Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

giáo trình điều khiển tàu khai thác hải sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 55 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN








GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
ĐIỀU KHIỂN TÀU
KHAI THÁC HẢI SẢN
MÃ SỐ: M Đ05
NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ
Trình độ: Sơ cấp nghề





1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05





















2
LỜI GIỚI THIỆU
Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải
để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu
quả cao. Người làm nghề “Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề được bố trí làm
việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu
thuyền, về hàng hải, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm
việc trên biển.
Việt nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1
triệu km
2

với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nước ta có
khoảng hơn 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên
90cv, nhưng số người làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào
tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác
ven bờ, Nhà nước có chủ trương giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất
nhỏ khai thác ven bờ, hiện đại hóa các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ,
xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô
công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản
lý, vận hành được các tàu cá hiện đại là rất lớn.
Trước khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều cơ
sở đánh cá ở các địa phương khác nhau. Đối tượng học là những lao động nông
thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên cách viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, sử
dụng, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành.
Tuy nhiên, thực tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi
mới. Vì vậy, khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Song, tập
thể Ban biên soạn cũng đã cố gắng biên soạn giáo trình này bám sát chương trình
đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra
còn có nội dung mở rộng để người học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình
sản xuất.
Giáo trình “Điều khiển tàu khai thác hải sản” giúp người học tiếp cận với
kiến thức và kỹ năng cơ bản khi điều khiển tàu làm nhiệm vụ khai thác hải sản trên
biển đối với một số nghề khai thác hải sản chủ yếu, giáo trình gồm 5 bài:
Bài 1: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới kéo đơn
Bài 2: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi
Bài 3: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới vây
Bài 4: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới rê
Bài 5: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng vàng câu
Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản Hải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Khai thác Trường Trung học


3
Thủy sản TP HCM; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản Trường
Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc và những người đã tham gia góp ý kiến cho
giáo trình này.
Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ
những nội dung cơ bản của từng bài. Nhưng do trình độ có hạn, nên cuốn sách
không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn
đọc.
Xin chân thành cảm ơn!


Tham gia biên soạn
1. Hồ Đình Hải -Chủ biên
2. Phạm Văn Khoát
3. Đỗ Ngọc Thắng
4. Nguyễn Quý Thạc
5. Nguyễn Văn Bôn






