Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

GIAO AN LICH SƯ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.31 KB, 119 trang )

Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngy soạn Ngy dạy
1 1 15/8/2010 16/08/2010
Bài 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ – trung kì trung đại)
I/ Xác định loại bài: Kiến thức mới
II/ Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau:
_ Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (bao gồm hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa
và nông nô). Hiểu khái niệm “lãnh địaphong kiến” và đặc trưng của lãnh địa.
_ Tại sao thành thị trung đại xuất hiện ?
_ Kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa như thế nào ?
2Tư tưởng: thông qua những sự kiện cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật
của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Về kĩ năng:
_ Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.
_ Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã
hội phong kiến.
4. Trọng tâm bài:
_ Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu.
_ Đặc trưng nền kinh tế lãnh địa có gì khác với kinh tế trong các thành thị trung đại.
III/ Đồ dùng dạy học
_ Bản đồ châu Âu thời phong kiến.
_ Một số tranh ảnh mô tả hoạt động tronh thành thị trung đại.
_ Nhũng tư liệu đề cập tới chế độ chính trị, kinh tế, xã hội ttrong các lãnh địa phong kiến.
IV/ Hoạt động dạy và học
1/ Ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài củ:
* Giới thiệu bài mới: Giáo viên sử dụng bản đồ chỉ cho học sinh rõ những nước có chế độ phong kiến ra đời
sớm, sau đó đặt câu hỏi gợi vấn đề: “Ở châu Âu, xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển như thế


nào ?”. Để hiểu quá trình đó, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài.
* Giảng bài mới:
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Giáo viên sử dụng bản đồ chỉ những nước ra đời sớm:
Anh – Pháp – Tây Ban Nha – Italia và gợi vấn đề: ở châu
Âu xã hội phong kiến được hình thành và phát triển như
thế nào ?
_ Học sinh đọc sgk và tự rút ra kết luận.
 Khi tràn vào lãnh thổ của đất nước Rô Ma, người Giéc-
man đã làm gì ?
 Xâm chiếm tiêu diệt -> thành lập nhiều vương quốc
mới như : Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý.
 Chiếm ruộng đất của chủ nô chia cho nhau -> làm cho
xã hội biến đổi.
 Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ
những tầng lớp nào của xã hội cổ đại ?
 Xã hội gồm những giai cấp nào ?
1/ Sự hình thành: cuối thế kỉ V do sự xâm
nhập của bộ tộc Giéc-man -> đất nước Rô Ma
sụp đổ và thành lập nhiều vương quốc mới:
 Ăng-glô Xắc-xông.
 Phơ-răng.
 Tây Gốt.
 Đông Gốt.
2/ Xã hội: có hai giai cấp chính
_ Lãnh chúa phong kiến: có quyền thề và giàu
có.
_ Nông nô (nô lệ và nông dân): phụ thuộc vào
lãnh chúa.

 Xã hội phong kiến hình thành.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 1
Giáo án lịch sử 7
2/ Lãnh địa phong kiến
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Thế nào là lãnh địa phong kiến ?
 Đời sống trong lãnh địa như thế nào ?
+ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa …
+ Nông nô sống phụ thuộc, khổ cực đói nghèo.
 Nói rõ sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa ?
+ Kĩ thuật canh tác.
+ Quan hệ sản xuất.
+ Tính chất tự cấp, tự túc của lãnh địa.
 Giáo viên giải thích các khái niệm “lãnh địa”, “lãnh
chúa”, “nông nô”
_ Lãnh địa: khu đất rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt được.
_ Lãnh chúa: người đứng đầu, cai quản lãnh địa.
_ Nông nô: thành phần cư dân cơ bản, bị thống trị ở lãnh
địa.
 Chính cuộc sống khác nhau đã dẫn đến nguyên nhân gì
ttrong xã hội ?  nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy
đấu tranh của nông nô.
1/ Tổ chức: đất đai, nhà cửa … các qúy tộc
tước đoạt biến thành đất riêng.
2/ Đời sống:
_ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa …
_ Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực và
đói nghèo.
3/ Đặc điểmkinh tế: tự cấp, tự túc

3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Nhắc lại đặc điểm kinh tế trong lãnh địa phong kiến là
gì ?
 Vì sao dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại ? 
do sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
 Cư dân thành thị chủ yếu là tầng lớp nào?
 Cho biết đặc điểm của kinh tế ở thành thị ?
 Cho biết sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế
trong các thành thị ?
Lãnh địa Thành thị
Đóng kín, tự túc Kinh tế hàng hoá
 Sự ra đời của các thành thị trung đại có tác động gì đến
xã hội phong kiến châu Âu ?
1/ Nguyên nhân: do kinh tế hành hoá phát
triển nên các thành thị trung đại ra đời.
2/ Cư dân: chủ yếu là thị dân (thợ thủ công và
thương nhân)
3/ Đặc điểm kinh tế: kinh tế hàng hoá.
 Thành thị ra đời thúc đẩy xã hội phong
kiến châu Âu phát triển.
3/ Câu hỏi tổng kết
a.Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành như thế nào ?
b.Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Em hãy nêu những đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa ?
c.Vì sao xuất hiện thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh
địa ?
4/ Dặn dò: Học bài kỉ, làm bài tập. Xem trước bài “Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ
nghĩa tư bản ở châu Âu.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 2

Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
1 2 15/8/2010 18/08/2010
Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

I Xác định loại bài: Kiến thức mới.
II/ Mục tiêu bài học
1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu được:
_ Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát triển địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề
chi sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
_ Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến châu Âu.
2/ Về tư tưởng: thông quan những sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá
trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa.
3/ Về kĩ năng:
_ Biết dùng bản đồ thế giới (quả địa cầu) để đánh dấu đường đi của ba nhà phát kiến địa lý.
_ Biết sữ dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
4/ Trọng tâm bài:
_ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
_ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ thế giới hay quả địa cầu.
_ Những tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
_ Tranh ảnh về những con tàu và những đoàn thủy thủ tham gia các cuộc phát kiến địa lí.
IV/ Hoạt động dạy và học
1/ Ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài củ:
a.Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành như thế nào ?
b.Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa.
c.Vì sao xuất hiện thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh

địa ?
3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Bước vào thế kỷ XV nền kinh tế hành hoá phát triển, đây là nguyên nhân thúc đẩy
người phương Tây tiến hành các cuộc phát triển địa lý làm cho giai cấp tư sản châu Âu ngày càng giàu lên.
Một quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhanh chóng ra đời. Để thấy được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
hình thành như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài …
* Giảng bài mới:
1/ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Giải thích: phát kiến địa lí là quá trình tìm ra những con
đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
 Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý?
 Giáo viên kết luận: chính những yếu tố đó (nguyên
nhân) dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý.
 Tất cả 4 yếu tố trên đã kích thích giai cấp tư sản phát
kiến địa lý.
 Nêu những thành tựu mà giai cấp tư sản châu Âu đã đạt
được trước khi tiến hành phát triển địa lý ?
 Đó chính là những điều kiện để thực hiện phát triển địa

1/ Nguyên nhân:
_ Sản xuất phát triển.
_ Vàng bạc.
_ Nguyên liệu.
_ Nhu cầu thị trường.
2/ Điều kiện thực hiện: khoa học –kĩ thuật
tiến bộ.
_ Đóng tàu.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 3

