái trong gia đình cũng dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi.
Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp.
Trong thực tế,khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp.Trong xã hội cũ cũng như
trong xã hội chúng ta ngày nay,những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh,tốt đẹp và xấu xa thường xen
kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.Có lúc,có nơi,cái chưa lành mạnh,cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái
đẹp,cái lành mạnh.Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách.Nhưng
chính trong môi trường không thuận lợi ấy,vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp,có tình cảm
đạo đức tốt đẹp,có những hành động cao cả.Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những
bụng sen thm ngỏt t chn bựn en hụi tanh.ú l nhng con ngi bit vt lờn trờn mi cỏm d thp
hốn,lm c nhng vic cú ớch cho t nc v cho chớnh bn thõn mỡnh.
Ngy nay,trờn t nc ta cũn nhiu hin tng tiờu cc,mc dự ch ta v c bn l tt p.Do ú,bt
c lỳc no,vn cú nhng trng hp gn mc m khụng en,gn ốn m vn ti tm.
Sng trong mụi trng tt p,nhng chỳng ta vn phi tip xỳc vi nhng hin tng khụng lnh
mnh,nhng hin tng tiờu cc trong xó hi.

Cõu tc ng l mt li khuyờn bo sõu sc,ó mang n cho chỳng ta mt bi hc b ớch,cú cỏch nhỡn
ỳng n v mi quan h gia mụi trng xó hi vi vic hỡnh thnh nhõn cỏch ca bn thõn.Cõu tc ng
giỳp chỳng ta xỏc lp mt th ng vng chc trc nhng tỏc ng tiờu cc ngoi xó hi v nu b ri
vo mt hon cnh khụng thun li,y ry nhng tiờu cc thỡ chỳng ta nờn cú quyt tõm vt qua.Nú
giỳp chỳng ta cú tinh thn cnh giỏc trc nhng tỏc ng tiờu cc ca mụi trng xung quanh luụn
luụn gn mc mó vn khụng en v chỳng ta nờn cú ý chớ quyt tõm tr thnh mt ngn ốn luụn luụn
ta sỏng.
II. DN í V BI LM THAM KHO TH LOI VN GII THCH
Giải thích câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn.
DN í 1
I. Mở bài.
- Những phơng diện làm nên giá trị con ngời: phẩm chất, hình thức.
- Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ .
II. Thân bài:
* Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn?
- Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con ngời.
- Nớc sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con ngời.
-> Nớc sơn đẹp nhng gỗ khụng tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con ngời cũng cần cái nết,
phẩm chất chứ ko phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.
* Vì sao nhân dân lại nói nh vậy?
- Hình thức sẽ phai tàn, nhng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng
đợc khẳng định theo thời gian.
- Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Ngời có phẩm chất tốt luôn đợc mọi ngời
yêu mến, kính trọng.
* Cần hành động ntn?
- Chăm chỉ học tập, tu dỡng đạo đức.
- Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.
* Liên hệ: Cái nết đánh chết cái đẹp.
III. Kết bài:
- Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.

- Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức.
DN í 2
Tìm hiểu đề
1. Thể loại: Bình luận một vấn đề hoàn toàn đúng.
2. Nội dung: Một sự đánh giá, một sự lựa chọn cho rằng nội dung quan trọng hơn hình thức.
Hình thức biểu hiện nội dung và góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
3.T liệu: Thực tế đời sống.
I. Mở bài:
Trong cuộc sống chúng ta nên theo nguyên tắc nào để đánh giá một vật thể, một con ngời ?
Vấn đề này, ông cha ta đã đúc kết đợc kinh nghiệm quý báu qua câu tục ngữ: Tốt gỗ
hơn tốt nớc sơn.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
Nghĩa đen: Gỗ là chất liệu bên trong.
Nớc sơn là chất liệu quét thêm lên đồ vật để làm cho đồ vâth ấy thêm đẹp, thêm bền.
Đó là cái vỏ bên ngoài.
Đánh giá một vật thể bằng gỗ chúng ta cần chú ý đến chất gỗ của vật thể đó. Chất gỗ là
quan trọng nhất quyết định giá trị của vật thể chứ không phải là lớp sơn màu mè rực rỡ phết
bên ngoài nó.
Nghĩa bóng: Nên coi trọng cái thực chất bên trong đừng bị lóa mắt bởi vẻ hào nhoáng bên
ngoài.
Nên sống bằng thực chất của mình đừng sống bằng vẻ giả tạo hình thức bên ngoài.
2. Khẳng định câu tục ngữ là hoàn toàn đúng.
Câu tục ngữ là môt đúc kết đúng đắn sâu sắc từ những kinh nghiệm trong thực tế đời
sống. Gỗ là chất liệu làm nên vật thể: gỗ tốt tì vật thể sẽ bền, dùng đợc lâu dài. Gỗ tạp, gỗ xấu
thì vật thể chóng h, thời gian sử dụng sẽ ngắn đi. Nớc sơn dẫu đẹp thì cũng chỉ là lớp vỏ phủ
ngoài nằm trang trí, làm đẹp thêm chứ không thể nào cứu vãn đợc vật thể nếu vật thể ấy bị
h hỏng do chất liệu bỗ bên trong quá xấu.
Khi xem xét một con ngời cũng vậy, chúng ta cần xem xét nội dung (phẩm chất đạo đức
và năng lực) là chính còn hình thức bên ngoài (cử chỉ, ngôn ngữ, đầu tóc, trang phục ) là thứ

yếu.
Tuy nhiên, trong khi đánh giá vật thể và con ngời, chúng ta không đợc bỏ qua hoặc quá
xem nhẹ hình thức.
3. Bàn bạc, mở rộng.
Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm sống đẹp: chú ý rèn luyện, tu dỡng đạo đức, trí
tuệ và tài năng, những yếu tố thực chất của con ngời.
Ngoài ra, câu tục ngữ cũng cho ta một quan niện đúng đắn: cái đẹp lí tởng và sự kết
hợp hài hòa giữa nội dung tốt và hình thức đẹp.
III. Kết bài:
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ và nêu khái quát tác dụng của nó cho thấy nội dung và
hình thức có mối quan hệ khăng khít, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức
biểu hiện nội dung có tác dụng góp phần nâng cao nội dung. Từ đó rút ra bài học đánh giá xem
xét con ngời: đạo đức tài năng là quyết định.
_Bài làm_
Trong cuộc sống hằng ngày, để đánh giá một đồ vật, một con ngời đạt đợc mức độ chính
xác, chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào? Đây cũng là vấn đề xa nay nhiều ngời
quan tâm. Cha ông cũng từng có ý kiến hớng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ:
Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn
Ta nên hiểu câu này nh thế nào và đánh giá nó ra sao? Phải chăng đây chính là kinh
nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học
hỏi.
Câu tục ngữ dùng hai sự vật gỗ và nớc sơn để làm một phép so sánh. Gỗ là chất
liệu để làm nên đồ dùng nh tủ, bàn, ghế còn nớc sơn là vật liệu để quét lên thêm lớp bên
ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp và thêm bền. Nhiều ngời chỉ chú ý đến lớp sơn bóng
nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt. Ông cha ta với kinh
nghiệm sống của mình đã kết luận : Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn là nh vây.
Đó là hiểu theo nghĩa đen. Còn nghĩa bóng câu tục ngữ này thì rộng lớn hơn nhiều. Câu
này bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một con ngời, đừng nên
để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.
Ngoài ra, câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống: hãy sống chân thật bằng thực chất

