Tải bản đầy đủ (.ppt) (98 trang)

Bài thuyết trình cơ sở văn hóa việt nam (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.55 KB, 98 trang )

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ
VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VĂN HOÁ VIỆT NAM
1.1. Văn hóa và những đặc trưng, chức năng của nó
1.1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.2. Những đặc trưng và chức năng của văn hoá
1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn minh
1.3. Văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
1.4 Cấu trúc của hệ thống văn hoá
1.5. Các loại hình văn hoá
1.6. Điều kiện hình thành văn hoá Việt Nam
1.6.1. Tự nhiên
1.6.2. Lịch sử - xã hội
1.6.3. Con người- Chủ thể của văn hoá Việt Nam
Chương 2
DIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Văn hoá Việt Nam thời tiền sử
2.2. Văn hoá Việt Nam thời sơ sử
2.3. Văn hoá Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên
2.4. Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX)
2.5. Văn hoá Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945
2.6. Văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Chương 3:
CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM
3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc
3.2. Vùng văn hóa Đông Bắc
3.3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ
3.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
3.5. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
Chương 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ
VIỆT NAM


4.1. Văn hoá nhận thức
4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương; nguyên lý Ngũ
hành; Hà đồ và Lạc thư; Tứ tượng và bát quái; lịch pháp và hệ
đếm can - chi
4.1.2. Nhận thức về con người: Con người tự nhiên và con người
xã hội
4.2. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể
4.2.1. Tổ chức gia đình, gia tộc
4.2.2 Tổ chức nông thôn
4.2.3. Tổ chức đô thị
4.2.4. Tổ chức quốc gia
4.2.5. Tổ chức giáo dục và khoa cử
4.3 Sinh hoạt Văn hoá
4.3.1.Tín ngưỡng
4.3.2.Phong tục
4.3.3. Lễ hội
4.3.4. Lễ tết
4.3.5. Luật tục
4.3.6.Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
4.3.7.Nghệ thuật thanh sắc và hình khối.
4.4. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên
4.4.1 Tận dụng môi trường tự nhiên
4.4.2.Đối phó với môi trường tự nhiên
4.5. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội
4.5.1.Giao lưu với Ấn Độ: Ấn Độ giáo,Bà la môn giáo, Phật
giáo tiểu thừa.
4.5.2. Giao lưu với Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại
thừa.
4.5.3. Giao lưu với Phương Tây: Thiên Chúa giáo.
4.5.4. Hồi giáo với văn hoá Việt Nam

KẾT LUẬN:
Văn hoá và phát triển
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam
4.5.2.Giao lưu với Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại
thừa.
4.5.3.Giao lưu với Phương Tây: Thiên Chúa giáo.
4.5.4.Hồi giáo với văn hoá Việt Nam
KẾT LUẬN:
Văn hoá và phát triển
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam
Học liệu
Học liệu bắt buộc:
1. Trần Quốc Vượng (chủ biên) Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội, 1996.
2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB TP HCM, 1996.
3. Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Trẻ, TP HCM, 1999.
Tài liệu tham khảo:
1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB VHTT, Hà Nội,
2002.
2.Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh,1990.
3. Lương Duy Thứ (chủ biên), Đại cương văn hoá Phương Đông, NXB
Giáo dục, Hà Nội 1996.
4.Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Phong tục tập quán các dân tộc
Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội,1997
Chương I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN MINH
1.Khái niệm chung và định nghĩa về văn hóa.
- Hiện nay có khoảng 400 định nghĩa về văn hóa.
-

Từ văn hóa có nhiều nghĩa:
-
+ Nghĩa thông dụng: VH chỉ học thức (trình độ văn hóa)
-
+ Nghĩa chuyên biệt: Chỉ trình độ của một giai đoạn (văn hóa
Đông Sơn).
-
+ Nghĩa rộng: VH bao gồm tất cả những sản phẩm tinh vi, hiện
đại cho đến những tín ngưỡng, phong tục, đời sống…
1.1. Khái niệm văn hóa
Ở phương Đông khái niệm văn hoá bắt nguồn từ tiếng
Hán, văn là văn vẻ (ý đẹp lời hay) hoá là sự biến đổi
giáo hoá… Chính vì vậy phương Đông khái niệm văn
hoá biểu hiện thế ứng xử đẹp, vẻ đẹp của con người
nặng về văn hoá chuẩn mực, đạo đức xã hội.
Văn hoá là nét đẹp, thế ứng xử đẹp. Nhà triết học nhìn
nhận văn hoá dưới dạng chinh phục nhận thức thế giới
thiên nhiên, con người trong quá trình lịch sử. Nhà
dân tộc học nhìn nhận văn hoá dưới dạng những sắc
thái văn hoá đặc thù của dân tộc. Nhà văn hoá học
nhìn nhận văn hoá dưới góc độ sáng tạo văn hoá của
nhân loại. Nhà sử học nhận thấy tiến trình phát triển
văn hoá- lịch sử con người => Chính vì vậy cách tiếp
cận về khái niệm văn hoá rất đa tuyến và nhiều chiều.
Từ "văn hóa” có nhiều nghĩa, nó được dùng để
chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác
nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo
nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn
hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa
chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một

