Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.62 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, văn học trào phúng Việt Nam đã phát triển
thành một dòng lớn mạnh bên cạnh các dòng văn học khá, với một đội ngũ
tác giả đông đảo và những hình tượng nghệ thuật điển hình. Sự phát triển
của văn học trào phúng chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của văn học dân
tộc trong giai đoạn lịch sử mới, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nội
sinh, tiến tới hình thành nền văn học cận hiện đại. Tiến trình của một nền
văn học cũng giống như cuộc đời một con người. Con người ta cũng chỉ
thực sự biết cười một khi đã trưởng thành, đã có đủ trí tuệ, đã biết đến đau
khổ và điều quan trọng hơn là đã tự nhận thức được về những hạn chế của
chính bản thân mình. Đó cũng là lúc con người ấy không chỉ còn biết cười
thiên hạ, mà còn biết cười buồn về mình, biết tự trào văn trào phúng Việt
Nam phải nói đến Nguyễn Khuyến và Tú Xương mới trở thành sự thật.
Nguyễn Khuyến chính là một trong những tác gia tiêu biểu nhất của văn
học trào phúng ở giai đoạn trưởng thành này, ông cũng là một trong những
đại diện cuối cùng và lớn nhất của nền văn học Việt Nam trung đại ở vào
giai đoạn chung cục. Tam Nguyên Yên Đổ cũng là người có nhiều bài thơ
mang ý vị tự trào vào loại hay và tiêu biểu nhất trong văn học dân tộc.
Thơ tự trào là một trong những mảng thơ thể hiện rất rõ tâm trạng
của nhà thơ một cách khá chân thực. Để hiểu thêm về vấn đề này tôi quyết
định đi sâu tìm hiểu về đề tài: “Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến”
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói đến Nguyễn Khuyến là độc giả nghĩ ngay đây là hai nhà thơ kiệt
xuất của thơ ca trào phúng Việt Nam, trong đó mảng thơ tự trào chiếm một
vị trí không nhỏ. Từ lâu “tự trào” cũng là chủ đề bàn thảo trong nhiều cuộc
sinh hoat văn chương. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề chưa được quan
tâm đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống.
1
Cuốn sách Nguyễn Khuyến về tác giả và tác phẩm, của Nguyễn Huệ
Chi, NXB Giáo dục, Hà Nội,2003.


Và cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến và đời thơ, của Nguyễn Phương
Chi. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
Xuân Diệu (giới thiệu). Thơ văn Nguyễn Khuyến. NXB Hội nhà văn,
Hà Nội, 1979.
Cùng với nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cũng như tài liệu
thống kê của các cơ quan tổ chức nhà nước và các websied là tài liệu giúp
tôi hoàn thành bài tiểu luận về đề tài: “Tự trào trong thơ văn Nguyễn
Khuyến”
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu về mảng tự trào trong
thơ văn Nguyễn Khuyến.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến
4.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này em đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Thu nhập và xử lí tài liệu
- Phân tích và tổng hợp
- Nhận định đánh giá
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài tiểu luận còn có hai chương:
Chương I: Những vấn đề chung
Chương II: Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến
2
NỘI DUNG
Chương I: Những vấn đề chung
1.1.Khái niệm tự trào
Không có một khái niệm rõ ràng và chính xác về tự trào. Nhưng qua
nghiên cứu và tìm hiểu có thể đưa ra khái quát chung nhất. Có thểm xem tự

