Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.13 KB, 52 trang )

Câu 1: Kinh tế học là gì? Kinh tế học vi mô, vĩ mô? Mối quan hệ giữa
kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô?
1.1 Kinh tế học
1.1.1 Kinh tế học là gì?
Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu những vấn đề mà
con người và xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan
hiếm có hiệu quả và phân phối các hàng hoá, dịch vụ cho các thành viên trong
xã hội để tiêu dùng.
Từ khái niệm cho thấy kinh tế học nghiên cứu:
- Các nguồn lực khan hiếm.
- Con người và xã hội lựa chọn và sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản
xuất hàng hoá, dịch vụ.
- Phân phối các hàng hoá, dịch vụ cho từng đối tượng trong xã hội.
Ví dụ: Chính phủ cung ứng hàng hoá công cộng (y tế, quốc phòng, giáo
dục); hãng (doanh 1.3.1 Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các
vấn đề kinh tế cơ bản của từng tế bào kinh tế. Nó tập trung nghiên cứu các hành
vi cụ thể của từng cá thể, hãng, doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định
3 vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho
ai.
Ví dụ: doanh nghiệp lựa chọn quyết định sản xuất quần áo, không sản xuất
giày dép.
1.3.2 Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các
vấn đề kinh tế cơ bản của cả một quốc gia. Nó nhấn mạnh đến sự tương tác
trong nền kinh tế nói chung.
Ví dụ: Chính phủ lựa chọn chính sách tài khoá hoặc chính sách tiền tệ để
giải quyết vấn đề suy thoái kinh tế, sẽ ảnh hưởng đến đầu tư, việc làm và tăng
trưởng kinh tế.
1.3.3 Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:


nghiên cứu kinh tế vi mô đúng sẽ giúp cho việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô hoàn
chỉnh và Chính phủ có những chính sách thích hợp để kinh tế vi mô phát huy
tác dụng.
1
Câu 2: Ba vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế?
Sự khan hiếm của các nguồn lực quy định sự khan hiếm của các
sản vật
đầu ra (trong kinh tế học, người ta thường gọi chung là các hàng hóa). Khi trạng
thái
khan hiếm được coi là phổ biến, để duy trì sự tồn tại và phát triển của
mình, mọi xã hội đều phải đương đầu với những sự lựa chọn: Sản xuất cái gi? Sản
xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Đây chính là ba vấn đề kinh tế cơ bản mà
mọi xã hội đều phải giải quyết.
Sản xuất cái gì? Ở mỗi thời
điểm xác định, xã hội nên sản xuất những
hàng hóa hay dịch vụ nào? với các chủng loại cụ thể ra sao? Mỗi thứ hàng hóa
hay dịch vụ cần được sản xuất với những khối lượng nào? Do buộc phải đánh đổi
hay lựa chọn nên người ta không thể không cân nhắc
để đáp ứng nhu cầu
nhằm
tăng cường năng lực sản xuất của xã hội?
Ví dụ, khi khó khăn thì tập trung sản xuất lương thực, khi đời sống dã được
nâng cao thì tập trung sản xuất những sản phẩm cao cấp: thực phẩm sạch, đồ
dùng cao cấp (ô tô, máy giặt, sinh vật cảnh ).
Sản xuất như thế nào? Với danh mục và số lượng các hàng hóa
được lựa
chọn để sản xuất, xã hội cũng cần phải cân nhắc xem có thể sản
xuất ra chúng
bằng những cách thức sản xuất thích hợp nào? Đây
chính là vấn đề kinh tế cơ

bản thứ hai mà xã hội phải giải quyết.
Nguồn gốc của vấn đề này cũng liên
quan đến sự khan hiếm. Một khi
nguồn lực không phải là vô hạn, việc lựa chọn
cách thức sản xuất hợp lý là cần thiết, vì nếu không, người ta sẽ buộc phải trả giá.
Sản xuất cho ai? Rốt cục những hàng hóa hay dịch vụ mà xã hội tạo ra được
phân phối ra sao giữa những nhóm xã hội hay cá nhân khác nhau? Ai là những
người được sử dụng, hưởng lợi từ những hàng hóa này? Nói tóm lại, phân phối
những hàng hóa khan hiếm như thế nào
cũng là một vấn đề kinh tế cơ bản mà
mọi xã hội đều phải xử lý.
Các cách phân phối hàng hóa hay thu nhập khác
nhau, chắc
chắn sẽ đem lại hệ quả khác nhau. Xã hội cần phải lựa chọn cách
thức
phân phối nào đó để có thể tạo ra những động lực cần thiết nhằm duy trì sự
tồn tại và phát triển không ngừng của mình.
Ví dụ, cùng một loại sản phẩm cho các đối tượng tiêu dùng có mức thu
nhập khác nhau thì sản phẩm đó phải được đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại,
chất lượng và giá cả khác nhau.
Ba vấn đề:“Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?” có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ qua lại với nhau, là những vấn đề kinh tế
chung mà các xã hội khác nhau từ xưa đến này đều phải giải quyết. Tuy nhiên
tuy từng điều kiện cụ thể của mỗi Quốc gia, doanh nghiệp, trong các hệ thống
kinh tế khác nhau, cách thức giải quyết các vấn đề này cũng khác nhau.
VD: DN đã đổi mới được CN thì cần đặt vấn đề thị trường lên hàng đầu
2
Câu 3: Mô hình kinh tế hỗn hợp, ưu, nhược điểm và vận dụng vào
thực tế nước ta?
Cho tới nay thế giới đã trải qua ba mô hình kinh tế cơ bản : Mô hình kinh tế

