Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG TINH LUYỆN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 51 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM.
BỘ MÔN: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨM.

THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG CHO
NHÀ MÁY ĐƯỜNG TINH LUYỆN.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013.
MỤC LỤC
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 2
LỜI MỞ ĐẦU.
Ngành công nghệ thực phẩm là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân góp phần giải quyết nhu cầu cần thiết cho đời sống con người.
Hiện nay ngành công nghệ thực phẩm ở nước ta phát triển mạnh mẽ góp phần làm
giàu nguồn thực phẩm cho xã hội đồng thời làm nguyên liệu cho một số ngành
công nghiệp khác. Trong đó, ngành công nghiệp đường có vai trò rất quan trọng.
Đường có vai trò quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể người, là nguồn
cung cấp năng lượng cao. Việc xây dựng một nhà máy đường, giải quyết được nhu
cầu tiêu dùng của con người, đặc biệt là giải quyết được vùng nguyên liệu, tạo
công ăn việc làm cho người nông dân trồng mía, đồng thời duy trì được truyền
thống sản xuất đường mía từ lâu đời. Chính vì vậy mà việc thiết kế tổng quan nhà
máy đường hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và sát với tình hình Việt Nam
hiện nay.
Trong quá trình làm đề tài không thể tránh khỏi thiếu xót mong Thầy và các
bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 3
NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.
 Lịch sử phát triển của nghành đường mía thế giới.
Trong lịch sử, đường từng được coi là “vàng trắng”, có giá trị hơn cả loại
vàng thông thường.



Tinh thể đường sau khi được chiết xuất từ mía. Đường trắng tinh luyện
Chính những người đi khai phá thuộc địa của Anh là những người đầu tiên
tìm ra đường và gọi nó là “vàng trắng”. Ấn độ là nước đầu tiên trên thế giới biết
sản xuất đường từ mía. Vào khoảng năm 398 người Ấn Độ và Trung Quốc đã biết
chế biến mật đường thành tinh thể. Từ đó, kỹ thuật sản xuất đường phát triển sang
Ba Tư, Ý, Bồ Đào Nha, đồng thời đưa việc tinh luyện đường thành một ngành
công nghệ mới.
Lúc đầu công nghiệp đường còn rất thô sơ, người ta ép mía bằng 2 trục gổ
đứng, lấy sức kéo từ trâu bò, lắng trong bằng vôi, cô đặc ở chảo và kết tinh tự
nhiên.
Công nghiệp đường tuy có từ lâu đời, nhưng 200 năm gần đây mới được cơ
khí hóa. Nhiều thiết bị quan trọng được phát minh vào thế kỷ 19. Năm 1813
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 4
Howard phát minh nồi bốc hơi chân không nhưng mới chỉ dùng một nồi nên hiệu
quả bốc hơi thấp, đến năm 1843 Rillieux cải tiến thành hệ bốc hơi nhiều nồi, nên
có thể tiết kiệm được lượng hơi dùng. Năm 1837 Pouzolat phát minh ra máy ly
tâm, nhưng có hệ thống truyền động ở đáy lấy dịch đường ở trên nên thao tác
không thuận tiện
Sau đó, năm 1867 Weston cải tiến thành máy ly tâm có hệ thống truyền
động ở trên và loại máy này hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Đến năm 1878
máy sấy thùng quay xuất hiện, 1884 thiết bị kết tinh làm lạnh ra đời.
Trong những năm gần đây ngành đường đã phát triển một cách nhanh
chóng, vấn đề cơ khí hóa, liên tục hóa và tự động hóa trên toàn bộ dây chuyền sản
xuất được áp dụng rông rãi trong các nhà máy đường.
Trong những năm gần đây ngành đường đã phát triển một cách nhanh
chóng Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời.
Cùng với sự phát triển của ngành đường trên thế giới nước ta sẽ có một nền
công nghiệp đường tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu về lượng đường sử dụng cho
nhân dân và góp phần xây dựng cho sự phát triển kinh tế nước ta.

