Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình xử lý thuốc BVTV tại tiểu khu 4 thị trấn Kỳ Anh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.02 KB, 72 trang )

Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH 3
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TRÌNH 3
1.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT 4
1.3. THÔNG TIN CÔNG TRÌNH 8
1.2. THÔNG TIN CHUNG 8
Bảng 1.1. Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM 9
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 11
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG DỰ ÁN 30
4.1. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN 30
- Diện tích: 2.000m2 53
4.4.1. Thiết kế nhà và ô xử lý 53
Bảng 4.6. Dự kiến tiến độ thực hiện công trình 59
PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 1
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM Error: Reference source not
found
Bảng 2.1: Độ ẩm không khí Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Lượng mưa, bốc hơi Error: Reference source not found
Hình 3.1. Sơ đồ kho hóa chất BVTV Error: Reference source not found
Bảng 3.1. Vị trí khảo sát chất lượng không khí Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Error: Reference source not
found


Bảng 3.3. Vị trí khảo sát chất lượng nước dưới đất Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Kết quả phân tích môi trường nước ngầm Error: Reference source not found
Bảng 3.5. Vị trí khảo sát chất lượng nước mặt Error: Reference source not found
Bảng 3.6. Kết quả phân tích môi trường nước mặt Error: Reference source not found
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại kho hóa chất BVTV tồn lưu Error: Reference source not found
Bảng 3.7. Vị trí khảo sát môi trường đất Error: Reference source not found
Bảng 3.8. Kết quả phân tích môi trường đất khu vực công trình Error: Reference source not
found
Bảng 3.9. Các biến đổi sinh hóa ở người tiếp xúc với thuốc BVTV Error: Reference source not
found
Bảng 3.10. Các triệu chứng nhiễm độc hóa chất BVTV(%) sau khi phun Error: Reference source
not found
Bảng IV- 1. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp Error: Reference source not
found
Bảng 4.6. Dự kiến tiến độ thực hiện công trình Error: Reference source not found
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 2
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TRÌNH
Hiện nay khi đời sống nhân dân đã dần cải thiện, việc quan tâm đến chất lượng
cuộc sống của người dân là hết sức cần thiết đặc biệt là những vùng nông thôn, người
dân không đủ khả năng tự khắc phục môi trường sống. Ô nhiễm môi trường do hóa chất
bảo vệ thực vật tồn lưu đang là một trong những vấn đề môi trường bức bách trong giai
đoạn này. Đối với Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp chiếm ưu thế, từ nhiều năm nay,
việc sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp đã trở thành thói quen của người nông
dân Hà Tĩnh. Trong những năm chiến tranh, lượng hoá chất BVTV được Trung ương
cấp cho Hà Tĩnh tương đối lớn, sau chiến tranh hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi

cho nhiều mục đích như phun thuốc trừ sâu bảo vệ mùa màng, diệt muỗi, diệt chuột,
diệt chấy rận trong một số ngành, lĩnh vực như: Y tế, Nông nghiệp (các nông trường
trang trại, các trạm thú y, các Hợp tác xã nông nghiệp ) đã để lại một khối lượng tồn
lưu khá lớn hóa chất BVTV trên địa bàn. Các loại thuốc tồn lưu hóa chất BVTV bao
gồm rất nhiều chủng loại và ở nhiều dạng khác nhau, từ dạng nước, dạng bột, dạng ống,
dạng lẫn đất và cả các loại không còn nhãn mác, tập trung tại các khu vực như tại các
kho thuốc của ngành Y tế trong chiến tranh; tại kho chứa cũ của các xã, các HTX, các
cơ sở và trong vườn các hộ dân hoặc tại các kho của Chi cục Bảo vệ thực vật, các trạm
bảo vệ thực vật phục vụ nông nghiệp.
Theo ước tính thì lượng hoá chất BVTV tồn lưu đã quá hạn sử dụng hoặc nằm
trong danh mục thuốc cấm sử dụng cần tiêu huỷ ở Hà Tĩnh hiện nay là rất lớn đã làm ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống
sinh hoạt của người dân.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 7838/VPCP-
KTN ngày 14/11/2008 về việc xử lý tiêu huỷ thuốc BVTV tồn đọng ở các tỉnh, Quyết
định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế
hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên
phạm vi cả nước, Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành chương trình của Bộ TNMT triển khai Quyết định số
1946/2010/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số
3233/UBND-NL1 ngày 21/11/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc xử lý tiêu huỷ thuốc
BVTV tồn đọng trên địa bàn, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch
từ nay đến 2015 phải xử lý tiêu hủy toàn bộ hóa chất BVTV tồn lưu trên toàn địa bàn.
Điểm tồn lưu hóa chất BVTV nằm trong khuôn viên Trạm bảo vệ thực vật huyện
Kỳ Anh tại tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà
Tĩnh vốn là kho thuốc tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật kém phẩm chất, quá hạn sử dụng.
Kho thuốc được xây dựng từ năm 1990, thuộc sở hữu của ngành nông nghiệp, phục vụ
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 3
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại

tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh. Lượng thuốc lưu giữ trước đây
chủ yếu DDT, 666, khối lượng thuốc tồn lưu từng lưu giữ tại kho khoảng 80kg.
Kho đã ngừng sử dụng, bỏ hoang từ năm 2007, toàn bộ lượng thuốc trong kho
được thu gom và đem tiêu hủy tại Kiên Giang. Hiện nay chỉ còn kho cũ và một số vật
dụng còn sót lại. Tuy nhiên kho nằm gần khu dân cư, Trong vùng ảnh hưởng có 04 hộ
dân với 18 nhân khẩu và 01 khu tập thể của cán bộ nhân viên trạm bảo vệ thực vật với
06 hộ với 12 nhân khẩu. Vào lúc thời tiết thay đổi gây mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến
cuộc sống của các hộ dân xung quanh. Sự tồn tại của những kho thuốc này cực kỳ nguy
hiểm. Nó có thể gây một số bệnh hiểm nghèo ở con người như suy giảm hệ miễn dịch,
ung thư, biến đổi gen Do đó cần phải tiến hành xử lý, cải thiện môi trường đất là điều
thực sự cần thiết và cấp bách. Xử lý triệt để dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật không
chỉ đem lại môi trường trong sạch mà còn giúp nhân dân xung quanh khu vực tồn dư
hóa chất bảo vệ thực vật yên tâm sinh sống và canh tác, tránh được các căn bệnh hiểm
nghèo do hóa chất gây nên.
Trên cơ sở đó, Chi cục BVMT xây dựng công trình "Xử lý ô nhiễm môi trường
do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn
Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh” tiến tới sẽ hoàn thành xử lý triệt để tồn dư
hóa chất BVTV cho điểm khác trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2015.
1.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT
1. Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, khoá XI và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006;
2. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4, khóa XI và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2004;
3. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ
bản số 38/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông
qua ngày 19/6/2009 tại kỳ họp thứ 5, khóa XII và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/8/2009;

4. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
5. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
6. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị
định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 4
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
trường;
7. Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Ban hành Điều lệ
bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực
vật; Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm kiểm
dịch thực vật.
8. Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô
thị và khu công nghiệp;
9. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất
thải rắn;
10. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ Quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
11. Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ
hoạt động bảo vệ môi trường;
12. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung

về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai;
13. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
14. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;
15. Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
16. Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục
ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực
công ích;
17. Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về việc
Phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước;
18. Quyết định số 2537/QĐ - BTNMT ngày 30/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành chương trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai
Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tưởng Chính phủ;
19. Quyết định số 814/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế lập, thẩm định, phê duyệt, quản
lý và thực hiện các dự án, đề án chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
20. Quyết định số 3133/QĐ-BKHCN ngày 26/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia;
21. Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 5
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại

tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
22. Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
23. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ
sinh lao động;
24. Quyết định số 1970/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 10/11/1999 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành quy trình công nghệ tiêu
hủy thuốc bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ tồn đọng cấm sử dụng;
25. Quyết định số 1972/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 10/11/1999 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành quy trình công nghệ tiêu
hủy thuốc bảo vệ thực vật Clo hữu cơ tồn đọng cấm sử dụng;
26. Quyết định số 10/2007/QĐ-BTNMT ngày 05/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động
quan trắc môi trường không khí xung quanh và nước mặt lục địa;
27. Quyết định số 02/2008/QĐ-BTNMT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động
quan trắc môi trường đất, nước dưới đất và nước mưa axit;
28. Quyết định số 03/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động
quan trắc môi trường nước biển, khí thải công nghiệp và phóng xạ;
29. Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
30. Chỉ thị số 17/2008/CT - TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một
số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003QĐ-TTg ngày 22/4/2003
của Thủ tướng Chính phủ;
31. Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần phải xử lý;

32. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định
chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
33. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
34. Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 hướng dẫn điều chỉnh dự toán
xây dựng công trình;
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 6
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
35. Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
36. Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
điều chỉnh giá và Hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu
và vật liệu xây dựng;
37. Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
38. Thông tư số 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết số 57/NQ-CP
ngày 15/12/2010;
39. Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc
môi trường;
40. Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về
Quản lý chất thải rắn;
41. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại;

42. Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường.
43. Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
44. Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ
công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập;
45. Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn cơ
chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;
46. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của liên Bộ
Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính Hướng dẫn lập dự toán công tác bảo
vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
47. Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Liên Bộ
Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự
nghiệp môi trường;
48. Công văn số 599/UBND - NL
1
ngày 04 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án xử lý, tiêu hủy hóa chất
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 7
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
BVTV tồn lưu;
49. Hợp đồng nguyên tắc số 25 /2011/HĐNT-TNMT ngày 01 tháng 4 năm 2012 giữa
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hà Tĩnh và Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài
nguyên và Môi trường về việc khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường, lập dự án
xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại tiểu khu 4- khối
phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh;
50. Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 01/3/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về

việc ban hành bộ đơn giá quan trắc và phân tích môi trường.
51. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường bao gồm:
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
- QCVN 06/2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại;
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất
bảo vệ thực vật trong đất;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- TCVN 6705-2009: Chất thải rắn không nguy hại - Phân loại;
- TCVN 6706-2009: Chất thải rắn nguy hại - Phân loại;
1.3. THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
1.2. THÔNG TIN CHUNG
 Tên công trình:
CÔNG TRÌNH XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO
VỆ THỰC VẬT TẠI TIỂU KHU 4 - KHỐI PHỐ HƯNG THỊNH - THỊ TRẤN KỲ
ANH - HUYỆN KỲ ANH - TỈNH HÀ TĨNH
 Cơ quan quản lý đầu tư:
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
 Chủ đầu tư:
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ TĨNH
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 8
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
Địa chỉ: Đường Võ Liêm Sơn – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393.851.029; Fax: 0393.693.923
 Đơn vị tư vận lập công trình:
CÔNG TY TNHH MTV KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Địa chỉ: Số 236 Đường Phong Định Cảng- TP Vinh- Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0386.250.236; Fax: 0383.592.198
 Các đơn vị phối hợp thực hiện
+ Đơn vị tư vấn chuyển giao công nghệ: Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Tài
nguyên Môi trường Việt Nam (DTM).
+ Chi cục Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh;
+ UBND huyện Kỳ Anh
+ UBND thị trấn Kỳ Anh
+ Các Sở, Ban, Ngành có liên quan trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo KTKT của công trình là các
nhân viên kỹ thuật, nhà quản lý am hiểu trong các lĩnh vực: kiểm soát ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nước, sinh thái môi trường, công nghệ môi trường, quản lý
môi trường:
Bảng 1.1. Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM
Stt Họ và tên Học vị Chuyên môn, nhiệm vụ
Đại diện Cơ quan tư vấn:
1
Ông Phạm Anh Tuấn
Cử nhân
Giám đốc Công ty TNHH 1TV Kỹ
thuật Tài nguyên và Môi trường
2 Ông Lương Thế Lượng Cử nhân
Địa lý-Địa chính, Phân tích tác động
môi trường

