Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nghiên cứu sự đa dạng của côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 117 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG










ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CỦA CÔN TRÙNG,
NHỆN THIÊN ĐỊCH TRÊN HAI MÔ HÌNH CANH TÁC
LÚA ĐỘC CANH VÀ LUÂN CANH TẠI CHÂU PHÚ, AN GIANG







Chủ nhiệm đề tài: Ths. PHẠM HỮU PHƯƠNG








NĂM: 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG










ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CỦA CÔN TRÙNG,
NHỆN THIÊN ĐỊCH TRÊN HAI MÔ HÌNH CANH TÁC
LÚA ĐỘC CANH VÀ LUÂN CANH TẠI CHÂU PHÚ, AN GIANG





BAN GIAM HIỆU KHOA NN-TNTN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI




Ths. Cao Văn Thích Ths. Phạm Hữu Phương




NĂM: 2011


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các phòng ban Trường Đại học An Giang,
Ban Chủ nhiệm khoa NN-TNTN, cùng các thầy cô Bộ môn KHCT – CS2 đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài này.

Xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc đã giúp tôi
trong việc giám định và phân loại côn trùng. Và Tiến sĩ Dương Ngọc Thành đã hướng dẫn
tôi về phương pháp thống kê và xử lý số liệu.

Chân thành cảm ơn Ths. Trương Thành Tâm, em Nguyễn Quốc Trinh, em Nguyễn
Bình Mỹ (KTV xã Mỹ Phú), anh Nguyễn Văn Tuấn (KTV xã Bình Thủy), anh Nguyễn
Phước Nên (nông dân xã Bình Thủy) đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.

i
TÓM LƯỢC



Sự đa dạng sinh học giữ vai trò rất quan trọng trong việc quản lý bền vững
hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó sự đa dạng của côn trùng và nhện có ích đang
được quan tâm ứng dụng trong quản lý dịch hại cây trồng. Đề tài được tiến hành
tại hai địa bàn (Mỹ Phú và Bình Thủy) thuộc huyện Châu Phú tỉnh An Giang từ
tháng 11 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010, trên mỗi địa bàn điều tra 30 hộ trồng
lúa bằng phương pháp điều tra nông dân, sau đó chọn lại trên mỗi mô hình (độc
canh và luân canh) 8 ruộng (bốn ruộng phun thuốc ít và bốn ruộng phun thuốc
nhiều) để điều tra (ba giai đoạn gồm 30, 45 và 70-75NSS) về thành phần và sự đa
dạng của các loại côn trùng và nhện thiên địch. Kết quả điều tra 60 hộ trồng lúa
ghi nhận nông dân ở 2 mô hình độc canh và luân canh không có sự khác biệt lớn
về tập quán canh tác, biện pháp quản lý dịch hại, đa số các hộ trồng lúa có sự hiểu
biết về thiên địch bị giới hạn, 100% hộ điều tra sử dụng thuốc trừ sâu để trừ côn
trùng gây hại. Kết quả điều tra ngoài đồng đã phát hiện được 91 loài côn trùng và
nhện thuộc 10 bộ côn trùng (Coleoptera, Orthoptera, Hemiptera, Odonata,
Dermaptera, Hymenoptera, Diptera, Thysanoptera, Homoptera, Lepidoptera) và 2
bộ thuộc lớp nhện (Araneae, Acari), 52 họ. Với 57 loài côn trùng và nhện thiên
địch (mô hình độc canh có 46 loài và mô hình luân canh có 54 loài), 23 loài sâu
hại (mô hình độc canh có 23 loài và mô hình luân canh có 19 loài) và 10 loài côn
trùng chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái (mô hình độc canh có 9 loài và mô hình
luân canh có 10 loài). Trên ruộng độc canh mật số rầy nâu và sâu cuốn lá cao hơn
rõ nét so với các ruộng luân canh lúa, điều này đã đưa đến mật số thiên địch cao
trên ruộng lúa độc canh so với luân canh. Trên mô hình canh tác luân canh, có sự
khác biệt về sâu hại và thiên địch giữa 2 nhóm ruộng phun thuốc ít (2 lần) và phun
thuốc nhiều (5 lần), sự khác biệt này không ghi nhận được trên mô hình độc canh.
Tuy nhiên về chỉ số đa dạng lại có sự khác biệt giữa các ruộng có số lần phun
thuốc khác nhau ở cả 2 mô hình độc canh và luân canh. Mặc dù sự khác biệt
không lớn, nhưng trên ruộng phun thuốc ít, chỉ số đa dạng đều cao hơn ruộng
phun thuốc nhiều, điều này cho thấy vấn đề sử dụng thuốc nhiều trên ruộng lúa đã
tác động đến sự đa dạng của thiên địch trên ruộng lúa. Trên từng mô hình canh tác

độc canh và luân canh, không ghi nhận có sự khác biệt về năng suất giữa ruộng
phun thuốc ít và phun thuốc nhiều, nhưng năng suất ruộng lúa luân canh đều cao
hơn rõ nét so với ruộng lúa độc canh ở cả 2 nhóm ruộng phun thuốc ít và phun
thuốc nhiều.

ii
MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Cảm tạ i
Tóm lược ii
Mục lục iii
Danh sách bảng vii
Danh sách hình ix
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt x
Chương 1. Mở đầu 1
I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1
1. Mục tiêu 1
2. Nội dung 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1. Đối tượng 2
2. Phạm vi nghiên cứu 2
III. Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu 2
1. Cơ sở lý luận 2
1.1 Nguồn gốc và tình hình sản xuất lúa 2
1.1.1 Nguồn gốc 2
1.1.2 Tình hình sản xuất 2
1.2 Sự đa dạng về côn trùng và nhện trên ruộng lúa 2
1.2.1 Sự đa dạng về côn trùng và nhện gây hại trên ruộng lúa 2
1.2.2 Sự đa dạng về côn trùng và nhện thiên địch trên ruộng lúa 3

1.3 Tính phong phú và đa dạng của quần thể côn trùng và nhện thiên địch
trong ruộng lúa
3
1.3.1 Nhóm côn trùng ký sinh thường gặp trong hệ sinh thái nông nghiệp 4
1.3.2 Nhóm côn trùng và nhện ăn mồi 5
1.3.3 Nhóm vi sinh vật gây bệnh 12
1.4 Một số thành tựu về sử dụng côn trùng thiên địch trong phòng trừ dịch
hại
12

iii
1.5 Tác động của thuốc trừ sâu đến cộng đồng các nhóm sinh vật trong hệ
sinh thái ruộng lúa
13
1.6 Ảnh hưởng tương tác giữa phân bón và dịch hại cây lúa 15
1.7 Khái niệm về ruộng lúa khỏe và mối quan hệ với dịch hại lúa, sử dụng
thuốc trừ sâu.
16
1.8 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Wiener (H) và chỉ số đồng đều (E
H
) 17
1.8.1 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Wiener (H) 17
1.8.2 Chỉ số đồng đều (E
H
) 18
2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 18
2.1 Phương tiện nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Thời gian và địa điểm điều tra 18
2.2.2 Phương pháp thực hiện 18

2.2.3 Phương pháp điều tra nông dân 18
2.2.4 Phương pháp điều tra đồng ruộng 19
2.2.5 Phương pháp thu mẫu 19
2.2.6 Phương pháp định danh 20
2.2.7 Xử lý thống kê số liệu 20
Chương 2. Kết quả và thảo luận 21
I. Điều tra nông dân 21
1. Đặc điểm nông dân trồng lúa huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 21
2. Kỹ thuật canh tác lúa 22
2.1 Loại giống lúa 22
2.2 Nguồn gốc và xử lý giống trước khi sạ 22
2.3 Lượng giống gieo sạ và phương pháp gieo sạ 23
2.4 Làm đất và vệ sinh đồng ruộng 23
2.5 Bón phân 23
3. Nhận định chung của nông dân 25
3.1 Ảnh hưởng của mật độ sạ 25
3.2 Nhận định của nông dân về việc bón nhiều phân N 25

iv
3.3 Tình hình dịch hại 26
4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV 26
4.1 loại thuốc BVTV được nông dân sử dụng 26
4.2 Phun thuốc BVTV 28
4.3 Thời điểm phun và chọn thuốc BVTV để phun 29
5. Sự hiểu biết của nông dân về dịch hại và thiên địch 30
6. Đánh giá nông dân 31
7. Thảo luận chung 31
II. Điều tra trực tiếp ngoài đồng 33
1. Tình hình chung trên hai mô hình độc canh và luân canh 33
2. Tình hình thiên địch trên ruộng lúa vụ Đông xuân 2010 39