4
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu

2

Mục lục
4

Bài 1: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới kéo đơn
7

Mục tiêu
7

A. Nội dung
7

1. Kiến thức liên quan
7

1.1. Tàu lưới kéo đơn
7

1.2. Cấu tạo của lưới kéo đơn
9

2. Công tác chuẩn bị
11

3. Điều khiển tàu
11

3.1. Điều khiển tàu thả lưới

11

3.2. Điều khiển tàu dắt lưới
13

3.3. Điều khiển tàu thu lưới
14

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
17

C. Ghi nhớ
17

Bài 2: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi
18

Mục tiêu
18

A. Nội dung
18

1. Kiến thức liên quan
18

1.1. Tàu kéo đôi công suất từ 200 CV đến 300 CV
18

1.2. Tàu kéo đôi công suất từ 400 CV đến 500 CV

19

1.3. Cấu tạo của một vàng lưới kéo đôi
20

2. Công tác chuẩn bị
20

3. Điều khiển tàu
21

3.1. Điều khiển tàu thả lưới
21

3.2. Điều khiển tàu dắt lưới
23

3.3. Điều khiển tàu thu lưới
24

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
26

C. Ghi nhớ
26

Bài 3: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới vây
27

Mục tiêu

27

A. Nội dung
27

1. Kiến thức liên quan
27

1.1. Phân loại lưới vây
27

1.2. Cấu tạo lưới vây
27

1.3. Hình dạng của lưới vây trong quá trình đánh bắt
29

1.4. Tàu lưới vây
29


5
2. Công tác chuẩn bị
29

3. Điều khiển tàu
30

3.1. Điều khiển tàu thả lưới
30


3.2. Điều khiển tàu thu lưới
32

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
32

C. Ghi nhớ
32

Bài 4: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới rê
33

Mục tiêu
33

A. Nội dung
33

1. Kiến thức liên quan
33

1.1. Phân loại lưới rê
33

1.2. Cấu tạo lưới rê
33

2. Công tác chuẩn bị
35


3. Điều khiển tàu
35

3.1. Điều khiển tàu thả lưới
35

3.2. Điều khiển tàu trôi lưới
37

3.3. Điều khiển tàu thu lưới
38

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
39

C. Ghi nhớ
39

Bài 5: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng nghề câu
40

Mục tiêu
40

A. Nội dung
40

1. Một số nghề câu chính
40


1.1. Câu tay
40

1.2. Câu cần
40

1.3. Câu vàng cá đáy
41

1.4. Câu vàng cá ngừ
42

2. Công tác chuẩn bị
44

2.1. Chuẩn bị ngư cụ
44

2.2. Chuẩn bị về hàng hải
44

3. Điều khiển tàu
44

3.1. Điều khiển tàu câu vàng cá đáy
44

3.2. Điều khiển tàu câu vàng cá ngừ
45


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
46

C. Ghi nhớ
46

Hướng dẫn giảng dạy mô đun
47

I. Vị trí, tính chất của mô đun
47

II. Mục tiêu
47

III. Nội dung chính của mô đun
47

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
48

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
52


6
VI. Tài liệu tham khảo
53


Danh sách Ban chủ nhiệm
54

Danh sách Hội đồng nghiệm thu
54






































MÔ ĐUN

7
ĐIỀU KHIỂN TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN
Mã mô đun: MĐ 05

Giới thiệu mô đun:
Mô đun ” Điều khiển tàu khai thác hải sản” là mô đun chuyên môn nghề
trong chương trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho
người học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản về: Điều khiển tàu khi làm nhiệm
vụ khai thác hải sản bằng các nghề khai thác hải sản chính như: lưới kéo đơn, lưới
kéo đôi, lưới vây, lưới rê, nghề câu.
Mô đun được giảng dạy trong phòng học kết hợp với thực hành trên tàu.
Việc đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và
bài kiểm tra kết thúc môn học phối hợp với đánh giá ý thức của người học trong
quá trình học tập.



Bài 1: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lƣới kéo đơn
Mục tiêu:
- Thực hiện công việc chuẩn bị để điều khiển tàu an toàn.
- Phân tích các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến điều khiển tàu.
- Mô tả và thực hiện quy trình điều khiển tàu khi khai thác hải sản bằng lưới
kéo đơn.
- Điều khiển tàu xử lý sự cố
A. Nội dung:
1. Kiến thức liên quan
1.1. Tàu lưới kéo đơn
Nghề lưới kéo thường xuyên hoạt động xa và dài ngày trên biển trong điều
kiện thời tiết sóng gió khắc nghiệt. Vì vậy, tàu làm nghề lưới kéo phải có:
- Kết cấu vỏ và trang thiết bị trên tàu phải vững chắc và có độ bền cao.
- Hình dạng và kết cấu phù hợp với đặc điểm của nghề khai thác cá bằng lưới
kéo như có tốc độ kéo tốt, boong khai thác rộng…
- Độ ổn định và tính định hướng cao.
- Lực kéo lớn và dễ điều khiển trong quá trình đánh bắt.
- Đủ hầm chứa cá.

8
Trên tàu lưới kéo đơn được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho
khai thác và hàng hải như: Máy định vị vệ tinh, máy đo sâu dò cá, máy thông tin
liên lạc tầm gần và tầm xa, la bàn từ, các trang thiết bị hàng hải khác, tời, cẩu
Căn cứ kỹ thuật khai thác, tàu lưới kéo đơn gồm có:
- Tàu lưới kéo đơn mạn
- Tàu lưới kéo đơn đuôi





Hình 1-1: Hình dáng của tàu lưới kéo đơn

Trong thực tế đánh bắt bằng lưới Kéo ta thấy có hai kiểu bố trí mặt boong làm
việc lá bố trí trước Cabin (Tàu lưới kéo mạn) hoặc sau Cabin (tài lưới kéo đuôi). Sự
bốtrí tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng nhưng cũng còn phụ thuộc vào kiểu thiết kế
tàu truyền thống của từng địa phương khác nhau. Mỗi kiều bô trí đều có các ưu,
nhược điểm riêng của nó.


