Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

giáo trình chọn nơi ương và nuôi ngao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 50 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHỌN NƠI ƢƠNG VÀ NUÔI
NGAO
MÃ SỐ: MĐ01
NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO
Trình độ: Sơ cấp nghề





1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01


1
LỜI GIỚI THIỆU



Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề ương giống và nuôi
ngao ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể và đóng góp
không nhỏ trong xóa đói giảm nghèo của ngư dân ven biển .
Chương trình khung nghề ương giống và nuôi ngao đã được xây dựng
trên cơ sở phân tích nghề. Phần nghề ương và nuôi ngao được kết cấu theo các
môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực
hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương và nuôi ngao theo các môđun đào tạo
nghề là cấp thiết.
Mô đun 01: Chọn nơi ương và nuôi ngao là mô đun đào tạo nghề được
biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên
soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
- Giáo trình MĐ 01 là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học
từng bài trong chương trình dạy nghề ương giống và nuôi ngao trình độ sơ cấp.
Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức
các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy.
Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 58 giờ và bao gồm 04 bài.:
Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Trường Cao đẳng Thủy sản, chi Cục Thủy sản Thái Bình và trong quá trình
biên soạn chương trình nghề ương giống và nuôi ngao.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn
thiện hơn.
Hà nội, Ngày …. tháng …. năm 2011


Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình
2. ThS. Nguyễn Văn Quyền
3. KS. Đinh Quang Thuấn
4. KS. Đỗ Trung Kiên






2
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 2
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ
̃
VIÊ
́
T TĂ
́
T 3
MÔ ĐUN: CHỌN NƠI ƢƠNG VÀ NUÔI NGAO 4
Bài mở đầu 5
1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun 5
2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật chọn nơi ương và nuôi ngao 5
3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun. 5
Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học 6
1. Đặc điểm phân bố 6

2. Đặc điểm môi trường sống 7
3. Thức ăn của ngao 7
4. Sinh trưởng 7
Bài 2: Lựa chọn vị trí địa hình, điều kiện giao thông, thị trƣờng nơi ƣơng
giống và nuôi ngao 9
1. Lựa chọn vi trí địa hình, điều kiện giao thông 9
1.1. Lựa chọn vị trí địa hình 9
1.2. Khảo sát điều kiện giao thông 12
2. Tìm hiểu thị trường nơi ương và nuôi ngao 12
Bài 3. Lựa chọn nguồn nƣớc ƣơng giống và nuôi ngao 13
1. Tiêu chí 13
2. Đo pH 13
2.1. Đo pH bằng giấy quỳ 13
2.2. Đo bằng test kit 16
2.3. Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực) 18
3. Đo oxy hòa tan 20
3.1. Đo bằng test kit 20
3.2 Đo oxy bằng máy 23
4. Đo độ kiềm 24
5. Đo hàm lượng NH
3
26
6. Đo độ mặn 27
6.1. Đo bằng tỷ trọng kế 27
6.2. Đo bằng khúc xạ kế 29
7. Đo nhiệt độ nước 32
8. Đo độ trong 33
Bài 4. Lựa chọn chất đất nơi ƣơng và nuôi ngao 35
1. Chọn chất đất xây dựng ao ương ngao giống 35
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn chất đất xây dựng ao ương ngao 35

1.2 Phương pháp xác định chất đất 35
1.3. Xác định loại đất 39
1.4. Đánh giá kết quả 40
2. Xác định chất đất ở bãi ương giống và nuôi ngao thương phẩm 40
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 41


3

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ
̃
VIÊ
́
T TĂ
́
T


M:
Mét
Cm:
Centimet





















4
MÔ ĐUN: CHỌN NƠI ƢƠNG VÀ NUÔI NGAO
Mã mô đun: MĐ01

Mục tiêu:
Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được:
- Trình bày được kỹ thuật chọn ao, bãi ương giống và bãi nuôi ngao
thương phẩm
- Chọn được ao, bãi ương giống và bãi nuôi ngao thương phẩm
- Rèn luyện được tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn nơi ương giống và
nuôi ngao. Tuân thủ qui hoạch vùng ương và nuôi ngao của địa phương.
Phƣơng pháp đánh giá:
+ Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo
thao tác.
+ Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả
năng thực hiện.
- Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải:
+ Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có

mặt đầy đủ
+ Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô
đun.
+ Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm
Nội dung đánh giá:
- Phương pháp đo các yêu tố môi trường ao nuôi
- Thực hiện được thao tác đo các yếu tố môi trường và đọc kết quả đo.










