TR NG Đ I H C S PH M ƯỜ Ạ Ọ Ư Ạ
TP HCM
KHOA LỊCH SỬ
LỚP 1B- SỬ-GDQP
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
TRUNG HOA PHONG KIẾN VÀ CHẾ ĐỘ RUỘNG
ĐẤT
NHÓM TT: 5
B:Tình hình kinh t - xã h iế ộ
I: Các ngành kinh tế:
1: Nông nghiệp:
Trải qua từng triều đại nền nông nghiệp Trung Quốc
có thay đổi và phụ thuộc vào tình hình chính trị.
Sau khi công cụ bằng sắt được sử dụng khá phổ
biến, sức sản xuất phát triển, chế độ tư hữu về
ruộng đất dần xuất hiện dẫn đến sự tan rã của chế
độ tỉnh điền.
Thời Tần Hán chính sách khôi phục phát triển trình
độ kỹ thuật, diện tích gieo trồng được mở rộng,
vấn đề thuỷ lợi được chú ý xây dựng.
Thời Đường có chính sách lấy ruộng đất công, đất
hoang chia cho nông dân, nhưng kinh tế vẫn tiêu
điều, nông nghiệp đình đốn.
2: Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
a: Thủ công nghiệp:
Trung Quốc có nền thủ công nghiệp phát triển rất
sớm, đến thời trung đại số ngành nghề càng
nhiều, quy mô sản xuất càng lớn, kĩ thuật càng
tinh xảo và đạt nhiều thành tựu như luyện sắt, dệt
tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy…
Ngoài ra các nghề làm đồ gốm, đồ sơn, đồ đồng, dệt
vải,…phát triển từ rất sớm. Riêng nghề in, dệt vải
bông ra đời muộn nhưng có vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội.
Ở Trung Quốc có các hình thức sản xuất nhà nước,
tư nhân và tổ chức phường hội.
Thế kỉ XVI xuất hiện hình thức xưởng thủ công
mang tính chất tư bản chủ nghĩa.
b: thương nghiệp:
Trung Quốc nền thương nghiệp phát triển từ rất
sớm.
Từ thời Hán nội, ngoại thương phát triển, có sự giao
lưu buôn bán với các nước Trung Á và Tây La
Mã.
Từ thời Tam quốc đến Nam-Bắc triều nền thương
nghiệp suy thoái. Đến thế kỉ XVII, nền thương
nghiệp phát triển nhất là ngoại thương.
Thế kỉ XVIII nhà Thanh thi hành chính sách đóng
cửa biển, hạn chế sự giao lưu buôn bán bằng
đường biển với các nước.
c: Thành thị:
Từ thế kỉ VII thành thị phát triển nhiều thành phố
sầm uất được ra đời hầu như là trung tâm chính trị
và bị nhà nước quản lí chặt chẽ.
II: Chế độ ruộng đất:
Thời cổ đại ruộng đất Trung Quốc thuộc sở hữu của
nhà nước. Đến thời Xuân thu-chiến quốc chế độ
thái ấp và chế độ tỉnh điền dần dần tan rã, ruộng
đất tư hữu bắt đầu ra đời. Từ thời Tần đến Thanh,
ở Trung Quốc tồn tại hai hình thái sở hữu ruộng
đất, đó là sở hữu nhà nước và tư nhân.
1: Ruộng đất của nhà nước:
Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước được
gọi bằng các tên như Công điền, Vương điền,
Quan điền với số lượng rất lớn.
Thời phong kiênd ruộng đất do nhà nước quản lí
được chia làm 3 loại ruộng: chia cho các quan lại
làm bổng lộc, hình thành đồn điền, điền trang sản
xuất, chia cho nhân dân dưới hình thức quân điền
để thu thuế.
Chế độ quân điền ra đời năm 483 dưới thời vua
Hiến Văn Đế của Bắc Nguỵ, nhằm khôi phục , phát
triển kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm
bảo nguồn thu từ thuế cho nhà nước, đảm bảo
nhân dân có ruộng sản xuất.