2.1 Bộ Hymenoptera 42
2.2 Bộ Araneae 42
2.3 Bộ Diptera 43
2.4 Bộ Hemiptera 44
2.5 Bộ Coleoptera 44
2.6 Bộ Odonata 44
2.7 Bộ Orthoptera 45
2.8 Bộ Dermaptera 45
3. Thành phần côn trùng và nhện gây hại trên ruộng lúa vụ Đông xuân 2010 46
4. Thành phần và mật số thiên địch trên các nhóm ruộng có số lần phun
thuốc khác nhau
47
4.1 Mật số thiên địch ở từng thời điểm quan sát trên hai nhóm ruộng phun
thuốc ít và phun thuốc nhiều
50
4.2 Mật số và sự đa dạng của thiên địch trên mô hình độc canh và luân canh 51
4.3 Sự khác biệt về mật số thiên địch trên mô hình độc canh và luân canh có
chế độ phun thuốc khác nhau
51
4.4 Mật số nhện và ruồi thiên địch trên ruộng khảo sát 52
5 Tình hình rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ trên hai mô hình độc canh và luân
canh
53
6. Chỉ số đa dạng (H) và chỉ số đồng đều (E
H
) của côn trùng và nhện thiên 55

v

vi

địch trên ruộng lúa
7. Năng suất lúa vụ Đông xuân 2010 trên các nhóm ruộng khảo sát 56
Chương 3. Kết luận và đề nghị 58
I. Kết luận 58
II. Đề nghị 58
Tài liệu tham khảo 59
Phụ chương

DANH SÁCH BẢNG


Bảng Tựa bảng Trang
1 Các loại thuốc được sử dụng cho bố trí thí nghiệm 19
2 Thông tin chung về đặc điểm nông dân vùng điều tra 21
3 Xử lý giống và nguồn gốc giống 22
4 Lượng giống gieo sạ (kg/1000m
2
) và phương pháp sạ 23
5 Lượng phân sử dụng trên vụ (kg/ha) 24
6 Tình hình dịch hại và ảnh hưởng của dịch hại đến phần trăm năng
suất theo ghi nhận của nông dân
26
7 Các loại thuốc trừ dịch hại nông dân sử dụng trong 1 vụ lúa 27
8 Số lần phun thuốc trừ sâu-bệnh và năng suất lúa (T/ha) 29
9 Thời điểm phun thuốc trừ sâu và lý do chọn các loại thuốc để phun 29
10 Sự hiểu biết của nông dân về thiên địch 30
11 Đánh giá về sự hiểu biết và kinh nghiệm của nông dân đối với người
điều tra
31
12

Diễn biến thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm
33
13 Thành phần côn trùng và nhện hiện diện trên lúa vụ Đông xuân 2010 34
14 Thành phần loài thiên địch trên ruộng lúa 39
15 Thành phần côn trùng chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái 40
16 Thành phần và giai đoạn hiện diện của côn trùng và nhện gây hại
trên ruộng lúa
46
17 Thành phần và mật số của các loài thiên địch hiện diện trên mô hình
độc canh
47
18 Thành phần và mật số của các loài thiên địch hiện diện trên mô hình
luân canh
49
19 Mật số thiên địch ở các giai đoạn phát triển của cây lúa vụ Đông
xuân 2009
50
20 Mật số thiên địch trên các nhóm ruộng có số lần phun thuốc khác
nhau ở từng giai đoạn trên từng môhìnhcanh tác
51
21 Mật số thiên địch trên hai mô hình canh tác ở các nhóm ruộng phun
thuốc ít và phun thuốc nhiều
52

vii

viii
Bảng Tựa bảng Trang
22 Mật số nhện và ruồi thiên địch trên các nhóm ruộng có số lần phun
thuốc khác nhau

52
23 Mật số rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa vụ Đông xuân 2010 53
24 Mật số rầy nâu trên mô hình độc canh và luân canh vụ Đông xuân
2010
53
25 Mật số sâu cuốn lá nhỏ trên mô hình độc canh và luân canh vụ Đông
xuân 2010
54
26 Chỉ số đa dạng (H) và đồng đều (Eh) của thiên địch trên ruộng lúa vụ
Đông xuân 2010 trên mô hình độc canh và luân canh
56
27 Năng suất lúa (T/ha) trên mô hình độc canh và luân canh 57

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tựa hình Trang
1 Lượng phân sử dụng (kg/ha) vụ Đông xuân 25
2
Tỷ lệ nhóm côn trùng hiện diện trên các ruộng khảo sát ở mô
hình độc canh
38
3
Tỷ lệ nhóm côn trùng hiện diện trên các ruộng khảo sát ở mô
hình luân canh
39
4
Số loài côn trùng và nhện có ích trên ruộng lúa vụ Đông xuân
2010 ở mô hình độc canh và luân canh
41
5 Các loài ong thuộc bộ Hymenoptera 42

6 Các loài nhện thuộc bộ Araneae 43
7 Ruồi bắt mồi 43
8 Các loài ruồi thuộc bộ Diptera 42
9 Các loài bọ xít thuộc bộ Hemiptera 44
10 Các loài thiên địch thuộc bộ cánh cứng Coleoptera 44
11 Các loài chuồn chuồn thuộc bộ Odonata 45
12 Muồm muỗm Tettigonidae 45
13 Bọ đuôi kìm Carcinophoridae 45
14 Mật số thiên địch trên ruộng lúa ở 3 thời điểm khảo sát 50
15 Mật số rầy nâu trên mô hình độc canh và luân canh 54
16 Mật số sâu cuốn lá nhỏ trên mô hình độc canh và luân canh 55
17 Chỉ số đa dạng (H) của thiên địch trên 2 mô hình canh tác 56


ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cụm từ Viết tắt
Quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Quản lý dịch hại QLDH
Ba giảm – ba tăng 3G-3T
Bảo vệ thực vật BVTV
Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL
Cộng tác viên
ctv., et al.
Đông xuân ĐX
Hè thu HT
Thu đông TĐ
Ngày sau khi sạ NSS

Độc canh ĐC
Luân canh LC
Năng suất tấn trên hecta T/ha
Nông dân ND




x
Chương 1. MỞ ĐẦU
Thời gian qua việc sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng còn
biểu hiện sự thiếu ổn định và bền vững. Sự xuất hiện nhiều loại dịch hại với mức
bộc phát, lan truyền ngày càng cao và liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất
và sản lượng lúa của toàn vùng, tình hình này đang đặt ra những vấn đề cần quan
tâm, nhất là việc bảo vệ thiên địch, sử dụng giống và bố trí mùa vụ canh tác phù
hợp trong sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện nay.
Canh tác 3 vụ lúa hiện nay ở An Giang có thể nói là liên tục và không còn
ranh giới giữa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông (vụ 3) nghĩa là không có khoảng
thời gian trống cho đất nghỉ nếu xét trên địa bàn một cánh đồng trên một xã.Ví dụ
ở xã Mỹ Phú huyện Châu Phú theo niên giám thống kê năm 2007 cho thấy diện
tích sản xuất các vụ như sau: Đông xuân 2.863 ha, Hè thu 2.861 ha, Thu đông
1.424 ha. Điều này có nghĩa là sâu bệnh luôn có cây ký chủ để hoàn thành nhiều
vòng đời trong một năm, áp lực của các loài sâu bệnh gây hại gia tăng và khó
khăn trong việc cắt đứt nguồn sâu bệnh nên có khả năng bộc phát cục bộ thành
dịch, từ đó làm tăng chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, giảm năng suất và chất lượng
lúa gạo. Đặc biệt, đối với rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và đạo ôn là những
đối tượng dịch hại quan trọng đối với cây lúa.
Theo xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn sinh thái, biện
pháp bảo tồn, phát huy mật số và sự phong phú của các loài thiên địch tạo nên một
sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên là một việc làm hết sức cấp thiết và quan

