Lời nói đầu
Người xưa có câu : “trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một
chồng”. Từ xa xưa, quan niệm về người phụ nữ luôn thiệt thòi về mọi mặt. Địa vị
khả năng của họ không được xã hội công nhận. ngày này, với sự phát triển về cả
nhận thức quan điểm, vị thế của người phụ nữ đã phần nào được cải thiện, tuy
nhiên đây đó vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giới. Nói về phụ nữ, người mẹ là thành
phần luôn cần nhận được sự quan tâm hàng đầu của xã hội bởi gắn liền với thiên
chức làm mẹ cao quý, chăm sóc gia đình, đóng góp cho sự phát triển của xã hội
trong mọi lĩnh vực. Các văn bản pháp luật đã ra đời ghi nhận các nguyên tắc góp
phần hướng đến bình đẳng giới và chăm sóc, bảo vệ người mẹ. Bài tiểu luận dưới
đây nhóm chúng em xin đi vào tìm hiểu vấn đề: “ Tại sao việc thực hiện chính
sách bảo vệ, hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới? Yêu cầu
đối với việc thực hiện áp dụng nguyên tắc này trong thưc tiễn”. Tuy nhiên do
nhận thức còn nhiều hạn chế nên bài làm còn tồn tại những thiếu xót mong các
thầy cô giáo có thể rút kinh nghiệm cho nhóm chung em đề bài làm hoàn thiên
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1
I.Khái quát về phân biệt đối xử về giới và sự cần thiết bảo vệ
và hỗ trợ người mẹ
1.Khái niệm phân biệt đối xử về giới
Phân biệt đối xử về giới được ghi nhận tại khoản 5 điều 5 Luật bình đẳng giới: Là
việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và
nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia
đình.
2. Sự cần thiết bảo vệ và hỗ trợ người mẹ
Ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới là phụ nữ và phụ nữ đóng vai trò quan trọng
trong đời sống gia đình và xã hội. Nhưng bất chấp thực tế này, trong nhiều nền văn hoá,
phụ nữ không những không được đánh giá và đối xử đúng với năng lực và vị trí thực tế
của mình, mà còn là đối tượng của những định kiến tiêu cực, nặng nề và chịu sự phân
biệt trong đối xử. Tuy nhiên, với gia đình thì người phụ nữ gắn liền với chức năng sinh
con, xét đến chức năng này thì có thể thấy vai trò của người phụ nữ là rất lớn, không có
người phụ nữ thì xã hội không được duy trì. Mặt khác xét đến vai trò của người phụ nữ
trong xã hội thì yếu tố kể đến đầu tiên đó chính là: đảm bảo lực lượng lao động cho đất
nước, hay đảm bảo chất lượng dân số, đời sống và cải thiện cuộc sống… Với một số vai
trò kể như trên thì có thể thấy vai trò của người phụ nữ là rất quan trọng trong tất cả các
lĩnh vực. Nhưng trên thực tế có một bộ phận không coi trọng phụ nữ, rất nhiều người
phụ nữ bị đối xử tệ bạc, thậm chí họ không được coi trọng trong xã hội.Nhiều phụ nữ có
tài năng, có khả năng cống hiến nhưng đã không được xã hội trọng dụng. Một trong các
vấn đề hay nổi lên gần đây đó chính là vấn nạn bạo hành gia đình, một vấn đề nhức nhối
đang được xã hội quan tâm rất nhiều. Chủ yếu người phụ nữ phải chịu thiệt thòi rất
nhiều, chính vì vậy mà hơn bao giờ hết cần thiết phải đưa ra các biện pháp để bảo vệ và
hỗ trợ người mẹ.
II.Tại sao thực hiện chính sách bảo vệ hỗ trợ người mẹ không bị
coi là phân biệt đối xử về giới.
