Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

giáo trình chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 97 trang )




BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ
AO NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG
TRONG AO

Trình độ: Sơ cấp nghề



2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04

































3

LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mô đun “Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng” được
biên soạn theo chương trình mô đun đã được thẩm định, là một mô đun chuyên
môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các
khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi
học mô đun này học viên có thể hành nghề Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim
vây vàng.
Giáo trình mô đun “Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng” giới
thiệu về việc chuẩn bị, lựa chọn thức ăn, bảo quản thức ăn, phương pháp cho cá
ăn, và các biện pháp quản lý môi trường ao nuôi cá; nội dung được phân bổ
giảng dạy trong thời gian 84 giờ, gồm 5 bài.
Nội dung giảng dạy gồm các bài:
Bài 1. Chuẩn bị thức ăn cho cá
Bài 2. Cho cá ăn
Bài 3. Quản lý môi trường ao nuôi
Bài 4: Kiểm tra cá định kỳ
Bài 5: Quản lý ao nuôi
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu,
hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về
lựa chọn thức ăn và quản lý ao nuôi cá thực tế tại các địa phương như Quảng
Ninh, Nam Định, Thái Bình… Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT,
lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà
quản lý của các đơn vị như Viện Nghiên cứu NTTS 1, Viện Nghiên cứu NTTS

2, Trường Trung cấp Thủy sản, Chi Cục Thủy sản các tỉnh như Quảng Ninh, Hải
Phòng, Nam Định, Thái Bình… đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều
kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện
hơn.
Tham gia biên soạn:
1. TS. Thái Thanh Bình (Chủ biên)
2. ThS. Nguyễn Văn Quyền
3. ThS. Trần Thanh
4. KS. Nguyễn Văn Sơn
5. ThS. Nguyễn Mạnh Hà


4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU Error! Bookmark not defined.
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 7
MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ AO NUÔI 8
CÁ CHIM VÂY VÀNG 8
Bài 1: Chuẩn bị thức ăn cho cá 9
1. Lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng 9
1.1. Yêu cầu lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá 9
1.2. Chọn thức ăn công nghiệp cho cá 10
2. Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng 12
2.1. Lựa chọn loại cá làm thức ăn cho cá chim vây vàng 12

2.2. Chế biến cá tạp 13
3. Bảo quản thức ăn cho cá chim vây vàng 14
3.1. Bảo quản thức ăn công nghiệp 14
3.2. Bảo quản cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng 14
Bài 2: Cho cá ăn 17
1. Xác định thời điểm cho cá ăn 17
2. Chọn vị trí cho cá ăn 18
3. Tính lượng thức ăn trong ngày 19
3.1. Xác định khối lượng trung bình của 1 con cá 19
3.2. Xác định số lượng cá có trong ao 19
3.3. Tính khối lượng cá trong ao 19
3.4. Tính khối lượng thức ăn/ngày/ao 20
4. Kiểm tra chất lượng thức ăn 21
5. Cho cá ăn 25
5.1. Cân thức ăn 25
5.2. Thực hiện cho ăn 25
6. Điều chỉnh lượng thức ăn 27
6.1. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá 28
6.2. Kiểm tra thức ăn trên sàng ăn 28
6.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn 29
Bài 3: Quản lý môi trường ao nuôi 31


5

1. Quản lý pH trong ao nuôi cá: 31
1.1. Tiêu chuẩn pH trong ao nuôi cá 31
1.2. Đo pH: 32
1.3. Quản lý pH 39
2. Quản lý độ mặn trong ao nuôi cá 42