trọng. Một trong những nguyên nhân làm phá vỡ sự cân bằng sinh học trong môi
trường trồng trọt là sự biến đổi của hệ thống canh tác như: kỹ thuật canh tác, luân
canh, thâm canh tăng vụ. Việc thâm canh tăng vụ đã đưa đến sự bộc phát của
nhiều loại côn trùng gây hại do thức ăn hiện diện thường xuyên trên đồng ruộng
(Bambaradeniya, C. N. B. and F. P. Amerasinghe, 2003).
Vì vậy, vấn đề “Nghiên cứu sự đa dạng của côn trùng, nhện thiên địch trên
hai mô hình canh tác lúa độc canh và luân canh tại Châu Phú - An Giang” được
thực hiện để đánh giá một cách tổng quát về sự đa dạng và phong phú của côn
trùng và nhện thiên địch trên từng mô hình canh tác. Từ đó giúp cho việc sử dụng
và phát huy tối đa vai trò của thiên địch trong quản lý dịch hại tổng hợp
(QLDHTH) và bảo vệ hệ sinh thái bền vững.
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Xác định thành phần côn trùng và nhện thiên địch trên mô hình canh tác lúa
độc canh.
Xác định thành phần côn trùng và nhện thiên địch trên mô hình canh tác lúa
luân canh.
2. Nội dung
Điều tra nông dân trên hai mô hình canh tác lúa độc canh và luân canh. Nội
dung điều tra gồm tình hình dịch hại (sâu bệnh) trong những vụ vừa qua; biện
pháp kỹ thuật canh tác như giống, phân bón, sự hiểu biết của nông dân về dịch
hại, thiên địch, biện pháp phòng trừ dịch hại và đặc biệt là mức độ sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.

1
Điều tra thành phần loài côn trùng, nhện gây hại và thiên địch (côn trùng,
nhện) trên hai mô hình canh tác lúa độc canh và luân canh tại Châu Phú - An
Giang.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng

Côn trùng và nhện thiên địch trên ruộng lúa.
2.Phạm vi
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Mỹ Phú và xã Bình Thủy thuộc huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lý luận
1.1 Nguồn gốc và tình hình sản xuất
1.1.1 Nguồn gốc
Tuy có nhiều ý kiến chưa thống nhẩt, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử,
di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi
của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn ngốc
cây lúa là ở vùng Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi.Thêm vào đó, sự kiện
thực tế là cây lúa và nghề trông lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống
của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc
của lúa trồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2 Tình hình sản xuất
Diện tích trồng lúa tập trung ở Châu Á khoảng 90%. Các nước có diện tích
lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh,
Thái Land. Việt Nam đứng hàng thứ 6 trước Miến Điện. Mặc dù năng suất lúa ở
các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là
nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90%). Các
quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Indoniesia,
Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, tất cả đều nằm ở Châu Á. Như
vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới. Việt Nam có tổng sản
lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo
đứng hàng thứ 2 thế giới hiện nay với sản lượng gạo xuất khẩu bình quân trên
dưới 4 triệu tấn/năm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2 Sự đa dạng về côn trùng và nhện trên ruộng lúa
Bambaradeniya, C. N. B. (2000) ghi nhận có khoảng 280 loài côn trùng và
60 loài nhện hiện diện trên các ruộng lúa tại Sri Lanka. Theo Lã Phạm Lân et al.

(1995) thì nhóm sâu hại chiếm 20%, nhóm ăn mồi chiếm khoảng 20-30%, và
nhóm khác chiếm 2-50% có vai trò chủ yếu là cầu dinh dưỡng.
1.2.1 Sự đa dạng về côn trùng và nhện gây hại trên ruộng lúa
Theo Dale, P. J. (1994), có trên 800 loài côn trùng gây hại trên cây lúa, mặc
dù phần lớn các loài này gây hại không đáng kể trên cây lúa. Số lượng loài côn
trùng gây hại trên cây lúa biến động từ 20 (Pathak, M. D. and Z. R. Khan, 1994)
đến 30 loài (Riessig, W. H. et al, 1986). Tại Việt Nam, theo Nguyễn Văn Huỳnh

2
(2003), trên cây lúa có rất nhiều loài côn trùng và nhện gây hại như: ruồi đục lá,
sâu phao (Gueneïe), sâu phao mới đục bẹ, bù lạch, muỗi hành, sâu keo, cào cào
xanh, sâu cuốn lá nhỏ, các loài sâu đục thân: sâu màu vàng , sâu sọc nâu đầu đen,
bọ xít đen, bọ gai, sâu sừng, sâu cuốn lá lớn, rầy nâu, rầy lưng trắng, các loại rầy
xanh, rầy zigzag, bọ xít hôi, nhện gié.
1.2.2 Sự đa dạng về côn trùng và nhện thiên địch trên ruộng lúa
Heong, K. L. et al. (1991) ghi nhận có 46 loài ăn mồi thuộc nhóm bọ xít và
nhện, 14 loài ong ký sinh các loài rầy gây hại trên ruộng lúa tại Philippines. Theo
Barion, A. T. and J. A. Litsinger (1995), có trên 342 loài nhện đã được phát hiện
trên các ruộng lúa tại Philippines và các nước khác ờ vùng Đông Nam Châu Á.
Phạm Văn Lầm (2000) phát hiện 415 loài thiên địch trên lúa ở Việt Nam thuộc 14
bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp côn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng. Có khoảng
85 loài hiện diện thường xuyên trong ruộng lúa, chiếm 20,4% trong tổng số loài
đã phát hiện được.Về diễn biến hệ sinh thái trong ruộng lúa Lã Phạm Lân et al.
(1995) ghi nhận: Nhóm ăn mồi phát triển quần thể khá ổn định, nhóm ký sinh hiện
diện tương đối thấp, có chiều biến thiên cùng chiều với sự xâm nhập của sâu hại.
1.3 Tính phong phú và đa dạng của quần thể côn trùng và nhện thiên địch
trong ruộng lúa.
Theo Lã Phạm Lân et al. (1995), tổng số 535 loài đã được giám định và phân
loại, thuộc 12 bộ, 87 họ nhện và côn trùng; nhóm côn trùng thuộc bộ
Hymenoptera có số lượng loài cao nhất (110 loài) và phần lớn là các loài ký sinh

sâu hại lúa.
Phạm Văn Lầm (2000) phát hiện 415 loài thiên địch trên lúa ở Việt Nam
thuộc 14 bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp côn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng.
Số lượng loài phát hiện thuộc các bộ cánh màng, cánh cứng, cánh nửa, nhện lớn
lần lượt là: 165 (39,7%), 95 (22,8%), 70 (16,8%) và 49 (11,8%). Có khoảng 85
loài hiện diện thường xuyên trong ruộng lúa, chiếm 20,4% trong tổng số loài đã
phát hiện được.
Theo Phạm Bình Quyền (2002), “thành phần thiên địch trong hệ sinh thái
ruộng lúa Đồng bằng sông Cửu Long khá phong phú, có 29 loài ký sinh, 186 loài
côn trùng và nhện ăn thịt đã được thu thập”
Về cấu trúc quần thể theo Lã Phạm Lân et al. (1995) nhóm sâu hại chiếm
20%, trong đó bộ Homoptera chiếm 50% chủ yếu là họ Delphacidae và
Cicadellidae; bộ Diptera chiếm 33-38%. Nhóm ăn mồi chiếm khoảng 20-30%,
trong đó chủ yếu là Aranea và Hemiptera. Nhóm kí sinh chiếm 2-14% và nhóm
khác chiếm 2-50% đóng vai trò chủ yếu là cầu dinh dưỡng. Diễn biến hệ sinh thái
trong ruộng lúa như sau: từ khi cây lúa được gieo cấy trên đồng ruộng các nhóm
chức năng thường xuyên hiện diện. Nhóm ăn mồi phát triển quần thể khá ổn định,
đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa đẻ nhánh trùng với đỉnh cao của nhóm khác (nhóm
cung cấp nguồn năng lượng cho chuổi thức ăn: cầu dinh dưỡng). Nhóm ký sinh
hiện diện tương đối thấp, có chiều biến thiên cùng chiều với sự xâm nhập của sâu
hại. Đỉnh cao chung thứ nhất các nhóm vào lúc 32-39NSS với côn trùng
Collembola chiếm đa số. Đỉnh cao thứ nhì lúc 74-81NSS với rầy nâu ở thế trội
chiếm khoảng 50% quần thể. Tính phong phú và đa dạng của quần thể ký sinh
thiên địch ở những nơi cư trú gần ruộng lúa thì cỏ dại là nơi cư trú chính của
nhiều loài ký sinh thiên địch (Lã Phạm Lân et al., 1995). Tổng số 273 loài nhện và