2
Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ về bản chất không phải là sự “ban ơn”, sự
“ưu ái” cho phụ nữ mà nó là lẽ tự nhiên xuất phát từ các đặc điểm giới tính, sinh lý,
thiên chức của phụ nữ và nó có thể tồn tại mãi mãi. Chính sách này không bị coi là sự
phân biệt đối xử về giới bởi những lý do sau:
Thứ nhất, nó được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quan trọng. Xu thế phát triển
của Luật Quốc tế về quyền con người ngày càng tăng cường và mở rộng phạm vi các
quyền bình đẳng của phụ nữ. Một loạt các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966… đều dựa trên cơ sở đề cao sự bình đẳng về nhân phẩm và các
quyền cho phụ nữ. Trong bối cảnh này, Công ước CEDAW 1979 – Công ước của Liên
Hợp Quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được xây dựng nhằm
bảo vệ ở phạm vi rộng lớn các quyền của phụ nữ, trước hết là bảo đảm cho phụ nữ được
sống an toàn, tự do, phát triển bền vững, với việc đặc biệt nhấn mạnh bảo đảm sự bình
đẳng đối với phụ nữ trong hưởng thụ các quyền cơ bản của con người. Công ước
CEDAW nhằm trao cho phụ nữ trên toàn thế giới những quyền con người đã được Luật
Quốc tế và luật pháp của các quốc gia ghi nhận. Điều 2 của Công ước CEDAW quy
định trách nhiệm của quốc gia thành viên trong việc đặt ra pháp luật và bảo đảm thực
hiện pháp luật loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
Thống nhất với tinh thần Hiến pháp và công ước CEDAW, Luật Bình đẳng giới
được ban hành đã trở thành văn bản pháp lý nền tảng trong thực hiện bình đẳng giới
trong lập pháp và thực thi pháp luật ở nước ta. Luật đã cụ thể hoá nguyên tắc cấm phân
biệt đối xử trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình theo tinh thần
của Điều 3 Công ước CEDAW về “các biện pháp bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đầy
đủ của phụ nữ”. Cụ thể khoản 4 điều 6 Luật bình đẳng giới đã ghi nhận nguyên tắc : “
chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới” hay
trong khoản 2 điều 7 quy định chính sách của nhà nước về bình đẳng giới: “ bảo vệ hỗ
trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ…”
3
Pháp luật Việt Nam, trước khi Luật Bình đẳng giới ra đời không có những quy định
ưu tiên tạm thời cho phụ nữ nông thôn. Do đặc thù về điều kiện tự nhiên và xã hội, nhìn
chung phụ nữ nông thôn Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận và hưởng thụ
quyền. Khắc phục nhược điểm này, Luật Bình đẳng giới đã có những quy định hỗ trợ,
tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân
tộc thiểu số, như: Khoản 2 Điều 12: “Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín
dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật”; khoản 3
Điều 17: “Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số… khi
sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ”
Thứ hai, có thể thấy, phụ nữ chiếm phần lớn trong tỷ lệ người đói nghèo, họ không
có quyền lực để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Sự bất bình đẳng giới trong
chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe, thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa giáo dục… giữa
nam giới và nữ giới, giữa trẻ em trai và trẻ em gái còn có khoảng cách lớn mà sâu sa là
do định kiến giới. Việc thực hiện chính sách bảo vệ hỗ trợ người mẹ là nhằm xoá bỏ
định kiến giới và khoảng cách giới đó là cần thiết và đúng đắn không thể coi là sự phân
biệt đối xử về giới.
Trong đời sống xã hội, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại và nó được điều
khiển bởi hạt nhân cơ bản nhất là định kiến giới. Ở Việt Nam, trong tương quan với nam
giới, phụ nữ thuộc nhóm những người có thu nhập thấp. Cái giá mà chúng ta phải trả
cho tình trạng bất bình đẳng giới bao gồm hàng loạt chi phí trực tiếp về phúc lợi xã hội,
tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Những hậu
quả của bất bình đẳng giới không loại trừ một ai, thậm chí những thế hệ tương lai cũng
tiếp tục chịu thiệt thòi. Đứng trên quan điểm giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy định kiến
giới len lỏi vào trong mọi hoạt động của xã hội, tồn tại trong mọi tầng lớp dân cư.
