Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 92 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO
LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ


MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ
Trình độ: Sơ cấp ngh






Hà Nội, năm 2014


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.


Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04



























2
LỜI GIỚI
THIỆU


Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp
nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng
hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành
nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách
và cần thiết hiện nay
Chương trình đào tạo nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” cùng với bộ
giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề,
đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi
lợn tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên
có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ
là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản
làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học.
Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
2) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng
3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả
4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả
5) Giáo trình mô đun tiêu thụ sản phẩm
Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở dùng cho đào tạo lưu động,
lao động nông thôn được soạn thảo bởi ban chủ nhiệm Trường Cao nghề Công
nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận
được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và
PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời
chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ

thuật của các trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, Ban Giám hiệu
cùng các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và
PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn
rừng, lợn nuôi thả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã
tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng
tôi hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”.
Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và
tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho
phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình “Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian

3
học tập là 90 giờ. Mô đun này giúp người học biết được công dụng và cách dùng
một số loại thuốc, dụng cụ thú y thường dùng trong phòng, trị bệnh cho lợn
rừng, lợn nuôi thả; mô tả được triệu chứng của những bệnh thường gặp ở lợn
rừng, lợn nuôi thả
Lựa chọn được các loại thuốc điều trị bệnh phù hợp; phòng và trị được
một số bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai
sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được
những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng ghi
nhận.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Đỗ Huyền Trang: Chủ biên
2. Ths.Hà Văn Lý

3. Ths.Nguyễn Xuân Lới
4. Nông Văn Trung



















4
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
1.Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh cho
lợn rừng, lợn nuôi thả 12
A. Nội dung 12
1. Các nhóm thuốc thông dụng 12
1.1. Thuốc kháng sinh 12

1.1.1. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng 12
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh 18
1.2. Thuốc tác động lên các hệ cơ quan 19
1.2.1. Thuốc tác động lên hệ hô hấp 19
1.2.2. Thuốc tác động lên hệ tuần hoàn 20
1.2.2.1. Thuốc cầm máu 20
1.2.2.2. Thuốc tạo máu 20
1.2.3. Thuốc tác động lên hệ tiêu hóa 21
1.2.3.1. Thuốc nhuận tràng 21
1.2.3.2. Thuốc cầm tiêu chảy 21
1.2.4. Thuốc tác động lên hệ tiết niệu - sinh dục 21
1.2.5. Thuốc tác động lên hệ thần kinh 23
1.2.5.1. Thuốc tác dụng thần kinh trung ương 23
1.2.5.2. Thuốc tác dụng thần kinh ngoại vi 23
1.2.5.3. Thuốc tác dụng thần kinh giao cảm 23
1.3. Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm 23
1.4. Vitamin, khoáng chất, dịch truyền 24
1.4.1. Vitamin 24
1.4.2. Khoáng chất 25
1.4.2.1. Khoáng vi lượng 25
1.4.2.2. Khoáng đa lượng 26
1.4.3. Dịch truyền 26
1.5. Thuốc trị ký sinh trùng 27
1.5.1. Thuốc trị giun 27
1.5.2. Thuốc trị sán lá 28

5
1.5.3. Thuốc trị ngoại ký sinh 29
1.5.4. Thuốc có tác dụng hỗn hợp 30
1.6. Thuốc khử trùng và sát trùng 31

1.6.1. Khái niệm thuốc khử trùng, sát trùng 31
1.6.2. Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường 31
1.6.3. Chất sát trùng ngoài da 32
1.6.4. Thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 34
1.6.5. Các thuốc khử trùng, sát trùng phối hợp 36
1.7. Vacxin 36
1.8. Chế phẩm sinh học 40
2. Một số lưu ý khi dùng thuốc 41
2.1. Những thông tin cần lưu ý ghi trên nhãn thuốc 41
2.2. Cách tính liều lượng thuốc 41
2.3. Những chú ý khi bảo quản và sử dụng thuốc 42
3. Các dụng cụ thú y thông dụng 43
3.1. Nhiệt kế 43
3.2. Xi-lanh, kim tiêm 44
3.2.1. Xi-lanh 20cc 44
3.2.2. Kim tiêm 45
3.3. Panh, nỉa, kéo, dao mổ 46
3.3.1. Panh 46
3.3.1.1. Panh gắp thẳng 15-16 cm 46
3.3.1.2. Panh gắp thẳng 12-13 cm 46
3.3.2. Nỉa 47
3.3.2.1. Nỉa thẳng không mấu 47
3.3.2.2. Nỉa thẳng có mấu 47
3.3.3. Kéo 47
3.3.3.1. Kéo phẫu thuật thẳng 47
3.3.3.2. Kéo phẫu thuật cong 48
3.3.3.3. Kéo nhỏ thẳng 48
3.3.4. Dao, lưỡi dao mổ 48
3.3.4.1. Cán dao số 4 48
3.3.4.2. Cán dao số 3 48