Tiếp sau Bắc Nguỵ các triều đại Bắc Tề, Tuỳ, Đường
đều tiếp tục thi hành chính sách quân điền.
Có nhiều loại ruộng đất: ruộng thưởng công, ruộng
vĩnh viễn, ruộng chức vụ.
Ruộng vĩnh nghiệp được truyền cho con cháu.
Ruộng trồng lúa khi đến 60 tuổi phải đem trả cho
nhà nước. Ruộng chức vụ của quan lại khi thôi
chức phải giao lại cho người kế nhiệm. Ruộng ban
thưởng cho quan lại được tự do buôn bán.
Trên cơ sở chế độ quân điền, nhà nước bắt nông
dân phải chịu nghĩa vụ ngang nhau về thuế khoá
và lao dịch. Đặc biệt đến thời Tuỳ Đường, nghĩa
vụ đó được quy thành chế độ “tô, dung, điệu”.
Chế độ quân điền giúp nhân dân thoát khỏi địa chủ,
giúp diện tích đất hoang được đưa vào sản xuất,
nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân được
nâng lên.
Tuy vậy chế độ quân điền chỉ được thực hiện ở miền
Bắc nhưng cũng không triệt để, nhiều nông dân
không nhận được đủ số ruộng đất theo mức quy
định. Và ở thời Đường có sự chiếm đoạt ruộng đất
của giai cấp địa chủ làm cho 1 số nông dân bỏ quê
hương đi tha phương cầu thực.
-> Chế độ “tô, dung, điệu” không còn được sử dụng
về sau nữa, chế độ quân điền bị phá bỏ hoàn
toàn. Và cho tới năm 780 chính sách thuế khoá
mới được đưa ra: “lưỡng thuế pháp”, tức nhà
nước đưa vào số lượng ruộng đất và tài sản thực
để đánh thuế, đồng thời thuế được thu làm 2 lần
vào 2 vụ thu hoạch.
Từ đó đến cuối chế độ phong kiến, bộ phận ruộng
đất của nhà nước vẫn tiếp tục tồn tại nhưng ngày
càng bị thu hẹp.
2: Ruộng tư nhân:
Ruộng tư nhân gồm ruộng đất vào tay đại địa chủ,
điền trang, ruộng chùa quán.
a: Ruộng đất vào tay đại địa chủ:
Bắt đầu từ thời chiến quốc và phát triển qua từng
triều đại, nghiêm trọng là vào thời Nguyên, Minh,
chế độ này đã làm xuất hiện tình trạng địa chủ
Hán đua nhau chiếm đất của nông dân, có nơi 5/6
ruộng đất của một huyện thuộc về địa chủ.
Ruộng đất thuộc về địa chủ nhiều khiến cho nông
dân nghèo không có tấc đất căm dùi, đời sống khổ
cực, bần cùng.
b: Chế độ điền trang:
Ra đời từ thời Đông Hán, tồn tại lâu dài trong lịch
sử.
Điền trang là những đơn vị kinh tế tự sản tự tiêu.
Trong điền trang trồng cây lương thực và cây công
nghiệp (ngũ cốc, dâu, đay,…).Phát triển cả nghề
khai thác gỗ, quặng,…lực lượng sản xuất là điền
khách ,bộ khúc,nô tì.
Thời kì chính quyền trung ương suy yếu, đất nước
loạn li, điền trang là cơ sở sản xuất của lực lượng
phong kiến, và đã có tính chất độc lập, điền trang
phát triển nhiều, nhưng tính chất tự nhiên bị giảm
bớt -> đây là những biểu hiện sự tan rã của chế độ
điền trang Trung Quốc.
c: Ruộng đất của chùa, quán:
Diện tích này rất lớn.