của mình, chân thành trong cách đối nhân xử thế, đừng ba hoa, khoác lác, lòe đời bằng cái vỏ
hình thức giả tạo, đừng khéo đem cái vỏ bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong.
Nh mọi câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này cũng là sự đúc rút kinh nghiệm của cha ông
chúng ta trải qua biết bao thế hệ con ngời, với bao thành bại, nên h, vấp váp mới đúc rút thành
chân lí: Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn. Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa
hình thức bên ngoài và nội dung bên trong nói cách khác là thực chất, không phải lúc nào cũng
thống nhất mà thông thờng thì những sự vật có thực chất kém cỏi lại một hình thức lôi cuốn
hấp dẫn. Một vật dụng nh chiếc tủ, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại đợc sơn phết, tô điểm với nớc sơn
bóng nhoáng màu mè. Một kẻ vô tài thờng làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Một kẻ miệng nam
mô bụng một bồ dao găm. Đó là một sự việc rất phổ biến. Do đó, trong tiếp xúc hằng ngày với
mọi sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con ngời chứ đừng bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên
đi cái mục rỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu
chân giá trị của vật dụng là chất gỗ thì chân giá trị của con ngời chính là đạo đức tài năng
và trí tuệ.
Nhng trong thực tế cuộc sống, cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi
mặt hình thức. Một vật dụng, một món hàng đã có chất lợng tốt, gỗ tốt quý lại có bao bì, hay nớc
sơn xinh xắn tô điểm, trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy, món hàng ấy càng đợc nâng
thêm. Hình thức bên goài nh thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong. Một cái tủ, một
chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn đợc sơn sơn bóng nhoáng hẳn sẽ làm vừa ý
vừa lòng ngời mua. Một con ngời cũng vậy, có học vấn, đạo đức lại nói năng lịch sự, thanh nhã,
ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn ngời tuy cũng có tài năng, đạo
đức nhng ăn nói thô lỗ, cục cằn, áo quần xộc xệch. Đúng là cái đẹp lí tởng là phải hài hòa giữa
nội dung và hình thức.
Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con ngời chúng ta phải dựa trên cơ sở cả
nội dung và hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,
con ngời ấy tuy là nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá ta cần coi trọng chất lợng của
sự vật cũng nh đạo đức, tài năng trí tuệ của con ngời.
Tóm lại, Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn không những chỉ giúp ta một phơng châm đúng đắn
trong việc nhìn nhận, đánh giá chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phơng châm trong cách đối
nhân xử thế. Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bên ngoài vay mợn, không phải của mình

để vênh vang tự phụ với mọi ngời rồi không chịu rèn luyện, tu dỡng. Cũng đừng nên quá chú
trọng hình thức bên ngoài, trang điểm mặt mày, chng diện quần áo mà quên đi cái trân giá
trị của con ngời là đạo đức, trí tuệ và tài năng. Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là
đúng và sâu sắc.

Khiờm tn - mt nhõn t ca thnh cụng
Khi trũ truyn vi ngi khiờm tn, bn luụn cm thy thoi mỏi, d chu v rt thỳ v. Ngi
khiờm tn khụng bao gi thi phng hoc ỏnh giỏ cao v mỡnh, trong suy ngh ln hnh ng.
Cng mun to n tng, khoe khoang lụi kộo s chỳ ý ca ngi khỏc, chỳng ta ch cng
nhn li mt kt qu trỏi ngc. Vỡ tht ra, chớnh s khiờm nhng ỏng quý ca bn mi to
c n tng tt p hn l thúi kiờu cng, hm hnh, thớch t ra hn ngi.
Mt ngi con gỏi i ngang qua li mựi hng nh nhng nhng quyn r v sang trng. Mi
ngi xung quanh d nhn ra, cụ gỏi y bit cỏch chn nc hoa v ú l mt loi nc hoa t
tin. Nhng cng cú nhng bn gỏi mun chng t mỡnh giu cú v snh iu, c tỡm cỏch bng
li núi v iu b cho mi ngi bit, loi nc hoa cụ ang dựng l hng hiu, t mua t nc
ngoi vi giỏ rt cao.
Cựng dựng mt loi nc hoa cao cp nhng tớnh cỏch hai cụ gỏi hon ton khỏc nhau. Mt ngi
kớn ỏo, khiờm tn cũn ngi kia khoe khoang v cú phn l bch. Mt cụ gỏi may mn cú c
nhan sc xinh p hp dn hoc thụng minh ti gii, thỡ hóy mi ngi nhn thy ch ng t
mỡnh núi ra, bi vỡ hu x t nhiờn hng nh ngi xa tng núi. Cho nờn, ó khụng ớt ngi
nhận xét: ”Người con gái đẹp nhất chính là người không biết mình đẹp”.
Nguyên, một chàng trai trẻ, trí thức và lịch lãm đã cảm thấy hụt hẫng, thất vọng về bạn gái vì
những lời nói của nàng. Số là trong buổi họp mặt bạn bè cuối năm, mọi người tổ chức một buổi
tiệc thân mật và Nguyên đã dẫn Mai ra mắt bạn bè. Mai biết cách ăn mặc, trang điểm nên ngày
hôm ấy trong thật nổi bật. Không chỉ phái nam mà ngay cả những bạn nữ cũng thầm ngưỡng mộ.
Nguyên không khỏi hãnh diện khi các cậu bạn tỏ ra ganh tỵ với cô bạn gái xinh đẹp của mình.
Thế nhưng, niềm vui ấy không được bao lâu vì cuối buổi tiệc, Mai hớn hở nói với Nguyên :”Anh
sướng nhé ! Hôm nay đâu ai đẹp hơn em, mấy ông bạn của anh cứ nhìn em hoài”. Điều đó hoàn
toàn đúng sự thật, nhưng Nguyên thấy mất mát một thứ gì đó. Nếu Mai không nói ra câu ấy có lẽ
cô sẽ đẹp hơn nhiều trong mắt Nguyên.