kế hoạch hoá tập trung; Mô hình kinh tế thị trường và Mô hình kinh tế hỗn hợp.
Hiện nay, hầu hết các nước đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp.
Mô hình kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố khách
quan, lại vừa coi trọng được nhân tố chủ quan. Điều này có nghĩa là nền kinh tế
hỗn hợp đòi hỏi một mặt phải phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn
trọng giá cả thị trường, lấy lợi nhuận tối đa làm mục tiêu kinh doanh. Mặt khác,
đòi hỏi tăng cường vai trò và sự can thiệp của Nhà nước trong quá trình sản
xuất hàng hoá, dịch vụ. Chính vì vậy, muốn phát triển nền kinh tế hỗn hợp phải
coi trọng cả vai trò của thị trường và vai trò của Chính phủ.
Đây là mô hình kinh tế tối ưu, nó phát huy được ưu điểm của cả mô hình
kinh tế thị trường và mô hình kinh tế kế hoạch hoá; đồng thời hạn chế thấp nhất
tiêu cực của 2 mô hình kinh tế đó. Hiện nay, nhiều nước áp dụng mô hình kinh
tế hỗn hợp để phát triển kinh tế của nước mình. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện
cụ thể của mỗi quốc gia có mức độ can thiệp của Nhà nước khác nhau và có tên
gọi khác nhau: ở phương Tây gọi là nền kinh tế thị trường điều tiết; ở Đức gọi
là nền kinh tế thị trường - xã hội; ở Việt Nam gọi là nền kinh tế thị trường có sự
quản lý, điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng: Trước đây chúng ta áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập
trung đã tập trung được nguồn lực để giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội:
công bằng xã hội; an ninh quốc phòng, đặc biệt là huy động các nguồn lực
phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, tuy nhiên
mô hình này sau đó đã bộc lộ những hạn chế tư tưởng bao cấp, quan liêu, áp đặt
không kích thích sản xuất phát triển, từ năm 1986 đến nay thực hiện đường lối
đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo chúng ta đã lựa chọn mô hình kinh
tế hỗn hợp xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước
theo định hướng XHCN và đã gặt hái được những thành công từ một nươc
khủng hoảng thiếu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng chúng ta đã trở
thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
trong nhiều năm liên tục đã đưa nước ta thoát khỏi nhóm nước nghèo kém phát
triển

Mô hình kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các vấn đề KT cơ
bản của các DN ở VN theo hướng vừa trước hết bảo đảm cho sự tăng trưởng, đạt
lợi nhuận cao, hiệu quả lớn trong kinh doanh, vừa quan tâm đúng mức cho đến
những vấn đề công bằng xã hội, văn minh, sự bền vững môi trường sinh thái và an
ninh trong từng doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất khó khăn và phức tạp trong quá
trình lựa chọn tối ưu cả yêu cầu về tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo công bằng xã
hội, cả hai yêu cầu này đều là đòi hỏi tất yếu của con người, của xã hội Việt Nam đi
3
lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta lựa chọn con đường tăng trưởng
kinh tế 9%-10% GDP tuy có thể chậm, nhưng bảo đảm ổn định, bền vững, công
bằng xã hội. Hãy nhìn qua Thái Lan trong kế hoạch điều chỉnh 5 năm lần thứ 8 (sau
35 năm tăng trưởng nhanh) sẽ thấy rõ con đường lựa chọn của chúng ta là hợp lý.
Đó là định hướng cơ bản quyết định đến sự lựa chọn của các doanh nghiệp Việt
Nam.
* Phần này bổ sung:
1. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung có đặc trưng cơ bản là các
vấn đề kinh tế cơ bản đều do Nhà nước (Chính phủ) quyết định. Cơ quan kế
hoạch của Chính phủ quyết định về sản xuất cái gì, thế nào và cho ai. Sau đó là
các văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới gia đình và doanh nghiệp
(các tổ chức và cá nhân).
Ưu điểm, tập trung được nguồn lực để giải quyết những vấn đề kinh tế xã
hội thuận lợi: công bằng xã hội; an ninh quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng….
Nhược điểm, hạn chế tính năng động sáng tạo, tư tưởng bao cấp, quan liêu,
áp đặt không kích thích sản xuất phát triển.
2. Mô hình kinh tế thị trường là mọi hoạt động kinh tế đều do thị trường
điều tiết, gọi là "bàn tay vô hình" chi phối nền kinh tế; không có Chính phủ can
thiệp. Do đó, sự lựa chọn 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do quan hệ cung, cầu chi
phối.
Ưu điểm: phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân, thường xuyên
đổi mới công nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Nhược điểm: do cạnh tranh vì động cơ tối đa hoá lợi nhuận nên dẫn đến
tình trạng ô nhiễm môi trường, hệ thống sinh thái thường xuyên bị đe doạ, phân
hoá giàu nghèo, khó khăn giải quyết các vấn đề xã hội (an ninh quốc phòng,
bảo vệ đê điều…).
4
Chương 2: Cầu, cung và sự hình thành giá cả thị trường
Câu 4: Cầu, cung quan hệ cầu, cung? ( Tr 15)
1. Cầu:
- Khái niệm: Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng
hàng
hoá mà người tiêu dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá
xác định. Có cầu cá nhân và cầu thị trường.
- Lượng cầu (luật cầu, hay là số cầu): Số lượng hàng hóa dịch vụ được cầu
trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa dịch vụ giảm xuống.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu như: Thu nhập của người tiêu dùng; giá cả
của các loại hàng hóa liên quan (giá hàng hóa thay thế, giá hàng hóa bổ sung);
quy mô dân số (quy mô thị trường); thị hiếu; các kỳ vọng, quy luật của cầu.
Giúp ta lựa chọn đúng đắn, định giá đúng.
2. Cung
- Khái niệm: Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà
người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác
nhau.
- Lượng cung: số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã tăng
lên khi giá của nó tăng lên.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cung như: Giá cả của các yếu tố sản xuất
(đầu vào); công nghệ; Chính sách thuế; số lượng người sản xuất; các kỳ vọng.
3 Quan hệ cầu, cung thể hiện trên ba trạng thái ( quan hệ cung, cầu
hàng hoá trên thị trường)
a. Trạng thái cân bằng cung cầu: Trên một thị trường có tính chất cạnh
tranh, có nhiều người mua, nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp

của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng -
mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung.
*. Hay nói cách khác: Quan hệ cung cầu luôn ở trạng thái cân bằng cung cầu
đối với một hàng hóa nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hóa thỏa mãn cầu đối
với nó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có giá cân
bằng và sản lượng cân bằng.
Ví dụ về trạng thái cân bằng cung, cầu gạo trên thị trường (bảng 1).
Bảng 1: Quan hệ cung, cầu gạo tại một thị trường
P (1000
đ/kg)
Q
D
(tấn/
ngày)
Q
S
(tấn/
ngày)
Dư thừa hay thiếu
hụt
3 50 30 Thiếu hụt 20
4 40 40 Cân bằng
5 30 50 Dư thừa 10
Trên bảng 1 cho thấy, chỉ ở mức giá P = 4000 đ/ kg thì cả cầu và cung bằng
nhau, đây chính là điểm cân bằng thị trường. Tại điểm cân bằng thị trường có P
S
5
= P
D
= 4000đ/ kg, và Q

