Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Giáo trình MD 03 trồng và chăm sóc cây quất cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 75 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY QUẤT CẢNH
MÃ SỐ: MĐ 03
NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, QUẤT CẢNH
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, Năm 2014
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
2
LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc cây quất cảnh” cùng với bộ giáo
trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ
năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực
tế sản xuất đào, quất cảnh tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là
cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng.
Cuốn giáo trình gồm 3 bài:
1) Bài 01: Trồng và chăm sóc cây quất cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản
2) Bài 02: Chăm sóc cây quất cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả
3) Bài 03: Phòng trừ dịch hại
Cuốn giáo trình này chúng tôi sử dụng các tài liệu từ Viện rau quả, bộ môn
hoa, cây cảnh trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đồng thời chúng tôi cũng
nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các
Viện, Trường, cơ sở sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao
đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời


cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban lãnh đạo các
Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này.
Giáo trình “Trồng và chăm sóc cây quất cảnh” giới thiệu khái quát về kỹ
thuật trồng chăm sóc, quản lý dịch hại và cách tạo dáng thế cho cây quất cảnh.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Trần Văn Dư:
2. Lê Trung Hưng
3. Trần Ngọc Trường
3
MỤC LỤC
Đề mục Trang
Bài 1: Trồng và chăm sóc cây quất (tắc) cảnh giai đoạn 8
kiến thiết cơ bản 8
A. Nội dung 8
1. Đặc điểm thực vật học cây quất 8
1.1. Rễ 8
1.2. Thân, cành 8
1.3. Lá quất 9
1.4. Hoa quất 10
1.5. Quả quất 10
1.6. Hạt quất 10
2. Yêu cầu ngoại cảnh 11
2.1. Nhiệt độ 11
2.2. Lượng mưa 11

2.3. Ánh sáng 11
2.4. Yêu cầu về đất đai 12
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 12
3.1. Khoảng cách trồng 12
3.2. Thời vụ trồng 13
4. Trồng cây 13
4.1. Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng quất (tắc) cảnh 13
4.2. Tưới, tiêu nước cho cây quất (tắc) cảnh 15
5. Bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản 15
5.1. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng 15
5.2. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá 17
6. Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh 17
6.1. Dáng trực 18
6.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà 18
6.3. Dáng hoành 18
6.4. Dáng huyền 19
6.5. Các bước thực hiện tạo dáng 19
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21
1. Câu hỏi trắc nghiệm 21
2. Bài thực hành 22
C. Ghi nhớ: 22
A. Nội dung 23
1. Ý nghĩa của việc chơi cây quất (tắc) cảnh trong ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam 23
1.1. Ý nghĩa 23
1.2. Cách chọn cây quất (tăc) cảnh 24
3. Quy trình kỹ thuật chăm sóc 26
4
3.1. Tưới nước 26
3.2. Bón phân 28
4. Điều khiển quá trình ra hoa, tạo quả 34

4.1. Đảo quất (tắc) 34
4.2. Khoanh vỏ 35
4.3. Điều khiển quá trình ra hoa tạo quả bằng các biện pháp canh tác để tạo cây quất Tứ
quý 36
5. Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh 38
5.1. Tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh trước Tết Nguyên Đán 38
5.2. Một số cây quất (tắc) cảnh thế 38
5.3. Thu gom cây quất (tắc) sau Tết Nguyên Đán để làm cây dáng thế 44
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 44
1. Câu hỏi trắc nghiệm 44
2. Bài thực hành 46
C. Ghi nhớ: 46
Bài 3: Phòng trừ dịch hại 47
A. Nội dung 47
1. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây quất (tắc) 47
1.1. Điều tra thường kỳ 47
1.2. Điều tra sâu bệnh hại thành phần 47
1.3. Lựa chọn điểm điều tra 47
1.4. Thành phần sâu, bệnh và ngưỡng phòng trừ sâu hại trên cây quất (tắc) cảnh 48
2. Sâu hại 50
2.1. Sâu vẽ bùa 50
2.2. Nhện đỏ 53
2.3. Rầy chổng cánh 54
2.4. Ruồi vàng 56
2.5. Bướm phượng vàng 57
2.6. Sâu đục thân 59
3. Bệnh hại 62
3.1. Bệnh loét 62
3.2. Bệnh Greening 64
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 65