giai đoạn (văn hóa Đông Sơn),
- E.B.Taylor định nghĩa văn hoá : “Văn hoá hiểu
theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể
bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, luật pháp, phong tục và những khả năng
tập quán khác mà con người có được với tư
cách là một thành viên của xã hội.
- Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết:
"Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những
kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với
những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì
làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những
sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu
thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại
Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp
năm 1970 tại Venise“.
-
Theo ông Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống
hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động,
vật thể và phi vật thể …) do con người sáng tạo và tích
luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình. Định nghĩa này được tiếp cận và phan tích
theo bốn đặc trưng sau:
+ tính hệ thống: không nghiên cứu đơn lẻ, chỉ cộng đơn
thuần mà theo hệ thống, theo tổng thể.
+ tính giá trị: VH chứa các giá trị, là thước đo nhân bản
của con người và xã hội.
+ tính lịch sử: VH hình thành qua quá trình lâu dài, tích

lũy từ nhiều thế hệ, là chiều dày và bề sâu của văn hóa.
+ tính nhân sinh: VH là phần giao thoa giữa con người và
tự nhiên
Ban đầu khái niệm văn hoá là từ gốc La tin
(culture) có nguồn gốc là vun trồng. Khái niệm
văn hoá của phương Tây nặng về chinh phục, cải
tạo tự nhiên. Sau này nó phát triển và lý giải theo
nhiều cách khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận.
Văn hoá là biểu hiện của phương thức sống của
con người. Sở dĩ có có trên 400 định nghĩa về văn
hoá bởi có nhiều ngành khoa học khác nhau tìm
hiểu về văn hoá, lấy văn hoá làm đối tượng nghiên
cứu.
Một số định nghĩa khác về VH:
-Văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo
ra, là nhân hóa.
-Văn hóa là tất cả những gì không phải của tự
nhiên.
-Văn hóa là cái gì phân biệt được con người ta
với các sinh vật khác, là cái phần của môi
trường do con người sáng tạo ra.
-Văn hóa là đối lập với tự nhiên
Con người mong muốn càng ngày càng trở
nên con người hơn . Edouard Herriot ( từng là
Ngoại trưởng Pháp) nói: “Văn hóa là cái còn lại
khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu
khi người ta đã học tất cả” ( La culture c’ est ce
qui rest quand on a tout oublié, c’ est ce qui
manque quand on a tout appris).

1.2. Những đặc trưng và chức năng của văn hoá :
Trước đây người ta chia VH thành hai lĩnh vực vật chất
và tinh thần, UNESCCO phân chia VH thành hai lĩnh
vực văn hoá hữu thể - văn hoá vô thể, văn hoá vật thể -
phi vật thể…Theo định nghĩa của GS. Trần Ngọc Thêm
VH có 4 đặc trưng sau:
-
Tính hệ thống
-
Tính giá trị
-
Tính nhân sinh
-
Tính lịch sử
VH có 4 chức năng sau:
- Tổ chức xã hội (tăng độ ổn định của xã hội)
- Điều chỉnh xã hội (duy trì trạng thái cân bằng)
- Chức năng giao tiếp
- Chức năng giáo dục
2. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn minh
Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng "văn minh"
(civilization, civilisation) như một từ đồng nghĩa với
"văn hóa". Thực ra, như Viện sĩ D. Likhachov [1990] có
nhận xét, "đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan
mật thiết với nhau, song không đồng nhất. Văn hóa giàu
tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn thuở;
trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt
cuộc sống sao cho tiện lợi". Nói đến văn minh, người ta
chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất. Văn minh là
giai đoạn phát triển của xã hội đối lập với giai đoạn

mông muội, dã man. Theo quy luật tất cả các dân tộc sẽ
bước vào thời đại “văn minh” sau khi đã trải qua giai
đoạn ”mông muội, dã man”.
Đối với nền văn minh nhân loại thì chính trị
được xuất hiện như nền tảng đầu tiên. Bởi lẽ khi
con người quần tụ lại thành xã hội, thì điều thiết yếu
đầu tiên là làm sao con người có thể cùng chung
sống với nhau một cách an ninh, và thế là chính trị
xuất hiện. Aristote nói: “Chính trị là nghệ thuật
quyền lực mạnh nhất”.
Văn minh là sự giao thoa, giao tiếp các giá trị của toàn thể nhân loại
trong đời sống của mỗi dân tộc. Văn minh chủ yếu liên quan đến
kỹ thuật làm chủ thế giới, biến đổi thế giới sao cho đáp ứng đòi
hỏi của con người. Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau
trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao
trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh
thiên về các giá trị vật chất mà thôi.
Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa
luôn luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là
một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình độ phát triển của văn
hóa; từ "văn minh" có thể được định nghĩa khác nhau trong các từ
điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói
đến "trình độ phát triển".
Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như vào thế kỷ
XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh
thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu,
nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính. Một dân tộc có
trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hóa nghèo nàn,
v̀à ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa
phong phú.