2.1. Tiêu chuẩn độ mặn trong ao nuôi cá 42
2.2. Đo độ mặn 42
2.2.1. Đo bằng tỷ trọng kế 42
2.2.2. Đo bằng khúc xạ kế 44
2.3. Quản lý độ mặn 45
3. Quản lý nhiệt độ nước ao nuôi cá 46
3.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ 46
3.2. Đo nhiệt độ 46
3.3. Quản lý nhiệt độ 48
4. Quản lý hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong ao nuôi cá 49
4.1. Tiêu chuẩn hàm lượng oxy hòa tan 49
4.2. Xác định hàm lượng oxy hòa tan 50
4.3. Xử lý hàm lượng oxy hòa tan 52
5. Quản lý hàm lượng một số chất khí hòa tan (H
2
S, NH
3
) trong ao nuôi cá 54
5.1. Nguyên nhân xuất hiện khí NH
3
, H
2
S trong ao 54
5.2. Quản lý hàm lượng khí hydrosunfua (H
2
S) trong ao nuôi 54
5.3. Quản lý hàm lượng khí ammoniac (NH
3
) trong ao nuôi 58
6. Kiểm tra an toàn ao nuôi 60

Bài 4: Kiểm tra cá định kỳ 64
1. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra 64
2. Thu mẫu cá 66
3. Cân khối lượng 67
4. Tính kết quả sinh trưởng và đánh giá 70
Bài 5: Quản lý ao nuôi 72
1. Kiểm tra và xử lý bờ ao 72
1.1. Kiểm tra bờ ao 72
1.2. Xử lý bờ ao 73
2. Kiểm tra và xử lý cống ao 74


6

2.1. Kiểm tra cống ao 74
2.2. Xử lý cống ao 75
3. Kiểm tra và xử lý đăng chắn 76
3.1. Kiểm tra đang chắn 76
3.2. Xử lý đăng chắn 77
4. Kiểm tra và xử lý mức nước trong ao 77
4.1. Kiểm tra mức nước 77
4.2. Xử lý mức nước 78
5. Kiểm tra và bảo dưỡng quạt nước 79
5.1. Kiểm tra quạt nước 79
5.2. Xử lý, bảo dưỡng quạt nước 81
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 84
I. Vị trí, tính chất của mô đun 84
II. Mục tiêu 84
III. Nội dung chính của mô đun 84
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 85

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 92
VI. Tài liệu tham khảo 96



7


CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

Bộ test/test kit
:
Bộ kiểm tra nhanh các yếu tố môi trường
CO
2

:
Khí cacbonic
DO
:
Hàm lượng oxy hòa tan
H
2
S
:
Khí hydrosunfua
NH
3

:

Khí amoniac
NTTS
:
Nuôi trồng thủy sản



8

MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ AO NUÔI
CÁ CHIM VÂY VÀNG
Mã mô đun: MĐ 04
Giới thiệu mô đun
Mô đun “Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng” có thời gian học
tập là 85 giờ, trong đó có 15 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô
đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các
công việc:
- Xác định chế độ cho cá ăn, chuẩn bị thức ăn, kỹ thuật cho cá ăn, kiểm
tra sinh trưởng và quản lý yếu tố môi trường ao nuôi cá, kiểm tra an toàn ao
nuôi.
- Thực hiện công việc chuẩn bị thức ăn, cho ăn, kiểm tra sinh trưởng, đo
và quản lý các yếu tố môi trường.
Nội dung mô đun, gồm
- Chuẩn bị thức ăn cho cá
- Cho cá ăn
- Quản lý môi trường ao nuôi
- Kiểm tra cá định kỳ
- Quản lý ao nuôi
Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa.

- Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà.
- Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực
hiện ở ao nuôi cá chim vây vàng của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp.
Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành
thạo các thao tác.
Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng
thực hiện các kỹ năng.
Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, người học phải:
- Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết và có mặt đầy đủ các
buổi thực hành.
- Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc
mô đun.
- Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm.