Thế kỉ thư IX Đường vŨ Tông đã ra lệnh “bỏ Phật”
để tịch thu ruộng đất, tuy vậy Phật giáo và đạo
giáo vẫn phát triển mạnh mẽ, làm cho diện tích
này ngày càng nhiều.
Trong thừoi kì này xuất hiện ruộng đất nông dân tự
canh với số luwongj ít ỏi, quyền tư hữu bấp bênh,
nhưng vẫn tồn tại suốt thời kì trung đại ở Trung
Quốc.
d: NHững chính sách hạn chế ruộng tư của nhà
nước:
Nhà nước ban hành nhiều chính sách: Chính sách
hạn điền, quân điền, cấm chiếm đoạt ruộng đất,…
nhằm hạn chế sự chiếm hữu ruộng đất vô độ của
giai cấp địa chủ. Tuy nhiên hiệu quả chẳng được
bao nhiêu, chế độ chiếm hữu ruộng đất vẫn có xu
thế tăng và không thể ngăn chặn được.
3: Quan hệ giai cấp:
Cơ cấu giai cấp tương đối phức tạp gồm:
Giai cấp địa chủ
Giai cấp nông dân
Tầng lớp công thương
Giai cấp nô tì
a: Giai cấp địa chủ:
Gồm địa chủ quan lại, địa chủ bình dân.
Địa chủ quan lại là giai cấp giàu sang, có thế lực.
Dòng họ quý tộc luôn thay đổi.
Giai cấp này tồn tại suốt chế độ phong kiến.
Địa chủ bình dân là tầng lớp chiếm đoạt, bóc lột
nông dân, không có chức vụ trong xã hội.
b: Giai cấp nông dân:
Có hai loại là nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
Nông dân tự canh: có diện tích riêng, có nghĩa vụ
nộp thuế, và có nghĩa vụ lao dịch, là nông dân tự
do, cuộc sốngkhổ cực.
Nông dân lĩnh canh: là người không có hoặc ít ruộng
đất, là tá điền của địa chủ, bị địa chủ bóc lột. Đây
là giai cấp luôn đứng dậy đấu tranh.
c: Tầng lớp công thương:
Được bắt đầu từ thời Hán, phát triển mạnh về sau,
thợ thủ công bị bóc lột nặng nề và có nghĩa vụ nộp
thúê,lao dịch.
d: Tầng lớp mới nô tì:
Được bắt nguồn từ tù binh, người dân quá nghèo.
Thân phận họ bị coi là hàng hoá.
Giai cấp tồn tại đến cuối chế độ phong kiến.
C:VĂN HOÁ
C: VĂN HOÁ
I:Tư tưởng, tôn giáo:
1: Nho học:
Nho học là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở
Trung Quốc trong hơn 2000 năm lịch sử.
từ năm 140 – 87 TCN Nho học được chọn làm cơ sở
lí luận và tư tưởng cho nền thống trị giai cấp
phong kiến.
năm 136 TCN Hấn Vũ Đế chính thức ra lệnh bãi
truất bách gia độc tôn nho thuật.
Về mặt đạo đức Nho giáo có tam cương ngũ
thường:
Tam cương gồm ba cặp: vua –tôi, cha-con, chồng-
vợ.
Ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nho học đã trở thành một học thuyết mang màu sắc
tôn giáo. Là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ
phong kiến.
2: Đạo giáo:
Được bắt đầu từ thời Đông Hán, Đạo giáo là sự kết
hựp giữa ước mơ có một lực lượng siêu nhiên và
hình thức mê tín dị đoan bói toán.
Đạo giáo dựa hoàn toàn vào học thuyết Lão Trang.
Nội dung tư tưởng chhính của tôn giáo này là chủ
trương thoát li hiện thực, không vướng mắc bụi
đời, chỉ tu dưỡng nội tâm để kéo dài tuổi thọ. Hơn
nữa nếu luyện được thuốc tiên để uống thì trẻ mãi
không già.
3: Phật giáo:
Trung Quốc tiếp nhận Phật giáo Ấn Độ từ thời Tây
Hán.