3 Ông Phạm Trung Chính Kỹ sư Khai thác mỏ, Phân tích tác động MT
4 Ông Lê Thành Vinh Kỹ sư
Khai thác mỏ, Biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu tác động xấu
5 Ông Nguyễn Trần Đăng Kỹ sư
Môi trường, Biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu tác động xấu
6 Ông Đặng Văn Mạnh Cử nhân
Môi trường, Chương trình QLMT
và Tham vấn cộng đồng
7 Bà Trần Thị Thu Hằng Thạc sĩ
Sinh học thực nghiệm, Quan trắc
và giám sát môi trường
8 Ông Văn Minh Đức Kỹ sư Kỹ sư Kỹ thuật Môi Trường
 Địa điểm đầu tư
Điểm tồn lưu hóa chất BVTV thuộc khuôn viên Trạm BVTV huyện Kỳ Anh tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh.
 Nguồn vốn
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 9
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
Tổng mức đầu tư: 11.192.624.000 đồng.
(Bằng chữ: Mười một tỷ một trăm chín mươi hai triệu sáu trăm hai mươi tư nghìn
đồng chẵn)
- Ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường
do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước- Phụ lục I - Danh mục
điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng;

- Nguồn vốn trung ương: 5.600.000.000 đồng;
- Các nguồn vốn đối ứng của địa phương: 5.592.624.000 đồng.
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 10
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 17,5 - 18,1 độ vĩ
Bắc; 106, 28 độ Kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Nam và
Tây Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp Biển Đông; có bờ biển dài 63km, Quốc
lộ 1A chạy dọc huyện có chiều dài 56 Km, Quốc lộ 12 nối với cửa khẩu Cha Lo. Diện
tích tự nhiên: 105.429 ha, trong đó 74% diện tích là đồi núi. Dân số 172.738 người, lao
động 88.840 người.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Kỳ Anh tương đối phức tạp, có đầy đủ các dạng địa hình: miền
núi, đồi, đồng bằng và ven biển. Kỳ Anh là một vùng đất nhỏ nằm ở phía đông dãy
Trường Sơn, với phía Nam là dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển nên có đến 80% diện
tích tự nhiên của lãnh thổ là đồi núi và đại hình hẹp và dốc dần từ Tây sang Đông, đồng
bằng chiếm một diện tích nhỏ lại bị chia chia cắt bởi những ngọn núi nằm rải rác ra đến
tận biển.Căn cứ vào đặc điểm địa hình có thể phân huyện Kỳ Anh thành các kiểu địa
hình chủ yếu sau:
Kiểu địa hình núi: Kiểu đia hình này có thể phân thành hai loại:
+ Kiểu núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Núi trung bình uốn nếp khối
nâng lên mạnh là kiểu địa hình tạo thành một dải hẹp nằm dọc theo ranh giới giữa tỉnh
Quảng Bình và Hà Tĩnh. Như vậy, với dạng địa hình dốc thoải, thẳng góc với hướng
gió mùa Đông Bắc, loại gió này khi đi ngang qua biển Đông thì đem lại mưa lớn vào
mùa thu và mùa đông trên những sườn đón gió; do đó trên những sườn này quá trình
xói mòn xạy ra nghiêm trọng, đất chủ yếu là trơ sỏi đá, thảm thực vật che phủ tồn tại rất

khó khăn cho việc giao thông đi lại và khai thác
+ Kiểu núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Đây là kiểu địa hình có diện tích khá lớn
của huyện, nó được hình thành sau vận động Hecxini muộn nhưng ở đới Hoành Sơn bị
chìm ngập ở Mezozoi thượng, đến vận động Kainozoi thì tiếp tục được nâng lên. Nhìn
chung, núi ở đây có độ cao dưới 1000m, mức độ chia cắt yếu, độ dốc của thung lũng từ
15
o
có giảm xuống 7. ở đây có quá trình xâm thực bóc mòn mạnh hơn là chia cắt sâu,
địa hình mềm mại, ít dốc, độ cao các đỉnh núi ít chênh lệch lớn tạo thành một độ cao
trung bình khoảng 400 – 500m. Với địa hình này việc gia thông đi lại cũng bị hạn chế
nhưng lại thuận lợi cho sự phát triển của thực vật.
+ Kiểu địa hình đồi núi: Đây là những thung lung kiến tạo và xâm nhâp với chiều
ngang tương đối rộng, độ cao chủ yếu dưới 30m, bao gồm các thung lũng nằm xen kẽ
với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vỡ vụn. dễ bị xâm thực được phân bỗ
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 11
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
tập trung chủ yếu ởi xã Kỳ Lâm, Kỳ Tây, Kỳ Lạc, Kỳ Trung, Kỳ Tân, Kỳ Hoa; trong đó
phổ biến là các dạng địa hình đồng băng, bãi bồi và thềm sông cổ khá phát triển trên
kiểu địa hình này. Kiểu địa hình nay khá thuận lợi để phát triển nông- lâm nghiệp và
đang được khai thác mạnh.
+ Kiểu địa hình đồng bằng và ven biển:Vùng địa hình đồng bằng Kỳ Anh nằm dọc
ven biển với độ cao trung bình dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ
vùng đồi phía tây, càng về phía nam càng hẹp. nhìn chung, địa hình tương đối bằng
phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn nhỏ trong huyện, phần lớn
là vùng phù sa do hệ thống sông quyền bồi đắp; chính vì vậy mà ở vùng này đất có
thành phần cơ giới từ thịt trung bình và nhẹ, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như
trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Địa hình ven biển thường có những dãi cát dọc theo bờ biển, thỉnh thoảng có