6
3.3.4.3. Lưỡi dao mổ số 22 49
3.3.4.4. Lưỡi dao mổ số 15 49
3.4. Kim, chỉ phẫu thuật 49
4. Cách đưa thuốc vào cơ thể 49
4.1. Tiêm thuốc 49
4.2. Cho ăn hoặc uống thuốc 50
4.3. Bôi thuốc ngoài da 50
4.4. Thụt rửa hoặc bơm thuốc 50
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 51
C. Ghi nhớ: 51
Bài 2: Phòng và trị một số bệnh lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả 52
A. Nội dung 52
1. Nguyên tắc phòng bệnh 52
1.1. Vệ sinh thú y 52
1.2. Tiêm phòng vacxin 52
2. Phân biệt lợn khỏe và lợn ốm 53
2.1. Đặc điểm của lợn khỏe 53
2.2. Đặc điểm của lợn ốm 53
3. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do virus thường hay xảy ra ở lợn rừng,
lợn nuôi thả 54
3.1. Bệnh dịch tả 54
3.1.1. Nguyên nhân 54
3.1.2. Triệu chứng, bệnh tích 54
3.1.2.1. Triệu chứng 54
3.1.2.2. Bệnh tích 55
3.1.3. Phòng và điều trị 56
3.1.3.1. Phòng bệnh 56
3.1.3.2. Điều trị bệnh 57

3.2. Bệnh lở mồm long móng 57
3.2.1. Nguyên nhân 57
3.2.2. Triệu chứng 57
3.2.3. Phòng và điều trị 58
3.2.3.1. Phòng bệnh 58

7
3.2.3.2. Điều trị bệnh 59
3.3. Bệnh tai xanh(Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - PRRS) 59
3.3.1. Nguyên nhân 59
3.3.2. Triệu chứng, bệnh tích 59
3.3.2.1. Triệu chứng 59
3.3.2.2. Bệnh tích 61
3.3.3. Phòng và điều trị 61
3.3.3.1. Phòng bệnh 61
3.3.3.2. Điều trị bệnh 62
4. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do vi khuẩn thường hay xảy ra ở lợn
rừng, lợn nuôi thả 62
4.1. Bệnh tụ huyết trùng 63
4.1.1. Nguyên nhân 63
4.1.2. Triệu chứng, bệnh tích 63
4.1.2.1. Triệu chứng 63
4.1.3. Phòng và điều trị 64
4.1.3.1. Phòng bệnh 64
4.1.3.2. Điều trị 64
4.2. Bệnh phó thương hàn 64
4.2.1. Nguyên nhân 64
4.2.2. Triệu chứng, bệnh tích 65
4.2.2.1. Triệu chứng 65
4.2.2.2. Bệnh tích 65

4.2.3. Phòng và điều trị 66
4.2.3.1. Phòng bệnh 66
4.2.3.2. Điều trị bệnh 67
4.3. Bệnh E.coli sưng phù đầu 67
4.3.1. Nguyên nhân 67
4.3.2. Triệu chứng 67
4.3.3. Phòng và điều trị 68
4.3.3.1. Phòng bệnh 68
4.3.3.2. Điều trị 68
4.4. Bệnh Lepto (Bệnh lợn nghệ) 69

8
4.4.1. Nguyên nhân 69
4.4.2. Triệu chứng, bệnh tích 69
4.4.2.1. Triệu chứng 69
4.4.2.2. Bệnh tích 70
4.4.3. Phòng và điều trị 70
4.4.3.1. Phòng bệnh 70
4.4.3.2. Điều trị bệnh 70
4.5. Bệnh Đóng dấu lợn 70
4.5.1. Nguyên nhân 70
4.5.2. Triệu chứng, bệnh tích 71
4.5.2.1. Triệu chứng 71
4.5.2.2. Bệnh tích 71
4.5.3. Phòng và điều trị 72
4.5.3.1. Phòng bệnh 72
4.5.3.2. Điều trị bệnh 72
4.6. Bệnh suyễn lợn 73
4.6.1. Nguyên nhân 73
4.6.2. Triệu chứng, bệnh tích 73

