Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

giáo trình chuẩn bị điều kiện nuôi hươu nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 65 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI
HƯƠU NAI

MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: NUÔI HƯƠU, NAI
Trình độ: Sơ cấp nghề





















1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ01


2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây phong trào nuôi hươu, nai ở Việt Nam phát triển
mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ nhung và thịt. Giá trị dinh dưỡng của
nhung và thịt cao. Hơn nữa nuôi hươu, nai vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận
dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Hươu, nai là loài vật rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ
tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá bán sản
phẩm lại cao vì người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu
trên việc phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng
nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết.
Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn, cùng
với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các hộ, nhóm nông dân chăn nuôi
hươu nai, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và
soạn thảo chương trình dạy nghề nuôi hươu nai trình độ sơ cấp nghề. Chương trình
được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những
kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến kỹ thuật nuôi hươu nai.

Chương trình dạy nghề “Nuôi hươu, nai” cùng với bộ giáo trình được biên
soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến
bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi hươu nai tại các địa phương trong cả nước
do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi hươu, nai ở nước ta.
Bộ giáo trình được biên soạn gồm 6 quyển:
Mô đun 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai
Mô đun 2. Chuẩn bị giống hươu nai
Mô đun 3. Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai
Mô đun 4. Nuôi dưỡng hươu, nai
Mô đun 5. Chăm sóc hươu, nai
Mô đun 6. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Cấu trúc giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai gồm có 5 bài:
Chọn phương thức nuôi hươu, nai; Lập kế hoạch nuôi hươu, nai; Chọn địa điểm
chuồng nuôi hươu, nai; Chuẩn bị chuồng nuôi hươu, nai; Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
nuôi hươu, nai.
Giáo trình được viết theo phương châm: đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm
và phù hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân nuôi hươu, nai.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự góp ý của Vụ Tổ chức
cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện,
Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà chuyên môn, nhà khoa học và bà con nông

3
dân…. Nhân dịp hoàn thành cuốn giáo trình này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn
sự đóng góp to lớn đó. Chúng tôi cũng nhận thức rằng, do thời gian và trình độ có
hạn, mặt khác, đối tượng mà giáo trình phục vụ rất mới và mang nhiều nét đặc thù
nên chắc chắn tài liệu này còn rất nhiều thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp
của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Tham gia biên soạn
1. Lê Công Hùng. Chủ biên
2. Nguyễn Ngọc Điểm. Thành viên

3. Nguyễn Linh. Thành Viên

4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 2
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI HƯƠU, NAI 7
BÀI 1: CHỌN PHƯƠNG THỨC NUÔI HƯƠU, NAI 7
A. Nội dung 7
1. Phương thức nuôi tự nhiên 7
2. Phương thức nuôi bán tự nhiên 8
3. Phương thức nuôi nhốt 9
4. Chọn phương thức nuôi 10
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 10
1. Câu hỏi 10
2. Bài tập thực hành 12
C. Ghi nhớ 12
BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH NUÔI HƯƠU, NAI 13
A. Nội dung 13
1. Xác định quy mô nuôi 13
1.1. Xác định cơ cấu đàn 13
1.2. Chọn quy mô nuôi 14
2. Dự toán các khoản chi phí 15
2.1. Liệt kê các khoản chi 15
2.2. Tính toán chi phí 16
3. Dự toán các khoản thu 19
3.1. Dự toán các khoản thu từ sản phẩm chính 19
3.2. Dự toán các khoản thu từ sản phẩm phụ 19
4. Dự toán lỗ, lãi 20
5. Cân đối lại kế hoạch nuôi 22

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23
1. Câu hỏi 23
2. Bài tập thực hành 23
C. Ghi nhớ 23
BÀI 3: CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHUỒNG NUÔI HƯƠU, NAI 24
A. Nội dung 24
1. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm nuôi hươu, nai 24
2. Xác định địa điểm nuôi 24
2.1. Xác định điều kiện quỹ đất 24
2.2. Xác định nguồn nước 25
2.3. Khu vực xung quanh chuồng nuôi 25
3. Chọn địa điểm nuôi hươu, nai 25
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27