Người mang định kiến không chỉ là nam giới mà còn có cả phụ nữ. Tuy nhiên, khi hỏi
một người rằng “Liệu bạn có định kiến về phụ nữ không?”. Có lẽ một số đông áp đảo đã
có sẵn câu trả lời: “Không, hoàn toàn không!”. Mỗi cá nhân có thể dễ dàng chỉ ra định
kiến và sự cố chấp mù quáng của người khác trong mối tương quan giữa phụ nữ và nam
4
giới, nhưng lại không nhận thấy những xu hướng như vậy cũng tồn tại ngay trong chính
bản thân mình. Và hiển nhiên, những hình thức của định kiến giới trở nên rất khó phát
hiện vì chúng ta đã quá quen với nó. Chúng ta đã sống trong một môi trường mà ở đó
những khuôn mẫu giới tính sẵn có trở nên “tự nhiên”, “bình thường” theo kiểu đàn ông
phải như thế này, phụ nữ phải như thế kia. Chúng ta dễ dàng cảm thấy kỳ quặc khi
“Thằng bé này mặc quần áo như một bé gái!”, hoặc khó chịu khi “Lão ấy cư xử như
đàn bà”. Đó chính là những khuôn mẫu đã trở thành định kiến mà mỗi người ít nhiều
tiếp thu được. Xoá bỏ định kiến, nghĩa là thay đổi nhận thức và thái độ của mỗi người là
công việc không dễ dàng. Những xu hướng này thường được “ẩn giấu” đằng sau “tính
hợp lý” mà mỗi người thường dùng để lý giải cho định kiến của mình.
Chúng ta khó có thể phủ nhận một thực tế hiện nay là phụ nữ đang ở vị trí thứ yếu so
với nam giới. Hơn nữa, như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, định kiến đối với phụ nữ dường
như mang nhiều hàm nghĩa “tiêu cực” hơn so với nam giới. Phụ nữ thường được coi là
những người “tình cảm yếu ớt”, “phụ thuộc”, “thụ động”, “thiếu chí tiến thủ…”, còn
nam giới là những người “ sáng suốt”, “quyết đoán”, “quyền uy và tự chủ”…Ở một mức
độ cao hơn nữa, định kiến thể hiện trong các hành vi ứng xử mang tính phân biệt, nhằm
bảo vệ “quyền” của người đàn ông, của người chồng trong gia đình, như những hình
thức bạo hành trong gia đình, những hành vi phân định “của phụ nữ”, “của nam giới”
trong công việc. Nhiều trường hợp, sự phân biệt đối xử còn được thể hiện trong việc hạn
chế cơ hội học tập, vui chơi và chất lượng dinh dưỡng của trẻ em gái so với trẻ em trai.
Cái giá tiếp theo phải trả cho định kiến và phân biệt đối xử theo giới là làm kìm hãm sự
phát triển xã hội nói chung. Sự phân biệt đối xử với theo giới làm mất cân bằng giới
trong phát triển, đồng thời làm mất đi tiềm năng, vai trò người phụ nữ trong phát triển.
Sự phân biệt đối xử về giới thu hẹp các cơ hội dành cho phụ nữ, cũng như hạn chế vai
trò và khả năng của họ trong quá trình tham gia và thụ hưởng những thành quả của sự
phát triển. Đứng về phương diện quốc gia, sự phân biệt đối xử theo giớivới phụ nữ và
trẻ gái ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế do không tận dụng hết tiềm năng sản xuất
và sức sáng tạo của phụ nữ.
5
Thứ ba, không thể phủ nhận vai trò của người phụ nữ trong việc thụ thai, mang
thai, sinh con và nuôi con, không thể chuyển giao cho người khác, sự đối xử ưu tiên đối
với phụ nữ không chỉ vì lợi ích của họ.