3
côn trùng đã được giám định và phân loại thuộc 12 bộ, 93 loài nhện và côn trùng.
Một số lớn các loài được tìm thấy phổ biến ở cỏ dại nhiều hơn là ruộng lúa. Ở
những bờ cỏ quanh ruộng lúa là nơi cư trú thường xuyên của hai loài dế đen

Metioche vitaticollis và dế vàng Anaxipha sp., hai loài này ăn trứng và sâu non
của sâu cuốn lá và ấu trùng rầy nâu (Nguyễn Thị Lộc et al., 1997).
Một số loài ký sinh thiên địch phổ biến trong cỏ dại quanh ruộng lúa như
Tagosdes pusanus, Aragrus sp. (Yu, X. et al., 1996). Dế Anaxipha longipennis và
Metioche vitaticollis ăn trứng sâu cuốn lá. Nhóm ký sinh trứng: Altaptus spp.,
Gonatocerus spp., Erythmelus sp., Paracentrobia spp., Oligosiat sp. cư trú rất
đông trong bờ cỏ hơn là trong ruộng lúa. Các loài Collembolans cư trú đều cả trên
ruộng lúa và bờ cỏ dại; nhện họ Lycosidae, Therididae và Theridiosomatidae đều
cư trú cả trong ruộng và bờ cỏ dại (Lã Phạm Lân et al., 1996). Vai trò của các nơi
cư trú quanh ruộng lúa (các loài ăn mồi) liên hệ mật thiết với qui luật phòng trừ
sinh học tự nhiên ở mức độ cộng đồng các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái ruộng
lúa (Heong, K. L. et al.,1994)
1.3.1 Nhóm côn trùng ký sinh thường gặp trong hệ sinh thái nông nghiệp
* Ong ký sinh kén nhỏ (Braconidae)
Nhóm này rất phổ biến trong tự nhiên, có kích thước từ rất nhỏ đến nhỏ.
Có thể sống nội hoặc ngoại ký sinh. Đa số thuộc nhóm ký sinh cấp một, ký sinh
chủ yếu trên ấu trùng bộ cánh vẩy, rầy mềm và ấu trùng của một số loài thuộc bộ
cách cứng. Các loài Braconids thuộc giống nội ký sinh trên rầy mềm. Một số loại
hóa nhộng bên trong cơ thể (đã chết) của rầy mềm, sau khi vũ hóa, ong sẽ cắt một
lỗ tròn trên cơ thể ký chủ để chui ra. Một số loại khác lại hóa nhộng bên ngoài cơ
thể, kéo kén làm nhộng bên dưới cơ thể (đã chết) của ký chủ. Giống như ong cự
Ichneumonid, ong Braconid có râu dài và cong (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Rất nhiều ong ký sinh họ Braconidae tấn công trên những sâu gây hại bên
trong cây như sâu cuốn lá, sâu đục thân. Bộ phận đẻ trứng thường rất phát triển,
đặc biệt ở các loại thuộc giống Tenobracon và Macrocentrus (Kalshoven, L. G.
E., 1981).
Giống Apanteles gồm những loài có kích thước rất nhỏ (1,5 – 3mm), màu
đen, ống đẻ trứng ngắn. Nội ký sinh trong cơ thể ấu trùng bộ cánh vẩy, nhiều loài
thuộc giống Apanteles chỉ đẻ một trứng trong cơ thể ký chủ. Giai đoạn ấu trùng
sống hoàn toàn trong cơ thể ký chủ, và một số loài khác đẻ rất nhiều trứng trong

một ký chủ, sau khi phát triển đầy đủ, ấu trùng chui ra ngoài cơ thể ký chủ, kéo
kén hóa nhộng bên xác ký chủ (Kalshoven, L. G. E., 1981).
* Ong cự (Ichneumonidae)
Ong ký sinh họ Ichneumonidae thường có kích thước lớn, dài so với ong
kén nhỏ (Braconidae), màu sắc cũng tươi sáng. Râu dài, cong, có từ 16 đến trên
16 đốt. Con cái thường có ống đẻ trứng nhọn, dài, thường đẻ trứng xuyên vào
cành non. Đa số ký sinh trên ấu trùng bộ cánh vẩy, ruồi và cả côn trùng đục gỗ.
Một số loài ký sinh bậc hai trên các loại ong và ruồi ký sinh (Kalshoven, L. G. E.,
1981).
Sau khi ăn phá bên trong cơ thể ký chủ, ong chui ra ngoài để làm nhộng
trong một cái kén rất đặc biệt với vỏ kén có hoa văn và kén được treo gần vị trí
sâu ký sinh với sợi tơ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).

4
* Ong ký sinh (Chalcididae)
Gồm nhiều loài có kích thước lớn (có thể dài đến 12mm). Trong họ này,
có giống Brachymeria hiện diện rất phổ biến, các loại ong thuộc giống
Brachymeria thường có hình dạng giống như các loại ong mật nhỏ, tuy nhiên gân
cánh thì hoàn toàn khác hẳn, gồm nhiều loài ký sinh bậc một và bậc hai trên ấu
trùng bộ cánh vẩy.
Loài Brachymeria euploeae là loài ký sinh phổ biến tại vùng Đông Nam
Châu Á, phổ ký chủ của loài này rất rộng. Tại Java, loài này được ghi nhận ký
sinh trên sâu họ Hesperidae (Hidari, Erionota), Noctuidae (Plusia, Pygaela),
Limacodidae (Parasa) và Pyralidae (Kalshoven, L. G. E., 1981).
* Ong ký sinh (Encyrtidae)
Nhóm này gồm rất nhiều loài khác nhau, giữ một vai trò rất quan trọng
trong công tác phòng trừ sinh học. Thành trùng có kích thước rất nhỏ, râu đầu
thường gấp khúc rất rõ ràng. Rất nhiều loài thuộc nhóm này sống nội ký sinh trên
rệp dính và rầy bông, tuy nhiên nhiều loài khác trong nhóm này có khả năng tấn
công cả ấu trùng của bộ cánh vẩy và ấu trùng bộ cánh cứng. Một số loại khác lại

ký sinh trên trứng. Trong nhóm này cũng có một số loài thuộc nhóm ký sinh bậc
hai (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
* Ong ký sinh trứng (Scelionidae)
Có kích thước rất nhỏ, thường ký sinh trên trứng của nhiều loại côn trùng
và nhện. Trong tự nhiên trứng của các loại bọ xít thường bị các loại ong ký sinh
Trissolcus tấn công trái lại giống Telomus chủ yếu tấn công trên trứng bộ cánh
vẩy (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
* Ong Bethilidae
Ong Bethilidae có kích thước nhỏ đến trung bình, thường có màu sắc đậm,
ký sinh trên ấu trùng bộ Lepidoptera và Coleoptera, một vài loài tấn công bướm,
một vài loài chích người. (Borror, D. J. et al., 1981).
* Ruồi ký sinh (Tachinidae)
Gồm rất nhiều loài chuyên tấn công trên các loại côn trùng khác. Ký sinh
trên nhiều nhóm ký chủ khác nhau như ấu trùng bộ cánh vẩy, ấu trùng các loại
ong ăn lá, bọ xít và cả bộ cánh cứng. Thành trùng ruồi ký sinh thường có kích
thước trung bình, cơ thể phủ đầy lông, nhìn rất giống ruồi nhà. Rất nhiều loài đẻ
trứng trên cơ thể ký chủ hoặc gần chỗ ký chủ sống. Ấu trùng mới nở sẽ chui vào
cơ thể ký chủ và sống nội ký sinh bên trong cơ thể của ký chủ. Sau khi hoàn thành
giai đoạn ấu trùng, ruồi ký sinh thường hoá nhộng bên ngoài cơ thể của ký chủ
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002). Thành trùng thường hiện diện dưới ánh sáng mặt
trời, trên bông, loài lớn nhất dài khoảng 15mm, loài nhỏ nhất dài khoảng 3mm.
Ruồi ký sinh thường ít chuyên biệt như các loài ong ký sinh (Kalshoven, L. G. E.,
1981).
1.3.2 Nhóm côn trùng và nhện ăn mồi
* Nhóm côn trùng ăn mồi
Thành phần côn trùng ăn mồi trên các ruộng đậu rất phong phú, bao gồm
cả động vật không xương sống hoặc có xương sống. Trong nhóm ăn mồi, côn
trùng thiên địch giữ một vai trò rất quan trọng. Côn trùng thiên địch gần như hiện