5
1. Câu hỏi 27
2. Bài tập thực hành 28
C. Ghi nhớ 28
BÀI 4: CHUẨN BỊ CHUỒNG NUÔI HƯƠU, NAI 29
A. Nội dung 29
1. Xây dựng chuồng nuôi mới 29
1.1. Địa điểm 29
1.2. Hướng chuồng 29
1.3. Diện tích ô chuồng 29
1.4. Nền chuồng 30
1.5. Mái chuồng 30
1.6. Thành chuồng (vách chuồng) 31
1.7. Cửa chuồng 32
1.8. Đường đi và rãnh thoát nước 33
1.9. Sân chơi, bãi chăn 33

1.10. Tường rào 35
1.11. Kho chứa thức ăn 35
1.12. Hố chất thải 35
2. Chuẩn bị chuồng nuôi cũ 39
2.1. Kiểm tra chuồng nuôi 39
2.2. Sửa chữa chuồng nuôi 39
2.3. Vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi 39
2.4. Vệ sinh, sắp xếp kho chứa thức ăn 44
2.5. Kiểm tra hố chứa chất thải 44
2.6. Kiểm tra sân chơi, bãi chăn thả 44
2.7. Kiểm tra hàng rào bao xung quanh 44
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 44
1. Câu hỏi 44
2. Bài tập thực hành 46
C. Ghi nhớ 46
BÀI 5: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ NUÔI HƯƠU, NAI 47
A. Nội dung 47
1. Chuẩn bị máng ăn 47
2. Chuẩn bị máng uống 48
3. Chuẩn bị dụng cụ cung cấp thức ăn, nước uống 50
4. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh 50
5. Chuẩn bị dụng cụ thú y 50
6. Chuẩn bị hệ thống chiếu sáng 51
7. Chuẩn bị hệ thống làm mát 51
8. Chuẩn bị hệ thống sưởi ấm 52
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 52

6
1. Câu hỏi 52
2. Bài tập thực hành 52

C. Ghi nhớ 52
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 53
I. Vị trí, tính chất của mô đun 53
II. Mục tiêu 53
III. Nội dung chính của mô đun 53
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 54
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 59
VI. Tài liệu cần tham khảo 62













7
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI HƯƠU, NAI
Mã mô đun: MĐ01

Giới thiệu mô đun
Mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai với tổng số giờ là 72 giờ, trong đó
có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun
này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc:
chọn phương thức nuôi, địa điểm nuôi và chuẩn bị chuồng nuôi, dụng cụ nuôi

hươu, nai nhằm đạt hiệu quả chăn nuôi cao. Mô đun này được giảng dạy theo
phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được
đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.

BÀI 1: CHỌN PHƯƠNG THỨC NUÔI HƯƠU, NAI
Mã bài: MĐ 01-01
Mục tiêu
- Liệt kê và mô tả được ưu, nhược điểm các phương thức nuôi hươu, nai.
- Đánh giá và chọn được phương thức nuôi phù hợp với yêu cầu.
A. Nội dung
1. Phương thức nuôi tự nhiên
Phương thức này không làm chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện
tích lớn, đối với phương thức nuôi này khó quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng.


Hình 1.1.1. Nuôi hươu, nai tự nhiên
- Ưu điểm
+ Tận dụng được đất tự nhiên bỏ hoang.

8
+ Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương.
+ Chi phí thức ăn cho hươu, nai ít
+ Không tốn tiền xây dựng chuồng trại
+ Phù hợp với tập tính sinh sống hoang dã.
- Nhược điểm
+ Đòi hỏi diện tích đất tự nhiên phải rộng.
+ Khó cho công tác quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đàn hươu (nai).
+ Không kiểm soát được dịch bệnh.
+ Khó cho công tác thu hoạch nhung hươu (nai).
+ Không thuận tiện cho hỗ trợ hươu (nai) đẻ và chăm sóc hươu (nai) con.

2. Phương thức nuôi bán tự nhiên
Là hình thức nuôi vừa có chuồng nuôi vừa có vườn chăn thả, hình thức này
môi trường sinh thái của con vật được mở rộng hơn, phù hợp mọi hoạt động sống
hoang dã.


