Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

giáo trình chuẩn bị hành trình cho tàu cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.01 KB, 36 trang )











































BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN








GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ HÀNH TRÌNH
CHO TÀU CÁ
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ
Trình độ: Sơ cấp nghề



1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01


2
LỜI GIỚI THIỆU
Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải
để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu
quả cao. Người làm nghề “Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề được bố trí làm
việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu
thuyền, về hàng hải, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm
việc trên biển.
Việt nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1
triệu km
2
với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nước ta có
khoảng hơn 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên
90cv, nhưng số người làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào
tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác
ven bờ, Nhà nước có chủ trương giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất
nhỏ khai thác ven bờ, hiện đại hóa các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ,
xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô
công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản
lý, vận hành được các tàu cá hiện đại là rất lớn.
Trước khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều cơ
sở đánh cá ở các địa phương khác nhau. Đối tượng học là những lao động nông
thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên cách viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, sử

dụng, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành.
Tuy nhiên, thực tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi
mới. Vì vậy, khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Song, tập
thể Ban biên soạn cũng đã cố gắng biên soạn giáo trình này bám sát chương trình
đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra
còn có nội dung mở rộng để người học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình
sản xuất.
Giáo trình “Chuẩn bị hành trình cho tàu cá” giúp người học tiếp cận với kiến
thức và thực hành kỹ năng về lập kế hoạch hành trình cho tàu đảm bảo an toàn,
gồm 5 bài:
Bài 1: Xác định toạ độ các điểm trên hành trình
Bài 2: Xác định hướng đi giữa hai điểm trên hành trình
Bài 3: Xác định khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình
Bài 4: Xác định các thời điểm chuyển hướng và thời gian đi trên hành trình
Bài 5: Kiểm tra thiết bị an toàn hàng hải
Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản Hải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Khai thác Trường Trung học
Thủy sản TP HCM; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản Trường

3
Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc và những người đã tham gia góp ý kiến cho
giáo trình này.
Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ
những nội dung cơ bản của từng bài. Nhưng do trình độ có hạn, nên cuốn sách
không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn
đọc.
Xin chân thành cảm ơn!



Tham gia biên soạn
1. Hồ Đình Hải - Chủ biên
2. Phạm Văn Khoát
3. Đỗ Ngọc Thắng
4. Nguyễn Quý Thạc
5. Nguyễn Văn Bôn