1. Câu hỏi trắc nghiệm 65
Câu 4: Quan sát lá thấy có biểu hiện: phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu
vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh. Đó là bệnh gì? 65
Câu 5. Đâu là triệu chứng của bệnh loét? 66
A. Ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy
ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt
hoặc nâu nhạt 66
B. Quả nhỏ hơn bình thường, quả bị méo mó, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một
bên, quả có quầng đỏ từ dưới đít lên 2. Các bài thực hành: 66
2. Các bài thực hành: 66
5
C. Ghi nhớ: 67
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 68
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 68
II. Mục tiêu: 68
III. Nội dung chính của mô đun: 69
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 69
VI. Tài liệu tham khảo 74
6
MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY QUẤT CẢNH
Mã mô đun: MĐ03
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun này trang bị cho học viên về đặc điểm thực vật học, các giống
quất (tắc) cảnh đang được trồng phổ biến hiện nay và kỹ thuật trồng, chăm sóc,
kỹ thuật đảo quất (tắc) và cách tạo dáng thế, phòng chống sâu bệnh hại cho cây
quất (tắc) cảnh.
- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc cây quất (tắc) cảnh” có thời gian học tập là
100 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun
này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công
việc như: kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước, cắt tỉa tạo dáng và phòng trừ sâu

bệnh cho cây quất (tắc) cảnh.
7
Bài 1: Trồng và chăm sóc cây quất (tắc) cảnh giai đoạn
kiến thiết cơ bản
Thời gian: 30 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm thực vật học của cây quất (tắc) cảnh;
- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất (tắc)
cảnh;
- Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây quất (tắc) cảnh và
lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn;
- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây
đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây quất
(tắc) cảnh;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi
trường.
A. Nội dung
1. Đặc điểm thực vật học cây quất
1.1. Rễ
- Rễ là bộ phận quan trọng nhất
của cây quất, rễ có chức năng hút
nước, chất dinh dưỡng nuôi cây và
giúp cây đứng vững.
- Rễ đứng (rễ cái): mọc vuông
góc với bề mặt đất, ăn sâu từ 1 – 10 m
có tác
dụng giữ cho cây đứng vững. Rễ đứng
còn có thể huy động các chất dinh
dưỡng, nước ở các tầng đất sâu cho

cây.
- Rễ ngang (có rễ con): phân bố
song song với mặt đất ở độ sâu từ 10 -
100 cm hay sâu hơn. Rễ này có chức
năng hút nước, hấp thụ các chất dinh
dưỡng
Hình 3.1.1: Rễ cây quất cảnh
1.2. Thân, cành
- Bộ phận trên mặt đất của cây quất cảnh ngoài thân chính ra, phần còn
lại được gọi là tán cây. Tán cây gồm các cành chính, cành phụ và những cành
8
nhỏ ở ngoài tán gọi là nhánh. Trên thân chính mọc các cành chính, hợp thành
khung tán tạo cho cây có một thế vững chắc, chống được gió bão và những
điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. Trên cành chính lại phát triển các cành
phụ. Trên cành chính và cành phụ tiếp tục mọc các đợt cành mới.
Hình 3.1.2: Thân, cành cây quất cảnh
1.3. Lá quất
- Lá cây quất làm nhiệm
vụ quang hợp tạo nên hợp chất
hữu cơ để nuôi cây, lá tốt phân
bố đều khắp tán và có độ thông
thoáng càng thuận lợi cho quang
hợp.
- Lá gồm các bộ phận:
cuống lá, phiến lá, chóp lá, gốc
lá, biên lá, eo lá. Trên lá cây quất
có chứa các túi tinh dầu.
Hình 3.1.3: Lá cây quất cảnh
9
1.4. Hoa quất

- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính
của cây gồm cuống hoa, đế hoa, đài
hoa, cánh hoa, nhị, nhụy.
- Hoa quất là hoa lưỡng tính (hoa
đủ) là hoa có đủ nhị và nhụy những
hoa này có thể tự thụ phấn hoặc thụ
phấn nhờ côn trùng.
Hình 3.1.4: Hoa cây quất cảnh
1.5. Quả quất
- Quả quất cảnh có hình cầu, bên
ngoài lớp vỏ có chứa các túi tinh dầu.
Bên trong được chia thành các múi,
bên trong múi có chứa tép và hạt
quất.
Hình 3.1.5: Quả quất cảnh
1.6. Hạt quất
- Sau khi thụ tinh phôi phát
triển hình thành hạt. Hạt gồm ba
phần: vỏ hạt, phôi nhũ và phôi.
Phôi trong hạt do mầm phôi, rễ
phôi và lá mầm hợp thành.
- Trong quả quất cảnh số
lượng hạt trong một quả khoảng
5 - 10.
- Nắm được cấu tạo và đặc
điểm quả và hạt quất sẽ giúp ích
rất lớn đối với công tác chọn
giống, chế biến, cất giữ và vận
chuyển quả.
Hình 3.1.6: Hạt quất cảnh