S
= Q
D
= 40 tần/ ngày; ở các mức giá khác thì cầu, cung
đều không bằng nhau (hoặc dư cầu, hoặc dư cung).
b) Trạng thái không cân bằng cung cầu (hay dư thừa hay thiếu hụt của
thị trường): Khi giá cả của thị trường không bằng với mức giá cân bằng chung
sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức giá đó.
Không cân bằng thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung (thặng dư
cầu), hay cung lớn hơn cầu (thặng dư cung) ở một mức giá nào đó.
- Cung lớn hơn cầu dẫn đến dư thừa hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Đây
là tình trạng dư cung, do đó các nhà sản xuất muốn bán được hàng hoá thì phải
giảm giá hoặc phải có sự điều tiết của Nhà nước.
- Cung nhỏ hơn cầu dẫn đến tình trang thiếu hụt hàng hoá, dịch vụ trên thị
trường. Đây là tình trạng dư cầu, do đó các nhà sản xuất thường tăng giá.
Như vậy, bất cứ lúc nào giá cả trên thị trường cao hay thấp hơn giá cân bằng
đều dẫn tới trạng thái rối loạn cân bằng thị trường, còn gọi là trạng thái dư thừa
hay thiếu hụt.
VD: Q
s
= 30 ; Q
D
= 10
Vẽ đồ thị
c) Trạng thái cân bằng mới (hay là sự thay đổi của trạng thái cân
bằng): xuất hiện khi có các yếu tố hoạt động tập thể của người mua và người
bán làm dịch chuyển (gọi là yếu tố ngoại sinh). Tuy nhiên trạng thái cân bằng
này không phải là vĩnh cửu, nó tồn tại cho đến khi các đường cầu, cung mới
xuất hiện.
* Trạng thái cân bằng mới do dịch chuyển đường cầu (hình 2.7)

Hình 2.7 cho thấy các yếu tố tác động tới cầu: số người tiêu dùng tăng hoặc
thị hiếu đang ưa chuộng… đã làm đường cầu dịch chuyển sang phải, điểm cân
bằng cũ E
0
bị phá vỡ, hình thành điểm cân bằng mới E
1
(giá cao hơn và lượng
cầu lớn hơn cũ)
VD: Đồ thị
* Trạng thái cân bằng mới do dịch chuyển đường cung (hình 2.8)
6
7
Câu 5: Nội dung cơ bản lý thuyết về cung
1. Khái niệm
Cung là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định. Hay nói cách khác,
cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận
được.
Cung có hai loại: cung cá nhân và cung thị trường.
- Cung cá nhân là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà một người (cá nhân) có
khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định.
- Cung thị trường là tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà mọi người sẵn
sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau. Nó chính là tổng hợp của
cung cá nhân.
Như vậy, cung không phải là một số lượng cụ thể mà là một danh sách đầy
đủ về số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có thể bán ở mỗi mức giá hoặc
ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.
.2 Số cung, biểu cung, đường cung và quy luật cung
- Số cung: là tương quan giữa giá cả P với lượng cung Q trong một thời
gian nhất định. Ví dụ, giá đường 5000đ/kg tương ứng lượng đường bán 25 tấn;

nếu giá 4500đ/kg tương ứng lượng đường bán 20 tấn.
- Biểu cung là phản ánh mối tương quan giữa giá cả với số cung được ghi
trong biểu. Ví dụ biểu cung sau đây (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Biểu cung về gạo tại một thị trường
Giá - P (1000đ/kg) 2 3 4 5
Số cung - Q (ngàn tấn/ ngày ) 3 4 5 6
Trong bảng 2.2 cho thấy ở mức giá 5000đ/kg có lượng cung tương ứng
6000 tấn. Khi giá càng giảm thị lượng cung càng giảm.
- Đường cung là phản ánh mối tương quan giữa giá cả với số cung được
biểu diễn trên đồ thị. Ví dụ, từ bảng 2.2, ta có đường cung (hình 2.4).
Đường cung thông thường có xu hướng dốc lên từ trái sang phải. Có nghĩa
là ở mức giá cao có nhiều người sản xuất cung ứng nhiều hàng hoá ra thị trường
hơn. Đường cung cong là đặc trưng chung của đường cung thị trường.
8
3 Quy luật cung Quy luật cung phản ánh khi giá cả của một mặt hàng tăng
cao (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi) thì lượng cung về hàng
hoá đó tăng lên, và ngược lại khi giá giảm xuống thì cung giảm.
Hay P
1
< P
2
< P
3
=> Q
1
< Q
2
< Q
3
4. Các yếu tố xác định cung và hàm số cung

- Các yếu tố xác định cung
- Giá cả đầu vào, khi giá cả các chi phí đầu vào tăng lên thì người sản xuất,
các hãng chỉ sản xuất ra lượng hàng hoá ít hơn. Ngược lại, khi giá cả các chi phí
đầu vào giảm xuống thì người sản xuất, các hãng sẽ sản xuất ra được lượng
hàng hoá nhiều hơn.
- Công nghệ. Công nghệ có ý nghĩa quyết định tới cung hàng hoá. Một
công nghệ tiên tiến sẽ cho năng suất lao động cao, giảm định mức chi phí đầu
vào trên đơn vị sản phẩm do đó sản xuất được nhiều hàng hoá cho thị trường.
- Số người sản xuất càng nhiều (các yếu tố khác không đổi) thì càng cung
ứng được nhiều hàng hoá hơn.
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước, khi Nhà nước can thiệp bằng các chính
sách: thuế, trợ giá, ưu tiên mặt hàng…thì cung hàng hoá cũng thay đổi.
- Hàm số cung
Để phản ánh các yếu tố xác định cung ở phần trên, ta có thể viết dưới dạng
đại số được gọi là hàm số cung: S
xt
= f (P
x
, G, N, T…)
S
xt
: là hàm số cung 1 loại hàng hoá.
P
x
: giá của chính hàng hoá đó.
G: chính sách của Chính phủ.
N: số người sản xuất.
T: công nghệ.
5. Di và dịch chuyển đường cung
Di chuyển đường cung

