Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của dịch chiết từ lá cây đậu dầu (Pongamia pinnata L.) đối với rệp (Rhopalosiphum pseudobrassicae D.) và một số loài sâu hại rau cải tại Thừa Thiên Huế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.49 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả học tập, sự tích lũy kiến thức lý thuyết
và kiến thức thực tế trong suốt quá trình học tập, thực tập dưới sự chỉ bảo tận tình
của các thầy cô giáo trong khoa Nông học. Trong quá trình thực tập tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
Thầy giáo – PGS.TS. Trần Đăng Hòa, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi, giúp tôi
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Bảo
vệ thực vật, khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Huế cùng gia đình, bạn
bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, song kiến thức, kinh
nghiệm và thời gian thực tập còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và
khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn thêm của quý
thầy cô để đề tài được thực hiện hoàn hiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Thủy

1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
CT : Công thức
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SKP : Sau khi phun
TKP : Trước khi phun
TT : Trưởng thành
VINAFRUIT : Hiệp hội rau hoa quả Việt Nam
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Nông Học


KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của dịch chiết từ lá cây đậu dầu
(Pongamia pinnata L.) đối với rệp (Rhopalosiphum pseudobrassicae
D.) và một số loài sâu hại rau cải tại Thừa Thiên Huế.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thủy
Lớp: BVTV K43
Thời gian thực hiện: Tháng 1/2013 đến 5/2013
Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm bộ môn
BVTV và vườn thực nghiệm khoa Nông
học – Trường Đại Học Nông Lâm Huế
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đăng Hòa
Bộ môn: Bảo vệ thực vật
Huế, 5/2013
3
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau là loại cây trồng thâm canh cao, trồng với mật độ dày, bón nhiều phân
hóa học, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm của Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng thì đây là cơ hội cho sâu bệnh phát sinh gây hại. Đứng trước
nguy cơ gây hại của sâu bệnh hại người nông dân đã chọn biện pháp sử dụng thuốc
hóa học để phòng trừ. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay việc sử dụng thuốc hóa học, sử
dụng không đúng cách, không chấp hành nghiêm chỉnh về liều lượng sử dụng và
thời gian cách ly của thuốc; Sử dụng nhiều chủng loại thuốc, kể cả thuốc không rõ
nguồn gốc và thuốc đã bị cấm sử dụng…vẫn còn xảy ra khá phổ biến, điều đó đã để
lại nhiều hậu quả không mong muốn như ngộ độc cho người tiêu dùng, ảnh hưởng
cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, hình thành các chủng sâu bệnh kháng
thuốc…. [25].

Tại hội nghị về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông nghiệp
vừa diễn ra hôm 25/8, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV – Bộ NN&PTNT) đã công bố
kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho
phép. Hay tại các tỉnh phía Nam đã kiểm tra 35 mẫu rau và Cục BVTV phát hiện
tới 54% mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện
có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng.
Tại Bình Dương, kiểm tra 228 mẫu có đến 72 mẫu phát hiện dư lượng Clo và 9
mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn. Tại Đồng Nai, kiểm tra 495
mẫu rau, có tới 56 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp nhiều lần tiêu
chuẩn cho phép. Một số loại rau thường bị phát hiện chứa nhiều dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật như: hành, cà chua, đậu đỗ, mướp đắng, dưa chuột [23].
Ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, rệp là đối tượng sâu hại
quan trọng trên nhiều loại cây trồng như: bắp cải, ngô là một trong những loài sâu
hại chính trên cây rau cải. Rệp hại cải xuất hiện và gây hại trong suốt thời gian sinh
trưởng, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của
cây rau cải.
4
Cây đậu Dầu (Pongamia pinnata L.) là loại cây rừng thuộc họ đậu
(Fabaceae). Phân bố chủ yếu ở vùng Châu Á: Ấn Độ, Đông Nam Á trong đó có
Việt Nam, Nam Trung Quốc, Đài Loan Nhật Bản, Úc,….Loài này có thể chịu đựng
được nhiệt độ từ 0°C tới 50°C và lượng mưa từ 250 - 2500mm/ năm. Cây đậu Dầu
cũng có thể mọc cả trên đất cát, đất đá, gồm cả đá vôi, có thể sống trên hầu hết các
loại đất, kể cả khi rễ nó ăn vào nước mặn. Cây đậu Dầu có rất nhiều ưu việt so với
các cây họ dầu khác như : Cọ Dầu, Cọc Giậu,… Hầu hết các bộ phận của cây điều
chứa các hợp chất có thể sử dụng trong y học, bảo vệ thực vật, nguồn nhiên liệu
sinh học,…Ngoài ra, dầu của cây đậu Dầu có thể dùng làm thuốc diệt trứng, thuốc
trừ nhộng và đã thử nghiệm thành công trên Rận người Pediculus humanus capitis
(Samuel et al., 2009), mối Odototermes obesus (Verma, 2011), muỗi (Lale và
Kulkrni, 2010), bọ cánh cứng Callosobruchus chinensis (Yankanchi và Lendi,

2009). Tuy nhiên các tổng quan tài liệu cho thấy, các nghiên cứu về cây đậu Dầu
chủ yếu tập trung vào quả, thân và rễ. Trong khi đó lá có ý nghĩa sử dụng như
nguồn nguyên liệu dồi dào trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thì chưa có nhiều
nghiên cứu được công bố. Như vậy, việc nghiên cứu về hiệu lực của lá cây đậu Dầu
trong phòng trừ dịch hại cây trồng sẽ là kết quả mới cho khoa học, làm sáng tỏ tác
dụng của nguồn nguyên liệu này trong phòng trừ dịch hại cây trồng.
Từ những vấn đề như vậy tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu
lực phòng trừ của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu (Pongamia pinnata L.) đối với
rệp (Rhopalosiphum pseudobrassicae D.) và một số loài sâu hại rau cải tại
Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được hiệu lực phòng trừ rệp hại rau cải (Rhopalosiphum
pseudobrassicae D.) trong phòng thí nghiệm của dung dịch chiết từ lá cây đậu Dầu.
- Đánh giá được hiệu lực phòng trừ một số loài sâu hại cải trên đồng ruộng
của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu.
5
1.2.2. Ý Nghĩa của đề tài
1.2.2.1. Ý nghĩa khoa học
- Khẳng định được dịch chiết từ lá cây đậu Dầu cũng có tác dụng diệt trừ rệp
hại cải và một số loại sâu hại khác.
- Làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Công bố thông tin về hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu để có thể sử
dụng rộng rãi hơn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của cây rau cải.
- Nắm được thành phần của các loài sâu hại và thiên địch trên các giống rau cải.
- Nắm vững các đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của rệp
(Rhopalosiphum pseudobrassicae D.).