Hình 1.1.2. Nuôi nai bán tự nhiên
Đối cơ sở chăn nuôi lớn, số lượng nhiều có thể chăn nuôi theo kiểu bán tự
nhiên: quây rào một khu vực rộng, có bãi cỏ, cây bụi, suối nước, một khoảng rừng
thưa, cũng có thể bao lấy một vài quả núi thấp. Trong khu vực rào, cần làm nhà cho
hươu tránh mưa nắng, có chuồng cách ly để phòng chữa bệnh, có chỗ cho hươu ăn,
vận động, đằm tắm
Tuỳ điều kiện từng nơi và quy mô chăn nuôi mà vây rào cho thích hợp. Nói
chung, khu rào càng rộng càng tốt. Trong khu vực rào cần ngăn thành từng ô, có
cửa thông với nhau. Trong từng ô, trồng sẵn thức ăn cho hươu và áp dụng hình thức

9
luân phiên chăn thả, để chủ động đảm bảo đủ khẩu phần của hươu theo yêu cầu
chăn nuôi, mật độ một đầu hươu cần có 1 - 1,5 ha.
- Ưu điểm
+ Tận dụng được đồi, núi trồng cây lâm nghiệp.
+ Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên.
+ Chủ động được nguồn thức ăn nhân tạo cho hươu, nai.
+ Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng được đàn hươu thuận tiện.
+ Phù hợp với tập tính sinh sống hoang dã.
+ Quản lý được dịch bệnh cho hươu, nai.
+ Thuận tiện cho quản lý giống và chăm sóc hươu (nai) con.
- Nhược điểm
+ Diện tích đất nuôi hươu (nai) phải rộng.
+ Xây dựng hàng rào xung quanh và khoanh vùng ô nuôi.

+ Chi phí tiền xây dựng chuồng trại cho hươu (nai).
3. Phương thức nuôi nhốt
Là nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng,
nhưng không thoả mãn tập tính, sinh lý vật nuôi.


Hình 1.1.4. Nuôi hươu nhốt
- Ưu điểm
+ Nuôi được hươu, nai ở điều kiện đất đai tự nhiên ít.
+ Chủ động được nguồn thức ăn cho hươu, nai.

10
+ Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng được đàn hươu thuận tiện.
+ Quản lý được dịch bệnh cho hươu, nai.
+ Thu hoạch sản phẩm (nhung) thuận lợi.
- Nhược điểm
+ Xây dựng chuồng nuôi, sân chơi tốn kém.
+ Không phù hợp với tập tính sinh sống hoang dã.
+ Sức đề kháng của hươu, nai kém hơn 2 phương thức trên.
4. Chọn phương thức nuôi
- Đánh giá được ưu nhược điểm của 3 phương nuôi hươu, nai.
- Đánh giá điều kiện nguồn lực của cơ sở dựa vào các căn cứ sau:
+ Điều kiện kinh tế.
+ Điều kiện đất đai, cơ sở vật chất.
+ Điều kiện về nguồn thức ăn tại địa phương.
+ Điều kiện về cung cấp con giống.
+ Kiến thức về khoa học kỹ thuật.
- Tùy từng điều kiện cụ thể của các cơ sở mà lựa chọn phương thức nuôi cho
phù hợp, nhằm mục đích giảm tối đa chi phí và đem lại hiệu quả chăn nuôi cao.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi
1.1. Hãy đánh dấu (x) vào cột đúng hoặc sai của ưu điểm phương thức nuôi
hươu, nai nhốt.
TT
Ưu, nhược điểm
Đúng
Sai
1
Không tốn tiền xây dựng chuồng trại


2
Xây dựng chuồng nuôi, sân chơi tốn kém


3
Nuôi được hươu, nai ở điều kiện đất đai tự nhiên ít.


4
Đòi hỏi diện tích đất tự nhiên phải rộng


5
Chủ động được nguồn thức ăn cho hươu, nai


6
Chi phí thức ăn cho hươu, nai ít




11
7
Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng được đàn hươu
thuận tiện


8
Quản lý được dịch bệnh cho hươu, nai


9
Thu hoạch sản phẩm (nhung) thuận lợi


10
Không phù hợp với tập tính sinh sống hoang dã


1.3. Hãy đánh dấu (x) vào cột đúng hoặc sai của nhược điểm phương thức
nuôi hươu, nai tự nhiên.
TT
Ưu, nhược điểm
Đúng
Sai
1
Xây dựng chuồng nuôi, sân chơi tốn kém



2
Nuôi được hươu, nai ở điều kiện đất đai tự nhiên ít.


3
Đòi hỏi diện tích đất tự nhiên phải rộng


4
Chủ động được nguồn thức ăn cho hươu, nai


5
Chi phí thức ăn cho hươu, nai ít


6
Khó cho công tác quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng
đàn hươu (nai)


7
Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng được đàn hươu
thuận tiện