10
2. Yêu cầu ngoại cảnh
2.1. Nhiệt độ
Cây quất có thể trồng ở nhiệt độ từ 12 - 39
o
C, trong đó nhiệt độ thích
hợp nhất là từ 23 - 29
o
C. Nhiệt độ thấp hơn 12
o
C và cao hơn 40
o
C cây ngừng
sinh trưởng. Ở những vùng vào mùa hè nóng nhiệt độ trên 40
o
C, cây dễ bị khô
héo và rụng lá. Nhiệt độ không khí cao có liên quan đến nhiệt độ của đất và do
đó ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ. Ngoài ra sự chênh lệch về nhiệt độ ngày
và đêm lớn cây phát triển mạnh và làm cho khả năng tích luỹ vận chuyển đường
bột trong quả tăng, kích thích sự hình thành các sắc tố trên vỏ quả làm cho quả
đẹp, có màu sắc đúng với đặc điểm của từng giống. Nhìn chung ở những vùng
có nhiệt độ bình quân năm trên 20
o
C và tổng tích ôn từ 2500 - 3500
o
C đều có
thể trồng được cây quất cảnh.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của quả quất.
Thường ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, nhanh rụng, màu sắc trái chín không đẹp.
Ở miền Nam thường có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không cao nên khi chín

vỏ trái thường còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố tạo màu sắc khi chín còn ảnh
hưởng bởi giống trồng.
2.2. Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm cần cho cây quất ít nhất là 875mm trong trường
hợp không tưới. Nhiều tác giả cho rằng lượng mưa thích hợp cây quất từ
1000 -1400mm/năm và phân phối đều. Ở Việt Nam lượng mưa trung bình hàng
năm từ 1500 mm – 1800 mm. Nhưng có hai mùa mưa nắng nên vào mùa nắng
phải tưới, vào mùa mưa phải có biện pháp chống úng.
Cây quất cảnh là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của
cây cây quất cảnh thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng thông qua hệ nấm cộng
sinh), do đó nếu ngập nước, đất bị thiếu oxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị
chết thối, làm rụng lá, quả non. Điều này giải thích tại sao trồng cây quất cảnh
trên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên đất dốc. Các thời kỳ cần
nước của cây cam quýt là các thời kỳ: bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và
phát triển quả. Nhìn chung, lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước
ta từ 1400- 2500mm/năm, xét về tổng số là đủ thậm chí thừa so với nhu cầu của
cam quýt. Tuy nhiên, lượng mưa lại phân bố không đều giữa các tháng trong
năm gây nên tình trạng thừa nước và thiếu nước ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau của cây cam quýt, do vậy cần có các biện pháp kỹ thuật giữ ẩm, tưới
nước bổ xung trong thời kỳ khô hạn.
2.3. Ánh sáng
Cây quất cảnh không ưa ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp
10.000 - 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều
trong ngày mùa hè). Cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm nám trái, mất nhiều
nước, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn.
11
2.4. Yêu cầu về đất đai
Cây quất cảnh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần loại đất
thoát nước tốt và thoáng khí là có thể trồng được quất, tuy nhiên trồng trên đất
xấu, việc đầu tư sẽ phải cao hơn. Đất trồng cây quất thích hợp và kinh tế đó là:

- Đất có tầng dày từ 1m trở lên.
- Đất thịt pha cát hoặc đất thịt có khả năng thông thoáng và thoát nước
tốt.
- Đất giàu mùn (hàm lượng mùn trong đất từ 2,5-3 % trở lên), hàm lượng
các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg… đạt từ trung bình khá trở lên (N: 0,1% -
0,15 %; P
2
O
5
:

5 – 7 mg/100g đất; K
2
O: 7- 10 mg/100g đất; Ca, Mg: 3 - 4
mg/100g đất ).
- Độ chua pH
KCL
= 5,5 - 6,5, đặc biệt là phải thoát nước tốt (tốc độ thẩm
thấu của nước từ 10 - 30 cm/giờ), thành phần cơ giới: cát pha hoặc thịt nhẹ (cát
thô đến thịt nhẹ chiếm 65 – 70%). Địa hình hơi dốc từ 3 – 8
o.
Trên thực tế các vùng trồng quất cảnh có tiếng đều là những vùng nằm
ven sông suối, trên các loại đất phù sa cổ, phù sa được bồi và không được bồi
hằng năm, đất sa thạch cuội kết, có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, thoát nước tốt
và giàu dinh dưỡng. Do vậy, việc chọn đất trồng quất cảnh phải chú ý tới các
tiêu chuẩn về dinh dưỡng và loại đất. Trong những trường hợp không có điều
kiện lựa chọn thì cần phải có đầu tư cải tạo bằng cách tăng hàm lượng chất hữu
cơ, làm các công trình tưới tiêu hợp lý…
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.1. Khoảng cách trồng