4.6.2.1. Triệu chứng 73
4.6.2.2. Bệnh tích 73
4.6.3. Phòng và điều trị 74
4.6.3.1. Phòng bệnh 74
4.6.3.2. Điều trị 74
5. Bệnh ký sinh trùng đường ruột 74
5.1. Bệnh sán lá ruột lợn 74
5.1.1. Nguyên nhân 74
5.1.2. Triệu chứng, bệnh tích 75
5.1.3. Phòng và điều trị 75
5.2. Bệnh giun đũa lợn 75
5.2.1. Nguyên nhân 75
5.2.2. Triệu chứng, bệnh tích 75
5.2.3. Phòng và điều trị 76
6. Bệnh ký sinh trùng ngoài da 76

9
6.1. Nguyên nhân 76
6.2. Triệu chứng 77
6.3. Phòng và điều trị 77
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 77
C. Ghi nhớ: 77
Bài 3: Phòng và trị một số bệnh không lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả 78
A. Nội dung 78
1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn 78
1.1. Nguyên nhân 78
1.2. Triệu chứng 79
1.3. Bệnh tích 79
1.4. Phòng và điều trị 79
1.4.1. Phòng bệnh 79

1.4.2. Điều trị 79
2. Bệnh táo bón 79
2.1. Nguyên nhân 80
2.2. Triệu chứng 80
2.3. Phòng và điều trị 80
2.3.1. Phòng bệnh 80
2.3.2. Điều trị 80
3. Chấn thương cơ học 80
3.1. Nguyên nhân 80
3.2. Triệu chứng 81
3.3. Phòng và điều trị 81
3.3.1. Phòng bệnh 81
3.3.2. Điều trị 81
4. Áp xe (Bọc mủ) 81
4.1. Nguyên nhân 81
4.2. Triệu chứng 82
4.3. Phòng và điều trị 82
4.3.1. Phòng bệnh 82
4.3.2. Điều trị 82
5. Thiến lợn đực 83

10
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 85
C. Ghi nhớ: 85
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 86
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 86
II. Mục tiêu: 86
III. Nội dung chính của mô đun: 86
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 87
V. Tài liệu tham khảo 90


11
MÔ ĐUN: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ
Mã mô đun/môn học: MĐ
04

Giới thiệu mô
đun

- Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả là mô đun giúp người học
biết được công dụng và cách dùng một số loại thuốc, dụng cụ thú y thường dùng
trong phòng, trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả; mô tả được triệu chứng của
những bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả. Lựa chọn được các loại thuốc
điều trị bệnh phù hợp; phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở lợn rừng,
lợn nuôi thả.
- Mô đun gồm có 3 bài với tổng thời gian là 90 giờ, trong đó lý thuyết là
24 giờ, thực hành là 58 giờ và kiểm tra là 08 giờ. Nội dung của mô đun đề cập
đến các vấn đề sử dụng thuốc, dụng cụ và phương pháp phòng, trị một số bệnh
thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả.
Phần lý thuyết của mô đun gồm 3 bài học sau:
- Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh
cho lợn rừng, lợn nuôi thả
- Bài 2: Phòng và trị một số bệnh lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả
- Bài 3: Phòng và trị một số bệnh không lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả
Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ
sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về: Phòng và trị bệnh cho lợn rừng,
lợn nuôi thả.
Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp
giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố
trí 70 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội

dung sau:
- Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo.
- Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun,
chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng
nghề cho người học
- Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và
đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe
cho cộng đồng.
Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy
chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành
kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội


12
Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh
cho lợn rừng, lợn nuôi thả
Mục tiêu:
Trình bày được công dụng, cách dùng các loại thuốc và dụng cụ thú y
trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả
A. Nội dung
1. Các nhóm thuốc thông dụng
1.1. Thuốc kháng sinh
1.1.1. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng
Thuốc kháng sinh là các chất có nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm
được tổng hợp bằng con đường hóa học, có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi
sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp, ở liều điều trị không hoặc ít độc với cơ
thể vật chủ.
Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi gồm có:
Penicillin: Penicillin có tác dụng tốt để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô

hấp, tiết niệu gây nên bởi các vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus,
Streptococcus, Erysipelothrix, Clostridium, Bacillus, Treponema, Leptospira ,
Penicillin được chỉ định trong điều trị các bệnh: Đóng dấu lợn, nhiệt thán,
viêm hổi, viêm bàng quang, viêm phúc mạc, viêm nội mạc tử cung, vết thương
nhiễm trùng, mụn nhọt, …
Cách dùng và liều dùng:
- Hoà tan thuốc tiêm bắp thịt, tiêm dưới da hay có thể tiêm tĩnh mạch (nếu
cần).
- Liều dùng cho lợn: 20.000 - 40.000 UI/kg thể trọng/ngày
Trong trường hợp bệnh nặng, có thể cách 4 giờ tiêm một lần.
- Không nên dùng Penicillin quá 01 tuần lễ. Nội trong 01 tuần, nếu thấy
thuốc không tác dụng thì phải thay bằng thuốc khác hoặc dùng phối hợp nó với
streptomycin.
- Thời gian ngừng thuốc trước khi giết thịt: 7 ngày

Hình 4.1.1. Thuốc NOVA-PENICILLIN

13
Ampicillin: Ampicillin có tác dụng với các vi khuẩn Gram (+) và yếm khí
nhưng hiệu lực kém hơn Penicillin G. Thuốc có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi
khuẩn Gram (-) như E.coli, Salmonella, Pasteurella,
Ampicillin được chỉ định điều trị các bệnh (do các vi khuẩn mẫn cảm với
Ampicillin) ở đường hô hấp, tiết niệu và tiêu hóa.
Cách dùng và liều dùng:
- Liều dùng cho lợn: 10 – 20mg/kg thể trọng/ngày
- Tiêm dưới da hoặc cho uống, 1– 2 lần/ngày

Hình 4.1.2. Thuốc AMPICILLIN
Amoxycillin: Ứng dụng điều trị giống như Ampicillin, hấp thu tốt hơn
Ampicillin. Thuốc có phổ tác dụng rộng dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở

các loài gia súc như: nhiễm trùng máu, viêm vú, viêm tử cung, mất sữa, viêm da,
viêm khớp, viêm đường hô hấp, đường tiêu hoá. Trị bệnh tụ huyết trùng, Lepto,
sẩy thai truyền nhiễm
Cách dùng và liều dùng:
- Liều dùng cho lợn: 10 – 20mg/kg thể trọng/ngày
- Cho uống, 2– 3 lần/ngày
- Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày.

Hình 4.1.3. Thuốc Amoxycillin

14
Streptomycin: Streptomycin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm
aminoglycoside, tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram (-) và một số loại vi khuẩn
Gram (+) gây bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp ở gia súc, gia cầm.
Trong thú y, thường ít sử dụng riêng một mình Streptomycin, nên phối
hợp với Penicillin. Penicillin và Streptomycin phối hợp sẽ có tác dụng hiệp đồng
tốt để điều trị các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, hô hấp (viêm phổi), các
dạng nhiễm trùng huyết, viêm tử cung, viêm vú, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,
bệnh tụ huyết trùng, bệnh xoắn khuẩn, bệnh xạ khuẩn.
Cách dùng và liều dùng:
- Liều dùng cho lợn: 10mg/kg thể trọng/ngày
- Tiêm bắp hoặc cho uống, 2 lần/ngày

Hình 4.1.4. Thuốc Streptomycin
Gentamycin: Gentamycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside,
hoạt phổ rộng đối với vi khuẩn Gram (-) và vài vi khuẩn Gram (+). Gentamycin
4% được chỉ định trong điều trị các chứng bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp,
đường tiêu hoá, đường sinh dục - tiết niệu ở gia súc.
Gentamycin dùng trị các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, viêm phổi,
viêm khớp, viêm tử cung, viêm vú, hồng lỵ, bệnh lợn nghệ.

Cách dùng và liều dùng:
- Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1ml/ 10kg thể trọng/ ngày đầu; sau đó
dùng 1ml/ 20kg thể trọng/ ngày. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
- Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 21 ngày

15

Hình 4.1.5. Thuốc Gentamycin
Kanamycin: Kanamycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside,
hoạt phổ rộng đối với vi khuẩn Gram (-) và vài vi khuẩn Gram (+). Kanamycin
được chỉ định điều trị các bệnh viêm ruột-ỉa chảy, nhiễm trùng máu, viêm khớp,
viêm vú, viêm đường hô hấp, lao, suyễn, tụ huyết trùng, nhiễm khuẩn sau phẫu
thuật, các bệnh lỡ loét, mụn nhọt, viêm có mủ…
Cách dùng và liều dùng:
- Dùng liên tục 3-5 ngày.
- Tiêm bắp thịt hoặc dưới da.
+ Trâu, bò : 2,5 ml/100 kg TT/12h.
+ Lợn : 2,5 ml/50 kg TT/12h.
+ Chó, gia cầm : 0,1ml/kg TT/12h.
- Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 5 ngày, lấy sữa: 1
ngày.