P.Yiddish đã nói: “Chúa không thể có mặt ở mọi nơi, nên Ngài đã sinh ra người
mẹ”. Nhìn lại lịch sử loài người từ trước tới nay, người phụ nữ bao giờ cũng giữ trọn
thiên chức cao quý, đó là thiên chức làm mẹ.Không ai có thể phủ nhận vai trò của phụ
nữ trong gia đình, từ thiên chức làm mẹ cho đến việc tề gia nội trợ, giúp gia đình phát
triển, hạnh phúc. Các nghiên cứu khoa học về cấu trúc cơ thể người cho thấy rõ sự khác
biệt giữa cơ thể người nam và người nữ, người nữ với vai trò mang thai và sinh con, còn
người nam thì có vai trò truyền giống. Cùng với việc chăm sóc con cái, người phụ nữ từ
bao giờ “nghiễm nhiên” ôm vào mình gần như tất cả công việc của gia đình, nam giới
đôi khi cũng có sự chia sẻ, tuy nhiên định kiến giới đã ăn sâu vào nhận thức chung của
xã hội. Thế nên, đối với người Việt ta, sinh ra một đưa con gái thì dù muốn hay không
phải dạy cho đứa con đó biết “nữ công gia chánh”. Ở phương Tây cũng đã từng có quan
niệm “giáo dục một thanh nam là giáo dục một con người, nhưng giáo dục một thiếu nữ
là giáo dục một gia đình” (Roosvelt).
Làm mẹ là chức năng thiêng liêng, cao quý của người phụ nữ và cũng là một trong
những lí do chủ yếu tạo nên sự bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Xuất
phát từ lí do này, ILO đã ban hành Công ước 183 nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ sức
khỏe và quyền lợi cho người phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú. Từ đó, Bộ
luật Lao động đã dành cả chương X (từ điều 109 đến điều 118) để liệt kê những quy
định riêng đối với lao động nữ hướng đến mục tiêu bảo đảm bình đẳng giớ một cách có
hiệu quả và bền vững. Vấn đề bảo đảm sức khỏe của bà mẹ và trẻ em được cụ thể như:
Điều 113 Bộ luật lao động quy định về danh mục những công việc cấm hoặc hạn chế
sử dụng lao động nữ,người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ ở
bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước
(khoản 2). Về chế độ nghỉ thai sản thì lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con
cộng dồn lại từ 4 đến 6 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi
6
người con, lao động nữ lại được nghỉ thêm 30 ngày. Lao động nữ có thẻ nghỉ thêm sau
khi hết thời gian nghỉ thai sản hoặc đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản; trường
hợp đi làm trước thời hạn, lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản và tiền lương của
những ngày làm việc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 BLLĐ lao động nữ nghỉ
việc để di khám thai, để thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình hoặc do sẩy thai;
nghỉ để chăm sóc con dưới bảy tháng tuổi ốm đau, nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi thì họ
sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc được người sử dụng trả một khoản tiền
bằng mức trợ cấp này. Trong trường hơp, lao động nữ đang làm những công việc nặng
nhọc khi có thai đến tháng thứ bảy sẽ được chuyển công việc nhẹ hơn hoặc được giảm
bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn được hưởng đủ lương…Mục đích của chế độ
này là nhằm đảm bảo và hỗ trợ những điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao
động nữ, khi bị giảm hoặc mất thu nhập do thực hiện thiên chức của mình.
Những quy định về bảo vệ người phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ tiếp tục được
ghi nhận và phát triển cao hơn tại các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
(Luật HN&GĐ VN) năm 2000: “Nhà nước, xã hội, gia đình có trách nhiệm bảo vệ
phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”
(khoản 6 Điều 2). Luật HN&GĐ cũng dành cho người phụ nữ sự quan tâm đặc biệt, bảo
vệ người phụ nữ và thai nhi trong quá trình mang thai: “trong trường hợp vợ có thai
hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.
Ngoài ra, Luật HN&GĐ hiện hành còn dành cho người mẹ những quy phạm “ưu tiên”
đối với việc thực hiện quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con trong trường hợp đặc biệt như
khi vợ, chồng ly hôn, theo quy định của pháp luật vợ, chồng đều có nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con: “về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ
trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác” (khoản 2, Điều 92).
Bên cạnh đó, luật hình sự cũng có những quy định nhằm bảo vệ người phụ nữ và thai
nhi khỏi những hành vi xâm hại đến người phụ nữ và thai nhi; hình phạt cao nhất là tử
hình đối với trường hợp giết phụ nữ mà biết họ đang có thai. Để bảo vệ người phụ nữ và
thai nhi, khi người phụ nữ mang thai mà phạm tội, được coi là một tình tiêt giảm nhẹ
7
trách nhiệm hình sự…Những quy định này đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn bảo
đảm cho người phụ nữ thực hiện chức năng cao quý của mình.