Hàng x hàng: 100 cm x 100 cm
Cây x cây: 100 cm x 100 cm
Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng quất
một cách phù hợp. Đối với những đất bằng hoặc có độ dốc dưới 5
0
bố trí theo
kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu hình nanh sấu).
Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật
độ cây trên đơn vị diện tích ít hơn trồng kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách
hàng, khoảng cách cây đều giống nhau.
Công thức tính mật độ trồng như sau:
Diện tích (m
2
)
Số lượng cây (n) =
Khoảng cách hàng x khoảng cách cây
Trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu)
12
Diện tích (m
2
)
Số lượng cây (n) =
(Khoảng cách hàng x khoảng cách cây) x 0,86
Trong đó: k là hệ số = 0,86
Ví dụ: Nên bố trí hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 1 m thì:
1ha trồng theo kiểu chữ nhật sẽ được
10.000
n = = 10.000 cây
1 x 1
1ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) sẽ được:

10.000
n = = 11.627 cây
(1 x 1) x 0,86
3.2. Thời vụ trồng
+ Thời vụ tốt nhất vào tháng 2 - 3 dương lịch (vụ Xuân).
+ Có thể trồng vào tháng 8 - 9 (khi đã lập thu).
+ Các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể trồng vào đầu hoặc cuối mùa
mưa.
4. Trồng cây
4.1. Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng quất (tắc) cảnh
Bước 1: Đào một hố nhỏ chính giữa
- Hố được đào với kích thước:
rộng 15 – 20 cm, sâu 20 – 30 cm
để đặt cây giống xuống chính
giữa hố.
Hình 3.1.7: Đào hố trồng cây
13
Bước 2: Bóc túi bầu
nylon
- Đặt cây giống nằm dọc trên
tay thuận của người trồng, sau
đó dùng tay còn lại bóc bỏ túi
bầu, đặt cây vào chính giữa hố.
Hình 3.1.8: Bóc bỏ túi bầu nylon
Bước 3: Lấp đất
- Sau khi đặt cây xuống hố, tiến
hành lấp đất.
- Dùng cuốc, xẻng vun đất bốn
xung quanh gốc cây, dùng tay ấn nhẹ
đất phía xung quanh bầu cây làm cho

cây không bị đổ khi tưới nước. Lấp
đất cao đến phần cổ rễ của cây giống.
Hình 3.1.9: Lấp đất cho cây mới trồng
Bước 4: Cắm cọc chống đổ
- Đối với cây quất cảnh, sau khi
trồng xong chúng ta phải tiến hành
chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc
chống cọc phải được tiến hành ngay
sau khi trồng.
Hình 3.1.10: Cắm cọc chống đổ cho cây
quất (tắc) cảnh
Bước 5: Tủ gốc cho cây quất (tắc) cảnh
14
- Sau khi trồng nên tiến hành tủ
gốc để giữ ẩm cho cây.
- Vật liệu giữ ẩm gồm: Rơm, rạ,
cỏ mục
Hình 3.1.11: Tủ gốc cho cây quất (tắc)
cảnh
4.2. Tưới, tiêu nước cho cây quất (tắc) cảnh
- Cây quất (tắc) cảnh ngay
sau khi trồng phải được tiến
hành tưới nước ngay, nhằm cho
cây nhanh chóng phục hồi và
phát triển.
Chú ý: Phải thường xuyên
giữ ẩm cho vườn quất (tắc)
trong khoảng 60 – 70% trong
thời gian 3 – 4 tháng sau khi
trồng.

- Đối với một số vườn bị
ngập úng chúng ta phải đào
rãnh thoát nước trong những
ngày mưa, tránh hiện tượng để
nước ngập úng 24 tiếng sẽ làm
rễ quất bị thối gây ảnh hưởng
đến quá trình phát triển, thậm
trí sẽ làm cây bị chết do rễ ngập
nước quá lâu.
Hình 3.1.12: Tưới nước cho cây quất (tắc)
cảnh ngay sau trồng
5. Bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Đối với cây quất (tắc) cảnh: giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây được
tính từ khi bắt đầu trồng cây giống ra ruộng sản xuất đến khi cây bắt đầu cho
thu hoạch. Giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 1 – 1,5 năm.
5.1. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng
- Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất,
giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh
15
dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình phát
triển về sau.
Lượng bón: Bón thúc dùng phân NPK (16 - 16 - 8), trung bình 5
-10g/gốc/lần, mỗi lần bón cách nhau 30 ngày. Bón đến tháng thứ 9 sau trồng.
Cách bón: Hòa nước tưới vào gốc cây, tưới cách gốc khoảng từ 15 – 20
cm. Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5 cm, rộng
10 cm rải đều phân xuống rãnh sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho
cây.
Ngoài ra có thể dùng phân bón qua lá phun bổ sung trong trường hợp cây
sinh trưởng phát triển kém. Các loại phân qua lá có thể bón bổ sung gồm: Phân
bón qua lá tổng hợp Sông Giang, Đầu Trâu 502.