Giáo án lịch sử 7
 Kể tên các cuộc phát kiến địa lí ?
 Gv: sử dụng bản đồ thế giới tường thuật con đường của
các cuộc phát kiến, chỉ rõ vị trí những điểm mà các nhà
thám hiểm đã phát hiện ra
 Từ những kết quả trên em hãy cho biết ý nghĩa của các
cuộc kiến địa lí ?
 Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại những
nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng, những vùng
đất mênh mông.
_ La bàn.
3/ Các cuộc phát kiến địa lí lớn:
_ Va-xcôđơGama.
_ Cô-lôm-bô.
_ Ma-gien-lan.
4/ Kết quả:
_ Tìm ra những con đường mới.
_ Vùng đất mới.
_ Dân tộc mới.
_ Những món lợi khổng lồ.
2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Gv: giải thích khái niệm “tích lũy tư bản nguyên thủy”
và nói rõ thế nào là “tư bản nguyên thủy”
 Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được
tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê ?
 Gv: kể một số chuyện về “buôn bán nô lệ”, “cướp
biển”, “rào ruộng cướp đất”
 Dẫn chứng câu nói của Mác “ Quá trình tích lũy tư bản
là quá trình đầy máu và bùn nhơ”

 Gv: nêu sự khác nhau giữa “ lãnh địa phong kiến” và
“công trường thủ công”.
 Xã hội xuất hiện những giai cấp mới nào ?
 Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những
tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu ?
 Trong xã hội bắt nảy sinh mâu thuẩn gì ?
 Kêt luận: chính mâu thuẩn này đã đánh dấu quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành  chủ nghĩa tư
bản ra đời ngay trong cùng xã hội phong kiến.
1/ Quá trình tích lũy tư bản nguyên thũy:
_ Cướp bóc thuộc địa.
_ Buôn bán nô lệ da đen.
_ Cướp biển.
_ “Rào đất cướp ruộng”.
2/ Hậu quả của tích lũy tư bản:
a/ Về kinh tế: công trường thủ công ra đời.
b/ Về xã hội: hình thành giai cấp mới, giai cấp
tư sản và giai cấp công nhân.
c/ Về chính trị: giai cấp tư sản mâu thuẩn với
phong kiến, dẩn đến cuộc đấu tranh chống
phong kiến  quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa được hình thành.
4/ Câu hỏi tổng kết
a.Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đế xã hội châu Âu ?
b.Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?
5/ Dặn dò
_ Học bài kĩ, làm bài tập.
_ Tìm những tư liệu. hình ảnh liên quan đến bài 3. Xem trước bài “ Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống
phong kiến thời hậu kì trung đại ở Trung Quốc”
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân

Trang 4
Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
2 3 21/8/2010 23/08/2010
Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN
THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu bài học
1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu rõ
_ Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng.
_ Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã
hội phong kiến châu Âu lúc bấy giờ.
2/ Về tư tưởng: tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người,
về vai trò của giai cấp tư sản, đồng thời qua bài này, giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một
bước ngoặt lớn: sự sụp đổ của chế độ phong kiến – một chế độ xã hội độc đoán, lạc hậu và lỗi thời.
3/ Về kĩ năng: biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẩn xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân
sâu sa cuộc đấu trtanh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
4/ Trọng tâm bài:
_ Phong trào văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII).
_ Phong trào cải cách tôn giáo.
II/ Đồ dùng dạy học
_ Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu.
_ Tranh ảnh về thời kì Văn hoá Phục hưng.
_ Một số tư liệu nói về những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Phục hưng.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
a.Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội châu Âu ?
b. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?
1/ Phong trào văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII).
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

 Giải thích: Văn hoá Phục hưng là sự phục hưng tinh
thần của nển văn hoá cổ Hy lạp và Ro-ma, sáng tạo nền
văn hoá mới của gc TS.
 Phong trào văn hoá Phục hưng bắt đầu từ nước
nào đầu tiên trên thế giới ?
 Nguyên nhân nào dẩn tới phong trào văn hoá
Phục hưng ?
 Phong trào văn hoá Phục hưng đạt được những thành
tựu gì ?  Sgk phần chữ nhỏ
 Bằng những tác phẩm của mình họ đã làm gì ?
 Tóm lại: Văn hoá Phục hưng không chỉ có vai trò
tích cực là đấu tranh chống XHPK mà là còn cuộc cách
mạng mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu
và văn hoá nhân loại.
1/ Nguyên nhân: Giai cấp tư sản có thế lực kinh
tế nhưng không có địa vị xã hội nên họ đã đấu
tranh.
2/ Nội dung:
_ Lên án Giáo hội Ki-tô và xã hội phong kiến.
_Đề cao giá trị con người.
2/ Phong trào cải cách tôn giáo.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Nguyên nhân của các cuộc cải cách tôn giáo ?
 Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là
ai ? (Lu-thơ 1483 – 1546).
 Nội dung cải cách tôn giáo của Lu – thơ ?
1/ Nguyên nhân:
_ Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
_ Giáo hội cản trở sự phát triển của giai cấp tư
sản.

2/ Nội dung cải cách:
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 5
Giáo án lịch sử 7
 Giải thích: tại Thụy sĩ một giáo phái cải cách khác ra
đời gọi là đạo Tin lành do Can-vanh sánh lập được nhân
dân tin theo.
 Như vậy tôn giáo được phân hoá như thế nào ?
Phong trào cải cách tôn giáo đả dẩn đến cuộc đấu tranh
nào ?  Chiến tranh nông dân Đức.
 Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động như thế
nào đến XH châu Âu ?
_ Phủ nhận vai trò thống trị của Giáo-hội, đòi
bãi bỏ những lễ nghi phiền toái.
_ Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
3/ Kết quả: được phân hoá thành 2 phái
_ Ki-tô giáo.(cựu gio)
_ Tin lành (Tân giáo).
 Cải cách tôn giáo có tác động thúc đẩy và
châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.
B/ Sơ kết bài học: phong trào văn hoá Phục hưng đã tấn công vào trật tự xã hội phong kiến và đề cao giá trị
tinh thần con người, là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến suy tàn, nó có vai
trò tích cực tong việc phát động quần chúng chống lại chế độ cũ, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông
dân.
4/ Câu hỏi tổng kết
1. Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục
hưng là gì ?
2. Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ
5/ Dặn dò
_ Học kĩ bài, làm bài tập.

_ Tìm những hình ảnh, tư liệu của các nhà cải cách tôn giáo.
_ Xem trước bài “Trung Quốc thời phong kiến”.
RÚT KINH NGHIỆM






Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 6
Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
2 4 22/8/2010 25/08/2010
Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Tiết 4+5:
1/ Về kiến thức: giúp học sinh nắm được những nội dung chính sau
_ Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?
_ Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
_ Tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến.
_ Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc.
2/ Về tư tưởng: giúp học sinh hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương
Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát
triển lịch sử Việt Nam.
3/ Về kĩ năng:
_ Biết lập bảng niên biểu thế thứ các triều đại Trung Quốc.
_ Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi
triều đại cùng những thành tựu văn hoá.
4/ Trọng tâm bài:

_ Sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc.
_ Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán.
_ Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ Trung Quốc thời Phong kiến.
_ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến: Vạn lí trường thành, cung điện.
_ Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các triều đại.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài củ:
a.Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục
hưng là gì ?
b.Phong trào cài cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ ?
3/ Giảng bài mới:
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc
Hoạt động của thầy và trò
 Giảng: phía Bắc TQ có đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn,
phì nhiêu do sông Hoàng Hà tạo nên. Tại đây người ta
đã xây dựng nhà nước đầu tiên từ 2000 năm TCN.
 Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc với sự xuất hiện
của công cụ bằng sắt thì sản xuất phát triển như thế
nào ?
 Khi sản xuất phát triển thì xã hội biến đổi như thế
nào ?
+ Quý tộc: phân hoá thành quan lại, địa chủ.
+ Nông dân: trở thành nông dân lĩnh canh.
 Giáo viên giải thích:
+ Nông dân lĩnh canh: là lĩnh ruộng địa chủ để canh tác.
+ Địa tô: nộp hoa lợi cho địa chủ.
 Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập từ

thời nào ?  Tần – Hán.
Nội dung cần đạt
_ Nhà nước đầu tiên được hình thành từ 2000
năm TCN.
_ Công cụ sắt xuất hiện, diện tích gieo trồng mở
rộng, năng suất lao động tăng  xã hội thay đổi.
_ Có 2 giai cấp chính:
+ Địa chủ (quan lại, nông dân giàu có)
+ Nông dân bị phân hoá (nông dân lĩnh canh)
 Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
_ Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình
thành từ thế kỉ III TCN (thời Tần – Hán).
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 7
Giáo án lịch sử 7
2/ Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán.
Hoạt động của thầy và trò
 Tần Thủy Hoàng đã làm gì để xây dựng đất nước?
 Tần Thủy Hoàng là một ông vua như thế nào?
 Chính vì vậy mà nhân dân khắc nơi nổi dậy và lật
đổ nhà Tần.
 Các vua nhà Hán đã làm gì ?
 Xóa bỏ luật lệ hà khắc, khuyến khích nông dân cày
cấy, khẩn hoang, phát triển nông nghiệp.
 Ngoài việc phát triển kinh tế nhà Hán còn làm gì
trong chính sách đối ngoại ?  xâm lược Triều Tiên,
các nước Phương Nam.
 Ý nghĩa của công cuộc thống nhất đất nước ?
 Giải thích: khác với châu Âu, ở Trung Quốc quyền
hành tập trung trong tay vua  chế độ phong kiến tập

quyền (chuyên chế).
Nội dung cần đạt
 Đối nội:
_ Bộ máy nhà nước: được hình thành từ trung
ương đến địa phương.
_ Kinh tế: được củng cố và phát triển.
_ Trật tự xã hội: ổn định.
 Đối ngoại: xâm lược Triều Tiên và các nước
phương Nam.
 chấm dứt chiến tranh kéo dài, xác lập chế độ
phong kiến ở Trung Quốc.
3/ Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
Hoạt động của thầy và trò
 Chính sách đối nội thời Đường có gì khác so với
thời Tần – Hán.  hoàn thiện hơn.
 Những chính sách nào của nhà Đường đã tạo điều
kiện cho sản xuất phát triển ?
 Giải thích: chế độ quân điền
 Trong chính sách đối ngoại nhà Đường đã làm gì?
 mở mang bờ cõi.
Nội dung cần đạt
 Đối nội:
_ Cử người thân tính cai quản các địa phương.
_ Giảm tô thuế.
_ Thự c hiện chế độ quân điền
 Sản xuất phát triển.
 Đối ngoại: mở rộng bờ cõi bằng những cuộc
chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
3 5 27/8/2010 31/08/2010

4/ Trung Quốc thời Tống – Nguyên.
Hoạt động của thầy và trò
 Sau nhà Đường tình hình Trung Quốc như thế nào?
 Để ổn định đời sống nhân dân, các vua thời Tống đã
làm gì ?
 Xóa bỏ sưu thuế, mở mang công trình thủy lợi,
khuyến khích phát triển TCN như: khai mỏ, luyện kim,
dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí…
 Nêu những phát minh quan trọng thời Tống?  la
bàn, thuốc súng , nghề in …
 Nhà Nguyên được thành lập như thế nào ?
 Cho biết chính sách cai trị của nhà Nguyên khi
thống trị Trung Quốc ?
 Khi bị phân biệt đối xử nhân dân TQ đã làm gì
 Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có
gì khác nhau ?  Nhà Nguyên thi hành chính sách
phân biệt đối xử đối người Hán.
Nội dung cần đạt
_ Sau nhà Đường tình hình Trung Quốc lâm vào
tình trạng chia cắt.
_ Nhà Tống thống nhất Trung Quốc và ổn định
đất nước.
_ Vua Mông Cổ đem quân diệt nhà Tống, lập
nên nhà Nguyên.
_ Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối
xử
+ Người Mông Cổ có nhiều địa vị, đặc quyền.
+ Người Hán địa vị thấp, bị cấm đoán đủ thứ.
5/ Trung Quốc thời Minh – Thanh.
Hoạt động của thầy và trò

 Nhà Nguyên tồn tại đến thời gian nào ? 1368
 Nhà Minh được thành lập như thế nào ?
Nội dung cần đạt
_ Năm 1368 nhà Minh lật đổ nhà Nguyên.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 8
Giáo án lịch sử 7
 Giảng: Chu Nguyên Chương thủ lĩnh của phong trào
nông dân đã lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Minh  bị
Lý Tự Thành lật đổ  TQ lọt vào tay nhà Thanh.
 Sự suy yếu của XHPK cuối thời Minh – Thanh được
biểu hiện như thế nào ?
 Giảng: theo đà phát triển của công thương nghiệp thì
mầm mống kinh tế TBCN cũng hình thành.
 Những biểu hiện của nền kinh tế TBCN dưới triều
Minh là gì ?
 Giải thích: công trường thủ công là cơ sở SX với quy
mô lớn, lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ xưởng thể
hiện ở việc “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức”
_ Quân Mãn Thanh chiếm Trung Quốc lập ra nhà
Thanh.
_ Xã hội: suy thoái
+ Vua quan sống xa hoa, trụy lạc.
+ Nông dân, thợ thủ công phải nộp tô thuế, lao
dịch nặng nề.
_ Kinh tế: mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện
+ Xuất hiện công trường thủ công.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng.
6/ Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
Hoạt động của thầy và trò

 Giảng: trải qua hàng nghìn năm lịch sử Văn hoá
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ và ảnh
hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.
 Cho biết hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội TQ
thời phong kiến ?  nho giáo.
 Gv: quan điểm của nho giáo về quan hệ “Tam
cương” (vua – tôi, chồng – vợ, cha – con) và “Ngũ
thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)  Khổng Tử muốn
lập kỉ cương xã hội thông qua các mối quan hệ trên.
+ Nho giáo: Khổng Tử, Mạnh Tử …
+ Y học: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị …
 Nghệ thuật lâu đời của TQ đạt trình độ cao ở các
ngành nào ?  hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công
mỹ nghệ.
 Về khoa học kĩ thuật người TQ đã có những phát
minh quan trọng gì ?
Nội dung cần đạt
a/ Văn hoá: đạt những thành tựu rực rỡ.
_ Tư tưởng nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức
thống trị xã hội thời phong kiến.
_ Văn học phát triển (thời Đường)
_ Nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc , thủ
công mĩ nghệ … rất nổi tiếng.
c/ Khoa học kĩ thuật: có nhiều phát minh quan
trọng như: giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng. đồ
gốm, vải lụa, khai thác dầu mỏ ……
4/ Câu hỏi tổng kết
1. Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ?
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?
3. Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau

đó ?
4. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào?
5. Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong
kiến ?
5/ Dặn dò
_ Học kĩ bài, làm bài tập.
_ Lập bảng thống kê về những thành tựu văn hoá Trung Quốc thời phong kiến (tư tưởng, văn thơ, lịch sử,
khoa học kĩ thuật).
_ Xem trước bài “Ấn Độ thời phong kiến”.
RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 9
Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
3 6 27/8/2010 03/09/2010
Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: học sinh cần nắm được những nội dung
_ Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX .
_ Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh vượng của Ấn Độ
thời phong kiến.
_ Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời cổ, trung đại.
2/ Về tư tưởng: Giúp học sinh thấy được đất nước Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân
loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc ĐN Á.
3/ Vể kĩ năng: giúp học sinh biết tổng hợp những kiến thức ở trong bài để đạt mục tiêu.
4/ Trọng tâm:

_ Ấn Độ thời phong kiến.
_ Văn hoá Ấn Độ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ Ấn Độ – Đông Nam Á.
_ Tranh ảnh về các công trình kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á.
_ Sưu tầm một số đoạn trích từ tác phẩm văn học Ấn Độ đã được dịch ra tiếng Việt.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài củ:
1. Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó?
2. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào?
3. Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong
kiến ?
3/ Bài mới:
A/ Phần mở bài: vào khoảng 2500 năm TCN, dọc hai bên bờ của sông Ấn và sông Hằng, xuất hiện một quốc
gia Ấn Độ, cũng như Trung Quốc đây là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng
sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
1/ Những trang sử đầu tiên.
Hoạt động của thầy và trò
 Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ đâu ?
 Do tên gọi của 1 dòng sông – sông Ấn.
 Các thành thị của người Ấn xuất hiện vào khoảng thời
gian nào ?  2500 năm TCN.
 Ngoài ra còn xuất hiện những thành thị khác ở lưu vực
sông nào ? Thời gian ?
 Giảng: những thành thị – tiểu vương quốc này liên kết
với nhau thành một nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa.
 Vào thế kỉ VI TCN tôn giáo nào đã đóng góp vai trò
quan trọng trong việc thống nhất ?
 Cuối thế kỉ III TCN đất nước Ma-ga-đa như thế nào ?

 mở rộng bờ cỏi xuống Nam Ấn.
 Sau thế kỉ III TCN tình hình Ấn Độ ra sao ?
 Đến TK IV được thống nhất dưới vương triều Gúp-ta.
Nội dung cần đạt
_ Khoảng 2500 năm TCN dọc bờ sông Ấn xuất
hiện nhiều thành thị.
_ Khoảng 1500 năm TCN 1 số thành thị khác
hình thành ở lưu vực sông Hằng.
_ Các thành thị liên kết thành nước Ma-ga-đa.
_ Sau thế kỉ III TCN Ấn Độ bị chia thành
nhiều quốc gia, sau đó được thống nhất dưới
vương triều Gúp-ta.
2/ Ấn Độ thời phong kiến.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 10
Giáo án lịch sử 7
Hoạt động của thầy và trò
 Giảng: XHPK được hình thành ở Ấn Độ từ rất
sớm, có 3 vương triều tiêu biểu: Vương triều Gúp-
ta, Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Ấn
Độ Mô-gôn. Đến thời Gúp-ta là thời kì thống nhất,
hưng thịnh và phát triển cả về kinh tế – văn hoá –
xã hội.
 Thảo luận: sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương
triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào ?
 Thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta kéo
dài bao lâu ?
 Giảng: từ đó Ấn Độ luôn bị xâm lược và thống
trị. Đến TK XII người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi
thôn tính miền Bắc Ấn lập ra vương triều Hồi giáo

Đê-li
 Chính sách cai trị của người Hồi giáo ?
 Giảng: đến TK XVI ngừơi Mông Cổ tấn công
Ấn Độ lật đổ vương triều Hồi giáo, lập nên vương
triều Ấn Độ Mô-gôn.
 Vua Mông Cổ đã thực hiện chính sách cai trị
như thế nào ?
 Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX
thì bị thực dân Anh xâm lược  Ấn Độ trở thành
thuộc địa của Anh.
Nội dung cần đạt
_ Xã hội phong kiến được hình thành dưới 3 vương
triều tiêu biểu:
+ Vương triều Gúp-ta: là thời kì thống nhất, hưng
thịnh, phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa.
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li: các quý tộc chiếm
đoạt ruông đất của người Ấn, cấm đạo Hin-đu 
mâu thuẩn dân tộc căng thẳng.
+ Vương triều Ấn Độ Mô-gôn: thi hành nhiều chính
sách tiến bộ, khôi phục kinh tế và phát triển văn
hoá.
_ Đến giữa thế kỉ XIX Ấn Độ trở thành thuộc địa
của Anh.
3/ Văn hoá Ấn Độ.
Hoạt động của thầy và trò
 Giảng: Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời, là
1 trong những trung tâm văn hoá lớn của loài
người, có chữ viết riêng rất sớm khoảng 1500
TCN., đó là chữ Phạn.
 Người Ấn Độ đã dùng chữ Phạn để làm gì ?

 Ở Ấn Độ tôn giáo phổ biến nhất là đạo gì ?
 Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu.
 Kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn
Độ ?
 Văn học Hin-đu có những thể loại nào ?
+ Giáo lí: trong các bộ kinh.
+ Chính luận: luận về chính trị.
+ Luật pháp: luật Ma-nu, luật Na-ra-đa.
+ Sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na.
+ Kinh thơ: Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa.
 Kể tên các công trình nghệ thuật kiến trúc ?
Nội dung cần đạt
_ Người Ấn Độ có chữ viết rất sớm, phổ biến là
chữ Phạn (khoảng 1500 năm TCN).
_ Tôn giáo phổ biến nhất là đạo Bà La Môn và đạo
Hin-đu.
_ Văn học có nhiều thể loại: giáo lí, chính luận, luật
pháp, sử thi, kịch thơ …
_ Nghệ thuật kiến trúc độc đáo, chịu nhiều ảnh
hưởng của tôn giáo.
B/ Sơ kết bài học: Ấn Độ là một trong những quốc gia ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, đất
nước Ấn Độ là một trong những trung tâm của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và
văn hoá, cùng với những công trình kiến trúc độc đáo vẫn còn lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở nhiều
nước Đông Nam Á ngày nay.
4/ Câu hỏi tổng kết
1. Các tiểu vương quốc đầu tiên được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ ?
2. Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào ?
3. Hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ ?
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 11

Giáo án lịch sử 7
4. Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá ?
5/ Dặn dò:
_ Học kĩ bài, làm bài tập.
_ Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử Ấn Độ.
_ Xem trước bài “ Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
TUẦN TIẾT Ngy soạn Ngày dạy
4 7, 8 06/09/2010 07/09/2010
Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: giới thiệu khái quát để học sinh biết.
_ Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào ? Tên gọi và vị trí địa lí của các nước này có những
đặc điểm gì tương đồng với nhau để tạo thành một khu vực riêng biệt ?
_ Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực.
_ Nhận rõ vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào và các giai đoạn phát triển của hai nước.
2/ Về tư tưởng: giúp học sinh nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó
lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á. Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước
Cam-pu-chia, Lào.
3/ Về kĩ năng:
_ Biết sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam Á để xác định vị trí các vương quốc cổ và phong kiến.
_ Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.
4/ Trọng tâm:
_ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
_ Vương quốc Cam-pu-chia, Lào.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.
_ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Đông Nam Á.
_ Một số tranh ảnh sưu tầm về Cam-pu-chia và Lào thời kì này.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/ Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài củ:
5. Các tiểu vương quốc đầu tiên được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ ?
a. Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào ?
b. Hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ ?
c. Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá ?
3/ Bài mới:
Phần mở bài: Giáo viên đặt câu hỏi: Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào ?
Sau đó chỉ trên bản đồ để giúp học sinh nhận đúng vị trí từng nước.
1/ Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Gv: treo bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á, giới thiệu
sơ lược cho học sinh quan sát.
 Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu nước ?
 Gv: giới thiệu tên và vị trí trên bản đồ 10 quốc gia. Từ tháng 5
– 2002 có thêm nước Đông Ti-mo.
 Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á ?
 Chịu ảnh hưởng của gió mùa, có 2 mùa rõ rệt; mùa khô
(lạnh), mùa mưa (nóng).
_ Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước
(xem sgk).
_ Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng
gió mùa, thuận lợi cho việc sản xuất
nông nghiệp  là điều kiện hình thành
sớm các vương quốc cổ.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 12
Giáo án lịch sử 7
 Cho biết ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương
Đông ?