trào là một mảng của thơ ca trào phúng Việt Nam. Tự trào là những tiếng
cười chế giễu bản thân, từ hình dáng bên ngoài đến phẩm cbên trong, từ
bản thân đến cuộc sống gia đình…Mỗi nhà thơ đều có những nổi niềm,
những tâm sự riêng và những điều bất mãn về bản thân để từ đó tạo ra
những vần thơ tự trào theo từng tâm trạng khác át nhau, phủ định hay
khẳng định. Nhưng chung quy lại thơ tự trào cũng để thổ lộ, giãi bày tâm
sự những điều bí bách trong lòng.
1.2.Nguyễn Khuyến –cái nhìn không chỉ thời buổi ấy
Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là một hiện tượng đặc
biệt. Ông vừa là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng
đầu; vừa là một đại khoa triều quan vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi
mọi chuyện trên đời như không có gì đáng bận tâm lại vừa mang trong lòng
một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ.
Về nghệ thuật văn chương, các nhà nghiên cứu từ trước tới nay đều
hết sức ca ngợi và trên thực tế, các tác phẩm của ông đã sống, đã thành một
phần tâm thức của dân tộc.
Từ quan, bất hợp tác với thực dân Pháp, dùng ngòi bút để phơi bày
những tội ác của thực dân và quan lại xấu xa, những giả trá, đen bạc của xã
hội thời bấy giờ, giữ tấm lòng trong sạch và ngay thẳng cho đến cuối đời -
đó đã là một nhân cách lớn.
3
Bi kịch của Nguyễn Khuyến không phải là bi kịch của một cá nhân,
mặc dù ông không được thi thố tài kinh bang tế thế của mình, mặc dù ông
đã có lúc đói ăn. Khi có người cho một miếng thịt, ông đã viết:
Cho ta thịt không phải sợ gì ta
Mà chỉ vì thương ta riêng một mình đói bụng
Bồi hồi khó nói ra lời
Ta đành cầm lấy thịt rồi ôm mặt khóc.
(Tặng nhục)
Ông từ quan, nghe bạn bè từ quan, nhất là khi đọc thư Đỗ Huy Liệu,

bỏ chức Bố chánh Bắc Ninh, Nguyễn Khuyến đã thốt lên: "Đạo ta có lẽ
chưa cùng chăng, luân thường có lẽ chưa mất chăng"? Nếu chỉ là cá nhân,
cá nhân của một nhà nho, nếu chỉ giữ lấy sự trong sạch riêng mình, chỉ theo
đúng lẽ xuất - xử; dùng ta ta làm, không dùng hay đời trọc ta ẩn, tự mình
biết lấy mình:
Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc
Tâm trung thường thủ tự kiên kim
(Bên ngoài không cần được như ngọc đẹp, cốt trong lòng còn giữ
được như vàng cứng)
hay:
Tấm hồng nhan đem bôi lấm lòa xòa
Làm thế để cho qua mắt tục
(Mẹ Mốc)
Qua được mắt tục nhưng không qua được lòng mình, một tấm lòng
yêu nước thương dân như Nguyễn Trãi xưa "bui một tấc lòng ưu ái cũ".
Cho nên vang lên trong thơ Nguyễn Khuyến có một tiếng khóc xé lòng
buốt ruột:
4
- Ba phần tóc bạc càng thêm tủi
Một tấm lòng son vẫn có thừa
- Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe...
Khóc gì? Vì "Ơn vua chưa chút báo đền, Cúi trông hổ đất, ngửa lên
thẹn trời". Không làm gì được cho dân, cho nước mới đáng khóc, đáng hổ
thẹn; tấc lòng ấy của nhà thơ đáng được người đời sau cảm thông, kính
trọng. Không thể đòi hỏi Nguyễn Khuyến phải đối đầu, phải tìm ra con
đường cứu nước vào lúc bấy giờ.
Nguyễn Khuyến là người không cố chấp và rất giàu tính thực tế, giàu
tinh thần đổi mới.
Trên con đường trở về với nhân dân, Nguyễn Khuyến đã làm cho