Hình 3.1.13: Phân bón qua lá tổng hợp Sông Gianh và Đầu Trâu 502
* Cắt tỉa tạo tán thường xuyên để cây
có bộ tán lá phân bố đều xung quanh,
hoặc có thể tạo hình làm cây nguyên
liệu cho quá trình làm cây dáng, thế
sau này.
Hình 3.1.14: Vườn quất (tắc) cảnh 9
tháng sau trồng
16
5.2. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá
- Sau 9 tháng trồng, vườn
quất (tắc) cảnh đã đi vào một
quá trình phát triển ổn định về
cành, tán chuẩn bị bước sang
một giai đoạn mới là giai đoạn
ra hoa, tạo quả. Vì vậy, người
trồng quất cảnh phải bổ sung
dinh dưỡng cho cây để cây phát
triển tốt tạo tiền đề cho giai
đoạn sau.
- Lượng bón cho cây quất
cảnh giai đoạn này: dùng phân
NPK – S (10.10.5-9) + phân kali
30 K
2
O. Bón: 100 g NPK + 10g
Kali/gốc/lần. Khoảng 30 – 40
ngày bón một lần.
Bón cách gốc từ 30 -

50cm, sau đó phủ một lớp mỏng
đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục
lên trên. Tránh phủ đất quá dày,
sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc
quất.
Hình 3.1.15: Đào vòng quanh tán để bón
phân

Hình 3.1.16: Phân bón NPK-S và Kali
- Cây quất không sử dụng nhiều các nguyên tố vi lượng trong suốt quá
trình sinh trưởng. Nhưng rất cần thiết trong giai đoạn nuôi quả (trái) ở giai đoạn
sau vì vậy cần phải sử dụng thêm các dòng phân phun qua lá để bổ sung thêm
cho cây. Các sản phẩm chuyên dùng như VITAPLANT 999, NÔNG PHÚ 666,
AMINE, CALCIUM BORON….sử dụng theo liều lượng khuyến cáo trên bao
bì sản phẩm.
6. Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh
Để phân loại dáng thế, trước hết chúng ta cùng nhau phân biệt và làm rõ
dáng, thế là gì ?
- Dáng cây: là phương của cây (chiều dọc của thân cây) so với mặt phẳng
nằm ngang hay so với mặt chậu.
VD: Dáng thẳng, dáng nghiêng
- Thế/kiểu: Thế cây là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ ý nghĩa, tinh thần, tư
tưởng theo truyền thống văn hoá và được thể hiện qua một tên nào đó hay thế
mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào tác phẩm.
VD : Thế nhân văn, thế ngũ phúc
17
Phân loại cây thế đối với cây quất cảnh dựa vào dáng thế cây và số lượng
cây trên gốc mà người ta chia thành các loại như sau :
- Các dáng cơ bản
6.1. Dáng trực

- Là cây có trục thân cây thẳng
góc với mặt đất. (nhìn tổng thể giữa
ngọn và gốc hình thành đường thẳng
hoặc gần thẳng đứng).
* Ý nghĩa : Dáng trực trong
nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ
thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất
khuất
Hình 3.1.17: Cây quất (tắc) dáng trực
6.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà
- Là dáng mà trục của thân cây
hơi nghiêng so với phương nằm
ngang khoảng α = 20
0
– 70
o
.
* Ý nghĩa : Ngoài thiên nhiên
những cây này gặp trắc trở, thiên tai
làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống
và vươn lên.
Về mặt thẩm mỹ các cây có
dáng xiêu thường trông rất mềm mại,
duyên dáng nhã nhặn, thường thể
hiện hình tượng của người phụ nữ.
Hình 3.1.18: Cây quất (tắc) dáng xiêu
6.3. Dáng hoành
- Là dáng cây
mà trục của thân cây
nằm ngang so với

mặt chậu. Dáng
hoành ở ngoài tự
nhiên thường là
những cây có điều
kiện sống khó khăn
18
nhưng cây vẫn sống
và nảy lộc đâm chồi
(cây nằm ngang trên
mặt đất α = 70 ≤ 90
0
* Về thẩm mỹ :
Dáng cây này khá
khác thường, ngoạn
mục biểu hiện sự
mềm mại dịu dàng,
duyên dáng
Hình 3.1.19: Cây quất (tắc) có dáng hoành
6.4. Dáng huyền
- Cây có gốc trong chậu nhưng
thân cây trườn qua mép chậu đổ
xuống phía dưới như dòng thác đổ.
Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu
hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α
> 90
0
* Ý nghĩa : Ngoài thiên nhiên
những cây này thường sống trong
điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất
(cây ở sườn núi, vách đá ) nhưng