5
Bài mở đầu
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp học tập của mô đun, phương pháp đánh
giá kết quả học tập của mô đun, nội dung học tập của mô đun.
- Thực hiện được và hoàn thành mô đun chọn nơi ương và nuôi ngao
- Tuân thủ quá trình học tập trên lớp, các thao tác thực hành rèn kỹ năng
tay nghề.
Nội dung:
1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun
- Vị trí: Mô đun Thả giống là mô đun chuyên môn và là mô đun đầu tiên
trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề ương và nuôi ngao; - Tính
chất: Mô đun Chọn nơi ương và nuôi ngao là chuyên môn nghề được giảng dạy

tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều kiện thực hiện mô đun được tiến hành
tại các ao, bãi triều ương ngao vùng ven biển. Trường hợp thực hiện ngoài bãi
triều người học cần phải có áo phao, nắm bắt được thủy triều.
- Nhiệm vụ:
Người học cần nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng
chọn nơi ương và nuôi ngao.
Phương pháp tiến hành xác định chất lượng nước, xác định chất đất
2. Tầm quan trọng của bƣớc kỹ thuật chọn nơi ƣơng và nuôi ngao
Chọn địa điểm ương và nuôi ngao là khâu kỹ thuật quan trọng nhằm lựa
chọn được nơi ương và nuôi ngao thích hợp, môi trường đủ tiêu chuẩn nhằm
nâng cao được tỉ lệ sống, năng suất ngao giống và ngao thương phẩm.
3. Giới thiệu nội dung chƣơng trình mô đun
Nội dung mô đun gồm 04 bài:
Bài mở đầu.
Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của ngao
Bài 2. Lựa chọn vị trí địa hình, điều kiện kinh tế, xã hội
Bài 3. Lựa chọn nguồn nước ương giống và nuôi ngao
Bài 4. Chọn chất đất nơi ương giống và nuôi ngao


6
Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học
Mục tiêu:
- Mô tả được một số đặc điểm sinh học của ngao như đặc điểm phân bố,
môi trường sống, thức ăn và sinh trưởng
A. Nội dung:
1. Đặc điểm phân bố
- Tại Việt Nam phổ biến chủ yếu hai loài: Ngao dầu (Meretrix meretrix) tên
thường gọi là vạng (tại Nam Đi
̣

nh ) và Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) tên
thường gọi là nghêu tại các tỉnh Nam bộ như Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc
Trăng và Bạc Liêu.
- Ở nước ta loài ngao được nuôi phổ biến là ngao Bến Tre.

Hình 1-1: Ngao Bến Tre

Hình 1-2: Ngao dầu

7
- Ngao phân bố hầu hết các tỉnh ven biển phía nam từ Cần Giờ thành phố
Hồ Chí Minh cho tới Cà Mau. Ngao tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Tình Giang,
Bến Tre và Trà Vinh.
- Từ năm 1998 các nông dân thuộc tỉnh Nam Định đã chuyển ngao Bến Tre
ra miền Bắc nuôi ở những vùng bãi triều và đã thu được kết quả tốt.
- Hiện nay chúng ta có thể bắt gặp ngao Bến Tre được nuôi ở các bãi triều ở
các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
2. Đặc điểm môi trƣờng sống
- Ngao là loài rộng nhiệt, có thể sống được ở nhiệt độ từ 5-40
0
C. Nhiệt độ
thích hợp từ 13 - 35
o
C. Trong đó ngao dầu thích hợp nhất với nhiệt độ từ 26-
28
o
C, nghêu Bến Tre sống tốt trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30
o
C.
- Độ sâu trung bình từ 0,8- 1m nước, tốc độ dòng chảy là 0,1 - 0,25m/s,