9

Hình 1-2: Sơ đồ bố trí mặt boong tàu lưới kéo đơn mạn

1.2. Cấu tạo của lưới kéo đơn
Lưới kéo khi làm việc dưới nước có dạng hình phễu, gồm các phần: áo lưới,
các dây giềng và các trang thiết bị phụ trợ.
- Áo lưới kéo gồm 4 phần chính: Cánh lưới, lưới chắn, thân lưới, và đụt lưới.
- Các phụ tùng gồm: Dây cáp kéo, ván lưới, dây giềng, phao, chì

Hình 1-3: Hình dáng của ván lưới kéo


10

Hình 1-4: Phao lưới kéo


Hình 1-5: Giềng chì lưới kéo



Hình 1-6: Que ngáng và cách lắp ráp đầu cánh lưới

11

Hình 1-7: Sơ đồ liên kết giữa tàu với lưới kéo


Hình 1-8: Hình dáng lưới kéo đơn khi làm việc dưới nước
2. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra các thiết bị hàng hải
- Kiểm tra hệ thống lái, đèn tín hiệu, các dấu hiệu
- Kiểm tra dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ thả lưới
- Sắp xếp lưới đúng vị trí, thứ tự
- Xác định hướng gió, hướng dòng nước
- Xác định điểm bắt đầu thả lưới
- Xác định tốc độ thả lưới
- Các định hướng dắt lưới
3. Điều khiển tàu
3.1. Điều khiển tàu thả lưới
- Dẫn tàu đến vị trí thả lưới đã chọn
- Tốp máy

12
- Thả lưới: Khi tàu đến vị trí thả lưới, khi có ra lệnh thả lưới các thủy thủ thả
túi lưới xuống trước, phần thịt lưới, chì, phao xuống theo, rồi thả dây giềng trống.
- Khi thả hết dây giềng trống, tăng tốc độ trong khoảng từ 5  10 phút để cho
miệng lưới và hệ thống dây giềng làm việc ổn định.
- Sau đó, giảm tốc độ tàu, liên kết dây đuôi ván với khuyết đầu dây tam giác
và tháo ván khỏi chốt hãm, mở máy tời tiếp tục thả dây cáp kéo đến độ dài cần thiết
(lớn hơn độ sâu vùng biển từ 4 ÷ 14 lần).

- Khi thả xong dây cáp kéo thì hãm máy tời, điều chỉnh tốc độ tàu, hướng dắt
lưới và phân công ca trực lái tàu dắt lưới.


Hình 1-9: Sơ đồ quy trình kỹ thuật thả lưới

13


Hình 1-10: Thả cánh lưới xuống nước

3.2. Điều khiển tàu dắt lưới
- Điều khiển tàu đúng hướng đi và tốc độ.
- Trong quá trình dắt lưới cần bám sát ngư trường hoặc đàn cá, bởi đàn cá có
thể chỉ xuất hiện trong một phạm vị hẹp.
- Cảnh giới: Phải thường xuyên theo dõi, để ý đến diễn biến tình hình các tàu
thuyền đi lại hoặc các phương tiện, nghề khai thác khác xung quanh khu vực tàu ta
đang hoạt động nhằm tránh gây sự cố va chạm với tàu thuyền khác hoặc lưới kéo
của ta có thể chạy cắt ngang ngư cụ khác như là lưới rê, nghề câu
- Điều khiển tàu tránh va khi xẩy ra nguy cơ va chạm.
Khi có nguy cơ đâm va với tàu thuyền khác phải điều khiển tàu mình theo
đúng quy tắc tranh va