Di chuyển đường cung là những thay đổi của cung chạy dọc trên đường cung
(hình 2.5).
9
Hình 2.5 cho biết khi giá cả giảm xuống thì cung di chuyển giảm từ điểm A
xuống điểm B, có nghĩa là Q giảm. Ngược lại, khi giá cả tăng lên thì cung di
chuyển tăng từ điểm B lên điểm A, có nghĩa là Q tăng.
Dịch chuyển đường cung
Hình 2.6 cho biết đường cung SS có thể dịch chuyển sang phải hoặc sang
trái khi có những biến số ngoại sinh tác động đến cung: giá cả hàng hoá liên
quan, công nghệ, số người sản xuất, chính sách của Nhà nước… Khi số người
sản xuất tăng (các yếu tố khác không đổi) thì đường cung SS dịch chuyển sang
phải, cung tăng. Ngược lại, khi số người sản xuất giảm (các yếu tố khác không
đổi) thì đường cung SS dịch chuyển sang trái, cung giảm. Hoặc Chính phủ đánh
thuế cao hàng hoá đó thì đường cung SS dịch chuyển sang trái, cung giảm. Điều
này có nghĩa là các biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cung.
5. Vận dụng toán đại số trong phân tích trạng thái cân bằng cung, cầu
Theo dõi bảng số liệu hoặc phân tích đồ thị, ta xác định được điểm cân
bằng cung, cầu. Nhưng ta cũng có thể sử dụng toán đại số để xác định điểm cân
bằng cung, cầu trên cơ sở xây dựng hàm số cung, hàm số cầu. Ví dụ về tình
hình cung, cầu ngô diễn biến (bảng2.4).
* Xây dựng phương trình đường cung, đường cầu:
Từ số liệu, ta có phương trình tổng quát y =ax + b
- Phương trình đường cầu sẽ là q
D
= -5P + 28
- Phương trình đường cung sẽ là q
S
= 5P + 3
Bảng 2.4 Những thông tin về thị trường ngô
P=

1000đ/kg
2 2,2 2,4
q
D
=1000 tấn 18 17 16
q
S
= 1000
tấn
13 14 15
10
* Cho q
D
= q
S
và giải phương trình, ta được giá và lượng cân bằng sẽ là:
P=2,5 q=15,5
Câu 6: Sự hình thành giá cả thị trường và vai trò của nhà nước trong
việc kiểm soát giá cả thị trường?
a) Sự hình thành giá cả thị trường: Dựa vào quan hệ cung cầu trên thị
trường, câu > cung giá tăng và ngược lại; chi phí sx và giá thành sp; dựa vào giá
cả khu vực và giá của quốc tế để người ta định giá trong nước; dựa vào tỷ giá
giữa các hàng hóa dịch vụ với nhau như: tỷ giá giữa hàng hóa công nghiệp và
nông nghiệp; Nhà nước có quyền định giá và hình thành giá.
b) Kiểm soát giá của Nhà nước: Kinh tế thị trường có những khuyết tật
của nó. Do vậy cần thiết phải có sự can thiệp có chủ tâm của Chính phủ nhằm
điều tiết kinh tế thị trường theo hướng tích cực của nền kinh tế.
*) Nhà nước ấn định giá trần(P
c
): Khi mức trần được nhà nước ấn đinh là

tối đa (hay giới hạn của nó): khi giá cả thị trường quá cao.
- Ưu điểm: Khi đặt giá trần khi là Chính phủ muốn đảm bảo lợi ích cho các
hộ có thu nhập thấp. Ấn định giá trần còn có tác dụng góp phần làm ổn định nền
kinh tế chính trị xã hội, có lợi cho người tiêu dùng, kích thích tiêu dùng. Giá
trần tạo điều kiện cho một số người nghèo mua được hàng hoá.
11
- Nhược điểm: Không có lợi cho nhà sản xuất, nếu ấn định giá trần không
đúng sẽ gây ra mất cân bằng, làm rối loạn thị trường. Để thực hiện được nhà
nước phải bù lỗ dẫn đến có nguy cơ thâm hụt ngân sách, khủng hoảng. Tạo ra
mất công bằng trong xã hội những người mua được hàng hoá ở mức giá trần thì
có lợi, những người không mua được hàng hoá ở mức giá trần thì bị thiệt
Để hạn chế những nhược điểm Chính phủ chỉ ấn định giá trân trong thời
gian ngắn.
VD: Năm 2008 khi giá xăng dầu biến động và tăng nhà nước đã ấn định giá
xăng là 15.000 đồng/01 lít.
*) Nhà nước ấn định giá sàn (P
F
): Khi mức giá ở trạng thái quá thấp (hay
còn gọi là giới hạn dưới của nó), giá luôn thấp hơn giá thị trường.
- Ưu điểm: Ân định giá sàn có lợi cho người sản xuất, kích thích nhà sản
xuất, ổn định thị trường, ổn định KTXH. Gía sàn tạo điều kiện cho một số
người sản xuất dư thừa bán được hàng hoá.
- Nhược điểm: Không có lợi cho người tiêu dùng, nếu ấn định giá trần
không đúng sẽ gây ra mất cân bằng, làm rối loạn thị trường (gây thâm hụt ngân
sách, hàng hóa dư thừa; tạo ra mất công bằng trong xã hội những người bán
được hàng hoá ở mức giá sàn thì có lợi, những người không bán được hàng hoá
ở giá sàn thì bị thiệt. Để thực hiện được nhà nước phải bù lỗ dẫn đến có nguy cơ
thâm hụt ngân sách, khủng hoảng.
Để hạn chế tình trạng trên ta phải gắn sản xuất với chế biến
12