- Tìm ra nồng độ có tác động cấp tính và mãn tính với quần thể rệp hại rau.
- Chứng minh được ưu điểm của thuốc sinh học so với các loại thuốc khác .
6
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu tổng quát về cây rau cải
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Cây rau cải thuộc Họ Cải (Brassicaceae), hay còn gọi là họ Thập tự
(Cruciferae) [35]. Rau cải có nguồn gốc từ Địa Trung Hải ưa khí hậu ôn đới. Ở Việt
Nam được trồng nhiều ở Đà Lạt, Hà Nội, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế [38]. Rau cải
có nguồn gốc từ vùng ôn đới vốn ưa khí hậu mát, lạnh, ẩm. Song cũng có giống có
khả năng chịu nóng khá. Bộ rễ thuộc loại rễ chùm, ăn nông, chủ yếu tập trung ở
tầng canh tác 10 - 15cm. Bộ lá khá phát triển, to bản, mỏng mềm chứa nhiều nước
nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hoại.
2.1.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của cây rau cải
* Đặc điểm sinh vật học
Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có khả
năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ xuân hè và vụ
thu đông để chống giáp vụ rau, thời gian sinh trưởng ngắn (sau gieo 30 - 50 ngày có
thể thu hoạch), có thể trồng xen hoặc gieo lẫn với các loại rau khác rất tốt. Nhóm này
có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ (so với
hai nhóm cải bẹ và nhóm cải thìa), lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay
nên gọi là cải cay, dễ để giống. Nhóm cải xanh có thể dùng nấu canh, luộc, xào và
muối dưa, đặc biệt ăn lẩu vì có vị cay rất hợp khẩu vị nên nhóm này được trồng rất
phổ biến ở các vùng trồng gần như quanh năm.
- Rễ: cây cải thuộc bộ rễ chùm, phân nhánh, bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu,
tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0 - 20cm.
- Lá: lá mọc đơn, không có lá kèm. Những lá dưới thường tập trung, bẹ lá to,
lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém và dễ sâu bệnh
phá hại.

7
- Hoa: hoa có dạng có dạng chùm, không có lá bắc, hoa nhỏ, đều, mẫu 2,
tràng hoa và đài hoa đều 4 cái trong. Bộ nhị gồm hai lá noãn dĩnh bầu trên, 1 ô về
sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô. Mỗi ô có 2 hoặc nhiều noãn.
- Quả và hạt: quả thuộc loại quả giác (khi chín tự tách vỏ, hạt rơi rụng). Hạt
có phôi lớn và cong, nghèo nội nhũ [8].
* Đặc điểm sinh thái học
- Nhiệt độ: Cây cải có nguồn gốc vùng ôn đới, ưa khí hậu mát lạnh. Tuy
nhiên trong quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa, ngày nay cây cải có thể
trồng được trên nhiều vùng khí hậu khác nhau. Phần lớn trồng trên vùng có khí hậu
lạnh hơn nhiệt đới. Cây cải có thể nảy mầm ở nhiệt độ 2 - 3
0
C, nhưng quá trình nảy
mầm chậm. Ở nhiệt độ 18 - 20
0
C chỉ có 2 - 3 ngày. Nhiệt độ sinh trưởng và phát
triển là từ 15 - 22
0
C, cho giai đọan hai lá mầm là 12 - 15
0
C, giai đoạn ra hoa là 15 -
18
0
C. Với yêu cầu này cây cải thích hợp với vụ đông xuân.
- Ẩm độ: Cũng như các loại rau nói chung, cây cải rất cần nhiều nước để sinh
trưởng phát triển. Lượng nước trong cây rất cao, 75 - 95%, cây có bộ lá lớn, diện tích
lá lớn nhưng lá mỏng nên tốc độ thoát hơi từ bề mặt lá cao. Bộ rễ tương đối nhỏ và ăn
nông, không thể lấy được nước ở sâu trong đất nên cây yêu cầu được tưới ẩm thường
xuyên. Theo Zoza (1942): cây cải thuộc nhóm ưa ẩm, trong điều kiện đảm bảo đủ
nước 60 - 100% thì năng suất tăng 36,34%. Tuy nhiên nếu mưa kéo dài hay đất úng

nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải.
- Ánh sáng: Là yếu tố quan trọng của cây cải, cây cải có nguồn gốc ôn đới
nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh
sáng yếu.
- Đất và dinh dưỡng: Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng phát
triển cho năng suất cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt
nặng. Nhưng thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt. Về
dinh dưỡng cây cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó kali được sử dụng nhiều
nhất. Theo số liệu của viện dinh dưỡng rau Gross Beerenhe (Đức) thì các chất
dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là N, P
2
O
5
, K
2
O. Phân hữu cơ có
tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên cải có thời
8
gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ phân giải, cung cấp dần
những yếu tố cần thiết cho cây [8].
2.1.3. Giá trị của cây rau cải
* Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao: Trong 100 gam tươi cải
xanh có chứa 23calo; 2,2g protein; 3,8g hydratcacbon; 174mg Ca; 34mg Phospho;
4,4mg sắt; 28mg Natri; 30mg Kali; 64mg Vitamin C và 1670 I.U Vitamin A. Đặc
biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều
vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic [6], [13], [25].
* Giá trị kinh tế
Trong khi các mặt hàng thực phẩm từ gia súc, gia cầm và thủy sản luôn xảy
ra nhiều rủi ro vì dịch bệnh ảnh hưởng đến sức tiêu thụ, phải đối mặt với cảnh rớt

giá và tiêu thụ khó khăn thì các loại rau xanh phục vụ cho bữa ăn hàng ngày lại khá
ổn định. Thêm vào đó, hiện nay, trong xu hướng phát triển của xã hội, với sự tăng
nhanh của dân số đã tạo nên một nhu cầu lớn về lương thực và thực phẩm. Sự thay
đổi cơ cấu khẩu phần ăn trong bữa ăn theo hướng giảm dần số lượng, tăng dần về
chất lượng và giảm dần tỷ trọng hàm lượng dinh dưỡng có nguồn gốc động vật.
Điều này đã làm cho rau xanh ngày càng có tầm quan trọng hơn [37].
Trong các loại rau thì cải xanh được trồng phổ biến nhất và chiếm một vị trí
đáng kể trong cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu
hoạch ngắn, cải xanh thường được trồng chống rau giáp vụ, trồng xen giữa hai vụ
cây lương thực như ngô, khoai, sắn trồng cải xanh có tác dụng làm tăng hệ số sử
dụng đất, tránh lãng phí đất đai. Chính vì vậy không ít hộ nông dân đã chọn trồng
cải xanh và điều này đã góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, tạo thêm công
ăn việc làm cho người dân ở nông thôn.
* Giá trị dược liệu
Ngoài giá trị làm rau cung cấp các loại vitamin và khoáng chất quan trọng,
cải xanh còn có tác dụng dược lý chữa một số bệnh như: phòng ngừa bệnh ung thư,
9
chống nhiễm khuẩn, chống bức xạ, làm chống lành vết thương, giúp ruột tăng thải
loại, hạ cholesterol máu, chữa viêm thận, ho phong hàn, đầy hơi , [6], [27], [30].
2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2012, nhu cầu tiêu thụ nông sản
thế giới ngày càng lớn. Hiệp hội rau hoa quả Việt Nam (VINAFRUIT) dự báo
lượng nhập khẩu rau quả tại các thị trường trên sẽ tiếp tục ổn định và không bị ảnh
hưởng bởi suy thoái của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, việc thay đổi khẩu vị của người
Mỹ gốc Âu và nhu cầu sử dụng món ăn truyền thống của một bộ phận người Mỹ
gốc Á, gốc Phi sẽ khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rau quả nhiệt đới
ngày càng tăng tại Mỹ trong thời gian tới [22]. Hay Tổng cục thống kê Việt Nam đã
cho biết, hiện cả nước có tổng diện tích canh tác rau khoảng 780.100 ha, sản lượng
đạt 13 triệu tấn rau các loại, trung bình mỗi người dân có 150 kg rau/năm. Tuy
nhiên, các sản phẩm rau sạch, đạt chất lượng còn rất hiếm trong khi nhu cầu tiêu