5

diện trong rất nhiều bộ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loài quan trọng được tập
trung vào các bộ Coleoptera (Cánh cứng) với ba họ chủ yếu Cocinellidae,
Carabidae và Cicindellidae; bộ Diptera (Hai cánh) với hai họ Syrphidae và
Asilidae, bộ Hemiptera (Cánh nửa cứng) có họ Reduviidae và bộ Orthoptera có họ
Mantidae.
Khác với nhóm ký sinh, sinh vật ăn mồi thường có khả năng tấn công trên
nhiều con mồi khác nhau. Nhóm ăn mồi thường rất năng động trong việc tìm kiếm
mồi, chúng có thể sử dụng miệng nhai gậm để cắn và nhai con mồi (như bọ rùa,
bọ ngựa, chuồn chuồn, bọ chân chạy) hoặc sử dụng miệng chích hút dịch cơ thể
của con mồi (bọ xít bắt mồi, ruồi ăn mồi) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Bọ rùa (Coccinellidae)
Trong tự nhiên có rất nhiều loài bọ rùa với nhiều loại màu sắc, hoa văn
hiện diện trên cơ thể khác nhau. Hầu hết các loài bọ rùa thuộc nhóm có lợi, tấn
công chủ yếu các loại rầy mềm, nhện gây hại, rầy phấn trắng, rệp sáp và các loại
côn trùng có kích thước nhỏ và trứng của một số loại côn trùng khác. Cả thành
trùng và ấu trùng đều ăn mồi. Thành trùng ăn cùng một loại thức ăn như ấu trùng,
chỉ một thời gian ngắn sau khi vũ hóa, thành trùng đã có khả năng bắt cặp, số
lượng trứng đẻ tùy thuộc vào lượng thức ăn được tiêu thụ (Kalshoven, L. G. E.,
1981).
Bọ xít mù (Miridae)
Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Râu đầu có 4 đốt, không có mắt
đơn, vòi có 4 đốt. Trên phần cứng cánh trước có 4 mép (embolium), phiến nêm
(cuneus). Phần màng có 1-2 buồng cánh, còn mạch cánh khác đều tiêu biến. Cùng
một loài thường có dạng cánh lớn, cánh ngắn và không có cánh. Bàn chân có 3 đốt
(Nguyễn Viết Tùng, 2006).
Bọ chân chạy (Carabidae)
Cả thành trùng và ấu trùng đều ăn mồi, tấn công trên ấu trùng, nhộng,
trứng và thành trùng của các loại côn trùng có thân mềm khác hiện diện trong đất.
Có rất nhiều loại có kích thước khác nhau, từ rất nhỏ (khoảng 3mm) đến rất lớn.
Phần lớn có màu đen, bóng, mắt to, râu dài. Thành trùng sinh sống chủ yếu trên

mặt đất, ban ngày thường ẩn nấp dưới lá, các chất dư thừa thực vật, hoạt động chủ
yếu vào ban đêm. Thành trùng rất hoạt động, chạy rất nhanh khi bị khuấy động
hoặc săn mồi (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Bọ xít bắt mồi (Reduviidae)
Nhóm này gồm nhiều loại bọ xít có hình dạng rất dễ phân biệt với những
loại bọ xít gây hại trên cây trồng do bọ xít bắt mồi có đầu hẹp dài, phần sau mắt
kéo dài như một cái cổ, vòi chích hút có ba đốt, thường cong và mạnh. Bụng
thường rộng ở phần giữa, rìa bụng lòi ra bên ngoài cánh. Thường có màu đỏ đen,
rất dễ nhận diện. Nhóm này có nhiều khă năng tấn công trên nhiều loại côn trùng
khác nhau như sâu ăn lá, rầy mềm, rầy bông, ấu trùng các loại bọ xít khác.
Nhóm này cũng hiện diện rất phổ biến trên các vùng đất trồng trọt, nhóm
hoạt động ban ngày thường có màu sắc tươi sáng, và nhóm hoạt động ban đêm
thường có màu sắc tối. Ấu trùng có thể sống rất lâu trong điều kiện thiếu thức ăn,
chu kỳ phát triển thường dài, khả năng sinh sản cao. Tại Mã Lai, trên 500 loài đã

6
được phát hiện trên 4 quần đảo Sarawak, Sumatra, Kalimamtan và Java
(Kalshoven, L. G. E., 1981).
Bọ xít râu 5 đốt (Pentatomidae)
Đa số có cơ thể rắn chắc, phiến mai ở đầu ngực phát triển, râu đầu có 5
đốt. Cả thành trùng lẫn ấu trùng đều ăn mồi, ký chủ ưa thích là các loài sâu thuộc
bộ cánh vẩy.
Hầu hết các loại bọ xít râu 5 đốt thuộc phân họ Asopinae đều thuộc nhóm
ăn mồi, chuyên tấn công các loại côn trùng khác. Chúng rất thích những côn trùng
có cơ thể mềm như ấu trùng bộ cánh vẩy và ấu trùng bộ cánh cứng. Trứng thường
được đẻ thành từng đám, ấu trùng thường có màu sắc tươi sáng (Kalshoven, L. G.
E., 1981).
Bọ đuôi kìm (Dermaptera)
Đặc điểm của họ này đuôi có dạng hình cái kìm, dùng để tự vệ nhiều hơn
là để bắt mồi. Giống Euborellia màu đen bóng, giữa các đốt bụng có các khoang

trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên các ruộng khô và
làm tổ dưới đất ở những gốc cây trồng. Con cái chăm sóc trứng khi đẻ ra, mỗi con
đẻ khoảng 200 – 350 trứng. Con trưởng thành sống từ 3 – 5 tháng và hoạt động
chủ yếu vào ban đêm. Loài này chui vào các rãnh trên thân lúa do sâu đục thân đã
đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên trên lá để tìm con mồi. Mỗi ngày một
con bọ đuôi kìm có thể ăn từ 20 – 30 con mồi (Shepard, B. M. et al, 1989).
Đa số có cơ thể dẹp, màu nâu hoặc đen, hiện diện trên nhiều loại sinh cảnh
khác nhau, tuy nhiên đa số thích sống trong điều kiện có độ ẩm cao hơn là trong
điều kiện khô hạn. Tại Ấn Độ, đã có trên 130 loài được mô tả (Kalshoven, L. G.
E., 1981).
Kiến (Formicidae)
Nhóm này rất phổ biến, gồm nhiều loài, phân bố hầu như khắp nơi với số
lượng nói chung rất cao, có tập quán và hành vi rất tiến hóa, sống thành một xã
hội. Trong tổ kiến ghi nhận có kiến chúa, kiến đực và kiến thợ. Kiến chúa có kích
thước lớn hơn các nhóm khác, thường có cánh và thường biến mất sau khi giao
phối, kiến đực có cánh và thường nhỏ hơn kiến chúa, đời sống ngắn, thường chết
sau khi bắt cặp, kiến đực thuộc nhóm bất thụ không cánh chiếm số lượng lớn cá
thể trong tổ (Borror, D. J. et al., 1981). Tập quán sinh hoạt rất thay đổi. Nhiều loài
ăn mồi chuyên tấn công những động vật nhỏ như kiến lửa Solenopsis geminate
Fabricius, kiến vàng Oecophylla smaragdina, kiến hôi Dolichodorus
thoracicus,…
Theo Shepard, B. M. et al (1989) thì loài kiến Solelopsis geminate thường
hiện diện trên các bờ ruộng lúa hoặc những nơi khô ráo và đây là loài kiến có màu
nâu đỏ, làm tổ ở những nơi khô hoặc bờ ruộng ướt. Chúng thường tìm mồi cách tổ
vài mét, nhiều loài côn trùng và động vật nhỏ là con mồi của loài kiến này.
Một số loài kiến khác sinh sống trên nấm, sáp phấn hoa, mật hoặc nhiều
chất tương tự và một số loài khác tấn công trên thực vật.
Do thích chất mật ngọt nên trong tự nhiên nhiều loài kiến thường sống
cộng sinh với các loại côn trùng thuộc nhóm chích hút như rầy mềm, rệp sáp, rầy
bông….Kiến xây những tổ bằng mùn chung quanh các quần thể rệp sáp nhằm bảo