Câu 7: Trình bày độ co dãn của cầu với giá cả?
.1 Khái niệm: Độ co dãn của cầu đối với giá cả một loại hàng hoá được đo
bằng số % thay đổi của lượng cầu do thay đổi một % của giá cả.
Từ khái niệm, ta có công thức tính:
ΔQ/ΔP là độ dốc của đường cầu; E là độ co dãn của cầu theo giá cả; Q cầu
một loại hàng nào đó; P là biến giá cả xác định cầu. ΔQ thay đổi của lượng cầu;
ΔP thay đổi lượng của biến biến giá cả. Ví dụ E = 0,7 có nghĩa là thay đổi 1%
giá cả thì lượng cầu thay đổi 0,7%.
2 Phương pháp tính
* Phương pháp điểm cầu (P và Q chỉ có một trị số): là việc sử dụng phép
tính vi phân bằng cách lấy đạo hàm của hàm số Q nếu ta xác định được hàm
này
Trong đó Q
/
P
là đạo hàm bậc nhất của hàm cầu theo giá.
Ví dụ cho phương trình hàm cầu q = - 5P + 50 tính độ co dãn của cầu đối
với giá cả P= 4 và tương ứng với lượng cầu q = 30.
Cách giải, ta đã có phương trình hàm cầu q= - 5P + 50 do đó E= Q
/
P
* P/ Q
Vậy E = - 5 *4/ 30 = - 0,67
* Phương pháp đoạn cầu (P và Q có 2 trị số): là phương pháp được sử dụng
khi P và Q nằm trong một khoảng nào đó. Ví dụ tương ứng với 2 mức giá P
1

P
2
thì có 2 mức cầu Q

1
và Q
2

Trong đó:Q = (Q
2
+ Q
1
)/2; P = (P
2
+ P
1
)/2
Ví dụ từ cách tính độ co dãn ta được bảng số liệu sau
13
Bảng 3.1 Mối quan hệ độ co dãn với tổng doanh thu
P Q TR E Nhận xét
7 0 0 13 Co dãn, muốn tăng doanh
6 5 30 3,67 thu thì phải
5 10 50 1,8 giảm giá
4 15 60 1 Co dãn đơn vị
3 20 60 0,56 ít co dãn, muốn tăng doanh
2 25 50 0,27 thu thì phải
1 30 30 0,08 tăng giá
0 35 0 -
Nhận xét, khi nghiên cứu độ co dãn của cầu đối với giá cả, chúng ta cần
chú ý:
- Độ co dãn của cầu đối với giá cả luôn luôn âm (-). Vì theo quy luật cầu,
giá và lượng cầu có quan hệ nghịch biến, nhưng khi tính toán, ta biểu diễn độ co
dãn bằng giá trị tuyệt đối không mang dấu âm.

- Độ co dãn của cầu khác độ dốc của đường cầu: độ dốc của đường cầu là
ΔQ/ΔP
- Độ co dãn của cầu được tính toán độc lập hoàn toàn đối với các đơn vị
dùng để chỉ thị giá cả và lượng cầu. Do đó, có thể so sánh độ co dãn của cầu đối
với giá cả của nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Độ co dãn của cầu theo giá được chia thành 3 trường hợp cơ bản sau:
+ Khi % biến đổi của lượng cầu vượt quá (lớn hơn) % biến đổi của giá cả
(E> 1) gọi là co dãn. Trường hợp này, người tiêu dùng tương đối nhạy cảm đối
với giá.
+ Khi % biến đổi của lượng cầu ít hơn (nhỏ hơn) % biến đổi của giá cả (E<
1) gọi là ít co dãn. Trường hợp này, người tiêu dùng ít nhạy cảm đối với giá cả
thay đổi. Có nghĩa là khi giá tăng, người tiêu dùng vẫn không giảm lượng
mua.
+ Khi % biến đổi của lượng cầu đúng bằng % biến đổi của giá cả (E= 1)
gọi là co dãn đơn vị. Trên đây là 3 loại độ co dãn thường gặp. Song, trong
nghiên cứu còn có 2 trường hợp nữa (mang tính lý thuyết): độ co dãn bằng
không (E= 0) và độ co dãn vô cực (E= ∞). Các loại độ co dãn trên được thể hiện
ở hình 3.1
14
15
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp loại co dãn ứng với các giá trị về độ co dãn
Loại co dãn
Giá trị hệ số
co dãn
ý nghĩa
1. Hoàn toàn không
co dãn
E = 0
Sự thay đổi của giá cả hàng hoá
không ảnh hưởng đến cầu về hàng

hoá
2. ít co dãn E<1
Sự thay đổi của giá cả hàng hoá
không ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng
chút ít đến cầu về hàng hoá
3. Co dãn đơn vị E = 1
Sự thay đổi về lượng sản phẩm
cầu đúng bằng với sự thay đổi về
giá của sản phẩm
4. Co gian E>1
Sự thay đổi về lượng cầu sản
phẩm lớn hơn so với sự thay đổi về
giá của sản phẩm đó.
5. Hoàn toàn co dãn
E = ∞
Giá không đổi mà lượng sản
phẩm cầu vẫn thay đổi
.3 Ý nghĩa vận dụng
- Độ co dãn của cầu đối với giá cả nói lên mức độ phản ứng của người tiêu
dùng đối với giá cả. Do dó, nó có tác dụng trong việc tính toán mức tăng giá
cần thiết để xoá bỏ tình trạng thiếu hụt (dư cầu), hoặc mức giảm giá cần thiết để
xoá bỏ tình trạng thừa (dư cung). Điều này có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp
khi kinh doanh các loại hàng hoá dịch vụ mà có độ co dãn là rất co dãn thì càng
tăng giá thì doanh thu càng giảm (giá tăng dẫn tới lượng hàng giảm). Ngược lại,
nếu độ co dãn ít hoặc không co dãn thì tăng giá chút ít thì doanh thu sẽ tăng.
- Thực tế độ co dãn của một số hàng nông sản rất thấp, mất mùa làm giá
tăng lên nhiều. Khi nhu cầu không co dãn, những dịch chuyển của đường cung
dẫn đến những biến động lớn về giá nhưng không ảnh hưởng lớn đến lượng cân
bằng. Vì vậy, trong nông nghiệp, khi mất mùa, bội thu đều ảnh hưởng đến
người sản xuất, tiêu dùng. Vận dụng trường hợp này, có những nước (sản xuất

