I. MỞ ĐẦU:
Hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực quan trọng cần được Nhà nước cũng
như toàn xã hội quan tâm hàng đầu bởi gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi
nuôi dưỡng con người cả nhân cách và thể chất. Chính vì thế mà Nhà nước ta đã
có rất nhiều những quy định để đảm bảo sự bình đẳng trong hôn nhân và gia
đình, đặc biệt là trong quan hệ giữa vợ và chồng. Xét trong mối quan hệ giữa vợ
và chồng, chúng ta không thể không nói tới vấn đề tài sản, và đặc biệt là tài sản
riêng. Vấn đề tài sản riêng và sự hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng đã làm
này sinh rất nhiều vướng mắc trong quan hệ giữa vợ và chồng cũng như với các
cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề này.
II.NỘI DUNG:
1. Tài sản riêng – xác định tài sản riêng:
Luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định vợ, chồng có quyền có tài sản
riêng. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng là những tài sản mà vợ hoặc chồng có
trước thời kì kết hôn, tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế, tặng cho riêng
trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ hoặc chồng chia từ khối tài sản chung của
vợ chồng trong thời kì hôn nhân và những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó,
đồ dùng, tư trang cá nhân. Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
“1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản
được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của
Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản
chung.”
1
Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là
phù hợp với chế định quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đã được hiếp
pháp thừa nhận. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì vợ hoặc chồng có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt độc lập không phụ thuộc vào ý chí của người kia.
(Khoản 1 Điều 33). Vợ, chồng tự quản lí tài sản riêng của mình, trong trường
hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ
quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó (khoản 2,
Điều 33). Và nghĩa vụ về tài sản riêng của mỗi người được thanh toán từ tài sản
riêng của người đó(khoản 3 điều 33).
Nhưng trong việc sử dụng tài sản riêng, Luật hôn nhân và gia đình quy định
vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, trong thời kì hôn
nhân có những trường hợp xảy ra thì việc định đoạt tài sản riêng sẽ bị hạn chế.
2. Cơ sở pháp lí của quyết định hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của
vợ hoặc chồng:
Trong thời kì hôn nhân, tuy luật hôn nhân và gia đình có quy định vợ chồng
có quyền định đoạt tài sản riêng của mình nhưng trong một số trường hợp quyền
này bị hạn chế như: vợ chồng chung sống mà tài sản chung của hai người không
đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì tài sản riêng của mỗi người có
thể bắt buộc phải đưa vào sử dụng; hoặc hoa lợi, lợi tức phát sinh khi sử dụng tài
sản riêng của vợ hoặc chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định
đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Việc hạn chế
quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hoặc chồng được quy định rõ tại khoản 4 và
khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu
của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
2
5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử
dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của
gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ
chồng.”
Theo khoản 4 điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: tài sản riêng của vợ
hoặc chồng sẽ được sử dung dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong
trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Hơn nữa theo phong tục Việt
Nam, không có sự phân chia tài sản riêng của vợ chồng, trên thực tế trong cuộc
sống nhiều cặp vợ chồng tài sản riêng vẫn được đưa vào sử dụng chung mà
không cần hỏi ý kiến người kia. Và đặc biệt khoản 5 Điều 33 là một quy định
xuất phát từ thực tế nhằm đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định. Mặc dù theo luật
định, vợ chồng có quyền có tài sản riêng, nhưng thực tế, cuộc sống chung của vợ
chồng thường không phân biệt các tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng,
và quy định trên nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống chung của vợ chồng,nghĩa vụ
chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Như
vậy, phù hợp với mục đích của hôn nhân xã hội chủ nghĩa, cũng là đảm bảo lợi
ích chung của cả xã hội, vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội
mới tốt. Sự tồn tại bền vững của gia đình là cơ sở tạo cho xã hội ổn định và phát
triển.Nội dung của điều khoản này không những đi từ thực tế hiện nay mà còn
xuất phát từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gia đình là tổ ấm, là nơi mà
các thành viên che chở, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau.
Vấn đề đặt ra là liệu khoản 5 điều 33 trong Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 có mâu thuẫn với quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng hay không?