8
Quản lý được dịch bệnh cho hươu, nai



9
Không kiểm soát được dịch bệnh


10
Không phù hợp với tập tính sinh sống hoang dã


1.4. Hãy đánh dấu (x) vào ô đúng hoặc sai phù hợp với điều kiện cơ sở chăn
nuôi khi lựa chọn phương thức nuôi hươu, nai bán tự nhiên.
TT
Điều kiện cơ sở chăn nuôi
Đúng
Sai
1
Kinh tế hạn hẹp


2
Nguồn lực kinh tế gia đình lớn



12
3
Điều kiện đất tự nhiên hạn hẹp


4
Có diện tích đất trồng cây lâm nghiệp khá rộng



5
Nguồn thức ăn tự nhiên cho hươu, nai dồi dào


6
Có đủ diện tích đất cho trồng cây thức ăn


7
Có khả năng thu mua nguồn phế phụ phẩm nông
nghiệp của địa phương


8
Nguồn thức ăn tự nhiên cho hươu, nai kham hiếm


9
Đã có nhiều kinh nghiệm trong nuôi hươu, nai


10
Đã tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một số cơ sở
nuôi hươu, nai



2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 1.1.1. Khảo sát hiện trạng các phương thức nuôi hươu,
nai tại địa phương.
2.2. Bài thực hành số 1.1.2. Đánh giá và chọn phương thức nuôi hươu, nai cho
một cơ sở tại đạ phương.
C. Ghi nhớ
1. Đánh giá chính xác và đầy đủ về ưu, nhược điểm của các phương thức nuôi
hươu, nai.
2. Lựa chọn phương thức nuôi phải phù hợp với tình hình nguồn lực thực tế
của cơ sở chăn nuôi để đem lại hiệu quả cao.


13
BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH NUÔI HƯƠU, NAI
Mã bài: MĐ 01-02
Mục tiêu
- Trình bày được các công việc lập kế hoạch nuôi hươu, nai.
- Lập được kế hoạch nuôi hươu, nai theo yêu cầu của cơ sở.
A. Nội dung
Giới thiệu quy trình thực hiện lập kế hoạch nuôi hươu, nai



















1. Xác định quy mô nuôi
1.1. Xác định cơ cấu đàn
Khi xác định cơ cấu đàn cần căn cứ vào các nguyên tắc sau:
- Quy mô đàn phải ổn định
Xác định quy mô nuôi
Dự toán các khoản chi
Dự toán các khoản thu
Dự toán lỗ, lãi
Cân đối lại kế hoạch nuôi
Xác định cơ cấu đàn
Chọn quy mô nuôi
Liệt kê các khoản chi
Tính toán chi phí
Dự toán các khoản thu từ sản
phẩm chính
Dự toán các khoản thu từ sản
phẩm phụ

14
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phải được rút ra từ thực tiễn sản xuất và có cơ
sở khoa học.
- Phải loại thải hươu, nai một cách nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn của phẩm
giống khi luân chuyển đàn.

1.2. Chọn quy mô nuôi
- Quy mô trại lớn nhỏ là tuỳ theo tính chất kinh doanh của trại và số hươu, nai
phải nuôi nhiều hay ít. Song cần phải xét thêm các mặt khác tiết kiệm lao động, tiện
cho việc thực hiện cải tiến công cụ và cơ giới hoá, tiện cho việc vận chuyển thức ăn
đến trại và phân bón ra đồng, tiết kiệm được diện tích đất và hợp với yêu cầu kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng.
- Việc xác định quy mô chăn nuôi cần dựa vào các căn cứ sau:
+ Khả năng tài chính
+ Nhiệm vụ, phương hướng của kế hoạch sản xuất. Nhu cầu thị trường và các
chỉ tiêu của nhà nước giao cho (nếu có). Bao gồm hươu, nai nuôi thịt; hươu, nai
nuôi lấy nhung; hươu, nai giống xuất bán , phân cho cây trồng hay các mục đích
khác.
+ Trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở chăn nuôi.
+ Cơ sở chuồng trại - Lao động
+ Kinh doanh
- Các phương pháp xác định quy mô đàn:
+ Tiến hành điều tra: Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tập quán
chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Phương pháp tính quy mô đàn dựa trên các căn cứ sau đây.
Dựa vào điều kiện thức ăn, đó là nguồn thức ăn có thể có được của một cơ sở,
bao gồm các sản phẩm và các phế phụ phẩm nông nghiệp.
Dựa vào diện tích đất dành cho chăn nuôi hươu, nai.
Diện tích (S) đất dành cho chăn nuôi = Số đầu hươu, nai
Diện tích (S) đất cần cho một đầu hươu, nai.
Từ đơn vị thức ăn chúng ta tính 1 con hươu (nai) cần bao nhiêu kg thức ăn và
quy thành cỏ, thóc hay ngô, căn cứ vào năng suất của cây trồng để tính diện tích (S) cần thiết
cho 1 con hươu (nai).
Dựa vào nhu cầu của thị trường (Số hươu, nai có mặt thường xuyên; số hươu,
nai nuôi bán thịt; số hươu, nai lấy nhung ). Đối với hươu, nai sinh sản: Dựa vào số
hươu, nai con cần bán và số con đẻ ra trong 1 năm.