4
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu
2

Mục lục
4

Bài 1: Xác định toạ độ các điểm trên hành trình
6

Mục tiêu
6

A. Nội dung

6

1. Chuẩn bị
6

2. Xác định các điểm trên hành trình
7

3. Đo toạ độ các điểm trên hành trình
8

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
10

C. Ghi nhớ
10

Bài 2: Xác định hướng đi giữa hai điểm trên hành trình
12

Mục tiêu
12

A. Nội dung
12

1. Chuẩn bị
12

2. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ

nhất

12

3. Xác định hướng đi từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển
hướng thứ hai

12

4. Xác định hướng đi từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích
13

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
15

C. Ghi nhớ
15

Bài 3: Xác định khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình
16

Mục tiêu
16

A. Nội dung
16

1. Chuẩn bị
16


2. Xác định khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ
nhất

16

3. Xác định khoảng cách từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm
chuyển hướng thứ hai

16

4. Xác định khoảng cách từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm
đích

17

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
17

C. Ghi nhớ
17

Bài 4: Xác định các thời điểm chuyển hướng và thời gian đi trên hành
trình

18

Mục tiêu
18

A. Nội dung

18


5
1. Chuẩn bị
18

2. Xác định thời điểm chuyển hướng thứ nhất
18

3. Xác định thời điểm chuyển hướng thứ hai
18

4. Xác định thời điểm tàu đến đích
19

5. Xác định thời gian đi trên hành trình
19

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
20

C. Ghi nhớ
20

Bài 5: Kiểm tra thiết bị an toàn hàng hải
21

Mục tiêu
21


A. Nội dung
21

1. Kiểm tra thiết bị cứu sinh
21

1.1. Kiểm tra phao áo cá nhân
21

1.2. Kiểm tra phao tròn cá nhân
21

1.3. Kiểm tra bè cứu sinh
22

2. Kiểm tra thiết bị cứu hoả
24

2.1. Kiểm tra bình cứu hoả
24

2.2. Kiểm tra dụng cụ cứu hoả khác
25

3. Kiểm tra thiết bị cứu thủng
25

3.1. Kiểm tra vợt rà lỗ thủng
25


3.2. Kiểm tra nêm và nút gỗ
26

3.3. Kiểm tra thảm chống thủng
26

3.4. Kiểm tra dụng cụ chống thủng khác
27

4. Kiểm tra thiết bị phát tín hiệu cấp cứu
28

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
28

C. Ghi nhớ
28

Hướng dẫn giảng dạy mô đun
29

I. Vị trí, tính chất của mô đun
29

II. Mục tiêu
29

III. Nội dung chính của mô đun
29


IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
30

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
33

VI. Tài liệu tham khảo
34

Danh sách Ban chủ nhiệm
35

Danh sách Hội đồng nghiệm thu
35








6
MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ HÀNH TRÌNH CHO TÀU CÁ
Mã mô đun: MĐ 01

Giới thiệu mô đun:
Mô đun ”Chuẩn bị hành trình cho tàu cá” là mô đun chuyên môn nghề trong

chương trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho người
học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản về: Xác định toạ độ các điểm trên hành
trình, hướng đi giữa hai điểm trên hành trình, khoảng cách giữa hai điểm trên hành
trình, các thời điểm chuyển hướng và thời gian đi trên hành trình và kiểm tra thiết
bị an toàn hàng hải trang bị trên tàu.
Môn học được giảng dạy trong phòng học kết hợp với thực hành trên tàu. Việc
đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra
kết thúc môn học phối hợp với đánh giá ý thức của người học trong quá trình học
tập.



Bài 1: Xác định toạ độ các điểm trên hành trình
Mục tiêu:
- Mô tả hành trình của tàu
- Chọn được điểm xuất phát, các điểm chuyển hướng, điểm đích trên hành
trình của tàu.
- Đo toạ độ của các điểm trên hành trình
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị
1.1. Kế hoạch hành trình
Lập kế hoạch hành trình là thiết kết một kế hoạch chạy tàu trước khi hành
trình bắt đầu. Đây là một việc cần thiết để đảm bảo tàu hành trình một cách an toàn
từ nơi neo đậu tàu đến ngư trường, từ ngư trường này đến ngư trường khác, từ ngư
trường về nơi neo đậu tàu hoặc ngược lại.
Kế hoạch hành trình thay đổi theo từng chuyến đi biển tuỳ thuộc vào ngày,
giờ, nơi neo đậu tàu, ngư trường khai thác.
Kế hoạch hành trình phải nhằm thiết kế một đường đi thuận lợi tối ưu nhất
trên cơ sở duy trì giới hạn an toàn thích hợp.
1.2. Các chú ý khi lập kế hoạch hành trình của tàu


7
- Tình hình thời tiết, gió, nước, thuỷ triều, giao thông, mật độ tàu thuyền
đánh cá.
- Dự kiến tình hống thời tiết xấu, nơi trú gió, bão
- Chướng ngại vật nguy hiểm.
- Những điểm chuyển hướng quan trọng cần có những mục tiêu nổi bật, rõ
rệt.
1.3. Công tác chuẩn bị lập kế hoạch hành trình
- Thu thập các thông tin về thời tiết, thuỷ văn, tình hình gió, bão
- Chuẩn bị và tìm hiểu hải đồ khu vực tàu hoạt động
- Chuẩn bị dụng tác nghiệp hải đồ: com pa, thước tam giác, thước đo độ, thước
song song, bút chì, tẩy
- Chuẩn bị sổ tay, bút