Từ các lý do trên, có thể thấy rằng đây không phải là sự phân biệt đối xử về giới
bởi nó không phải là sự hạn chế không công nhận vai trò vị trí của nam giới cũng như
nữ giới. Chỉ có sự phân biệt đối xử về giới mới dẫn tới bất bình đẳng giới. Thực hiện
bảo vệ và hỗ trợ người mẹ là để cân bằng lợi ích của người mẹ cũng như là để tác động
tích cực tới sự phát triển của xã hội. Chính sách này không đem lại những hậu quả pháp
lí bất lợi mà việc áp dụng này là vô cùng cần thiết nhằm đem lại những lợi ích to lớn
hơn cho toàn xã hội, từng cá nhân, từng gia đình trong việc đảm bảo chất lượng nòi
giống, chất lượng dân số mà không phải là những ưu tiên riêng đối với người mẹ. Xuất
phát từ đặc điểm sinh lý từ nhu cầu, từ vai trò của người mẹ đối với gia đình và xã hội,
đặt ra các chính sách bảo vệ hỗ trợ người mẹ là một việc hoàn toàn cần thiết và cấp thiết
trong xã hội ngày nay góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cũng như sự phát triển đồng
đều trong tất cả mọi lĩnh vực, phát huy được tiềm năng, năng lực và sự cống hiến của
người mẹ người phụ nữ cho xã hội.
III. Yêu cầu đối với việc thực hiện áp dụng nguyên tắc này
trong thực tiễn
1. Thực trạng áp dụng nguyên tắc trong thực tiễn
* Thành tựu
Ngay sau khi Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, việc
phổ biến, giáo dục Luật và những kiến thức cơ bản về giới và bình đẳng giới được các
cơ quan, tổ chức thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Luật bình đẳng giới cũng đã đề
cập đến các nguyên tắc nhằm quản lý và thực hiện tốt công tác bình đẳng giới trong đó
đặc biệt chú ý quan tâm đến nguyên tắc “thực hiện chính sách bảo vệ, hỗ trợ người mẹ
không bị coi là phân biệt đối xử về giới”. Thực tế hiện nay cho thấy, nhà nước ta đã
quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ, có các chính sách hỗ trợ về nhiều mặt, tạo điều kiện
một cách tốt nhất cho người mẹ thực hiện tốt vai trò của mình, đồng thời giúp cho họ
hòa nhập cộng đồng, không bị thiệt thòi so với nam giới về các lĩnh vực của cuộc sống.
8
Hiện nay, cơ quan chức năng đang xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật
Lao động. Có phương án đề xuất việc kéo dài tuổi về hưu đối với lao động nữ quy
định về chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ thể hiện trong Bộ luật lao động. Việc
quy định chế độ thai sản hợp lý cho lao động nữ là một yếu tố quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như đảm bảo sức khoẻ của thế hệ tương lai.
Đây là một vấn đề mang tính nhân văn cao.
Ngoài ra, các quy định của Luật Bình đẳng giới về việc thực hiện các nguyên tắc,
nhất là đối với “người mẹ”đã được triển khai tương đối đồng bộ từ trung ương đến địa
phương. Những kết quả đạt được về biện pháp bảo đảm đối với người mẹ đã bước đầu
góp phần tháo gỡ một số bất cập, khó khăn có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến mục
tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ, phát triển của phụ nữ.
• Những điểm hạn chế còn tồn tại:
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa thật phù hợp với từng nhóm đối
tượng, từng địa bàn. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông mới chỉ dừng ở việc
tuyên truyền những chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, chưa mở rộng đến các nội
dung khác có liên quan, chưa gắn với môi trường công tác.
Hiện nay có một vấn đề đáng báo động, có thể nói rằng là vấn đề nóng . Vấn đề Tỷ
số tử vong của người mẹ: Mục tiêu của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 là
giảm xuống còn 60 trường hợp tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ ra sống vào năm 2010. Tuy
nhiên, trong suốt thời gian từ 2006-2009, tỷ số tử vong mẹ gần như không thay đổi. Việt
Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn để có thể hoàn thành được mục tiêu giảm tỷ số tử vong
mẹ xuống mức 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015.
