Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-LỊCH SỬ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.12 KB, 4 trang )

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 7
Mức độ
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(1418 – 1427)
Câu 1: 2 đ 2đ
Một số danh nhân xuất sắc thời
Lê sơ
Câu 2: 1 đ 1đ
Phong trào Tây Sơn Câu 3: 2đ 2đ
Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Câu 4: 2,25đ Câu 4: 0,75 đ 3đ
Sự phát triển của văn hóa dân tộc
cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ
XIX
Câu 5: 1,5đ Câu 5: 0,5đ 2đ
Tổng cộng 3 câu: 5,25đ 2 câu: 3,5đ 2 câu: 1,25đ 10đ
Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc
Họ và tên:………………………
Lớp: 7
ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ 7
Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề)
ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2: (1 điểm)
Kể tên một số danh nhân xuất sắc thời Lê sơ?
Câu 3: (2 điểm)
Em hãy lập bảng thống kê những hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm
1771 đến năm 1789.


Câu 4: (3 điểm)
Nêu những chính sách kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) của
nhà Nguyễn? Những chính sách đó có những điểm nào không phù hợp?
Câu 5: (2 điểm)
Hãy trình bày sự phát triển của văn học ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu
thế kỉ XIX? Vì sao văn học thời kì này lại phát triển đạt đến đỉnh cao?

*Lưu ý:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài thi
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ 7
Câu 1: (2 điểm)
a/ Nguyên nhân thắng lợi (1,5 đ)
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho
đất nước. (0,5đ)
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang,
tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế cho nghĩa quân. (0,5đ)
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi,
Nguyễn Trãi. (0,5đ)
b/ Ý nghĩa lịch sử: Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. Mở ra một thời kỳ
phát triển mới của dân tộc – thời Lê sơ (0,5đ)
Câu 2: (1 điểm) Các danh nhân xuất sắc thời Lê sơ:
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sỹ Liên, Lương Thế Vinh…. (1đ)
Câu 3: Lập bảng thống kê hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ 1771 đến 1789:
( Mỗi ý được 0,25 đ)
- Năm 1771 dựng cờ khởi nghĩa.
- Năm 1773 hạ thành Quy Nhơn
- Năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận

- Năm 1777 lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- Năm 1785 đánh tan quân xâm lược Xiêm
- Năm 1786 lật chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung,
- Năm 1789 đánh tan quân xâm lược Thanh
Câu 4: (3 điểm) Những chính sách kinh tế của nhà Nguyễn:
a/ Nông nghiệp : (0,75 đ)
- Chú ý khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở phía nam, bắc.
- Đặt lại chế độ quân điền nhưng không có tác dụng.
- Đắp đê không dược chú trọng.
b/ Thủ công nghiệp : (0,75 đ)
- Lập nhiều xưởng đúc tiền, súng, đóng tàu.
- Mở rộng khai thác mỏ nhưng cách khai thác lạc hậu.
- Các nghề thủ công nghiệp vẫn phát triển nhưng hoạt động phân tán, thợ thủ công phải nộp thuế
nặng nề.
c/ Thương nghiệp: (0,75 đ)
- Buôn bán trong nước phát triển. Xuất hiện thêm nhiều thị tứ mới.
- Tiếp tục buôn bán với Trung Quốc, Xiêm La.
- Hạn chế buôn bán với phương Tây.
d/ Những chính sách không phù hợp: (0,75 đ)
Không chú trọng đắp đê; Thuế sản phẩm nặng nề; Hạn chế buôn bán với phương Tây.
Câu 5: Sự phát triển của văn học ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX:
- Văn học:
+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều hình thức: ca dao, tục ngữ, truyện thơ, tiếu lâm…
Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao. (0,5đ)
+ Nội dung văn học phán ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay
đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người. (0,5đ)
+ Một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chinh phụ ngâm, cung oán
ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát… (0,5đ)
- Văn học phát triển đạt đỉnh cao vì: do chế độ phong kiến suy tàn, xã hội rối ren, nhiều khía cạnh

xấu phơi bày. (0,5đ)

×