15
- Theo thực tế hiện nay, nếu nuôi theo quy mô hộ gia đình số lượng đàn hươu
(nai) khoảng từ 4 - 10 hươu, còn quy mô lớn (trang trại) số đầu hươu từ vài trục con
đến hàng trăm con trở lên.
2. Dự toán các khoản chi phí
2.1. Liệt kê các khoản chi
- Xác định cơ cấu đàn
+ Tổng số đàn hươu, nai là bao nhiêu con trong chu kỳ sản xuất
+ Số hươu, nai có mặt từng thời điểm và số thường xuyên có mặt
+ Cơ cấu đàn: “Số con trong từng loại hươu, nai”
+ Chu kỳ sản xuất, thời gian của 1 chu kỳ, thời gian nuôi gối nhau, kế tiếp.
+ Từ đó làm cơ sở để tính toán các chi phí
- Chi phí chuồng trại
+ Lựa chọn kiểu chuồng nuôi phù hợp với từng loại hươu (nai), từng phương
thức chăn nuôi.
+ Xác định diện tích chuồng nuôi, sân chơi hoặc bãi chăn thả cho các loại
hươu (nai).
+ Xác định vật liệu xây dựng chuồng và phương thức xây dựng mới, hoặc tu
sửa chuồng cũ hoặc thuê cơ sở chuồng trại khác….
+ Xác định các trang thiết bị: máng ăn, máng uống, …
+ Lập kế hoạch đầu tư kinh phí xây dựng.
+ Tính chi phí khấu hao cho 1 lứa, hoặc 1 năm, hoặc 1 chu kỳ sản xuất.
- Chi phí mua con giống
+ Lựa chọn giống cần nuôi phù hợp với phương thức chăn nuôi.
+ Xác định được số lượng đầu con từng loại giống, khối lượng con giống.
+ Xác định các tiêu chuẩn chính của giống cần mua.
+ Xác định cơ sở cung cấp giống, phương thức vận chuyển, thời điểm và cách
thức giao nhận, giá cả… cụ thể, chính xác, chi tiết.
+ Tính chi phí cho 1 con giống và cho cả đàn.

- Chi phí thức ăn, nuôi dưỡng
+ Xác định nhu cầu dinh dưỡng của từng loại hươu (nai).
+ Lựa chọn các nguyên liệu thức ăn.

16
+ Xây dựng công thức phối trộn khẩu phần.
+ Xác định số lượng và chủng loại thức ăn.
+ Xác định giá cả thị trường các loại nguyên liệu thức ăn.
+ Xác định công chế biến thức ăn và chi phí điện hoặc xăng dầu.
+ Tính được chi phí cho 1 đơn vị thức ăn và cho 1 chu kỳ sản xuất.
- Chi phí chăm sóc đàn hươu, nai
+ Xác định số nhân công chăm sóc trong một chu kỳ sản xuất.
+ Xác định số lượng, chủng loại và giá thành các loại thuốc sát trùng.
+ Xác định số lượng, chủng loại và giá cả các dụng cụ vệ sinh thường xuyên
+ Xác định số lượng, chủng loại vắc-xin, kháng sinh và thuốc trị ký sinh trùng
phòng bệnh cho hươu (nai) trong một chu kỳ sản xuất.
+ Tính chi phí chăm sóc đàn hươu (nai) trong một chu kỳ sản xuất
- Chi phí khác
+ Tính chi phí tiền điện, nước
+ Tính chi phí giao dịch….
2.2. Tính toán chi phí
Bảng 1.2. Dự toán chi phí nuôi hươu, nai