Lòng khiêm tốn dễ đưa mọi người đến gần nhau, làm lan tỏa mối thân thiện giữa môi trường làm
việc cũng như trong quan hệ bằng hữu, tình yêu. Tính khiêm tốn không thể đồng hành cùng tính
tự cao tự đại, lúc nào cũng xem mình là “cái rốn của vũ trụ”. Hãy luôn xem trọng việc tự rèn
luyện và không ngại học hỏi từ mọi người xung quanh. Để gây thiện cảm với mọi người, bí quyết
chính là lòng khiêm tốn.
Trong một buổi hội thảo khoa học, mọi người rất có thiện cảm với một nữ khoa học trẻ, xinh đẹp.
Thế nhưng khi phát biểu, trong phần tự giới thiệu về mình cô nói rất nhiều về những thành tích,
bằng cấp mình có được khiến ai cũng tiếc rằng một phụ nữ trẻ đẹp, trí thức mà lại kém duyên.
Ngày nay, các bạn gái cần tự tin nhưng không có nghĩa là thiếu khiêm tốn, vô tư khoe khoang về
mình. Thành ngữ có câu :”Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu”, càng ít nói về bản thân mọi
người sẽ dành nhiều cảm tình với bạn hơn, vì thông thường người ta hay tìm điều ngược lại những
gì bạn nói về mình.
Người kiêu ngạo luôn ghi nhớ những lời khen của người khác về mình, trong khi người khiêm tốn
thì nhớ đến những điều tốt lành, mà họ may mắn nhận được từ cuộc sống. Khiêm tốn còn là một
thuộc tính tích cực của lòng tự trọng. Người tự trọng đánh giá đúng bản thân cũng như công việc
của mình, biết tự chủ, tôn trọng người khác. Thế nên, những tính chất tốt đẹp do lòng khiêm tốn
đem lại sẽ là hành trang cần thiết cùng bạn đi đến thành công.
Theo - Thế giới Phụ nữ

Đề: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê - nin : “Học, học nữa, học mãi ”.
* Dàn ý:
I/Mở bài:
1. Cách 1: - Dẫn vào đề: Phong trào học tập hiện nay.
- Giới thiệu câu nói của Lênin:"Học, học nữa, học mãi"
2. Cách 2: - Dẫn vào đề: Giới thiệu về Lênin
- Giới thiệu câu nói của Lênin
II/Thân bài:
A. Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi"
1. - Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự
hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường

- Học (nghĩa bóng) là người múôn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không
ngừng nghỉ, học tập súôt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi
2. Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được
3. Học mãi: học không ngừng, học súôt đời
B. Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi"
1. Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học sẽ bị
lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội.
2. Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn
C. Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả?
1. Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập
2. "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niên, học
sinh
3. Ta phải học tập trong sách vở, nhà trường, trong thực tế cuộc sống
III/Kết bài:
- Khẳng định sự sâu sắc và đúng đắn của câu nói:"Học, học nữa, học mãi"
- Rút ra bài học cho bản thân.
* Bài làm mẫu
Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì
nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay,
con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là
một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang
đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v Vai trò của việc học tập đã
được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi
tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có
học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái
“học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức
đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương
diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng
ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Trong cuộc sống, đạo

đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành
thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng
ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng
trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều
giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán
dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay
uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới,
con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai
loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức
trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến
thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì
sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta
cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ
kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể
thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ dốt nát không có nghĩa là kẻ
kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do
vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được
thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích
lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất
cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết
hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần
phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Còn “học mãi”. Thế giới kiến
thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm
chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên
của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con
người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một
quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính
quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để
phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người
bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân

muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở.
Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập
– một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi
theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách
đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần
gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy
vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng
học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là
vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến
thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà
mỗi chúng ta chính là người được hưởng thành quả ấy.
Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra
được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy
biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ
sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay
chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.

Giải thích câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên"
Đề bài: Ông cha ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy
làm sáng tỏ câu tục ngữ đó.
Bài làm
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình
thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan
niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt
Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu
trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ
thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai
trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta
phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền

thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất,
giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy
như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức
cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì
sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm,
học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học
tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai.
Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất
nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì
công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy
dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ
lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn,
nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là
niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.
Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến
thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở
thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng
chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của
người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy
đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong
cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể
hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn
cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng
định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa
trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu
được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ
bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng,
chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Giải thích câu tục ngữ "Người ta là hoa đất"
Đề bài: Dân gian ta có câu “Người ta là hoa đất”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng
tỏ câu tục ngữ trên.
Bài làm
“Giá trị của con người”. Khái niệm đó đã được người xưa hiểu từ rất lâu đời. Những nhà trí thức
thời xưa thì đã có óc nhận xét, phân tích sâu sắc và thể hiện dưới những lời ca, truyền từ đời này
sang đời khác.
Trong kho tàng văn học Việt Nam, để thể hiện giá trị của con người thì có vô số tục ngữ, ca dao.
Nhưng có một câu tục ngữ thể hiện điều đó lại mang một hình thức ẩn dụ, rất sâu sắc khiến người
đọc phải tò mò mà ngẫm nghĩ, nhẹ nhàng mà thấm thía các ý sâu xa. Đó chính là câu tục ngữ
“Người ta là hoa đất”.
Câu tục ngữ có 5 chữ nhưng mang nhiều điều hàm ẩn, hình ảnh hoa là một thứ đẹp đẽ, thuần tuý,
là kết tinh tạo hoá ban tặng mang một hương thơm nồng nàn, một vẻ đẹp kiều diễm. Vậy thì hoa
đất là gì? Hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể nói hoa đất chính là con người. Tại
sao vậy? Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí
tuệ - đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá,
những kiến thức khoa học tạo nên những bước ngoặt thành đạt thật đáng khâm phục. Con người
có thể xây nên những toà tháp có giá trị cả về kinh tế lẫn lịch sử, những máy móc hiện đại để phục
vụ con người. Những nền văn minh từ cổ đại tới hiện đại đều do một tay con người tạo ra. Trong
quá trình đấu tranh thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con người đã tin ở trí
thông minh và sức lực của mình, con người đã đứng lên xây dựng một xã hội, một tinh cầu văn
minh. Câu tục ngữ trên đã khẳng định điều đó. Dường như mọi tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào
con người. Và nó còn đẹp trong lòng yêu thương của mỗi cá nhân. Sự gắn bó đi kèm với ý chí
chính là thứ để con người trường tồn cùng thời gian. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất
mà còn là tâm điểm của vũ trụ, Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào nhau để sống, đã biết trao
đổi của cải vật chất. Trải theo cùng năm tháng, thời gian thì những bông hoa đất đó đã tạo nên
được những thành tựu như ngày nay. Tất cả những điều đó đều thể hiện con người là ngọn đèn bất
diệt.
Không đâu xa lạ, ngay trên đất Việt Nam này, nhân dân ta đã phấn đấu xây dựng đất nước mình
suốt từ Bắc chí Nam. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã làm cho đất nước càng tươi đẹp. Nhân