7
vệ loài này tránh khỏi sự tấn công của các loài thiên địch cũng như những điều
kiện bất lợi của môi trường khô hạn,… ngược lại kiến sẽ sử dụng mật ngọt do rệp
sáp tiết ra. Do bảo vệ các nhóm chích hút (gây hại cho cây trồng), nên nhiều loại
kiến thường được xếp vào nhóm gây hại.
* Nhóm nhện
Nhện lưới Araneidae
Đây là một họ rất lớn và đa dạng vì là một tập hợp lại của nhiều họ như
Argiopidae, Nephilidae, Cyrtophoridae… có cùng đặc điểm là bắt mồi bằng cách
giăng lưới có cấu trúc hoàn chỉnh và tinh vi. Lưới phẳng, thường theo chiều thẳng
đứng, có dạng tròn bao gồm nhiều đường bán kính và vòng đồng tâm. Con nhện
thường hiện diện ở giữa lưới, đầu quay xuống dưới và thường là con cái, còn con
đực sống chung đâu đó trong cùng lưới. Có loài lại trú ẩn ở một hốc đâu đó để chờ
khi con mồi vướng lưới mới ra lưới để bắt (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
Lưới nhện thường hay cố định, chúng chỉ sửa lại mỗi ngày hoặc giăng lưới
mới khi bị hư hết hoặc vừa di chuyển đến nơi khác. Trước tiên, nhện chọn một nơi
để nhả tơ và nhờ gió để nối kết với một cành cây khác ở dưới gió. Sau khi đã lựa
chọn, nhện sẽ nhả tơ nhiều lớp để làm chắc sợi giăng căng chính và cố định này.
Tiếp theo là nhện tạo các sợi tơ ngang và sợi bán kính rồi bắt đầu giăng lưới vòng
tròn, từ trung tâm ra ngoài. Lưới của nhện thuộc chi Nephila rất lớn và tơ rất chắc
nên ngày xưa có người kéo tơ nhện để dệt vải (Comstock, J. H., 1965).
Họ này gồm có những loài có kích thước lớn nhất, như Nephila,
Cyrtophora, Paraxivia…., cho đến rất nhỏ như Cyclosa, hoặc có hình dạng rất đặc
sắc như Gasterocantha. Chúng rất phổ biến, dễ nhìn thấy và gây ấn tượng đặc
trưng về loài nhện nói chung.
Con cái Argiope catenulate có các vạch vàng và xám ở bụng, con đực nhỏ
hơn và có màu nâu đỏ. Trứng của Argiope ở trong một kén màu nâu nhạt và treo ở
dưới. Ban ngày trời nóng, con đực và con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới,
khi trời có mây phủ con cái chờ mồi ở giữa lưới và con đực chờ gần ở đấy. Con

mồi càng tìm cách thoát, càng mắc chặt vào lưới.
Araneus inustus có một vạch hình trứng màu đen quanh bụng. con cái đẻ
trứng trong lá đã bị cuốn và phủ chúng bằng một lớp sợi trắng. Araneus săn mồi
những côn trùng nhỏ : rầy lá, rầy thân và ruồi (Shepard, B. M. et al, 1989).
Nhện nhảy Salticidae
Đây là họ nhện lớn nhất với trên 4000 loài đã được mô tả trên thế giới
(Barion, A. T. and J. A., Litsinger, 1995; Jackson, R. R. and S. D. Pollard, 1996).
Đặc diểm của chúng là không giăng lưới, hiện diện ở khắp nơi, từ dưới đất tới trên
cây cao, hoạt động ban ngày, chạy nhảy và săn mồi tự do.
Hầu hết đều có kích thước nhỏ. Đặc biệt là bốn mắt trước AE rất to như
đèn pha hay giống như mắt mèo, rất linh hoạt và có khả năng dõi mắt theo con
mồi hoặc con người, nên còn gọi là nhện Linh Miêu. Hai mắt bên sau PLE ở rất
xa về phía giữa của phần đầu - ngực có khả năng nhìn thấy con mồi từ phía hai
bên, rồi sau đó mới quay đầu lại để tập trung bốn mắt trước quan sát kỹ con mồi.
Chúng săn mồi bằng cách đi tìm, xác định con mồi thích hợp rồi lựa thế để nhảy
vào chụp con mồi. Người ta tặng cho loại nhện này từ “ thông minh” trong cách

8
bắt mồi vì chúng có thể tìm cách lừa con mồi để khi sơ hở thì mới nhảy vào bắt
con mồi.
Đây là loài nhện có khả năng thiên địch rất cao vì hiện diện ở khắp nơi,
nhanh nhẹn và khôn khéo trong cách bắt mồi (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
Nhện nhảy Phidippus sp. có các mắt lồi, không giống nhện Lycôsa, khi bị
động, chúng di chuyển không nhanh. Thân nhện nhảy Phidippus có lông màu
nâu. Ổ trứng hình thon dài phủ tơ mịn và nằm bên trong một lá cuốn. Con cái
cảnh giới số trứng đã đẻ và sinh sản ra từ 60 – 90 con con, chúng sống 2 – 4
tháng. Chúng thường ẩn trong màng chúng làm ở những lá lúa bị cuốn và chờ mồi
bọ rầy. Mồi của chúng là bọ rầy xanh và các loài côn trùng khác, chúng có thể ăn
2- 8 con mỗi ngày (Shepard, B. M. et al., 1989)
Nhện chân dài Tetragnathidae

Hầu hết các loại nhện thuộc họ này đều giăng lưới trên ngọn cỏ hoặc cây
thấp gần mặt nước ruộng hay ao hồ. Đặc điểm chung của nhện thuộc họ này là có
thân mình dài, chân rất dài và hàm dài với rất nhiều răng bên, lúc đậu nghỉ thường
đưa tới trước. Mắt xếp thành hai hàng song song hay hơi chụm vào nhau, nhưng
hai mắt bên LE không bao giờ dính lại với nhau. Chỉ có một chi phổ biến là
Tetragnatha, một chi khác có ít số loài là Dyschiriognatha, đặc biệt có bụng hình
tròn. Các loài của Tetragnatha có hình dạng và kích thước gần giống nhau, có thể
phân biệt nhau bởi một số đặc điểm cụ thể của từng loài.
Nhện thích giăng lưới ngang mặt nước vào ban đêm dể bắt mồi vì mồi của
chúng là các loại côn trùng nhỏ sống trong nước hoặc ở gốc lúa, cỏ… Ban ngày
gió mạnh thường làm hư lưới nên nhện đeo trốn trên thân hay lá cỏ lân cận, chiều
tối mới bắt đầu giăng lưới mới. Nhện này có thể coi là vật chỉ thị (bio-indicator)
của môi trường lành mạnh không bị ô nhiễm thuốc trừ sâu vì khi đó ta sẽ thấy
trong ruộng lúa có nhiều tơ nhện óng ánh sương đêm vào lúc sáng sớm (Nguyễn
Văn Huỳnh, 2002).
Nhện Tetragnatha sống 1 – 3 tháng và đẻ 100 – 200 trứng. Trứng được đẻ
thành đám ở nửa phía trên cây lúa và được phủ một màng mỏng giống như bông.
Nhện Tetragnatha thích ở vùng ẩm, chúng ẩn náu ở thân cây lúa lúc giữa
trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng. Chúng chăng loại lưới hình tròn, nhưng rất
yếu. Khi con mồi bọ rầy, ruồi hoặc bướm đụng vào lưới, lập tức nhện cuốn ngay
con mồi. mỗi ngày một con nhện Tetragnatha bắt 2 – 3 con mồi (Shepard, B. M.
et al, 1989).
Đặc tính sinh học và tập quán sinh hoạt của nhện thuộc họ Tetragnathidae
Vòng đời của nhện trải qua các giai đoạn phát triển là trứng, nhện non các
tuổi và trưởng thành. Vòng đời của chúng kéo dài khoảng 3 tháng và đẻ được 300
trứng. Tập quán giao phối của chúng khá đặc biệt, nhện cái giăng lưới sẵn sàng
chờ con nhện đực đến; nhưng để tránh nhện cái vồ tới ăn thịt, nhện đực rung cái
mạng một cách đặc biệt để biểu lộ sự giao phối với con nhện cái. Sau khi giao
phối, nhện đực di chuyển xa khỏi lưới một cách nhanh chóng để tránh con nhện
cái ăn thịt (Cục Bảo vệ thực vật, 1993). Yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời

gian phát dục của nhện rất rõ, thời gian phát dục của nhện non khác nhau (Bùi Hải
Sơn, 1995).

