Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nhung qua dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.43 KB, 4 trang )

Tên bài dạy: Những quả đào – tiết 2 (SGK, trang: 91)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh
hưởng của phương ngữ.
- Học sinh ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc diễn cảm, biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua giọng đọc.
2. Kỹ năng:
- Hiểu nghĩa các từ khó: Cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt, tiếc rẻ, thèm…
- Hiểu nội dung bài đọc: Nhờ những quả đào mà người ông đã biết được tính nết
của từng cháu mình. Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan,
biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân
hậu.
3. Thái độ: học sinh yêu thích môn học, vận dụng bài đọc vào cuộc sống, rèn
luyện nhân cách của bản thân qua bài đọc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
1. Phương pháp dạy – học: Phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại,
phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành – luyện tập.
2. Phương tiện dạy – học:
- Bảng phụ viết các câu cần luyện đọc.
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
{
Ổn định lớp: Cả lớp hát một bài hát. ( 1 phút)
1. Kiểm tra bài cũ: “Những quả đào” tiết 1 ( 3 phút)
- Gọi 2 học sinh lên bảng diễn cảm đoạn 4 bài “Những quả đào”
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét kiểm tra bài.
2. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
- Các em vừa luyện đọc bài tập đọc “Những quả đào”. Em nào có thể nhắc lại
trong câu chuyện có bao nhiêu nhận vật? Đó là ai?


- Bây giờ để biết khi nhận được những quả đào các bạn nhỏ đã làm gì? chúng ta sẽ
cùng đi tìm hiểu bài.
3. Bài mới: ( 24 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
{
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, đặt câu hỏi
hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Câu 1: Người ông đã dành những quả
đào cho ai?
- Dán câu hỏi 1 lên bảng, yêu cầu học sinh
đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Nhận xét, chốt lại, dán câu trả lời lên
bảng, yêu cầu học sinh lặp lại.
Câu 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với
những quả đào?
- Dán câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc nhanh
đoạn 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi:
+ Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào ông
cho?
+ Cô bé Vân đã làm gì với quả đào ?
+ Việt đã làm gì với quả đào ông cho?
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời của câu hỏi
2, yêu cầu học sinh lặp lại.
Câu 3: Nêu nhận xét của ông về từng
cháu. Vì sao ông nhận xét như vậy?
- Dán các câu hỏi chi tiết cho câu hỏi 3 lên
bảng. Yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm đôi (3
phút) để trả lời các câu hỏi:
+ Ông nhận xét gì về Xuân? Vì sao ông

nhận xét như vậy?
+ Ông nhận xét gì về Vân? Vì sao ông nhận
xét như vậy?
+ Ông nhận xét gì về Việt? Vì sao ông nhận
- Lắng nghe.
- Đọc câu hỏi, đọc đoạn 1 và trả lời
Người ông dành những quả đào cho vợ
và ba đứa cháu nhỏ.
- Nhận xét.
- lặp lại câu trả lời đúng.
- Đọc câu hỏi, đọc bài và trả lời từng câu
hỏi mà giáo viên nêu.
- Nhận xét:
+ Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt đem
trồng vào một cái vò.
+ Vân đã ăn hết đào của mình rồi đem
hạt vứt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn hết
mà vẫn còn thèm.
+ Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm.
Sơn không nhận, cậu đặt quả đào trên
giường bạn rồi trốn về.
- Nhận xét.
- Lặp lại câu trả lời đúng.
- Hoạt động nhóm
- 3 nhóm phát biểu
+ Ông nhận xét mai sau Xuân sẽ làm
vườn giỏi vì khi ăn đào Xuân thấy đào
ngon nên đã đem hạt trồng để sau này
có một cây đào có quả thơm ngon như
thế.

+ Ông nhận xét Vân còn thơ dại quá vì
Vân háu ăn, đã ăn hết phần của mình
vẫn còn thèm, chẳng suy nghĩ gì ăn xong
rồi vứt hạt đi luôn.
+ Ông khen Việt là một người có tấm
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- Lớp chúng ta vừa học bài gì?
- Người ông đã dành những quả đào cho ai?
- Xuân đã làm gì với quả đào ông cho? Ông đã nhận xét Việt như thế nào? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và xem lại nội dung của bài, chuẩn bị bài học mới
“Cây đa quê hương”.
Ngày duyệt: Ngày 04 tháng 04 năm 2011 Ngày soạn: Ngày 1 tháng 04 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn Người soạn
Trần Thị Hồng Thu Lê Thúy Thu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×