hàm lượng ôxy hòa tan trong khoảng 4 - 6mg/l,
- pH từ 6 – 7
- Độ mặn 15-25‰ tốt nhất là 20‰.
- Ngao có thể sống được trong vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 2 -
3m nước; đây là khu vực có sóng gió nhỏ; nước triều lên xuống và có nguồn
nước ngọt ổn định chảy vào. Ở đây có nhiều tảo phát triển là thức ăn chính của
ngao.
- Đáy là cát và bùn trong đó cát chiếm 70 - 90% và thời gian phơi bãi
không quá 4 - 8 giờ mỗi ngày. Nếu thời gian phơi bãi quá dài thì ngao sẽ chết.
3. Thức ăn của ngao
- Cũng như các loài động vật thân mềm hai vỏ khác, ngao là loài ăn lọc,
chúng bắt mồi theo hình thức thụ động.
- Khi triều dâng ngao thò vòi vào nước để lọc mồi ăn, bắt các mảnh vụn hữu
cơ, vi sinh vật và các loài thực vật phù du có kích cỡ thích hợp.
- Trong thức ăn của ngao lượng mùn bã hữu cơ chiếm khoảng 75 - 90%, sinh
vật phù du 10 - 25%.
4. Sinh trƣởng
- Tốc độ tăng trưởng của ngao phụ thuộc vào lươ
̣
ng thư
́
c ăn phân bố nhiều
hay ít.
- Ngao phân bố ở vùng cửa sông nơi phong phú về thành phần thực vật phù
du và các mùn bã hữu cơ, ngao sống vùng triều thấp lớn nhanh hơn vùng triều
cao.

8
- Ngao dầu 1 tuổi có khối lượng từ 5 - 7g, 2 tuổi có khối lượng khoảng 12g.
Thời gian lớn nhanh nhất của ngao thường từ tháng 4 đến tháng 9 khi điều kiện

nhiệt độ thích hợp. Hai năm đầu ngao lớn nhanh sau đó chậm dần. Kích thước
ngao trưởng thành: ngao dầu có chiều cao vỏ trung bình là 6 - 8cm và nghêu
Bến Tre có kích thước nhỏ hơn với chiều cao vỏ trung bình 4 - 6cm.
B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Câu hỏi: Trình bày tiêu chuẩn các yếu tố môi trường nơi ngao sinh sống?
C. Ghi nhớ:
- Môi trường sống thích hợp ngao: nhiệt độ từ 26-28
0
C, độ mặn từ 15-25‰,
dòng chảy 0,1-0,25m/s.


























9
Bài 2: Lựa chọn vị trí địa hình, điều kiện giao thông, thị trƣờng nơi ƣơng
giống và nuôi ngao
Mục tiêu:
- Hiểu được địa hình nơi ương và nuôi ngao
- Tìm hiểu được thông tin điều kiện giao thông, thị trường vùng ương
- Chọn được địa điểm ương giống và nuôi ngao
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác
A. Nội dung:
1. Lựa chọn vi trí địa hình, điều kiện giao thông
1.1. Lựa chọn vị trí địa hình
1.1.1. Lựa chọn nơi ương ngao giống trong ao
-Vị trí địa hình nơi ương ngao giống ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Vì vậy nơi lựa chọn để ương
giống ngao trong ao phải đạt các được một số tiêu chí sau:
+ Vùng đất phải bằng phẳng và cao trình vị trí trại không nên cao quá 3 – 4
m so với mực nước triều cực đại. Nếu cao trình vùng nuôi quá lớn sẽ gây khó
khăn cho việc bơm nước và tăng chi phí sản xuất. Trại ương ngao nằm trong đê
Quốc gia.
+ Có nguồn nước ngọt đảm bảo cho sinh hoạt, vệ sinh trại và hạ độ mặn khi
cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nguồn nước không bị ô nhiễm, không
nhiễm phèn…
+ Diện tích mặt bằng xây dựng trại không nên quá hẹp, tối thiểu ở mức
3.000 – 10.000m
2