2. Xác định các điểm trên hành trình
Khi xác định các điểm trên hành trình: Điểm xuất phát, các điểm chuyển
hướng, điểm đích, cần tìm hiểu kỹ đặc điểm khu vực mà tàu sẽ hoạt động, sao cho
khi nối hai điểm liên tiếp trên hành trình thì các đoạn thẳng đó không cắt qua
chướng ngại vật, đá ngầm, bãi cạn đã được đánh dấu trên hải đồ.
2.1. Xác định điểm xuất phát
- Điểm xuất phát phải từ nơi neo đậu được chỉ rõ trên hải đồ.
- Chuyển tải các thông tin có liên quan lên hải đồ cùng những ghi chú cần
thiết.
2.2. Xác định các điểm chuyển hướng
- Căn cứ điểm xuất phát đã chọn trên hải đồ, tình hình gió, nước, thời tiết,
chướng ngại vật nguy hiểm kẻ hướng đi thứ nhất trên hải đồ.
- Căn cứ vào ngư trường đánh bắt, tình hình gió, nước, thời tiết, chướng ngại
vật nguy hiểm để đường đi ngắn nhất và an toàn nhất, chọn:
+ Điểm chuyển hướng thứ nhất.

+ Từ điểm chuyển hướng thứ nhất đã chọn, kẻ hướng đi thứ hai.
+ Trên hướng đi thứ hai chọn điểm chuyển hướng thứ hai


2.3. Xác định điểm đích
Tuỳ thuộc vào chuyến biển để chọn điểm đích:

8
Điểm đích có thể là nơi neo đậu tàu thuyền hoặc ngư trường khai thác



Hình 1-1: Sơ đồ xác định các điểm trên hành trình

3. Đo toạ độ các điểm trên hành trình
Sử dụng dụng cụ tác nghiệp đo trên hải đồ:
3.1. Đo toạ độ điểm xuất phát

9
3.1.1. Đo vĩ độ điểm xuất phát
- Đặt mép thước song song trùng với đường vĩ tuyến trên hải đồ gần điểm
xuất phát nhất.
- Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm xuất phát.
- Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm xuất
phát và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước
song song cho đến khi cắt đường biên dọc của hải đồ thì dừng lại.
- Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị vĩ độ của điểm
xuất phát.
3.1.2. Đo kinh độ điểm xuất phát
- Đặt mép thước song song trùng với đường kinh tuyến trên hải đồ gần điểm

xuất phát nhất.
- Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm xuất phát.
- Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm xuất
phát và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước
song song cho đến khi cắt đường biên ngang của hải đồ thì dừng lại.
- Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị kinh độ của
điểm xuất phát.
3.2. Đo toạ độ các điểm chuyển hướng
3.2.1. Đo vĩ độ điểm chuyển hướng
- Đặt mép thước song song trùng với đường vĩ tuyến trên hải đồ gần điểm
chuyển hướng nhất.
- Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm chuyển
hướng.
- Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm
chuyển hướng và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên
mép thước song song cho đến khi cắt đường biên dọc của hải đồ thì dừng
lại.
- Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị vĩ độ của điểm
chuyển hướng.
3.2.2. Đo kinh độ điểm chuyển hướng
- Đặt mép thước song song trùng với đường kinh tuyến trên hải đồ gần điểm
chuyển hướng nhất.

10
- Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm chuyển
hướng.
- Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm
chuyển hướng và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên
mép thước song song cho đến khi cắt đường biên ngang của hải đồ thì
dừng lại.

- Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị kinh độ của
điểm chuyển hướng.
3.3. Đo toạ độ điểm đích
3.3.1. Đo vĩ độ điểm đích
- Đặt mép thước song song trùng với đường vĩ tuyến trên hải đồ gần nhất so
với điểm đích.
- Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm chuyển
hướng.
- Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm đích
và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước
song song cho đến khi cắt đường biên dọc của hải đồ thì dừng lại.
- Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị vĩ độ của điểm
đích.
3.2.2. Đo kinh độ điểm đích
- Đặt mép thước song song trùng với đường kinh tuyến trên hải đồ gần nhất
so với điểm đích.
- Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm đích.
- Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm đích
và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước
song song cho đến khi cắt đường biên ngang của hải đồ thì dừng lại.
- Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị kinh độ của
điểm đích.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để lập hành trình cho tàu?
Bài tập thực hành 2: Thực hành chọn các điểm trên hành trình và đo toạ độ
của chúng trên hải đồ.
C. Ghi nhớ:

11
- Cần tìm hiểu kỹ hải đồ khu vực tàu hoạt động trước khi xây dựng kế hoạch

hành trình.
- Cần ghi nhớ các thao tác đo toạ độ của 1 điểm trên hải đồ.





























12
Bài 2: Xác định hƣớng đi giữa hai điểm trên hành trình
Mục tiêu:
Mục tiêu:
- Mô tả cách đo và tiến hành đo hướng đi giữa hai điểm trên hành trình.
- Đọc chính xác hướng đi đo được.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị:
- Hải đồ, dụng cụ tác nghiệp.
- Các điểm: xuất phát, chuyển hướng, điểm đích trên hành trình
2. Xác định hƣớng đi từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hƣớng thứ nhất
Cách 1:
- Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm xuất phát và điểm chuyển
hướng thứ nhất.
- Dịch chuyển thước song song để mép thước đi qua tâm hoa hải đồ, dùng bút
chì đánh dấu vị trí mép thước cắt vòng chia độ của hoa hải đồ (vị trí hướng về phía
điểm chuyển hướng thứ nhất).
- Đọc giá trị trên vành chia độ vừa đánh dấu ta được hướng đi từ điểm xuất
phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất.
Cách hai:
- Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm xuất phát và điểm chuyển
hướng thứ nhất.
- Đặt cạnh huyền của thước êke áp sát vào mép thước song song.
- Dịch chuyển thước êke trượt theo mép thước song song cho đến khi tâm
của vành chia độ trên thước êke nằm trên đường kinh tuyến gần nhất.
- Đọc giá trị tại điểm giao giữa đường kinh tuyến với vành chia độ trên thước
êke.
- Giá trị đọc được chính là hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm chuyển
hướng thứ nhất
Chú ý: có hai giá trị hơn kém nhau 180

0
, căn cứ vào hướng cần đo để chọn
một trong hai giá trị cho phù hợp.
3. Xác định hƣớng đi từ điểm chuyển hƣớng thứ nhất đến điểm chuyển
hƣớng thứ hai
Cách 1:

13
- Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm chuyển hướng thứ nhất và
điểm chuyển hướng thứ hai.
- Dịch chuyển thước song song để mép thước đi qua tâm hoa hải đồ, dùng bút
chì đánh dấu vị trí mép thước cắt vòng chia độ của hoa hải đồ (vị trí hướng về phía
điểm chuyển hướng thứ hai).
- Đọc giá trị trên vành chia độ vừa đánh dấu ta được hướng đi từ điểm chuyển
hướng thứ nhất đến điểm chuyển hướng thứ hai.
Cách hai:
- Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm chuyển hướng thứ nhất và
điểm chuyển hướng thứ hai.
- Đặt cạnh huyền của thước êke áp sát vào mép thước song song.
- Dịch chuyển thước êke trượt theo mép thước song song cho đến khi tâm
của vành chia độ trên thước êke nằm trên đường kinh tuyến gần nhất.
- Đọc giá trị tại điểm giao giữa đường kinh tuyến với vành chia độ trên thước
êke.
- Giá trị đọc được chính là hướng đi từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến
điểm chuyển hướng thứ hai.
Chú ý: có hai giá trị hơn kém nhau 180
0
, căn cứ vào hướng cần đo để chọn
một trong hai giá trị cho phù hợp.
Tương tự như trên ta xác định được hướng đi giữa các điểm chuyển hướng

tiếp theo.
4. Xác định hƣớng đi từ điểm chuyển hƣớng cuối cùng đến điểm đích
Cách 1:
- Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm chuyển hướng cuối cùng và
điểm đích.
- Dịch chuyển thước song song để mép thước đi qua tâm hoa hải đồ, dùng bút
chì đánh dấu vị trí mép thước cắt vòng chia độ của hoa hải đồ (vị trí hướng về phía
điểm đích).
- Đọc giá trị trên vành chia độ vừa đánh dấu ta được hướng đi từ điểm chuyển
hướng cuối cùng đến điểm đích.