9

Bài 1: Chuẩn bị thức ăn cho cá
Mã bài: MĐ 04-01
Mục tiêu
- Biết yêu cầu lựa chọn thức ăn công nghiệp, lựa chọn cá tạp làm thức ăn
và kỹ thuật chế biến, bảo quản thức ăn cho cá;
- Chọn được thức ăn công nghiệp, cá tạp làm thức ăn cho cá;
- Bảo quản được thức ăn.
A. Nội dung
1. Lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng
1.1. Yêu cầu lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá
- Ngoài tự nhiên cá chim vây vàng là loài cá ăn thiên về động vật.
- Trong ao nuôi chúng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp.
- Thức ăn công nghiệp (dạng viên nổi) cho cá chim vây vàng giai đoạn

nuôi thương phẩm nên có hàm lượng đạm 25 - 40%, thức ăn không bị ẩm, mốc,
không có mùi lạ và không trộn thuốc kháng sinh.
- Độ ẩm: thức ăn có độ ẩm ≤ 14%.
- Trên bao bì phải có:
+ Hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng.
+ Tên và địa chỉ nhà sản xuất.
+ Khối lượng tịnh.


Hình 4.1.1: Thông tin trên bao bì
thức ăn
+ Thức ăn có bổ sung thuốc, phải ghi trên nhãn hàng chữ “có sử dụng
thuốc”.


10

+ Trên bao bì phải ghi đầy đủ
các thành phần nguyên liệu và thành
phần dinh dưỡng của thức ăn, loại
thức ăn, ngày sản xuất.

Hình 4.1.2: Thành phần nguyên liệu
trên bao bì thức ăn
- Khi lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng phải đáp ứng
nhu cầu chất đạm, kích cỡ viên thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của cá, cụ thể như bảng sau:
Bảng 4.1.1: Cỡ thức ăn và độ đạm cho từng giai đoạn nuôi cá
STT
Cỡ thức ăn

Hàm lượng đạm
Cỡ cá (g)
1
Φ
Φ = 2mm
35 - 40 %
20 - 80
2
Φ
Φ

= 3 mm
30 - 35 %
90 - 250
3
Φ
Φ

= 5mm
25 - 30%
> 250
- Màu sắc của thức ăn phải nâu hoặc vàng sẫm, có mùi thơm đặc trưng
của dầu mực, dầu cá có trong thức ăn.


Hình 4.1.3: Màu sắc của thức ăn công nghiệp
1.2. Chọn thức ăn công nghiệp cho cá
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất thức ăn công nghiệp
dạng viên nổi cho cá. Tuy nhiên thức ăn công nghiệp chuyên cho cá chim vây



11

vàng ít gặp trên thị trường. Vì vậy người nuôi cá chim vây vàng có thể lựa chọn
các loại thức ăn dùng cho cá biển có hàm lượng đạm từ 25 - 40%.
Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho cá nước ngọt, giá thành rẻ
hơn, tuy nhiên hàm lượng đạm thường thấp hơn thức ăn cho cá biển.


Hình 4.1.4: Các loại thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng
Nên chọn thức ăn của các công ty lớn có uy tín trên thị trường mặc dù giá
thành cao hơn nhưng chất lượng thức ăn tốt hơn, hệ số thức ăn thấp hơn.
Khi mua thức ăn cho cá cần dự trù khối lượng, kích cỡ thức ăn cho từng
giai đoạn nuôi để sử dụng cho hợp lý. Nên mua thức ăn mỗi đợt dùng cho
khoảng 1 tháng, để tiết kiệm tiền vốn và hạn sử dụng thức ăn còn dài. Muốn làm
được điều này cần phải xác định được khối lượng cá trong ao, tỉ lệ % khẩu phần
thức ăn hằng ngày, khối lượng thức ăn cần cho 1 ngày.
Ví dụ: Xác định khối lượng thức ăn trong một tháng cho ao nuôi 5000 cá
chim vây vàng? biết khối lượng trung bình mỗi con đạt 200 g, khẩu phần ăn là
3% khối lượng cá trong ao.
Bước 1: Tính tổng khối lượng cá trong ao (A):
A = 5000 con x 200 g/con = 1000.000 g = 1000 kg
Bước 2: Tính khối lượng thức ăn sử dụng trong 1 ngày (B):
B = 1000 kg x 3 % = 30 kg
Bước 3: Tính khối lượng thức ăn cho 1 tháng (C):
C = 30 ngày x 30 kg/ngày = 900 kg
Với các bước này chúng ta có thể dự trù tương đối chính xác khối lượng
thức ăn cần cho 1 tháng. Các tháng tiếp theo tính tương tự như trên, tuy nhiên
cần phải kiểm tra sinh trưởng của cá, tỉ lệ sống của tháng tiếp theo để tính lượng
thức ăn cần thiết.