dùng sản phẩm sạch của người dân ngày một tăng [20].
Theo báo cáo tổng kết năm 2012 của Sở Nông Ngiệp Và Phát Triển Nông
Thôn thì diện tích trồng rau năm 2012 đạt 7.593,7 ha, tăng 1.031 ha so với năm
2011, đạt 99% kế hoạch; năng suất đạt 115.66 tạ/ha, sản lượng 87.830,4 tấn [38].
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, là khu vực có khí hậu giao thoa giữa hai miền Nam - Bắc nên có thể trồng
rau quanh năm, mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao [28].
Qua điều tra cho thấy tiềm năng trồng rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế là rất lớn,
diện tích rau quả hàng năm lên đến 4.144 - 4.500 ha, phân bố chủ yếu vùng cát ven
biển có mạch nước ngầm cao (huyện Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc), vùng đất tốt,
làm vành đai thực phẩm cho thành phố như Hương Trà, Quảng Điền, Hương Thủy.
Với 9 huyện, thị xã và thành phố Huế, cơ cấu chủng loại rau còn nghèo, chủ yếu là các
loại rau ăn lá (rau muống, rau lang, xà lách, rau cải, cải cúc và rau gia vị) [28].
Thừa Thiên Huế là một vùng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, là điều kiện thuận
lợi cho sâu bệnh phát triển. Tỷ lệ và mật độ sâu bệnh hại và việc thường xuyên sử
dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của sản phẩm sau này.
10
Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc, mật độ,
phân bón và tính chống chịu của từng giống. Mặt khác, còn nhiều khó khăn khách
quan và chủ quan trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ mà người trồng rau đang
gặp phải như diện tích đất hẹp, manh mún, khó áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, khả
năng đầu tư tùy theo điều kiện kinh tế hộ gia đình, rau bán trôi nổi trên thị trường, giá
cả không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao [28], [29].
2.3. Tình hình sâu bệnh hại rau
Rau quả là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, có nhiều đặc điểm
riêng về hình thái, cấu tạo và sinh trưởng nên rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh
phát sinh gây hại mạnh. Thành phần sâu hại trên rau họ thập tự ở nước ta tương đối
phong phú và đa dạng. Theo kết quả nghiên cứu điều tra năm 1967 - 1968 cho thấy
sâu hại rau cải xanh có 28 loài. Người ta xác định có trên 100 loài sâu hại trên rau
và chia thành các nhóm: nhóm ăn lá; nhóm hại rễ - thân; nhóm chích hút. Đại đa số

sâu hại rau điều rất khó phòng trừ, vì chúng hình thành nhiều byptipe chống thuốc.
Một số còn là môi giới truyền bệnh virus cho rau như bệnh xoăn lá,…[5].
Trên thế giới ước tính có khoảng 67.000 loài sâu bệnh hại và cỏ dại khác nhau
phá hoại mùa màng. Trong số đó có 9.000 loài sâu bọ, 50.000 loài dịch bệnh thực vật và
8000 loài cỏ dại. Nói chung trong đó có gần 5% có thể gây ra các dịch bệnh lớn [13].
Theo Phạm Thị Nhất (1993) và Nguyễn Thị Hoa (2001), sâu hại rau họ thập tự
chủ yếu gồm có 6 loài: sâu tơ, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc, rệp và
sâu xanh bướm trắng [4], [13]. Trên rau cải có 4 loài sâu hại chủ yếu và 12 loài sâu
hại thứ yếu và có 31 loài thiên địch (trong đó có 6 loài côn trùng ký sinh, 4 loài vi
sinh vật gây bệnh, 21 loài côn trùng và nhện ăn thịt). Trong 2 năm nghiên cứu (1994
- 1995), Hà Quang Hùng đã phát hiện 29 loài thiên địch (côn trùng ký sinh có 6 loài,
côn trùng và nhện ăn thịt có 23 loài) [12]. Nguyễn Viết Tùng (1992), ở Đồng bằng
sông Hồng, thành phần kẻ thù tự nhiên của rệp muội hại cây trồng đa số là nhóm bắt
mồi gồm 13 loài bọ rùa, 7 loài ruồi ăn rệp, 1 loài bọ xít, 1 vài loài chuồn chuồn, 2
loài nhện, 8 loài ong ký sinh rệp [3]. Nguyễn Văn Cảm và Hà Minh Trung (1980), đã
xác định trên rau họ thập tự có 23 loài côn trùng, thuộc 13 họ và 6 bộ. Mật độ và thời
gian sinh trưởng của từng loài có sự khác nhau rõ rệt [1].
Còn Hồ Khắc Tín (1980) cho rằng: Ở Việt Nam có 4 loài gây hại chủ yếu
11
trên cây rau họ thập tự, gồm: sâu tơ (Pluttella maculipennis Curtis), rệp muội hại
rau (Aphididea), bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phyllotreta vittata), sâu khoang
(Prodenia litura Fabricius) [6].
Sâu tơ (P. maculipennis) phân bố rộng khắp các tỉnh trồng rau trong nước ta
và trên toàn thế giới, đặc biệt là các vùng Nam và Đông Nam Á. Chúng phá hoại
trên nhiều loại cây trồng và cây dại họ thập tự. Sâu tơ sống trong điều kiện nhiệt độ
thay đổi từ 10-40
o
C, nhưng nhiệt độ thích hợp nhất từ 20 - 30
o
C. Ẩm độ cao hoặc