ngô của Mỹ) tăng tổng thu bằng cách cắt giảm quy mô diện tích canh tấc để
tăng giá, người nông dân khá giả hơn.
- Đối với sản phẩm không phải là thiết yếu, đường cầu có độ co dãn nhiều,
biểu hiện số cầu thay đổi lớn hơn với giá cả.
Câu 8:Độ co dãn chéo của cầu đối với giá cả
16
1 Khái niệm
Độ co dãn chéo của cầu đối với giá cả đo độ nhạy cảm của lượng mặt hàng
này với sự thay đổi giá một mặt hàng khác có liên quan. Hay có thể nói độ co
dãn chéo của cầu đối với giá cả là phần trăm thay đổi lượng cầu của hàng hoá
này do phần trăm thay đổi về giá của hàng hoá khác.
Ví dụ, thay đổi giá đường làm lượng cầu cà phê thay đổi; thay đổi giá gạo
làm lượng cầu của ngô thay đổi Từ khái niệm, ta có công thức tính:
E là độ co dãn chéo của cầu đối với giá cả; Q
x
cầu một loại hàng nào đó; P
Y
là giá cả hàng hoá khac xác định lượng cầu Q
x

2 Phương pháp tính
Ta cũng vận dụng 2 phương pháp tính: phương pháp đoạn cầu và phương
pháp điểm cầu. Nhưng chú ý, cầu và giá ở đây đại diện cho 2 loại hàng hoá
khác nhau.
Nhận xét, Độ co dãn chéo của cầu đối với giá cả đo độ nhạy cảm của lượng
mặt hàng này với sự thay đổi giá một mặt hàng khác có liên quan, có 2 trường
hợp xảy ra: độ co dãn có thể âm, hoặc có thể dương.
- Trường hợp E> 0 gọi là quan hệ đồng biến (cùng chiều); có nghĩa là giá
của hàng hoá kia tăng thì cầu của hàng hoá này cũng tăng. Đây là 2 loại hàng
hoá thay thế cho nhau: ngô với gạo; cá với thịt

- Trường hợp E< 0 gọi là quan hệ nghịch biến (ngược chiều); có nghĩa là
giá của hàng hoá kia tăng thì cầu của hàng hoá này giảm. Đây là 2 loại hàng hoá
bổ sung cho nhau: xăng với xe máy; đường với cà phê
3 Ý nghĩa vận dụng
Đối với các doanh nghiệp, vận dụng độ co dãn chéo của cầu đối với giá cả
để thấy được đường cầu về sản phẩm của mình sẽ nhạy cảm đến mức nào đối
với chiến lược định giá của doanh nghiệp khác, để từ đó có quyết định chính
xác trong sản xuất kinh doanh.
Câu 9: Độ co dãn của cầu đối với thu nhập
17
Bỏ qua các yếu tố khác (giả định các yếu tố khác không đổi), nếu thu nhập
của người tiêu dùng tăng thì họ sẽ tăng mua hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, cách
ứng xử của họ còn tuỳ thuộc loại hàng hoá, và thu nhập cao hay thấp. Để thấy
rõ vấn đề này, ta nghiên cứu độ co dãn của cầu đối với thu nhập.
1 Khái niệm, Độ co dãn của cầu đối với thu nhập đo độ nhạy cảm cầu
lượng một mặt hàng nào đó với sự thay đổi về thu nhập. Hay có thể nói, độ co
dãn của cầu đối với thu nhập là phần trăm thay đổi lượng cầu của hàng hoá do
phần trăm thay đổi về thu nhập.
Ví dụ, thay đổi thu nhập làm lượng cầu tủ lạnh thay đổi bao nhiêu; hoặc
thay đổi thu nhập, người tiêu dùng thích mua hàng hoá nào; ít mua hàng hoá
nào? Từ khái niệm, ta có công thức tính:
E là độ co dãn của cầu đối với thu nhập; Q cầu một loại hàng nào đó; I là thu
nhập.
2 Phương pháp tính
Ta cũng vận dụng 2 phương pháp tính: phương pháp đoạn cầu và phương
pháp điểm cầu.
Nhận xét, Độ co dãn của cầu đối với thu nhập đo độ nhạy cảm của lượng
một mặt hàng với sự thay đổi đối với thu nhập. Tuy nhiên, mức độ phản ứng rất
khác nhau về cầu các loại hàng hoá giữa các nhóm người có mức thu nhập khác
nhau. Có 4 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp E>1 cầu hàng hoá rất co dãn. Có nghĩa là khi thu nhập tăng
thì cầu của hàng hoá này tăng mạnh; và ngược lại khi thu nhập giảm thì cầu
hàng hoá giảm mạnh. Đây là hàng hoá cao cấp: tủ lạnh, xe máy, ô tô
- Trường hợp E< 0 cầu hàng hoá có quan hệ ngược chiều với thu nhập; có
nghĩa là khi thu nhập tăng thì cầu của hàng hoá này giảm. Đây là hàng hoá thấp
cấp: hàng hoá kém chất lượng, hàng hoá lỗi thời (không còn ưa chuộng).
- Trường hợp 0< E< 1 cầu hàng hoá ít co dãn; có nghĩa là khi thu nhập tăng thì
cầu của hàng hoá này tăng ít hoặc không tăng. Đây là hàng hoá thiết yếu: lương thực,
thực phẩm.
- Trường hợp E= 0 cầu hàng hoá không co dãn; có nghĩa là khi thu nhập thay
đổi thì cầu của hàng hoá này không thay đổi. Đây là hàng hoá không có quan hệ
với thu nhập.
3 Ý nghĩa vận dụng
- Độ co dãn của cầu đối với thu nhập là những thông tin chủ yếu để dự báo
nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, mọi người trở nên
giàu có hơn; quyết định chi tiêu cho các hàng hoá thay đổi. Giả sử thu nhập
18
bình quân năm tăng 5% thì cầu về thuốc lá giảm 7%; cầu về rượu tăng 10%.
Điều này có nghĩa là hành vi tiêu dùng 2 loại hàng rượu và thuốc lá sẽ thay đổi
khi thu nhập tăng dẫn tới cách ứng xử của 2 doanh nghiệp rượu và thuốc lá
cũng khác nhau.
- Độ co dãn của cầu đối với thu nhập là những thông tin giúp cho Chính
phủ mỗi nước đưa ra những chính sách phù hợp: trợ cấp xuất khẩu, đánh thuế
mặt hàng
Câu 10: Độ co dãn của cầu đối với các nhân tố khác
19
Ngoài các biến giá cả, thu nhập, giá hàng hoá liên quan còn có nhiều biến
khác: thị hiếu, kỳ vọng, số người mua, can thiệp của Chính phủ cũng ảnh
hưởng đến cầu và cũng làm cầu co dãn. Tuy nhiên, khi ta nghiên cứu một biến
nào đó ảnh hưởng đến cầu, ta phải cố định các biến khác.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số co dãn của cầu
- Hàng hoá thay thế có nhiều loại trên thị trường.
- Số lượng người mua hàng.
- Ảnh hưởng của lạm phát.
Câu 11: Độ co dãn của cung
a) Khái niệm: Độ co giãn của cung theo giá của một loại hàng hoá biểu thị
mức
độ phản ứng của cung hàng hoá trước sự thay đổi trong mức giá hiện
hành của chính hàng hoá đó, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ
nguyên.
Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cung và phần trăm
thay đổi trong mức giá hàng hoá.
Về nguyên tắc, cách tính độ co giãn của cung theo giá không có gì
đặc biệt
so với cách tính các độ co giãn của cầu. Người ta cũng có thể
tính độ co giãn
này theo một cung hay khoảng giá cả cũng như tại một điểm giá cả.
Vì lượng cung về hàng hoá thường vận động cùng chiều với sự vận động của
giá cả nên thông thường độ co giãn của cung là một đại lượng dương. Giá trị của
nó càng lớn, cung được xem là càng co giãn mạnh theo
giá.
Độ co giãn của cung về một loại hàng hoá lớn hay nhỏ, tương tự như điều
chúng ta đã phân tích đối với độ co giãn của cầu theo giá, phụ thuộc vào, thứ
nhất, mức giá hàng hoá xuất phát mà người ta xem xét; thứ
hai, vào độ dốc của
đường cung.
Mức độ khó hay dễ trong việc điều chỉnh các yếu tố đầu vào không chỉ phụ
thuộc vào bản thân các loại hàng hoá mà còn liên quan đến yếu tố thời gian
Khả năng có thể điều chỉnh được mọi yếu tố đầu vào trong dài hạn
khiến cho