Thuốc Kanamycin
Oxytetracyclin: Oxytetracyclin có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng với rất
nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), nhiều loại Mycoplasma, Clamidia,
Ricketsia. Oxytetracyclin dùng điều trị các bệnh do vi khuẩn mẫn cảm như:
Bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi, bệnh đóng dấu lợn, bệnh Lepto (xoắn khuẩn),
bệnh viêm ruột tiêu chảy do Colibacillus, E. Coli, viêm đường tiết niệu, viêm tử
cung, viêm vú, viêm rốn,


16
Cách dùng và liều dùng:
- Tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch theo liều.
+ Lợn trưởng thành: 1ml/ 20kg thể trọng/ ngày.
+ Lợn non: 1ml/ 10kg thể trọng/ ngày.
- Dùng liên tục 3-5 ngày.
- Dùng theo chỉ dẫn của Bác sỹ thú y.
- Chú ý: không tiêm ở một vị trí quá 5ml
- Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày

Hình 4.1.6. Thuốc Oxytetracyclin
Lincomycin: Lincomycin tác dụng với rất nhiều vi khuẩn Gram (+) và
Mycoplasma gây viêm nhiễm ở đường hô hấp, máu, sinh dục.
Lincomycin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng như viêm khí
quản, phổi ở gia súc, gia cầm, bệnh suyễn lợn do Mycoplasma gây ra, bệnh đóng
dấu lợn, các chứng viêm khớp ở gia súc, viêm màng bụng, da, trị các chứng
viêm vú, viêm tử cung…
Cách dùng và liều dùng:
- Tiêm bắp thịt theo liều:
+ Lợn lớn: 1 ml/ 10 kg thể trọng/ ngày.
+ Lợn con: 1 ml/ 5 kg thể trọng/ ngày.
- Dùng liên tục 3 - 7 ngày; những trường hợp cần thiết có thể kéo dài đến
12 ngày.
- Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 2 ngày


17

Hình 4.1.7. Thuốc Lincomycin
Tylosin: Tylosin có tác dụng tốt với nhiều vi khuẩn Gram (+),

Mycoplasma.
Tylosin được chỉ định để điều trị các bệnh bệnh viêm phổi truyền nhiễm
do Mycoplasma (suyễn lợn), hồng lỵ, đóng dấu lợn, viêm khớp ở lợn con, viêm
vú, viêm tử cung,
Cách dùng và liều dùng:
Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1ml/ 11kg thể trọng/ ngày.
Dùng liên tục 3 ngày.
Ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt 4 ngày

Hình 4.1.8. Thuốc Tylosin
Colistin: Có tác dụng điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy, viêm dạ dày ruột,
phù thủng, viêm thận, viêm vú, viêm tử cung, viêm đa khớp, viêm phổi, viêm
bàng quang.
Cách dùng và liều dùng
Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1 ml/ 5kg thể trọng.
Tiêm ngày 1 lần, trong 3-5 ngày liên tục.
Ngưng thuốc trước khi giết mổ thịt 07 ngày.
Ceftiofur: Điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra ở lợn: Đặc trị hội
chứng hô hấp do Actinobacillus, tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi,
viêm tử cung, viêm vú.
Cách dùng và liều dùng:

18
- Lắc kỹ trước khi dùng. Tiêm bắp thịt theo liều 1-3ml/ 50kg thể trọng/
ngày
- Dùng liên tục trong 3 ngày.
- Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 2 ngày

Hình 4.1.9. Thuốc Ceftiofur
Enrofloxacin: Enrofloxacin có tác dụng tốt với hầu hết các vi khuẩn Gram

(+) và Gram (-), ngoại trừ các vi khuẩn yếm khí, được chỉ định điều trị các bệnh
tiêu chảy ở lợn con do vi khuẩn đường ruột gây ra, trị các bệnh phó thương hàn,
sưng phù đầu do E.coli, viêm dạ dày - ruột, bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi,
Cách dùng và liều dùng:
- Tiêm theo liều:
+ Lợn con: 2ml/ con/ ngày.
+ Lợn trên 15 ngày tuổi: 2ml/ 5kg thể trọng/ ngày.
- Dùng liên tục 3-5 ngày.
- Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 7 ngày.