mưa dầm dài ngày, rất ít nắng rất thuận lợi cho sự phát triển của sâu. Thiên địch của
sâu non là nấm Beauverian brassiana.
Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (P. vittata) có mặt trên các vùng trồng rau của nước ta
và các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc chủ yếu phá chủ yếu trên
cây trồng và cây họ Thập tự. Sâu có thể sống trong khoảng nhiệt độ rất rộng từ 10 -
34
o
C, nhiệt độ thích hợp từ 25 - 26
o
C, ẩm độ thích hợp là 80 - 90%. Trong điều kiện
khí hậu nước ta bọ nhảy thường gây hại nặng vào cuối mùa xuân, đặc biệt là những
lứa rau trồng muộn.
Sâu khoang (P. litura) phân bố khắp các vùng trồng rau trong nước ta và các
nước trên thế giới. Là loại sâu ăn rộng có thể phá hoại trên 290 loại cây thuộc 90 họ
thực vật khác nhau. Sâu khoang là loài ưa nhiệt độ nóng ấm và ẩm độ cao. Sâu non
có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 26 - 30
o
C, thích hợp nhất từ 29 - 30
o
C. Ẩm độ
thích hợp cho sâu sinh trưởng, phát dục là 90 - 98%. Ở nước ta sâu khoang thường
phát sinh gây hại trên tất cả các vụ rau, gây hại nặng vào cuối vụ đông, rau đông
xuân và xuân hè [5].
Loài rệp cải thuộc họ rệp muội (Aphididae), bộ Cánh đều (Homoptera) là loại
sâu hại quan trọng và phổ biến ở khắp các vùng trồng rau cả nước. Chúng là một loài
côn trùng đa thực, ngoài cây bắp chúng còn gây hại nhiều loại cây trồng khác như: kê,
cao lương, mía, nhiều loại cỏ trồng làm thức ăn cho gia súc Ngoài ra chúng còn là
môi giới truyền bệnh virus gây một số bệnh cho cây bắp như bệnh vàng lùn, bệnh
khảm lá, bệnh đỏ lá Ở đồng bằng trung du Bắc Bộ rệp phát triển nhiều trong các
tháng mùa thu và đầu mùa xuân, gây hại trên nhiều cải sớm và cải muộn. Mật độ cao

có thể lên đến 200 - 300 con/lá hoặc cao hơn.
12
2.4. Những nghiên cứu về rệp hại rau cải
2.4.1. Tổng quan về rệp hại cải
Trên rau họ thập tự ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại rệp phá hại. Nhưng phổ
biến nhất là ba loại rệp: rệp đào (Myzus persicae Sulzer), rệp rau cải (Rhopalosiphum
pseudobrassicae Davis), rệp bắp cải (Brevicoryne brassicae Linnaeus).
Ba loại này đều thuộc họ Rệp muội (Aphidae), bộ cánh đều (Homoptera).
Chúng phân bố ở các vùng trồng rau ở nước ta và trên thế giới.
 Rệp đào (Myzus persicae Sulzer)
Loại hình không cánh có cơ thể dạng hình trứng, màu xanh hoặc đỏ hoặc
vàng nhạt, dài từ 1,3 - 1,9 mm. Vòi chích hút màu đen, kéo dài tới đốt chậu chân
sau. Râu đầu 6 đốt, màu đen. Ống bụng màu đen, trên lưng, khoảng giữa 2 ống
bụng có một mảnh màu đen hơi nổi to. Loại hình có cánh có chiều dài thân từ 1,6 -
2 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng hoặc xanh, đôi khi đỏ; giữa mặt
lưng của bụng có một đốm to màu nâu đen. Râu đầu 6 đốt màu đen.Vòi chích hút
kéo dài đến đốt chậu chân giữa. Ống bụng màu đen.
Ấu trùng lớn đẩy sức dài từ 10 - 20 mm, thân màu trắng hoặc vàng nhạt, ngực
tương đối lớn, đầu màu nâu. Mảnh lưng ngực trước và chân ngực màu đen [10].
 Rệp bắp cải (Brevicoryne brassicae Linnaeus)
Rệp cái có cánh, cơ thể dài 1,4 - 1,5 mm. Đầu và ngực màu đen. Bụng có
màu xanh và vàng lục đậm không rõ nét. Hai bên thân có 5 điểm.Toàn thân phủ
một lớp phấn trắng mỏng rõ rệt. Ống bụng rất ngắn, ngắn hơn nhiều so với đốt râu
thứ 5, đoạn giữa ống phình ra.
Rệp cái không cánh có cơ thể dài 1,7 - 2 mm. Toàn thân màu xanh lục nâu,
có phấn trắng rõ rệt. Mắt kép đơn. Tương tự như rệp cái có cánh, rệp cái không
cánh cũng có ống bụng ngắn.
 Rệp rau cải (Rhopalosiphum pseudobrassicae Davis)
13
Rệp cái có cánh, cơ thể dài 1,6 - 1,8 mm. Đầu ngực màu đen, phần bụng màu

xanh hay xanh lục. Mặt lưng 2 bên có 5 chấm đen nhỏ, mặt lưng ống bụng có 2 vệt
đen ngang. Có lúc thân được phủ một lớp phấn trắng thưa. Mắt kép màu nâu đỏ.
Ống bụng tương đối ngắn, dài bằng đốt râu thứ 5, cuối ống hơi thắt lại. Bằng mắt
thường rất khó phân biệt các loại rệp, đặc biệt là rệp tuổi nhỏ.
Rệp cái không cánh có cơ thể dài 1,8 mm. Toàn thân màu xanh vàng, trên lưng
có các vân ngang mờ, đứt quãng. Ống bụng giống như ống bụng của rệp cái có cánh.
2.4.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của rệp hại cải
Cả rệp trưởng thành và rệp non đều rất phàm ăn. Trong điều kiện nhiệt đới nóng
ẩm như ở nước ta, rệp cái thường sinh sản theo kiểu đơn tính (không giao phối) đẻ ra
con. Do sinh sản nhiều, mặt khác vòng đời lại ngắn (7-15 ngày), vì thế tốc độ tích lũy
của chúng rất nhanh, chỉ cần sơ ý không chú đến ruộng cải ít ngày là có thể bị chúng
gây hại nặng. Vòng đời của rệp phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường.
Với điều kiện nhiệt độ ở nước ta thì mỗi năm có thể xuất hiện 20 - 30 lứa,
mỗi rệp cái có thể đẻ trung bình từ 50 - 60 con. Rệp có cánh hay không có cánh đều
đẻ con, khi điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi thì rệp không có cánh chuyển
sang dạng có cánh để di chuyển đến vùng mới.
Trong khi chích hút lá rau, cả rệp non và rệp trưởng thành ít di động, thường
tập trung ở 2 bên gân mặt dưới lá, nơi có dòng nhựa cây chảy qua nhiều. Nhưng
nếu bị động rệp có thể bò đi nơi khác một cách chậm chạp.
Sự hình thành loại hình rệp có cánh hay không có cánh phụ thuộc vào điều
kiện ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố thức ăn. Nếu điều kiện thức ăn kém và nhiệt độ
thấp hoặc trời khô hạn thì rệp không cánh có thể chuyển thành rệp có cánh.
Nhiệt độ thích hợp cho rệp R. pseudobrassicae là 14 - 15 ° C, Rệp M.
persicae và B. brassicae là 20 - 25 ° C. Ẩm độ thích hợp là 70 - 80 %. Rệp không
ưa ánh sáng mặt trời nên thường tập trung mặt dưới lá hay ruộng rau rậm rạp. Mưa
ngoài ảnh hưởng đến ẩm độ không khí mà còn có thể làm trôi rệp.Thức ăn thích
hợp nhất của rệp là các cây rau đang sinh trưởng, phát triển mạnh, đặc biệt là
những ruộng rau bón nhiều phân đạm xanh tốt, rậm rạp.
2.4.3. Tập quán sinh sống và cách thức gây hại
14