Phật giáo được phát triển rộng trong nhân dân, có
rất nhiều chùa chiền và công trình Phật giáo được
xây dựng.
II: Văn học:
Văn học Trung Quốc thời kì này phong phú và đặc
sắc, có nhiều thể loại như thơ, phú, kịch, tiểu
thuyết
Thơ: đỉnh cao là thơ thời Đường với tác giả nổi tiếng
là Lí Bạch và Đỗ Phủ.
Tiểu thuyết: Minh- Thanh rất phát triển những tác
phẩm nổi tiếng như truyện Thuỷ Hử của Thị Nại
Âm, Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Kịch: là hình thức văn học nghệ thuật tiêu biểu của
đời Nguyên, ca vũ kịch đã ra đời.
III: SỬ HỌC:
Sử học là một lĩmh vực độc lập bắt đầu từ thời Tây
Hán. Người đặt nền móng là Tư Mã Thiên.
Ở mỗi thời kì có nhiều tác phẩm giá trị to lớn được
ra đời, như Tam quốc thống trí của Trần Thọ, Hậu
Hán Thư của Trần Việp,…
IV: KHOA HỌC KĨ THUẬT:
Ở thời kì này khoa học kĩ thuật phát triển trên nhiều
lĩnh vực.
Đạt được nhiều thành tựu trong toán học, thiên văn
và y dược.
Phát minh ra giấy, kí thuật in, la bàn, thuốc súng.
Tóm lại dưới thời phong kiến nền văn hoá Trung
Quốc phát triển rực rỡ, những thành tựu lớn lao
trong lĩnh vực này đã làm cho Trung Quốc trở
thành một trung tâm văn minh quan trọng ở Viễn
Đông và trên thế giới.
A: CHÍNH TRỊ:
Kể từ khi Trung Quốc trở thành một nhà nước phong
kiến thống nhất vào cuối thế kỉ III TCN- giữa TK
XIX ở Trung Quốc đã diễn ra nhiều cuộc chiến
trang phức tạp dẫn đến sự thành lập và diệt vong
của các triều đại nối tiếp nhau.
I: Nhà Tần (221-206 TCN):
Nhà Tần là nước có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn
mạnh, thịnh trị nhất và luôn tấn công tiêu diệt các
nước xung quanh.
Bộ máy chính trị: dưới vua là một hệ thống quan lại
do Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thiều uý
đứng đầu các quan võ.Ngoài ra còn có các chức
quan coi giữ binh nã, tiền tài,…
Pháp luật nước tần được thi hành trên toàn Trung
Quốc. Nhà nước thi hành nhiều chính sách hà
khắc tàn bạo làm chho đời sống nhân dân khổ
cực, lòng oán giận của nhân dân lên đến tột độ,
phong trào nổi dậy diễn ra khắp nơi. Nổi bật như
khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng,…
II: Nhà Hán (206-220):
Nhà Hán lấy Trường An làm kinh đô, và rất chú và
phát triển kinh tế có nhiều chính sách khuyến
khích phát triển kinh tế, thuỷ lợi,…được tiến hành.
Năm 140- 87 TCN, Tây Hán là một đế quốc hùng
mạnh.
Nhà Hán đã phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm
lược để thôn tính, đồng hoá các nước xung quanh.
Làm cho cuộc sống nhân dân trong nước ngày càng
bấp bênh.
Năm 8 CN Tây Hán bị sụp đổ.
Năm 220 vua Đông Hán phải nhường ngôi cho họ
Tào.
III: Tam quốc: Nguỵ, Thục, Ngô
Chính quyền trung ương suy yếu, trật tự xã hội hỗn
loạn, các quan lại châu quận và các nhà hào phú
ở địa phương đã phát triển lục lượng vũ trang của
mình trở thành nhiều tập đoàn quân phiệt, chiếm
nhiều nơi trong nước.
Năm 129- 208 nội chiến xảy ra quyết liệt