, đảm bảo tiêu chuẩn và bố trí các hạng mục công trình và hơn
nữa là quan tâm tới khả năng mở rộng công trình sản xuất trong tương lai.
+ Khu ương ngao phải nằm trong vùng qui hoạch thủy sản của chính quyền
nơi sở tại.

Hình 2-1: Vùng ao ương ngao


10
-Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khảo sát địa hình
Dụng cụ khảo sát địa hình gồm có la bàn, thước đo, bản đồ địa hình, lịch
thủy triều, bảo hộ lao động.
+ Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng nuôi
Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa
điểm ương ngao
+ Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy chiều
+ Bước 4: Khảo sát thực tế.
1.1.2. Lựa chọn vị trí địa hình ương ngao giống ở bãi triều
- Tiêu chí để lựa chọn:
+ Vùng bãi triều
+ Gần cửa sông lớn nhưng nước ngọc không đổ trực tiếp vào bãi ương
+ Thời gian phơi bãi từ 5-8 giờ
- Cách tiến hành
+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khảo sát địa hình
Dụng cụ khảo sát địa hình gồm có la bàn, thước đo, bản đồ địa hình, lịch
thủy triều, bảo hộ lao động.
+ Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng nuôi
Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa
điểm ương ngao

+ Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy chiều
+ Bước 4: Khảo sát thực tế.

11


Hình 2-3: Bãi ương ngao giống
1.1.3. Lựa chọn vị trí địa hình nơi nuôi ngao thương phẩm
- Tiêu chí để lựa chọn:
+ Bãi nuôi thuộc vùng trung và hạ triều
+ Độ sâu mực nước từ 2-3m
+ Thời gian phơi bãi không quá 3-5h/ngày
+ Gần cửa sông nhưng không ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn nước ngọt
- Cách tiến hành
+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khảo sát địa hình
Dụng cụ khảo sát địa hình gồm có la bàn, sào đo, bản đồ địa hình, lịch thủy
triều, thuyền, ao phao, bảo hộ lao động.
+ Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng nuôi
Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa
điểm nuôi ngao thương phẩm
+ Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy chiều
Căn cứ vào lịch thủy chiều tiến hành đo mực nước bãi dự định nuôi ngao ở
các thời điểm thủy triều cao nhất, trung bình và tính thời gian phơi bãi.
+ Bước 4: Khảo sát thực tế.



12



Hình 2-3: Bãi nuôi ngao thương phẩm
1.2. Khảo sát điều kiện giao thông
- Tiêu chuẩn:
+ Giao thông phải thuận tiên
+ Ô tô có thể đi đến gần nơi ương giống và nuôi ngao
- Tiến hành: Khảo sát thực tế
2. Tìm hiểu thị trƣờng nơi ƣơng và nuôi ngao
- Tiêu chí:
+ Tìm hiểu được Nơi ương và nuôi ngao phải gần nơi tiêu thụ
+ Là vùng đã hình thành thị trường tiêu thụ ngao
Các bƣớc tiến hành:
+ Bước 1: thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như
đài, báo, ti vi, internet
+ Bước 2: Khảo sát thực tế
+ Bước 3. Chọn nơi ương và nuôi ngao








13
Bài 3. Lựa chọn nguồn nƣớc ƣơng giống và nuôi ngao
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp kiểm tra chất lượng nước trao ao, bãi ương
giống và bãi nuôi ngao thương phẩm
- Xác định được các yếu tố môi trường chính như độ mặn, nhiệt độ, pH,
NH