 Thực trạng nghành mía đường tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Trong niên vụ mía đường 2011-2012, các nhà máy đường đã xuất khẩu
200.000 tấn, tiêu thụ trong nước là 1,076 triệu tấn, bình quân mỗi tháng đạt 98.000
tấn.
Trong niên vụ vừa qua, diện tích mía đạt 284.000 ha, tăng hơn vụ trước
khoảng 12.000ha. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 61,7 tấn/ha tăng 1,2 tấn/ha
so với vụ trước, đạt sản lượng 17,5 triệu tấn. Giá mua mía tại ruộng phổ biến từ
950.000 – 1.000.000 đồng/tấn. Tỷ lệ tiêu hao mía bình quân là 11,2 mía/1 đường,
cao hơn so với vụ trước (10,8 mía/đường).
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 5
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, niên vụ 2012 – 2013, ngành mía
đường Việt Nam dự kiến sản xuất được 1,5 triệu tấn đường các loại. Trong đó chủ
lực là 2 sản phẩm cung ứng cho thị trường là đường luyện và đường trắng đồn
điền. Riêng đường luyện được sản xuất từ 9/40 nhà máy đường với sản lượng
khoảng 730.458 tấn, còn lại là đường trắng đồn điền với chất lượng cao. Trong khi
đó, mức tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn, cộng với lượng đường nhập
khẩu theo hạn ngạch năm 2013 là 74 nghìn tấn dẫn tới cung lớn hơn cầu trên 200
nghìn tấn.
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT ĐƯỜNG.
 Giới thiệu sơ lược, phân lọai.
- Mía:

Là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài
lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ
Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới.
Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6m. Tất cả các dạng
mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng
được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường.
Giống mía:
- Năng suất cao.

- Sinh trưởng nhanh.
- Hàm lượng đường cao.
- Khả năng tái sinh mạnh.
- Kháng sâu bệnh.
- Thích hợp điều kiện sinh thái ở vùng trồng.
- Thích hợp điều kiện chế biến công nghiệp.
- Không hoặc ít ra hoa.
 Hình thái cây mía, điều kiện trồng.
Là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp 30 - 40
0
C, cường độ ánh
sáng mạnh.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 6
Không thích hợp vùng úng ngập, thoát nước kém, không thích hợp vùng
khô hạn.
Không kén đất: thích hợp cả đất thấp chua phèn hay đất cao đồi gò, thích
hợp: đất xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt.
Trồng mía:
• Trồng bằng hom:
- Hom ngọn.
- Hom than.
• Trồng bằng phương pháp cấy mô.
 Thành phần hóa học của mía.
Thành phần Tỷ lệ (%)
Đường
- Saccaroza
- Glucoza
- Fructoza

- Xenluloza

- Pentosan
- Araban
- Linhin
Chất có chứa nitơ
- Protein
- Amit
- Axit amin
- Axit nitơric
- NH
3
- Xantin
12.00
0.90
0.50
5.50
2.00
0.50
2.00
0.12
0.07
0.21
0.01
vết
vết
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 7
Chất béo và sáp
- Pectin
- Axit tự do
- Axit kết hợp
Chất vô cơ

- SiO
2
- K
2
O
- Na
2
O
- CaO
- MgO
- Fe
2
O
3
- P
2
O
5
- SO
2
- Cl
- H
2
O
-0.20
0.08
0.12
0.25
0.12
0.01

0.02
0.01
vết
0.07
0.02
vết
74.5
MÍA
NƯỚC XƠ CHẤT KHÔNG ĐƯỜNG ĐƯỜNG SACC
CKĐ HỮU CƠ CKĐ VÔ CƠ
SiO
2,
K
2
O, Na
2
O, CaO, MgO
ĐƯỜNG KHỬ
CKĐ CHỨA N
ACIDE HỮU CƠ
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 8