những cồn cát cao là những khu dân cư phía trong nội đồng. Bên cạnh việc khai thác
phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ với sự kết hợp sự xen kẽ cây lá
tràm và thông nhựa.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu - Thủy văn
1. Đặc điểm khí hậu
Huyện Kỳ Anh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của khu vực Bắc
Trung Bộ. Về mùa Đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho khí hậu khu vực
trở nên lạnh và khô hanh. Mùa hè khu vực công trình chịu tác động của gió Tây Nam
khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã biến tính và trở nên khô nóng do hiệu ứng Fơn.
Đặc điểm khí tượng khu vực thực hiện công trình cơ bản như sau:
a. Nhiệt độ không khí
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn Kỳ Anh Hà Tĩnh, xã Kỳ Tân
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10;
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: Trung bình năm: 26,2
0
C.
+ Cao nhất năm: 38,6
0
C
+ Thấp nhất năm: 11,5
0
C.
b. Độ ẩm không khí
Khu vực thực hiện công trình có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm trong vùng tương đối
cao, độ ẩm bình quân dao động từ 75 ÷ 91%, độ ẩm thấp nhất là 47% vào các tháng 5
và 6.
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 12
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 2.1: Độ ẩm không khí
Đặc
trưng
Năm 2011
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB (%) 91 90 93 88 83 72 68 77 84 86 84 90
Min (%) 54 49 49 47 52 53 49 56 57 64 53 68
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh, năm 2011)
- Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng chịu tác động của hai loại
hoàn lưu gió mùa đó là gió mùa Mùa Đông và gió mùa Mùa Hạ.
- Gió mùa mùa Đông: Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, khô và lạnh, thời kỳ
giữa và cuối đông dịch chuyển dần từ hướng Đông Bắc sang Đông Nam mang theo hơi
nước từ biển vào đất liền gây hiện tượng mưa phùn rả rích vào giữa và cuối mùa đông.
- Gió mùa mùa Hạ: Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam và Nam, thường bắt
đầu từ giữa tháng 5, thịnh hành vào tháng 6, 7. Vào mùa này nhiệt độ không khí tăng
cao kèm theo gió lào thổi mạnh khả năng cháy rừng xẩy ra rất lớn.
c. Chế độ mưa, bốc hơi
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.912 mm, số ngày mưa trung bình là 150
ngày/năm. Trong đó có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô, ít mưa từ tháng 11 ÷ tháng 4 và mùa
mưa từ tháng 5 ÷ 10, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 68 ÷ 75% lượng mưa cả năm.
Mưa lớn thường xuất hiện vào các tháng 8, tháng 9 và tháng 10.
Khu vực mỏ là vùng chịu ảnh hưởng của nắng nóng và hiệu ứng gió Fơn khô nóng
của gió mùa Tây Nam nên lượng bốc hơi tương đối lớn. Lượng bốc hơi lớn nhất xuất
hiện vào tháng 7, nhỏ nhất tháng cuối mùa mưa.
Bảng 2.2. Lượng mưa, bốc hơi
Đặc trưng Năm 2011
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa 18.7 17.1 10.5 131.8 195 12.3 19.7 705.4 356.7 826 471 82.7

Số ngày mưa 22 5 14 16 12 4 3 11 17 17 14 8
Lượng mưa
tháng lớn nhất
32.5 6.4 32.2 39.4 81 10 13 573 130 260 297 33
Lượng bốc hơi 39.3 48.8 43.2 76.4 123 222.3 243 160.8 93.5 82.5 87.4 49
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Hà tĩnh, 2011)
d. Nắng và bức xạ
Tổng thời gian chiếu sáng trong năm đo được tại huyện Kỳ Anh của Trung tâm dự
báo khí tượng thủy văn Hà Tĩnh dao động từ 1.237 ÷ 1.668 giờ/năm. Cường độ bức xạ
mặt trời cực đại đạt 1.851 Kcal/năm do độ dài ngày và độ cao mặt trời lớn.
e. Bão
Bão thường xuất hiện đầu tháng 8 và kết thúc vào tháng 11, 12 hàng năm. Theo số
liệu thống kê trong nhiều năm, bình quân mỗi năm Hà Tĩnh có 3 ÷ 6 cơn bão đi qua,
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 13
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
trong đó có 2 ÷ 3 cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp, khu vực công trình nằm gần bờ biển
nên chịu tác động mạnh của gió và bão.
2. Chế độ thủy văn
Khu vực triển khai công trình có mạng lưới thuỷ văn khá phát triển, các sông Trí,
sông Rác ở phía Bắc, sông Quyền ở phía Nam của xã Kỳ Thịnh. Mạng lưới thuỷ văn
với nhiều kênh rạch tương đối dày đặc là điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp
của nhân dân địa phương.
+ Sông Trí: Bắt nguồn từ vùng núi thấp huyện Kỳ Anh, chảy theo hướng Tây
Nam - Đông Bắc đổ ra biển tại Vũng Áng. Diện tích lưu vực F=57 Km
2
, chiều dài sông
L=26 km.
+ Sông Quyền: Bắt nguồn từ vùng đồi núi có cao độ 300 m tại làng Dính, chảy

theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đổ ra biển tại Vũng Áng. Diện tích lưu vực F=216
km
2
, chiều dài sông L=34 km, độ dốc lưu vực i=13,1%. Mật độ lưới sông 1,26 km/km
2
,
hệ số uốn khúc 3,16. Các nhánh lớn của sông Quyền là Khe Lau, Tàu Voi, Thầu Dầu,
Khe Luỹ, Khe nước mặn.
+ Nước dưới đất
Theo các số liệu đánh giá địa chất thuỷ văn của Cục Địa chất Việt Nam cho thấy
vùng Kỳ Anh và khu cảng biển Vũng Áng thể hiện là vùng địa tầng có nước dưới đất
tương đối nghèo. Lưu lượng qua khảo sát một số giếng UNICEF và các giếng đào của
dân chỉ ở mức 0,15 – 2,3l/s. Tổng lưu lượng nước dưới đất có thể khai thác ước tính chỉ
khoảng 1.000 m
3
/ngày đêm.
Theo kết quả điều tra mực nước dọc tuyến và số liệu mưa trạm Kỳ Anh trong khu
vực cho thấy khu vực bị ngập lụt lớn nhất vào các năm: 1984; 1978; 2001; 2010.
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 14
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. HIỆN TRẠNG KHO THUỐC
Điểm tồn dư hóa chất BVTV nằm trong khuôn viên Trạm BVTV huyện Kỳ Anh,
tiểu khu 4, khối phố Hưng Thịnh, thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Kho nằm trên vườn của hộ dân, ranh giới giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp nhà ông Thanh
- Phía Đông Bắc giáp với nhà ông Huyên