12

2. Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng
2.1. Lựa chọn loại cá làm thức ăn cho cá chim vây vàng
Cá tạp là nguồn thức ăn rất lớn để nuôi cá ở các vùng ven biển. Các vùng
ven biển thường có nguồn cá tạp tươi, giá rẻ vì thế người dân nuôi cá vẫn
thường sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên thành phần cá tạp bao
gồm nhiều loài cá, kích cỡ khác nhau, chất lượng khác nhau, vì vậy cần lựa chọn
cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng phù hợp:

- Các loài cá có độ đạm từ
30 – 45%.
- Cá tạp phải tươi, không
ươn thối.
- Cá tạp phải không có
xương gai, xương cứng có thể
gây tổn thương như cá dìa, cá
hói
- Cá tạp là những loài có
giá hợp lý.

Hình 4.1.5: Cá tạp
Hiện nay ở một số vùng ven biển, người dân thường sử dụng một số loại
cá tạp như cá nhưng, cá đối nhỏ, cá ngạnh nhỏ, cá mòi làm thức ăn cho cá
chim vây vàng.
Mỗi loại thức ăn đều có ưu điểm, nhược điểm. Tùy vào điều kiện đầu tư
của người nuôi, điều kiện vùng nuôi có thể sự dụng thức ăn công nghiệp hoặc cá
tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng.

Bảng 4.1.2: So sánh ưu nhược điểm của thức ăn công nghiệp và cá tạp
Loại thức ăn
Ưu điểm
Nhược điểm
Thức ăn cá tạp
- Giá thành thấp
- Tận dụng được nguyên liệu
từ đánh bắt của địa phương
- Nguồn thức ăn thường bị
động do điều kiện đánh bắt,
thời tiết.
- Chất lượng thức ăn không
ổn định (do từng mùa vụ
đánh bắt được các loại cá
khác nhau).
- Không tiện sử dụng như
thức ăn công nghiệp.


13

- Dễ gây ô nhiễm môi
trường ao nuôi.
Thức ăn công
nghiệp
- Chủ động được nguồn
thức ăn.
- Hàm lượng dinh dưỡng ổn
định.
- Dễ dàng sử dụng, vận

chuyển và bảo quản.
- Môi trường nuôi ít bị ô
nhiễm.
- Chi phí thức ăn cao
- Nhiều địa phương chưa có
đại lý thức ăn công nghiệp
cho cá biển.
2.2. Chế biến cá tạp
Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng tương đối đơn giản,
chủ yếu các bước cơ bản sau:
- Loại bỏ rác, tạp chất
- Rửa sạch cá tạp bằng nước biển hoặc nước ngọt
- Để ráo nước
- Dùng dao băm nhỏ cá tạp
cho vừa kích cỡ miệng cá nuôi.







- Những tháng đầu vụ nuôi
khi cá giống mới thả còn nhỏ thì
phải dùng máy xay nhuyễn cá
tạp trước khi cho ăn.

Hình 4.1.6: Băm nhỏ cá tạp

Hình 4.1.7: Máy xay cá tạp



14

3. Bảo quản thức ăn cho cá chim vây vàng
3.1. Bảo quản thức ăn công nghiệp
- Bảo quản thức ăn công nghiệp trong kho thoáng mát, không bị ẩm ướt,
có mái che mưa nắng chắc chắn.
- Kho bảo quản thức ăn phải kín tránh bị mất trộm hoặc chuột vào phá
thức ăn.
- Nền nhà kho phải
được lót bạt, túi nilon
chống ẩm.