đường cung dài hạn trở thành một đường thoải hơn so với
đường cung ngắn
hạn. Nói cách khác, cung dài hạn tỏ ra co giãn mạnhhơn theo giá. Trong trường
hợp này, nếu sự thay đổi trong cầu là tương
đương, giá cân bằng dài hạn sẽ thấp hơn giá cân bằng trong ngắn hạn.
Tóm lại, trong dài hạn, cung về các hàng hoá nói chung co giãn
tương đối
mạnh. Trong ngắn hạn, cung kém co giãn hơn. Còn tại một thời điểm, cung hoàn
toàn không co giãn.
Phần: LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ
20
Câu 11: Phân loại chi phí
1 Phân loại chi phí căn cứ vào đặc điểm, tính chất và phương pháp tính
Nếu căn cứ vào đặc điểm, tính chất và phương pháp tính chi phí, ta có 3
loại:
- Chi phí tài nguyên: Chi phí tài nguyên là chi phí các nguồn lực trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (thường được biểu hiện bằng hiện
vật). Đó là đất, nước, giống và phân bón cho sản xuất nông nghiệp; hoặc xi
măng, cát, sỏi và xăng dầu cho xây dựng cơ bản cầu đường, nhà xưởng Chi
phí tài nguyên rất có ý nghĩa cho kế hoạch sản xuất kinh doanh: biết được lượng
vật tư sử dụng trong năm, làm căn cứ xây dựng các kế hoạch cung ứng, bảo
quản, vận chuyển
- Chi phí tính toán: Chi phí tính toán là số tiền chủ doanh nghiệp phải bỏ
ra để mua các tài nguyên. Ví dụ để xây dựng một cây cầu, chủ doanh nghiệp
phải bỏ ra một khoản tiền để mua sắt thép, xi măng, cát sỏi. Chi phí tính toán rất
có ý nghĩa cho kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp chủ
động nguồn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí kinh tế: Chi phí kinh tế là chi phí được tính toán đầy đủ nhất của
quá trình sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm: chi phí tính toán (thực sự phải trả
tiền), và chi phí cơ hội (chi phí bị bỏ qua khi không sử dụng tài nguyên theo

khả năng có lợi nhất). Ví dụ về sự khác nhau giữa chi phí kinh tế với chi phí
tính toán (bảng 4.3).
Từ số liệu trên Bảng 4.3, nếu tính theo chi phí tính toán thì lợi nhuận của
doanh nghiệp là 28 tỷ; nhưng nếu tính theo chi phí kinh tế (thu nhập bị bỏ qua:
lương, lãi cổ phấn, lãi ngân hàng) thì lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có 1 tỷ.
Như vậy, lợi nhuận kinh tế thường nhỏ hơn lợi nhuận tính toán rất nhiều. Vì
thế, khi nghiên cứu chi phí kinh tế giúp cho các chủ doanh nghiệp lựa chọn
phương án hành động có lợi nhất.
Bảng 4.3 Sự khác nhau giữa chi phí kinh tế với chi phí tính toán
ĐVT: Triệu đồng
Theo quan niệm tính toán Theo quan niệm kinh tế
Các khoản
Giá trị
(triệu
đồng)
Các khoản
Giá trị
(triệu
đồng)
Tổng doanh thu 102000 Tổng doanh thu 102000
Tổng chi phí 74000 Tổng chi phí tính
toán
74000
Lao động 10000 Lao động 10000
Nguyên vật liệu 59000 Nguyên vật liệu 59000
Thuê dịch vụ 5000 Thuê dịch vụ 5000
Tổng chi phí cơ 27000
21
hội
Lương 24000