14



Hình 1-11: Dắt lưới kéo đơn
3.3. Điều khiển tàu thu lưới
- Xác định hướng bắt đầu thu lưới sao cho khi thu phần lưới thì tàu ở dưới gió
so với lưới và lưới ở dưới nước so với tàu.
- Xác định tốc độ tàu khi thu lưới
- Dẫn tàu đi theo hướng bắt đầu thu lưới
- Giảm tốc độ tàu và mở máy tời thu dần dây cáp kéo
- Khi thu hết dây kéo, hãm máy tời thu ván lưới treo lên trên ròng rọc của giá
ván sau đó mở liên kết giữa dây cáp kéo và gọng ván và mở máy tời thu tiếp dây
chuyển tiếp đến khi dây đuôi ván trùng thì hãm máy tời mở liên kết giữa dây đuôi
và dây tam giác.
- Tiếp đến mở hãm thu dây tam giác và dây giềng trống.
- Khi thu hết giềng trống, đến đầu cánh lưới, thì bẻ lái về phía mạn thu lưới
cho tàu quay vòng để tách lưới ra khỏi xa mạn tàu.
- Thuỷ thủ đưa đầu dây cẩu về phía đuôi tàu, thắt chặt các đầu cánh lưới về
phía mạn phải của tàu.
- Thuỷ thủ khác mở máy tời thu dây cẩu bằng tang tời ma sát. Các thuỷ thủ
khác tập trung ở khu vực mạn phải tiến hành thu và sắp xếp lưới. Hai dây cẩu luân
phiên được kéo lên, xuống, lưới được thu lên từng phần cho đến khi túi lưới được
đưa lên tàu.

15



Hình 1-12: Sơ đồ quy trình kỹ thuật thu lưới






Hình 1-13: Tàu lưới kéo mạn thu cánh lưới lên tàu

16



Hình 1-14: Tàu lưới kéo đuôi thu cánh lưới kéo đơn lên tàu
- Sau khi thu lưới đến phần đụt thì cẩu đụt lên tàu, nếu sản lượng cao thì phải
dùng đến dây phân chia sản lượng để cẩu từng phần, đổ cá ra, rồi tiếp tục thu phần
còn lại.
Sau khi đổ cá lên boong xong thì xem xét, nếu thấy lưới bị rách một vài chỗ
nhỏ cần phải vá lại ngay, rồi thắt miệng đụt lại và tiếp tục chuẩn bị thả mẻ tiếp
theo.


Hình 1-15: Cẩu cá lên trên boong


17
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu lưới kéo đơn mạn khi thả lưới,
dắt lưới và thu lưới.
Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu lưới kéo đơn đuôi khi thả lưới,
dắt lưới và thu lưới.
C. Ghi nhớ:
- Quy định mang đèn và dấu hiệu đối với tàu đánh cá
- Quy tắc điều khiển tàu tránh va.
- Các bộ phận của lưới kéo đơn.























18
Bài 2: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lƣới kéo đôi
Mục tiêu:
- Thực hiện công việc chuẩn bị để điều khiển tàu an toàn.
- Phân tích các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến điều khiển tàu.
- Mô tả và thực hiện quy trình điều khiển tàu khi khai thác hải sản bằng lưới
kéo đôi.
- Điều khiển tàu xử lý sự cố

A. Nội dung:
1. Kiến thức liên quan
Nghề lưới kéo thường xuyên hoạt động xa và dài ngày trên biển trong điều
kiện thời tiết sóng gió khắc nghiệt. Vì vậy, tàu làm nghề lưới kéo phải có:
- Kết cấu vỏ và trang thiết bị trên tàu phải vững chắc và có độ bền cao.
- Hình dạng và kết cấu phù hợp với đặc điểm của nghề khai thác cá bằng lưới
kéo như có tốc độ kéo tốt, boong khai thác rộng…
- Độ ổn định và tính định hướng cao.
- Lực kéo lớn và dễ điều khiển trong quá trình đánh bắt.
- Đủ hầm chứa cá.
Tàu thuyền đánh lưới kéo đôi có công suất 300cv/chiếc là đôi tàu được đóng
mới trong chương trình khai thác hải sản xa bờ. Trên tàu được trang bị đầy đủ các
trang thiết bị phục vụ cho khai thác và hàng hải như: Máy định vị vệ tinh, máy đo
sâu dò cá, máy thông tin liên lạc tầm gần và tầm xa, la bàn từ, các trang thiết bị
hàng hải khác, tời, cẩu
1.1. Tàu kéo đôi công suất từ 200 CV đến 300 CV
Các thông số kỹ thuật của tàu như sau:
- Chiều dài lớn nhất: L
max
= 24,9m.
- Chiều rộng lớn nhất: B
max
= 5,3m.
- Mớn nước: T = 2,2m.
- Công suất máy chính: 300cv.
- Công suất máy phụ: 15 cv
- Vật liệu vỏ tàu: Gỗ (hoặc sắt).
Sơ đồ bố trí mặt boong được thể hiện trên hình vẽ:

19



Hình 2-1 : Sơ đồ bố trí mặt boong của tàu kéo đôi
công suất từ 200 CV đến 300CV

1.2. Tàu kéo đôi công suất từ 400 CV đến 500 CV
Các thông số kỹ thuật của tàu như sau:
- Chiều dài lớn nhất: L
max
= 27,09m.
- Chiều rộng lớn nhất: B
max
= 6,02m.
- Mớn nước: T = 2,4m.
- Công suất máy chính: 500cv .
- Công suất máy phụ: 25 cv
- Vật liệu vỏ tàu: Gỗ ( hoặc sắt).
Sơ đồ bố trí mặt boong được thể hiện trên hình vẽ:


Hình 2-2: Tàu kéo đôi công suất từ 400 CV đến 500 CV




20
1.3. Cấu tạo của một vàng lưới kéo đôi




Hình 2-3: Bản vẽ tổng thể lưới kéo đôi

2. Công tác chuẩn bị
Trước khi điều khiển tàu đánh bắt hải sản trên biển, để đảm bảo an toàn cần
thực hiện tốt công tác chuẩn bị sau:
- Kiểm tra các thiết bị hàng hải
- Kiểm tra hệ thống lái, đèn tín hiệu, các dấu hiệu
- Kiểm tra dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ thả lưới
- Sắp xếp lưới đúng vị trí, thứ tự
- Xác định hướng gió, hướng dòng nước
- Xác định điểm bắt đầu thả lưới
- Xác định tốc độ thả lưới
- Các định hướng dắt lưới

21
3. Điều khiển tàu
3.1. Điều khiển tàu thả lưới
- Thả lưới là công đoạn kỹ thuật đầu tiên của quá trình sản xuất trên biển.
- Sau khi xác định vị trí thả, hướng và tốc độ của gió, nước khi được lệnh thả
lưới thì dẫn tàu tới vị trí thả lưới theo hướng định dắt lưới.
- Báo chuông ngừng máy và ra lệnh ném túi lưới (kéo 1 hồi chuông) xuống
nước. Do trớn của tàu, thân lưới và cánh lưới tiếp tục rơi xuống nước rồi tiếp theo
là dây giềng trống, lúc này lưới trưởng quan sát xem lưới thả xuống có an toàn
không? Lưới có bị vướng rách hay bị rối không ? Giềng trống trên và dưới có đúng
không ? Nếu lưới không an toàn phải cẩu lưới lên để điều chỉnh, tiến hành xử lý sự
cố và thả tiếp.
- Phải quan sát đề phòng lưới áp vào chân vịt tàu.
- Nếu tình hình an toàn, lưới trưởng bấm 1 hồi chuông ngắn ra lệnh tàu chạy
tiến 1, đồng thời lúc này 2 khóa tam giác được cố định vào 2 cọc bích ở đuôi tàu
lưới.

- Tăng tốc độ tàu để lưới được duỗi thẳng và miệng lưới được mở đều trên mặt
nước.
- Tàu phụ (2) chạy áp sát tàu lưới và ném dây mồi cho tàu lưới.
- Các thuyền viên trên tàu lưới nhận dây mồi và buộc dây đầu cánh vào dây
mồi.
- Các thuyền viên trên tàu phụ (2) kéo dây mồi và dây đầu cánh lưới lên tàu,
liên kết với dây đỏi trên tàu dây bằng khóa chữ C.
- Sau khi thuyền viên trên 2 tàu liên kết xong dây đầu cánh với dây đỏi tại
khóa chữ A, bấm hồi chuông ra lệnh 2 tàu chạy tiến về trước.
- Hai tàu đồng thời ra dây đỏi theo hiệu lệnh của hai tàu. Hai tàu ở vị trí song
song theo hướng hành trình khi đã ra dây đỏi và dây kéo lưới.
- Hai tàu chạy chậm bằng nhau cho đến khi lưới chìm xuống sát đáy.
- Hai tàu đo dấu cáp, nếu dây cáp kéo ở hai tàu thả ra bằng nhau theo quy
định, thì phanh chặt 2 trống tời trên 2 tàu và thả chốt hãm.
- Lưới trưởng bấm 1 hồi chuông báo hiệu kết thúc quá trình thả lưới cho
thuyền trưởng biết để báo hầm máy vận hành tốc độ vòng quay (hoặc mức ga) thích
hợp ở cả 2 tàu, đồng thời ghi nhật ký khai thác.
Chú ý: Chiều dài dây cáp kéo thả ra phụ thuộc vào độ sâu, thường dao động ở
mức 4-5 lần độ sâu. Nếu độ sâu càng lớn, tỷ lệ này càng giảm.