Hình 4.1.8: Bạt lót nền nhà kho chống ẩm
- Các bao thức ăn
phải đặt trên kệ gỗ cao từ
12-15 cm so với nền kho,
mỗi dãy không xếp quá 6
bao theo chiều cao để
thức ăn không bị dập nát,
vụn.


Hình 4.1.9: Thức ăn được xếp trên kệ gỗ
- Thức ăn công nghiệp chỉ sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày sản
xuất.
- Các bao thức ăn kích cỡ khác nhau xếp vào các dãy khác nhau để tiện sử
dụng.

- Không giẫm lên các bao thức ăn tránh hiện tượng thức ăn bị vụn nát.
3.2. Bảo quản cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng


15

Sử dụng cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng khi giá cá rẻ và thuận
lợi nguồn cung cấp. Nhiều thời điểm giá cá tạp chỉ từ 3.000 – 5.000 đ/kg, rẻ hơn
rất nhiều so với thức ăn công nghiệp. Vì vậy có thể sử dụng cá tạp làm thức ăn
để giảm chi phí thức ăn cho cá. Tuy nhiên, sử dụng cá tạp làm thức ăn dễ gây ô
nhiễm nước ao nuôi, và lây bệnh cho đàn cá nuôi. Thức ăn không sử dụng hết
trong ngày cần được bảo quản đúng kỹ thuật như sau:
- Rửa sạch bằng nước
- Để ráo nước
- Cho cá tạp vào các túi nilon
khối lượng từ 5 – 10 kg rồi cho vào
tủ bảo ôn.
- Điều chỉnh chế độ nhiệt cho
máy từ 0 – 4
o
C để bảo quả cá tạp.












Hình 4.1.10: Tủ bảo ôn bảo quản cá
tạp
Lưu ý:
- Sau quá trình bảo quản cá tạp, trước khi đưa ra sử dụng cần kiểm tra
xem cá có còn tươi hay không, nếu cá có mùi ươn thối cần loại bỏ ngay,
không được cho cá ăn loại thức ăn này.
- Cá tạp sau khi bảo quản, trước khi đưa đi cho cá ăn cần rửa sạch
bằng nước ngọt để ngăn ngừa các loại dịch bệnh lây lan cho đàn cá nuôi.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu hỏi 1: Nêu tiêu chuẩn để lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim
vây vàng?
Câu hỏi 2: Nêu tiêu chuẩn để lựa chọn cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây
vàng?
2. Bài tập thực hành


16

2.1. Bài thực hành số 4.1.1: Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây
vàng.
C. Ghi nhớ
- Lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng phải phù hợp kích
cỡ, độ đạm cho từng giai đoạn của cá. Tránh nấm mốc, vụn nát, quá hạn sử
dụng.
- Lựa chọn cá tạp cho cá chim vây vàng phải đảm bảo tươi, tránh sử dụng
thức ăn bị ươn thối làm ô nhiễm môi trường ao nuôi và gây bệnh cho cá.




























17

Bài 2: Cho cá ăn
Mã bài: MĐ 04-02

Mục tiêu
- Nêu được phương pháp tính lượng thức ăn, kỹ thuật cho cá ăn;
- Tính được lượng thức ăn, thực hiện được thao tác cho cá ăn;
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
A. Nội dung
















1. Xác định thời điểm cho cá ăn
- Cá giống sau khi thả vào ao nuôi 1 ngày là có thể cho cá ăn.
- Nên cho cá ăn vào lúc trời râm mát và cho ăn 2 lần/ngày, buổi sáng từ 7
– 8h, buổi chiều từ 16 – 17h. Vào mùa hè buổi sáng có thể cho ăn sớm hơn, buổi
chiều có thể cho ăn muộn hơn. Vào mùa đông thì ngược lại, chọn thời điểm ấm,
có ánh nắng mặt trời cho cá ăn.
- Cần cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá.
Điều chỉnh lượng
thức ăn