14


Hình 2-1: Hướng đi giữa hai điểm trên hành trình

Cách hai:
- Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm chuyển hướng cuối cùng
và điểm đích.
- Đặt cạnh huyền của thước êke áp sát vào mép thước song song.

15
- Dịch chuyển thước êke trượt theo mép thước song song cho đến khi tâm
của vành chia độ trên thước êke nằm trên đường kinh tuyến gần nhất.
- Đọc giá trị tại điểm giao giữa đường kinh tuyến với vành chia độ trên thước
êke. Giá trị đọc được chính là hướng đi từ điểm chuyển hướng cuối cung đến điểm
đích.
Chú ý: có hai giá trị hơn kém nhau 180

0
, căn cứ vào hướng cần đo để chọn
một trong hai giá trị cho phù hợp.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành 1: Kẻ hướng đi nối các điểm liên tiếp trên hành trình với
nhau?
Bài tập thực hành 2: Thực hành đo hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm
chuyển hướng thứ nhất, từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển hướng
thứ hai , từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích.
C. Ghi nhớ:
Cần ghi nhớ các thao tác đo hướng đi giữa hai điểm trên hải đồ


















16

Bài 3: Xác định khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình
Mục tiêu:
Mục tiêu:
- Mô tả cách đo và tiến hành đo khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình.
- Đọc chính xác khoảng cách đo được.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị
- Hải đồ, dụng cụ tác nghiệp;
- Các điểm trên hành trình
2. Xác định khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hƣớng thứ
nhất
- Kẻ đoạn thẳng nối điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất
- Dùng compa đo chọn một khoảng tuỳ ý (1 hoặc 2 hoặc 5 hải lý) trên khung
dọc hải đồ (khu vực ứng với vĩ độ giữa điểm xuất phát và điểm chuyển hướng thứ
nhất) làm đơn vị đo.
- Từ điểm xuất phát, trên đoạn thẳng nối điểm xuất phát với điểm chuyển
hướng thứ nhất, đo từng khoảng 1 cho đến hết. Trường hợp đoạn cuối cùng nhỏ
hơn độ dài của đơn vị đo đã chọn, ta giảm khẩu độ compa để đo độ dài còn lại và
so sánh với thước chiều dài trên khung dọc hải đồ để xác định độ dài còn lại.
Ví dụ: Ta chọn đơn vị đo là 2 hải lý, đo khoảng cách từ điểm xuất phát đến
điểm chuyển hướng thứ nhất được 3 lần (3 khẩu độ compa), phần cuối cùng còn
dư lại ta đo được 1 hải lý. Như vậy khoảng từ điểm xuất phát đến điểm chuyển
hướng thứ nhất là:
3 lần x 2 hải lý/lần + 1 hải lý = 7 hải lý
3. Xác định khoảng cách từ điểm chuyển hƣớng thứ nhất đến điểm
chuyển hƣớng thứ hai
- Kẻ đoạn thẳng nối điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển hướng thứ
hai
- Dùng compa đo chọn một khoảng tuỳ ý (1 hoặc 2 hoặc 5 hải lý) trên khung
dọc hải đồ (khu vực ứng với vĩ độ giữa điểm chuyển hướng thứ nhất và điểm

chuyển hướng thứ hai) làm đơn vị đo.
- Từ điểm chuyển hướng thứ nhất, trên đoạn thẳng nối điểm chuyển hướng
thứ nhất với điểm chuyển hướng thứ hai, đo từng khoảng 1 cho đến hết. Trường
hợp đoạn cuối cùng nhỏ hơn độ dài của đơn vị đo đã chọn, ta giảm khẩu độ compa