Định kiến và phân biệt đối xử theo giới vẫn còn tồn tại, là rào cản sự phát triển của
phụ nữ và phát triển xã hội. Người ta nhận thấy rằng tình trạng suy dinh dưỡng và tỉ lệ
tử vong của trẻ em có mối liên quan chặt chẽ với trình độ học vấn của các bà mẹ.
Ngoài ra, hiện nay do có nhiều chính sách ưu đãi đối với phụ nữ, đặc biệt là những
người mẹ, cũng có nhiều trường hợp lạm dụng thái quá quyền lợi của mình gây ảnh
hưởng một phần nào đó đến cuộc sống gia đình, công việc cũng như một số vấn đề về
xã hội. Nhiều khi phụ nữ cũng là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng giữa nam và nữ.
9
3. Yêu cầu đối với việc thực hiện áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn
Thứ nhất: Hiểu đúng về việc xóa bỏ phân biệt đối xử về giới
Phân biệt đối xử về giới chỉ có thể được xoá bỏ khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và
cá nhân hiểu sâu sắc, hiểu đúng và toàn diện những khía cạnh liên quan đến giới, giới
tính và bình đẳng giới để không máy móc, dập khuôn theo hướng định kiến trong việc
nhìn nhận về sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng thành quả từ sự tham gia, đóng góp
đó của nam, nữ trong các môi trường hiện tại mà hướng tới việc tìm ra các khía cạnh kỹ
thuật tốt nhất bảo đảm bình đẳng giới ở các môi trường đó trong tương lai. Chính sự
phân biệt đối xử về giới cũng một phần nào đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người mẹ,
những đứa trẻ lớn lên trong sự quan tâm chăm sóc của người mẹ đó. Vì vậy, Cần phải có
cách nhìn nhận một cách khách quan nhất về giới, tạo điều kiện cho người phụ nữ - Họ
là những người “yếu thế” hơn so với nam giới.
Thứ hai: Hiểu đúng về việc tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ
Phụ nữ và nam giới thường được gọi bằng một danh từ chung là “con người” gổm
2 yếu tố tự nhiên và xã hội. Yếu tố tự nhiên chính là vấn đề “giới tính” Yếu tố xã hội
chính là vấn đề “giới”. Phụ nữ và nam giới đều là con người, đều có các quyền con
người giống nhau, đó là quyền được ăn, ở, học hành, vui chơi…Đồng thời, khi sống
cùng trong một quốc gia thì có có các quyền và nghĩa vụ công dân ngang nhau về mọi
mặt trong gia đình và xã hội. Do vậy, để bảo đảm sự công bằng và bình đẳng, cả nam và
nữ cùng phải được tạo cơ hội như nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và
gia đình theo nguyên tắc là cùng quyền, cùng nghĩa vụ, cùng trách nhiệm, nhưng linh
hoạt để bảo đảm tương thích với những đặc điểm khác nhau thực tế của phụ nữ và nam
giới về giới tính (bao gồm các đặc điểm sinh học liên quan đến chức năng sinh sản và
cấu trúc cơ thể (vóc dáng, chiều cao, cân nặng).Vì thế, dựa vào những đặc điểm khác
nhau như vậy để có các chính sách phù hợp bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em.