cây vẫn có thể sống, gốc cây bám
chắc vào đá, treo leo giữa trời mây,
ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của
sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong
ba bão táp hướng tới tương lai phát
triển.
Về mặt thẩm mỹ : Dáng cây
thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự
tươi trẻ song tiềm ẩn một sức sống
mãnh liệt.
Hình 3.1.20: Cây quất (tắc) cảnh có
dáng huyền
- Từ các dáng cơ bản trên người ta tạo ra thành rất nhiều kiểu dáng thế
khác nhau (nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong bài sau)
6.5. Các bước thực hiện tạo dáng
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
19
- Dụng cụ gồm: cưa, kéo tỉa
tán, đục, kìm, keo liền sẹo, dây
thép…
Hình 3.1.21: Các loại dụng cụ dùng để tạo
dáng, thế cho cây quất cảnh
Bước 2: Lựa chọn cây quất (tắc) để tạo dáng, thế
- Tùy thuộc vào hình dáng của cây quất (tắc) cụ thể mà chúng ta có thể
đưa ra quyết định. Cụ thể như sau:
+ Tìm ý tưởng
+ Tìm cây quất phù hợp với ý tưởng: Cây sinh trưởng phát triển tốt,
không bị sâu, bệnh hại, có dáng phù hợp với ý tưởng.
+ Cây có độ tuổi 1 – 2 năm, có khả năng ra hoa tạo quả vào năm sau.
Bước 3: Thực hiện tạo dáng, thế

* Uốn thân chính:
+ Chúng ta nên xác định thân chính của cây một cách chính xác để đưa ý
tưởng của mình vào cây.
Ví dụ:
- Cây có thân chính thẳng đứng ta uốn cây này vào dáng Trực
- Cây có thân chính xiêu về bên trái hoặc bên phải ta uốn cây vào dáng
Xiêu
- Cây có thân chính nằm ngang ta uốn cây vào dáng Hoành
- Cây có thân chính nằm thấp hẳn xuống phía dưới ta uốn cây vào dáng
Huyền
+ Dùng kéo cắt cành để cắt các cành thừa đi để hướng thân chính đi theo
ý tưởng của mình ban đầu.
+ Dùng dây buộc để gò, ghì thân
* Uốn cành tán:
20
+ Từ thân chính ta đưa ý tưởng để tạo tán cho cây thành các thế cụ thể
như thế Tam Đa, Thế ngũ phúc, Thế Mẫu tử, Thế Huynh đệ
+ Dùng kéo cắt tỉa cành để tạo tán cây.
+ Dùng dây thép buộc cành để đưa cành vào vị trí mình mong muốn.
Lưu ý: Ở giai đoạn này chúng ta tiến hành cắt tỉa sơ bộ,mục đích để tạo hình cơ
bản cho quá trình hình thành dáng, thế cho giai đoạn phát triển hoa và tạo quả.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:
Câu 1: Khoảng cách trồng thích hợp nhất đối với cây quất (tăc) cảnh
là bao nhiêu?
A. Hàng x hàng: 1 x 1m
Cây x cây: 1 x 1m
B. Hàng x hàng: 2 x 1m
Cây x cây: 2 x 1m

C. Hàng x hàng: 2 x 2m
Cây x cây: 2 x 2m
Câu 2: Thời vụ trồng thích hợp nhất đối với cây quất (tắc) cảnh ở các
tỉnh phía Bắc là?
A. Tháng 2 - 3 dương lịch (vụ Xuân) và tháng 8 - 9 (khi đã lập thu).
B. Tháng 5 - 6 dương lịch
C. Tháng 11 - 12 dương lịch
Câu 3: Thời vụ trồng thích hợp nhất đối với cây quất (tắc) cảnh ở các
tỉnh phía miền Trung và miền Nam là?
A. Các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể trồng vào đầu hoặc cuối
mùa mưa.
B. Các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể trồng vào giữa mùa mưa.
C. Các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể trồng vào giữa mùa khô.
Câu 4: Khi trồng cây giống chúng ta có cần phải bóc túi bầu nylon
hay không?
A. Có cần bốc túi bầu bỏ đi
B. Không cần bóc túi bầu vì túi bầu sẽ tự phân hủy
Câu 5: Sau khi trồng cây nên giữ độ ẩm trong vườn cây khoảng bao
nhiêu % là thích hợp nhất?
21
A. 10%
B. 20 %
C. 60 – 70%
Câu 6: Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh ở giai đoạn kiến
thiết có bản?
A. Phân NPK (16 - 16 - 8), trung bình 5 -10g/gốc/lần, mỗi lần bón cách
nhau 30 ngày.
B. Phân NPK (16 - 16 - 8), trung bình 40g/gốc/lần, mỗi lần bón cách
nhau 10 ngày.
C. Phân NPK (16 - 16 - 8), trung bình 60g/gốc/lần, mỗi lần bón cách

