Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tiểu luận phân tích Nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong xây dựng văn bản q

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.85 KB, 9 trang )

Cấu trúc bài luận
trang
I. Đặt vấn đề…………………………………………….………………….1
II. Nội dung vấn đề……………………………………………….…………1
1. Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật và
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật………………………………….1
2. Khái niệm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp
trong xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật………………………… 2
3. Nguyên nhân của việc phải bảo đảm nguyên tắc hợp hiến,
hợp pháp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2
4. Làm rõ nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến,
hợp pháp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật……………… 3
4.1. Nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ………………… 3
4.2. Nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính hợp pháp
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ…………………….4
5. Những giải pháp nhằm nâng cao nguyên tắc bảo đảm tính
hợp hiến, hợp pháp trong xây dựng văn bản QPPL pháp luật…………7
III. Tổng kết……………………………………………….……….…………7
* * * * * * * *
Một số từ viết tắt
1. VBPL : Văn bản pháp luật
2. QLNN : Quản lý Nhà nước
3. HĐND
và : Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
UBND
4. VBADPL : Văn bản áp dụng pháp luật
5. TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
6. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
7. BMNN : Bộ máy Nhà nước
8. QSDĐ : Quyền sử dụng đất


9. QSH : Quyền sở hữu
10. Luật TCTAND 2002 : Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002
VKSNDTC : Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
1
I. Đặt vấn đề
Văn bản quy phạm pháp luật(VBQPPL) là văn bản được ban hành ra để
điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống hằng ngày, để có thể
điều chỉnh được những quan hệ đó nhằm đạt được những mục đích mà nhà nước
đã định ra, đòi hỏi các VBQPPL đó phải có đầy đủ quyền uy được bảo đảm bởi
nhà nước. Muốn có được quyền uy đó từ nhà nước, đòi hỏi các chủ thể khi xây
dựng VBQPPL thuộc thẩm quyền của mình phải tuân thủ một số nguyên tắc
nhất định, một trong những nguyên tắc đó là nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến,
hợp pháp.
Nguyên tắc này được quy định tại Điều 3, khoản 1 Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật 2008(Luật Ban hành VBQPPL 2008): “Bảo đảm tính hợp
hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ
thống pháp luật”. Nội dung của nguyên tắc này cụ thể như thế nào mà có khả
năng chi phối rất lớn đến hiệu lực, tính khả thi của VBQPPL, sau đây sẽ là phần
phân tích để làm rõ.
II. Nội dung vấn đề.
1. Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật.
Thứ nhất, về khái niệm VBQPPL: Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật
Ban hành VBQPPL: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà
nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ
tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó, có quy tắc xử xự
chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Với khái niệm này, ta thấy một số đặc điểm của
VBQPPL, đó là: do cơ quan nhà nước(CQNN) ban hành hoặc phối hợp ban

hành, bởi lẽ, các cơ quan nhà nước là chủ thể được nhà nước trao quyền trong
hoạt động quản lý, do đó để có thể thực hiện được chức năng quản lý của mình
các CQNN phải ra VBPL thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực hiện các
hoạt động đó; có chứa đựng các quy tắc xử xự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung. Quy tắc xử xự chung, hiệu lực bắt buộc chung này nên hiểu theo hướng
đó là: đối với các VBQPPL của Trung ương thì có hiệu lực đối với mọi chủ thể
trong một quốc gia, buộc mọi chủ thể đó phải xử xự theo các quy định của pháp
luật, còn đối với các VBQPPL của địa phương thì chỉ có hiệu lực đối với các
chủ thể của địa phương đó mà thôi; được Nhà nước bảo đảm, sự bảo đảm đó có
thể là bằng sức mạnh cưỡng chế.
Thứ hai, về khái niệm xây dựng VBQPPL: “xây dựng VBQPPL là hoạt
động của nhà nước bao gồm những quy trình nhất định để tạo nên những
VBQPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước nhằm
đạt được các mục tiêu đã đề ra”(trích bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của
VBPL – kilobooks.com). Như vậy, đây là khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm
cuối cùng là một VBQPPL hoàn chỉnh, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình
thức theo quy định của pháp luật, khâu này cũng quyết định việc VBQPPL đó
tồn tại trong thời gian bao lâu để điều chỉnh các vấn đề(thời gian tồn tại của văn
bản).
2
2. Khái niệm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong xây dựng VBQPPL.
“Bảo đảm tính hợp hiến trong xây dựng VBQPPL tức là đảm bảo cho các
VBQPPL được ban hành không trái với các quy định cơ bản nhất, quan trọng
nhất trong Hiến pháp”(trích kilobooks.com – bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp
của VBPL), bởi lẽ, Hiến pháp có tính tối cao nhất trong hệ thống pháp luật, nếu
một VBQPPL lại trái với những quy định quan trọng nhất thì liệu những quy
định trong VBQP sai trái đó có thi hành được trên thực tế không?
Bảo đảm tính hợp pháp chính là sự phù hợp của dự án VBQPPL với các
quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền ban hành, hình thức, nội dung,
thủ tục, thời hạn ban hành. Nếu như bảo đảm tính hợp hiến là sự phù hợp của