Lãi cổ phần 2000
Lãi ngân hàng 1000
Tổng chi phí 101000
Lợi nhuận tính
toán
28000 Lợi nhuận kinh
tế
1000
+ Nếu lợi nhuận kinh tế > 0 chọn phương án hành động đang thực hiện.
+ Nếu lợi nhuận kinh tế < 0 xem lại phương án hành động đang thực hiện.
+ Nếu lợi nhuận kinh tế = 0 chọn 1 trong 2 phương án, phương án nào cũng
được.
2 Căn cứ vào thời gian tồn tại của chi phí
Căn cứ vào thời gian tồn tại của chi phí có 2 loại: chi phí ngắn hạn và chi phí dài
hạn.
- Chi phí ngắn hạn: Trong ngắn hạn có một số loại chi phí không biến đổi,
có loại chi phí biến đổi. Vì vậy, Trong ngắn hạn ta nghiên cứu một số loại chi
phí sau.
+ Chi phí cố định – FC: Là chi phí các loại đầu vào không thay đổi khi sản
lượng thay đổi, kể cả khi sản lượng bằng không (khi Q = 0 thì FC > 0). Đó là
các khoản: khấu hao tài sản cố định; tiền lương quản lý; lương bảo vệ doanh
nghiệp; chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định.
+ Chi phí biến đổi – VC: Là các loại chi phí thay đổi theo sản lượng, nghĩa
là khi sản lượng thay đổi thì VC cũng thay đổi (khi Q = 0 thì VC = 0). Đó là các
khoản: nguyên, nhiên, vật liệu, lao động, giống, phân bón…
+ Tổng chi phí – TC: là tổng số của FC và VC ở một mức sản lượng tương
ứng.
TC = FC + VC
+ Chi phí bình quân – ATC: Là chi phí tổng quát tính bình quân trên 1 đơn
vị sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Đây là loại chi phí được các doanh nghiệp quan tâm

nhiều nhất. Bởi vì, giảm ATC/ đơn vị sản phẩm là điều kiện để tăng lợi nhuận đơn
vị và tổng lợi nhuận.
ATC = TC/Q ATC gồm 2 bộ phận: AFC và AVC
+ Chi phí cố định bình quân – AFC. Khi Q càng tăng thì AFC càng nhỏ
(giảm xuống). Vì vậy, muốn giảm AFC phải triệt để sử dụng hết công suất máy
móc, thiết bị và tinh giản bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
+ Chi phí biến đổi bình quân – AVC là phần chi phí biến đổi tính bình quân
cho 1 đơn vị sản phẩm. AVC = VC/Q
Nó thay đổi khi sản lượng thay đổi. Nó có hình chữ U khi biểu diễn trên đồ
thị: có nghĩa là khi gia tăng sản lượng thì AVC giảm tới mức tối thiểu, nhưng
nếu cứ tiếp tục tăng sản lượng nữa thì AVC lại tăng lên. Điều này là hệ quả dẫn
22
tới ATC cũng có hình chữ U khi biểu diễn trên đồ thị và cũng có điểm tối thiểu.
Vì ATC = AFC + AVC
+ Chi phí cận biên – MC: Chi phí cận biên là chi phí doanh nghiệp cần chi
bổ sung để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Nó chính là sự thay đổi của TC
khi sản lượng Q thay đổi 1 đơn vị
(TC)
/
Q là đạo hàm bậc nhất của TC theo Q.
Nếu biểu diễn ATC và MC trên đồ thị (hình 4.4), ta thấy giữa chúng có 3
mối quan hệ sau:
+ Nếu MC < ATC nó sẽ kéo ATC xuống, do đó ATC giảm.
+ Nếu MC > ATC nó sẽ kéo ATC lên, do đó ATC tăng.
+ Nếu MC = ATC nó sẽ cắt ATC. Đây là điểm cực tiểu của ATC.
Để xác định xem ở mức sản lượng nào thì doanh nghiệp tối thiểu hoá chi
phí sản xuất, ta chỉ việc cho MC = ATC sẽ xác định được Q.
Điểm tối thiểu của ATC rất có ý nghĩa trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó là điểm thể hiện sự tiêu tốn ít nhất về chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm,
là điểm mà xã hội mong muốn, có chi phí tài nguyên ít nhất.

23
Vì vậy, phấn đấu để có ATC tối thiểu là mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, không phải bao giờ mục tiêu này cũng trùng với mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận. Bởi vì tại ATC tối thiểu, doanh nghiệp chưa chắc đã đạt lợi nhuận tối đa.
- Chi phí dài hạn – LTC: Chi phí dài hạn là loại chi phí của thời kỳ trong đó
tất cả các yếu tố đầu vào đều thay đổi. Do đó, trong dài hạn không có chi phí cố
định, vì tất cả các yếu tố đều biến đổi.
Xét trên tổng thể quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: công
nghệ, năng lực quản lý luôn luôn có sự thay đổi ngày càng tiết kiệm chi phí. Bởi
vậy, đường chi phí bình quân dài hạn - LATC luôn có xu hướng dốc xuống.
(hình 4.5).
24
Câu 12: Đường đồng phí và phương pháp xác định điểm lựa chọn tối
ưu khi kết hợp các yếu tố đầu vào
1 Đường đồng phí
Đường đồng phí là đường có cùng chi phí khi kết hợp các yếu tố dầu vào
khác nhau. Trở lại ví dụ trong hàm sản xuất : nếu giá K = 30; giá L = 20, sẽ có
3 cách kết hợp giữa K và L để có cùng chi phí 120. Đó là: 4K + 0L; 0K + 6L và
2K + 3L (hình 4.6). Tương tự như vậy, với các mức kết hợp đầu vào cao hơn ta
sẽ có các đường đồng phí song song với các đường chi phí trước
2 Phương pháp xác định điểm lựa chọn tối ưu khi kết hợp các yếu tố đầu
vào
Phương pháp xác định điểm lựa chọn tối ưu khi kết hợp các yếu tố đầu vào
là chọn điểm kết hợp trên đường đồng phí để sản xuất ra mức sản lượng cao
nhất. Đó chính là điểm tiếp tuyến của đường đồng phí với đường đồng lượng
(hình 4.7).
25

×