3
, NO
2
trong nuôi trường ương và nuôi ngao
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận.
A. Nội dung
1. Tiêu chí
Nguồn nước cấp vào ao cần đảm bảo yêu cầu sau:
+ pH = 7-8
+ Hàm lượng oxy hòa tan: 5-6mg/l
+ Độ kiềm: 80-120mg CaCO
3
/l
+ NH
3
≤ 0,1mg/l
+ Độ mặn: ao ương ngao giống từ 2-33‰, bãi nuôi ngao từ 15-25‰ là tốt
nhất.
+ Nhiệt độ: 25-31
0
C
+ Độ trong > 10cm
2. Đo pH
2.1. Đo pH bằng giấy quỳ





Hộp giấy quỳ gồm:

- Giấy quỳ





Giấy quỳ


14
- Thang so màu
Lưu ý đến hạn sử
dụng của giấy quỳ


Hình 3-1: Một số kiểu hộp giấy quỳ
-Cách thực hiện đo như sau:

-Đo trực tiếp nguồn
nước sông, rạch, cách
bờ khoảng 2m, cách
mặt nước khoảng 0,5m
-Hoặc đo mẫu nước
lấy từ sông, rạch với
điểm lấy mẫu như trên

Hình 3-2: Lấy mẫu nước




+ Bước 1: Lấy một
mẩu giấy quỳ dài
khoảng 2-4cm


Hình 3-3: Lấy mẩu giấy quỳ
Thang so màu

15

+ Bước 2: Nhúng mẩu
giấy quỳ vào nước
sông, rạch hoặc mẫu
nước cần đo


Hình 3-4: Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước

+ Bước 3: Để ráo
khoảng 5-10 giây mẩu
giấy chuyển màu


Hình 3-5: Để ráo mẩu giấy quỳ
+ Bước 4: Đặt mẩu
giấy lên thang so màu,
so sánh màu của mẩu
giấy với các ô màu
trên thang so màu.
Màu giấy quỳ đậm

hơn màu trên thang so
màu

Hình 3-6: So màu

16
+ Bước 5: Màu giấy
quỳ nhạt hơn màu trên
thang so màu

Hình 3-7: Màu mẩu giấy nhạt hơn
+ Bước 6: Đọc kết quả
trị số pH ở ô màu gần
trùng nhất so với màu
mẩu giấy.

Hình 3-8: Màu mẩu giấy trùng với màu của
pH=8 trên thang so màu
2.2. Đo bằng test kit





Bộ test kit gồm:
- Thuốc thử
- Thang so màu
- Lọ nhựa trong chứa
mẫu nước
Thang so màu


Thuốc thử
Lọ nhựa

17




Hình 3-9: Các thành phần của hộp test pH
Cách đo như sau:



+ Bước 1: Cho nước mẫu
vào lọ, tráng đều lọ vài
lần


Hình 3-10: Tráng lọ



+ Bước 2: Đổ nước tráng
lọ ra

Hình 3-11: Đổ nước tráng lọ

18



+ Bước 3: Cho nước mẫu
vào lọ đến mức quy định



+ Bước 4: Lau khô bên
ngoài lọ


Hình 3-12: Cho mẫu nước vào lọ


+ Bước 5: Cho thuốc thử
vào lọ với số giọt quy
định tùy theo nhà sản xuất
sau khi lắc đều chai thuốc
thử


Hình 3-13: Cho thuốc thử vào lọ



Bước 6: Lắc nhẹ tròn đều
lọ để thuốc thử hòa tan
vào mẫu nước thử. Mẫu
nước thử biến màu



Hình 3-14: Lắc đều lọ nước mẫu

19
+ Bước 7: Đặt lọ nước
mẫu lên thang so màu, so
sánh với các ô màu trên
thang so màu





+ Bước 8: Đọc kết quả trị
số pH ở ô màu trùng hoặc
gần nhất so với màu nước
mẫu.