nhau 5 ngày.
Câu 7: Trong cây cảnh nghệ thuật gồm có mấy dáng chính?
A. 1 dáng
B. 2 dáng
C. 3 dáng
D. 4 dáng
Câu 8: Trong cây cảnh nghệ thuật gồm có các dáng chính nào sau
đây?
A. Dáng trực
B. Dáng xiêu
C. Dáng hoành
D. Dáng trực, dáng xiêu, dáng hoành, dáng huyền
2. Bài thực hành
Bài thực hành: Trồng cây quất (tắc) cảnh ngoài vườn sản xuất
Bài thực hành: Trồng được 30 cây quất cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật.
Bài thực hành: Tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh
C. Ghi nhớ:
- Trồng cây, cắm cọc chống đổ, tủ gốc, tưới nước, bón phân.
- Tạo dáng cho cây quất (tắc) cảnh
22
Bài 2: Chăm sóc cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả
Thời gian: 32 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây quất (tắc) cảnh
giai đoạn ra hoa, tạo quả;
- Biết cách sử dụng các phương pháp điều khiển khác nhau để cây quất
(tắc) ra hoa, tạo quả đúng vào dịp Tết nguyên đán.
- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc
cây đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được việc cắt tỉa uốn nắn, tạo hình cho cây quất (tắc) cảnh;

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi
trường.
A. Nội dung
1. Ý nghĩa của việc chơi cây quất (tắc) cảnh trong ngày Tết Nguyên Đán
Việt Nam
1.1. Ý nghĩa
Chơi quất cảnh những ngày tết đã trở thành thói quen trong nhiều gia
đình, vì vậy mặc dù đã có đào, có mai mà vẫn chưa mua được cây quất thì coi
như tết đó kém màu sắc, không đủ đầy và tất nhiên là niềm vui ngày tết không
được trọn vẹn
Thông thường, đại đa số người ta cứ thấy quất quả sai, quả to, cành lá
sum sê là mua. Tuy nhiên, kiểu mua dễ dãi này đôi khi cũng bị “mắc lừa”, bởi
bây giờ nhiều nhà vườn đã chỉ coi trọng đồng tiền mà không trọng cái đức cho
lắm khi họ gắn cành giả, gắn quả rởm bằng keo 502 khiến cho chỉ được vài
hôm là cành ủ, lá rũ và quả thì rụng lả tả Gặp phải những cây quất như vậy
(thường là mua ở ngoài đường phố của những người đi bán dạo) thì coi như bị
xui xẻo cả năm. Vì vậy, bạn cần lưu ý trong việc chọn mua quất cảnh.
Cây quất là biểu tượng của sự sung túc, là biểu tượng của thành tựu
quanh năm. Tuy nhiên khi chọn quất ít ai chú ý đến phương diện phong thủy.
Thường một cây quất (tắc) đẹp, gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánh
nhỏ là thể hiện sự sum vầy của gia đình nhiều thế hệ. Dáng quất phải tròn hoặc
hình tháp, chẻ ngang để tạo thế. Cây cũng phải đủ tứ quý gồm: Quả vàng, quả
xanh, nụ trắng, lá chồi.
Cây quất trong quan niệm dân gian còn là biểu tượng sức khỏe, bình an,
trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. Những người kinh doanh thường
hay đặt hai chậu quất lớn có nhiều trái chín trước cửa nhà với mong muốn mang
lại sự phát đạt, tiền tài dồi dào trong năm mới.
23
Về phong thủy cây cảnh: Người chọn quất phong thuỷ thường mong
muốn không chỉ mang vượng khí cho mình, mà cho cả mỗi thành viên trong gia