 !"#$%&'()
*)+)
*)'#,
%& !"-.)
/0 1

234
53%670'8#9
/# 
:5
;%6
<=
>#$?
%&
CHẤT BÉO (SÁP)
CHẤT MÀU
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.
 Quy trình công nghệ tổng quát.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 9
2. Thuyết minh quy trình.
2.1 Vận chuyển.
Mía thu hoạch ở vùng nguyên liệu, vận chuyển bằng cá loại phương tiện
vận chuyển, chủ yếu là dùng xe tải. Qua cân để xác định khối lượng và lấy mẫu để
phân tích chử đường. Sau đó được cẩu lên bàn lùa và dùng máy khỏa bằng để
phân phối mía xuống bang chuyền vào bộ phận xử lý mía.
2.2 Xử lý sơ bộ.
Mục đích: làm sạch mía, loại bỏ tạp chất, cặn bã bám trên than cây mía.
Thiết bị: vòi phun nước.
2.2 Cân – băng chuyền.
Mía được xử lý hợp lý, tạo điều kiện tốt cho quá trình ép mía được dễ dàng
hơn. Nâng cao được năng suất và hiệu suất ép.
Mía từ bàn lùa đổ xuống băng chuyền và được đưa vào hệ thống xử lý. Tại
máy băm số 1 chuyển động cùng chiều với bang chuyền đưa đến máy băm số 2
cùng chiều với bang chuyền. Mục đích là băm mía thành những mảnh nhỏ, phá vỡ
tế bào mía, tạo lớp mía ổn định.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 10

2.3 Xử lý mía trước khi ép.
Mục đích: nhằm tạo điều kiện cho quá trình ép dễ dàng hơn, nâng cao năng
suất và hiệu suất ép. Hệ thống xử lý mía trước khi ép bao gồm các quá trình sau:
San bằng mía: do đưa xuống bang tải, mía ở trạng thái lộn xộn, không đồng
đều, do đó cần phải san bằng lớp mía trên bang tải, đảm bảo độ đồng đều của lớp
mía, tăng mật độ mía.
Băm mía: mía được băm thành từng mảnh nhỏ nhằm phá vỡ lớp vỏ cứng
của cây mía làm tế bào mía lộ ra, đồng thời san mía thành lớp ổn định trên băng tải
và nâng cao mật độ mía trên băng tải. Nhờ vậy:
Nâng cao năng suất ép.
Nâng cao hiệu suất ép mía.
Đánh tơi: sau khi qua máy băm, lượng mía chưa được băm nhỏ còn nhiều
nên chúng cần phải qua máy đánh tơi để phá vỡ hơn nữa tổ chức tế bào của cây
mía, và làm tăng mật độ mía đưa vào máy ép. Nếu dùng máy đánh tơi, hiệu suất ép
có thể tăng khoảng 1%.
Máy băm 1: đặt cuối băng chuyền nằm ngang.
Máy băm 2: được đặt ở đầu băng chuyền nằm nghiêng.
Sau đó mía tiếp tục được băng chuyền đưa đến máy tách kim loại.
2.4 Ép dập.
Ép dập vừa có tác dụng lấy nước mía ra từ cây mía ( khoảng 60 – 70%),
vừa làm cho mía dập vụn hơn. Đồng thời thu nhỏ thể tích lớp mía, cung cấp mía
đều đặn cho các máy ép sau, tạo điều kiện cho các máy ép sau làm việc ổn định,
làm tăng năng suất, hiệu suất ép và giảm bớt công suất tiêu hao.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 11
Thiết bị máy ép dập: sử dụng máy ép dập hai trục, trục máy chế tạo kiểu
Krajewski, trục có những rãnh cong hình chữ Z dọc theo chiều dài trục cách đều
nhau 15 cm.
Khi lắp trục phải đặt rãnh của hai trục ăn lệch nhau sao cho đỉnh rang nọ ăn
chân với trục kia.
Giá máy có độ nghiêng từ 60 – 75