dân ta có mối tình cao cả, đoàn kết anh em từ miền ngược tới miền xuôi. Các Vua Hùng có công
dựng nước, nhân dân mọi thời có công giữ nước. Những vị danh nhân, những nhà thành đạt toả
sáng trên đường đời. Những điều đó phần nào đã làm sáng tỏ được câu tục ngữ trên.
Thời xưa ông cha ta có những lối suy nghĩ và câu từ giản dị nhưng nó chứa đựng biết bao nhiêu
điều mà khiến chúng ta ngày nay thấm thía, cảm nhận mãi mà vẫn chưa thể lĩnh hội hết được. Câu
tục ngữ trên là một điển hình rõ nét. Có thể nói câu tục ngữ này mang nhiều ý tứ sâu xa nhưng
đúc kết lại bài học của nó là sự trân trọng về giá trị con người. Đó không chỉ là một lời ca ngợi mà
còn là một sự khẳng định, một luận điểm đúng đắn sôi nổi thu hút nhiều suy nghĩ của những
người xung quanh.
Giải thích câu tục ngữ "Người sống đống vàng"
Đề bài: Dân gian ta có câu “Người sống, đống vàng”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng
tỏ câu tục ngữ trên.
Bài làm
Trên thế gian này, con người là quý giá nhất. Con người có thể làm ra mọi thứ. Con người nắm
giữ, sử dụng thời gian, làm ra vàng bạc, lúa gạo, biết suy nghĩ. Sức lao động của con người là vô
hạn và cũng là cái để con người thực hiện những ước mơ, là phương tiện tồn tại cùng với thời
gian. Điều đó cũng được ông cha ta hiểu từ xưa tới giờ và được đúc kết lại bằng câu tục ngữ:
“Người sống, đống vàng”.
Câu tục ngữ trên thuộc câu so sánh ẩn dưới hai vế đối xứng với nhau. Vần lưng giữa câu làm cho
người nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Câu tục ngữ mang hai nghĩa.
Nghĩa thứ nhất dân gian ví con người quý như vàng bạc, làm tôn giá trị tới mức đỉnh cao. Nghĩa
thứ hai là có con người thì sẽ có của cải, vật chất. Đúng như câu tục ngữ, người xưa cũng đã từng
có câu:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Thật vậy, từ ngày xưa, nhân dân ta không có những phương tiện máy móc như hiện giờ, mọi
người chỉ biết dựa vào sức người, đôi tay và khối não. Đó chính là những công cụ sống mà được
truyền từ đời này sang đời khác và bất kì thời nào thì giá trị của con người vẫn luôn được xem là
bậc nhất, luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Ngay cả từ thời trái đất còn sơ khai, con người
đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra

đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Cứ dần dần
như vậy mà ngày nay, chúng ta đã được hưởng một thành quả lớn nhất là đời sống ổn định, có của
ăn, của để, có cây trồng, vật nuôi phục vụ đời sống.
Có thể nói con người làm chủ trên trái đất này, không có con người thì tất cả sẽ vô vị, trở nên lạnh
lẽo, dù có nhiều của cải đến đâu thì cũng chỉ là vô nghĩa vì không được con người khai thác, sử
dụng. Con người với năng lực của mình đã xây dựng nên được những tháp chùa, nhưng toà lâu
đài cổ kính trường tồn cùng thời gian. Năng lực của con người sẽ mãi là một thứ vũ khí mạnh
nhất để chống lại bất kì kẻ thù nào và cũng là cái để làm nên tất cả.
Nói tóm lại, câu tục ngữ trên khẳng định tầm quan trọng và đề cao năng lực giá trị con người. Nó
không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, một bài học, một tư tưởng đúng đắn
dành cho mỗi chúng ta.
Giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch "
Đề bài: Ông cha ta câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng
tỏ câu tục ngữ đó.
Bài làm
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi
con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao
Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó
chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với
đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này
mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ.
“Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch,
không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng
nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ
gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm
sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột
nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng
của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống

lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà
những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là
động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn
chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn
liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ
bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con
người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ
biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao
cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi
xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí,
niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết
sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của
họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của
mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời
dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.
Giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng "
Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển
hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì
vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước
nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối
xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích
luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số
cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài
xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới
mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới
mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng
khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp
nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều

những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học
hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những
công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội
đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương
diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội,
những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có
nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được.
Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa,
thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là
thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi
luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày
này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại,
yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng
phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con
người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc
giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì
dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của
con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ
chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng
chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học
tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý,
còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến
thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.
đề bài Mùa xuân là Tết trồng cây,Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.Bác Hồ muốn
khuyêndạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại
có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Bài làm tham khảo 1
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác

viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.
"Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Chúng ta chuẩn bị từ nay
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha"
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động
phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.
"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự
měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận
động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền
thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một
lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn ảnh hưởng đến đời sống,
sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu
phố, mỗi ban ngành đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công
cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa:
"Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có
thể trồng cây Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh
đất trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát
huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa
sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông
nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě
vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt Nam. Cây tre
là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền Nam
giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp
chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ
đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: cây nhãn

Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn, cây bưởi Đoan Hùng, cây cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ Còn
phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong
những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi
nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của
tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của
làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng
phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo
mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm
thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó
không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
Bài làm tham khảo 2
Mùa xuân năm Canh Tý 1960, giữa lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thi đua lập thành tích chào
mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/1960), chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ III và đón Tết cổ truyền của dân tộc, Tết Canh Tý, Bác Hồ phát động tết trồng cây. Từ mùa
xuân ấy, cứ mỗi độ xuân về, đồng bào cả nước, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược lại nô
nức tham gia tết trồng cây. Và từ sau ngày Bác đi xa, mùa xuân năm Canh Tuất 1970, tết trồng cây lại
thêm một ý nghĩa lớn lao: Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Tết trồng cây thật sự đã trở thành một
mỹ tục trong ngày tết xuân của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Người cũng nói:
“Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Chúng ta chuẩn bị từ rày
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà”.
(Ngày 30-5-1959)
Những mục đích, những khái niệm rất cụ thể, rất giản dị. Việc trồng cây là để lấy gỗ, phục vụ trong
sinh hoạt của con người, phục vụ đời sống con người. Trồng cây gây rừng cũng là để cải thiện môi
trường. Trồng cây, ai cũng làm được, từ các cụ già đến các em nhỏ, đều có thể làm được. Thậm chí việc
trồng cây lại rất phù hợp với các cụ già và các cháu thiếu nhi. Trồng cây vào mùa xuân là đúng dịp,