VBQPPL với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn(một hướng) thì bảo đảm tính
hợp pháp là sự phù hợp của VBQPPL với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
hoặc là ngang bằng về hiệu lực, chẳng hạn như: giữa Luật với Pháp lệnh hoặc
giữa Luật Đất đai với Luật Nhà ở
3. Nguyên nhân của việc phải bảo đảm nguyên tắc hợp hiến, hợp pháp
trong xây dựng VBQPPL.
Một là, việc bảo đảm nguyên tắc này trong xây dựng VBQPPL là xuất
phát từ việc nhằm làm cho hệ thống pháp luật từ trên xuống dưới phù hợp nhau
(giữa Hiến pháp và các Luật) để có thể điều chỉnh được một vấn đề cụ thể, hơn
nữa việc tuân theo nguyên tắc này cũng chính là sự tuân theo quy luật trong sự
hình thành nên các chuẩn mực pháp lý: từ những vấn đề lớn nhất, cơ bản nhất,
sau đó có sự phân chia dần để có thể đi sâu vào mọi quan hệ xã hội và điều
chỉnh các quan hệ đó. Do đó quá trình này không được phép sai lệch, chỉ sai
lệch nhỏ cũng sẽ không điều chỉnh tốt một vấn đề nào đó.
Hai là, xuất phát từ việc các ngành luật đều có sự liên quan mật thiết với
nhau, cùng tham gia vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm làm ổn định
đời sống xã hội. Cho nên yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tạo nên sự thống nhất
giữa các ngành luật do những chủ thể khác nhau trong QLNN ban hành, nếu đạt
được yêu cầu này thì các ngành luật đó không những không có sự mâu thuẫn mà
còn có sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong điều chỉnh các vấn đề cuối cùng là đạt
được mục đích hợp pháp của nhà nước.
Ba là, trong quá trình ban hành ra một VBQPPL thì văn bản đó có thể
động chạm tới nhiều văn bản do các chủ thể có thẩm quyền khác ban hành, nên
xuất phát từ lý do tôn trọng sự tối cao của Hiến pháp và các chủ thể có thẩm
quyền ra các văn bản có giá trị pháp lý ngang với mình, các chủ thể phải tự ý
thức được trách nhiệm của mình trong quá trình soạn thảo, thông qua các
VBQPPL thuộc thẩm quyền, phải đề cao công tác nghiên cứu các VBQPPL của
các chủ thể khác ban hành trước về cùng một vấn đề xem khi mình ban hành văn
bản đó có ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của văn bản đang có giá trị thi hành
của các chủ thể khác ban hành hay không, nếu xét thấy văn bản của các chủ thể