0
, sao cho mía vào máy làm với đường
nối giữa tâm hai trục một góc khoảng 75
0
để mía vào máy và nước thoát ra được
dễ dàng.
Hiện nay, một số nhà máy lắp hai bộ ép dập hai trục, nhằm nâng cao năng
suất và hiệu suất ép.
Tốc độ máy ép dập bao giờ cũng nhanh hơn các máy ép sau khoảng 25%.
Như vậy, mới cấp đủ mía cho máy ép vì mía vào máy còn lộn xộn chưa đều.
Lực nén trên trục đỉnh máy ép dập hai trục bằng 50 – 75% lực nén trên máy
ép sau. Do đó, tỷ lệ nước mía ép ra được là 45 – 55% nước mía có trong cây mía.
2.5 Ép kiệt:
Mục đích: lấy kiệt lượng nước mía có trong cây mía tới mức tối đa cho phép.
Phương pháp ép khô:
Đây là phương pháp ép lấy mía mà không sử dụng nước thẩm thấu, chỉ
dùng áp lực làm vỡ tế bào để lấy nước mía, do đó hiệu suất lấy đường thấp
(khoảng 92 – 95%) và một lượng nhỏ đường còn nằm trong tế bào không thể lấy
ra được.
Nước mía lấy được (do không bị pha loãng) nên thuận lợi cho quá trình bốc
hơi, tiết kiệm được năng lượng bốc hơi.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 12
Phương pháp ép khô chỉ sử dụng được ở các nhà máy đường thủ công,
trong phòng thí nghiệm…
Phương pháp ép ướt: (có sử dụng nước thẩm thấu).
Để lấy được nhiều đường ra từ cây mía, thì việc phun nước thấm vào bã
mía được xem là biện pháp hiệu quả.
Khi mía bị ép, màng tế bào bị rách và co lại, đồng thời nước mía chảy ra.
Sau khi ra khỏi máy ép, các tế bào nở ra và có khả năng hút nước mạnh. Chính vì
vậy, mà người ta đã phun nước vào lớp bã để hòa tan một lượng đường còn lại

trong tế bào, qua lần ép sau nước đường pha loãng được lấy ra, và tiếp tục như vậy
cho đến khi đường được lấy ra với mức cao nhất.
Thiết bị máy ép có cấu tạo gồm:
- Giá máy.
- Các trục ép: trục đỉnh, trục trước và trục sau.
- Bộ gối đỡ trục và bộ điều chỉnh vị trí lắp trục.
- Bộ phận nén trục đỉnh.
- Tấm dẫn mía (lược đáy) và các lược khác.
2.6 Làm sạch nước mía.
Cho vôi sơ bộ.
Trung hòa nước mía hỗn hợp, ngăn ngừa sự chuyển hóa đường.
Kết tủa và đông tụ một số keo.
Diệt trùng, ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật.
Nước mía hỗn hợp được qua cân định lượng, chảy xuống thùng chứa rồi qua
bơm, bơm qua thùng gia vôi sơ bộ. Vôi sữa được cho vào thùng trộn đều rồi được
lấy ra ở đáy thiết bị. Nồng độ sữa vôi từ 8 – 10 Be. Liều lượng sữa vôi sơ bộ
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 13
khoảng 20% tổng lượng sữa vôi. Tại đáy có thể bổ sung P
2
O
5
bằng dung dịch H
3
PO
4
(nếu cần). Sau đó nước mía được đem gia nhiệt I.
CHƯƠNG 4. CƠ SỞ THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG.
Qua tham khảo các nguồn tài liệu nhóm em quyết định chọn xã Tây Giang
huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định là nơi xây dựng nhà máy đường, với diện tích nhà
máy như sau:

Chiều rộng: 140 m.
Chiều dài: 220 m.
Tổng mặt bằng: 30800 m
2
.
Tây Giang là một xã thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Xã
Tây Giang có diện tích 73,76 km², dân số năm 1999 là 12396 người, mật độ dân số
đạt 168 người/km².
1. Vị trí địa lý xây dựng nhà máy.
Tây Giang, Tây Sơn là huyện trung du nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình
Định, là cửa ngõ tiếp giáp với địa bàn bắc Tây Nguyên rộng lớn có nhiều tiềm
năng kinh tế. Với vị trí địa lý này, Tây Sơn có mối liên hệ về kinh tế, văn hóa với
nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, có tiềm năng và ưu thế để phát triển kinh tế
- xã hội, nhất là phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Tây Sơn có vùng
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét, đá, cát, sỏi,…với
chất lượng tốt và trữ lượng cao, và là vùng nguyên liệu phục vị cho công nghiệp
chế biến như mía. Hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh. Đó là những điều
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 14
kiện thuận lợi để huyện Tây Sơn đẩy mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,
nhất là phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
Lãnh thổ của tỉnh Bình Định trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có
chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất
60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km (điểm
cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên
với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc,
108
o
54'00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km
(điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp biển Đông
với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc

thành phố Qui Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Bình Định được
xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam
Lào.
2. Nguồn nguyên liệu.
Cây mía là một thế mạnh của tỉnh Bình Định. Nguyên liệu mía đường cung
cấp chính cho nhà máy là một vùng nguyên liệu rộng lớn với trữ đường cao bao
gồm:
Vùng mía nguyên liệu của tỉnh Bình Định khá lớn, là nguồn cung cấp dồi
dào đủ để đáp ứng cho một nhà máy đường. Bên cạnh đó Tuy nhiên cần đảm bảo
nguồn nguyên liệu mía lâu dài vì tại Bình Định nói riêng và toàn Việt Nam nói
chung thì tình trạng thiếu mía nguyên liệu diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho
quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy mía đường trong tỉnh Bình Định và trên
cả nước. Chính vì thế cần có những chính sách khuyến nông, cải tạo hệ thống thủy
lợi cho cả vùng mía, khuyến khích, đầu tư vốn cho bà con nông dân mở rộng vùng
mía nguyên liệu, hướng dẫn tập huấn nâng cao trình canh tác, tạo ra các giống mía
mới chất lượng cao để nâng cao năng suất và sản lượng mía.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 15
3. Nguồn cung cấp điện.
Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích: sản xuất, sinh hoạt hằng
ngày… Hiệu điện thế nhà máy sử dụng 220V/380V. Nguồn điện lấy từ mạng lưới
điện quốc gia, từ trạm biến thế để đảm bỏa cho nhà máy hoạt động sản xuất liên
tục thì cần phải có máy phát điện dự phòng khi có sự cố chập điện, đứt đường dây
gây ra mất điện.
4. Nguồn cung cấp và xử lý nước.
Nước là một trong những nguyên liệu không thể thiếu được đối với nhà
máy chế biến thực phẩm. Nước sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: cung cấp
cho lò hơi, trong quá trình ép đường, vệ sinh và làm nguội máy móc thiết bị, sử
dụng trong quá trình sinh hoạt… Tùy vào mục đích sử dụng của nước mà ta phải
xử lý nước theo các chỉ tiêu khác nhau về hóa học, vật lý, sinh học nhất định.
Nhà máy đường ở Tây Giang có thể lấy nước từ các nguồn sau:

Nước lấy từ nguồn cung cấp nước đã qua xử lý của khu công nghiệp với
chất lượng nước đảm bảo các yêu cầu của TCVN về nước.
Nước giếng khoan lấy mạch nước ngầm có độ sâu 135m.
Nước lấy từ nguồn nước sông Côn và các con sông khác. Thông qua trạm
bơm của nhà máy đường tuy nhiên nguồn nước này phải qua nhiều công đoạn xử
lý gây tốn kém nên chỉ là nguồn nước phụ.
5. Nguồn cung cấp hơi.
Nguồn hơi cung cấp được lấy từ lò hơi cao áp của nhà máy để cung cấp đủ
lượng nhiệt cho quá trình: đun nóng, bốc hơi, cô đặc, sấy, làm nóng nước sinh
hoạt… Trong quá trình sản xuất ta tận dụng hơi thứ của thiết bị bốc hơi để đưa vào
sử dụng trong quá trình gia nhiệt, nấu, nhằm tiết kiệm hơi của nhà máy.
Nguồn cung cấp nhiên liệu.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 16
Nhiên liệu được tận dụng từ lượng bã mía khô thải ra trong quá trình sản
xuấy, để đốt lò, tiết kiệm một lượng lớn chi phí dành cho nhiên liệu.
Hoặc ta có thể dùng củi, than để đốt lò khi khởi động máy và dùng dầu DO
để khởi động lò khi cần thiết.
Xăng và nhớt dùng cho máy phát điện, ôtô…
Trong nhà máy, lò hơi là nơi sử dụng nguyên liệu nhiều nhất. Bã mía được
tận dụng làm hơi đốt cho nồi hơi. Trong thời kì đầu vụ, bã mía không đủ thì người
ta sử dụng nguyên liệ khác như dầu FO, củi đốt. Còn để bôi trơn cho các thiết bị
khác ta dùng dầu bôi trơn. Dầu FO, dầu bôi trơn, xăng dầu cho các phương tiện
vận chuyển được đặt mua tại các công ty xăng dầu địa phương gần nhà máy.
6. Nước thải.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà máy thì vấn đề nước thải phải
được quan tâm triệt để. Nước thải của nhà máy có chứa nhiều chất hữu cơ, là môi
trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
tới sức khoẻ của công nhân và vùng dân cư lân cận. Do đó, nước thải sau khi sản
xuất cần được tập trung và xử lí đạt yêu cầu trước khi đổ ra sông.
Việc xử lý nước thải và thoát nước của nhà máy phải được quan tâm, vì

nước thải của nhà máy chứa nhiều hợp chất hữu cơ đặc biệt là lượng đường thất
thoát trong quá trình sản xuất, chế biến chính là nguồn cơ chất tạo điều kiện thuận
lợi cho vi sinh vật phát triển, gây thối, gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh, cộng
với các hóa chất vô cơ sử dụng trong quá trình chế biến như SO
2
, CaCO
3
, dẫn đến
việc ảnh hưởng sức khỏe của người lao động và khu dân cư xung quanh nhà máy,
đồng thời ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, cân bằng sinh học và nguồn tài nguyên
đất và nước sau này.
Do đó, nước thải của nhà máy được tập trung tại khu xử lý nước thải của
nhà máy và được xử lý để đạt các tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp đạt loại B
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 17
và sau đó được đổ vào hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp… để xử lý
tập trung và được đổ ra sông… sau khi đạt được những chỉ tiêu về nước thải của
Việt Nam.
7. Giao thông vận tải.
Giao thông vận tải là vấn đề quan trọng, là phương tiện dùng để vận chuyển
một khối lượng lớn hàng hóa, thu mua các nguyên vật liệu để sản xuất đảm bảo
cho sự hoạt động liên tục của nhà máy và phân phối sản phẩm của nhà máy một
cách nhanh chóng, rộng khắp, đảm bảo sự phát triển của nhà máy trong tương lai.
Tây Giang, Tây Sơn nằm trên Đường bộ có Quốc lộ 19, là tuyến giao thông
huyết mạch, nối Quy Nhơn (Bình Định) với Pleiku (Gia Lai), mối giao lưu hàng
hóa đối với khu vực Tây Nguyên.
Trung tâm hành chính của tỉnh Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn
nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065 km về phía bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh
649 km về phía nam.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và đặc biệt là giao thông vận tải phải đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu, nhanh, thuận tiện, dễ dàng. Giao thông vận tải cũng góp phần làm