17
để đo độ dài còn lại và so sánh với thước chiều dài trên khung dọc hải đồ để xác
định độ dài còn lại.
Ví dụ: Ta chọn đơn vị đo là 1 hải lý, đo khoảng cách từ điểm chuyển hướng
thứ nhất đến điểm chuyển hướng thứ hai được 5 lần (5 khẩu độ compa), phần cuối
cùng còn dư lại ta đo được 0,5 hải lý. Như vậy khoảng từ điểm xuất phát đến điểm
chuyển hướng thứ nhất là:
5 lần x 1 hải lý/lần + 0,5 hải lý = 5,5 hải lý
Tương tự như vậy ta tiếp tục đo khoảng cách giữa các điểm chuyển hướng tiếp
theo.
4. Xác định khoảng cách từ điểm chuyển hƣớng cuối cùng đến điểm đích
- Kẻ đoạn thẳng nối điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích
- Dùng compa đo chọn một khoảng tuỳ ý (1 hoặc 2 hoặc 5 hải lý) trên khung
dọc hải đồ (khu vực ứng với vĩ độ giữa điểm chuyển hướng cuối cùng với điểm
đích) làm đơn vị đo.
- Từ điểm chuyển hướng cuối cùng, trên đoạn thẳng nối điểm chuyển hướng
cuối cùng với điểm đích, đo từng khoảng 1 cho đến hết. Trường hợp đoạn cuối
cùng nhỏ hơn độ dài của đơn vị đo đã chọn, ta giảm khẩu độ compa để đo độ dài
còn lại và so sánh với thước chiều dài trên khung dọc hải đồ để xác định độ dài còn
lại.
Ví dụ: Ta chọn đơn vị đo là 1 hải lý, đo khoảng cách từ điểm chuyển hướng
cuối cùng đến điểm đích 7 lần (7 khẩu độ compa), phần cuối cùng còn dư lại ta đo
được 0,3 hải lý. Như vậy khoảng từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích
là:
7 lần x 1 hải lý/lần + 0,3hải lý = 7,3 hải lý


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành: Thực hành đo khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên
hành trình?
C. Ghi nhớ:
Cần ghi nhớ các thao tác đo khoảng cách giữa hai điểm chuyển hướng liên
tiếp trên hải đồ
Kiểm tra định kỳ lần 1



18
Bài 4: Xác định các thời điểm chuyển hƣớng và thời gian đi trên hành trình
Mục tiêu:
- Tính toán được các thời điểm chuyển hướng trên hành trình.
- Xác định được thời gian đi trên hành trình và thời điểm về đến đích
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị
- Hải đồ, dụng cụ tác nghiệp;
- Các điểm trên hành trình.
2. Xác định thời điểm chuyển hƣớng thứ nhất
- Xác định tốc độ tàu trên hướng thứ nhất
Gọi tốc độ tàu trên hướng đi thứ nhất là V
1
(đơn vị tính là hải lý/giờ)
Thời điểm xuất phát là T
xp
- Xác định quãng đường trên hướng đi thứ nhất
Đo trên hải đồ ta được quãng đường trên hướng thứ nhất là S
1

- Xác định thời gian tàu hành trình trên hướng thứ nhất là:

- Xác định thời điểm chuyển hướng thứ nhất
Gọi thời điểm chuyển hướng thứ nhất là T
ch1
, thì:
T
ch1
= T
xp
+ T
1
3. Xác định thời điểm chuyển hƣớng thứ hai
- Xác định tốc độ tàu trên hướng thứ hai
Gọi tốc độ tàu trên hướng đi thứ hai là V
2
(đơn vị tính là hải lý/giờ)
- Xác định quãng đường trên hướng đi thứ hai
Đo trên hải đồ ta được quãng đường trên hướng thứ hai là S
2

- Xác định thời gian tàu hành trình trên hướng thứ hai là:

- Xác định thời điểm chuyển hướng thứ hai
Gọi thời điểm chuyển hướng thứ hai là T
ch2
, thì:

19
T

ch2
= T
ch1
+ T
2
Tiếp tục xác định thời điểm chuyển hướng tiếp theo ta tính được T
chcc
(T
chcc

thời điểm chuyển hướng cuối cùng

).