Xác định thời điểm
cho cá ăn
Chọn vị trí cho cá ăn
Tính lượng thức ăn
trong ngày
Kiểm tra chất lượng
thức ăn
Cho cá ăn


18

2. Chọn vị trí cho cá ăn
- Khi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, có thể cho cá ăn trên
diện tích rộng để đảm bảo trong khi bắt mồi cá không bị đâm vào nhau làm xây
xát cá.
- Đối với thức ăn công nghiệp
+ Cho cá ăn đầu hướng gió, chọn 1 nơi mà hướng gió ít tác động nhất để
cho cá ăn thường xuyên
+ Nên làm khung bằng ống
nhựa cho cá ăn. Khung cho cá
ăn có kích thước dài khoảng
6m, rộng khoảng 4m và đặt nơi
cho cá ăn, cách bờ khoảng 1 –
2m để hạn chế thức ăn trôi dạt
vào bờ.


Hình 4.2.1: Khung nhựa cho cá ăn
- Vị trí cho cá ăn nên tránh xa đường đi lại, nơi người làm việc đông đúc

và đảm bảo an toàn tránh dễ mất trộm.
- Đối với thức ăn là cá tạp phải làm sàng cho cá ăn. Thông qua sàng ăn có
thể theo dõi được xem khả năng sử dụng thức ăn của cá, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ao nuôi.
+ Sàng cho cá ăn
thường được làm bằng lưới
hoặc tre, diện tích từ 0,8 – 1
m
2
, mỗi ao 1000 m
2
cần đặt từ
10 – 15 sàng ở vị trí cố định.


Hình 4.2.2: Sàng cho cá ăn hình vuông


19

+ Sàng cho cá ăn cũng
có thể làm bằng hình tròn với
diện tích 0,8 - 1 m
2
.

Hình 4.2.3: Sàng cho cá ăn hình tròn
3. Tính lượng thức ăn trong ngày
3.1. Xác định khối lượng trung bình của 1 con cá
Để xác định khối lượng cá trong ao phải dựa vào khối lượng trung bình

của một con cá và số lượng cá trong ao.
- Chuẩn bị: dừng cho cá ăn ít nhất 01 bữa trước khi chài, chuẩn bị xô,
chậu, vợt, găng tay và sổ ghi chép.
- Thời gian thực hiện: sáng sớm hay chiều mát, khi thời tiết mát mẻ
- Có thể dùng chài hoặc kéo vó thu hoàn toàn ngẫu nhiên ít nhất 30 con
cá, tiến hành cân khối lượng và tính khối lượng trung bình của 1 con cá.
- Khối lượng trung bình của một con cá:
Tổng khối lượng của số cá mẫu (kg)
Khối lượng của một con cá =
Tổng số cá mẫu (con)
Ví dụ: Cân 30 con cá chim vây vàng được 4,5 kg;
Khối lượng trung bình của 1 con cá = 4,5/30=0,15 kg
3.2. Xác định số lượng cá có trong ao
- Số lượng cá trong ao được xác định dựa vào sổ ghi chép số lượng cá thả
ban đầu trừ đi số lượng cá chết tại mỗi thời điểm.
- Vì kích thước cá giống thả khá lớn nên khi cá bị chết có thể thấy cá nổi
trên mặt nước và có thể ghi chép lại được.
3.3. Tính khối lượng cá trong ao


20

Khối lượng cá = Số lượng cá trong ao(con) x Khối lượng trung bình (kg).
Ví dụ: Qua 5 điểm chài trong ao ta tính được tổng cộng là 500 con, tổng
khối lượng cá trong 5 lần chài là 60 kg, số lượng cá trong ao là 62500 con.
Như vậy:
62500 (con) x 60 (kg)
Khối lượng cá = = 7500 (kg)
500 (con)
3.4. Tính khối lượng thức ăn/ngày/ao