Rệp gây hại nghiêm trọng đối với rau trong vườn ươm rau giống và tất cả các
giai đoạn sinh trưởng của cây rau. Ban đầu rệp chỉ tập trung gây hại ở những búp
non, lá non, về sau do tích lũy nhiều, mật số tăng nhanh, chúng có thể xuất hiện
trên cả những lá già và thường bám ở mặt dưới của lá. Rệp chích hút nhựa làm búp
non, lá non bị quăn queo, phiến lá hẹp và vặn vẹo, lá chuyển dần sang màu vàng,
cây còi cọc, sinh trưởng kém, phẩm chất giảm. Nếu mật độ cao, bị hại nặng cây có
thể bị chết, nhất là khi cây còn nhỏ. Ngoài gây hại trực tiếp, rệp còn là môi giới lan
truyền bệnh virus cho cây cải.
Rệp có thể xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng thường gây hại nhiều khi
thời tiết nắng nóng, ít mưa [33].
2.4.4. Biện pháp phòng trừ
Để hạn chế tác hại của rệp có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp như:
Gieo cải với mật độ hợp lý, không nên gieo quá dày.
Bón đầy đủ và cân đối các loại phân NPK và luôn tưới nước đầy đủ cho
ruộng cải để cây cải sinh trưởng, phát triển tốt.
Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây cải (thân, lá
…) ở vụ trước đem ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc chôn làm phân, để tiêu diệt những
con rệp còn sống sót trên đó, hạn chế rệp lây lan sang cho vụ sau.
Không nên trồng cải xanh hoặc những loại rau thuộc họ thập tự khác như cải
ngọt, su hào, bắp cải… quanh năm.
Trồng dứt điểm từng thời vụ, có thời gian cho đất nghỉ để cắt đứt nguồn thức
ăn của rệp trên đồng ruộng.
Thường xuyên ngắt tỉa lá già hay tỉa bớt cây để thu bớt rệp và tạo điều kiện cho
ánh sáng chiếu đều trên các cây rau, tạo điều kiện cho các loài thiên địch hoạt động.
Kiểm tra ruộng cải thường xuyên, nếu thấy mật số rệp cao, và liên tục gia
tăng (tức lực lượng thiên địch có sẵn trong tự nhiên không đủ sức khống chế rệp)
thì phải dùng một số loại thuốc nội hấp phun điều 2 mặt lá, có thể sử dụng một số
loại thuốc như: Sherzol 205EC; SecSaigon 10EC; Sapen Alpha 5EC; Mospilan
3EC, [5], [32].
15

2.5. Thực trạng sử dụng thuốc hóa học hiện nay
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm là điều kiện vô cùng
thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi cho sự phát sinh,
phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an
ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với
phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương
thực cho loài người. Những mặt tích cực của thuốc hóa học là tiêu diệt các sinh vật
gây hại mùa màng một cách hiệu quả, dễ sử dụng, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, có
đôi khi thuốc BVTV được coi là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên, thuốc BVTV cũng
gây ra không ít hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng hệ sinh thái đồng
ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người tiêu dùng và cả cho người sản xuất.
Việc gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sự lạm dụng thuốc trong sản
xuất đã và đang gây nên những hậu quả đáng lo ngại. Việc lạm dụng
thuốc BVTV ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân và nguy cơ huỷ diệt
môi trường là vấn đề báo động hiện nay. PGS-TS Phương Ngọc Thạch, Chủ tịch
Hội Khoa học kinh tế và quản lý Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Quản lý
lỏng lẻo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan hiện
nay cũng rất đáng báo động, là nguy cơ dẫn đến đất bị thoái hóa, bạc màu. Nhiều
lô hàng rau, quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu bị thông báo vi
phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, do nhiễm vi sinh
vật và một số dịch hại”. Báo cáo mới đây của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài
Nguyên – Môi Trường) cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta sử dụng 15.000 -
25.000 tấn thuốc BVTV. Gần 100% diện tích đất canh tác nông nghiệp điều sử
dụng thuốc BVTV, áp dụng cho tất cả các loại cây trồng. Ước tính hiện có trên
1.000 chủng loại thuốc BVTV có độc tính cao đang được sử dụng trên đồng
ruộng. Còn khi tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của
hơn 14.500 hộ nông dân, Cục BVTV đã phát hiện số họ vi phạm lên tới hơn 3.900
hộ, chiếm 26,85 %. Các hình thức vi phạm chủ yếu : sử dụng thuốc BVTV ngoài

danh mục, sử dụng thuốc không đúng quy trình kỹ thuật, nồng độ, liều lượng,…
[30]. Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT
16
cho hay: lượng thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta tăng nhanh. Trong vòng 10
năm gần đây (2000 - 2011), số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại
thuốc đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5
lần. Giá trị nhập khẩu năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD,
năm 2011 là 576 triệu USD. Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng năm
2012 đã lên tới 1.446 hoạt chất, trong khi của các nước trong khu vực từ 400 đến
600 loại, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaixia 400 - 600 loại. Ông Hồng
cho biết, ngày 20/7 vừa qua, tại cuộc họp triển khai kế hoạch sản xuất nông
nghiệp tại các tỉnh phía Nam, lãnh đạo Bộ NN&PTNT chính thức đánh giá việc
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón lá hiện nay là nguy cơ tăng
thêm rủi ro cho sản xuất nông nghiệp, một nghề vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất
của gần 70% số dân [32].
Để giải quyết vấn đề này theo Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục
Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT thì:
+ Điều cốt yếu vẫn là phải nâng cao được nhận thức, hiểu biết của người
nông dân. Điều thuận lợi là người nông dân thời nay có điều kiện tiếp xúc với các
các phương tiện như: nghe đài, xem tivi, đọc báo, mạng internet… Tuy nhiên điều
đó cũng dễ làm loạn thông tin. Do vậy, trách nhiệm đầu tiên là cán bộ quản lý địa
phương phải có những lớp tập huấn hướng dẫn phân tích cho người dân cái được,
cái mất khi sử dụng thuốc BVTV vượt quá quy định.
+ Thứ hai là phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước
từ trung ương đến địa phương với các phương tiện truyền thông. Nếu doanh nghiệp
đưa vấn đề quảng cáo không đúng thực tế thì người nông dân có thể nghe cơ quan
quản lý nhà nước, nghe các nhà khoa học, nghe đài báo. Tôi tin chắc rằng nông dân
sẽ tin các cơ quan quản lý nhà nước hơn các doanh nghiệp. Điều này chúng ta làm
chưa tốt.
+ Thứ ba là phải chấn chỉnh và có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề

quảng cáo, khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV của các doanh nghiệp. Thanh tra,
kiểm tra các nội dung quảng cáo có đúng thực tế, có đảm bảo hay không… Nếu
doanh nghiệp nào vi phạm sẽ công bố danh tính trên các phương tiện truyền thông.
Và việc quảng cáo bằng cách tiếp thị đến tận từng hộ gia đình, khuyến cáo, hướng
17
dẫn sử dụng thuốc, trộn thuốc cũng phải được quản lý chứ không phải cứ xuống
gặp dân rồi muốn làm gì thì làm.
Theo bà Nguyễn Thị Kiều – Phó giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm cục trưởng
Chi cục BVTV Cần Thơ, trong điều kiện sâu bệnh càng diễn biến phức tạp, áp lực
giữ vững năng suất, sản lượng, chất lượng và đảm bảo an ninh lương thực thì việc
quản lý dịch hại bằng thuốc BVTV vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Vì
vậy, hiểu đúng và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả không chỉ góp phần nâng cao
hiệu quả canh tác mà còn đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và môi trường.
2.6. Những nghiên cứu về thuốc trừ sâu thảo mộc
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật còn gọi là thuốc thảo mộc trừ sâu. Trên
thế giới có khoảng 2000 loài cây có khả năng tiêu diệt được sâu hại, trong đó có
khoảng 10 – 12 loài cây được dùng phổ biến, theo Lê Trường (1967) ở Việt Nam có
khoảng 10 loài cây có tác dụng trừ sâu, theo Trần Thị Liên ở nước ta có khoảng
160 – 180 loài cây chứa chất độc có thể chiết xuất để trừ sâu hại. Lê Văn Thuyết
(1998), ở 10 tỉnh phía Bắc có khoảng 53 loài cây có triển vọng chế biến và sử dụng
làm thuốc trừ sâu [7].
Những hợp chất thảo mộc trừ sâu là những ancaloid, este, glucozit…ở các
loài cây, các bộ phận khác nhau của cây, cây mọc trên những loại đất khác nhau,
sống trong những điều kiện khác nhau sẽ có hàm lượng chất độc khác nhau. Điều
kiện thu hái, bảo quản cũng ảnh hưởng đến sự mất mát chất độc trong cây.
2.6.1. Một số thuốc thảo mộc được dùng trừ sâu hiện nay
* Rotenoid
Năm 1912, ở Đài Loan, Nagai trích ra được từ cây thuốc cá (Derris
chinensis) một chất cực độc đối với các sinh vật thủy sinh như cá và côn trùng
nhưng chỉ vừa phải đối với người và các động vật có vú khác, người bản xứ gọi là

“gyoto” có nhiệt độ nóng chảy là 163°C và ông đặt tên là retenone vì nó có tính
chất một ceton. Năm 1916, Ishikawa trích được từ dây thuốc cá (D. elliptica) một
hợp chất có cùng nhiệt độ nóng chảy và đặt tên là tubotoxin, nhưng đến năm 1923
Kariyone và Kodo xác nhận hai hợp chất retenone và tubotoxin là giống nhau.
Từ đó đến nay nhiều nhà hóa học đã nghiên cứu ly trích các hoạt chất trong cây
thuốc cá, gọi tên chung là Retonoid và cũng từ đó cây thuốc cá được sử dụng
18
rộng rãi trên thế giới dùng làm thuốc trừ sâu. Retonoid tác động đến côn trùng
bằng con đường vị độc, tiếp xúc, triệu chứng thể hiện trúng độc rất nhanh, thuốc
ức chế hút Oxy của tế bào, gây độc toàn cơ thể côn trùng, thuốc có phổ tác động
không rộng, chỉ diệt được sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rệp sáp, nhện đỏ. Mặc dù
có tính độc cao nhưng các loài trong chi Derris vẫn bị ấu trùng của một số loài
cánh vảy (Lepidoptera) phá hại.
Dây thuốc các mọc nhiều ở những xứ ấm như Nam Mỹ, vùng nhiệt đới Châu
Phi, vùng Ấn Độ Dương, Mã Lai, Indonesia…Ở Việt Nam, cây thuốc cá mọc nhiều
nhất ở miền Nam như Tây Ninh, Bến Tre, Long An, Cà Mau…
Có 2 cách sử dụng:
+ Dạng dung dịch: Ngâm kiệt và lọc lấy nước, pha loãng có thêm chất bám
dính và phun.
+ Dạng bột thấm nước: Rễ sau khi hong khô, đem nghiền nhỏ. Bột rễ có thể
trộn với chất phụ gia, chất bám dính hoặc không.
Lượng dùng: Trừ sâu tơ cần 10 – 12 kg hạt, nhện đỏ cần 4 kg hạt, trừ rệp cần
1,5 – 2 kg hạt, ngâm với 100 lít nước.
Nếu dùng rễ cây Derris, nên dùng rễ non, rễ tơ. Trừ sâu ăn lá dùng 10 kg rễ
tươi/100 lít nước. Để tăng độ bám dính cần pha thêm 0,1 – 1,15% xà phòng kali
vào nước thuốc.
* Nicotin
Nicotin là một ancaloit được Passelt và Reiman chiết xuất ra lần đầu tiên
năm 1828 từ cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) và thuốc lá hoa vàng (N. rustica)
thuộc họ cà (Solanaceae), Nicotin thây chủ yếu trong thuốc lá và với số lượng nhỏ