đúng tiết. Mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa sinh sôi của hoa lá. Mùa xuân có mưa xuân,
đất ẩm, tiết trời ấm áp, phù hợp với sự sinh trưởng của cây xanh. Trồng cây vào lúc này, cây bén rễ
nhanh, phát triển tốt. Và, đặc biệt hơn nữa, ngày tết xuân, mọi người, mọi nhà còn đang hưởng không
khí ngày tết, đang du xuân cho nên không bận bịu cho lắm. Tham gia trồng cây là tận dụng khoảng
thời gian rỗi rãi của mỗi người trong ngày tết, ngày xuân. Phát động trồng cây vào thời điểm này, thật
là hợp lý. Ngày xuân, chỉ dăm bầu cây giống, một cái thuổng là có thể đi trồng cây, đi làm một việc hữu
ích cho xã hội. Nếu như ai đó đi hái lộc ngày xuân còn có thói quen bẻ cả cành cây, ngọn cây đang mơn
mởn, thì khi tham gia tết trồng cây, sẽ thấm thía và thương cho cành cây ứa nhựa mỗi khi bị bẻ cành.
Và hẳn sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình ở các dịp du xuân sau.
Trong bài báo “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây”, in trên Báo Nhân Dân ngày 1-1-1965,
Bác viết:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Tết trồng cây thực sự trở thành một ngày hội, một mỹ tục. Trồng cây ngày xuân không còn đơn thuần là
lao động mà là một sinh hoạt văn hóa. Từ thuở xa xưa, con người ngoài việc săn bắn, hái lượm tức là
thu lượm sản phẩm của thiên nhiên để sinh tồn, đã biết trồng trọt. Trồng trọt là bằng bàn tay và khối óc
thuần hóa cây cối để có được quả, hoa, hạt, củ, rễ, lá nuôi sống con người. Đó là biểu hiện của văn
minh nhân loại, quá trình đó là văn hóa, sản phẩm của văn hóa.
Bác Hồ quan tâm da diết tới việc trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng nói riêng và lao động chuyên
cần nói chung là tạo ra sản phẩm để đảm bảo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bác chăm lo đĩa rau, đĩa
quả cho từng bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Bác lo có cây, có gỗ cho dân làm nhà, có bóng mát cho
các em học sinh đi học, người nông dân ra đồng. v.v Bác kêu gọi mọi người tham gia tết trồng cây, và
chính Bác, mỗi khi xuân về, Bác cũng đích thân tham gia trồng cây. Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969, mùa
xuân cuối cùng trong bảy mươi chín mùa xuân “vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng
và đẹp đẽ” của Bác, Bác đã về tham gia Tết trồng cây tại đồi Vật Lại, Ba Vì (tỉnh Hà Tây cũ).
Bình sinh, Bác Hồ luôn sống hòa mình với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên. Ngôi nhà sàn của Bác ở
thủ đô chung quanh là cây, cỏ, hoa lá, có ao cá, có tiếng chim Người khởi xướng Tết trồng cây là
khởi xướng một mỹ tục, một nếp sinh hoạt đẹp trong ngày tết xuân. Năm mươi năm đã trôi qua, năm
mươi mùa xuân và cũng là năm mươi tết trồng cây, hàng triệu triệu cây xanh đã được trồng và lên xanh
tốt, hàng nghìn hécta đất trống đồi trọc đã được phủ xanh, đất nước ta ngút ngàn màu xanh Theo lời

kêu gọi của Bác Hồ, hàng năm, mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân ta, từ già, trẻ, gái, trai đều nô nức
tham gia tết trồng cây, tham gia ngày hội trồng cây gây rừng.
Bài làm tham khảo 3
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình,
Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho
chính cuộc sống của con người. Người đã xây dựng phong trào Tết trồng cây và phong trào ấy
ngày càng được nhân rộng.
Đầu năm 1960, Người đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với lời dạy: “Việc này ít tốn
kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa phong cảnh nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp,
khí hậu sẽ hiền hoà hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện
đời sống của nhân dân ta”. Ngày 5/01/1961 (ngày 9 tháng Chạp năm Canh Tý), Bác Hồ về thăm
Hợp tác xã Lạc Trung của tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có phong trào trồng cây hai bên đường và trên các
bãi đất trống, Bác ôm ghì 2 đồng chí lãnh đạo của xã thật chặt và hỏi: “Các chú có thấy khó chịu
không?”. Rồi Bác ôn tồn bảo: “Cây cũng như người, nó phải có khoảng cách để sống và phát
triển, các chú cần hướng dẫn nhân dân trồng cây theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn
kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây,
làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào
Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết
trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của
mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của
việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Tự tay
Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”.
Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác trồng
cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai được câu,
xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ
chúng”.
Trong những lần thăm nước bạn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam,
Bác đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Người đã trồng cây đại ở ấn Độ, trồng cây sồi ở Nga và còn
gọi đó là “những cây hữu nghị”. Cây lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị

giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Ngay cả đến giờ phút Bác sắp đi xa, trong Di chúc Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta ta
phải tiếp tục trồng cây gây rừng: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây
làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong
cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời khỏi
thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng.
Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.
Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức
được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời
dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.
Ngoài ra:
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười

×