TT
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá

(đồng)
Thành tiền
(đồng)
A
Các khoản chi




1
Tiền khấu hao chuồng trại
m
2




2
Tiền mua thiết bị chăn nuôi
Cái



3
Tiền mua con giống
Con



4

Chi phí sản xuất thức ăn
+ Thức ăn hỗn hợp tinh
+ Thức ăn xanh
+ Thức ăn bổ sung

Kg
Kg
Kg




17
TT
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
5
Tiền mua vắc xin
Liều



6

Tiền mua thuốc thú y
Con



7
Tiền thuế đất, chuồng trại
Năm



8
Tiền điện, nước
Tháng



9
Tiền công lao động
Tháng



10
Trả lãi vay vốn
Tháng



11

Chi khác





Tổng cộng





Ví dụ 1: Tính toán chi phí cho nuôi nhốt 10 con hươu, trong đó có 6 con
hươu đực và 4 con hươu cái.
Cách tính:
- Tính khấu hao chuồng trại:
+ Tổng diện tích chuồng nuôi 60 m
2
chuồng nuôi, diện tích sân chơi 200 m
2
.
+ Tổng kinh phí xây dựng 40 triệu đồng, sử dụng trong 5 năm
+ Bình quân mỗi năm khấu hao chuồng trại 8 triệu đồng
- Trang thiết bị chăn nuôi:
+ Máy băm cỏ: 1 triệu đồng, sử dụng 5 năm bình quân mỗi năm 200.000đ
+ Máng ăn, máng uống: 20 cái sử dụng mỗi năm khấu hao 20.000đ/cái, tổng
khấu hao 400.000đ.
+ Mua máy bơm nước: 500.000 đ/cái
+ Các thiết bị khác: Bình quân 50.000 đ/con/năm x 10 con = 500.000đ
- Tính chi phí mua con giống:

+ Chi phí mua con giống 10 triệu đồng/con, tổng số tiền mua con giống: 10
triệu x10 con = 100 triệu đồng.
+ Khả năng khai thác trong 10 năm, bình quân khấu hao 10 triệu đồng/năm.

18
- Tính chi phí thức ăn:
+ Thức ăn xanh:
20 kg/con/ngày x 365 ngày x 500đ/kg x 10con = 36.500.000đ
+ Thức ăn tinh hỗn hợp:
0,5 kg/con/ngày x 365 ngày x 12.000đ/kg x 10con = 21.900.000đ
+ Thức ăn củ quả:
1 kg/con/ngày x 365 ngày x 2.000đ/kg x 10con = 7.300.000đ
- Thuốc thú y: bình quân 100.000đ/con/năm x 10 con = 1.000.000đ
- Vắc-xin: bình quân 50.000đ/con/năm x 10 con = 500.000đ
- Tiền công lao động:
1 công lao động x 12 tháng x 3.000.000đ = 26.000.000đ
- Tiền lãi ngân hàng: Tổng vay là 200 triệu đồng x lãi xuất 8%/năm = 16
triệu đồng
Bảng 1.2.2. Dự toán chi phí nuôi 10 con hươu

TT
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)

A
Các khoản chi




1
Tiền khấu hao chuồng trại
m
2

1
8.000.000
8.000.000
2
Tiền mua thiết bị chăn nuôi
(khấu hao)
năm
1
1.600.000
1.600.000
3
Tiền mua con giống (khấu
hao)
con
1
1.000.000
10.000.000
4
Chi phí sản xuất thức ăn






+ Thức ăn xanh (năm)
Kg
73.000
500
36.500.000

+ Thức ăn hỗn hợp tinh
Kg
1.825
12.000
21.900.000

+ Thức ăn bổ sung
Kg
3.650
2.000
7.300.000
5
Tiền mua vắc xin
Con
10
50.000
500.000

19

TT
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
6
Tiền mua thuốc thú y
Con
10
100.000
1.000.000
7
Tiền thuế đất, chuồng trại
Năm
0
0
0
8
Tiền điện, nước
Tháng
12
200.000
2.400.000
9
Tiền công lao động

Tháng
12
3.000.000
36.000.000
10
Trả lãi vay vốn: 200 triệu x
8%/năm = 16 triệu
Tháng
1
16.000.000
16.000.000
11
Chi khác
Tháng
12
50.000
500.000

Tổng cộng



141.700.000

3. Dự toán các khoản thu
3.1. Dự toán các khoản thu từ sản phẩm chính
Căn cứ vào mục tiêu chăn nuôi mà xác định các khoản thu chính:
- Sản phẩm chính từ nhung hươu (nai).
- Sản phẩm chính từ thu thịt hươu (nai).
- Sản phẩm chính từ bán hươu (nai) giống.