Hình 4.1.10. Thuốc Enrofloxacin
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh
- Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng: Dùng kháng sinh đúng liều sẽ tiêu
diệt được vi khuẩn. Nếu không đủ liều thì gia súc không những không khỏi được
bệnh mà còn làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, lần sau dùng kháng sinh sẽ không có
hiệu quả.

19
- Sử dụng kháng sinh để điều trị càng sớm càng tốt: Nên dùng kháng sinh
đúng liều ngay sau khi phát hiện ra bệnh.
- Đủ liệu trình: Dùng kháng sinh ít nhất là 3 ngày liên tục hoặc cho đến 1-
2 ngày sau khi hết các biểu hiện nhiễm khuẩn (sốt, sưng hạch, ho, ỉa chảy. . . .).
- Xem xét, kiểm tra trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu sau 5-
6 ngày dùng kháng sinh mà không khỏi bệnh thì nên đổi loại kháng sinh khác
hoặc xem lại việc chẩn đoán bệnh.
- Mỗi lần chỉ sử dụng một loại kháng sinh: Chỉ nên sử dụng một loại
kháng sinh hoặc kết hợp hai loại theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Nếu kết hợp
cùng lúc nhiều loại kháng sinh không đúng nguyên tắc có thể sẽ gây nguy hiểm
cho gia súc.
- Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh: Không nên dùng kháng sinh tràn

lan, tuỳ tiện.
- Phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Tất cả các loại thuốc kháng
sinh đều có thời gian an toàn cho sản phẩm. Đây là khoảng thời gian từ sau khi
kết thúc lần điều trị cuối cùng đến khi an toàn tiêu thụ thịt. Điều này là để đảm
bảo không còn tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt. Vì thế, không nên mổ thịt gia
súc trước thời gian an toàn. Thời gian an toàn này khác nhau, tuỳ thuộc loại
kháng sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Kết hợp các biện pháp điều trị: Khi sử dụng kháng sinh cần kết hợp với
bổ sung các vitamin cần thiết, dinh dưỡng tốt và đảm bảo chăm sóc và quản lý
tốt sẽ giúp cho gia súc khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ nhanh.
* Chú ý:
Các nguyên nhân làm cho sử dụng kháng sinh không có hiệu quả:
- Chọn kháng sinh không đúng loại để điều trị
- Liều kháng sinh sử dụng quá ít hoặc thời gian điều trị quá ngắn
- Chất lượng kháng sinh không tốt
- Dùng kháng sinh quá muộn hoặc khi gia súc quá ốm, yếu
- Do vi khuẩn nhờn thuốc
- Bệnh do virus, do ngộ độc
1.2. Thuốc tác động lên các hệ cơ quan
1.2.1. Thuốc tác động lên hệ hô hấp
Bromhexine: có tác dụng làm loãng đờm và long đờm, dùng hỗ trợ điều
trị các bệnh đường hô hấp của lợn.

20

Hình 4.1.11. Chế phẩm chứa Bromhexine
Codein: có tác dụng giảm ho.
Eucalypton: có tác dụng làm loãng đờm và long đờm, sát trùng đường hô
hấp, dùng hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp của lợn.
1.2.2. Thuốc tác động lên hệ tuần hoàn

1.2.2.1. Thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu thường sử dụng sau phẫu thuật.
Có 2 nhóm thuốc cầm máu: cầm máu cục bộ và cầm máu có tác dụng toàn
thân.
- Cầm máu cục bộ: Adrenalin, Nitrat bạc, Trombin, có tác dụng làm co
mạch, cầm máu cục bộ nơi chảy máu
- Cầm máu có tác dụng toàn thân: Vitamin K, một số hợp chất Canxi ,
sử dụng cho lợn trong các trường hợp bị xuất huyết.

Hình 4.1.12. Vitamin K
1.2.2.2. Thuốc tạo máu
Vitamin B12: được dùng khi bị mất máu, suy nhược cơ thể, suy dinh
dưỡng, rối loạn chuyển hóa, viêm dây thần kinh.
Fe-dextran (Ferdextran) : là loại thuốc phòng chống bệnh thiếu máu ở lợn
con sơ sinh. Có 2 dạng Ferdextran: 100 và 200 mg/ ml, mỗi lần tiêm ít nhất 100
mg/con; lần đầu lúc 3 ngày tuổi, lặp lại lúc 10 ngày tuổi.