văn học Việt Nam mang một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của chủ nghĩa cổ điển
trong chủ nghĩa hiện thực.
Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ đầu tiên và thành công nhất
về quê hương làng cảnh VN.
Một đánh giá thật xác đáng về Nguyễn Khuyến. Hai vùng văn hóa
lớn: Nghệ Tĩnh - Nam Định, Hà Nam đã hun đúc nên một Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Khuyến đã làm rạng rỡ làng Yên Đổ và quê hương ông. Ông là
dòng sông lớn chảy mãi trong văn học, trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Và
sự khám phá về ông cũng dường như vô tận.
5
Chương II: Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến
2.1. Thế giới hình tượng thơ độc đáo
Xã hội mà Nguyễn Khuyến sống là xã hội thực dân nửa phong kiến
với những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền
thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lược. Ngòi
bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đã chĩa mũi nhọn vào
những chỗ hiểm yếu nhất của cái ung nhọt đó. Trong văn học trào phúng,
phê phán và phủ định điều này cũng chính là để khẳng định, bảo vệ một
chân lí nào đó. Nguyễn Khuyến châm biếm, đả phá cái giả Nho, cái vô
dụng, chính là đẻ khẳng định cái chân Nho, khẳng định những giá trị truyền
thống của dân tộc, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của riêng mình đẻ
tự phản tỉnh trước thực tế của sự khủng hoảng các giá trị đạo đức đương
thời. Nguyễn khuyến luôn đem mình ra đẻ tự chế giễu, tự chê trách. Đẻ từ
đó trào phúng cả một tầng lớp đại diện cho xã hội thối nát, một nền học vấn
đã hết thời, một giai cấp đang từng bước chấm dứt vai trò lịch sử. Ông đã
có những phài thơ tự trào rất thành công và xây dựng một hình tượng thơ
rất độc đáo.
Trong Tiến sĩ giấynhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hạ bệ
thần tượng cao nhất của cả một thế chế xã hội đã tồn tại hàng mấy năm –
ông tiến sĩ.

Rõ ràng, để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng này,
tác giả phải là người trong cuộc, phải am hiểu đối tượng, nếu không sẽ tạo
nên những cú đánh trượt. Nguyễn Khuyến hiểu đối tượng sâu sắc như vậy
chính vì ông là con đẻ của chế độ khoa cử triều Nguyễn và là người đạt đến
đỉnh cao vinh quang của học vấn đương thời. Nhưng con người ấy đã dần
đánh mất niềm tin vào chế độ, vào triều đình, vào vốn học vấn của mình
trước thực tế lịch sử, khi mà tất cả vũ khí vật chất và tinh thần, tất cả thế
ứng xử truyền thống tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc đã bị kẻ thù mới bẻ
6
gãy một cách dễ dàng. Ông cũng cảm thấy nghi ngờ cả tài năng, sức lực
của lớp người đại diện cho tinh hoa của chế độ ấy và nghi ngờ chính bản
thân mình. Tính tự trào của bài thơ cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe
thấy, chứng kiến một cuộc đối thoại và một cuộc tự đối thoại của nhà thơ
với chính mình - tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng
chính là tiếng nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói
ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác nhất bản chất của
xã hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương
thời. Tiến sĩ giấy là biểu hiện rõ nhất của tiếng nói tự trào. Nguyễn Khuyến
đã lấy việc khách thể hóa bản thân để bộc lộ tâm trạng mình. Tiếng nói
lưỡng phân đa chiều, vừa hướng nội, vừa hướng ngoại này chỉ có được khi
con người tự ý thức được tình trạng bi hài của mình trước thực tế lịch sử,
nó bộc lộ những day dứt, trăn trở, những mâu thuẫn trong chính bản thân
nhà thơ, bỏ xa kiểu con người đơn nhất trong văn chương trung đại.
Nguyễn Khuyến tự trào, tự giễu cợt mình, về mặt khách quan, cũng chính
là đang trào phúng cả một tầng lớp đại diện cho một xã hội thối nát, một
nền học vấn đã hết thời, và một giai cấp đang từng bước chấm dứt vai trò
lịch sử. Danh vị tiến sĩ nay đã trở thành trò hề, trở thành thứ đồ chơi để dứ
thằng cu, mà mỗi lần nhìn thấy thứ hình nộm ấy, vị Tam nguyên lừng lẫy
một thời, vị quan đại thần của triều đại đương thời lại cứ tưởng như người
ta đang đem mình ra để bỡn cợt:

Rõ chú hoa man khéo vẽ trò
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
(Vịnh tiến sĩ giấy, I)
Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
7

×