trong cà chua, khoai tây, cà tím.
Nicotin là một chất lỏng như dầu, hút ẩm và có thể trộn lẫn với nước trong
dạng bazơ của nó. Là một bazơ gốc nitơ, nicotin tạo ra các muối với các axit, thông
thường dạng rắn và hòa tan được trong nước. Nicotin dễ dàng thẩm thấu qua da.
Nicotin tác động đến côn trùng bằng con đường xông hơi mạnh, tiếp xúc và vị
độc. Sau khi xâm nhập vào cơ thể con trùng, thuốc tác động đến màng tiền xinap làm
19
cho các xung động thần kinh không truyền đi được, côn trùng bị tê liệt và chết. Côn
trùng biểu hiện trúng độc nhanh. Thuốc an toàn với thực vật và động vật máu nóng.
Sử dụng: Nước sắc và nước pha.
+ Nước sắc: Lấy một phần nguyên liệu (lá, thân, rễ…) cho vào 10 phần nước
theo trọng lượng, đun sôi 30 phút, trong khi đun nếu cạn thì bổ sung thêm nước. Để
nguội, lọc lấy nước.
+ Nước pha: Dùng với lượng tương đương như trên, ngâm một đêm vào
nước ấm, với tỷ lệ 1 kg nguyên liệu khô trong 40 – 60 lít nước, thêm 0,15 – 0,2%
xà phòng để trừ rệp hại cây ăn quả, rau, bọ trĩ hại lúa, sâu vẽ bùa hại cam chanh,
sâu tơ. Sâu xanh Heliothis armigera chống chịu được với nicotin.
* Pyrethrins
Pyrethrins là thuốc trừ sâu thiên nhiên chiết xuất từ cây hoa cúc
(Chrysanthemum leucanthemun). Pyrethrins được dùng để trừ sâu từ thế kỷ thứ 19
ở Đan Mạch.
Ở nhiệt độ và ẩm độ cao, ánh sáng mạnh, môi trường kiềm hoặc axit, Pyrethrins
dễ bị phân hủy. Do đó cần bảo quản trong phòng kín, kho ráo và thoáng mát.
Pyrethrins là chất độc tiếp xúc, khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng làm cho
hệ thần kinh bị tê liệt, thuốc làm cho chất nhiễm sắc thể trong thần kinh bị kết hạt
lại và trong hạch có hình thành hốc nhỏ.
Sử dụng bằng cách nghiền hoa cúc thành bột và trộn với chất độn chế thuốc
bột để trừ sâu hại.
* Thuốc thảo mộc chế từ cây gia vị
Cây gia vị bao gồm ớt, tỏi, gừng, nghệ, hành…Nhiều nghiên cứu cho thấy

trong một số cây gia vị có một số chất có tác dụng làm cho côn trùng ngán ăn vì thế
có khả năng xua đuổi sâu hại, có hiệu quả tốt trên một số loại rau ăn lá và không
gây ảnh hưởng tới con người. Hơn nữa, cây gia vị cũng là loại cây gần gũi, quen
thuộc với mỗi người dân, việc chế biến thuốc trừ sâu từ các cây gia vị này lại đơn
giản, đặc biệt chúng an toàn với người sử dụng, không ảnh hưởng tới môi trường
sinh thái nên rất thích hợp cho sản xuất rau an toàn hiện nay.
20
2.6.2. Ưu, nhược điểm của thuốc trừ sâu thảo mộc
* Ưu điểm:
- Tác động tiếp xúc, một số cây có tác dụng xông hơi và vị độc. Cơ chế tác
động chủ yếu là tác động đến hệ thần kinh làm cho côn trùng tê liệt nhanh.
- Ngoài diệt sâu, thuốc còn diệt được nhện đỏ.
- Ít làm côn trùng kháng thuốc, ít gây hại sinh vật có ích, thời gian phân hủy
nhanh nên ít gây ô nhiễm môi trường sống.
- Đới với thực vật ít độc, ít tích lũy trong động vật máu nóng.
- Phương pháp điều chế và phương pháp đơn giản, dễ phổ biến và chi phí
thấp.
* Nhược điểm:
- Cần thời gian cần thiết để trồng trọt và thu hái.
- Khi chế biến không đúng cách dẫn đến chất lượng thuốc không đảm bảo.
- Phạm vi tác động hẹp, chỉ diệt được một số loài sâu hại nhất định.
- Dễ bị phân hủy dưới tác dụng cả ánh sáng.
2.7. Những nghiên cứu về cây đậu Dầu (Pongamia pinnata L.)
2.7.1. Trên thế giới
Cây đậu Dầu (P. pinnata) phân bố dọc bờ biển và bờ sông của Ấn Độ và
Myanmar. Cây đậu Dầu có nguồn gốc từ vùng bán lục địa châu Á, loài này đã được
phân bố đến các vùng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới ở Philippines, Malaysia, Indonesia
và Việt Nam.
Tất cả các bộ phận của cây điều chứa các hợp chất có thể sử dụng trong y
học, bảo vệ thực vật, năng lượng sinh học,…Các bộ phận khác của cây được dùng

cho việc điều trị các khối u, bệnh về da, viêm khớp, loét, tiêu chảy,….[17]. Hoạt
tính kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, diệt tuyến trùng và côn trùng của cây
đậu Dầu đã được thử nghiệm rộng rãi. Dầu của cây đậu Dầu có thể dùng làm thuốc
diệt trứng, thuốc trừ nhộng và đã thử nghiệm thành công trên rận (P. humanus),
mối, muỗi, bọ cánh cứng [14],[15], [16], [18], [19].
Ngoài tính gây độc hại trực tiếp của các dịch chiết hoặc các tinh dầu thực vật
đối với côn trùng gây hại qua tác động tiếp xúc, vị độc hoặc xông hơi, tinh dầu
hoặc các thành phần hóa học của nó có thể có khả năng tác động đến hành vi, tập
tính quan trọng của sâu hại, đặc biệt là gây ngán ăn và xua đuổi. Lá cây đậu Dầu
21
khô được sử dụng như là một thuốc xua đuổi sâu hại ngũ cốc trong kho bảo quản,
Hơn 6 thập kỷ trước, khi việc sử dụng thuốc trừ sâu là không phổ biến, nông dân đã
sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để đậu Dầu để bảo vệ lúa. Sự hiện diện cả
cây đậu Dầu gần ruộng lúa giúp xua đuổi các loài côn trùng có hại. Gần đây, hiệu
lực xua đuổi muỗi của cây đậu Dầu cũng được công bố [14].
Các nghiên cứu về cây Đậu Dầu đang tiến hành trong thời gian gần đây cho
thấy đây là nguồn nguyên liệu khá mới và đang thu hút được sự chú ý của nhiều
nhà khoa học quốc tế.
2.7.2. Ở Việt Nam
Cây đậu dầu (P. pinnata), còn được gọi là cây Bánh dày (do trái của P.
pinnata giống như chiếc bánh dày), Milleta pinnata, cây sồi Ấn Độ, cây
Pongam, cây Honge, Panigrahi

hay dây lim

là một cây thuộc họ Đậu. Mặc dù vậy
cây P. pinnata không hiện diện tự nhiên ở Việt Nam mà chỉ là một loài cây nhập
nội. Hạt của trái Pongamia pinnata có kích thước khá lớn với chiều dài từ 2 - 3
cm và có chứa nhiều acid béo. Hàm lượng dầu tổng số trong hạt cây P. pinnata có
thể cao từ 30 - 40% trọng lượng khô và chúng được cho là có tiềm năng sử dụng