đình. Vì mỗi người đều có một mệnh khác nhau, mà cây quất lại “đạt” được yếu
tố ngũ hành: kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (thân
cây), mộc sinh hỏa (quả chín màu cam), hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổ
sinh kim (hoa màu trắng).
Có thể nói loại cây này hội đủ ngũ hành và ngũ hành đều vượng, biểu lộ
ra ngoài nên mới có thể kết đủ bốn mùa hoa trái. Ngày Tết trưng bày cây quất
hội tụ đủ ngũ hành đều vượng như thế là tốt quanh năm.
Quả quất (tắc) sai trĩu vào mùa đông là mùa thuỷ vượng, mà thuỷ đại
biểu cho tài lộc. Thuỷ vượng sinh mộc cho nên cuối đông đầu xuân thì quất
đơm hoa. Mộc là biểu tượng của sinh khí, sinh khí đơm hoa. Do đó dân gian nói
rằng quất là biểu tượng của thành tựu và khởi phát, biểu tượng của tài lộc và
sinh khí.
Có người cho rằng cây có 3 cành lớn, 3 tán hoặc đủ hoa – quả - lộc, hoặc
đủ quả xanh – quả chín và hoa là “quất Tam Đa”. Vì thế nói tam đa là yêu cầu
đa sức (tràn căng nhựa sống), đa lộc (nhiều lộc) và đa quả (nhiều kết quả).
1.2. Cách chọn cây quất (tăc) cảnh
Khi chọn quất (tắc) chúng ta phải chú ý 4 yếu tố quan trọng: Dáng đẹp,
quả đẹp, có lộc xanh, có cả nụ và hoa…Đầu năm chưng bày cây quất, mang
sinh khí về nhà, hy vọng một năm mới an khang thịnh vượng.
Chọn dáng quất (tắc) phải chọn
sự cân đối và không được để cho một
phía nào của cây bị lép, nếu như nhà
bạn muốn trưng bày ở một khoảng
không rộng mà mọi người ngắm từ
nhiều phía.
Nếu bạn chỉ định đặt cây ở góc
nhà hay góc tiền sảnh thì cây nào hơi
bị khuyết một chút cũng không sao.
Khi đã tìm được cây dáng đẹp thì
cũng không thể bỏ qua được yếu tố về

quả, bởi quả có to, có sáng màu thì
cây quất mới đẹp.
Hình 3.2.1: Cây quất cảnh cân đối 4
phía
Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải, vì khi cây quá sai, quả sẽ nhỏ và
nếu như trên cây có một ít quả xanh, quả ương nữa thì thật tuyệt, bởi nó tựa như
các thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc. Ngoài ra bạn cũng phải chú ý
24
đến lộc, lá của cây, bởi cây được xem là hoàn hảo thì không thể là cây có bộ lá
nhỏ, cằn, không có chút lộc non nào…
Cây quất cảnh tốt tươi về lá, lộc là điều may mắn cho cả năm làm ăn tấn
tới phát lộc. Chính vì thế mà người mua luôn quan tâm đến bộ lá, lộc của cây
hơn là dáng và quả. Mỗi người một ý, nhưng một cây quất có thêm phần nụ và
hoa trắng nữa thì quá đẹp.
Nhiều người duy tâm vẫn xem cây quất cảnh tốt tươi về lá, lộc là điều
may mắn cho cả năm. Chính vì thế, họ luôn quan tâm đến bộ lá, lộc của cây hơn
là dáng và quả. Nếu cây quất có thêm nụ và hoa trắng nữa thì quả là mỹ mãn.
Và thật là tuyệt khi vừa đón giao thừa xong thì nhìn thấy một nụ hoa quất
vừa hé nở, năm đó chắc chắn trong gia đạo sẽ gặp nhiều may mắn, nên mới có
câu “Hoa khai phú quý”.
* Quất đẹp là quất (tắc) tứ quý
- Tiêu chuẩn hàng đầu của một cây quất đẹp thì cây quất đó phải hội tụ
đủ “tứ quý”, nghĩa là:
- Dáng chuẩn: Là dáng thông cao vút, hoặc dáng tròn. Cây quất không
được méo dáng, không có chỗ nào lõm vào, thò ra. Gốc cây phải có chạc phân
nhánh làm 3, làm 4 tùy theo cây to, nhỏ. Cây không được phân nhánh lung tung,
mà phải xuất phát điểm ở cùng 1 chỗ, bởi nếu không thì lộc sẽ “chảy” tứ tung,
như thế gia đình sẽ làm ăn không về một mối.
- Quả to, sáng màu: Quả có thể là không cần sai trĩu, nhưng phải là phân
bố đều khắp quanh cây. Cây quất mà có vệt bên này sai quả, vệt bên kia ít quả

không được xem là đẹp.
- Thêm một chút quả xanh: Nếu trên cây quất vàng rộm mà chỉ cần thêm
độ dăm ba quả xanh thì quá tuyệt vời. Những người duy tâm thường bảo như
thế mới đủ đầy các thế hệ trên cây.
- Hoa, lá, lộc: Một chậu quất cảnh với lốm đốm hoa trắng muốt thơm
nồng, lá to xanh mướt và lộc biếc tua tủa thì quả là mỹ mãn
Hình 3.2.2: Cây quất (tắc) cảnh tứ quý: Lộc, Hoa, Quả xanh, Quả chín
25

×