tăng giá thành sản phẩm làm giảm lợi nhuận của nhà máy vì vậy chi phí cho quá
trình vận chuyển cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng.
@ Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhu cầu về sử dụng đường ngày càng tăng cao, lượng đường sản xuất ra
không đủ để cung ứng cho thị trường, nhà nước ta còn phải nhập khẩu đường
chính vì thế nhu cầu về đường vẫn còn rộng mở.
Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng đường cao, có khả năng chi tiêu. Thị
trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, gần khu dân cư, số dân đông. Thị trường tiêu
thụ ngay trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Gia Lai, Quảng Ngãi, Phú Yên…
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 18
Bên cạnh đó đường tinh luyện còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong
các nhà máy thực phẩm khác trong vùng như: nước giải khát, bánh kẹo, đồ hộp…
Và mật rỉ đường còn có thể sản xuất rượu, cồn thực phẩm… Vì vậy, khi xây dựng
nhà máy đường tại đây sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường và sinh ra lợi nhuận kinh
tế cao.
9. Nguồn nhân lực.
Địa điểm đặt nhà máy gần với các khu dân cư với nguồn lao động tại chỗ
và các lao động nhập cư đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho nhà
máy. Để tạo điều kiện và công ăn việc làm tận dụng nguồn nhân lực địa phương
thì nguồn lao động địa phương sẽ được ưu tiên. Đầu tư xây dựng nhiều nhà ở sinh
hoạt, chung cư, các tiện ích, khu vui chơi giải trí và mua sắm Cho người lao
động, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc và sinh sống. Người lao
động ở đây đa số có trình độ văn hóa phổ thông 12. Nếu qua đào tạo họ thì sẽ nắm
bắt được dây chuyền công nghệ và làm việc tốt.
Đối với lao động có tay nghề và các kỹ sư, cán bộ có trình độ cần kêu gọi
nguồn lực sẵn có của địa phương là ưu tiên hàng đầu kế đến nếu thiếu nguồn nhân
lực này chúng ta cần có những chế độ đãi ngộ như: điều kiện khám chữa bệnh, nhà
ở, ăn uống, sinh hoạt, phương tiện đi lại… để nguồn nhân lực trình độ cao này đến
với nhà máy và toàn tâm toàn ý làm việc cho nhà máy. Có thể tìm kiếm nguồn
nhân lực trình độ cao từ các tỉnh lân cận như….

Thực hiện các chương trình tài trợ, học bổng cho các trường Đại học, Cao
đẳng để đảm bảo sẽ có đủ nguồn lực này trong tương lai.
10. Chính quyền.
Chính quyền Bình Định tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển,
mở rộng cửa đầu tư với các thủ tục nhanh gọn, chính sách thuế minh bạch, rõ ràng,
nhanh chóng, tiện lợi.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 19
Chính những yếu tố thuận lợi trên mà nhóm sinh viên chúng em đã quyết
định chọn địa điểm đặt nhà máy tại khu công nghiệp.
CHƯƠNG 5. CHỌN THIẾT BỊ.
 Máy trộn Magma.
a) Cấu tạo.
Máng hình chữ U, có vỏ gia nhiệt bằng nước nóng, có trục khuấy, trên có ống
xoắn rỗng để cho nước nóng đi trong ống gia nhiệt cho magma. Trên ống xoắn có
cánh khuấy vừa có tác dụng khuấy trộn đều magma vừa đẩy magma đến cửa tháo
liệu.
b) Nguyên tắc hoạt động
Đường bổi từ băng chuyền đổ
xuống, mật aff từ thùng chứa mật
qua van tự động (điều chỉnh lưu
lượng) phun vào đường bổi trong
thùng trộn. Dưới tác dụng của
khuấy trộn và nhiệt, đường aff và
mật aff trộn đều vào nhau, lớp
phim mật bên ngoài hạt đường bổi
hòa tan.
Hình 2.5.Máy trộn magma tại phân xưởng.
 Máng nhồi phân phối đường hồ.
"A Cấu tạo.
Hình chữ U, có vỏ gia nhiệt bằng nước nóng, có trục khuấy nằm ngang và trên

trục có các cánh hình chữ U.
A Nguyên tắc hoạt động.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 20