Hình 3-15: So màu mẫu nước với thang so màu
2.3. Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực)

Máy đo pH cầm tay có 2 loại:
- Bút đo pH: có đầu dò (điện cực)
nằm trực tiếp, phía dưới của
máy (bên trong).
Được dùng nhiều do dễ sử dụng



Hình 3-16: Bút đo pH
Nắp

Đầu dò
Màn
hình
số
Vít hiệu chỉnh
Nút tắt-mở

20



- Loại có đầu dò nối với máy bởi
dây dẫn.
Ít dùng do đắt tiền và khó sử
dụng


Hình 3-17: Máy đo pH đầu dò rời
Cách đo như sau:

Bước 1: Hiệu chỉnh máy:
- Mở nắp máy
- Mở máy bằng nút mở-tắt
- Giữ phần dưới của máy trong cốc
nước cất
- Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh
(bên hông hoặc mặt sau của máy),
quan sát màn hình
- Ngừng xoay khi màn hình hiện lên
số 7,0

- Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất

Hình 3-18: Hiệu chỉnh máy đo pH
cầm tay

Màn hình số
Đầu dò

21
Bước 2: Đo pH mẫu nước:
- Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu
vừa lấy ở sông, rạch
- Cho mẫu nước cần đo vào cốc.
- Cho phần dưới của máy vào cốc
nước mẫu
- Lắc nhẹ phần dưới của máy trong
nước vài lần
- Chờ 15 - 30” cho số trên màn hình
đứng yên
- Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi
- Đưa máy ra khỏi cốc nước
- Tắt máy
- Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch
một lúc, lấy ra, để ráo
- Đậy nắp máy

Hình 3-19: Đo pH mẫu nước bằng
máy đo pH cầm tay
Cách bảo quản:
- Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy.

- Không đo trực tiếp vào nước ao
- Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch
3. Đo oxy hòa tan

- Hai dạng thiết bị để đo hàm
lượng oxy hòa tan là:

Hộp test kit gồm thuốc thử,
thang so màu và lọ nhựa trong
chứa mẫu nước.
Lưu ý đến hạn sử dụng của test
kit


22

Hình 3-20: Các thành phần của hộp test Oxy




Máy đo có điện cực (đầu dò)
nối với máy bằng dây dẫn
(oxymeter)
Máy đắt tiền và khó sử dụng,
bảo quản nên không thích hợp
với quy mô hộ gia đình


Hình 3-21: Máy đo oxy hòa tan


3.1. Đo bằng test kit
- Cách tiến hành:
Lấy mẫu nước ở cống h, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng
0,5m.
Mẫu nước dùng để đo hàm lượng oxy hòa tan được đo ngay sau khi thu mẫu


+ Bước 1: Tráng đều lọ chứa
mẫu nước vài lần bằng nước
định kiểm tra

Hình 3-22: Tráng lọ chứa mẫu nước

Bước 2: Cho lọ chứa mẫu trực tiếp xuống biển ở vị trí lấy mẫu để lấy nước.
Lượng nước lấy vào phải đầy đến miệng lọ.

23
Hoặc có thể dùng xô, ca cho xuống nước biển ở vị trí lấy mẫu để lấy nước.
Sau đó, cho lọ lấy mẫu vào vị trí giữa ca, xô, lấy nước mẫu vào đến đầy lọ.




+ Bước 2: Lau khô bên ngoài
lọ

Hình 3-23: Lau khô bên ngoài lọ



+ Bước 3: Nhỏ thuốc thử số 1
vào lọ (số giọt có thể thay đổi
tùy theo loại test kit) sau khi
lắc đều chai thuốc thử
Ví dụ: với hộp test SERA
(Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1
vào lọ nước mẫu

Hình 3-24: Cho thuốc thử 1 vào lọ


+ Bước 4: Nhỏ thuốc thử số 2
vào lọ (số giọt có thể thay đổi
tùy theo loại test kit) sau khi
lắc đều chai thuốc thử
Ví dụ: với test SERA
(Đức), nhỏ 6 giọt thuốc
thử 2 vào lọ nước mẫu




Hình 3-25: Cho thuốc thử 2 vào lọ

×