22
- Điều khiển hai tàu để tăng khoảng cách giữa hai tàu cho đến khi đạt khoảng
cách quy định (khoảng cách giữa 2 tàu phụ thuộc vào chiều dài dây cáp kéo, hay
nói cách khác, phụ thuộc vào độ sâu ngư trường).
- Giữ ổn định khoảng cách và tốc độ tàu suốt thời gian dắt lưới.


Hình 2-4: Sơ đồ thả lưới kéo đôi




Hình 2-5: Thả lưới xong tiến hành dắt lưới

23
3.2. Điều khiển tàu dắt lưới
Dắt lưới là giai đoạn chính trong một mẻ lưới. Thời gian của giai đoạn này
khoảng 2-4 giờ, tùy thuộc vào ngư trường nhiều hay ít cá. Đối với nghề lưới kéo
đôi, hướng dắt lưới có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Nếu không thay đổi, tay
lái (vô lăng) được cố định theo hướng dắt lưới nhất định

Hình 2-6: Sơ đồ điều khiển tàu dắt lưới
Người trực ca bin buồng lái chỉ tập trung quan sát về an toàn hành trình,
khoảng cách 2 tàu, quan sát tín hiệu cá hoặc các chướng ngại vật trên máy dò cá để
có thể thay đổi hướng dắt
Trong quá trình tàu dắt lưới phải thực hiện các quy định sau đây:
- Giữ ổn định tốc độ vòng quay cho phép của máy chính trên 2 tàu để công
suất máy được sử dụng ở mức tối đa nhằm tăng sức kéo của tàu.
- Giữ hướng dắt lưới ổn định để lưới làm việc trong nước được cân đối và
bảo đảm độ mở miệng lưới.
- Trực ban hàng hải luôn theo dõi, xác định vị trí tàu, hướng nước, hướng
gió, độ sâu và chướng ngại vật đáy biển (thể hiện trên máy đo sâu dò cá) khi độ sâu
thay đổi từ 10 mét trở lên phải thông báo để điều chỉnh chiều dài dây cáp kéo thả ra
cho phù hợp.
- Điều khiển tàu đi đúng hướng đi và tốc độ
- Thông tin liên lạc giữa 2 tàu
- Cảnh giới

24
- Điều khiển tàu khi xẩy ra nguy cơ va chạm
3.3. Điều khiển tàu thu lưới

3.3 1. Chuẩn bị
Trước giờ thu lưới 5 phút (đối với ban ngày) và 10 phút (đối với ban đêm)
thuyền trưởng tàu lưới thông báo cho thuyền trưởng tàu dây và toàn bộ thủy thủ
đoàn chuẩn bị thu lưới để họ trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo,
giày, ủng, mũ, găng tay (trời rét có quần áo ấm, trời mưa có áo mưa…) và ra vị trí
làm việc của mình
3.3 2. Điều khiển tàu thu lưới
Công đoạn thu lưới kéo được tiến hành theo thứ tự ngược với thả lưới. Quá
trình này được thực hiện như sau:
- Khi có lệnh thu lưới, hai tàu giảm tốc độ và quay 180
0
theo hướng dắt lưới,
điều khiển tàu chạy chậm cùng tốc độ và song song với nhau.
- Khởi động máy tời tiến hành thu dây kéo lưới, thời gian thu dây kéo phụ
thuộc vào chiều dài cáp kéo và tốc độ thu của máy tời.
- Sau khi thu hết dây cáp kéo, tiếp tục đến dây đỏi.
- Tháo dây đỏi khỏi liên kết đầu cánh lưới, điều khiển tàu không thu lưới tiến
lại gần tàu thu lưới, buộc dây đầu cánh vào dây mồi, ném sang tàu lưới.

Hình 2-7: Sơ đồ thu lưới kéo đôi

×