9
Ổ trứng của các loài thường được thấy đẻ trên lá hoặc trên các cành cây
khô, cây thân buội ở gần ruộng (Shepard, B. M. et al., 1987). Trứng nhện thường
được đẻ thành khối và được bao phủ bởi một lớp tơ màu trắng hoặc màu nâu nhạt
(Comstock, J. H. 1965). Trứng nhện có hình dạng tròn, màu vàng lợt hoặc vàng
xậm. Quan sát về sự ký sinh trên trứng nhện, Barrion, A. T. and J. H. Litsinger
(1995) đã thu thập ổ trứng 2 – 3 lần mỗi tuần trên ruộng lúa, cây thân buội, cỏ trên
đất bỏ hoang để theo dõi vòng đời thì không thấy có sự ký sinh. Cũng giống như
côn trùng, nhện cũng trải qua nhiều lần lột xác và sự lột xác giúp cho nhện gia
tăng kích thước cơ thể (Comstock, J. H. 1965).
Loài Tetragnatha javana có thói quen biểu lộ bắt cặp, con đực ve vãn và
con cái quơ chân kìm sờ của nó vào chân thứ nhất trước khi giao phối (Barrion, A.
T. and J. H. Litsinger, 1980). Cùng lúc đó, râu sờ phải và trái luân phiên nâng lên
về một bên và hạ xuống theo sự chuyển động. Sau đó, quan sát thấy chúng giao
phối trong thời gian 5 – 7 phút và thời gian đẻ trứng được kéo dài 20 phút. Chúng
làm ổ trứng vào buổi sáng khoảng 4 – 5 giờ và cuối buổi chiều từ 6 – 7 giờ. Loài
Tetragnatha japonica cũng biểu hiện bắt cặp như loài trên nhưng chúng chỉ đẻ ổ
trứng về đêm và không thấy vào buổi sáng.
Nhện bắt mồi chủ yếu là côn trùng, nhưng chúng cũng sẽ ăn các loài nhện
với nhau ngay cả các thành viên cùng loài nếu chúng đói. Một con nhện trưởng
thành có thể diệt 2 – 3 con mồi trong một ngày. Ngoài côn trùng và nhện, những
động vật nhỏ khác dôi khi cũng bị tấn công bởi loài động vật phàm ăn này
(Comstock, J. H., 1965). Nhện bắt mồi bằng cách giăng lưới và chúng nằm mặt
dưới lưới để phục kích con mồi. Khi con mồi dính lưới, chúng lập tức di chuyển
rất nhanh đến con mồi và dùng hai chân kìm để bắt và giết con mồi (Barrion, A.
T. and J. H. Litsinger, 1995; Comstock, J. H., 1965).
Đặc tính sinh thái và diễn biến mật độ nhện thuộc họ Tetragnathidae trên

ruộng lúa và các sinh cảnh khác lúa
Hầu hết nhện họ Tetragnathidae làm lưới trên ruộng lúa, trên cỏ hoặc
những nơi có điều kiện ẩm ướt, gần mặt nước. Ngoài ra, chúng còn hiện diện ở
các vùng lân cận ruộng lúa. Chúng giăng lưới ngang thành mạng có những đường
vòng tròn đồng tâm và nhện nghỉ ở tâm của lưới (Okuma, C. et al., 1993). Khi
không có lúa trên ruộng, nhện Tetragnathidae một phần cư trú ngay tại ruộng lúa
và một phần di chuyển lên các bờ cỏ. Trên những bờ ruộng cắt sạch cỏ thì mật độ
nhện ít hơn bờ ruộng có cỏ (Bùi Hải Sơn, 1995). Nhện thường hoạt động vào ban
đêm và cũng thường còn thấy chúng giăng lưới trên đọt lá lúa vào sáng sớm. Khi
trời có nắng lên hoặc khi có gió mạnh, chúng di chuyển vào nơi mát mẻ để ẩn náu.
Thường thấy chúng nằm trên lá lúa hoặc lá cỏ với các chân duỗi dài lúc nghỉ ngơi
(Okuma, C. et al., 1993). Khi bị khuấy động, chúng di chuyển nhanh đến nơi khác
để lẩn trốn.
Theo Barrion, A. T. and J. H. Litsinger (1984), trong mười loài nhện gần
như thường thấy trên ruộng lúa thì có 7 loài nhện giăng lưới trội nhất là
Tetragnatha javana chiếm 20,9%; T. japonica chiếm 12,3%; Leucauge decorata
chiếm 7,0%; T. mandibulata chiếm 3,0% thuộc họ Tetragnathidae, Araneus
inustus chiếm 16,2%; Argiope catenulata chiếm 13,4%; Neoscona thesi chiếm
3,6% thuộc họ Araneidae.


10
+ Tetrangnatha mandibulata Walckenaer
Lớn nhất trong số các loài Tetragnatha thường gặp. Con cái (dài 21 mm)
lớn hơn con đực (dài 17 mm). Toàn thân có màu nâu đậm hơi ngả vàng hay xám,
đặc biệt là ở bụng con cái có vệt trắng lớn phân nhánh xuôi theo chiều dài thân
mình và chạy dọc giữa lưng từ đầu đến cuối.
+ Tetragnatha maxilloxa Thorell
Kích thước trung bình, chiều dài thân mình khoảng 8-10 mm, màu nâu hơi
lợt hơn Tetrangnatha mandibulata.

Đầu-ngực màu nâu hơi ngả vàng, có viền mắt đen. Hàng mắt trước hơi
cong về phía sau còn hàng mắt sau thẳng. Chelecera có 6 răng ngoài và 9 răng
trong với một răng khóa nanh, nanh không có mấu ở mặt trong; con đực có thêm
một răng cong đơn lẻ ở cuối. Chân dài và mảnh, theo công thức 1243, màu nâu
vàng và đậm đen ở cuối mỗi đốt.
+ Tetragnatha nitens (Audouin)
Kích thước trung bình, con cái 8-9 mm, con đực 11-13 mm, thường có
màu nâu hơi ngả vàng. Hai hàng mắt đều, ít cong về phía sau. Hàm có 7 răng ở
mặt ngoài và 9 răng ở mặt trong; đặc biệt ở cuối hàm của con đực có một gai đưa
tới trước và hai gai mọc ngang nếu nhìn từ phía lưng, hàm con cái thì rất ngắn và
không có các gai đặc sắc này. Bụng không dài lắm, của con đực thì thon dài và
hẹp dần về phía cuối, con cái thì bụng ngắn, to hơn về bề ngang, cao ở phía trước
và thấp dần về sau, cuối bụng không nhọn và có ống nhả tơ ở ngay phía dưới.
+ Tetrangnatha javana (Thorell)
Rất dễ nhận dạng vì bụng dài và nhọn ở cuối, thừa ra xa khỏi vị trí của ống
nhả tơ ở phía dưới. Con cái có chiều dài thân mình 13-14 mm, con đực 11-12 mm.
Đầu-ngực màu nâu với viền mắt đen. Hàng mắt trước hơi cong, còn hàng mắt sau
rất cong về phía sau. Hàm của con cái ngắn, chỉ bằng phân nửa chiều dài của đầu-
ngực. Bụng màu nâu vàng, nhọn ở cuối và vượt xa vị trí của ống nhả tơ. Khá phổ
biến trong ruộng lúa.
Nhện Lycosidae
Họ này gồm các loài nhện sống ở nơi ẩm ướt nên thường thấy chúng tự do
trong ruộng lúa, trên mặt đất hay trên thảm cỏ. Một số loài làm màng tơ phủ
ngang mặt đất nhưng đa số đều săn mồi tự do, chỉ nhả tơ lúc làm ổ khi đẻ trứng
(Barrion, A. T. and J. H. Litsinger, 1995). Đây là loài thiên địch bắt mồi rất quan
trọng đối với rầy nâu hại lúa (Shepard, B. M. et al., 1987).
Nhện Lycosa Pseudoannulata có vạch hình nĩa trên lưng và bụng có
những điểm trắng. Loại nhện này rất nhanh và đến định cư nhanh chóng tại ruộng
lúa nước hoặc lúa cạn vừa mới chuẩn bị xong. Chúng tụ tập sớm trên ruộng lúa và
bắt mồi sâu hại trước khi chúng ở mức gây tác hại cho cây trồng. Con cái sống 3 –

4 tháng và đẻ 300 – 400 trứng. Có thể nở ra 60 – 80 con đực và chúng nhảy lên
lưng con cái. Lycosa là loại nhện phổ biến nhất trên cây trồng và khi bị động
chúng bò rất nhanh trên mặt nước. Chúng không kéo màng mà tấn công con mồi
trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loài côn trùng có hại, kể cả bướm sâu
đục thân. Nhện đực cũng tấn công bọ rầy non. Mỗi ngày chúng ăn 5 – 15 con mồi.
Con đực có thân mình to và súc biện to (Shepard, B. M. et al., 1989).