Ví dụ 2: Dự toán tổng thu sản phẩm chính theo ví dụ 1
- Sản phẩm chính: Nhung và hươu con
+ 6 hươu đực cho 2 lần khai thác nhung bình quân 25 triệu đồng/con:
Tổng thu sản phẩm là nhung = 6 con x 25.000.000 đồng = 150.000.000đ
+ 4 hươu cái mỗi con đẻ 1 hươu con/năm, giá 1 con hươu con 8 triệu đồng:
Tổng thu sản phẩm là hươu con = 4 con x 8.000.000đ/con = 32.000.000đ
- Tổng cộng thu sản phẩm chính:
150.000.000đ + 32.000.000đ = 182.000.000đ
3.2. Dự toán các khoản thu từ sản phẩm phụ
- Xác định số lượng phân thải ra, tính giá thành cho 100 kg hoặc 1 tấn.
- Xác định số lượng khí gas sản sinh ra, tính giá thành Biogas.

20
Ví dụ 3: Dự toán các khoản thu từ sản phẩm phụ theo ví dụ 1.
- Dự toán thu từ bán phân hữu cơ: Mỗi hươu thải ra 10kg phân/ngày
10 con x 10kg/con x 360 ngày = 36.000kg = 36 tấn phân
1 tấn phân có thể bán được 150.000đ: 36 tấn x 150.000đ/tấn = 5.400.000đ
4. Dự toán lỗ, lãi
- Lập bảng dự toán sản xuất nhằm thống kê đầy đủ các khoản chi, thu trong
quá trình sản xuất.
- Trên cơ sở dự toán ta mới phân tích được lỗ - lãi (hiệu quả của sản xuất).
Bảng 1.2.3. Dự toán sản xuất chăn nuôi hươu, nai
TT
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)

Thành tiền
(đồng)
A
Các khoản chi




1
Tiền khấu hao chuồng trại
m
2




2
Tiền mua thiết bị chăn nuôi
Cái



3
Tiền mua giống
Con



4
Chi phí sản xuất thức ăn

+ Thức ăn hỗn hợp tinh
+ Thức ăn xanh
+ Thức ăn bổ sung

Kg
Kg
Kg



5
Tiền mua vắc xin
Liều



6
Tiền mua thuốc thú y
Con



7
Tiền thuế đất, chuồng trại
Năm



8
Tiền điện, nước

Tháng



9
Tiền công lao động
Tháng



10
Trả lãi vay vốn
Tháng



11
Chi khác





Tổng cộng





21

TT
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
B
Các khoản thu




1


Tiền bán sản phẩm chính
+ Sản phẩm 1
+ Sản phẩm 2




2
Tiền bán sản phẩm phụ






Tổng cộng




C
Lỗ - lãi





Tổng thu - tổng chi




Ví dụ 4. Lập bảng dự toán chi phí nuôi 10 hươu theo ví dụ 1.
Bảng 1.2.4. Dự toán nuôi 10 con hươu

TT
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá

(đồng)
Thành tiền
(đồng)
A
Các khoản chi




1
Tiền khấu hao chuồng trại
m
2

1
8.000.000
8.000.000
2
Tiền mua thiết bị chăn nuôi
(khấu hao)
năm
1
1.600.000
1.600.000
3
Tiền mua con giống (khấu
hao)
con
1
1.000.000

10.000.000
4
Chi phí sản xuất thức ăn





+ Thức ăn xanh (năm)
Kg
73.000
500
36.500.000

+ Thức ăn hỗn hợp tinh
Kg
1.825
12.000
21.900.000

+ Thức ăn bổ sung
Kg
3.650
2.000
7.300.000
5
Tiền mua vắc xin
Con
10
50.000

500.000

22
TT
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
6
Tiền mua thuốc thú y
Con
10
100.000
1.000.000
7
Tiền thuế đất, chuồng trại
Năm
0
0
0
8
Tiền điện, nước
Tháng
12
200.000