Sự khác biệt về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương
Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây
đô thị. Các nền văn hóa cổ đại hình thành từ trên hai nghìn năm
trước công nguyên như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa đều
là sản phẩm của phương Đông. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất
là văn hóa Hy Lạp thì cũng sau các nền văn hóa phương Đông cổ đại
tới hàng nghìn năm (thế kỷ XI-III trước công nguyên) và được hình
thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa
phương Đông gần nó nhất là Ai Cập và Lưỡng Hà – từ hệ thống thần
thoại, lịch pháp cho đến chữ viết – chỗ nào cũng thấy dấu ấn của ảnh
hưởng phương Đông. Về vị trí và đặc điểm kinh tế thì các nền văn
hóa phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là
những nơi sản xuất nông nghiệp.
Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ "văn hóa" bắt nguồn từ chữ
cultus tiếng La-tin có nghĩa là "trồng trọt". Từ trồng trọt phát triển ra
nghĩa chăm sóc (cây cối), từ "chăm sóc (cây cối)" dẫn đến chăm sóc
(con người) = giáo dục. Trong khi đó thì từ "văn minh" trong các
ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ civitas tiếng La-tin có
nghĩa là "thành phố".
Nghĩa gốc này kéo theo mình hàng loạt từ và nghĩa phái sinh trong các
ngôn ngữ châu Âu: "thị dân", "công dân" (civilis) , từ đó đến
civilisation, civilization là "làm cho trở thành đô thị”, đầy đủ tiện nghi
như đô thị (= văn minh).
Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử
dẫn đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc,; còn văn
minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả
nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến,
lây lan.
Như vậy, VĂN MINH (văn = vẻ đẹp, minh = sáng) là khái niệm mang tính
quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển

nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất.
Ở Việt Nam còn có các khái niệm "văn hiến" và "văn vật". Từ điển thường
định nghĩa văn hiến là "truyền thống văn hóa lâu đời", còn văn vật là
"truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch
sử", "công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử". So sánh các
định nghĩa này, ta thấy "văn hiến" và "văn vật" thực ra chỉ là những
khái niệm bộ phận của "văn hóa", chúng chỉ khác văn hóa ở độ bao quát
các giá trị:
Văn hiến là văn hóa thiên về "truyền thống lâu đời", mà
truyền thống lâu đời còn lưu giữ được không bị chiến
tranh và thời gian hủy hoại chính là các giá trị tinh thần,
còn văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất
(nhân tài, di tích, công trình, hiện vật).
Chính vì vậy mà ông cha ta thường nói đất nước ta có
hàng ngàn năm văn hiến (chứ không nói văn vật, vì
trải qua hàng ngàn năm, phần lớn các giá trị vật chất đã
bị tàn phá, nhưng lại nói Hà Nội - Thăng Long ngàn
năm văn vật (vì trong 1000 năm trở lại đây, từ khi Lý
Công Uẩn định đô ở Thăng Long, các giá trị vật chất
còn lưu giữ được nhiều).
Phương Tây không có hai khái niệm "văn hiến" và "văn
vật", cho nên hai khái niệm này không thể dịch ra các
ngôn ngữ phương Tây được. Văn vật và văn minh tuy
cùng thiên về giá trị vật chất, nhưng lại khác xa nhau.
3. Cấu trúc của hệ thống văn hóa:
3.1. Lịch sử vấn đề
Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất
đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cấu trúc này
không sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể
cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn

hóa.
+ L. White phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã
hội và tư tưởng.
+ Đào Duy Anh dựa theo F. Sartiaux mà chia văn hóa thành ba
phần: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức.
+ Nhóm Văn Tân thì phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội
và văn hóa tinh thần; nhưng văn hóa xã hội (phong tục, tập
quán ) đâu có nằm ngoài văn hóa tinh thần? M.S. Kagan cũng
chia văn hóa ra ba thành tố, trong đó, bên cạnh văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật; nhưng có nghệ thuật
nào lại không phục vụ các nhu cầu tinh thần?

×