11
Nhện linh miêu Oxyopidae
+ Nhện Linh Miêu Oxyopes
Đây là một loại nhện săn mồi, không làm màng. Ở bụng con cái Oxyopes
Javanus có bốn vạch trắng chéo, mỗi bên hai vạch và con đực có súc biện to.
O.Lineatipes có hai vạch nâu đỏ và hai vạch trắng dọc bụng. Con cái bảo vệ ổ
trứng, (rất giống con kén) chúng đẻ lên lá. Các loài nhện này sống 3 – 5 tháng và
có thể sinh sản 200 – 350 con non.
Loài nhện này sống trong tán lá lúa, thích sống ở ruộng khô hơn và sinh
sống trên ruộng lúa sau khi ruộng lúa phát triển tán lá lúa và đã có độ che phủ cao.
Khác với các nhện linh miêu, loại này đậu cách xa con mồi trốn chúng, chủ yếu là
các loài bướm. Chúng đóng một vai trò khá quan trọng, bởi vì mỗi ngày chúng
giết 2 – 3 con bướm, nhờ đó có thể ngăn chặn được một thế hệ mới của sâu hại
(Shepard, B. M. et al., 1989).
+ Nhện lùn Lyniphiidae
Nhện lùn thường bị nhầm là ấu trùng của các loài nhện khác, vì chúng bé và có
thể tìm thấy 30 – 40 con ở gốc bụi lúa. Nhện Atypena trưởng thành có ba đôi
chấm vạch ở lưng. Trứng hình tròn, đẻ thành đám lên bẹ lá lúa khô có phủ một
màng mỏng và không được sự chăm sóc của con cái. Một con cái có thể đẻ 80 –
100 con non. Nhện lùn thích ở ruộng nước hơn và kéo màng ở gốc cây lúa phía
trên mực nước. chúng di chuyển rất chậm và bắt mồi chủ yếu là do chúng mắc vào
màng. Chúng cũng có thể bắt mồi trực tiếp. Nhện Atypena sống 1,5 – 2 tháng và
ăn rầy non, cả rầy nâu và rầy xanh, 3 – 4 con mổi ngày (Shepard, B. M. et al.,

1989).
1.3.3 Nhóm vi sinh vật gây bệnh
Bao gồm các loại nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nguyên sinh động vật và
truyến trùng. Vi sinh vật gây bệnh có thể gây chết, làm giảm khả năng sinh sản
hoặc làm chậm quá trình phát triển của ký chủ. Trong một số trường hợp như khi
ẩm độ môi trường cao, nhiều loại nấm có thể gây bộc phát gây dịch bệnh trên các
quần thể ký chủ từ đó làm hạn chế sự bộc phát của dịch hại. Vì những lý do đó mà
nhiều nhóm vi sinh vật đã được xem như là thiên địch của côn trùng (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2002).
1.4 Một số thành tựu về sử dụng côn trùng thiên địch trong phòng trừ dịch
hại
Ngày nay, việc sử dụng nguồn thiên địch có sẵn trong tự nhiên để phòng
trừ dịch hại đã trở nên phổ biến. Người ta có thể sử dụng thiên địch có nguồn gốc
ở địa phương hoặc qua nhập nội đã được thuần hóa. Đối với loài ong thuộc loại
ong mắt đỏ (Trichogrammatidae), hiện nay đã có trên 100 loài phân bố khắp nơi
trên thế giới và được sử dụng rộng rãi ở các nước như: Mỹ, Canada, Đức, Pháp,
Nga, Trung Quốc, …. để phòng trừ sâu hại thuộc bộ cánh vẩy như sâu cuốn lá,
sâu đục thân, sâu xám, … Năm 1971, tại Liên Xô, người ta đã phóng thích ong
mắt đỏ trên 4 triệu hecta cây trồng. Tại Trung Quốc vào những năm của thập niên
70 cũng đã sử dụng ong măt đỏ để phòng trừ sâu róm thông, sâu cuốn lá cam quýt
và đã phát hiện được 17 loài ong mắt đỏ khác nhau, trong đó có một số loài liên
quan đến lâm nghiệp. Mặt khác, để thiên địch có đủ khả năng khống chế sâu hại,

12
nhiều khi phải tiến hành nhập nội nguồn thiên địch (nguồn thiên địch này đã được
thuần hóa để phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của nơi nhập nội).
Hiện nay ở một số nước tiên tiến để chủ động về giống, người ta cũng đã
nhập nội và thuần hóa thành công nhiều loài côn trùng ký sinh để tiêu diệt sâu hại.
Tại Mỹ, đã nhập nội và làm thuần hóa được 120 loài côn trùng ký sinh và ăn thịt
để diệt nhiều loài gây hại cây trồng.

Tại California năm 1888, đã nhập bọ rùa Châu Úc (Rodolia cardinalis
Mulsant) để phòng trừ rệp sáp hại cam chanh (Icerya purchasi Malkell) và hiện
nay tại Mỹ đã nhập 20 loài bọ rùa để diệt rệp sáp, rệp óng và nhiều loài gây hại
cây trồng (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 2002).
1.5 Tác động của thuốc trừ sâu đến cộng đồng các nhóm sinh vật trong hệ
sinh thái ruộng lúa
Sự bộc phát của rầy mềm Aphis gossypii thường xảy ra khi các loại thuốc
trừ sâu phổ tác dụng rộng được sử dụng trên cây bông vải, điều này thường liên
quan đến việc giảm thiên địch hoặc do tác động của thuốc làm gia tăng chất lượng
của cây (Kerns, D. L. and M. J. Gaylor, 1993). Wilson, L. J. et al. (1999) ghi nhận
trên các ruộng bông vải thử nghiệm có phun thuốc thiodicarb (750g ai/ha), mật số
A. gossypii cao, nhưng mật số thiên địch ăn mồi của rầy mềm lại thấp so với
ruộng không phun thuốc.
Theo Heong, K. L. (1999) thì một số yếu tố tác động tự nhiên như khô
hạn, lũ lụt và sự di trú với mật số cao tác động đến cấu trúc cộng đồng tạo nên sự
mất cân bằng và gây nên sự bộc phát dịch hại. Nhưng hầu hết các trường hợp xảy
ra không thường xuyên hoặc nếu có xảy ra thì thường nằm ngoài tầm kiểm soát
của con người. Tuy nhiên, phun thuốc trừ sâu là yếu tố chủ yếu, phổ biến tác động
đến hệ sinh thái đồng ruộng và do chính nông dân tạo ra.
Khi phun thuốc trừ sâu trong ruộng lúa sẽ gây ra năm tác động chính đến hệ
sinh thái ruộng lúa (Heong, K. L. and K. G. Schoenly, 1998):
9 Thúc đẩy các loài dịch hại thứ cấp chiếm ưu thế;
9 Phá vỡ tính bền vững và đa dạng của mối quan hệ giữa các loài sâu hại và
quần thể ký sinh thiên địch;
9 Rút ngắn chiều dài trung bình của chuỗi thức ăn trong mạng lưới thức ăn
do bị mất đi nhóm ăn mồi;
9 Làm chậm quá trình tái lập quần thể ký sinh thiên địch;
9 Làm giảm khả năng thống kê hồi qui nhiều chiều dùng để dự tính dự báo
biến động quần thể các loài sâu hại.
 Thúc đẩy các loài dịch hại thứ cấp chiếm ưu thế.

Nhiều kết quả nghiên cứu trước đây đã chứng minh rõ ràng rằng: khi phun
một vài loại thuốc trừ sâu trong ruộng lúa sẽ thúc đẩy rầy nâu gia tăng mật số dẫn
đến tình trạng bộc phát, và trong hầu hết các trường hợp các loại thuốc trừ sâu này
được phun không phải là nhằm vào để trừ rầy nâu (Joshi, R. C. et al., 1992;
Heinrichs, E. A. and O. Mochida, 1984; Kenmore, P. E. et al., 1984).

13

×