21

Hình 4.1.13. Chế phẩm có chứa Fe-dextran
1.2.3. Thuốc tác động lên hệ tiêu hóa
1.2.3.1. Thuốc nhuận tràng
Khi chất chứa trong ruột không được vận chuyển bình thường và không
thải ra ngoài được do bị rắn lại, táo bón, ta cần phải cho thuốc, làm phân nhuyễn
hoặc lỏng ra để tẩy trừ ra ngoài.
Magnesium sulfate (MgSO4), Natrium sulfat (Na2SO4) là các thuốc có
tác dụng ưu tiên lên ruột non, có tác dụng giữ nước, tăng nhu động ruột, cho lợn
uống dung dịch nồng độ 3- 5% khi lợn bị táo bón.
1.2.3.2. Thuốc cầm tiêu chảy
Atropin, Loperamide: có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giúp giảm tiêu

chảy.
1.2.4. Thuốc tác động lên hệ tiết niệu - sinh dục
* Thuốc lợi tiểu
Urotropin: thuốc vừa có tác dụng lợi tiểu vừa có tác dụng sát trùng đường
tiết niệu. Dùng dung dịch 40% để tiêm dưới da hay bắp thịt; liều tiêm 0,25 – 0,5
g/con.
Trofurit: có tác dụng lợi tiểu được chỉ định dùng trong trường hợp phù do
tim, gan hay thận; phù phổi; phù não; nhiễm độc thai. Liều cao dùng trong suy
thận cấp hay mãn, thiểu niệu, ngộ độc barbiturate. Liều dùng 1 – 3 mg/kg thể
trong/ ngày.
* Các nội tiết tố sinh dục
Ocytocin: có tác dụng làm tăng cường co thắt các cơ trơn, được chỉ định
dùng khi: tử cung kém co thắt nhất là trên lợn khi hạ sinh được 4 – 5 lợn con,
tiêm bắp 20 IU/con; kích thích phóng thích sữa khi lợn bị mất sữa, tiêm tĩnh
mạch 10 IU/con
ECP (estradione cypionate): Tăng cường khả năng sinh sản và phát dục
như: kích thích các noãn nang chín và rụng trứng, kích thích động dục và tăng
khả năng thụ thai ở gia súc cái. Được chỉ định dùng khi lợn nái chậm lên
giống. Liều dùng: tiêm bắp 3 – 5 ml/con

22
Progesterone: Điều chỉnh chu kỳ động dục, an thai trong trường hợp
có biểu hiện sinh non hoặc đe doạ sẩy thai, chứng loạn sản phối nhiều lần
không đậu. Liều dùng: 2 ml/ 100 kg/ thể trọng
PGF2α: PGF2α có tác dụng gây động dục rụng trứng hàng loạt, kích thích
cơ trơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển các tinh trùng đi vào tử cung
và kích thích co bóp tử cung lúc chuyển dạ ở súc vật cái, kích thích hệ tim mạch
(chứng mạch nhanh) ở súc vật
PGF2α được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Kích thích khả năng sinh sản của trâu, bò, ngựa.

- Tăng cường tính động dục của gia súc cái.
- Chữa bệnh u nang buồng trứng ở gia súc cái.
- Kích thích quá trình rụng trứng nhanh ngay cả trong thời kỳ sản sữa ở
ngựa cái.
- Làm tăng nhanh chu kỳ động dục mới ở súc vật cái
- Dùng trong trường hợp chết phôi và thai chết lưu (tống ra ngoài)
- Trong trường hợp viêm nội mạc tử cung có mủ, bọc mủ tử cung, thải mủ
và dịch ra ngoài.
- Kích thích rụng trứng nhân tạo hàng loạt để tiết hành thụ tinh nhân tạo
không cần phát hiện động dục ở gia súc cái
- Gây sảy thai theo ý muốn.
- Gây đẻ chủ động ở gia súc cái.
Cách dùng và liều dùng:
Gây đẻ chủ động được tiêm bắp thịt các chế phẩm tổng hợp với liều:
Lợn nái:
Cloprostenol (Plante): 175 mg/ngày
Dinoprost (Dinobytic): 10 mg/ngày
Luprostiol (Prosolvin): 7,5 mg/ngày
Chú ý:
- Không dùng ở gia súc cái có chửa.
- Không tiêm tĩnh mạch.
- Chỉ được dùng sữa sau 24 giờ tiêm PGF2α và chỉ dùng thịt sau 3-7 ngày
tiêm thuốc.
- Cẩn thận khi tiếp xúc với thuốc nhất là với phụ nữ ở lứa tuổi có con,
nguời bị suyễn. Cần rửa sạch thuốc khi dính vào da.