Thứ ba: Hiểu đúng về thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ
Do khác biệt về giới tính nên phụ nữ cần dành nhiều thời gian hơn cho việc thực hiện
thiên chức làm mẹ , kéo theo hệ quả bất lợi về nhiều mặt cả trong gia đình và xã hội. Do
10
đó, để thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới, cần thiết phải hiểu đúng việc thiết lập,
củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ người mẹ theo hướng sau:
Một là - ở trong gia đình, phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ và hợp tác trong cả 2 vai
trò: sản xuất và tái sản xuất. Trong đó, đặc biệt quan trọng là sự chia sẻ công việc gia
đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển
toàn diện về mọi mặt, nhất là tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp khoảng trống do
việc mang thai, sinh con ảnh hưởng. Vai trò và trọng trách làm mẹ của phụ nữ rất lớn, sự
gắn bó giữa đứa trẻ và người mẹ là sự gắn bó đặc biệt, nhưng nam giới hoàn toàn có thể
chia sẻ với phụ nữ những công việc liên quan đến chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng
đứa trẻ. Người phụ nữ sẽ chủ yếu làm một mình trong giai đoạn mang thai, sinh con và
cho con bú bằng dòng sữa của mình. Nam giới chia sẻ khi đứa trẻ đã ra đời trong cả thời
gian đang bú mẹ và những năm tiếp theo cho đến khi trưởng thành. Làm các công việc
trong gia đình để tái tạo sức lao động cho các thành viên và vun đắp cho hạnh phúc gia
đình là trách nhiệm chung của các thành viên nam, nữ đã được xác định rất rõ trong
pháp luật về hôn nhân và gia đình. Do vậy, không thể dùng những câu ca dao, tục ngữ từ
xa xưa như “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” không còn tương thích với điều kiện
và thực tế quy định pháp luật hiện hành để xác định trách nhiệm chỉ thuộc về một người
hoặc nam, hoặc nữ
Hai là - trong xã hội, phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, hợp tác trong cả 2 vai trò:
cộng đồng và chính trị. Sự hợp tác và chia sẻ cần phải được dựa trên những đặc điểm
giới tính và kết hợp hài hoà với 2 vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình để bảo
đảm phát huy tốt nhất tiềm năng và năng lực thực tế của phụ nữ và nam giới đóng góp
cho sự phát triển của địa phương và đất nước.
Xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới,
nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình…vì thực tiễn đã chứng minh rằng không có bình đẳng giới trong gia đình thì khó
có bình đẳng giới trong xã hội do con người dịch chuyển gần như nguyên vẹn tính cách,
thái độ và hành vi của mình trong môi trường gia đình vào xã hội.
11
Thứ Tư: Cần có những tác động thay đổi nhận thức giới và bình đẳng giới.
Thay đổi nhận thức giới là một việc làm không đơn giản vì những gì thuộc về quan
điểm, nhận thức của cá nhân tương đối khó thay đổi nếu tự họ không ý thức được việc
thay đổi có lợi như thế nào đối với bản thân và những người, những đối tác có liên quan
đến họ. Từ tư tưởng đến tư duy, nhận thức, thái độ và hành vi là một quá trình có tính
xuyên suốt đòi hỏi phải có những giải pháp để xem xét tận gốc của vấn đề.
Thứ năm, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành có liên quan để thực hiện
tốt chính sách hỗ trợ, bảo vệ đối với phụ nữ.
Để người phụ nữ - người mẹ có môi trường phát triển một cách tốt nhất, các cơ quan
chức năng cần vào cuộc để đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo cho người
mẹ có điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con cái đồng thời hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ công việc của mình. Vừa mang trên vai thiên chức làm mẹ cao cả vừa tham gia hoạt
động xã hội thế nên người mẹ cần phải có một môi trường tốt, chính sách từ phía nhà
nước, sự quan tâm của các cấp, các ngành trên nhiều lĩnh vực và phương diện khác
nhau.
Kết luận
Làm mẹ là thiên chức cao quý trong xã hội. Thiên chức làm mẹ của người phụ nữa
cần được xã hội quan tâm bảo vệ cũng như tạo điều kiện cho người mẹ được phát huy,
đóng góp năng lực của mình trong mọi lĩnh vực của xã hội nhất là trong khi bình đẳng
giới vấn còn là một vấn đề nhức nhối chưa được giải quyết trong thời đại hiện nay. Thực
hiện chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không phải là sự phân biệt đối xử về giới mà
là việc làm đúng đắn, cần thiết phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đạo đức và pháp luật
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước CEDAW 1979
2. Luật hôn nhân và gia đình 2000
3. Luật bình đẳng giới 2006
4. Bộ luật lao động
5. “ định kiến giới – rào cản cần xóa bỏ
trong tiến trình thực hiện bình đẳng giới”
6. “ phân biệt đối xử về giới”
7. “ bình đẳng giới thông qua công ước CEDAW
1979 và luật bình đẳng giới ở Việt Nam”
8. “ Những nội dung cơ bản của công ước về
quyền phụ nữ”
13
MỤC LỤC
14