 Kinh tế nông nghiệp trồng cây lúa nước.
 Theo em gió mùa Đông Nam Á có thuận lợi gì cho nền nông
nghiệp của khu vực ?
 Có kèm theo mưa, thích hợp cho việc trồng cây lúa nước.
 Gv kết luận: Vì thế cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng cây lúa
nước và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả nên kinh ế nông nghiệp phát triển  là
điều kiện hình thành sớm các quốc gia cổ.
 Em hãy cho biết những khó khăn do điều kiện tự nhiên gây ra
?  lũ lụt.
 Gv: Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên con người cư trú ở
khu vực Đông Nam Á từ rất sớm và có nền kinh tế nông nghiệp
phát triển bằng chứng là họ biết sử dụng đồ sắt.
 Truyền thuyết nào của Việt Nam nói về sự xuất hiện sớm nhất
của đồ sắt ?
 Truyền thuyết Thánh Gióng – thời vua Hùng Vương thứ VI.
 Vật dụng bằng sắt đầu tiên của người Việt cổ mà các nhà
khảo cổ phát hiện là gì ?  cuốc sắt.
 Khoảng 10 thế kỉ đầu sau CN các quốc gia nhỏ nào được hình
thành và phát triển sớm nhất ?
 Gv kết luận: không chỉ ở nước ta mà hầu hết các nước ở Đông Nam Á,
cư dân đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt trong khoảng 10 thế kỉ đầu CN  cũng
là thời điểm các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xuất hiện (trừ nước Văn
Lang của ta ra đời sớm hơn – TK VII TCN).
_ Những thế kỉ đầu công nguyên cư dân
đã biết sử dụng đồ sắt.
_ Các quốc gia xuất hiện đầu tiên: Đại
Việt, Cham-pa, Phù Nam.
2/ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Từ nửa sau TK X > TK XVIII là thời kì gì của các quốc

gia ĐNÁ ?
_ Gọi học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK trang 19.
 Phần lớn các quốc gia trên đều có chung điểm gì giống
nhau ?  đều nằm ở lưu vực các con sông lớn, là điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp để hình thành các
quốc gia lớn.
 Gv giới thiệu:
 Hình 12 khu đền tháp Bô-rô-bu-đua .
 Hình 13 chùa tháp Pa-gan.
 Cho biết nguyên nhân hình thành 2 quốc gia Su-khô-thay
và Lạn Xạng ?
 do sự tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người
Thái đã di cư xuống lưu vực sông Mê Nam và vùng trung lưu
sông Mê Công lập nên 2 vương quốc Su-khô-thay (TX XIII)
và Lạng Xạng (TK XIV).
 Vì sao giai đoạn nửa sau TK XVIII các quốc gia phong
kiến ĐNÁ bước vào thời kì suy tàn ?
 trở thành thuộc địa của CNTB phương Tây – đến giữa TK
XIX ĐNÁ là thuộc địa chủ nghĩa thực dân (trừ Thái Lan).
_ Phát triển thịnh vượng từ nửa sau thế kỉ
X đến đầu thế kỉ XVIII.
_ Từ thế kỉ XIII hình thành 2 vương quốc
mới là Su-khô-thay và Lạn Xạng.
_ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia
phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì
suy yếu  đến giữa TK XIX đếu trở
thành thuộc địa của CNTB phương Tây
(trừ Thái Lan).
3/ Vương quốc Cam-pu-chia.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân

Trang 13
Giáo án lịch sử 7
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Những nước nào của khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với
Việt Nam ?
 Gv: giới thiệu vị trí Cam-pu-chia là 1 nước lịch sử lâu đời
và phát triển nhất ở ĐNÁ thời cổ ttrung đại.
 Người Khơ-me là ai ? Họ sống ở đâu ? Thạo việc gì ?
Tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào ?
 Cho biết thời kì phát triển của CPC ?
 Vì sao gọi là giai đoạn Ăng-co ?
 Vì kinh đô của vương quốc là Ăng-co (1 địa điểm của
vùng Xiêm Riệp ngày nay).
 Các vua CPC thời Ăng-co đã làm gì ?  phát triển sản
xuất, mở rộng lãnh thổ sang vùng hạ lưu sông Mê Nam –
Thái Lan và vùng trung lưu sông Mê Công – Lào.
 Kể tên những công trình nổi tiếng ở Ăng-co ?
+ Đền tháp: Ăng-co Vát.
+ Đền tháp: Ăng-co Thơm.
 Giảng: từ TK XV CPC bước vào thời kỳ suy thoái. Năm 1432 king
đô chuyển về vùng Phôm–Pênh ngày nay  thời kì Ăng-co chấm dứt.
 Cam-pu-chia bị Pháp xâm lược vào thời gian nào? 
năm 1863.
_ Từ thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-
me hình thành, được gọi là Chân Lạp.
_ Họ giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ, tiếp xúc
nền văn hoá Ấn Độ và dùng chữ Phạn.
_ Từ thế kỉ IX – XV là thời kỳ phát triển
của Cam-pu-chia, còn gọi là thời kỳ Ăng-
co.

+ Đối nội: phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Đối ngoại: mở rộng lãnh thổ về phía
Đông.
_ Sau thời kì Ăng-co bị suy yếu  năm
1863 bị Pháp xâm lược.
4/ Vương quốc Lào.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Người sinh sống đầu tiên ở Lào là ai ?
 Người Lào Thơng sáng tạo ra vật gì ?
 Chum đákhổng lồ.
 Giảng: vào thế kỉ XIII có một nhóm người Thái di cư
đến Lào, gọi là người Lào Lùm.
 Người Lào sinh sống chủ yếu bằng nghề gì ?
 trồng lúa, săn bắn, làm nghề thủ công.
 Giảng: năm 1353, 1 tộc trưởng người Lào là Pha Ngừm
đã thống nhất các bộ lạc lại, lập nước riêng gọi tên là Lạng
Xạng (Triệu Voi)
 Vương quốc Lạn Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng
vào thời gian nào ?  TK XV–XVII.
 Cho biết chính sách đối nội và đối ngoại của các Vua
Lạng Xạng ?
 Vương quốc Lạn Xạng suy yếu vào thời gian nào? Vì
sao ?  tranh chấp ngôi vua hoàng tộc.
 Giảng: nhân cơ hội này Lạn Xạng bị vương quốc Xiêm
xâm lược và cai trị  cuối TK XIX Lào bị thực dân Pháp
xâm lược.
_ Chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.
_ Thế kỉ XIII người Thái di cư đến, gọi là
người Lào Lùm.
_ Họ sinh sống chủ yếu là trồng lúa nước,