Hình 4-1: Sơ đồ hành trình được lập

4. Xác định thời điểm tàu đến đích
- Xác định tốc độ tàu trên hướng đi cuối cùng
Gọi tốc độ tàu trên hướng đi cuối cùng là V
cc
(đơn vị tính là hải lý/giờ)
- Xác định quãng đường trên hướng đi cuối cùng
Đo trên hải đồ ta được quãng đường trên hướng thứ hai là Scc
- Xác định thời gian tàu hành trình trên hướng đi cuối cùng là:

- Xác định thời điểm tàu đến đích
Gọi thời điểm tàu đến đích là T
d
, thì:
T

d
= T
chcc
+ T
cc
5. Xác định thời gian đi trên hành trình

20
Gọi thời gian đi trên hành trình là T
ht
, thì:
T
ht
= T
d
- T
xp

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành 1: Xác định thời điểm chuyển hướng ứng với từng điểm
chuyển hướng trên hành trình?
Bài tập thực hành 2: Xác định thời điểm đến đích và thời gian đi trên hành
trình.
C. Ghi nhớ:
Cần làm được các phép tính: cộng, trừ nhân, chia đơn giản.























21
Bài 5: Kiểm tra thiết bị an toàn hàng hải
Mục tiêu:
Mục tiêu:
Kiểm tra số lượng, chất lượng và đề xuất, kiến nghị về thiết bị an toàn hàng
hải trang bị trên tàu.
A. Nội dung:
1. Kiểm tra thiết bị cứu sinh
1.1. Kiểm tra phao áo cá nhân
- Số lượng: Số lượng phao áo phải đủ trang bị cho số người định biên làm việc
trên tàu trên tàu.
- phao còn lành, không bị sờn, rách; dây buộc không bị đứt.
- Phao phải được bảo quản đúng nơi quy định.





Hình 5-1: Phao áo

22
1.2. Kiểm tra phao tròn cá nhân
- Số lượng phao tròn cá nhân đủ cơ số cho số người làm việc trên tàu.
- Phao còn lành, không bị rách, gãy; dây bám xung quanh phao không bị sờn,
đứt.
- Phao phải được bố trí dọc hành lang, lan can hai bên ca bin của tàu (hình 5-
2)




Hình 5-2: Phao tròn cá nhân


1.3. Kiểm tra bè cứu sinh
- Bè cứu sinh được bảo quản cẩn thận trong túi (bè cứu sinh tự thổi Hình 5-3)
hoặc trong thùng bảo quản (Hình 5-4).

23
- Số lượng bè cứu sinh trang bị trên tàu tuỳ thuộc vào cấp tàu. Đối với tàu cá
của ngư dân hiện nay hầu như không trang bị bè cứu sinh vì chi phí lớn, thao tác
phức tạp, đặc biệt sau khi sử dụng xong thì chi phí để xếp phao trở lại trạng thái
ban đầu rất tốn kém.


Hình 5-3: Bè cứu sinh tự thổi





Hình 5-4: Bè cứu sinh đang được bảo quản





24


Hình 5-5: Bè cứu sinh được mở ra

2. Kiểm tra thiết bị cứu hoả
2.1. Kiểm tra bình cứu hoả
- Kiểm tra số lượng: Bình bọt, bình co
2
, trang bị trên tàu.
- Kiểm tra trạng thái của các bình: các bộ phận, chi tiết vận hành khi sử dụng,
tem, mác nhãn hiệu, giấy hướng dẫn sử dụng trên bình.





Hình 5-6: Bình cứu hoả

×