khác không hợp hiến và trái với văn bản mà mình đang ban hành thì kiến nghị
sửa đổi văn bản đó, còn nếu nhận thấy văn bản của mình đang đi ngược lại
VBQPPL của chủ thể khác mà văn bản của chủ thể đó có tính hợp hiến, hợp
pháp thì phải chỉnh sửa ngay VBQPPL mà mình chuẩn bị ban hành.
3
4. Làm rõ nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp
trong xây dựng VBQPPL.
4.1. Nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến trong xây dựng
VBQPPL, ví dụ.
Trước hết, nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: các nguyên tắc
pháp lý được xác định trong VBQPPL mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành
phải tuân theo những nguyên tắc pháp lý cơ bản đã được Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam xây dựng nên, đó là những nguyên tắc như: Đảm bảo sự
lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc bảo đảm
sự tham gia của nhân dân lao động vào quản lý nhà nước và xã hội, nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nếu tuân thủ nghiêm các nguyên tắc hiến định khi xây dựng nên các
VBQPPL thì không những VBQPPL đó đã đạt chuẩn mực pháp lý cao mà còn
có khả năng tác động đến các đối tượng, các vấn đề một cách hiệu quả nhất, có
khả năng làm cho các đối tượng chịu sự tác động phải tuân thủ một cách nghiêm
chỉnh pháp luật, làm cho các vấn đề đó phát triển tuân theo quy luật nhất định
mà nhà nước mong muốn, ngược lại, nếu không tuân theo các nguyên tắc pháp
lý đó thì khả năng VBQPPL mới được ban hành ra đã phải sửa đổi, bổ sung
thậm chí là hủy bỏ là điều không thể tránh khỏi. Trong thời gian qua, những
VBQPPL phần lớn phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến,
những VBQPPL trái Hiến pháp được ban hành không nhiều nhưng cũng không
phải không tồn tại. Nhiều dự thảo VBQPPL có nội dung trái Hiến pháp được
đưa ra thảo luận nhưng đã được phát hiện kịp thời và bị hủy bỏ. “Ví dụ như Dự
thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo có nội dung tăng mức xử phạt vi phạm giao

thông đường bộ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bộ tư pháp cho rằng một
hành vi vi phạm nhưng mỗi nơi lại áp dụng quy định khác nhau là vi phạm Hiến
pháp. Cụ thể là ở Điều 52 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) quy định:
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”(trích kilobooks.com – bảo đảm
tính hợp hiến hợp pháp của VBPL).
Một ví dụ nữa thể hiện VBQPPL được ban hành nhưng trái với Hiến pháp
(chương các quyền và nghĩa vụ của công dân) như sau: “ngày 24/10/2008, Cục
Kiểm tra VBQPPL thuộc Bộ Tư pháp đã có văn bản gửi Bộ Y tế về việc kiểm
tra Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe của
người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới và Quyết định số 34/2008/QĐ-
BYT về việc ban hành sức khỏe của người khuyết tật điều khiển mô tô, xe ba
bánh. Theo đó, qua kiểm tra bước đầu cũng như việc phân tích đánh giá các ý
kiến phản ánh về tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lý, thì Bộ Tư pháp đã nhận
định việc đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn(83 tiêu chuẩn), đặc biệt có những tiêu
chuẩn chiều cao, cân nặng và một số tiêu chuẩn khác không phù hợp đã hạn chế
quyền hiến định của công dân trong việc khai thác giá trị sử dụng của tài sản-
phương tiện giao thông thuộc sở hữu của mình”(diễn đàn pháp luật).
Thứ hai, nội dung các quy phạm trong VBQPPL được ban hành để điều
chỉnh các vấn đề phải phù hợp và thống nhất với các quy phạm đã được xác định
trong Hiến pháp. Bởi lẽ, nếu các quy phạm được xây dựng trong các VBQPPL
4
đó mà trái(không tuân theo tinh thần) của Hiến pháp, thì các quy phạm đó sẽ
không có khả năng tác động tốt tới các đối tượng, khả năng nhận được sự phản
đối của các đối tượng là điều không tránh khỏi, bởi vì sự không tuân theo quy
luật của các chủ thể ban hành văn bản thì một điều tất yếu là các văn bản đó sẽ
phải bị loại bỏ, không cho thi hành trên thực tế nhằm tránh những thiệt hại nhất
định cho xã hội.
Một trong những ví dụ cụ thể cho việc cần phải tuân thủ đúng các quy
phạm được quy định trong Hiến pháp: “Theo Ủy ban Pháp luật, nội dung một số
văn bản hướng dẫn thi hành còn trái với Hiến pháp. Đơn cử Thông tư 02 ngày