- Phía Tây Bắc giáp với nhà ông Vĩnh.
- Phía Tây Nam giáp với khu tập thể của Trạm BVTV huyện Kỳ Anh.
Chi tiết vị trí kho thuốc theo sơ đồ sau:
Hình 3.1. Sơ đồ kho hóa chất BVTV
Ghi chú: 1. Nhà Ông Thành (4 người)
2. Nhà Ông Vĩnh (4 người)
3. Nhà Ông Huyên (4 người)
4. Nhà Ông Thanh (4 người)
5. Khu Tập thể (12 người)
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 15
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
K
h
o
5m
Đi thành phố Hà Tĩnh <= QL 1A
N
Truï sôû
Tập thể
1
2
3
4
4m
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
Kho thuốc được xây dựng từ năm 1990, thuộc sở hữu của ngành nông nghiệp,
trước đây là kho lưu giữ hóa chất bảo vệ thực vật phục vụ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp của huyện Kỳ Anh. Lượng thuốc chủ yếu lưu giữ trước đây chủ yếu DDT, 666,
khối lượng thuốc tồn lưu từng lưu giữ tại kho khoảng 80kg. Kho đã ngừng sử dụng bỏ

hoang từ năm 2007, toàn bộ lượng thuốc trong kho khoảng 80kg (thuốc, bao bì, chai lọ)
được thu gom và đem tiêu hủy tại Kiên Giang. Hiện nay chỉ còn kho cũ là nhà cấp 4 (1
gian, 1 chái), tường gạch dày 20cm, diện tích sàn 4 x 5m, cao bình quân 2,5m mái lợp
ngói nền xi măng. Trong kho còn lưu giữ một số dụng cụ như: gỗ kê, thùng phi, bình
bơm thuốc, bàn, máy động cơ và một ít chai lọ còn sót lại.
Kho nằm gần khu dân cư, trong phạm vi ảnh hưởng có 04 hộ dân với 18 nhân khẩu
và 01 khu tập thể của cán bộ nhân viên trạm bảo vệ thực vật với 06 hộ với 12 nhân khẩu.
Vào lúc thời tiết thay đổi gây mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân
xung quanh. Các hộ dân trong khu vực ảnh hưởng sử dụng nước máy từ năm 2006.
Giao thông đến khu vực tồn lưu tương đối thuận lợi, trạm BVTV nằm cạnh đường
Quốc lộ 1A nên công tác xử lý sau này sẽ thuận lợi.
Để đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường do DDT và hóa chất BVTV, Công
ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lấy mẫu, phân tích
chất lượng mấu đất, nước ở các vị trí và độ sâu khác nhau.
3.2.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
3.2.1.Hiện trạng môi trường không khí
a.Vị trí lấy mẫu
Bảng 3.1. Vị trí khảo sát chất lượng không khí
TT Vị trí Ký hiệu
1 Tại nền kho cũ K
1
2 Giếng nước nhà Ông Thành K
2
3 Giếng nước nhà Ông Vĩnh K
3
4 Giếng nước nhà Ông Huyên K
4
5 Giếng nước nhà Ông Thanh K
5
6 Giếng nước trong Khu Tập thể K

6
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
STT
Thông số
phân tích
Đơn vị Kí hiệu mẫu
K
1
K
2
K
3
K
4
K
5
K
6
1. Nhiệt độ
0
C 30,7 30,5 30,6 31,4 30,8 31,2 -
2. Độ ẩm % 58,4 60,2 59,3 55,8 57,3 54,5 -
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 16
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
STT
Thông số
phân tích
Đơn vị

Kí hiệu mẫu
QCVN
05:2009/
BTNMT
3. Tốc độ gió m/s 1,2 1,5 0,8 1,4 0,5 0,9 -
4. Bụi (TSP) µg/m
3
40,5 42,3 40,7 41,6 40,2 43,4 200
5. CO µg/m
3
987 980 976 984 990 984 5000
6. NO
2
µg/m
3
45,4 45,7 44,8 45,2 46,6 45,3 100
7. SO
2
µg/m
3
56,3 54,5 57,6 57,2 57,5 56,3 125
8. C
x
H
y
µg/m
3
0,02 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005
QCVN
05:2009/

5000
9.
Tiếng ồn
Laeq
dBA 55 57 60 58 54 55
QCVN
26:2010/
70
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tháng 5/2012)
Ghi chú:
(-): Không quy định;
(*): QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
(**): QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
Nhận xét:
Tại thời điểm đo đạc các thông số môi trường không khí đo đạc được nằm trong giới
hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm
Mỗi hộ dân đều có một giếng khoan để lấy nước phục vụ cho việc tưới tiêu, chăn
nuôi, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lấy một số
mẫu nước giếng của các hộ gia đình để phân tích. Kết quả phân tích được thể hiện trong
bảng dưới đây:
Bảng 3.3. Vị trí khảo sát chất lượng nước dưới đất
TT Vị trí Ký hiệu
1 Giếng nước nhà Ông Thành N
1
2 Giếng nước nhà Ông Vĩnh N

2
3 Giếng nước nhà Ông Huyên N
3
4 Giếng nước nhà Ông Thanh N
4
5 Giếng nước trong Khu Tập thể N
5
Khảo sát chất lượng nước dưới đất khu vực tồn lưu HCBVTV, nhóm phân tích đã
tiến hành lấy 05 mẫu nước dưới đất trong các giếng khoan tại 05 nhà dân thuộc khu vực
thực hiện công trình. Vị trí lấy mẫu, đo đạc được trình bày trong bảng 3.4:
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 17
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 3.4. Kết quả phân tích môi trường nước ngầm
TT
Thông số
phân tích
Đơn vị Kết quả
N
1
N
2
N
3
N
4
N
5
1. pH Thang pH 6,94 6,98 7,02 7,15 6,95 5,5 - 8,5 5,5 - 8,5