săn bắn, làm nghề thủ công.
_ Năm 1353 các bộ lạc thống nhất thành
nước Lạn Xạng (Triệu Voi).
_ Từ thế kỉ XV – XVII nước Lạn Xạng
bước vào giai đoạn thịnh vượng.
+ Đối nội: chia đất nước thành các Mường,
xây dựng quân đội.
+ Đối ngoại: hoà hiếu với Cam-pu-chia, Đại
Việt.
_ TK XVIII suy yếu, bị Xiêm xâm chiếm 
cuối TK XIV trở thành thuộc địa của Pháp.
4/ Câu hỏi tổng kết:
a. Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?
b. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa TK XIX ?
c. Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đế giữa thế kỉ XIX ?
d. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX ?
e. Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?
f. Em hãy nêu chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng ?
5/ Dặn dò:
Học bài kĩ, làm bài tập. Lập biểu đồ các giai đoạn lịch sử lớn của cam-pu-chia và Lào. Xem trước bài
“Những nét chung về xã hội phong kiến”.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 14
Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
4 9 10/9/2010 14/09/2010
Bài 7: NHỮNG NÉT CHUNG CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: đây là bài có tính chất khái quát, nên giáo viên cần cho học sinh thấy được:
_ Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.

_ Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
_ Thể chế chính trị của nhà nước phongkiến.
2/ Về tư tưởng: giáo dục lòng tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế và văn hoá
mà các dân tộc đã đạt được trong thời phongkiến.
3/ Về kĩ năng: bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện biến cố lịch sử để rút
ra kết luận.
4/ Trọng tâm:
_ Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.
_ Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.
_ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Cam-pu-chia và Lào.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
1. Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đế giữa thế kỉ XIX ?
2. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX ?
3. Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?
4. Em hãy nêu chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng ?
3/ Bai2 mới:
Phần mở bài: xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành
trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội
phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những
điểm khác biệt. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt đó qua bài học mới.
1/ Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.
Họat động của thầy và trò
 Giảng: Xã hội PK được hình thành khi xã hội cổ đại
tan rã. Ở phương Đông và phương Tây quá trình suy
vong không giống nhau. Do đó sự hình thành xã hội PK
cũng khác nhau.

 Xã hội phong kiến phương Đông được hình thành khi
nào ?
 Cho biết thời kì phát triển ? Thời kì suy vong ?
 Xã hội phongkiến châu Âu được hình thành khi nào ?
 Thời kì phát triển ? Thời kì suy vong ?
 Em có nhận xét gì về quá trình hình thành chế độ
phong kiến giữa phương Đông và phương Tây?
 XHPK phương Đông hình thành sớm hơn phương Tây
nhưng lại phát triển chậm chạp. Thời kì khủng hoảng của
XHPK phương Đông kéo dài hơn XHPK châu Âu.
Nội dung cần đạt
1/ Phương Đông:
_ Hình thành: từ TK III TCN đến khoảng TK
X.
_ Phát triển: từ TK X đến TK XV.
_ Suy vong: từ TK XVI đến giữa TK XIX.
2/ Châu Âu:
_ Hình thành: từ TK V đến TK X.
_ Phát triển: từ TK XI đến TK XIV.
_ Suy vong: từ TK XIV đến TK XV.
2/ Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 15
Giáo án lịch sử 7
Họat động của thầy và trò
 Cư dân Phương Đông và phương Tây sinh sống chủ
yếu là nghề gì ?
 Nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ
công.
 Cơ sở kinh tế ở phương Đông như thế nào ?

 Xã hội phong kiến phương Đông có những giai cấp
nào ?
 Cơ sở kinh tế ở Châu Âu như thế nào ?
 Xã hội phong kiến Châu Âu có những giai cấp nào ?
 Phương thức bóc lột của phương Đông và châu Âu
giống nhau ở điểm nào ?  Tô thuế.
 Từ TK XI tình hình kinh tế cở châu Âu thay đổi như
thế nào ?
Nội dung cần đạt
1/ Phương Đông:
_ Kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã
nông thôn.
_ Có 2 giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh
canh.
2/ Châu Âu:
_ Kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong lãnh
địa.
_ Có 2 giai cấp: lãnh chúa và nông nô.
_ Từ TK XI nền kinh tế công thương nghiệp
phát triển  hình thành chủ nghĩa tư bản ở
châu Âu.
3/ Nhà nước phong kiến.
Họat động của thầy và trò
 Trong xã hội PK giai cấp nào là giai cấp thống trị? 
Địa chủ, lãnh chúa phong kiến.
 Thế nào là chế độ quân chủ ? vua đứng đầu.
 Ở Phương Đông quyền lực của vua thế nào?
 Sự chuyên chế của vua đã có từ thời cổ đại, sang
XHPK vua tăng thêm quyền lực và trở thành Hoàng đế.
 Ở châu Âu quyền lực của vua như thế nào ?

 Lúc đầu còn hạn chế trong lãnh địa. Đến TK XV khi
các quốc gia PK được thống nhất, quyền hành ngày càng
tập trung vào tay vua.
Nội dung cần đạt
1/ Phương Đông: nhà nước quân chủ chuyên
chế có từ thời cổ đại, đến thời phong kiến tăng
thêm quyền hạn (Hoàng đế, Đại vương).
2/ Châu Âu: quyền lực của Vua bị hạn chế
trong các lãnh địa. Từ TK XV mới tập trung
được quyền hành.
4/ Câu hỏi tổng kết:
a. Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ?
b. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây là gì ?
c. Trong xã hội phong kiên có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao ?
d. Thế nào là chế độ quân chủ ?
5/ Dặn dò
_ Học kĩ bài, làm bài tập.
_ Lập bảng so sánh về các thời kì lịch sử, cơ sở kinh tế, các giai cấp cơ bản của xã hội PK phương Đông và
xã hội PK châu Âu.
_ Chuẩn bị bài tập tổng hợp phần sử thế giới.
RÚT KINH NGHIỆM






Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 16
Giáo án lịch sử 7

TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
5 10 12/9/2010 15/09/2010
Tuần 5 – Tiết 10
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
NỘI DUNG:
Các bài tập trong SGK và vở bài tập
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 17
Giáo án lịch sử 7
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 18
Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
6 11 17/9/2010 20/09/2010
Phần hai
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Chương I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (THẾ KỈ X).
Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu được
_ Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài, nhất là về tổ
chức nhà nước.
_ Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
2/ Về tư tưởng: giáo dục ý thức độc lập tự chủ dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân.
3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bài bằng
việc xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí hiệu vào những vị trí cần thiết.
4/ Trọng tâm:
_ Ngô Quyền dựng nền độc lập.
_ Tình hình chính trị cuối thời Ngô.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.
_ Bản đồ 12 sứ quân.
_ Một số tranh ảnh: đền thờ của vua Đinh, vua Lê …
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY V HỌC
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
a. Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ?
b. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây là gì ?
c. Trong xã hội phong kiên có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao ?
A/ Phần mở bài: nhắc lại đôi nét về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, trong đó nhấn mạnh ý
nghĩa của chiến thắng quang vinh này đã khẳng định quyền tự chủ của nhân dân ta sau 30 năm thoát khỏi chế
độ đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì mới. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm việc
Ngô Quyền đã xây dựng nền độc lập trong hoàn cảnh nào ?
1/ Ngô Quyền dựng nền độc lập.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Gv: Nhắc lại đôi nét về Ngô Quyền và chiến thắng
Bạch Đằng năm 938, nhấn mạnh ý nghĩa của chiến
thắng này đã khẳng định quyền tự chủ của nhân dân ta
sau 30 năm thoát khỏi chế độ đô hộ của phong kiến
phương Bắc, mở ra thời kì mới.
 Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Ngô Quyền đã
làm gì để dựng nền độc lập tự chủ ?
 Xưng vương, chọn đất đóng đô, bỏ bộ máy cai trị
của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử
người tâm phúc coi những nơi quan trọng.
 Vì sao Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ ?
 Bộ máy nhà nước được tổ chức ra sao ?
Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước?
_ Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở

Cổ Loa.
_ Tổ chức bộ máy nhà nước:
VUA
QUAN VĂN QUAN VÕ
Thứ sử các châu (châu Hoan, châu Phong …)
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 19
Giáo án lịch sử 7
 còn rất đơn giản.
 Vai trò của vua trong tổ chức nhà nước ?
 Ý nghĩa của những việc làm này ?
 Khẳng định nền độc lập và ý thức tự chủ của Ngô
Quyền.
 Đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập
và ý thức tự chủ.
2/ Tình hình chính trị cuối thời Ngô.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Sau khi Ngô Quyền mất thì tình hình nước ta như thế nào ?
 đất nước không ổn định.
 Cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái đã diễn ra
như thế nào ? – HS đọc Sgk.
 Gv: dùng lược đồ, bảng thống kê và chỉ vị trí đóng quân
của 12 sứ quân.
_ Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam
Kha tiếm quyền xưng là Bình Định
Vương  đất nước không ổn định.
_ Năm 950, Ngô Xương Văn (con Ngô
Quyền) lật đổ Dương Tam Kha giành lại
ngôi vua.
_ Năm 965, Ngô Xương văn mất, đất

nước bị chia cắt  loạn 12 sứ quân.
3/ Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Loạn 12 sứ quân dẫn đến hậu quả như thế nào?
+ Đất nước rối ren.
+ Nhà Tống âm mưu xâm lược.
 Trước tình hình này đòi hỏi các tầng lớp thống trị trong nước phải
làm gì ?
 Phải nhanh chónh thống nhất lực lượng để đối phó với nạn ngoại
xâm, cũng là nguyện vọng của nhân dân.
 Gv: cho HS đọc đoạn in nghiêng để giới thiệu về thời thơ ấu của
Đinh Bộ Lĩnh  tường thuật quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ
Lĩnh.
 Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trtạng cát cứ, đưa đất nước
trở lại bình yên thống nhất?
 Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
 Tại sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp được 12 sứ quân ?
_ Đinh Bộ Lĩnh là người Hoa
Lư (Ninh Bình), có tài và được
nhân dân ủng hộ.
_ Ông đã liên kết với sứ quân:
Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ đánh
dẹp các sứ quân khác  xưng là
Vạn Thắng Vương.
 Cuối năm 967 đất nước thống
nhất.
B/ Sơ kết bài học: Ngô Quyền là người đã xây dựng được nền độc lập, tự chủ của đất nước. Cuối thời Ngô,
đất nước lâm vào cảnh rối rern, các hào trưởng nổi dậy khắp nơi, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”. Cuối cùng
Đinh Bộ Lĩnh là người có công thống nhất đất nước.
4/ Câu hỏi tổng kết

a.Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước ?
b.Tại sao lại xảy ra “Loạn 12 sứ quân” ?
c.Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập (đặt
nền móng xây dựng chính quyền độc lập, chấm dứt “loạn 12 sứ quân”, thống nhất quốc gia).
5/ Dặn dò
_ Học kĩ bài, làm bài tập. Xem trước bài “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê”.
_ Học sinh lập bảng thống kê tên các sứ quân và địa điểm đóng quân theo mẫu trong sách bài tập.
RÚT KINH NGHIỆM





Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 20
Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
6 12 19/9/2010 23/09/2010
Bài 9:
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau đây:
_ Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như
thời Ngô Quyền.
_ Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân, dân ta đánh cho đại bại.
_ Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế, văn hoá phát triển.
2/ Về tư tưởng:
_ Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế, quý trọng các
truyền thống văn hoá của ông cha.
_ Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành độc lập.
3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời các câu

hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết.
4/ Trọng tâm:
_ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
_ Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Tranh ảnh về đền thờ vua Đinh, vua Lê tại Ninh Bình.
_ Một số hiện vật mới phát hiện (nếu sưu tầm được).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ
a.Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước ?
b.Tại sao lại xảy ra “Loạn 12 sứ quân” ?
c.Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ
1/ Nhà Đinh xây dựng đất nước.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Việc Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước có ý nghĩa gì ? 
đưa dất nước trở lại bình yên.
 Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để
xây dựng đất nước ?
 Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu
hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì ?
 Nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc
chứ không phải là nước phụ thuộc.
 Như vậy so với thời Ngô, nhà Đinh đã có những tiến bộ
gì ?  tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền
độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
(xưng Vương).
 Chính sách đối ngoại của nhà Đinh ?
 Giữ chính sách hoà hảo với nhà Tống.

 Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế
nào ?
_ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng Hoàng đế
(Đinh Tiên Hoàng).
_ Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại
Hoa Lư (Ninh Bình).
_ Năm 970, đặt niên hiệu là Thái Bình, sai
sứ sang giao hảo với nhà Tống.
_ Phong vương cho các con, cử tướng giỏi
giữ chức vụ chủ chốt.
_ Dùng hình phạt khắc nghiệt với người
phạm tội nặng.
 Khẳng định chủ quyền quốc giadân tộc.
2/ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 21
Giáo án lịch sử 7
 Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh đã xảy ra biến
cố gì ?  Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn
bị ám hại. Vua còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ
chính.
 Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên
ngôi vua ?
 Gv: gọi HS đọc đoạn in nghiêng trong sgk để giới
thiệu cuộc đời của Lê Hoàn và sự kiện Thái hậu họ
Dương ủng hộ các đại thần trong triều đình suy tôn
Lê Hoàn làm vua để chỉ huy kháng chiến.
 Nhà Tiền Lê đã xây dựng bộ máy nhà nước như
thế nào ?

 Đứng đầu nhà nước là ai ? Vua nắm quyền hành
gì ?
 Giúp việc cho vua có những chức quan nào ?
 Quân đội được tổ chức ra sao ?
 Gồm 10 đạo quân: cấm quân ,quân địa phương.
 Hãy so sánh với bộ máy nhà nước thời Đinh ?
 Hoàn thiện hơn về tổ chức bộ máy cai trị từ trung
ương đến địa phương.
+ Trung ương: Vua, Thái sư, Đại sư, quan lại.
+ Địa phương: có 10 lộ  Phủ  Châu.
1/ Tình hình cuối năm 979:
_ Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại
 nội bộ trtiều đình mâu thuẩn.
_ Nhà Tống lăm le xâm lược nước ta  Lê Hoàn
được suy tôn làm vuađể chỉ huy kháng chiến.
2/ Thời tiền Lê:
_ Lê Hoàn đổi niên hiệu là Thiên Phúc (nhà Tiền
Lê).
_ Bộ máy nhà nước
3/ Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Tình hình nước ta vào đầu năm 981
 Học sinh đọc Sgk phần diễn biến.
 Lê Hoàn đã đối phó với quân Tống như thế nào ?
+ Quân thủy: đóng cọc nhọn ở sông Bạch Đằng để
chặn địch.
+ Quân Bộ: chặn đánh quyết liệt, không cho chúng
kết hợp với quân thủy.
 Kết quả cuộc kháng chiến ?
 Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống ?