13/1/2003 của Bộ Công an về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương
tiện giao thông cơ giới đã quy định: " Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô
hoặc xe gắn máy". Quy định này đã hạn chế quyền sở hữu của công dân, được
quy định tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992, vi phạm khoản 1, Điều 221 BLDS là
công dân có quyền sở hữu tài sản hợp pháp, không bị hạn chế về số lượng, giá
trị”(bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của VBPL – kilobooks.com). Với quy định
tại điểm 2 Mục A Phần II các loại giấy tờ của chủ xe khi đến đăng ký xe của
Thông tư số 02/2003 của Bộ Công an như trên là hoàn toàn không hợp lý, do đó
đã bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 17/2005 của Bộ Công an để bảo đảm tính
hợp hiến của một VBQPPL.
Một ví dụ khác, tại Điều 2 Nghị định số 67 ngày 19/02/2005 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định Tư pháp, đã cho phép cơ
quan thuộc Chính phủ được ban hành VBQPPL. Điểm sai của Nghị định này
chính là đã đi ngược lại những quy định của Hiến pháp về Tổ chức bộ máy nhà
nước. Theo đó, Điều 116 Hiến pháp quy định thì chỉ Bộ trưởng, các thành viên
khác của Chính phủ ra Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hành
các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở. Như vậy, Hiến
pháp không quy định hay nói cách khác là không cho phép các cơ quan thuộc
Chính phủ được ra văn bản dưới hình thức pháp lý quy phạm để thực hiện nhiệm
vụ.
Thứ ba, nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến trong xây dựng
VBQPPL còn thể hiện ở nội dung nữa như sau: những cơ quan và nhà chức
trách có quyền ban hành VBQPPL thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình cần
phải tuân theo những quy định của Hiến pháp đã xác định những cơ quan và nhà
chức trách đó có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào tại chương quy định về
Tổ chức của Bộ máy Nhà nước. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc đó thì đảm bảo sẽ
không còn tồn tại một số thực trạng: một số chủ thể có thẩm quyền ban hành
VBQPPL nhưng không ban hành những văn bản thuộc quyền của mình mà lại
ban hành một văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của một chủ thể khác trong
bộ máy nhà nước. Chẳng hạn như việc UBND ban hành Nghị quyết – là văn

bản của HĐND mà không phải là Quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn,
điều này đã vi phạm một cách nghiêm trọng các quy định của Hiến pháp.
4.2. Nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính hợp pháp trong xây dựng
VBQPPL, ví dụ.
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện rõ trên các phương diện sau:
5
Một là, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải
phù hợp với VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên về nội dung và các nguyên
tắc. Điều này có nghĩa là chuẩn mực pháp lý để đánh giá một VBQPPL chỉ có
thể là VBQPPL khác mà không phải là VBADPL, hơn nữa phải là một
VBQPPL có giá trị pháp lý cao hơn hoặc ngang bằng với văn bản được xây
dựng. Ví dụ, để đánh giá tính hợp pháp của một Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ
Quốc hội ban hành thì chuẩn mực pháp lý là VBQPPL của Quốc hội mà không
thể là VBQPPL của chính UBTVQH ban hành trước đó, càng không thể là văn
bản của Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ.
Việc sử dụng VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên làm cơ sở cho việc
ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của mình(cơ quan nhà nước cấp dưới) và sử
dụng nó như một tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình đối chiếu
xem những văn bản mà mình ban hành có hợp lý hay chưa, có trái những văn
bản của cơ quan cấp trên hay không cũng là việc bảo đảm nguyên tắc pháp chế
XHCN trong quá trình xây dựng VBQPPL. Bởi vì, những VBQPPL của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cao hơn thì có hiệu lực pháp lý rộng hơn, có đối tượng
điều chỉnh đa dạng hơn, nên đòi hỏi những VBQPPL đó phải có mức độ hoàn
chỉnh cao. Từ đó, nếu các VBQPPL của cấp dưới ban hành mà phù hợp với
những văn bản này thì tính khả thi sẽ cao và tất nhiên hiệu lực áp dụng đối với
các đối tượng tác động sẽ hiệu quả và triệt để hơn, buộc các đối tượng đó phải
thi hành những văn bản này vì mức độ hợp hiến, hợp pháp là không thể chối cãi
được, chính điều này sẽ khắc phục được những lỗ hổng trong các quy định của
pháp luật. Việc tuân thủ nội dung này còn bảo đảm nguyên tắc cấp dưới phải
phục tùng cấp trên phù hợp với pháp luật.