2. Độ cứng mg/l 120 114 132 125 118 500 300
3. Cl
-
mg/l 54,5 56,0 56,5 57,5 61,5 250 250
4. Man gan mg/l 0,05 0,06 0,05 0,05 0,06 0,5 0,3
5. Sắt mg/l 0,32 0,35 0,36 0,35 0,33 5 0,3
6. Đồng mg/l KPH KPH KHP KPH KPH 1,0 1,0
7. Chì mg/l KPH KPH KHP KPH KPH 0,01 0,01
8. DDT µg/l 0,02 0,03 KPH 0,03 0,04 - 2
9. 666 µg/l 0,01 KPH KPH 0,02 0,05 - 0,2
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tháng 5 /2012)
Ghi chú:
(-): Không quy định;
KPH: Không phát hiện được
QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
Nhận xét:
Kết quả phân tích 5 mẫu nước ngầm gần khu vực tồn dư TBVTV cho thấy: chất
lượng nước các chỉ tiêu phân tích đều có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 09:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
QCVN 01:2009/BYT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Tuy
nhiên, kết quả phân tích mẫu nước giếng của 05 hộ dân trong khu vực tồn lưu hoá chất
bảo vệ thực vật còn phát hiện thấy có 4/5 mẫu nước giếng có hàm lượng thuốc BVTV
DDT và 3/5 mẫu nước giếng có hàm lượng thuốc BVTV 666. Tuy hàm lượng nằm
trong giới hạn cho phép nhưng về lâu dài nếu người dân sử dụng nguồn nước này các
chất độc hại sẽ tích luỹ dần trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
3.2.3. Hiện trạng môi trường nước mặt
Cách Khu tồn lưu thuốc BVTV khoảng 20m có một cái ao nuôi trồng thủy sản,
khi mưa xuống nước mưa cuốn theo các tác nhân ô nhiễm đổ vào khu vực trũng, điều
này có thể làm ô nhiễm nguồn nước trong ao. Để đánh giá hiện trạng môi trường nước

mặt khu vực xung quanh điểm xử lýthuốc BVTV, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài
nguyên và Môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước trong ao để phân tích. Phương pháp
lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu theo các quy chuẩn môi trường Việt Nam và tiêu
chuẩn ISO tương ứng.
 Vị trí lấy mẫu
Bảng 3.5. Vị trí khảo sát chất lượng nước mặt
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 18
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
TT Vị trí Ký hiệu
1 Góc phía Tây nam ao M
1
2 Góc phía Tây nam ao độ sâu 0,5m M
2
3 Góc phía Tây bắc ao M
3
4 Góc phía Tây bắc ao độ sâu 0,5m M
4
 Kết quả phân tích
Bảng 3.6. Kết quả phân tích môi trường nước mặt
STT
Thông số
phân
tích
Đơn vị
Kết quả
QCVN
08:2008/BTNMT
(B1)

M
1
M
2
M
3
M
4
1. pH Thang pH 7,17 7,16
7,17 7,17
5,5 - 9
2. DO mg/l 6,2 6,3
6,3 6,7
≥ 4
3. BOD5 mg/l 7 8
7 7
15
4. COD mg/l 15,5 14,7
15,5 15,5
30
5. TSS mg/l 36,2 37,2
36,4 36,7
50
6. PO4
3-
mg/l 0,25 0,28
0,26 0,25
0,3
7. Tổng N mg/l 16,0 16,5
16,3 16,0

-
8. NO
2
-
mg/l 0,32 0,34
0,32 0,32
0,4
9. NH
4
+
mg/l 0,16 0,16
0,15 0,17
0,5
10. DDT µg/l KPH KPH KPH KPH 0,004
11. 666 µg/l 0,003 0,002
KPH 0,005
0,02
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tháng 5/2012)
Ghi chú:
(-): Không quy định
KPH: Không phát hiện được
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước
mặt.
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu cho thấy:
- Chỉ tiêu hóa lý: Nồng các chỉ tiêu hóa lý nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.
- Các mẫu nước mặt phân tích chưa có dấu hiệu ô nhiễm hoá chất BVTV DDT và
666.
Có thể nói, chất lượng nước mặt ở các vị trí khảo sát chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Môi trường nước mặt tại đây bị tác động không nhiều bởi các nguồn thải gây ô nhiễm.
3.2.4. Hiện trạng môi trường đất
 Vị trí lấy mẫu
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 19
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh

Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại kho hóa chất BVTV tồn lưu
Bảng 3.7. Vị trí khảo sát môi trường đất
1
MĐ1-L01 30
Giữa khu vực nền kho cũ Có mùi
MĐ1-L02 80 - 120
MĐ1-L03 150 - 180
2
MĐ2-L01 30
Cách nền kho cũ 5m về hướng Nam Không mùi
MĐ2-L02 80 - 120
MĐ2-L03 150 - 180
MĐ3-L01 30
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 20
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
K
h
o
Đi thành phố Hà Tĩnh <= QL 1A
Tập thể
Trụ sở
1

2
3
4
N
MĐ1
MĐ2
MĐ5
MĐ3
MĐ4

9
MĐ8 MĐ7
MĐ6
MĐ10
MĐ11
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
MĐ3-L02 80 - 120
MĐ3-L03 150 - 180
4
MĐ4-L01 30
Cách nền kho cũ 5m về hướng
Đông
Không mùi
MĐ4-L02 80 - 120
MĐ4-L03 150 - 180
5
MĐ5-L01 30
Cách nền kho cũ 5m về hướng Tây Không mùi
MĐ5-L02 80 - 120

MĐ5-L03 150 - 180
6
MĐ6-L01 30
Gần đường bê tông, cách nhà ông
Thành 3m về phía Bắc
Không mùi
MĐ6-L02 80 - 120
MĐ6-L03 150 - 180
7 MĐ7-L01 30
Cách nhà Ông Vĩnh 2m về phía
Tây
Không mùi
MĐ7-L02 80 - 120
MĐ7-L03 150 - 180
MĐ8-L01 30
Cách nhà Ông Huyên 3m về phía
Tây
Không mùi
8 MĐ8-L02 80 - 120

MĐ8-L03 150 - 180
9 MĐ9-L01 30
Cách nhà Ông Thanh 3m về phía
Nam
Không mùi
MĐ9-L02 80 - 120
MĐ9-L03 150 - 180
10 MĐ10-L01 30
Cách nhà Ông vĩnh 1m về phía
Đông