23
1.2.5. Thuốc tác động lên hệ thần kinh
1.2.5.1. Thuốc tác dụng thần kinh trung ương
Thuốc ức chế thần kinh trung ương:

Sodium thiopetal: thường dùng xử lý lợn nái cắn con, mổ bụng lấy thai;
dạng bột tinh thể trắng, không mùi,vị hơi đắng,tan tốt vào nước. Dùng 0.5 – 1 g/
lợn (nặng 100 – 150 kg) pha với 10 – 20 ml nước cất, tiêm vào tĩnh mạch.
Phenobarbital: chống co giật, trị động kinh, cơn co uốn ván, ngộ độc
strychnin; tiêm bắp thịt 0.5 – 1 g/ lợn nái hoặc cho uống 0,1 – 0,2 g/ lợn con.
Thuốc hưng phấn thần kinh trung ương:
Strychnin sulfate: có tác dụng làm tăng kích thích đối với các trung tâm
phản xạ ở hành não và tủy sống; được chỉ định dùng khi cơ thể suy nhược, biếng
ăn, liệt cơ hoặc giải độc thuốc mê, thuốc ngủ.
Thường dùng dung dịch 1%o tiêm bắp theo liều 1 – 5 mg/con.
Caffein: Chỉ định dùng khi cơ thể mệt mỏi, suy tim, khó thở, phù thủng,
cảm nóng. Dùng tiêm bắp 0.2 – 1 g/con
1.2.5.2. Thuốc tác dụng thần kinh ngoại vi
Thường dùng là thuốc gây tê, thông dụng là novocain dùng để gây tê khi
phẫu thuật (mổ nhọt mủ, khâu vết thương, thiến, chữa bong gân, sai khớp );
tiêm dưới da 0,1 – 0,3 g/con (nên phối hợp với adrenalin)
1.2.5.3. Thuốc tác dụng thần kinh giao cảm
Pilocarpin (bảng A): được dùng khi bị liệt ruột, bí tiểu tiện. Tiêm dưới da
hay bắp thịt 0.2 g/con (pha thành dung dịch 3%)
Adrenalin (bảng A): được dùng khi bị ngất, sốc, dị ứng. Tiêm bắp hoặc
dưới da dung dịch 1%o theo liều 0,2 – 1ml/con
Atropin (bảng A): được dùng khi ngộ độc bởi pilocarpin, levamisol, các
thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ (dipterex), cũng dùng khi bị sốc có tiết đờm
nhớt. Tiêm dưới da dung dịch 1%o: 1 – 10mg/con
1.3. Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm
* Thuốc giảm đau, hạ sốt
Analgin: Tác dụng giảm đau, hạ sốt. Dùng điều trị các chứng sốt, đau do
nhiều nguyên nhân như cảm cúm, viêm nhiễm do virus, vi khuẩn. Dùng phối
hợp với kháng sinh cho hiệu quả điều trị tốt.


24
.
Hình 4.1.14. Các chế phẩm chứa Analgin
Dexamethasone: Có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng. Khi kết hợp với
các kháng sinh việc điều trị sẽ hiệu quả hơn, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng có
mủ, bệnh viêm khớp ở lợn.

Hình 4.1.15. Chế phẩm có chứa Dexamethasone
1.4. Vitamin, khoáng chất, dịch truyền
1.4.1. Vitamin
Vitamin B complex: Điều trị bệnh thiếu hụt vitamin nhóm B ở lợn mang
thai, lợn trong thời kỳ lại sức sau bệnh, lợn bị suy dinh dưỡng. Kích thích tăng
trọng ở lợn con, chống stress và suy nhược cơ thể.
Liều dùng: 3 – 10ml/con tùy theo thể trọng, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày

Hình 4.1.16. Một số loại vitamin B complex
Vitamin C: (còn gọi là ascorbic acid) Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, hổ
trợ điều trị bệnh nhiễm trùng, chống stress.

×