Một ví dụ cụ thể cho trường hợp cấp dưới soạn thảo ra VBQPPL nhưng
không tuân thủ nội dung “VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù
hợp với VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên” của nguyên tắc bảo đảm tính
hợp pháp trong xây dựng VBQPPL là: “ mới đây, Cục Kiểm tra VBQPPL – Bộ
Tư pháp có văn bản gửi UBND TPHCM để thông báo về tình trạng nhiều văn
bản do chính UBND TPHCM ban hành ra để xử phạt hành chính đối với người
dân đều trái luật. Cụ thể, trong 8 văn bản do UBND TPHCM ban hành từ 2003 –
2004, đã phát hiện tới 4 văn bản dành cho xử phạt an toàn giao thông. Đó là
Công văn số 7696/UB-ĐT ra ngày 14/12/2003 của UBND TP về tăng cường xử
phạt vi phạm đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông(không chỉ phạt tiền, đối
tượng vi phạm còn bị tạm giữ xe trong 10 ngày) thế nhưng, theo khoản 1 Điều
10 Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định: chỉ
áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền, chứ không quy định phải giữ xe, tới
nay TPHCM đã bãi bỏ hình thức tạm giữ phương tiện. Sở Tư pháp TPHCM
cũng đã đề nghị hủy nội dung Công văn trái pháp luật này”(trích Trúc Giang –
Báo Lao động).
Hai là, việc soạn thảo và ban hành VBQPPL của cơ quan có thẩm quyền
chuyên môn phải phù hợp với VBQPPL của cơ quan có thẩm quyền chung. Điều
này có nghĩa là khi ban hành văn bản thì cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
(Bộ; sở, phòng, ban thuộc UBND) phải nghiên cứu các quy định trong văn bản
của cơ quan có thẩm quyền chung cùng cấp trước khi bắt tay vào soạn thảo văn
6
bản thuộc thẩm quyền của mình, đảm bảo cho khi văn bản đó có hiệu lực thi
hành thì khả năng điều chỉnh đạt được hiệu quả cao và thi hành lâu dài thay vì
phải liên tục sửa đổi, bổ sung. Việc tuân thủ nội dung này xuất phát từ lý do: cơ
quan có thẩm quyền chung là cơ quan quản lý chung đối với tất cả các ngành
lĩnh vực, nên VBQPPL của cơ quan này phải đương nhiên đáp ứng yêu cầu về
hợp hiến, hợp pháp, không được phép có sai sót dù là nhỏ nhất- yêu cầu bắt
buộc, do vậy tạo nên cơ sở vững chắc để cho cơ quan chuyên môn trực thuộc có
thể dựa vào đó để ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của cơ quan đó. Ví dụ,

VBQPPL của Bộ Tư pháp được ban hành phải không trái về nội dung và hình
thức với Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, nếu phát hiện có sai phạm Chính
phủ sẽ ra văn bản để hủy bỏ văn bản đó của Bộ.
Ba là, việc ban hành ra VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong BMNN
cần phải phù hợp và thống nhất với các VBQPPL cùng hiệu lực pháp lý của các
cơ quan khác có thẩm quyền ngang bằng hoặc không được mâu thuẫn giữa các
văn bản có hiệu lực pháp lý khác nhau. Bởi vì, nếu các VBQPPL có hiệu lực
pháp lý ngang nhau mà phù hợp và thống nhất với nhau thì sẽ củng cố và hỗ trợ
nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong từng ngành, từng
lĩnh vực đạt hiệu quả cao hơn, ngược lại nếu nội dung các văn bản này mà
không hài hòa, thống nhất với nhau sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện pháp
luật, tất nhiên sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Một ví dụ cụ thể chứng
minh cho việc ban hành VBQPPL có sự mâu thuẫn, chồng chéo hiện nay giữa
các cơ quan, đó là “Theo BLDS, đối với tài sản mua bán mà phải đăng ký QSH
(như nhà đất) thì thời điểm chuyển QSH được tính kể từ khi bên mua hoàn thành
thủ tục đăng ký QSH đối với tài sản đó, cùng quan điểm trên Luật Đất đai cho
rằng thời điểm chuyển QSDĐ là từ khi người nhận chuyển nhượng hoàn tất thủ
tục đăng ký QSDĐ. Trong khi đó, Luật Nhà ở quy định thời điểm chuyển QSH
nhà kể từ khi hợp đồng mua bán được công chứng chứng thực, nghĩa là sớm hơn
nhiều so với quy định của BLDS 2005. Hay như về thời gian bảo hành nhà ở,
công trình, Luật Nhà ở quy định thời gian bảo hành tối đa công trình tới 36
tháng, trong khi đó Luật Xây dựng chỉ quy định tối đa 24 tháng”(Diễn đàn pháp
luật Việt Nam). Ví dụ khác về trường hợp này: “theo quy định tại khoản 3 Điều
25 và điểm c khoản 1 Điều 31 Luật TCTAND 2002, những người sau đây
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp
Thế nhưng Điều 68 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 quy
định ngoài những người nêu trên thì các Phó Chánh án TANDTC, Phó Viện
trưởng VKSNDTC cũng có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Như
vậy quy định trong Pháp lệnh 1996 không thống nhất với quy định của Luật