để làm xăng sinh học (diesel sinh học). Từ năm 2009, Bộ môn Công nghệ Sinh
học Thực vật thuộc trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt
đầu nghiên cứu và trồng thử nghiệm cây này với mục đích đánh giá chất lượng,
khả năng sinh trưởng và tiềm năng của P. pinnata làm nhiên liệu sinh học. Trước
đó, vào năm 2008, trong một hội thảo về nhiên liệu sinh học dành cho cả các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước do Bộ môn Công nghệ Sinh học Thực vật (thuộc
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) chủ trì, Pongamia pinnata cùng
với Jatropha và một số loài khác đã được nhắc tới như là ứng cử viên tiềm năng
làm nhiên liệu sinh học cho tương lai. P. pinnata có bộ rễ ăn rất sâu và là cây
thuộc họ Đậu (Fabaceae) nên cây có thể trồng trong điều kiện thiếu nước và có
khả năng cải tạo đất bạc màu nhờ khả năng cố định đạm sinh học [36].
Hiện nay ở Việt Nam, đậu Dầu đã được đầu tư trồng để phát triển nguồn
nguyên liệu sinh học. Cây đã được trồng và đang phát triển tốt ở nhiều nơi. Tuy
nhiên cho đến nay, rất ít tài liệu công bố về thành phần hóa học cũng như tác dụng
sinh học của cây đậu Dầu mọc ở Việt Nam.
22
Hầu hết các bộ phận của cây đều được dùng, với nhiều tác dụng tốt được sử
dụng trong y học, nguồn nguyên liệu sinh học, thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên các
nghiên cứu về thành phần hóa học tập trung chủ yếu vào quả, thân và rễ. Trong khi
đó lá có ý nghĩa sử dụng như nguồn nguyên liệu dồi dào trong sản xuất thuốc bảo
vệ thực vật thì hầu như chưa có công bố nào về thành phần hóa học.
2.8. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.8.1. Cơ sở lý luận
Việt Nam là nước có khí hậu nóng và ẩm, đây là điều kiện thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho
cả sâu bệnh hại phát triển. Đứng trước nguy cơ gây hại của dịch hại con người đã
nghiên cứu ra rất nhiều biệp pháp để phòng chống như: biện pháp hóa học, biện
pháp sinh học, biện pháp cơ giới vật lý, biện pháp canh tác,…Trong đó, biện pháp
hóa học là biện pháp được người nông dân ưa chuộng hơn cả, không chỉ giá thành
rẻ mà hiệu quả phòng trừ lại cao. Mặc dù vậy, biện pháp hóa học đã để lại không

ít hậu quả xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường sinh thái xung
quanh bởi vì phần lớn hóa chất trừ sâu là các hợp chất tổng hợp, thêm chất độn
hay dung môi hoặc các chất tăng cường hấp thu Những hợp chất này phần lớn
có tác hại gây độc cho môi trường, con người nhưng thường không được ghi trên
nhãn sản phẩm. Thuốc trừ sâu hóa học có tính chất bền, lâu tan, tồn dư lớn ảnh
hưởng đến đất trồng, ngoài ra còn tiêu diệt thiên địch tự nhiên trên đồng ruộng _
loài sinh vật có tác dụng kìm hãm sự phát sinh phát triển của các loài sâu hại rất
hữu ích. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học tạo ra các sản phẩm sạch
cho người tiêu dùng, không gây tính kháng thuốc đối với sâu hại, không làm mất
đi một quần thể thiên địch có ích trong tự nhiên, không gây ảnh hưởng tới sức
khỏe con người.
Khi nhìn thấy những hậu quả của thuốc hóa học để lại con người không thể
làm ngơ. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã đẩy mạnh nghiên cứu những
cây trồng xung quanh có ý nghĩa cho việc sản việc sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Cây đậu Dầu là một trong những đối tượng được các nhà nghiên cứu để mắt tới. Tuy
nhiên, những nghiên cứu chỉ tập trung vào quả, thân và rễ của cây. Trong khi đó lá có ý
nghĩa sử dụng như nguồn nguyên liệu dồi dào trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thì
23
hầu như chưa có công bố nào. Như vậy, việc nghiên cứu về hiệu lực của lá cây đậu
Dầu trong phòng trừ dịch hại cây trồng sẽ là những kết quả mới cho khoa học.
2.8.2. Cơ sở thực tiễn
Rau cải là loại rau ăn lá được trồng khá phổ biến ở Huế, với hàm lượng dinh
dưỡng phong phú, rau cải luôn góp mặt trong bữa cơm của mỗi gia đình. Tuy
nhiên, với đặc điểm thân lá non mềm thì đây là điều kiện thuận lợi cho sâu hại phát
sinh và phát triển.
Thành phần sâu hại rau cải rất đa dạng. Ngoài những loài sâu hại trên rau họ
tập tự như sâu tơ, sâu khoang, rệp hại rau ( Aphididea), bọ nhảy sọc cong vỏ lạc thì
rau cải còn chịu sự tấn công phá hại của nhiều loại sâu hại khác như sau kéo màng
(Hellula undalis Fabricius), sâu đo (Chrysodeixis eriosoma Walker), sâu hại cải
(Crocidomia binotalis Zeller), sâu xám (Agrotis isilon Hufunagel).

Để tăng năng suất rau và đạt lợi ích kinh tế cao người nông dân đã sử dụng
thuốc hóa học để tiêu diệt sâu hại. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc hóa học đã gây ra
không ít hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng sinh thái đồng ruộng, gây ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người
tiêu dùng và cả người sản xuất.
24
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu, đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Vật liệu
- Giống cải bẹ xanh mỡ (Thái Lan).
- Lá cây đậu Dầu đã được sấy khô, xay nhỏ.
3.1.2. Dụng cụ thí nghiệm
- Tủ Incurbator Sony MIR – 253 ở nhiệt độ 25 – 0,5°C, thời gian chiếu sáng:
12 sáng, 12 tối.
- Hộp nhựa (đáy 20 x 12cm, cao 5cm), nắp hộp là vải màng, đảm bảo thông
thoáng để nuôi quần thể.
- Hộp nhựa đường kính đáy lớn 10cm, đường kính đáy nhỏ 8cm, cao 12cm
và loại hộp nhựa đường kính 12cm, cao 5cm dùng để nuôi cá thể và theo dõi cá thể
trong thời gian thí nghiệm.
- Lồng nuôi quần thể ( 50 x 50cm, cao 70cm), được bọc vải màng xung quanh.
- Vải lưới, tem dán, giấy thấm, kéo, …
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Quần thể rệp hại cải tại Thừa Thiên Huế.
- Các loại sâu hại và thiên địch trên rau cải.
3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Phòng thí nghiệm bộ môn Bảo vệ thực vật - khoa Nông học - Trường Đại
học Nông Lâm Huế.
- Vườn thực nghiệm khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm Huế.
3.3. Thời gian nghiên cứu

- Từ ngày 02/01/2013 đến ngày 20/05/2013.
25

×