1/ Diễn biến:
_ Năm 981 Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân thủy – bộ
kéo vào nước ta.
_ Lê Hoàn cho quân chặn giặc ở cửa sông Bạch
Đằng. Sau đó phục kích, tiêu diệt giặc ở đường bộ,
giết Hầu Nhân Bảo.
2/ Kết quả: cuộc kháng chiến thắng lợi.
3/ Ýnghĩa: đánh bại âm mưu xâm lược của nhà
Tống, giữ vững nền độc lập.
4/ Câu hỏi tổng kết
a. Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước ?
b. Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền – Lê.
c. Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
5/ Dặn dò: Học kĩ bài, làm bài tập; vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê.
RÚT KINH NGHIỆM






Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 22
QUAN VÕ
VUA
THÁI SƯ, ĐẠI SƯ
TĂNG QUAN
QUAN VĂN
10 LỘ
PHỦ

CHÂU
Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
7 13 25/9/2010 27/09/2010
Bài 9:
(tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau đây:
_ Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như
thời Ngô Quyền.
_ Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân, dân ta đánh cho đại bại.
_ Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế, văn hoá phát triển.
2/ Về tư tưởng:
_ Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế, quý trọng các
truyền thống văn hoá của ông cha.
_ Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành độc lập.
3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời các câu
hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết.
4/ Trọng tâm: Tình hình kinh tế, văn hóa thời Đinh – Tiền Lê.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Tranh ảnh về đền thờ vua Đinh, vua Lê tại Ninh Bình.
_ Một số hiện vật mới phát hiện (nếu sưu tầm được).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê.
3/ Giảng bài mới:
II/ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
1/ Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

 Nền kinh tế nông nghiệp ở thời Đinh – Tiền Lê được xây
dựng như thế nào?
 Nông nghiệp thời kì này ra sao ?  phát triển.
 Được biểu hiện ở điểm nào ?  được mùa liên tục trong
các năm 987, 989.
 Việc nhà vuatổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày
ruộng nhằm dụng ý gì ?
 động viên, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia sản
xuất.
 Thủ công nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có đặc điểm gì ?
 Nguyên nhân nào làm cho thủ công nghiệp phát triển
hơn trước ?  Đất nước đã giành được độc lập dân tộc, các
thợ thủ công không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc làm
việc, do bản tính cần cù và kinh nghiệm sản xuất lâu đời
của ND ta.
 Tình hình thương nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có những
tiến bộ như thế nào ?
 Nguyên nhân nào làm cho việc buôn bán trong và ngoài
nước phát triển ?  Đến thời Tiền Lê, do việc đào thêm sông, đắp
thêm đường, thống nhất tiền tệ nên việc buôn bán thuận lợi hơn.
a/ Nông nghiệp:
_ Nhân dân được chia ruộng để cày cấy 
nộp thuế, đi lính, làm lao dịch.
_ Khai hoang, chú trọng thủy lợi Nông
nghiệp phát triển, được mùa liên tục.
_ Khuyến khích trồng dâu, nuôi tằm.
b/ Thủ công nghiệp:
_ Xây dựng 1 số xưởng thủ công nhà nước
(đúc tiền, rèn vũ khí, may quần áo …).
_ Xây dựng kinh đô, chùa chiền phát triển

mạnh.
_ Nghề thủ công cổ truyền phát triển hơn
trước (dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, đồ gốm …).
c/ Thương nghiệp: việc buôn bán trong và
ngoài nước phát triển, đặc biệt là biên giới
Việt – Tống.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 23
Giáo án lịch sử 7
2/ Đời sống xã hội và văn hóa.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Gv: treo sơ đồ lên bảng và đặt câu hỏi.
 Xã hội nước Đại Cồ Việt gồm những tầng lớp nào?
 Nên rõ đặc điểm của các tầng lớp đó ?
 Tại sao các nhà sư được trọng dụng ở thởi Đinh – Tiền
Lê ?
 Đạo phật được truyển bá rộng rãi, giáo dục chưa phát
triển nên số người đi học rất ít, phần lớn các nhà sư là
người có học nên họ được ND và nhà nước quý trọng.
a/ Xã hội: gồm 3 tầng lớp.
_ Thống trị: vua, quan, nhà sư.
_ Bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn
bán và 1 số ít địa chủ.
_ Tầng lớp nô tì: đời sống khổ cực.
b/ Văn hóa:
_ Giáo dục chưa phát triển.
_ Đạo phật được truyền bá rộng rãi.
_ Nhiều loại hình văn hoá dân gian phát
triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh vật
4/ Củng cố:

a Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển ? (do đất nước được
độc lập tự chủ, đồng thời cũng do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai).
b Đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt có gì thay đổi ? (So với trước, đây là bước tiến quan trọng,
đã chú ý đến sự phát triển của Phật giáo và các lể hội được tiếp tục phát huy).
5/ Dặn dò
_ Học kĩ bài, làm bài tập.
_ Xem trước bài “Nhà Lý đểy mạnh công cuộc xây dựng đất nước “.
RÚT KINH NGHIỆM






Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 24
Giáo án lịch sử 7
TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy
7 14 27/9/2010 30/09/2010
Chương II
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI – XII)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức:
_ Nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long.
_ Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội.
2/ Về tư tưởng:
_ Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.
_ Ý thức chấp hành luật pháp và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3/ Về kĩ năng: rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.

4/ Trọng tâm:
_ Sự thành lập nhà Lý.
_ Luật pháp và quân đội.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
_ Sưu tầm tranh ảnh về nhà Lý. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
a. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển ? (do đất nước được độc
lập tự chủ, đồng thời cũng do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai).
b. Đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt có gì thay đổi ? (So với trước, đây là bước tiến quan trọng, đã
chú ý đến sự phát triển của Phật giáo và các lể hội được tiếp tục phát huy).
3/ Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: Sau khi đánh tan quân xâm lược Tống (năm 891), Lê Đại Hành bắt tay vào ciệc sữa sang
việc nước. Lê Đại Hành là ông cua mở đầu cho tục lệ là lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông
nghiệp ở nước ta. Tiếc thay, khi vua qua đời thì mâu thuẩn nội bộ nảy sinh trong triều. Trong bối cảnh đó,
nhà Lý được thành lập.
1/ Sự thành lập nhà Lý.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
 Năm 1005 Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua,
cuối 1009 thì mất, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua
 nhà Lý thành lập.
 Nguyên nhân dẫn đến nhà Lý sụp đổ ?
 Lê Long Đĩnh là một ông vua càn rỡ, dâm đãng, tàn bạo
khiến cho mọi người đều căm giận và gọi là Lê Ngọa Triều,
đây là nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của nhà Lý.
_ Gv: cho học sinh đọc phần chữ in nghiêng trong sách để
giới thiệu thân thế Lý Công Uẩn.

 Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long ?  học sinh
trả lời phần in nghiêng trong Sgk.
_ Gv: đến nay Thăng Long đã có gần 1000 năm lịch sử. Thủ
đô Hà Nội ngày nay là đất Thăng Long cũ đang chuẩn bị lễ
kĩ niệm 1000 năm vào năm 2010.
_ Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh
lên ngôi vua, đến năm 1009 thì chết, triều
thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi  nhà Lý
thành lập.
_ Năm 1010, dời đô về Đại La (Hà Nội),
đổi tên là Thăng Long.
_ Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt.
Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân
Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×