B<
<
CDE<
F
<G
>" "HI
<I
<
%&++
%&
%&
%&
Magma từ thùng trộn đưa xuống, dưới tác dụng của cánh khuấy nằm ngang
các pha rắn và lỏng của magma phân tán đều vào nhau để nạp cho máy ly tâm aff.
Tại đây quá trình tách lớp phim bẩn vẫn được tiếp tục do tác dụng của nhiệt độ và
khuấy trộn.
Hình 2.6.Máng nhồi phân phối đường hồ
Hình 2.7.Hệ thống làm aff
 Nhóm thiết bị chính trong giai đoạn hóa chế.
 Thiết bị gia vôi.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 21
J

<G
E
@





I
G
K
a) Cấu tạo
Thiết bị gia vôi: gồm một thùng có năm ngăn và hai gàu múc nước đường và
sữa vôi như hình vẽ.
Hình 2.8 - Thiết bị gia vôi tại phân xưởng đường.
b) Nguyên tắc hoạt động
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 22
Nước đường đi vào ngăn (1), sữa vôi đi vào ngăn (4). Các gàu múc từng thể
tích nước đường và sữa vôi đổ vào ngăn (5) và ngăn (6). Nước đường và sữa vôi
từ ngăn (5), (6) được dẫn qua thùng trộn.
Cột Cacbonat hóa.
Hình 2.9 - Hệ thống Cacbonate.
a) Cấu tạo.
Bốn cột carbonate có cấu tạo tương tự nhau. Thân hình trụ, đáy nón, trên mỗi
cột có ống dẫn khí CO
2
đi vào bộ phận phân phối khí phía đáy thiết bị. Các cột này
có hệ thống gia nhiệt gián tiếp dạng ống xoắn ruột gà, sử dụng hơi 1,2 Kg/cm
2
.
Phía trên các cột có bộ phận phun nước nóng để rửa cột carbonate hóa
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 23
Hình 2.10 - Thiết bị cacbonat hóa tại phân xưởng đường
b) Nguyên tắc hoạt động.

Nước đường vôi đi vào cột carbonate hóa thứ nhất, sau đó theo ống dẫn ở đáy
chảy tràn vào cột thứ 2, rồi từ cột thứ 2 qua cột thứ 3 và cột thứ 3 qua cột thứ 4.
Cuối cùng nước đường được bơm lên thiết bị lọc nhất.
 Thiết bị than hóa.
Hình 2.11 - Thiết bị than hóa.
a) Cấu tạo.
Gồm hai thùng hình trụ, đáy côn hoạt động so le nhau.
Trên thiết bị có các đường ống dẫn nước đường và nước than vào để tẩy màu.
Trên thân có đường ống chảy tràn về thùng chứa đường sau lọc nhất.
Dưới đáy có van discharge nước đường than về thùng chứa.
Trong thùng có gắn cánh khuấy và vòng hình trụ xung quanh cánh khuấy để
gia nhiệt gián tiếp và tạo dòng xoáy để khuấy trộn đều dung dịch tránh hiện tượng
than bị lắng xuống.
Ngoài ra trên mỗi thùng đều có các dụng cụ tự động đo mức độ nước đường
tẩy màu liên hệ với hệ thống van điều khiển tự động để vận hành tự động một
cách tuần tự.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 24
Hệ thống van điều khiển tự động được bố trí như hình vẽ.
Hình 2.12 – Sơ đồ thiết bị than hóa
Hệ thống tẩy màu bằng nhựa trao đổi ion.
"A Cấu tạo.
Cột Resin (5 cột): Thiết bị hình trụ đứng, đáy elíp, bên trong vỏ có
tráng lớp nhựa chống ăn mòn, các hạt nhựa chiếm khoảng 1/2 thể tích cột trên lớp
lưới chặn. Bên ngoài có thiết kế các đường ống nước đường vào ra, nước để tái
sinh.
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Page 25

×