TCTAND 2002 về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”(Diễn
đàn pháp luật Việt Nam).
Bốn là, khi xây dựng VBQPPL thuộc thẩm quyền của mình các chủ thể
ban hành phải tuân theo hình thức pháp lý đã được pháp luật quy định. Bởi vì
chính hình thức pháp lý này quyết định đến việc VBQPPL đó sẽ được thi hành
trên thực tế hay không hay bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ do
trái pháp luật về hình thức văn bản. Hiện nay có một số văn bản bị vi phạm
7
nghiêm trọng, ví dụ “Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập Tổ chức khoa học và
công nghệ, trong phần cơ sở pháp lý của văn bản này đã bỏ sót một cơ sở pháp
lý quan trọng đó là Luật BHVBQPPL 2008, mà tại Điều 15 của Luật này có quy
định về nội dung quyết định của Thủ tướng, việc không viện dẫn Luật này vào
cơ sở ban hành là chưa đầy đủ”( />Năm là, nội dung của VBQPPL không được trái với các Điều ước quốc tế
có liên quan. Ngày nay, Việt Nam đang và sẽ gia nhập ngày càng nhiều Điều
ước quốc tế, theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước nếu Điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của một Luật nào
đó thì áp dụng Điều ước quốc tế v.v
5. Những giải pháp nhằm nâng cao nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến,
hợp pháp trong xây dựng VBQPPL.
Một, cần đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, bởi những sai
sót trong việc xây dựng VBQPPL là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, cho
nên việc đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thông pháp luật về thẩm quyền và thủ tục
ban hành văn bản của các chủ thể QLNN. Điều này không chỉ thực hiện bằng
cách ban hành những VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao, chất lượng tốt mà đi
kèm đó, các cơ quan có thẩm quyền còn phải ban hành các văn bản hướng dẫn
kịp thời, chi tiết để cấp dưới có thể áp dụng các quy định của pháp luật một cách
chính xác nhất.
Hai, cần phải nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức chuyên
trách. Bởi lẽ yếu tố này luôn trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng của VBQPPL

được ban hành, muốn hợp hiến, hợp pháp trong các VBQPPL của các chủ thể thì
trước hết những người làm ra nó phải hiểu chính xác các quy định của pháp luật.
Vì thế, phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,
rèn luyện đạo đức, tác phong đối với những cán bộ, công chức làm công tác văn
bản, đặc biệt là những kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Ba, cần mở rộng và phát huy cơ chế dân chủ trong hoạt động xây dựng
VBQPPL. Việc tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp của
nhân dân qua các kênh thông tin khác nhau để đưa vào dự thảo văn bản cũng cần
được coi là chế định bắt buộc đối với cơ quan soạn thảo VBQPPL. Đây là hình
thức rất có hiệu quả để nhân dân kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt
động xây dựng VBQPPL của cơ quan và nhà chức trách có thẩm quyền v.v
III. Tổng kết.
Việc đảm bảo nguyên tắc hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động xây dựng
VBQPPL không chỉ giúp cho nhân dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của
cơ quan Nhà nước mà còn giúp hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các cơ quan chức năng cần
có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để xây dựng các QPPL nói riêng và hệ
thống pháp luật nói chung ngày càng phát triển, có thể ngang tầm với các nước
có nền pháp luật tiên tiến trên thế giới. Trên đây là một số ý kiến về nội dung
của nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp khi xây dựng VBQPPL và
những minh chứng cụ thể, rất mong các thầy cô giáo Tổ bộ môn cho ý kiến để
em hoàn thiện bài viết hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn !
8
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hiến pháp nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ
sung năm 2001);
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
3. Bộ luật Dân sự năm 2005;
4. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2001;
5. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996(sửa đổi bổ

sung 2006);
6. Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình xây dựng văn bản pháp
luật, Nxb. CAND 2008;
7. Nguyễn Thế Quyền – Hiệu lực của văn bản pháp luật, một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb. CTQG 2005;
8. Tiểu luận Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản pháp luật –
kilobooks.com
9. Trang web. www.Google.com.vn
10. Trang web. Diendanphapluatvietnam.vn
11. />9

×