2.400.000
9
Tiền công lao động
Tháng
12
3.000.000
36.000.000
10
Trả lãi vay vốn: 200 triệu x
8%/năm = 16 triệu
Tháng
1
16.000.000
16.000.000
11
Chi khác
Tháng
12
50.000
500.000

Tổng cộng



141.700.000
B
Các khoản thu





1


Tiền bán sản phẩm chính
+ Sản phẩm nhung
+ Sản phẩm hươu con

Con
Con

6
4

25.000.000
8.000.000

150.000.000
32.000.000
2
Tiền bán sản phẩm phụ
Tấn
36
150.000
5.400.000

Tổng cộng




187.400.000
C
Lỗ - lãi





Tổng thu - tổng chi



45.700.000

5. Cân đối lại kế hoạch nuôi
- Rà soát lại các khoản chi, số lượng chủng loại và đơn giá.
- Rà soát lại các khoản thu, số lượng, chủng loại và đơn giá.
- Lấy tổng các khoản thu trừ đi các khoản chi ta có được lợi nhuận.
- Tính chi phí cho một đơn vị sản phẩm với các nội dung sau:
 Chi phí thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm
 Chi phí thuốc và vắc xin cho 1 đơn vị sản phẩm

23
 Các khoản chi khác phải chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm…
- Từ việc phân tích đó cho ta đánh giá để điều chỉnh các hoạt động sản xuất.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Hãy đánh dấu (x) vào ô đúng hoặc sai của các căn cứ xác định quy mô
nuôi hươu, nai?

TT
Các căn cứ xác định quy mô đàn
Đúng
Sai
1
Điều kiện kinh tế


2
Diện tích đất hiện có dành cho nuôi hươu


3
Diện tích đất trồng cỏ


4
Lượng thức ăn xanh tự nhiên


5
Diện tích chuồng nuôi hiện có


6
Khả năng hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi


8
Số lượng nhung và hươu có khả năng bán được



9
Khả năng tiếp thị


10
Số nhân công lao động


1.2. Hãy liệt kê các khoản chi phí và các khoản thu khi lập dự toán nuôi hươu,
nai?
1.3. Hãy trình bày phương pháp tính lỗ - lãi và cân đối kế hoạch?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 1.2.1. Lập kế hoạch nuôi hươu (nai) ở quy mô hộ gia đình.
2.2. Bài thực hành số 1.2.2. Lập kế hoạch nuôi hươu, nai ở quy mô trang trại.
C. Ghi nhớ
1. Xác định quy mô nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, đất đai, nguồn thức
ăn… của từng hộ gia đình và cơ sở nuôi hươu (nai).
2. Định giá các khoản chi và thu phải phù hợp với tình hình thực tế.
3. Dự đoán được các khoản có khả năng phát sinh để đưa ra biện pháp hạn chế
tối đa các chi phí.

24
BÀI 3: CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHUỒNG NUÔI HƯƠU, NAI
Mã bài: MĐ01-03
Mục tiêu
- Mô tả được các bước công việc trong việc chọn địa điểm chuồng nuôi.
- Thực hiện được các bước công việc trong việc chọn địa điểm chuồng nuôi.
A. Nội dung

Giới thiệu quy trình thực hiện chọn địa điểm chuồng nuôi hươu, nai










1. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm nuôi hươu, nai
- Diện tích đất đai phải phù hợp với quy mô và phương thức nuôi.
- Có đủ diện tích trồng cây thức ăn.
- Chọn nơi bằng phẳng, cao ráo, thoáng mát.
- Có nguồn nước sạch dồi dào.
- Có đủ nguồn điện.
- Xa khu dân cư, xa trường học, xa đường giao thông chính, xa chợ, không
gần kề với chuồng nuôi gia súc khác.
- Không xây dựng ở nơi mà trước đó đã có dịch bệnh.
2. Xác định địa điểm nuôi
2.1. Xác định điều kiện quỹ đất
- Khảo sát điều kiện đất đai khu vực xây dựng chuồng trại
 Tổng diện tích
Các tiêu chí lựa chọn địa điểm
nuôi hươu, nai
Xác định địa điểm nuôi
Chọn địa điểm nuôi hươu, nai
Xác định điều kiện quỹ đất
Xác định nguồn nước

Khu vực xung quanh
chuồng nuôi

×