- Khối lượng thức ăn dựa vào khẩu phần ăn và khối lượng cá trong ao -
Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá chim vây vàng nói riêng, xác
định lượng thức ăn tối ưu là việc làm rất khó khăn, vì:
+ Khả năng sử dụng thức ăn của cá bị ảnh hưởng bởi các yếu như: điều
kiện thời tiết, khí hậu, tình trạng sức khỏe của cá nuôi.
+ Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ nước, hàm lượng oxy hòa tan

- Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho cá giảm sức ăn, giảm quá
trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
- Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá sử dụng thức ăn và sinh trưởng từ 20-
30
0
C. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng tăng thì khả năng sử
dụng thức ăn của cá càng tăng.
Bảng 4.2.1: Khẩu phần ăn của cá chim vây vàng
STT
Cỡ thức ăn
Cỡ cá (g/con)
Lượng thức ăn cho ăn (% trọng
lượng thân)
1
Φ
Φ = 2mm
20 - 80
3 - 4
2
Φ
Φ

= 3 mm

90 - 250
2 - 3
3
Φ
Φ

= 5mm
> 250
1,5 - 2


21

- Màu sắc của viên thức
ăn thường thay đổi theo kích
thước thức ăn. Thức ăn càng
lớn thì màu càng nhạt do hàm
lượng đạm thấp.

Hình 4.2.4: Các cỡ thức ăn công
nghiệp
Công thức tính lượng thức ăn hàng ngày như sau:
Lượng thức ăn hàng ngày = Khối lượng cá có trong ao x Khẩu phần ăn
Ví dụ:
Tính lượng thức ăn hàng ngày trong ao cá chim vây vàng có 2000 kg cá
với khẩu phần ăn của cá là 3 % (cá đã nuôi được 3 tháng và đạt khối lượng trung
bình mỗi con trên 200g).
Cách tính:
Lượng thức ăn hàng ngày = 2000 x 3/100 = 60 kg
Lượng thức ăn thực tế hàng ngày trong ao có thể ít hơn do cá không khỏe,

môi trường nước không tốt, nhiệt độ nước quá cao hay quá thấp.
4. Kiểm tra chất lượng thức ăn
- Kiểm tra thức ăn là để biết thức ăn có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu
hay không.
- Trước khi cho cá ăn cần phải kiểm tra chất lượng thức ăn bằng phương
pháp cảm quan.
- Các chỉ tiêu cần kiểm tra là độ bền của thức ăn viên, kích cỡ thức ăn và
tỷ lệ vụn nát, tình trạng bao bì, bảo quản.
- Kết quả kiểm tra được so sánh với tiêu chuẩn thức ăn để đánh giá chất
lượng thức ăn.







22

* Kiểm tra độ bền của thức ăn công nghiệp trong nước
- Dụng cụ thử:
+ Cốc thủy tinh dùng để dựng
nước ngâm thức ăn
+ Đũa dùng để khuấy thức ăn
ngâm trong bình











Hình 4.2.5: Dụng cụ kiểm tra độ
bền của thức ăn
- Cách thử độ bền:
+ Lấy khoảng 5g thức ăn viên
cho

vào

cốc

thủy

tinh

dung

tích
100ml



chứa

nước,


để

yên
trong vài phút.







Hình 4.2.6 a

+ Sau

đó,

cứ

khoảng

15

phút
dùng

đũa

thủy


tinh

khuấy

nhẹ
một vòng rồi quan sát.
+ Nếu

hầu

hết

các

viên

thức
ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng
và có thể cầm nhẹ lên mà không
bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.