Không mùi
MĐ10-L02 80 - 120
MĐ10-L03 150 - 180
11 MĐ11-L01 30
Cách nhà Ông Thanh 1m về phía
Bắc
Không mùi
MĐ11-L02 80 - 120
MĐ11-L03 150 - 180
Kết quả phân tích
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 21
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 3.8. Kết quả phân tích môi trường đất khu vực công trình
TT
Ký hiệu
Mẫu
DDT
(mg/kg)
666
(mg/kg)
Nhóm
Cacbanmat
QCVN
15:2008/BTNMT)
1. MĐ1-L01 1,50 0,41 <0,01 0,01
2. MĐ1-L02 0,8 0,45 0,01
3. MĐ1-L03 0,34 0,27 0,01
4. MĐ2-L01 0,95 0,14 <0,01 0,01

5. MĐ2-L02 0,59 0,17 0,01
6. MĐ2-L03 0,72 0,07 0,01
7. MĐ3-L01 0,94 0,15 <0,01 0,01
8. MĐ3-L02 0,75 0,18 0,01
9. MĐ3-L03 0,43 0,09 0,01
10. MĐ4-L01 1,15 0,18 <0,01 0,01
11. MĐ4-L02 1,03 0,2 0,01
12. MĐ4-L03 0,52 0,09 0,01
13. MĐ5-L01 0,84 0,13 <0,01 0,01
14. MĐ5-L02 0,45 0,18 0,01
15. MĐ5-L03 0,22 0,1 0,01
16. MĐ6 - L01 0,59 0,1 <0,01 0,01
17. MĐ6 - L02 0,37 0,15 0,01
18. MĐ6 - L03 0,05 0,05 0,01
19. MĐ7 -L01 0,43 0,16 <0,01 0,01
20. MĐ7 -L02 0,50 0,19 0,01
21. MĐ7 - L03 0,05 0,08 0,01
22. MĐ8-L01 0,12 0,15 <0,01 0,01
23. MĐ8-L02 0,62 0,17 0,01
24. MĐ8-L03 0,06 0,09 0,01
25. MĐ9-L01 0,48 0,13 <0,01 0,01
26. MĐ9-L02 0,86 0,05 0,01
27. MĐ9-L03 0.09 0,09 0,01
28. MĐ10-L01 0,0075 0,005 <0,01 0,01
29. MĐ10-L02 0,008 0,0075 0,01
30. MĐ10-L03 0.005 0,001 0,01
31. MĐ11-L01 0,005 0,003 <0,01 0,01
32. MĐ11-L02 0,007 0,005 0,01
33. MĐ11-L03 KPH KPH 0,01
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tháng 5/2012)

Ghi chú:
- Nhóm cacbanmat: basa, pandan…
- TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
(-): Không quy định
QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trong đất.
Qua kết quả phân tích chất lượng đất ở khu vực tồn dư TBVTVcho thấy: Mức độ
tồn lưu của hoá chất BVTV trong đất cao hơn rất nhiều lần so với QCVN
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 22
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong đất. Cụ thể:
Mức độ tồn lưu DDT trong đất từ không phát hiện đến gấp 210 lần, 666 từ không
phát hiện được đến gấp 45 lần, nhóm cacbamat nhỏ hơn quy chuẩn Việt Nam
15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong
đất. Một số điểm cách xa nền kho với phạm vi bán kính 8 m thì mức độ tồn lưu DDT ở
mức thấp hơn tuy nhiên vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ra xa với phạm vi bán kính
>12 m thì mức độ tồn dư nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Dựa vào kết quả phân tích ta
có kết luận sau:
Phạm vi ô nhiễm có diện tích khoảng 600 m
2
, trong đó phạm vi ô nhiễm nặng có
diện tích khoảng 250 m
2
, khu vực xung quanh bị ô nhiễm nhẹ.
Do thời gian lưu giữ lâu ngày, vì vậy thuốc BVTV đã phát tán vào đất gây ô
nhiễm lớp đất với chiều sâu tồn lưu là 2,5m trong đó chiều sâu tồn lưu ở mức độ cao là
1,6m, còn lại là tồn lưu ở mức độ nhẹ. Khu vực bị ô nhiễm hóa chất BVTV chủ yếu là

các hóa chất BVTV như: Lindan, DDT và Wofatox.
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỚI MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Từ lâu cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội thì việc sử dụng hoạt
chất hóa chất bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng càng gia tăng. Do việc quản
lý, bảo quản và sử dụng hóa chất BVTV dùng trong nông nghiệp còn chưa được chặt
chẽ nên một số loại hóa chất BVTV ngoài danh mục được phép sử dụng vẫn lưu hành
rộng rãi. Tồn lưu hóa chất BVTV cấm và hạn chế sử dụng trong môi trường đất, nước,
không khí, động vật, thực vật ở các vùng nghiên cứu đáng lo ngại, cần tiếp tục áp dụng
các biện pháp can thiệp.
Hóa chất BVTV khi sử dụng cho cây trồng được cây trồng hấp thụ một phần còn
một phần bị rửa trôi theo nước mưa xuống các sông ngòi hoặc thấm vào đất. Dư lượng
hóa chất BVTV trong thực phẩm, đất, nước cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường thiên
nhiên như thay đổi thành phần của đất, tác động đến động vật thủy sinh trong các
ruộng, ruộng rau, thay đổi cấu trúc các loại côn trùng và có thể là nguyên nhân gây
bùng nổ các loại dịch bệnh khác trong nông nghiệp Đặc biệt, việc sử dụng hóa chất
BVTV không thực hiện đúng các quy trình bảo hộ lao động đã ảnh hưởng rất lớn tới
sức khỏe con người như: gây rối loạn nội tiết, ung thư, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh
ngoài da, bệnh phổi.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, vấn
đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất trong nông nghiệp đang trở
nên nghiêm trọng. Việc sử dụng ngày càng nhiều các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó
phấn hủy (POP) và các loại hóa chất BVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu
các loại hóa chất này trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, không khí và môi trường
ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc thức ăn bởi hóa chất BVTV cùng với các loại bệnh tật
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 23
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
do ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân

hàng đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay.
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất BVTV bao gồm độc tính, đặc
tính vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn
cảm của cá nhân, tác hại tổng hợp của các yếu tố này và thời gian tiếp xúc.
3.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
Sử dụng hóa chất BVTV là chìa khóa của sự thành công trong cách mạng xanh,
đảm bảo nhu cầu về lương thực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều người đã lo
ngại về ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến môi trường. Lo ngại này không chỉ ở những
nước phát triển mà ngày càng trở thành vấn đề quan trọng ở những nước đang phát triển
như ở Việt Nam.
Thật vậy khi người nông dân áp dụng công nghệ hiện đại, các loại hóa chất
BVTV được sử dụng rộng rãi hơn thì nhiều vấn đề môi trường nảy sinh:
- Chất lượng môi trường nước, đất bị suy giảm bởi thuốc trừ sâu và nitrat (NO
3
-
) tác
động xấu tới các động vật hoang dại và làm suy thoái các hệ sinh thái.
- Gây độc hại cho bầu khí quyển bởi các loại khí amoniac (NH
3
), nitơ ôxit; mêtan
và nhiều chất khác sinh ra từ quá trình đốt, làm suy giảm tầng ôzôn làm trái đất nóng
lên và gây ô nhiễm bầu khí quyển.
- Sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên gây suy thoái nước ngầm, mất dần
các loại động vật và các nguồn lương thực tự nhiên, làm mất khả năng hấp thụ phế thải
của chúng, dẫn đến lụt lội và mặn hóa.
- Làm xuất hiện những tai biến mới về sức khỏe trong các ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm và hóa học nông nghiệp.
Ở Việt Nam hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV đã trở thành vấn
đề cần được quan tâm. Các loại hóa chất BVTV đã và đang là những nguyên nhân đóng
góp vào việc làm giảm số lượng nhiều loại sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh

học, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Hiện trạng sử dụng tùy tiện các loại hóa chất BVTV đã gây xáo trộn trong hệ sinh
thái. Hóa chất BVTV có mức độ tác động khác nhau đến các loài của quần thể sinh vật.
Hậu quả trực tiếp của những tác động này gây khó khăn trong công tác bảo vệ thực vật,
làm xuất hiện tính kháng thuốc, gây hại cho thiên địch tự nhiên của sâu bệnh, gây hiện
tượng bùng phát dịch, xuất hiện những loại sâu hại mới và đôi khi khá nguy hiểm.
Thành phần thiên địch của sâu hại hệ sinh thái ruộng lúa ở Việt Nam khá phong
phú nhưng hiện nay đã giảm sút nghiêm trọng. Căn cứ kết quả điều tra, định loại của
Trung tâm tư vấn Công nghệ môi trường- Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt
Nam đã thu thập được: 129 loài ký sinh, 186 loài côn trùng và nhện ăn thịt, 6 loài vi
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 24
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo KTKT: Công trình xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại
tiểu khu 4- khối phố Hưng Thịnh- thị trấn Kỳ Anh- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
sinh vật gây bệnh cho sâu hại lúa và một số cây trồng khác. Nhưng hiện nay số loài sinh
vật có lợi giảm đi đáng kể do sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu không hợp lý.
Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng một số hóa chất BVTV có độc tính mạnh
như Wofatoc và Bassa với liều lượng trung bình khoảng 20 ml/sào (thay đổi từ 10 – 20
ml/sào) đã gây ảnh hưởng tới sinh thái giun đất, một số loại sinh vật có lợi cho việc trồng trọt
như xua đuổi chúng xuống lớp đất sâu, hoặc làm chết giun, làm giun bỏ chạy gây hỏng hệ
sinh thái đất và gây thoái hóa cây trồng.
Lượng hóa chất BVTV tồn dư trong đất gây hại đến các vi sinh vật trong đất làm
nhiệm vụ phân hủy, chuyển hóa chất hữu cơ thành chất khoáng đơn giản hơn cho dinh
dưỡng cây trồng là một cách giá tiếp tác động đến cây trồng. Mặc dù độ hòa tan của hóa
chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tưới tiêu, gây ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm và nước vùng cửa sông ven biển nơi hệ thống tưới tiêu đổ vào.
Thuốc trừ sâu tích lũy trong mô của các vi sinh vật đáy vùng ven biển châu thổ
Sông Hồng. Do quá trình lọc nước thụ động, thuốc trừ sâu từ môi trường xung quanh sẽ
theo mùn bã hữu cơ theo nước đi vào cơ thể sinh vật và được tích tụ trong cơ thể sinh
vật ngày càng nhiều.

Nhiều loài cá và động vật thân mềm tích tụ một số hóa chất độc hại trong cơ thể.
Người ta tìm thấy trong cơ thể cá một lượng DDT rất lớn. Một số loại hóa chất có tính chất
bền vững và có thể tồn tại trong môi trường biển một thời gian dài.
Rất nhiều loại hóa chất BVTV có khả năng bay hơi và thăng hoa, ngay cả thuốc
có khả năng bay hơi ít như DDT cũng có thể bay hơi vào trong không khí, đặc biệt
trong điều kiện khí hậu nóng ẩm có thể vận chuyển đến những khoảng cách xa, đóng
góp vào việc ô nhiễm hóa học toàn cầu.
3.3.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
Không phải tất cả các lượng hóa chất BVTV được sử dụng đều đạt được mục đích
diệt trừ sâu hại.
Phạm Bình Quyền, 1995 đã tiến hành điều tra các tai biến của hóa chất BVTV đối
với sức khỏe con người ở 2 Bệnh viện đa khoa Bắc Thái và bệnh viện Trung ương Huế
đã đi đến kết luận:
- Ngộ độc thuốc trừ sâu trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng.
- Đối tượng bị ngộ độc ngoài nông dân, các thành phần khác cũng chiếm tỷ lệ
đáng kể.
Trong những năm gần đây do cơ chế thị trường, thuốc trừ sâu được bán rộng rãi
và nhịp độ sử dụng gia tăng nên đã gây hậu quả nghiêm trọng.
Viện Y học và vệ sinh môi trường Bộ Y Tế nghiên cứu ở người tiếp xúc với hóa
chất BVTVcho thấy những triệu chứng hay gặp nhất là nhức đầu 41- 64%, chóng mặt
Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh 25
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

×