Câu trả lời là quy định như vậy là phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.
3
Cuộc sống chung giữa vợ chồng đòi hỏi sự gắn kết lâu dài, bền vững, hạnh
phúc dựa trên sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Trách nhiệm vun đắp, xây dựng
hạnh phúc gia đình, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nghĩa vụ nuôi dạy con cái
thuộc về cả hai vợ chồng. Khi những nhu cầu thiết yếu để duy trì cuộc sống gia
đình không thể được đáp ứng đủ bằng tài sản chung thì vợ, chồng có tài sản
riêng không thể bỏ mặc, không quan tâm. Họ cần phải sử dụng tài sản riêng của
mình để tạo ra nguồn thu nhập nhằm bảo đảm cho cuộc sống gia đình tồn tại và
phát triển. Sự thực là khi đem tài sản riêng của mình đưa vào để sử dụng chung
cả hai bên đều cho là đúng, hợp tình hợp lý không hề cần một giấy tờ ghi nhận
nào cả, hai bên coi đó như điều hiển nhiên, ta có thể coi đó là sự thỏa thuận
ngầm. Điều này hoàn toàn hợp lý cả về mặt đạo đức lẫn quy định pháp luật,
xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân .
Những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng khi đã được đưa vào sử
dụng chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, có nghĩa là nếu “cắt bỏ” những
hoa lợi, lợi tức đó thì đồng nghĩa với việc cuộc sống chung của gia đình sẽ
không thể tồn tại được. Theo điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 cũng đã nói rõ về việc xác lập, thực hiện,
chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng thì sự
thoả thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có
chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...). Có nghĩa là
không ai có quyền đơn phương định đoạt tài sản đó đây không phải là duy trì sở
hữu cá nhân mà là cơ sở để đảm bảo duy trì đời sống gia đình, là cơ sở để ràng
buộc trách nhiệm vợ chồng với gia đình. Những tài sản đã chi dùng cho gia đình
thì người có tài sản không có quyền đòi lại nữa. Vì vậy, người vợ hoặc chồng có
tài sản riêng đó cần phải suy xét, cân nhắc vừa vì lợi ích riêng của mình vừa vì
lợi ích chung của gia đình. Điều này cũng có nghĩa rằng, khi vợ hoặc chồng định
4
đoạt tài sản riêng của mình, thì nhất thiết phải có sự thỏa thuận của người kia.
Quy định này còn xuất phát từ cách điểu chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình,
đó là: các chủ thể khi thực hiện quyền của mình phải xuất phát từ lợi ích của gia
đình, tạo điều kiện để gia đình làm tốt chức năng xã hội của nó.
3. Những vướng mắc khi thực hiện quyết định hạn chế quyền định đoạt tài
sản riêng của vơ hoặc chồng:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định rất rõ ràng về việc hạn chế
quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng trên thực tế khi thực hiện
thì đã nảy sinh không ít vướng mắc kể cả từ phía hai bên vợ chồng hay là từ phía
cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp xảy ra.
Khoản 5 điều 33 quy định:”tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào
sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của
gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của hai vợ
chồng”. Như vậy , theo điều khoản này, chúng ta có sẽ không thể phân định đc
liệu hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân là tài sản
riêng hay chung của vợ, chồng? Xét trường hợp nó được xem là tài sản chung, sẽ
dẫn đến những vướng mắc sau:
- Thứ nhất, ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của chủ sở hữu ; hạn chế việc
tham gia vào các giao dịch ngoài xã hội, thậm chí không đảm bảo lợi ích của
người tham gia giao dịch:
Ví dụ:
Anh A kết hôn với chị B năm 2000.Tại thời điểm kết hôn, chị B đã có 3 căn
hộ riêng.Sau khi kết hôn,chị B đã quyết định cho thuê 3 căn hộ đó, và số tiền thu
được từ 3 căn hộ cho thuê này là thu nhập duy nhất của gia đình.Sau 3 năm,số
tiền thu được từ việc cho thuê căn hộ đã lên tới 200 triệu đồng.Nếuchị B muốn
5