Hình 4.2.6 b



23

+ Nếu sau 1 giờ quan sát thức
ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng
là thức ăn đảm bảo yêu cầu







Hình 4.2.6 c
+ Nếu nhỏ hơn 1 giờ quan sát
thức

ăn

bị

tan

rã,

không

còn

giữ

nguyên

hình

dạng



thức

ăn
không đảm bảo yêu cầu







Hình 4.2.6 d
Hình 4.2.6: Các bước kiểm tra độ bền của thức ăn
* Kiểm tra chỉ tiêu cảm quan:
Thức ăn viên cần đảm bảo các yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan (Bảng 4.2.2):
Bảng 4.2.2: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên
TT
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1
Hình dạng bên
ngoài

Viên hình trụ đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo
đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định.
2
Màu sắc
Nâu vàng đến nâu sẫm, tùy độ đạm mà màu sắc
cũng thay đổi
3
Mùi vị
Mùi vị hấp dẫn cá, đặc trưng là mùi bột cá và
dầu mực có trong thức ăn.
4
Tỷ lệ vụn nát
Không lớn hơn 2%

Thức ăn viên cho cá không bị mốc, không phối trộn các loại kháng sinh
và hóa chất đã bị cấm sử dụng.


24

Bảng 4.2.3: Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên
TT
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1
Côn trùng sống
Không cho phép
2
Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella)
Không cho phép

3
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus)
Không cho phép
4
Chất độc hại (Aflatoxin)
Không cho phép
5
Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
* Kiểm tra tỷ lệ vụn nát:

- Thực hiện bằng phương pháp sàng và cân
- Tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên được tính theo công thức:

Khối lượng thức ăn vụn x 100
Tỷ lệ vụn nát (%) =


Khối lượng mẫu thức ăn
- Kết quả kiểm tra tỷ lệ vụn nát của thức ăn đạt yêu cầu là không lớn hơn
2%.
* Kiểm tra bao gói, nhãn mác trên bao bì thức ăn:
- Thức ăn phải có nhãn hiệu và thành phần dinh dưỡng rõ ràng và còn hạn
sử dụng.
- Thức ăn phải được đóng gói trong các loại bao PE hoặc PP để chống
được ẩm mốc.
- Bao đựng thức ăn phải còn nguyên vẹn, không bị rách, bị thủng hay dập
nát.
- Trên bao bì thức ăn ghi đầy đủ các thông tin sau:
+ Tên hàng hoá.

+ Tên và địa chỉ của công ty chịu trách nhiệm về hàng hóa.
+ Ðịnh lượng của hàng hóa (khối lượng).
+ Thành phần cấu tạo (thành phần nguyên liệu được sử dụng).


25

+ Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng đạm, chất béo, độ ẩm, hàm
lượng muối kháng…)
+ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản.
+ Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn
và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày).
+ Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn được nhập khẩu).
+ Cam kết: Thức ăn không chứa các chất cấm sử dụng của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với thức ăn là cá tạp: cá phải tươi, kích thước phù hợp với miệng
cá, nếu cá tạp to quá phải băm nhỏ trước khi cho ăn. Rửa sạch cá tạp trước khi
cho ăn.
5. Cho cá ăn
5.1. Cân thức ăn
- Cân đủ lượng thức ăn
cần dùng, thao tác cân thực hiện
như sau:
- Đặt cân lên mặt phẳng
thăng bằng.
- Vặn nút điều chỉnh để
kim chỉ đúng số 0.
- Các dụng cụ như chậu
dựng thức ăn, ca nhựa cần vệ
sinh sạch sẽ trước khi cho thức

ăn vào.
- Khi sử dụng cân: không
cân vượt quá giới hạn khối
lượng cân cho phép của cân.
- Vệ sinh cân sạch sẽ
trước và sau khi cân.

Hình 4.2.7: Cân thức ăn
5.2. Thực hiện cho ăn
Cho cá ăn: Cho cá ăn theo nguyên tắc 4 định:
- Định vị trí cho ăn
- Định thời gian cho ăn
- Định chất lượng thức ăn
- Định số lượng cho ăn

×